Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------

HÀ THU HUYỀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành :

Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY

HÀ NỘI – 2014


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ khoa học với đề tài “Một số giải pháp phát triển du lịch bền
vững trên địa bàn tỉnh Hịa Bình” là cơng trình do chính bản thân tơi độc lập nghiên
cứu một cách nghiêm túc, không sao chép bất kỳ luận văn nào trƣớc và chƣa công bố ở
đâu, dƣới bất kỳ dạng nào.


Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn
này.
Hà Nội ngày 10 tháng 6 năm 2014
Học viên

Hà Thu Huyền

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Viện
Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý- Trƣờng Đại học Bách
khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảng dạy và giúp đỡ trong quá trình tác giả
học tập tại trƣờng và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã chia sẻ, động viện, giúp đõ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình tác giả học tập, nghiên
cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn anh Vũ Trung - Phòng nghiệp vụ du lịch, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hịa Bình, các anh chị Cục thống kê tỉnh Hịa Bình đã
cung cấp tài liệu và hƣớng dẫn tơi trong q trình thu thập, phân tích và xử lý số liệu để
tơi có thể hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên


Hà Thu Huyền

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..1
1.1. Khái niệm về du lịch ........................................................................................1
1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch .................................................2
1.2.1 Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, kinh doanh du lịch .......................2
1.2.2 Các nhân tố kinh tế – xã hội – chính trị....................................................2
1.2.3 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ...............................................3
1.3 Phát triển bền vững ..........................................................................................5
1.3.1 Khái niệm ..................................................................................................5
1.3.2 Các thƣớc đo về phát triển bền vững. ........................................................7
1.4 Khái niệm phát triển du lịch bền vững ............................................................8
1.4.1 Định nghĩa .................................................................................................8
1.4.2 Mục tiêu của du lịch bền vững ...............................................................10
1.4.3 Ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững.................................................10
1.4.4 Những thách thức đối với việc phát triển du lịch bền vững ....................11

1.4.5 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững .........................12
1.5 Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trƣờng của tổ
chức du lịch thế giới UNWTO. .............................................................................13
1.6 Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững .........................................................16
1.6.1 Sự phát triển bền vững về kinh tế ............................................................16
1.6.2 Sự bền vững về môi trƣờng ....................................................................19
1.6.3 Sự bền vững về xã hội .............................................................................19
1.7 Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch bền vững ................20
1.7.1 ECOMOST: Mơ hình du lịch bền vững của cộng đồng châu Âu ..........20
1.7.2 Mơ hình du lịch bền vững ở Hoành Sơn - Trung Quốc ..........................21
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
HỊA BÌNH TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .........................23
2.1 Khái quát chung về tỉnh Hịa Bình.................................................................23
Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

2.1.1 Vị trí địa lý ...............................................................................................23
2.1.2 Địa hình: ..................................................................................................23
2.1.3 Khí hậu: ...................................................................................................24
2.1.4 Tài nguyên: ..............................................................................................24
2.1.5. Dân số .....................................................................................................25
2.2 Tiềm năng du lịch tỉnh Hịa Bình....................................................................26
2.2.1 Tài ngun du lịch ...................................................................................26
2.2.2 Cơ sở hạ tầng ...........................................................................................32
2.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng tài ngun du lịch tỉnh Hồ Bình ............36
2.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hồ Bình trên quan điểm phát triển bền

vững ......................................................................................................................37
2.3.1 Hiện trạng khách du lịch: ........................................................................37
2.3.2 Doanh thu và thu nhập du lịch .................................................................43
2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..................................................46
2.3.4 Nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Hòa Bình..............................................48
2.3.5 Thực trạng đầu tƣ du lịch ........................................................................50
2.3.6 Cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch ........................................................52
2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hồ Bình nhìn t góc độ
bền vững................................................................................................................53
2.4.1 Đánh giá tính bền vững của du lịch tỉnh Hồ Bình dựa trên các tiêu chí
phát triển du lịch bền vững ...............................................................................53
2.4.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch tỉnh Hồ Bình
nhìn t góc độ bền vững ...................................................................................62
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NH M PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỒ BÌNH ....................................69
3.1 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững tỉnh Hồ Bình đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 ........................................................................................................69
3.1.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................69
3.1.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................69
3.2 Định hƣớng tổng quát phát triển du lịch bền vững tỉnh Hoà Bình đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 ...............................................................................70
3.2.1 Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch .................................................70
3.2.2 Định hƣơng phát triể

ực..................................................71

3.2.3 Định hƣớng đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật – cơ sở hạ tầng ....71
Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB



Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

3.2.4 Định hƣớng về Marketing .......................................................................72
3.2.5 Định hƣớng tổ chức không gian ..............................................................72
3.2.6 Định hƣớng bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trƣờng du lịch ............76
3.3 Các chỉ tiêu dự báo .........................................................................................76
3.3.1 Về khách du lịch .....................................................................................76
3.3.2 Về thu nhập du lịch..................................................................................78
3.3.3 Về nguồn nhân lực du lịch.......................................................................78
3.4 Đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện việc phát triển du lịch bền vững tỉnh
Hồ Bình ...............................................................................................................78
3.4.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................78
3.4.2 Nhóm giải pháp về đầu tƣ và huy động vốn đầu tƣ.................................83
3.4.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực .........................................................85
3.4.4 Nhóm giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá .............................87
3.4.5 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý, quy hoạch ......................................88
3.4.6 Nhóm giải pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng sản phẩm................91
3.4.7 Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên, xây dựng môi trƣờng du lịch bền
vững ..................................................................................................................93
KẾT LUẬN ..............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD


Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UNWTO

: Tổ chức du lịch thế giới

WCED

: Ủy ban thế giới về phát triển và môi trƣờng

GDP

: Tổng sản phẩm trong nƣớc

GNP

: Tổng sản phẩm quốc gia

HDI

: Chỉ số phát triển con ngƣời

ECOMOST

: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng châu Âu

QL


: Quốc lộ

BT

: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

ADSL

: Đƣờng dây thuê bao số bất đối xứng

ATM

: Máy rút tiền tự động

PRA

: Đánh giá có sự tham gia của cộng đồng

PATA

: Hiệp hội du lịch Châu -Thái Bình Dƣơng

FDI

: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi

ODA

: Hỗ trợ phát triển chính thức


BOT

: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BTO

: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 1.1: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững. ...........................................9
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. ................................................13
Bảng 1.3 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch ......................................................14
Bảng 1.4: Hệ thống chỉ tiêu mơi trƣờng dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của
điểm du lịch ...............................................................................................................15
Bảng 2.1: Hiện trạng dân số tỉnh Hồ Bình ..............................................................25
Bảng 2.2: Lƣợng khách du dịch đến Hịa Bình năm 2009-2013 ..............................37
Bảng 2.3 Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Hịa Bình giai đoạn 2009-2013 ...........39
Bảng 2.4 Chỉ tiêu khách quốc tế đến Hịa Bình theo một số thị trƣờng lớn giai đoạn
2009-2013..................................................................................................................41
Bảng 2.5 Lƣợng khách du lịch nội địa đến Hịa Bình giai đoạn 2009-2013 ...........42
Bảng 2.6 Doanh thu du lịch tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2009 - 2013..........................44
Bảng 2.7 Cơ cấu tổng doanh thu du lịch năm 2012 .................................................45

Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu cơ bản về cơ sở lƣu trú tại Hịa Bình giai đoạn 2009 - 2013... 46
Bảng 2.9 Lao động trong các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
giai đoạn 2009 - 2013 ................................................................................................48
Bảng 2.10 Cơ cấu lao động theo giới tính trong các đơn vị kinh doanh du lịch.......49
Bảng 2.11: Kinh phí cho cơng tác bảo vệ mơi trƣờng tỉnh Hịa Bình.......................59
Bảng 2.12: Doanh thu của một số hộ kinh doanh tại bản Lác năm 2013 .................61
Bảng 3.1: Dự báo số lƣợng du khách đến Hịa Bình đến năm 2030 .........................77
Bảng 3.2: Dự báo doanh thu và thu nhập t du lịch Hịa Bình đến năm 2030 .........78

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ khách du lịch đến tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2009-2013 ..........38
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lƣợng khách và tốc độ tăng trƣởng
hàng năm giai đoạn 2009-2013 .................................................................................38
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lƣợng khách quốc tế và tốc độ tăng
trƣởng hàng năm giai đoạn 2009-2013 .....................................................................40
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lƣợng khách nội địa và tốc độ tăng
trƣởng hàng năm giai đoạn 2009-2013 .....................................................................42
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tốc độ tăng trƣởng
hàng năm du lịch tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2009-2013 .............................................44

HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mối quan hệ trong phát triển bền vững ........................................................6


Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến. Tại
nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu.
Theo tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, hiện nay du lịch đang là ngành kinh tế lớn
và năng động nhất thế giới. Trong những năm gần đây các loại hình du lịch đang
phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút đƣợc sự
quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội. Du lịch phát triển với tốc độ cao, đem lại
nhiều lợi ích cho các quốc gia, đồng thời cũng đang làm cho môi trƣờng thiên nhiên
bị ô nhiễm, nhiều hệ sinh thái bị huỷ hoại, khơng ít trƣờng hợp du lịch cịn là thủ
phạm của sự mất ổn định và suy thoái về văn hoá, xã hội.
T cuối những năm 80 của thế kỷ XX, nhờ có chính sách cải cách và mở cửa
của Nhà nƣớc, du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh, gặt hái đƣợc nhiều thành công.
Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trƣờng tự nhiên và đời
sống văn hoá xã hội của nhân dân địa phƣơng tại nhiều khu du lịch cũng đã xuất
hiện nhƣ sự huỷ hoại các hệ sinh thái và nguy cơ ơ nhiễm mơi trƣờng, góp phần làm
gia tăng các tệ nạn xã hội nhƣ mại dâm, ma tuý…và biến đổi các giá trị văn hoá
truyền thống. Phát triển du lịch bền vững trở thành một đề tài nóng hổi và thu hút
đƣợc sự chú ý của nhiều ngƣời trong và ngoài ngành du lịch.
Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Hồ Bình là một tỉnh miền núi
có nền "Văn hố Hồ Bình" nổi tiếng - cái nơi văn hố của ngƣời Việt cổ, là vùng
sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nƣớc”, là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng,
vùng của những lễ hội giầu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng phong phú về

văn nghệ dân gian các dân tộc: Mƣờng, Dao, Thái, Mông... , là quê hƣơng của
những làn điệu dân ca "ngọt nhƣ mật ong, trong nhƣ dòng suối"; những trƣờng ca,
truyện thơ đậm nét văn hóa dân tộc và chất nhân văn tinh tế. Đây cũng là một vùng
đất đa dân tộc, mang giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng dân cƣ.
Địa hình đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng
r ng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc đã mở ra cho Hồ Bình những tuyến du lịch
mạo hiểm nhƣ: leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức ngƣời và thiên nhiên đã tạo
cho Hịa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lịng
hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm đƣợc
bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mƣờng, bản Thái, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung
Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Chính vì thế mà nơi đây đã trở thành điểm
du lịch thu hút du khách khắp nơi trên đất nƣớc Việt Nam và cả thế giới.
Trong những năm qua, du lịch Hịa Bình đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, hệ
thống cơ sở hạ tầng và chất lƣợng dịch vụ đƣợc cải thiện, nhiều di tích lịch sử và
danh lam thắng cảnh đƣợc trùng tu, tôn tạo. Sự phát triển của ngành du lịch góp
phần vào sự tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, tạo việc
làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân. Tuy
nhiên, du lịch Hịa Bình đang dần phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng có
liên quan đến sự phát triển bền vững nhƣ: sự ô nhiễm môi trƣờng tại các khu du
lịch, sự thiếu đa dạng của sản phẩm du lịch, số ngày lƣu trú, hệ số quay trở lại và
chi tiêu của khách du lịch thấp, công tác bảo vệ các tài nguyên phục vụ phát triển du
lịch chƣa thực sự đƣợc chú trọng, nguy cơ xuống cấp về văn hóa, xã hội trên địa
bàn tỉnh. Do vây, nếu chỉ chú ý phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế,

không quan tâm đến những tác động nhiều mặt của du lịch đến môi trƣờng sẽ đe
doạ huỷ hoại mơi trƣờng sinh thái và văn hố bản địa, ảnh hƣởng xấu đến sự phát
triển lâu dài của du lịch. Làm thế nào để v a phát triển du lịch phù hợp với xu thế
chung của thời đại, v a hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm
bảo sự phát triển lâu dài, bền vững là mục tiêu mà du lịch Hồ Bình cần đạt tới.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, để hƣớng tới xây dựng Hồ Bình thành một
điểm du lịch hấp dẫn nhƣng vẫn bền vững về mặt môi trƣờng tự nhiên, xã hội, và
không ảnh hƣởng đến các giá trị văn hố bản địa, thì cần phải có những giải pháp
phù hợp. Cho đến nay đã có những nghiên cứu của các tác giả về vấn đề phát triển
du lịch Hồ Bình nhƣ: Phát triển du lịch sinh thái ở huyện Kim Bơi, tỉnh Hồ Bình;
Nghiên cứu phát triển du lịch hồ sơng Đà, Hồ Bình, khai thác tiềm năng du lịch hồ
sông Đà để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hồ Bình; Giải pháp phát triển nguồn
khách du lịch đến tỉnh Hồ Bình...Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nào đi sâu phân
tích, đề ra các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Hoà Bình. Trƣớc tình
hình đó, đề tài “ Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Hồ
Bình” đƣợc tơi lựa chọn để nghiên cứu. Đề tài này sẽ chủ yếu đề cập một số vấn đề
cơ bản đang đƣợc quan tâm trong tình hình hiện nay. Hơn nữa chủ đề này rất mới
và rộng nên đây sẽ chỉ là những nghiên cứu bƣớc đầu, những đề xuất có tính gợi
mở, cần thiết cho phát triển du lịch hiện nay ở Hồ Bình.
Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá một số vấn đề về sự
bền vững trong thực trạng phát triển của ngành du lịch Hịa Bình. Trên cơ sở phân

tích này, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đƣa du lịch Hịa Bình phát triển
theo hƣớng bền vững.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản
nhất về du lịch, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững; Nghiên cứu,
đánh giá tiềm năng, thế mạnh của tài ngun du lịch tỉnh Hịa Bình; Đánh giá thực
trạng về khai thác, phát triển du lịch của tỉnh Hịa Bình trong thời gian qua. Trên cơ
sở đó luận chứng các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hịa
Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu :
- Phạm vi thời gian: T năm 2009 đến năm 2013
- Phạm vi khơng gian: Tồn bộ địa bàn hành chính của tỉnh Hịa Bình.
- Phạm vi nội dung: Phân tích thực trạng, tiềm năng du lịch của tỉnh gắn với
phát triển bền vững, đƣa ra điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức để t đó
đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng chính của nghiên cứu này là các
khách du lịch, ngƣời dân địa phƣơng Hịa Bình và các doanh nghiệp du lịch, các yếu
tố khác liên quan đến phát triển du lịch bền vững ở Hịa Bình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ
nghĩa duy vật lịch sử, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:
4.1 Phương pháp thống kê
Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến những lĩnh vực
nhƣ lƣợng khách, doanh thu, chỉ tiêu kinh tế...,trên cơ sở khai thác t những nguồn
thuộc: Cục thống kê tỉnh Hịa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hịa
Bình,… các số liệu đƣợc đƣa vào xử lý phân tích để t đó rút ra những kết luận,
đánh giá có tính chất thực tiễn cao.
Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB



Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

4.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Là phƣơng pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở
những tài liệu thu thập đƣợc và những kết qủa phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định
hình một tài liệu tồn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. Trong q trình thực
hiện đề tài nhiều thơng tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và một số
tài liệu nghiên cứu về hoạt động du lịch ở Hồ Bình sẽ đƣợc thu thập để làm cơ sở
cho những phân tích nghiên cứu đƣợc đặt ra đối với đề tài.
4.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phƣơng pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du
lịch nói riêng. Tác giả sẽ sử dụng phƣơng pháp này trong suốt quá trình tìm hiểu,
khảo sát, nghiên cứu.
5. Những đóng góp của để tài
- Tập hợp các cơ sở lý luận về về du lịch, phát triển bền vững và về phát triển
du lịch bền vững để vận dụng vào nghiên cứu cụ thể trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình trên quan
điểm phát triển bền vững.
- Sử dụng kết quả đánh giá thực trạng để đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển du lịch bền vững ở tỉnh Hịa Bình
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc trình bày gồm ba chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình trên quan
điểm phát triển bền vững.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững trên
địa bàn tỉnh Hồ Bình.


Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm về du lịch
T xa xƣa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ
nhiều nƣớc bắt nguồn t

tiếng Hy Lạp với ý nghĩa đi vịng. Thuật ngữ Latinh hố

thành tonus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) vv...Theo
Robert Lanquar, t tourist lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm
1980. Trong tiếng Việt thuật ngữ tourism đƣợc dịch thơng qua tiếng Hán. Du có
nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là t ng trải.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến khơng
thể chỉ ở các nƣớc phát triển mà cịn ở cả các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm về du lịch vẫn chƣa thống nhất.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch
họp tại Roma, các chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau về du lịch: "Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn t các
cuộc hành trình và lƣu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng
xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lƣu trú khơng
phải là nơi làm việc của họ" (Nguồn: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành). Định

nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã đƣợc Liên minh quốc tế các tổ chức
du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua.
Theo I.I. Pirogionic thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thế chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức và văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về
tự nhiên, kinh tế và văn hóa” (Nguồn: Địa lý du lịch).
Còn theo Luật du lịch đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hồ XHCN Việt Nam
thơng qua năm 2005 thì: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Tóm lại, du lịch có thể đƣợc hiểu theo hai nội dung cơ bản:
+ Sự di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngồi nơi cƣ trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại

1

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số
giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
+ Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cƣ trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức tại chỗ về thế giới xung quanh.

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay khơng ít ngƣời, thậm chí ngay
cả các cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh
tế. Do đó mục tiêu đƣợc quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Trong khi
đó, du lịch cịn là một hiện tƣợng xã hội, nó góp phần nâng cao trình độ dân trí,
phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lịng u nƣớc, tình đồn kết, hiểu biết lẫn
nhau. Ngồi ra sự phát triển du lịch cịn có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn các di
sản văn hoá và tạo nên môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh thái, phát triển thiên
nhiên môi trƣờng, xã hội.
1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch
1.2.1 Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, kinh doanh du lịch
a. Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch,
khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
b. Sản phẩm du lịch: là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch, hàng hóa và dịch
vụ nhằm phục vụ du khách trong quá trình đi du lịch.
c. Kinh doanh du lịch: là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trƣờng nhằm mục
đích sinh lợi.
1.2.2 Các nhân tố kinh tế – hội – chính trị
a. Dân cư và lao động: là yếu tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy sự phát
triển của du lịch. Sự gia tăng dân số, gia tăng mật độ dân số, tăng tuổi thọ, sự phát
triển đơ thị hóa….một mặt làm tăng lực lƣợng lao động trong các ngành sản xuất và
dịch vụ dẫn đến làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, mặt khác lại cung cấp nguồn
lao động trong ngành dịch vụ du lịch, bảo đảm nguồn nhân lực cho du lịch phát
triển.

2


Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

b. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: có tầm quan
trọng hàng đầu đối với phát triển du lịch. Nó làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến
nhu cầu đó thành hiện thực. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội trƣớc hết là làm ra
đời hoạt động du lịch, rồi sau đó đẩy nó phát triển với tốc độ nhanh hơn. Sự phát
triển của du lịch cũng bị chi phối bởi các ngành kinh tế khác, đặc biệt là một số
ngành nhƣ nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải…Đây là những ngành
giúp cho đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của du khách đó là ăn, ở, đi lại…
c. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: là nhu cầu nghỉ ngơi của con ngƣời về khôi
phục sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần trong quá trình sinh hoạt và
lao động của con ngƣời. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời
gian và khơng gian là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quá trình
ra đời và phát triển của du lịch. Khi nhu cầu này phát triển đến một mức cao nhất
định của nó là mức nhu cầu xã hội thì có vai trị quyết định đến cấu trúc của ngành
du lịch.
d. Điều kiện sống: điều kiện sống của ngƣời dân là nhân tố quan trọng để
phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con ngƣời đạt đến
một trình độ nhất định. Thực tế cho thấy ở những nƣớc có nền kinh tế phát triển,
mức thu nhập bình quân theo đầu ngƣời cao thì nhu cầu và hoạt động du lịch phát
triển mạnh mẽ.
đ. Th i gian r i: là phần thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các
hoạt động nhằm khơi phục và phát triển thể lực, trí tuệ và tinh thần của con ngƣời.
Thời gian rỗi của con ngƣời tăng lên là yếu tố thuận lợi đối với du lịch. Sự hình
thành và phát triển loại hình du lịch cuối tuần với những đóng góp quan trọng cho

du lịch trong thời gian v a qua là sự khẳng định cho tầm quan trọng của thời gian
rỗi đối với du lịch.
e. Chính trị: là điều kiện quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
du lịch của một quốc gia và cả thế giới. Hịa bình và sự ổn định về chính trị là địn
bẩy giúp đẩy mạnh hoạt động du lịch, du lịch cũng góp phần đến sự tồn tại của hịa
bình và ổn định về mặt chính trị. Chiến tranh và sự bất ổn về mặt chính trị gây cản
trở các hoạt động du lịch, phá hỏng các công trình du lịch và đe dọa đến tính mạng
của du khách…
1.2.3 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
a. Kết cấu hạ tầng

3

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

Giao thơng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói
chung và du lịch nói riêng. Mạng lƣới giao thơng và phƣơng tiện giao thông luôn
đƣợc coi là những yếu tố quan trọng hàng đầu vì nó có vai trị đẩy mạnh hoạt động
du lịch. Du lịch luôn gắn với sự di chuyển của con ngƣời t nơi này đến nơi khác vì
vậy nó phụ thuộc vào mạng lƣới và phƣơng tiện giao thông. Hơn nữa sự thuận lợi
về mạng lƣới giao thơng cịn cho phép khai thác các nguồn tài ngun du lịch, chỉ
có thơng qua mạng lƣới giao thơng thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở
thành hiện tƣợng phổ biến trong xã hội.
Thông tin liên lạc là phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du
lịch, nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lƣu cho du khách trong nƣớc và quốc

tế. Đây là nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác nhau của xã hội, thơng qua các loại
hình thơng tin khác nhau. Khơng chỉ có vậy mà sự thuận tiện của mạng lƣới thơng
tin liên lạc cịn giúp cho việc giao dịch kinh doanh du lịch đƣợc thông suốt, nhanh
chóng trên phạm vi tồn cầu, khiến cho hoạt động du lịch phổ biến hơn, hiệu quả
hơn.
Hệ thống các công trình cấp điện và cấp thốt nƣớc đóng vai trị quan trọng
trong việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của khách. Ngoài ra, các sản phẩm của
chúng phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của khách. Xã hội càng phát
triển, các phƣơng tiện phục vụ cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu về điện càng
lớn.
Nhu cầu về nƣớc sạch của khách du lịch trong các chuyến đi là rất lớn, hơn
thế nữa các điểm du lịch lại thƣờng ở xa các khu đô thị lớn nên địi hỏi phải có hệ
thống cấp nƣớc sạch với mạng lƣới đƣờng ống phát triển mới đủ để đáp ứng nhu
cầu của du khách. Bên cạnh đó hoạt động du lịch cũng thải ra môi trƣờng một lƣợng
nƣớc thải khá lớn với những hóa chất có hại cho mơi trƣờng. Một hệ thống thoát
nƣớc hợp lý với các trạm xử lý nƣớc thải đúng công suất là giải pháp gần nhƣ duy
nhất cho vấn đề này. Nhƣ vậy có thể nói kết cấu hạ tầng hồn hảo chính là địn bẩy
cho các hoạt động kinh tế trong đó có hoạt động du lịch và đây là điều kiện quan
trọng cho phát triển bền vững kinh tế, xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trị hết sức quan trọng trong q
trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng nhƣ quyết định mức độ các tiềm
năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan

4

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD


Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

trọng nhƣ vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc
xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm toàn bộ các phƣơng tiện vật chất tham gia vào
việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du
khách. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cơ sở lƣu trú, cơ sở phục vụ ăn
uống, mạng lƣới các cửa hàng thƣơng nghiệp, cơ sở thể thao, y tế, các cơng trình
phục vụ hoạt động thơng tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác,
trong đó khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là các phƣơng tiện phục
vụ cho việc ăn nghỉ của khách. Vì vậy quy mơ và chất lƣợng của các cơ sở lƣu trú
phục vụ cho khách du lịch chính là cơ sở để đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của
điểm du lịch.
1.3 Phát triển bền vững
1.3.1 Khái niệm
Tƣ duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình sản xuất xã hội
và bắt đầu t việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ mơi trƣờng và tiếp đó là
nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Thuật ngữ "phát triển
bền vững" xuất hiện t những năm 80 và chính thức đƣợc đƣa ra tại hội nghị của ủy
ban thế giới về phát triển và môi trƣờng (WCED), nổi tiếng với tên gọi ủy ban
Brudtland năm 1987. Trong định nghĩa Brudtland, phát triển bền vững đƣợc hiểu là:
hoạt động phát triển kinh tế "nhằm đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau"
(Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển). Tuy nhiên nội dung chủ yếu trong định
nghĩa này là xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế.
Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức Johannesbug
(Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: "Phát triển bền vững là q trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm : tăng
trƣởng về mặt kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ mơi trƣờng sống"

(Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển).
Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có
đƣợc sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành
mục tiêu thiên niên kỷ. Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã đƣợc chú ý
nhiều trong giới nghiên cứu cũng nhƣ những nhà hoạch định đƣờng lối, chính sách.
Quan niệm về phát triển bền vững thƣờng đƣợc tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là,
phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi trƣờng

5

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

sống, coi giá trị môi trƣờng sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá
trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển
dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hƣởng tới
mai sau.
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững đƣợc
định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trƣờng”. Đây là định nghĩa có tính tổng qt, nêu bật những yêu cầu
và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình
hình ở Việt Nam. T nội hàm khái niệm phát triển bền vững, rõ ràng là, để đạt đƣợc
mục tiêu phát triển bền vững cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực
là kinh tế, xã hội và mơi trƣờng. Mối quan hệ đó đƣợc thể hiên qua hình vẽ sau:


Mơi
trƣờng

Phát triển
bền vững

Xã hội

Kinh tế

Hình 1.1 Mối quan hệ trong phát triển bền vững
(Nguồn : Giáo trình kinh tế phát triển)
Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một
thời gian dài. Tăng trƣởng nhanh chƣa chắc đã có đƣợc phát triển bền vững về mặt

6

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

kinh tế. Vì thế chúng ta phải ln duy trì một tốc độ tăng trƣởng ổn định hợp lý và
lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trƣởng kinh tế nhanh.
Bền vững về mặt mơi trƣờng : Mơi trƣờng sống có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự
sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm tồn bộ các điều
kiện vật lý, hoá học, sinh học....và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt mơi trƣờng

là ở đó con ngƣời có cuộc sống chất lƣợng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững.
Bền vững về xã hội : Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một
cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi công bằng cho mọi
cá nhân trong xã hội. Phát triển phải đƣợc gắn liền với một xã hội ổn định, hồ bình,
mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi ngƣời cùng với đó là việc nâng cao
sự tham gia của cộng đồng vào q trình phát triển.
Ngồi ra phát triển bền vững cịn đƣợc xem là sự phát triển "bình đẳng và cân
đối". Bình đẳng đƣợc hiểu là bình đẳng giữa các nhóm ngƣời trong cùng một xã
hội. Cịn tính cân đối đƣợc thể hiện ở việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội - môi trƣờng.
1.3.2 Các thước đo về phát triển bền vững.
Cũng nhƣ tăng trƣởng kinh tế, phát triển bền vững có thƣớc đo riêng và rất
đặc trƣng. Tuy nhiên hệ thống thƣớc đo này rất phức tạp và nhiều thƣớc đo rất khó
xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phƣơng diện kinh tế- xã hội- môi trƣờng.
Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số nhƣ: tổng sản phẩm trong
nƣớc (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP, GDP/ngƣời,
GNP/ngƣời.... Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/ngƣời phải ở mức 5% mới
đƣợc coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp
của cơng nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nơng
nghiệp trong cơ cấu.
Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá nhƣ: chỉ số phát triển con ngƣời
(HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá...HDI là chỉ tiêu đánh
giá tổng hợp sự phát triển của con ngƣời vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu
cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trƣởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số
bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng
trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên
nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội.
Về mặt môi trƣờng các chỉ tiêu đánh giá nhƣ : mức độ ơ nhiễm (khơng khí,
nguồn nƣớc...), mức độ che phủ r ng.... là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá


7

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

tính bền vững của mơi trƣờng. Mơi trƣờng bền vững là môi trƣờng luôn thay đổi
nhƣng vẫn làm trịn ba chức năng : là khơng gian sinh tồn; là nơi cung cấp nguồn tài
nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con ngƣời; là nơi chứa
đựng, xử lý chất thải.
Ngồi ra cịn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về giáo
dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại học,... các
chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác.
1.4 Khái niệm phát triển du lịch bền vững
1.4.1 Định nghĩa
Khái niệm về du lịch bền vững (sustainable tourism) mới xuất hiện trên cơ sở
cải tiến và nâng cấp về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây đƣợc sự chú
ý rộng rãi trong những năm gần đây.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996) thì "du lịch bền vững là
việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm
những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tƣơng lai" (Nguồn:Sách
"Du lịch bền vững"). Khái niệm này chỉ ra rằng mọi hoạt động du lịch ở hiện tại
khơng đƣợc xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tƣơng lai và phải luôn tôn trọng đảm
bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài.
Tổ chức UNWTO định nghĩa “phát triển bền vững trong du lịch là sự phát
triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến
những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Sự phát triển này quan

tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp
cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự tồn vẹn về văn hóa để
phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai; cho công tác bảo vệ mơi trƣờng và góp
phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng” (Nguồn: Tạp chí Du lịch Việt
Nam, số 3/2001). Trong định nghĩa mới này thì du lịch bền vững đã đƣợc hiểu một
cách đầy đủ hơn, nó đƣợc xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế – xã hội – môi trƣờng.
Tại Hội nghị Bộ trƣởng du lịch các nƣớc Đơng - Thái Bình Dƣơng tổ chức
tại Việt Nam (t ngày 11 tháng 6 đến ngày 20 tháng 6 năm 2004, tại thành phố Huế)
đã đƣa ra quan điểm về du lịch bền vững nhƣ sau: “Du lịch bền vững là việc phát
triển du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và
cộng đồng địa phƣơng nhƣng không ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của
thế hệ mai sau, du lịch bền vững khả thi về kinh tế nhƣng không phá huỷ môi
trƣờng mà tƣơng lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trƣờng tự nhiên

8

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phƣơng”(Nguồn: Tạp chí Du lịch Việt Nam,
tháng 8/2005).
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch bền vững là sự phát triển du
lịch đáp ứng đƣợc các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu về du lịch của tƣơng lai”.
Để làm rõ hơn khái niệm du lịch bền vững, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên
cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố đƣợc coi là bền vững với các yếu tố

đƣợc coi là không bền vững trong phát triển du lịch.
Bảng 1.1: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững.
Du lịch kém bền vững hơn

Du lịch bền vững hơn

Khái niệm chung:Phát triển nhanh

Phát trỉên chậm

Phát triển khơng kiểm sốt

Phát triển có kiểm sốt

Quy mơ không phù hợp

Quy mô phù hợp

Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu dài hạn

Phƣơng pháp tiếp cận theo số lƣợng

Phƣơng pháp tiếp cận theo chất lƣợng

Tìm kiếm sự tối đa

Tìm kiếm sự cân bằng


Kiểm soát t xa

Địa phƣơng kiểm soát

Chiến lƣợc phát triển:
Không lập kế hoạch, triển khai tùy tiện

Quy hoạch trƣớc, triển khai sau

Kế hoạch theo dự án

Kế hoạch theo quan điểm

Phƣơng pháp tiếp cận theo lĩnh vực

Phƣơng pháp tiếp cận chính luận

Tập trung vào các trọng điểm

Quan tâm tới cả vùng

p lực và lới ích tập trung

Phân tán áp lực và lợi ích

Thời vụ và mùa cao điểm

Quanh năm và cần bằng

Các nhà thầu bên ngoài


Các nhà thầu địa phƣơng

Nhân cơng bên ngồi

Nhân cơng địa phƣơng

Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch

Kiến trúc bản địa

Xúc tiến Marketing tràn lan

Xúc tiến Marketing theo đối tƣợng.

Nguồn lực: Sử dụng tài nguyên nƣớc, Sử dụng v a phải tài nguyên nƣớc, năng
năng lƣợng lãng phí
lƣợng
Khơng tái sịnh

Tăng cƣờng tài sinh

Khơng chú ý tới lãng phí sản xuất

Giảm thiểu lãng phí

9

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB



Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

Thực phẩm nhập khẩu

Thực phẩm sản xuất tại địa phƣơng

Tiền bất hợp pháp, không rõ ràng

Tiền hợp pháp

Nguồn nhân lực chất lƣợng kém

Nguồn nhân lực có chất lƣợng

Khách du lịch: Số lƣợng nhiều

Số lƣợng ít

Khơng có nhận thức cụ thể

Có thơng tin cần thiết bất kỳ lúc nào

Khơng học tiếng địa phƣơng

Học tiến địa phƣơng

Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ


Chủ động và có nhu cầu

Khơng ý tứ và kỹ lƣỡng

Thơng cảm và lịch thiệp

Tìm kiếm du lịch tình dục

Khơng tham gia vào du lịch tình dục

Lẵng lẽ, kỳ quặc

Lặng lẽ, riêng biệt

Không trở lại tham quan

Trở lại tham quan

(Nguồn: Sách "Du lịch bền vững" của Nguyễn Đình Hịe, Vũ Văn Hiếu).
Mặc dù cịn nhiều quan điểm chƣa thống nhất, song phần lớn ý kiến cho rằng
du lịch bền vững là hoạt động khai thác môi trƣờng tự nhiên và văn hoá nhằm thoả
mãn các nhu cầu đa dạng của du khách, hay nói cách khác là đáp ứng các nhu cầu
kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì đƣợc trong hiện tại và không làm
tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Do vậy, ta có thể
hiểu: Du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và cải thiện các
mặt mơi trƣờng, kinh tế, văn hố , xã hội.
1.4.2 Mục tiêu của du lịch bền vững
Du lịch hiện đang đƣợc coi là một ngành kinh tế lớn và phát triển nhanh nhất
trên phạm vi tồn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các

giá trị văn hố có tính tồn cầu cũng nhƣ có tác động đến mọi khía cạnh về tài
ngun và mơi trƣờng. Sự phát triển bền vững của ngành du lịch cần đạt đƣợc
những mục tiêu sau :
+ Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và mơi trƣờng.
+ Cải thiện tính cơng bằng xã hội trong phát triển.
+ Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
+ Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
1.4.3 Ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững
- Sự bền vững về kinh tế: tạo nên sự thịnh vƣợng cho tất cả mọi tầng lớp xã
hội và đạt đƣợc hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi, đó là
sức sống và phát triển của các doanh nghiệp và các hoạt động của các doanh nghiệp

10

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

đó có thể duy trì đƣợc lâu dài. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp ngƣời làm du
lịch, cơ quan địa phƣơng, chính quyền và ngƣời tổ chức du lịch đƣợc hƣởng lợi, và
ngƣời dân địa phƣơng có cơng ăn việc làm.
- Sự bền vững xã hội: tơn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi
ngƣời trong xã hội. Đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách cơng bằng, với trọng
tâm là giảm đói nghèo. Chú ý đến những cộng đồng địa phƣơng, duy trì và tăng
cƣờng những hệ thống, những chế độ hỗ trợ đời sống của họ, th a nhận và tơn trọng
các nền văn hố khác nhau, và tránh đƣợc mọi hình thức bóc lột. Ở một cái nhìn sâu
và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và

khoa học, đảm bảo cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ
sau, thế hệ tƣơng lai có thể đƣợc tiếp nối và tận dụng.
- Sự bền vững về môi trƣờng: bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc
biệt là các nguồn tài nguyên không thể thay mới và quý hiếm đối với cuộc sống con
ngƣời. Hạn chế đến mức độ tối thiểu sự ô nhiễm khơng khí, đất và nƣớc, và bảo tồn
sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên đang còn tồn tại. Đảm bảo sự hài hịa
về mơi trƣờng sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho
môi trƣờng sống của con ngƣời đƣợc đảm bảo.
1.4.4 Những thách thức đối với việc phát triển du lịch bền vững
a. Quản lý sự tăng trưởng năng động: Hoạt động du lịch quốc tế sẽ tăng lên
gấp đôi theo dự báo trong 15-20 năm tới và sẽ đem lại những sức ép rất lớn. Muốn
tránh đƣợc những tổn thất nghiêm trọng do bất kỳ nguồn tài nguyên nào làm chỗ
dựa cho phát triển du lịch, thì phải quản lý tốt sự tăng trƣởng đó.
b. Thay đổi khí hậu là một vấn đề lớn cho sự bền vững lâu dài của hoạt động
du lịch ở hai phía: khí hậu thay đổi sẽ ảnh hƣởng tới du lịch và du lịch là một tác
nhân khiến khí hậu thay đổi.
c. Xố đói giảm nghèo. Du lịch có tiềm lực lớn góp phần vào việc giảm đói
nghèo. Thách thức là phải tìm ra những biện pháp tốt hơn để hƣớng sự chi tiêu của
khách du lịch đối với ngƣời nghèo. Có một thách thức khác song song: những ngƣời
làm việc trong ngành du lịch có xu thế bị trả lƣơng thấp. Do đó, cần bảo đảm trả thù
lao đúng mức cho ngƣời làm việc trong ngành du lịch.
d. Sự lành mạnh, an toàn và an ninh. Đây là một vấn đề rất phức tạp vì bản
thân khách du lịch khi đi đến một nƣớc nào đó thì nhu cầu, mục đích của họ khác
nhau thậm chí có cả những mục đích xấu. Những quốc gia có bộ phận chuyên
“khủng bố” hay “ăn xin” cũng ảnh hƣởng lớn đến du lịch bền vững.

11

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB



Luận văn Cao học QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

1.4.5 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững: Du lịch là
một ngành kinh tế tổng hợp có định hƣớng tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hóa
sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao. Phát triển du lịch bền vững
cần tuân thủ 10 nguyên tắc, đó là:
Một là: Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên
nhiên, xã hội và văn hoá.
Hai là: Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khơi phục các
suy thối mơi trƣờng, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lƣợng du lịch.
Ba là: Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hoá là
rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
Bốn là: Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phƣơng và
quốc gia. Ngoài ra đối với mỗi phƣơng án phát triển cần tiến hành đánh giá tác động
của môi trƣờng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trƣờng.
Năm là: Hỗ trợ nền kinh tế địa phƣơng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi coi
du lịch là cơng cụ cho nỗ lực bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học ở các vƣờn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Sáu là: Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng. Điều này khơng chỉ
đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho mơi trƣờng mà cịn tăng cƣờng đáp ứng nhu cầu,
thị hiếu của du khách.
Bảy là: Sự tƣ vấn của các nhóm quyền lợi và cơng chúng. Điều này sẽ đảm
bảo sự gắn kết và có trách nhiệm hơn với môi trƣờng giữa các ngành kinh tế với địa
phƣơng và giữa các ngành với nhau góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững
của mỗi ngành trong đó có du lịch.
Tám là: Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và
giải pháp du lịch bền vững, nhằm cải thiện chất lƣợng các sản phẩm du lịch.

Chín là: Marketing du lịch một cách có trách nhiệm sẽ giúp du khách hiểu
hơn về văn hóa của địa phƣơng, t đó tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa du khách và
ngƣời dân bản địa, tăng sự hài lòng của du khách.
Mư i là: Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang
lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.
Tóm lại, muốn phát triển du lịch bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng kinh
tế và môi trƣờng xã hội.

12

Hà Thu Huyền, 12AQTKD1-HB


×