Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ hà nội trong phim mùa hè chiều thẳng đứng và mùa ổi dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

PHẠM THỊ NGỌC

HÀ NỘI TRONG PHIM
MÙA HÈ CHIỀU THẲNG ĐỨNG VÀ MÙA ỔI
DƢỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN & LỊCH SỬ, PHÊ BÌNH ĐIỆN ẢNH – TRUYỀN HÌNH

Hà Nội-2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

PHẠM THỊ NGỌC

HÀ NỘI TRONG PHIM
MÙA HÈ CHIỀU THẲNG ĐỨNG VÀ MÙA ỔI
DƢỚI GĨC NHÌN VĂN HÓA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận & Lịch sử,
phê bình Điện ảnh - Truyền hình
Mã số: 60210231

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Liên



Hà Nội-2020


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô
khoa Văn học đã dạy cho tôi những kiến thức rất đỗi thiết thực trong những
năm học qua và luôn tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành tốt cơng việc học
tập cũng như luận văn tốt nghiệp này. Và tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến TS. Nguyễn Phƣơng Liên, người đã hướng dẫn, quan tâm và tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thực hiện đề tài và nhận được sự hỗ
trợ từ nhà trường, các thầy cơ và gia đình, song bản thân còn hạn chế trong
nghiên cứu khoa học nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được sự góp ý của q Thầy cơ và các bạn để luận văn được hồn
chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2020
Học viên

Phạm Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. Mối quan hệ giữa văn hóa – điện ảnh nhìn từ hai hiện tượng tiếp
cận ................................................................................................................ 13
1.1 Văn hóa và một số khái niệm về văn hóa ........................................... 13
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và điện ảnh ............................................... 17

1.3 Phương pháp tiếp cận điện ảnh từ văn hóa học .................................. 23
1.4 Hai hiện tượng điện ảnh tiếp cận ........................................................ 27
Chương 2. Không gian văn hóa Hà Nội quan Mùa ổi và Mùa hè chiều
thẳng đứng ................................................................................................... 36
2.1 Không gian đô thị ............................................................................... 36
2.2 Văn hóa ẩm thực ................................................................................. 46
2.3 Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ............................................................. 55
2.4 Trang phục .......................................................................................... 63
Chương 3. Chủ thể văn hóa trong Mùa ổi và Mùa hè chiều thẳng đứng .... 69
3.1 Con người trong giao tiếp ................................................................... 69
3.2 Con người với những giá trị về gia đình ............................................. 74
3.3 Sự va đập giữa những giá trị tinh thần truyền thống và văn hóa ngoại
lai ............................................................................................................... 82
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Điện ảnh du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Cuối năm 1895 ghi dấu sự
khởi thủy của nền điện ảnh thế giới với buổi công chiếu phim của hai anh em
Auguste và Louis Lumiere tại Paris. Và chỉ sau đó ít năm, năm 1899, bộ phim đầu
tiên đã được chiếu tại Hà Nội bởi Gabriel Veyre - một trong những học viên đời
đầu của anh em nhà Lumiere. Tuy nhiên, phải đến năm 1923, bộ phim đầu tiên do
Việt Nam sản xuất mới xuất hiện. Cho đến nay, hơn 100 năm điện ảnh đặt bước
chân tới Việt Nam, song vốn tài sản kể đến về điện ảnh nước nhà lại còn khiêm tốn.
Trước năm 1986, điện ảnh chủ yếu tập trung vào các để tài chiến tranh, nông thôn
và cuộc sống nông nghiệp Việt Nam. Sau Đổi Mới năm 1986, đất nước đã đạt được
sự phát triển ổn định, kinh tế tăng trưởng có tích lũy, đảm bảo an ninh lương thực,
bước đầu xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên, những mặt trái của kinh tế thị trường đã

bắt đầu lộ diện, xã hội Việt Nam đương đại bị phân hóa sâu sắc với rất nhiều bất ổn.
Vào thời điểm này, các bộ phim với các đề tài cũ đã mất vai trò dẫn đầu do khơng
thích ứng được với nhu cầu thị hiếu khán giả, phim thương mại hồi sinh nhưng vẫn
còn rất yếu ớt. Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam tăng dần cả về số lượng và
chất lượng, đội ngũ làm phim cũng phong phú hơn bao giờ hết, song về đề tài, nội
dung còn rất nhiều hạn chế. Đây chính là một trong những lý do kéo lùi bước tiến
của điện ảnh Việt trong khu vực cũng như trên thế giới.
1.2 Với bề dày về văn hóa cùng lịch sử ngàn năm dựng nước, đây hồn tồn
có thể được coi là một trong những đề tài “màu mỡ” để các đạo diễn tìm tịi và khai
thác. Một quốc gia với 54 dân tộc anh em, đa dạng về địa hình, khí hậu, lại gắn liền
với văn hóa nơng nghiệp đã cho ra một tổng hịa văn hóa vơ cùng đa dạng. Sự đa
dạng này xứng đáng đưa điện ảnh Việt Nam tiến bước sánh cùng điện ảnh chung
thế giới.
1.3 Hà Nội – mảnh đất 1000 năm văn hiến với bao trầm tích văn hóa từ thuở
kinh kì Thăng Long đã mang đến cho Hà Nội một diện mạo với những nét đặc
trưng riêng biệt. Vốn là trung tâm văn hóa lớn của đất nước với các di tích văn hóa
vật thể và phi vật thể, Hà Nội mang trong mình những nét đẹp hiện đại mà cổ kính,
1


sôi động mà thâm trầm, lặng lẽ. 36 phố phường tấp nập, tháp Rùa nghiêng nghiêng
cổ kính rêu phong, Hồng thành đứng lặng im, tĩnh mịch... chỉ vài nét thôi đã thấy
một Hà Nội thật thơ. Những năm gần đây, dòng người nhập cư ồ ạt tiến vào các cửa
ngõ, các con hẻm Hà Nội khiến cho nơi đây nhanh chóng biến thành một vùng tập
hợp văn hóa. Cái riêng của người Hà Nội bắt gặp những “mảnh vụn” văn hóa tứ
phương đã cho ra một Hà Nội đầy lạ lẫm.
Được coi là một trong những đô thị xuất hiện sớm và gắn liền với sự phát
triển của văn hóa Việt Nam, Hà Nội đã “trở mình” chuyển từ làng tới phố, bởi vậy,
chất đô thị của Hà Nội không đơn thuần như những đô thị lớn thường thấy trên thế
giới. Ở Việt Nam, đơ thị được hình thành bắt nguồn từ làng xã, từ những cộng đồng

dân cư làm nông nghiệp quần cư bên các đồng bằng ven sông lớn, Hà Nội cũng vậy.
Mang vị trí trung tâm thuận lợi, lại là vùng đồng bằng màu mỡ, chủ nhân Hà Nội từ
những nông dân làng xã chuyển dần thành những tiểu thương đô thị. Bởi vậy bên
cạnh sự hào hoa, phong nhã, lịch thiệp, người Hà Nội còn mang theo sự ân cần, mộc
mạc, ân tình… Cùng với lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với các trung tâm chính
trị trọng yếu qua nhiều thời kỳ, Hà Nội khốc lên mình khí chất hào hoa của chốn
đơ thị và vẻ thâm trầm của vùng đất ghi dấu bao lần chuyển mình cùng lịch sử.
Trong nỗ lực đơ thị hóa, hiện đại hóa, Hà Nội đang dần gột đi những điều
xưa cũ để tiếp nhận lấy những điều mới. Nhưng trong số những điều bị trút bỏ, lại
có những nét văn hóa tưởng chừng như làm nên hồn cốt thủ đơ. Những năm gần
đây, theo làn sóng nhập cư, Hà Nội tiếp tục mở rộng thành phố của mình đón nhận
những trào lưu văn hóa, những cách sống mới. Người Hà Nội co cụm lại với mong
muốn giữ lại những nét đẹp cho mảnh đất nghìn năm văn hiến.
1.4 Có lẽ vì Hà Nội đẹp và riêng đến vậy, nên biết bao hồn thi sĩ gửi gắm nơi
đây. Một chàng thi nhân vì mùi hương hoa sữa nồng nàn, vì hương cốm Vịng
thoang thoảng trong tiết lạnh chiều thu, vì cơ gái Hà Nội nhẹ nhàng thanh lịch mà
phải lòng, mà say đắm. Và rồi hết thảy cái đẹp ấy đi vào thơ ca, âm nhạc như một lẽ
tất yếu. Những thước phim về Hà Nội có lẽ cũng vì hồn cốt Hà Nội mà trở nên thật
khác biệt.

2


Có lẽ bởi chất riêng đặc biệt ấy, mà khơng ít đạo diễn Việt Nam đã chọn Hà
Nội là đề tài cho riêng mình. Trong số các bộ phim về đề tài Hà Nội, với phạm vi
cơng trình, người viết chọn tìm hiểu về Mùa hè chiều thẳng đứng của đạo diễn Trần
Anh Hùng và Mùa ổi của đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Mỗi cá nhân, dựa vào vốn sống, các tác nhân về lịch sử xã hội, sẽ có những
cách đọc, nhìn và hiểu về văn hóa khác nhau. Chọn hai bộ phim với hai đạo diễn có
xuất phát điểm khác nhau, người viết mong muốn tìm ra sự đa dạng, phong phú của

văn hóa Hà Nội dưới những cảm nhận chủ quan. Mỗi tín hiệu văn hóa mang tới
trong bộ phim là một dấu ấn văn hóa riêng của đạo diễn.
Giải mã bằng văn hóa, người viết đặt hai bộ phim nêu trên vào bối cảnh của
văn hóa - xã hội, dựa vào tác động ảnh hưởng qua lại của điện ảnh với những hiện
tượng văn hóa xã hội khác, từ đó làm nổi bật những sắc thái văn hóa phong phú
được thể hiện trong tác phẩm điện ảnh. Cũng từ đó giải mã khám phá những biểu
tượng hàm ẩn và lớp nghĩa trầm tích trong nội dung tác phẩm. Trên cơ sở bóc tách
lớp văn hóa, cơng trình mong muốn đóng góp những góc nhìn đánh giá mới, đưa vẻ
đẹp văn hóa Hà Nội trở thành một đối tượng riêng để gìn giữ và phát triển. Với đặc
trưng về tính tổng hợp, các giá trị văn hóa len lỏi trong từng khung hình, từng lời
thoại, cử chỉ của nhân vật. Chính điều này tạo nên một địa hạt rộng lớn để các đạo
diễn thể hiện cách nhìn, cách đọc văn hóa của riêng mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong phần lịch sử nghiên cứu, chúng tơi xin trình bày một số luận điểm để
thấy rõ được vị trí của cơng trình trong bối cảnh chung của nghiên cứu, cụ thể hơn
là văn hóa Hà Nội cùng hai tác phẩm điện ảnh cụ thể là Mùa ổi và Mùa hè chiều
thẳng đứng.
Thứ nhất, chúng tôi xin điểm đến những nghiên cứu nghệ thuật từ góc nhìn
văn hóa, để thấy được bối cảnh cũng như tình hình nghiên cứu chung tại Việt Nam
từ hướng tiếp cận này.
Thứ hai, chúng tôi xin điểm đến những cơng trình nghiên cứu về hai bộ phim
được lựa chọn là Mùa ổi và Mùa hè chiều thẳng đứng.

3


2.1 Nghiên cứu nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa
Lịch sử nghiên cứu văn học đã chỉ ra rằng: Có nhiều con đường, nhiều cách
thức khác nhau để tiếp cận một tác phẩm văn học như: nghệ thuật học, phân tâm
học, xã hội học, thi pháp học, văn hóa học… Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu chun

biệt, mỗi góc nhìn đều có giá trị bình đẳng, cần thiết, bổ sung cho nhau và khơng
loại trừ nhau. Tính hiệu quả, tính ưu việt của mỗi cách tiếp cận được quy định bởi
người nghiên cứu có xác định đúng đối tượng, phạm vi nghiên cứu thích hợp và vận
dụng, xử lý mối quan hệ giữa chúng với mục tiêu đặt ra. Do vậy cần có một cái nhìn
tồn diện về góc nhìn văn hóa xuất phát từ yêu cầu của thời đại, đáp ứng và thừa
nhận tác phẩm văn học như một bộ phận của văn hóa.
Nghệ thuật là một thành tố quan trọng cấu thành nên văn hóa, nên từ thở sơ
khai, chúng đã gắn liền và có nhiều tác động qua lại. Chính bởi vậy, soi chiếu
nghệ thuật từ văn hóa, có thể xem như một cuộc “giải phẫu” tìm về với căn
nguyên, là một cuộc bóc tách để hiểu rõ hơn về sự vận động trong các mối quan
hệ của nghệ thuật. Có rất nhiều khái niệm về văn hóa, nhưng ta có thể thấy mẫu số
chung của các định nghĩa này chính là văn hóa được coi như một tổng thể, một hệ
thống, bao gồm nhiều yếu tố trong đó có nghệ thuật. Nghệ thuật ngay từ thuở sơ
khai đã tồn tại và phát triển trong sự gắn bó mật thiết với đời sống lao động. Từ
triệu năm trước, khi con người thốt thai khỏi dáng vóc động vật, có thể đi hai
chân, thì một xã hội lồi người gắn liền với lao động sản xuất đã bắt đầu. Từ việc
chế tạo công cụ, với xuất phát điểm thô sơ, con người ngày càng biết cải thiện để
chúng hữu ích và đẹp hơn. Chính nhu cầu về cái đẹp đầy tính sơ khai ấy đã ươm
mầm cho các loại hình nghệ thuật được phát triển. Khơng ai có thể khẳng định
chắc chắn rằng nghệ thuật tạo hình được bắt đầu từ bao giờ, họ chỉ có thể lần theo
những dấu khắc trên những hang đá, những bức tượng nhỏ bằng các chất liệu ngà,
xương hay cách ăn mặc mà cho rằng nghệ thuật ra đời như thế - sự ra đời gắn liền
với con người từ thuở sơ khai.
Nảy sinh từ và gắn liền với quá trình phát triển lao động của con người, các
loại hình nghệ thuật có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới hiện thực hiện hữu xung
quanh mình. Mỗi thời đại lịch sử lại có một nền nghệ thuật tương ứng: “Xã hội thế
4


nào, văn nghệ thế ấy” – Quan niệm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa. Những

biến động trong đời sống kinh tế, chính trị thường dẫn đến những biến đổi trong
lĩnh vực văn nghệ. Hay nói theo cách khác, mỗi sự kiện lịch sử đều có ý nghĩa kết
thúc hay mở đầu cho một giai đoạn phát triển nghệ thuật. Có thể nói, hiện thực là
một trong những chất liệu của nghệ thuật.
Hiện thực là tất cả những gì đang hiện diện trong thế giới xung quanh được
tác động tới các giác quan của con người. Bởi vậy mỗi cá nhân lại có cách tiếp nhận
hiện thực khác nhau. Điều này chịu ảnh hưởng từ vốn sống, kinh nghiệm, kiến thức
hoặc phụ thuộc vào nhận thức của từng người.
Điều đặc biệt của nghệ thuật chính là: nó khơng chụp ảnh lại hiện thực, tái
hiện trần trụi nó mà được phản ánh qua lăng kính của văn hóa, thơng qua bộ lọc của
các giá trị văn hóa. Và, có lẽ, cũng nhờ thế mà tạo cho nghệ thuật một lối phản ánh
đặc trưng. Điều chúng ta đặt ra ở đây chính là, việc phản ánh qua lăng kính văn hóa
của mỗi cá nhân liệu có tạo ra những khúc xạ đặc biệt nào không? Bởi lẽ, mỗi nghệ
sĩ đều sinh ra từ cộng đồng, vậy nên dù muốn hay không, cá nhân đó vẫn ln chịu
ảnh hưởng từ các thành tố văn hóa của cộng đồng mình, lối tư duy và mô thức ứng
xử với môi trường tự nhiên – mơi trường xã hội. Hay nói theo cách khác, những chủ
thể sáng tạo nghệ thuật luôn chịu ảnh hưởng trong khn khổ văn hóa và sáng tạo ra
những thành quả phù hợp. Như một công cụ, nghệ thuật giúp cho người nghệ sĩ
phản ánh được cái nhìn hiện thực của mình thơng qua lăng kính văn hóa.
Có rất nhiều các chia các loại hình nghệ thuật, trong nghiên cứu này, chúng
tơi dựa theo các chia 7 loại hình của nghệ thuật của Ricciotto Canudo gồm: Kiến
trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn học, múa và điện ảnh.
Trong quá trình tìm hiểu về các cơng trình nghiên cứu các đối tượng nghệ
thuật từ góc nhìn văn hóa, chúng tơi có tiếp cận cuốn Từ cái nhìn văn hóa của tác
giả Đỗ Lai Thúy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết nghiên cứu về văn học, triết học,
các tác giả từ góc nhìn văn hóa với bốn phần như sau:
Phần I: Văn hóa nhìn từ… văn hóa
Phần II: Văn học nhìn từ văn hóa
Phần III: Tiếp xúc với những nhà văn hóa
5



Phần IV: Tranh ghép mảnh.
Nếu như ở phần I của cuốn sách, Đỗ Lai Thúy tập trung vào những bài viết
giải thích, phân tích, đánh giá một số khía cạnh của văn hóa, thì ở phần II, tác giả đã
đưa ra nhiều đánh giá rất đáng lưu tâm khi nghiên cứu văn học từ văn hóa. Đỗ Lai
Thúy đã chỉ ra rằng, trước đây khi quan hệ văn hóa và văn học được coi là tương
hỗ, thì việc nghiên cứu coi việc soi chiếu vào văn học từ văn hóa như một dạng tài
liệu hoặc ngược lại. Nhưng khi định nghĩa văn hóa được mở rộng và phát triển hơn,
đặc biệt coi văn hóa là một động lực phát triển, thì văn hóa được xem như một yếu
tố chi phối văn học. Nhiều nhà nghiên cứu ở cả trong và ngồi nước đều đi theo
hướng nghiên cứu này, có thể kể đến như: Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ
Lai Thúy, Trần Nho Thìn,…. hay cơng trình nước ngồi như của M.Bakhtin. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu chưa thực sự có một hệ thống lý thuyết rõ ràng, mạch lạc về
mối quan hệ và tác động qua lại giữa văn hóa – văn học. Trong các bài viết của
mình, Đỗ Lai Thúy cũng đã chỉ ra rằng, văn học là một bộ phân rất năng động trong
các thành tố cấu thành nên văn hóa. Vì thế, một mặt văn học nằm trong một sự chi
phối mang tính hệ thống, nhưng ở mặt khác, nó ln có những khoảng trượt ra khỏi
hệ thống. Điều này có thể lý giải cho việc, văn chương không thể tùy ý phản ánh
một hiện thực “tưởng tượng”, huyễn hoặc, mà chỉ có thể phản ánh thơng qua "lăng
kính" văn hóa, thơng qua "bộ lọc" của các giá trị văn hóa. Tiếp đó, ở khoảng khơng
năng động của mình, văn chương ln biết cách tìm đến cho mình cách tiếp cận
mới, những sáng tạo độc đáo.
Từ những bài viết của cuốn sách, cũng như những cơng trình được nhắc đển,
có thể thấy rất khả thi khi xây dựng một cách tiếp cận văn học mới: Phê bình văn học
từ văn hóa. Cách tiếp cận này khơng chỉ giải nghĩa văn chương từ lớp vỏ ngơn từ, mà
cịn đặt nó vào các điều kiện văn hóa, lịch sử để khám phá hết nội hàm ý nghĩa.
Cùng với đó, trong cơng trình Giải mã văn học từ văn hóa, nhà nghiên cứu
Trần Lê Bảo đã chỉ ra rằng: Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Điều này có thể hiểu
rằng, văn học khơng chỉ là một một phận của văn hóa, chịu sự chi phối, ảnh hưởng

trực tiếp của văn hóa, mà mặt khác, nó chính là một trong những phương tiện bảo
lưu văn hóa. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, nhà văn – chủ thể sáng tác là con đẻ của
6


một cộng đồng, vì vậy dù muốn hay khơng, anh ta sẽ luôn bị chi phối bởi cách
thành tố văn hóa, lối tư duy, tâm lý của thời đại anh ta sinh sống. Chính điều đó
khiến nhà văn dù có sáng tạo đến đâu vẫn mang dấu ấn bản sắc của một dân tộc
trong bản sắc cá nhân.
Điều này đã được tác giả chứng minh qua quá trình tìm hiểu một tác phẩm
văn học nước ngoài. Trần Lê Bảo đã nhấn mạnh rằng, sự cản trở trong tìm hiểu một
nền văn học khác không chỉ nằm trong sự cản trở về mặt một ngữ, mà quan trọng
chính là sự khác biệt trong văn hóa. Bởi lẽ, khi xuyên qua được lớp vỏ ngôn ngữ,
người nghiên cứu mới chỉ nắm được nội dung tác phẩm anh ta tiếp cận, nhưng phải
xuyên qua cả các địa tầng văn hóa, người nghiên cứu mới chạm đến được ý nghĩa
của tác phẩm đó.
Nghiên cứu văn học từ văn hóa đã giúp đặt đối tượng vào một bối cảnh rộng
hơn rất nhiều so vỏ ngôn ngữ . Nó khơng chỉ giúp người nghiên cứu nhìn ra các vấn
đề mang tính chất thời đại, mà cịn giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng
hàm ẩn mn vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa, xun qua những lớp bề mặt của
ngôn ngữ tác phẩm để đi sâu khám phá nội hàm tâm lý văn hóa và hạt nhân văn hóa
tiềm ẩn trong nhiều lớp trầm tích của tác phẩm, đối chiếu tổng thể trên nhiều bình
diện, nhiều góc độ để đánh giá hết cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học và ý nghĩa
quan trọng của văn học đối với cuộc sống của nhân loại.
Ngồi hai cơng trình trên, cịn một số bài viết có tính chun mơn khác có
nhiều đóng góp về mặt lý thuyết như: Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học
Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội; Trần Nho Thìn (2007), Văn học
trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nhân vật lịch sử
trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xn Khánh từ góc nhìn văn hóa – Phùng
Phương Nga; Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942) - Trương Tửu; Truyện ngắn Trần

Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa – Tác giả Phạm Thị Thu Hương; Văn chương Vũ
Bằng dưới góc nhìn Văn hóa – Tác giả Đỗ Thị Ngọc Chi; Nghiên cứu văn học từ
góc nhìn văn hóa qua trường hợp tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh – Tác giả
Nguyễn Quang Huy,… Có thể thấy việc nghiên cứu văn học từ văn hóa khơng phải

7


là sự nỗ lực "phá cũ xây mới", mà là một sự vận động nội tại. Trong tình hình sáng
tác và nghiên cứu mới, việc xác lập lại lý thuyết một cách hệ thống là cần thiết.
Các cơng trình trên đã chỉ ra một yêu cầu tất yếu trong nghiên cứu văn học
chính là: cần đặt tất cả những gì thuộc về tác phẩm văn học (trong đó có chủ thể
sáng tác) vào mối quan hệ với văn hóa để giải mã hiện thực được phản chiếu trong
tác phẩm. Thông qua văn hóa, các hình ảnh biểu tượng được bóc dần lớp nghĩa,
người đọc như tham gia vào một cuộc giải mã các tín hiệu của tác giả mà ở đó, mỗi
một tín hiệu được phát hiện lại đưa người thường thức nghệ thuật đến gần hơn với
nghệ sĩ. Có thể nói, tác phẩm kể trên là một trong số nhiều cơng trình góp cho phần
hệ thống lý thuyết nghiên cứu văn học từ văn hóa tại Việt Nam. Cơng trình của
chúng tơi khơng nghiên cứu đối tượng văn học, song nhận thấy, giữa điện ảnh và
văn học có một số điểm tương đồng vì chúng đều thuộc nhóm thành tố nghệ thuật
và chịu tác động từ văn hóa. Vì vậy, dù khơng có bất cứ bài viết nào đề cập đến
điện ảnh, song những lý thuyết được đưa ra hoàn toàn giúp người viết xây dựng một
cách tiếp cận điện ảnh mới trong bối cảnh hệ thống lý thuyết chưa được tạo dựng
một cách chặt chẽ.
Về việc nghiên cứu điện ảnh có thể điểm đến một số bài viết có tính chun
mơn trên Tạp chí văn hóa nghệ thuật như: Một vài ý kiến về tính dân tộc trong
phim truyện Việt Nam (Trần Ngọc Thanh, số 6/1992); Vấn đề bản sắc dân tộc
trong điện ảnh (Lê Châu, số 1/1995); Bản sắc văn hóa từ góc nhìn của người làm
phim (Lê Ngọc Minh, số 3/2010)… Trong só nhiều cơng trình nghiên cứu về tác
động giữa văn hóa và điện ảnh, có thể kể đến Tính dân tộc và tính hiện đại trong

điện ảnh Việt Nam (Nxb Văn hóa thơng tin 2005) của Ngơ Phương Lan. Cơng
trình đã khảo sát tính hiện đại và tính dân tộc của điện ảnh Việt Nam qua một số
bộ phim tiêu biểu cho các thế hệ đạo diễn, cho từng thời kì của lịch sử điện ảnh để
đi đến khái quát thành quy luật phát triển chung và gợi mở những định hướng cho
những chặng đường kế tiếp của điện ảnh dân tộc. Ở đề tài của chúng tơi, có sự
tham khảo và rút kinh nghiệm trực tiếp từ chính cơng trình nghiên cứu này với
mong muốn bổ sung, đóng góp thêm một cách nhìn khác, một góc độ tiếp cận

8


khác đối với mối quan hệ giữa điện ảnh và văn hóa từ việc giải mã hiện thực Hà
Nội được phản chiếu trong Mùa ổi và Mùa hè chiều thẳng đứng. Chúng tơi hy
vọng có thể đóng góp cho điện ảnh trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực như
Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đang ồ ạt xuất khẩu văn hóa thơng
qua điện ảnh. Vậy nên, việc Việt Nam làm thinh trước làn sóng đó khơng hề là
một lợi thế. Thiếu các cơng trình nghiên cứu về văn hóa đồng nghĩa với việc thiếu
quan tâm đến tính chất phản ánh văn hóa trong nghệ thuật nói chung và điện ảnh
nói riêng. Đặc biệt với một quốc gia có bản sắc văn hóa độc đáo như Việt Nam,
việc không thể quảng bá và lan tỏa là một điều vô cùng đáng tiếc. Và đáng tiếc
hơn cả là Thăng Long – ngàn năm văn hiến.
2.2 Lịch sử nghiên cứu về “Mùa hè chiều thẳng đứng” và “Mùa ổi”
Mùa ổi - bộ phim Việt Nam duy nhất dự Liên hoan Phim quốc tế tổ chức tại
Hà Nội năm 2001 - của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã được không ít các bài báo, các
nhà phê bình trong và ngồi nước quan tâm. Các đánh giá chủ yếu tập trung vào sự
sâu sắc về ý tưởng, sự chặt chẽ và tinh tế về hình thức cùng với nghệ thuật tạo hình
và diễn xuất của diễn viên. Tác giả Nhật Lam trong bài viết Mùa ổi – Dịu dàng một
khoảng sáng tuổi thơ nhận định: “Hình ảnh chiếc lưỡi cưa máy chạm vào gốc cây ổi
ở cuối phim là một cái kết đầy ấn tượng, khiến người xem có cảm giác như nó đang
cưa chính trái tim mình. Nhưng biết sao được, cuộc sống là vậy. Những cái gì cũ rồi

sẽ phải được thay đổi, chỉ có tình cảm con người là khơng bao giờ cũ đi. Những gì
trải nghiệm trong đời đều vẫn sống như chính họ đang sống”.[39] Nhà phê bình
Đức, tổng biên tập tạp chí điện ảnh Shomingeki – Rudiger Tomczack – trong bài
viết Nỗi lo âu về thế giới mà tất cả chúng ta đang sống – Về phim của Đặng Nhật
Minh đã viết: “Tình yêu của Đặng với mọi sinh thể cũng biểu hiện qua tính trực
cảm phi thường của phim. Con người, muông thú, cây cối và cảnh quan hiển lộ gần
như đến mức người xem phải sởn mình” [15; tr. 229]. Hay khi nhận xét về Mùa ổi,
Rudiger Tomczack đã viết “Trong những năm gần đây tôi không được xem một bộ
phim nào mà tác giả đã bày tỏ một mối loa âu sâu sắc về thế giới mà tất cả chúng ta
đang sống như trong Mùa ổi” [15; tr. 233]. Cũng giống như tác giả trên, các nhà

9


nghiên cứu, phê bình khác cũng bị cuốn vào những hình ảnh phim giàu ý nghĩa của
Mùa ổi. Thật tiếc khi chưa có cơng trình nào bàn đến tính văn hóa, các biểu tượng
văn hóa trong tác phẩm thật sâu sắc.
Mùa hè chiều thẳng đứng là một trong ba bộ phim về đề tài Việt Nam của
đạo diễn Trần Anh Hùng. Trưởng thành và tạo tiếng vang tại Pháp, Trần Anh Hùng
trở về Việt Nam, đem hết những kí ức và ấn tượng của ông về Hà Nội và gửi gắm
vào Mùa hè chiều thẳng đứng. Có thể nói, bộ phim là một hiện tượng được các nhà
nghiên cứu và các nhà phê bình quan tâm. Được chọn tham dự Liên hoan phim
quốc tế Cannes cùng với những ấn tượng trong khn hình, màu sắc, góc quay, lời
thoại, sản phẩm về Hà Nội của Trần Anh Hùng đã tạo cho người xem nhiều cảm
xúc và thu hút quan tâm của báo giới, nghiên cứu. Trong Xem Mùa hè chiều thẳng
đứng: Bản giao hưởng sắc màu, tác giả Nguyễn Hải đã nhận xét “Có thể nói đây là
một bữa tiệc ngon về hình ảnh và màu sắc”. Hình ảnh phố phường bình dị, những
con người nhẹ nhàng và tinh tế quả thực đã tạo nên một hình ảnh đẹp về Việt Nam
và văn hóa Hà Nội. Ngồi ra cịn nhiều bài báo khác đánh giá về anh như: Trần Anh
Hùng: Tôi rất tin vào linh cảm và bản năng của mình (trên trang vietbao.vn), Đạo

diễn Trần Anh Hùng: Khán giả không phải là số đông (trên trang giaoduc.edu.vn),
Trần Anh Hùng: Điện ảnh phải chạm đến da thịt người xem (trên trang
tuoitre.vn)… Những bài viết đã phác họa được ở một vài phương diện phong cách
nghệ thuật đặc trưng của Trần Anh Hùng, tuy nhiên, các tìm hiểu về bộ phim này
dừng lại chủ yếu ở các bài phê bình và đánh giá. Các bài viết này cũng chỉ tập trung
chủ yếu ở nghệ thuật quay phim và tạo hình của đạo diễn Trần Anh Hùng. Vấn đề
về văn hóa chưa được nhắc tới trong cơng trình nào.
Như đã trình bày trong phần Điểm qua những nghiên cứu về văn hóa và nghệ
thuật, nghiên cứu nghệ thuật dưới lăng kính văn hóa không phải là một phương
pháp mới. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mới được sử dụng nhiều trong nghiên
cứu văn học. Xuất phát điểm này có thể là nền tảng để nghiên cứu các loại hình
nghệ thuật khác. Việc nghiên cứu điện ảnh dưới góc nhìn văn hóa có thể “mở ra”
một hướng đề tài mới cho điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng về ý
tưởng. Không chỉ vậy, nghiên cứu về văn hóa có thể chỉ ra những biến đổi về mặt
10


kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, tập quán, cuộc sống của con người Việt Nam –
Hà Nội trong giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỉ XXI. Lựa chọn hai bộ phim làm
về Hà Nội nhưng lại cịn ít cơng trình nghiên cứu về tính văn hóa của nó, chúng tơi
đã bắt tay vào thực hiện luận văn này.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chọn tìm hiểu về Mùa hè chiều thẳng đứng và Mùa ổi người viết đưa ra
hướng tiếp cận địa văn hóa. Vì vậy, cơng trình tập trung làm rõ một số nét văn hóa
của người Hà Nội được các đạo diễn tái hiện và sử dụng trong hai bộ phim để thấy
được nội dung được truyền tải tới người xem, đồng thời nhìn nhận nó ở những lăng
kính mới, đưa ra những đánh giá khách quan và mới mẻ hơn. Đồng thời, cơng trình
mong muốn mở ra một hướng đi mới cho đề tài điện ảnh Việt Nam, góp phần đưa
văn hóa Việt bước ra khu vực và thế giới.

3.2 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài Hà Nội trong hai phim “Mùa ổi” và “Mùa hè chiều thẳng đứng”
dưới góc nhìn văn hóa trước hết, đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là hai bộ phim
Mùa ổi, Mùa hè chiều thẳng đứng và Văn hóa Hà Nội.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn
đề: Hà Nội trong hai phim “Mùa ổi” và “Mùa hè chiều thẳng đứng” dưới góc nhìn
văn hóa trên các bình diện:
- Mối quan hệ giữa điện ảnh và văn hóa thể hiện qua hai phim Mùa ổi và
Mùa hè chiều thẳng đứng
- Đặc sắc văn hóa Hà Nội được tái hiện trong Mùa ổi và Mùa hè chiều thẳng đứng
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Do sự hạn chế về nguồn tài liệu và thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã
giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hai bộ phim: Mùa ổi (2000) của đạo diễn Đặng Nhật
Minh và Mùa hè chiều thẳng đứng (2000) của Đạo diễn Trần Anh Hùng
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Lựa chọn nghiên cứu về văn hóa, hướng tiếp cận chủ yếu của chúng tơi là
văn hóa học để cung cấp một cái nhìn đa diện. Bởi văn hóa là một hệ thống bao
11


gồm đời sống con người như ăn, ở, mặc, đi lại, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...
Từ các hình ảnh mang tính chất thẩm mĩ, chúng tơi đưa ra các biểu tượng văn hóa
dược đạo diễn lựa chọn. Trong đó, chúng tơi xem xét văn hóa Hà Nội trong mối
quan hệ với thời gian, đời sống sinh hoạt, tập qn của nhân vật. Ngồi ra, chúng tơi
sẽ phân tích văn hóa Hà Nội trong sự tương tác với các hệ thống giá trị văn hóa
truyền thống của Việt Nam, để thấy được nét riêng trong văn hóa Hà Nội và bản sắc
chung của dân tộc. Đồng thời chỉ ra sự thay đổi của căn tính con người Việt Nam
trong thời đại mới.
Trong cơng trình này, chúng tơi kết hợp sử dụng thao tác phân tích – tổng
hợp, so sánh, đối chiếu để phân tích, tổng hợp, so sánh các tác phẩm điện ảnh có

cùng đề tài và các tác phẩm khác của đạo diễn.
Ngồi ra, trong cơng trình, chúng tôi kết hợp sử dụng thêm phương pháp thi
pháp học giúp phân tích những phương tiện hình thức đặc thù của điện ảnh trong
việc thể hiện nội dung của tác phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
Với đề tài Hà Nội trong hai phim “Mùa ổi” và “Mùa hè chiều thẳng đứng”
dưới góc nhìn văn hóa ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung
của Luận văn được triển khai thành ba chương:
Chƣơng 1. Mối quan hệ giữa văn hóa – điện ảnh nhìn từ hai hiện tượng tiếp cận
Chƣơng 2: Khơng gian văn hóa Hà Nội qua Mùa ổi và Mùa hè chiều thẳng đứng
Chƣơng 3: Chủ thể văn hóa trong Mùa ổi và Mùa hè chiều thẳng đứng

12


Chƣơng 1
Mối quan hệ giữa văn hóa – điện ảnh nhìn từ hai hiện tƣợng tiếp cận
1.1 Văn hóa và một số khái niệm về văn hóa
Nhà bác học Issac Newton trong bức thư năm 1675 có viết: “Tơi có thể nhìn
được xa hơn nhờ đứng trên vai những người khổng lồ”. Từ quan điểm của Newton,
ta có thể thấy rằng, mỗi đóng góp cho khoa học hơm nay đều khơng thể bỏ qua
những đóng góp của các nhà khoa học đi trước. Xét về nghiên cứu văn hóa, thật khó
để khảo sát chính xác số lượng những cơng trình nghiên cứu bàn luận đến vấn đề
này, bởi văn hóa là một khái niệm đã có từ lâu đời với nội hàm rất rộng. Theo
A.L.Kroeber và C.L.Kluckhohn trong cuốn Văn hóa: Cái nhìn phân tích, có khoảng
hơn 200 định nghĩa về văn hóa. Số lượng định nghĩa văn hóa rộng như vậy là một
minh chứng rất rõ cho phạm trù rộng lớn của văn hóa. Hơn nữa, xuất phát từ những
mục đích và phương pháp khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu đã đưa ra một định nghĩa
thích hợp.
Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb

Thế giới, 2017, đã chỉ ra rằng “Người ta cho rằng văn hóa là chỉ những học thuật tư
tưởng của lồi người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc
biệt. Thực ra khơng phải như vậy […] Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất
cả những phương tiện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa
tức là sinh hoạt.” [1;tr. 11] Và cũng từ định nghĩa này, nhà nghiên cứu Đào Duy
Anh đã khẳng định rằng, Văn hóa tức là sinh hoạt, thì mọi dân tộc khơng kể trình độ
văn minh đều có văn hóa của riêng mình. Mỗi dân tộc với lối sống sinh hoạt khác
nhau được truyền từ đời này qua đời khác đã tạo ra sự khác biệt trong văn hóa.
Với nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, trong cuốn Tìm về bản sắc Văn hóa
Việt Nam, Nxb TP HCM, 1997, đã khẳng định: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua q trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự
nhiên và xã hội của mình.” [37; tr. 27]

13


Theo Trần Quốc Vượng trong Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2013,
thì “Văn hóa là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã
hội loài ngƣời”. [38; tr.16] Bởi vậy mà từ văn hóa đã sớm xuất hiện trong đời sống
ngơn ngữ của con người, đặc biệt là người Phương Đông.
Theo Đỗ Lai Thúy trong Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa thì:
“Văn hóa là tất cả những gì phi tự nhiên”. [43; tr. 16] Tác giả cũng cho rằng, đây
là định nghĩa khái quát nhất, rộng lớn nhất.
Định nghĩa về văn hóa có tính chất cấu trúc luận, tác giả Phan Ngọc cho
rằng: "Văn hóa là quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tƣợng và thế
giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc
ngƣời, một cá nhân so với một tộc ngƣời khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt
giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa
khác nhau là độ khúc xạ". [ 31, tr.17]

UNESCO - Tổ chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc đã đưa ra định
nghĩa về văn hóa như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hơm nay có thể coi
là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết
định tính cách của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội.”. [38; tr23]
Với giới hạn của cơng trình, chúng tơi đã đưa ra một số định nghĩa về văn
hóa trong rất nhiều các định nghĩa được đưa ra trong các cơng trình để thấy được sự
phong phú và nội hàm của khái niệm. Tựu chung lại có thể hiểu rằng: Văn hóa là
sản phẩm sáng tạo của con người, nó song hành cùng sự phát triển của các cộng
đồng người và chỉ con người mới có. Văn hóa được tạo thành trong quá trình con
người ứng xử với tự nhiên – xã hội và con người – con người. Có thể thấy rằng,
trong dịng chảy của thời gian, văn hóa như một sự nối tiếp liền mạch giữa quá khứ
và hiện tại, giữa biểu tượng và thực tế tạo ra sự khác biệt mang ý nghĩa đặc trưng
cho mỗi cộng đồng người. Văn hóa từ chung nhất đến rẽ nhánh nhỏ dần tương ứng
với những cộng đồng lớn đến các nhóm nhỏ nhất. Văn hóa chính là sự phân biệt từ
quốc gia, đến vùng và đến cá nhân. Như vậy có thể thấy văn hóa như một “mã gen”
phân biệt do chính con người tạo ra với sự lưu truyền cùng thời gian.

14


Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa cũng đều là sản phẩm độc đáo của quá
trình lịch sử do cá nhân và cộng đồng người tạo nên. Trong phạm vi của đề tài,
chúng tôi nghiêng về cách định nghĩa ngắn gọn của Đào Duy Anh và Trần Ngọc
Thêm. Tức là, Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất, tinh thần do con
ngƣời sáng tạo ra và tích lũy trong sinh hoạt. Nó được sao lưu và biến đổi theo
tính lịch sử để tạo ra một mã gen phân biệt theo các cộng đồng. Chính bởi vậy, văn
hóa được xem như một diện mạo của cộng đồng – cá nhân.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy rằng, con người từ buổi sơ
khai đã sinh ra và tồn tại ở khắp nơi trên Trái Đất, để có thể sinh tồn, theo một cách
rất bản năng, họ kết lại thành bầy đàn để tự vệ cũng như lao động sản xuất. Từ sự tự

phát bản năng ấy, các nhóm cùng tồn tại trên một phạm vi lãnh thổ, cùng lao động,
tích lũy, làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Song hành cùng q trình đó chính là
sự tự ý thức về chủ quyền, quyền lực ngày càng rõ ràng hơn. Q trình tất yếu tiếp
theo chính là nhu cầu về sự mở rộng phạm vi sống, chinh phục những miền đất mới
và làm giàu tích lũy. Sự chia cắt, sáp nhập, di rời, lưu vong đã tạo ra những biến cố
liên tục dẫn đến những thay đổi tất yếu và thường xuyên trong cộng động người. Để
có thể vượt qua các mâu thuẫn nảy sinh đó, con người chọn cách gắn kết chặt chẽ
lại với nhau và phân biệt nhau không chỉ trên lãnh thổ. Điều này nghĩa là gì? Văn
hóa được tạo ra khơng phải sự tách biệt, riêng biệt, mà như chúng tôi đã chỉ ra ở
trên, nó là sản phẩm của sự sáng tạo trong quá trình phát triển. Ở phần trình bày
thêm này, chúng tơi muốn chỉ ra rằng, văn hóa cũng chính là một dạng “cương vực,
lãnh thổ” bởi nó mang đặc trưng dân tộc, hay căn tính dân tộc.
Trong phạm vi khóa luận, chúng tơi khơng bàn nhiều đến căn tính dân tộc
như một khái niệm riêng biệt. Chúng tơi cho rằng: Căn tính dân tộc là một phạm trù
có tính lịch sử của tồn tại xã hội, được xác lập trên cơ sở những đặc điểm của hiện
hữu khách quan ban đầu khi cộng đồng mới hình thành và vẫn tiếp tục thay đổi, ổn
định trong quá trình cộng đồng đó vận động, phát triển. Căn tính của một dân tộc
được hợp nhất bởi căn tính của mỗi cá nhân trong cộng đồng trên ngun lí của sự
đồng hóa, dung hịa và thích nghi để cùng tồn tại do đó, nó đại diện cho một nhóm
người trong một phạm vi khơng gian văn hóa nhất định. Như vậy, văn hóa chính là
15


một mặt biểu hiện quan trọng của căn tính dân tộc. Đi tìm bản sắc văn hóa, căn tính
dân tộc (national identity) hay tính dân tộc (nationality) thực chất đều là đi tìm cái
riêng, cái đặc thù về văn hóa của dân tộc ấy.
Điều này có thể hiểu là, nếu lãnh thổ là cơ sở đầu tiên để xác định một dân
tộc thì nền tảng tiếp theo để làm nên dân tộc tính của một cộng đồng người chính là
những tập qn và tính cách được hình thành trong một thời gian dài chung sống
với những điều kiện tự nhiên xã hội nhất định. Mỗi một cá nhân khi sinh ra sẽ mang

những căn tính riêng thuộc về mặt sẵn có, tuy nhiên một mặt khác nó tiếp tục hình
thành và phát triển trong quá trình lớn lên và sinh tồn. Căn tính cá nhân đó ảnh
hưởng từ phạm vi nhỏ là cộng đồng gia đình, đến phạm vi lớn là cộng đồng dân tộc.
Hiếm có dân tộc nào cho đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn thành phần tộc người,
phạm vi lãnh thổ, hình thái xã hội như buổi sơ khai con người tìm đến với nhau và
quyết định chia sẻ môi sinh, tài nguyên thiên nhiên và quyền lợi tập thể. Nhà nghiên
cứu Trần Đình Hượu trong bài viết Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật số 1/1986 đã khẳng định rằng: “Cho nên,
tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, nếu khơng muốn là suy đốn chủ quan, thay thế kết
luận khoa học bằng những mục tiêu tun truyền, như khi kháng chiến thì nói đặc
tính của dân tộc ta là yêu nước, bất khuất, khi xây dựng xã hội chủ nghĩa thì là cần
cù lao động, khi gặp khó khăn thì lại là lạc quan u đời… thì chúng ta khơng nên
hình dung đó là công việc nhận xét tổng hợp các thành tựu về tư tưởng, văn học, hội
họa, âm nhạc, kiến trúc, … mà phải đánh giá đầy đủ bản lĩnh sáng tạo của dân tộc”.
Điều mà nhà nghiên cứu muốn chỉ ra ở đây là vốn văn hóa dân tộc khơng được xác
lập ngay vào thời kì định hình mà là cái được ổn định dần qua thời gian cho đến
trước thời cận hiện đại. Bản sắc văn hóa, căn tính dân tộc của một đất nước đang
phát triển như Việt Nam vẫn đang tiếp tục thay đổi và ổn định trước công cuộc mở
cửa và hội nhập như vũ bão của thời đại tồn cầu hóa.
Như vậy, khi đi sâu vào nghiên cứu văn hóa, ta sẽ thấy nảy sinh những khái
niệm mới và nó thực sự là một vấn đề vô cùng rộng lớn. Ở phạm vi luận văn, chúng
tôi không đưa ra nghiên cứu cụ thể và sâu rộng về các khái niệm nảy sinh từ văn
hóa, chúng tơi coi văn hóa là khái niệm chính, là cơ sở để phát triển. Văn hóa được
16


coi là sự phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác, dân tộc này với dân tộc
khác. Đó khơng chỉ là một cách thức để nhận dạng một dân tộc với những đặc sắc
văn hóa riêng mà đó cịn là một nhu cầu khẳng định cái riêng, cái độc đáo, cái đẹp
của dân tộc trong tương quan so sánh với các dân tộc khác. Khác với văn minh vốn

dùng để chỉ ra sự khác biệt trong trình độ phát triển cao – thấp của mỗi dân tộc, văn
hóa hay cụ thể là bản sắc văn hóa ở đây khơng cầu tiến một cái đích thật cao, thật xa
để vươn tới. Văn hóa càng ăn sâu, bám chắc vào cội rễ truyền thống thì càng tạo
được điểm tựa cũng như cơ sở vững chắc để làm nên cái riêng, cái độc đáo, đồng
hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và điện ảnh
“Chủ nghĩa hiện thực duy nhất trong nghệ thuật là của trí tưởng tượng”.
Trong thế giới của mỗi loại hình nghệ thuật, ở khoảng khơng riêng, các loại hình
xoay chuyển và thể hiện sự giàu có, đặc sắc của mình, nhưng tất cả đều tựu chung
lại ở trí tưởng tượng. Có lẽ bởi vậy mà mỗi tác phẩm nghệ thuật đều giàu có sự sáng
tạo của trí tưởng tượng. Đứng trước mỗi hiện thực, từng loại hình nghệ thuật lại có
các xử lý riêng biệt. Nếu như văn học phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ, âm nhạc
dùng giai điệu, nốt nhạc, thì điện ảnh mang hiện thực vào từng thước phim, từng
chuyển động. Là loại hình nghệ thuật ra đời muộn nhất trong bảy loại hình của nghệ
thuật, điện ảnh mang tính chất tổng hợp nhất. Nó kết hợp giữa tính chất tạo hình của
hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc; nghệ thuật biểu diễn với rung động từ thính giác của
âm nhạc và những đặc điểm về ngôn ngữ của văn học. Chúng ta gọi điện ảnh là
nghệ thuật tổng hợp khơng có nghĩa là nó vay mượn đặc điểm của các loại hình
khác để tồn tại. Mỗi sự vật trong thế giới đều có lý do tồn tại của nó và ra đời từ
chính mục đích sử dụng của con người.
ElieEaure, nhà phê bình điện ảnh người Pháp đã nhận xét: “Điện ảnh là thứ
âm nhạc mà chúng ta cảm nhận thông qua mắt”. Một tác phẩm điện ảnh là sản phẩm
không thể của một cá nhân, bởi vậy cái tính chất tổng hợp ta nói, khơng đơn giản
chỉ là sự tổng hợp về mặt chất liệu, mà nó cịn là sự tổng hợp về mặt nhân lực trong
quá trình tạo nên một bộ phim. Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, song

17


hành với nhu cầu giải trí, một tác phẩm điện ảnh luôn hướng đến cái chân – thiện –

mỹ, coi nó như thước đo của sự phát triển.
Theo nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, văn hóa là một hệ thống được tạo
thành bởi nhiều thành tố khác nhau. Mỗi thành tố mang những đặc điểm chung của
văn hóa và cũng chính nó lại mang những đặc điểm riêng.

Ảnh 1: Sơ đồ các thành tố văn hóa – Theo sơ đồ của nhà nghiên cứu Trần
Quốc Vượng
Theo sơ đồ trên, có 15 thành tố tạo nên văn hóa trong đó có điện ảnh. Như
vậy có thể hiểu mối quan hệ giữa các thành tố và văn hóa là sự tác động mang tính
chất hai chiều, qua lại với nhau.
Thứ nhất, điện ảnh với tư cách là một bộ phận của văn hóa, nó sẽ mang
những màu sắc văn hóa vào từng thước phim và tái hiện lại một cách sinh động và
sắc nét. Nó được hiện lên khơng chỉ qua những tái hiện hiện thực cuộc sống như
phong tục, tập quán, nghi lễ, hội hè, cách sinh hoạt mà nó cịn thể hiện trong tâm
thức cộng đồng, qua cách ứng xử, qua tính cách con người (mà như chúng tơi đã
trình bày ở trên, căn tính cá nhân chịu ảnh hưởng từ căn tính dân tộc),… Như vậy
có thể thấy rõ một điều rằng, điện ảnh hay các thành tố khác cấu thành nên văn hóa

18


đều chịu sự chi phối trực tiếp từ môi trường văn hóa của thời đại, đồng thời nó cũng
thể hiện tâm lý văn hóa của cả một cộng đồng. Một thước phim về cuộc sống và con
người Nam Bộ không thể đi ngồi những đặc điểm văn hóa về vùng này, bởi lẽ, văn
hóa là dấu ấn sáng tạo riêng biệt của từng vùng, một đạo diễn làm phim không thể
tùy tiện làm méo mó nó so với hiện thực. Và đương nhiên, nếu đạo diễn cố tình
“sáng tạo văn hóa” ngay lập tức thước phim sẽ khiến người xem hồi nghi về những
gì đã được tái hiện. Điều này cũng chính là sự giải thích phần nào cho những thất
bại của phim cổ trang, dã sử tại Việt Nam.
Với các tác phẩm điện ảnh, trong quá trình sáng tạo, dù muốn hay khơng đạo

diễn ln phải gắn mình với các hệ giá trị. Đặc biệt những giá trị này luôn luôn
được đặt trên sự soi chiếu của những giá trị truyền thống. Cũng giống như các loại
hình nghệ thuật khác, một bộ phim được công nhận ở mọi thời đại khơng nằm ở sự
quyết định về trình độ hay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mà nằm ở những giá trị
nó lưu dấu lại được. Những giá trị về văn hóa đó nằm ngồi quy luật đào thải, lựa
chọn của mỗi thời đại. Văn hóa là tồn bộ những gì con người sáng tạo ra, bởi vì
vậy nó cũng phản chiếu nhận thức chung và trình độ phát triển. Với điện ảnh, văn
hóa là “bộ chỉnh” để điều chỉnh sự sáng tạo sao cho phù hợp với những giá trị
truyền thống và không “vượt ngưỡng” trong tâm thế đón nhận của cộng đồng.
Khơng chỉ vậy, văn hóa còn là dấu chỉ phân biệt điện ảnh giữa các vùng miền, cao
hơn là giữa các dân tộc, quốc gia. Điện ảnh có thể trùng lặp về mặt ý tưởng giữa các
quốc gia nhưng không thể sao chép về mặt văn hóa. Bởi sự sao chép đó khơng chỉ
phá hủy một bộ phim mà nó cịn làm gia tăng nguy cơ biến đổi văn hóa dân tộc, trực
tiếp gây ra những ảnh hưởng trầm trọng đến những giá trị truyền thống. Điều này có
thể thấy rất rõ trong trào lưu làm phim remake trên toàn cầu. Một kịch bản gốc xuất
sắc có thể được đón nhận ở nhiều quốc gia, vậy điều gì thu hút người xem khi kịch
bản phần nhiều khơng thay đổi? Đó chính là dấu ấn quốc gia hay rõ hơn chính là
dấu ấn về văn hóa dân tộc. Kịch bản làm tại Việt Nam phải mang dấu ấn khác với
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… Sự thất bại không nằm ở chỗ đạo diễn biến
đổi kịch bản khơng đủ hấp dẫn, mà một phần nó nằm ở việc, người xem thấy một sự

19


sao chép y hệt không hợp lý về mặt văn hóa trong những thước phim. Sự điều chỉnh
của văn hóa là một bộ đo giá trị với điện ảnh.
Ở chiều thứ hai, điện ảnh với đặc trưng tổng hợp đã góp phần tái hiện và
quảng bá các giá trị văn hóa. Cũng chính bởi điều này, mà những thước phim ngồi
giá trị về mặt chân – thiện – mỹ, nó cịn như một “di sản văn hóa” bởi nó chứa trong
mình những giá trị bền vững cùng thời gian. Có thể nói, một thước phim có giá trị

một phần chính là nó tái hiện lại cho những người thường thức một không gian
được lưu trữ nguyên vẹn qua các thước phim mà nay đã khơng cịn nữa. Hầu hết
trong các cơng trình trước đây, điện ảnh thường khơng chiếm vị trí quan trọng trong
các thành tố cấu thành nên văn hóa như ngơn ngữ, tơn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, lối
sống, văn học,…; nhưng với đặc trưng tính tổng hợp của điện ảnh, trong nghiên cứu
này, chúng tôi mạnh dạn đề cao vai trò của điện ảnh trong sự cấu thành nên văn
hóa. Có thể nói điện ảnh là một bộ phận quan trọng của văn hóa, là tấm gương phản
chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Đồng thời, nó cũng là phương tiện lưu
giữ, bảo lưu và kiến tạo văn hóa thời đại với những nét độc đáo của văn hóa dân
tộc, văn hóa vùng miền. Điều đó được thực hiện bởi đạo diễn – người giữ vai trò
lớn nhất trong sáng tạo điện ảnh – khơng ai khác cũng chính là một cá nhân trong
cộng đồng – mang những căn tính cá nhân ảnh hưởng từ căn tính dân tộc. Dù muốn
hay khơng, mỗi đạo diễn trong quá trình sáng tạo, cũng đều tiếp nhận những thành
tố văn hóa của cộng đồng mình, những tư duy và mơ thức ứng xử của cộng đồng
mình. Bằng sức mạnh của hình ảnh với tính tổng hợp, điện ảnh đã tại hiện lại những
lát cắt văn hóa.
Mỗi tác phẩm điện ảnh bên cạnh là một “di sản văn hóa”, nó cịn là dấu ấn cá
nhân. Trước mỗi một hiện thực, mỗi cá nhân sẽ có cách ứng xử và lưu trữ nó theo
cách riêng, vì vậy cách thể hiện cũng khác biệt. Khơng khó để thấy rằng, từ lâu các
tác giả văn học hay các đạo diễn điện ảnh thường xây dựng các nhân vật của mình
theo một chuẩn mực văn hóa đã được thừa nhận bởi cộng đồng. Căn tính văn hóa
Việt Nam qua cái nhìn chủ quan của nhiều cá nhân trong một cộng đồng có thể đưa
ấn tượng của mình như: Người Hà Nội thanh lịch, nhẹ nhàng trong lời ăn tiếng nói
bởi “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
20


Những quan sát tưởng chừng rất cộng đồng ấy vốn dĩ đến từ sự quan sát, lăng kính
phản ánh của cá nhân tích trữ, lưu truyền, ăn sâu vào lối đánh giá, vào vơ thức cộng
đồng. Vì vậy, vơ hình chung, trong xây dựng các hình tượng nhân vật tại một địa

phương (trong bài viết này chúng tôi đề cập đến người Hà Nội và văn hóa Hà Nội)
các tác giả, đạo diễn, người tiếp xúc nhiều hay ít tiếp xúc, người trong nước hay
Việt kiều thường mặc định tin người Hà Nội thanh lịch, cầu kì, và kiểu cách. Nói
đến điều này để chúng tơi muốn đề cập đến dấu ấn cá nhân trong việc tái hiện lại
văn hóa. Dấu ấn cá nhân này ảnh hưởng đầu tiên từ cách tiếp nhận. Cá nhân đón
nhận văn hóa từ đâu? Truyền miệng, sách vở hay từ thực tế quan sát được? Chính vì
vậy, ở phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tơi lựa chọn hai đạo diễn với điểm
nhìn về văn hóa khác nhau: Một người Việt Nam sinh sống và làm việc đã lâu tại
nước ngoài và một người sinh sống tại Việt Nam cùng nhìn về Hà Nội với cách tiếp
cận văn hóa như thế nào? Lựa chọn hai đạo diễn được cho là có điểm nhìn khác
nhau, chúng tôi muốn làm rõ hơn mối quan hệ giữa điện ảnh và văn hóa, đặc biệt
thấy được dấu ấn cá nhân trong sự phản chiếu và quảng bá văn hóa trong điện ảnh.

Ảnh 2: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa điện ảnh và văn hóa

21


×