Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Kết quả phẫu thuật dính khớp sọ đơn thuần ở trẻ em (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.18 MB, 55 trang )

3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu hộp sọ trẻ em
Cấu trúc hộp sọ ở trẻ em được cấu tạo bởi 2 xương trán, 2 xương đính, 2 xương
thái dương, 1 xương chẩm. Các xương này là những xương dẹt khơng dính liền với
nhau mà nối với nhau bởi các đường khớp sọ (hình 1.1). Điều này đảm bảo cho hộp
sọ có khả năng thay đổi hình dáng và kích thước khi đi qua vùng tiểu khung của mẹ
trong lúc chuyển dạ được dễ dàng.

Hình 1.1: Hộp sọ trẻ em nhìn nghiêng và nhìn trước.
Các xương sọ khơng dính vào nhau mà nối với nhau bởi các khớp và thóp sọ
“Nguồn: Goodrich J.T, 2008” [44]
Hộp sọ có 4 loại khớp sọ chính là khớp trán tiếp giáp hai xương trán phía trước,
khớp vành tiếp giáp xương trán ở trước và xương đính ở sau, khớp dọc giữa tiếp giáp
2 xương đính ở trên, khớp lambda tiếp giáp 2 xương đính phía trước với xương chẩm
phía sau. Ngồi ra, hộp sọ cịn có 3 đường khớp phụ, nhỏ và ít quan trọng hơn là khớp
trán – mũi tiếp giáp xương trán và xương mũi, khớp trán – bướm tiếp giáp xương trán
và cánh lớn xương bướm, khớp trai tiếp giáp xương đính và phần trai của xương thái
dương (hình 1.2) [52].
Tại một số vị trí, các xương sọ và khớp sọ tách rời nhau khá rộng thành những
khoảng trống gọi là các thóp sọ. Có 2 thóp chính là thóp trước hình thoi nằm giữa 2
xương trán phía trước và 2 xương đính phía sau, thóp sau hình tam giác nằm giữa 2


4

xương đính và xương chẩm. Ngồi ra, cịn 2 thóp phụ là thóp trước - bên bao quanh
bởi các xương trán - đính - thái dương - bướm và thóp sau - bên bao quanh bởi các
xương thái dương - chẩm – chũm (hình 1.2) [52].



Hình 1.2: Giải phẫu hộp sọ trẻ em trên hình chụp cắt lớp 3 chiều
(a: khớp trán, b: khớp vành, c: khớp dọc giữa, d: khớp lambda, e: khớp trai, f: thóp
trước, g: thóp sau, h: thóp trước – bên, i: thóp sau – bên)
“Nguồn: Hill, 2019” [52]
1.2 Quá trình tạo xương hộp sọ
Những nghiên cứu mô học, người ta nhận thấy sự phát triển hộp sọ con người
có cả hai q trình tạo xương cơ bản [52]. Các xương ở vòm sọ (xương trán, đính,
chẩm, phần trai xương thái dương) và các xương mặt (xương mũi, gò má, hàm trên,
hàm dưới) được tạo xương từ màng. Các xương sàn sọ (xương sàng, xương bướm,
xương đá) lại được tạo xương từ sụn [52].

Hình 1.3: Tạo xương của hộp sọ thai nhi 12 tuần tuổi
Tạo xương từ sụn (nhuộm Alcian màu xanh) và tạo xương từ màng (nhuộm Alizarin
màu đỏ)
“Nguồn: Hill, 2019” [52]


5

Hầu hết hệ xương người (các xương dài và một số ít xương dẹt) được phát
triển từ q trình tạo xương từ sụn. Có một cấu trúc ở đầu xương gọi là sụn tiếp hợp
có các nguyên bào sụn sẽ biệt hoá thành nguyên bào xương và phát triển thành các
bè xương. Trong khi đó, q trình tạo xương màng (đặc trưng của các xương dẹt)
khơng có cấu trúc sụn tiếp hợp mà từ mô liên kết sợi bao quanh các khớp xương, các
nguyên bào sợi này được di chuyển về phía bờ xương và biệt hố thành ngun bào
xương và phát triển thành các bè xương [52].

Hình 1.4: Quá trình tạo xương màng của các xương dẹt hộp sọ
“Nguồn: Hill, 2019” [52]

1.3 Mơ học đường khớp sọ bình thường và trong bệnh lí dính khớp sọ
Tại đường khớp sọ được bao quanh bởi màng xương phía trên, màng cứng
phía dưới và mô liên kết sợi giàu mạch máu ở giữa (hình 1.5). Màng xương có hai
lớp, lớp ngồi là mơ sợi collagen, lớp trong có các tế bào trung mô rất quan trọng là
tiền thân của các nguyên bào sợi và nguyên bào xương. Mô liên kết giàu mạch máu
ở khoảng trống đường khớp giữa hai xương sọ cũng có những ngun bào sợi tham
gia biệt hố thành ngun bào xương. Các tế bào trung mô này sẽ di chuyển về phía
bờ xương sọ để biệt hố và phát triển các bè xương mới [89].


6

Hình 1.5: Cấu trúc mơ học đường khớp sọ bình thường
“Nguồn: Regelsberger, 2012” [89]
Nghiên cứu về những thay đổi của cấu trúc đường khớp sọ, Regelsberger nhận
thấy ở trẻ bị DKS thì khoảng cách đường khớp bị thu hẹp lại, mô liên kết sợi ở giữa
đường khớp bị giảm đáng kể và bị thay thế bằng mơ xương đặc (hình 1.6) [89].

Hình 1.6: Khoảng cách đường khớp sọ bị thu hẹp trong dính khớp sọ
Khoảng cách ở khớp sọ bình thường (hình a) so với dính khớp sọ (hình b); Mơ
liên kết sợi (nhuộm màu đỏ) ở khớp sọ bình thường (hình c) bị thay thế bởi mơ xương
đặc (nhuộm màu xanh) ở khớp sọ bị dính (hình d)
“Nguồn: Regelsberger, 2012” [89]
1.4 Q trình đóng các đường khớp và thóp sọ theo sinh lí
Thời gian đóng các khớp sinh lí thay đổi tuỳ theo đường khớp. Tại các đường
khớp, khi xương sọ phát triển quanh đường khớp sẽ tạo thành những chồi xương cài
vào nhau như hình răng lược và các xương này thường chỉ bắt đầu dính vào nhau sau
2 – 4 tuổi. Ngoại trừ ở khớp trán bắt đầu dính sớm nhất từ sau 2 – 3 tháng tuổi. Q
trình dính khớp sọ sinh lí sẽ tiếp tục mạnh mẽ cho đến tuổi dậy thì và chúng chỉ thật
sự dính chắc chắn vào nhau như một khối sau 20 tuổi (bảng 1.1) [35],[45].



7

Bảng 1.1: Thời gian bắt đầu dính khớp sọ theo sinh lí
Đường khớp

Số lượng

Thời gian dính khớp sinh lí (tháng tuổi)

Khớp trán

1

2

Khớp dọc giữa

1

22

Khớp khớp vành

2

24

Khớp khớp lambda


2

26

Khớp trán – mũi

1

68

Khớp trán – bướm

2

22

Khớp trai

2

35 – 39

“Nguồn: Furuya, 1984” [35]
Hộp sọ gồm có 6 thóp: 1 thóp trước, 1 thóp sau, 2 thóp trước – bên và 2 thóp
sau – bên. Thóp trước có dạng hình thoi nằm giữa 2 xương trán phía trước và 2 xương
đính phía sau. Thóp trước lớn nhất, kích thước khoảng 2,5 x 4cm và sẽ đóng hồn
tồn sau sanh khoảng 24 tháng. Thóp sau hình tam giác nằm giữa xương chẩm và 2
xương đính, kích thước nhỏ hơn rất nhiều và sẽ đóng sớm nhất sau sanh khoảng 3
tháng tuổi. Các thóp trước – bên và sau – bên rất nhỏ, khó sờ thấy, thời gian đóng các

thóp này rất thay đổi sau 6 – 24 tháng tuổi (bảng 1.2) [35].
Bảng 1.2: Thời gian đóng thóp sọ theo sinh lí
Thóp sọ

Số lượng

Thời gian đóng thóp
(tháng tuổi)

Thóp trước

1

24

Thóp sau

1

3

Thóp trước – bên

2

6 – 24

Thóp sau – bên

2


6 – 24

“Nguồn: Furuya, 1984” [35]
1.5 Sự phát triển về kích thước não bộ và chu vi hộp sọ
Chính nhờ các xương sọ khơng dính vào nhau nên hộp sọ của thai nhi và não
bộ trẻ em phát triển lớn dần theo thời gian. Sự phát triển của não bộ về mặt kích thước
sẽ thúc đẩy cho sự phát triển của hộp sọ trong suốt thai kì và những năm đầu sau sanh.


8

Quá trình này tăng mạnh nhất trong suốt thai kì và một năm đầu tiên sau sanh. Trọng
lượng não sau sanh chỉ khoảng 350 gr nhưng sau 1 năm đầu đã đạt 900 gr bằng 75%
so với người trưởng thành (1250 – 1400 gr). Đến 3 tuổi đạt 1200 gr bằng 90% người
trưởng thành. Sau đó trọng lượng não sẽ tăng chậm dần và đạt 95% so với người lớn
lúc 5 - 6 tuổi, và đạt tối đa 100% khi đến tuổi dậy thì 10 – 12 tuổi [122] (biểu đồ 1.1).

Biểu đồ 1.1: Phát triển trọng lượng não bộ trong thai kì và sau sanh
“Nguồn: Tổ chức y tế thế giới , 2007” [122]

Biểu đồ 1.2: Phát triển chu vi vòng đầu trẻ em sau sanh
“Nguồn: Tổ chức y tế thế giới, 2007” [122]


9

Trong khi đó, kích thước hộp sọ trẻ em cũng sẽ tăng tương ứng với kích thước
của não bộ. Chu vi vòng đầu trẻ lúc mới sanh khoảng 33 – 35 cm, sẽ tăng rất nhanh
2 cm/tháng trong 3 tháng đầu, 1 cm/tháng trong 3 tháng tiếp, 0,5 cm/tháng trong 6

tháng tiếp theo và đạt 45cm sau 1 năm. Sau đó vịng đầu sẽ tăng chậm dần đến 6 tuổi
thì đạt 50 cm so với người trưởng thành 52 – 53 cm. Như vậy, vòng đầu sẽ tăng nhanh
nhất trong 1 năm đầu tiên, tăng chậm dần đến 6 tuổi, sau 6 tuổi thì tăng khơng đáng
kể (biểu đồ 1.2) [122].
Trong trường hợp bình thường, sự phát triển của bộ não đã tạo một áp lực
dương liên tục lên đường khớp sọ, kích thích q trình di chuyển và biệt hố của
ngun bào xương qua đó kích hoạt q trình tạo xương. Và như vậy, hộp sọ phát
triển được là nhờ áp lực từ bên trong của não bộ. Trường hợp bệnh lí xảy ra khi não
bộ kém phát triển (làm mất áp lực dương từ bên trong) hoặc có lực từ bên ngoài tác
động lên hộp sọ hoặc do chính các bất thường của đường khớp làm cho quá trình tạo
xương sọ bị ức chế (hình 1.7) [106].

Hình 1.7: Các yếu tố ảnh hưởng quá trình tạo xương sọ tại đường khớp
“Nguồn: Stephen, 2015” [106]
1.6 Dị tật dính khớp sọ
Dị tật DKS được định nghĩa là tình trạng dính bất thường của các đường khớp
sọ, gây hạn chế sự phát triển của xương sọ ở hai bên đường khớp và gián tiếp ảnh
hưởng đến sự phát triển của nhu mô não ngay bên dưới [45],[63]. Đây là một dị tật
bẩm sinh, xảy ra từ trước sanh và gây nên những biến dạng của hộp sọ sau sanh.
Trước kia, người ta còn gọi là tật hẹp hộp sọ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong


10

trường hợp dính nhiều khớp sọ hoặc tồn bộ khớp sọ. Trong đa số trường hợp DKS
không gây hẹp hộp sọ mà chỉ gây biến dạng hộp sọ [40],[51].
Tần suất chung trong dân số 0,6 – 1/1000 trẻ [45],[51],[63]. Có hai cơ chế
chính gây ra dính khớp sọ. DKS nguyên phát là do bệnh lí của chính đường khớp sọ
gây ra, những bất thường di truyền học được phát hiện trong 5 – 15% trường hợp.
DKS thứ phát là do hậu quả của các bệnh lí khác làm cho não bộ không tiếp tục phát

triển nữa (như teo não gây tật đầu nhỏ, hội chứng dẫn lưu quá mức trong bệnh đầu
nước...) nên không tạo được áp lực làm cho hộp sọ phát triển, về sau gây chồng khớp
sọ. Ngoài ra, những trường hợp đầu bị méo do tư thế nằm có thể gây ra biến dạng hộp
sọ giống như dính khớp sọ nhưng các khớp sọ hồn tồn bình thường. Chỉ có DKS
nguyên phát mới được xem là DKS thật sự [45],[63].
Theo Renier có hai cách phân loại DKS [90]. Một là, dựa trên số lượng khớp
sọ bị dính gồm: dính một khớp (hay DKS đơn giản) và dính nhiều khớp (hay DKS
phức tạp). Hai là, dựa trên có hay khơng có dị tật cơ quan khác kèm theo gồm: DKS
đơn thuần nghĩa là chỉ có bất thường của hộp sọ (cịn gọi là DKS khơng có hội chứng)
và các hội chứng DKS khi có kèm theo bất thường cơ quan khác của vùng hàm mặt,
tứ chi, cột sống, hẹp đường hô hấp, dị tật hệ thần kinh trung ương, tim mạch, tiêu
hoá... Tuỳ vào các dị tật kèm theo mà đã có nhiều hội chứng DKS được mơ tả
[39],[45],[63].
Nguyên nhân của DKS hiện nay vẫn còn chưa rõ [45],[63]. Có nhiều yếu tố
liên quan như những bất thường của thai kì: mẹ hút thuốc hay uống thuốc trong thời
kì mang thai (Valproate, Phenytoin, Methotrexate...), ngơi thai bất thường, song thai,
thiểu ối, thai bị đa dị tật, các rối loạn chuyển hố hay bệnh lí huyết học, tiền sử gia
đình bị DKS... Ngày nay, các bất thường di truyền học (đột biến nhiễm sắc thể và
gen) được tìm thấy trong 5 – 15% trường hợp DKS [63],[106].
1.7 Định luật Virchow và các kiểu biến dạng dính khớp sọ
Năm 1851, Virchow, một nhà giải phẫu học người Đức, từ những quan sát
thực nhiệm đã đưa ra giả thuyết là bình thường xương sọ sẽ phát triển theo hướng
vng góc với các đường khớp (hình 1.8). Khi có một đường khớp sọ bị dính bất


11

thường thì xương sọ hai bên đường khớp sẽ khơng phát triển được theo hướng vng
góc mà phát triển theo hướng song song với đường khớp đó. Sau này, được gọi là
“định luật Virchow”. Kết quả là hình dạng đầu của trẻ sẽ bị kéo dài theo một hướng

nào đó mà khơng cịn hài hồ như bình thường [15],[63].

Hình 1.8: Mơ hình phát triển xương sọ bình thường theo “định luật Virchow”
“Nguồn: James Tait Goodrich,2008” [44]
Virchow cũng là người đầu tiên dùng thuật ngữ DKS để mô tả các bệnh lí này.
Định luật của Virchow có thể lí giải được khá nhiều kiểu biến dạng DKS khác nhau
(hình 1.9). Tuy nhiên, định luật Virchow khơng thể giải thích được hết các biến dạng
bù trừ kèm theo hoặc biến dạng có liên quan đến vùng sàn sọ [37],[63].

Hình 1.9: Các kiểu biến dạng cơ bản do dính khớp sọ đơn thuần
“Nguồn: James Tait Goodrich, 2008” [44]


12

1.8 Phân loại dính khớp sọ đơn thuần
1.8.1 Dính khớp dọc giữa
Dính khớp dọc giữa chiếm 50 – 60% trong DKS đơn thuần. Đây là loại DKS
phổ biến nhất và thường gặp ở bé trai. Tần suất 1/5.000 trẻ. Tỉ lệ nam/nữ = 3/1 [63].
Theo định luật Virchow khi khớp dọc giữa bị dính thì hai xương đính hai bên
sẽ bị hạn chế phát triển. Ngược lại do sự phát triển bù trừ thứ phát của hai khớp vành
và hai khớp lambda sẽ làm cho phần xương trán và xương chẩm phát triển quá mức
về phía trước và phía sau hộp sọ làm cho đầu trẻ biến dạng kéo dài song song với
khớp dọc giữa. Đặc trưng của tật dính khớp dọc giữa là đầu sẽ dài theo chiều trước
sau và thu hẹp chiều ngang nên được gọi là tật đầu dài (hình 1.10) [39],[61].

Hình 1.10: Dính khớp dọc giữa gây tật đầu dài hay đầu hình thuyền
“Nguồn: Kabani, 2004” [61]
Đường khớp dọc giữa bị dính tạo thành một gờ xương lớn nhơ cao dọc theo
giữa đỉnh đầu có thể nhìn hay sờ thấy. Xương trán và xương chẩm sẽ phát triển quá

mức tạo thành hai ụ nhô ra trước và ra sau. Khi nhìn nghiêng đầu trẻ rất dài và có
hình dạng giống chiếc thuyền (với mũi thuyền ở trước trán và đi thuyền ở sau
chẩm) nên cịn được gọi là tật đầu hình thuyền (hình 1.11) [39],[61].

Hình 1.11: Dính khớp dọc giữa gây đầu hình thuyền
“Nguồn: Hình chụp tại BV Nhi Đồng 2, 2019”


13

1.8.2 Dính khớp vành một bên
Dính khớp vành một bên chiếm khoảng 20% trong DKS đơn thuần. Đây là
loại DKS phổ biến thứ hai sau dính khớp dọc giữa. Tần suất 1/11.000 trẻ. Tỉ lệ nam/nữ
=1/1–2 [63].
Khi dính khớp vành một bên sẽ gây hạn chế phát triển của xương trán và xương
đính bên khớp vành bị dính làm cho vùng trán cùng bên bị dẹt lại. Trong khi đó, sự
phát triển bù trừ của khớp vành bên đối diện sẽ làm ụ trán đối bên nhô ra trước quá
mức (hình 1.12). Phần cung mày bên bị dính khớp sẽ bị dẹt, chếch lên trên và ra ngoài
gọi là dấu hiệu mắt chú hề “Harlequin” (hình 1.13). Sàn sọ trước bên dính khớp bị
ngắn lại chiều trước sau trong khi đối bên bị kéo dài ra. Nhìn từ trên xuống đầu bị
mất đối xứng phía trước nên gọi là tật đầu dẹt phía trước một bên [39],[45],[61].
Tình trạng tiến triển nặng hơn sẽ làm cho lệch trục đầu – mặt. Mũi và cằm có
khuynh hướng bị lệch sang bên dính khớp. Đầu cũng sẽ nghiêng về bên dính khớp
vành bị dính (hình 1.13) [44].

Hình 1.12: Dính khớp vành một bên gây tật đầu dẹt phía trước
“Nguồn: Kabani, 2004” [61]

Hình 1.13: Dính khớp vành bên trái và dấu hiệu “Harlequin” bên trái
“Nguồn: Hình chụp tại BV Nhi Đồng 2, 2019”



14

1.8.3 Dính khớp vành hai bên
Dính khớp vành hai bên chỉ chiếm khoảng 10 – 20% trong DKS đơn thuần.
Thường gặp trong các hội chứng DKS. Theo định luật Virchow, khi bị dính khớp
vành hai bên làm cho đầu sẽ phát triển theo hướng song song với hai khớp vành nên
kéo dài chiều ngang của hộp sọ. Hai xương trán không phát triển ra trước được làm
rút ngắn chiều trước sau của hộp sọ. Sàn sọ trước cũng bị ngắn chiều trước sau và
rộng chiều ngang. Hộp sọ thường bị đẩy lên cao, phần trên vùng trán bị nhô ra trước
do khớp trán phát triển bù trừ. Khi nhìn từ trên xuống đầu bị ngắn lại theo chiều trước
sau nên gọi là tật đầu ngắn (hình 1.14) [39],[45],[61].
Ngồi ra, hai cung mày cũng bị dẹt lại, chếch lên trên và ra ngoài, gọi là dấu
mắt chú hề “Harlequin” hai bên. Hai hốc mắt thường ngắn làm cho hai nhãn cầu có
khuynh hướng lồi ra ngồi. Một số trường hợp có thể có tật hai mắt xa nhau do khoảng
cách trong hai mắt bị kéo dài (hình 1.15) [39],[45],[61].

Hình 1.14: Dính khớp vành hai bên gây tật đầu ngắn
“Nguồn: Kabani, 2004” [61]

Hình 1.15: Dính khớp vành hai bên và dấu hiệu mắt “Harlequin” hai bên
“Nguồn: Hình chụp tại BV Nhi Đồng 2, 2019”


15

1.8.4 Dính khớp trán
Dính khớp trán chiếm khoảng 10% trong DKS đơn thuần. Đây là loại DKS
khá ít gặp, sau dính khớp dọc giữa và dính khớp vành. Tần suất 1/15.000 trẻ. Tỉ lệ

nam/nữ = 3/1 [63].
Khi dính khớp trán làm cho hai xương trán không phát triển được sang hai
bên. Sự phát triển bù trừ của hai khớp vành hướng ra sau và khớp dọc giữa hướng
sang hai bên làm cho xương đính phát triển ra sau và sang bên quá mức. Cuối cùng
làm cho đầu biến dạng có hình như tam giác với các góc nhọn hướng ra phía trước
trán và hai bên ụ đính. Nhìn từ trên xuống đầu có hình tam giác nên gọi tật đầu hình
tam giác (hình 1.16) [39],[45],[61].
Trong dính khớp trán thường có một gờ xương lớn chạy dọc theo vị trí của
đường khớp trán ban đầu. Ngoài ra, phần cung mày hai bên không phát triển sang hai
bên được, làm thu hẹp khoảng cách trong hai mắt gây tật hai mắt gần nhau. Ở vùng
tiếp hợp xương trán – thái dương – bướm không phát triển được, bị hõm sâu vào
trong. Sàn sọ trước cũng bị thu hẹp đường kính ngang (hình 1.17) [45],[61].

Hình 1.16: Dính khớp trán gây tật đầu hình tam giác
“Nguồn: Kabani, 2004” [61]

Hình 1.17: Dính khớp trán và dấu hiệu hai mắt gần nhau
“Nguồn: Hình chụp tại BV Nhi Đồng 2, 2019”


16

1.8.5 Dính khớp lambda
Đây là thể hiếm gặp nhất trong DKS đơn thuần. Chiếm khoảng 1 – 5% trong
DKS đơn thuần. Tần suất 1/200.000 trẻ. Tỉ lệ nam/nữ = 1/1–2 [63].
Bên khớp lambda bị dính, xương chẩm cùng bên bị dẹt lại và phía đối bên sẽ
nhơ ra làm cho đầu trẻ bị méo về một bên (hình 1.18). Vành tai phía bên dính khớp
sọ bị lệch ra sau và hạ thấp xuống. Trong khi vành tai phía đối bên thì lệch ra trước
và lên cao hơn (hình 1.19). Sự phát triển bù trừ của hai xương đính nhất là xương
đính phía đối bên làm cho ụ đính nhơ ra nhiều hơn bình thường. Sự phát triển khớp

vành quá mức phía đối bên làm cho xương trán có khuynh hướng nhơ ra trước hơn
phía bên bị dính khớp. Đầu trẻ nếu nhìn từ phía sau sẽ bị dẹt một bên nên gọi là tật
đầu dẹt phía sau một bên. Trường hợp dính hai khớp lambda sẽ gây tật đầu dẹt phía
sau hai bên [39],[45],[61].

Hình 1.18: Dính khớp lambda một bên gây tật đầu dẹt phía sau một bên
“Nguồn: Kabani, 2004” [61]

Hình 1.19: Dính khớp lambda bên phải nhìn từ phía sau
“Nguồn: Hình chụp tại BV Nhi Đồng 2, 2019”


17

1.8.6 Dính nhiều khớp sọ
Dính nhiều khớp sọ (cịn gọi là DKS phức tạp) được định nghĩa khi dính ≥ 2
khớp sọ, thường gặp trong các hội chứng DKS. Tỉ lệ dính nhiều khớp sọ chỉ chiếm
khoảng 5 – 10% trong DKS đơn thuần. Thường gặp là dính khớp dọc giữa + hai khớp
vành (gây tật đầu hình tháp), dính khớp dọc giữa + hai khớp lambda, dính khớp dọc
giữa + khớp trán, dính hai khớp vành hay hai khớp lambda... Tuỳ theo các loại khớp
sọ bị dính mà sẽ có nhiều kiểu biến dạng hộp sọ khác nhau (hình 1.20, 1.21) [24],[32].

Hình 1.20: Tật đầu hình tháp do dính khớp dọc giữa + 2 khớp vành
“Nguồn: Hình chụp tại BV Nhi Đồng 2, 2019”

Hình 1.21: Dính khớp dọc giữa + khớp vành phải gây tật đầu dài và dẹt phía trước
một bên
“Nguồn: Hình chụp tại BV Nhi Đồng 2, 2019”
1.9 Những ảnh hưởng của dị tật dính khớp sọ đơn thuần
Dị tật DKS đơn thuần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dạng vùng đầu –

mặt của trẻ. Nếu không điều trị kịp thời, những ảnh hưởng này sẽ tiến triển nặng dần
do các biến dạng thứ phát gây ra. Về sau sẽ gây sang chấn tâm lí của trẻ. Nhất là khi
đến tuổi đi học, trẻ sẽ khó hồ nhập với cộng đồng. Bên cạnh đó, dị tật DKS đơn
thuần cịn có thể ảnh hưởng về mặt chức năng như gây TALNS, tổn thương đáy mắt
hay chậm PT TTVĐ của trẻ [45],[63].


18

1.9.1 Ảnh hưởng đến hình dạng vùng đầu – mặt
Ngay sau sanh, những dị tật DKS đơn thuần thường chưa có những biến dạng
điển hình mà chỉ có một đường gờ ngay tại vị trí đường khớp sọ bị dính rất dễ bỏ sót.
Những biến dạng vùng đầu – mặt sẽ rõ ràng hơn trong vòng 2 – 3 tháng đầu sau sanh
với các kiểu hình đã được mơ tả [45],[63]. Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các
biến dạng, các tác giả thường sử dụng các chỉ số đo đạc hộp sọ [19],[31],[84],[120].
1.9.1.1 Vòng đầu
Vòng đầu (VĐ) được đo bằng thước dây. Trong DKS đơn thuần vòng đầu
(VĐ) thường không giảm. Việc theo dõi chỉ số VĐ giúp đánh giá sự phát triển tiếp
tục của hộp sọ sau mổ [92].
1.9.1.2 Thể tích nội sọ
Thể tích nội sọ (TTNS) sẽ được tính dựa trên phần mềm phân lát và tái tạo 3
chiều (hình 1.22). Trong DKS đơn thuần thì TTNS thường không giảm [78],[98].
Tovetjan cho rằng việc theo dõi TTNS sau mổ có thể thay thế cho đo ALNS xâm lấn,
như là một phương pháp gián tiếp để đánh giá TALNS tái phát sau mổ [112]. Do đó,
theo dõi TTNS giúp đánh giá phát triển hộp sọ sau mổ [78].

Hình 1.22: Tính thể tích nội sọ bằng phần mềm phân lát và tái tạo 3 chiều
“Nguồn: Rijken, 2015” [92]
1.9.1.3 Chỉ số đầu
Chỉ số đầu (CSĐ) được đo trên hình CLVT. Chỉ số đầu là tỉ số của ĐK ngang

tối đa/ĐK trước sau tối đa của hộp sọ x 100 (hình 1.23). Trẻ bình thường có CSĐ: 75
– 85 [66]. Trong dị tật DKS, CSĐ thường được sử dụng để đánh giá dính khớp dọc
giữa (gây tật đầu dài) làm giảm CSĐ, dính khớp vành hai bên (gây tật đầu ngắn) làm
tăng CSĐ so với bình thường [15],[51],[61].


19

ĐK trước
sau

ĐK
ngang

Hình 1.23: Chỉ số đầu = (A/B) 100
“Nguồn: Likus, 2014” [66]
1.9.1.4 Góc trán
Góc trán (GT) được đo trên hình CLVT. Góc trán được hợp bởi hai đường
thẳng nối từ điểm trước nhất của hộp sọ ở giữa đến khuyết trên ổ mắt ở hai bên (hình
1.24). Bình thường góc này ≥ 1440. Khi GT < 1440 được xem là có hẹp góc trán. GT
thường được dùng để đo mức độ nặng trong dính khớp trán [62].

Hình 1.24: Góc trán
“Nguồn: Kellogg, 2012” [62]
1.9.1.5 Chỉ số trán
Chỉ số trán (CST) được đo trên hình CLVT. Chỉ số trán là tỉ số giữa ĐK ngang
điểm giữa khớp trán - ổ mắt với ĐK ngang tối đa hộp sọ (hình 1.25). CST cho biết
mức độ hẹp của vùng trán. Theo Wang, bình thường CST = 0,57 ± 0,04 [120]. Tật
dính khớp trán thường gây hẹp vùng trán - ổ mắt nên sẽ làm giảm CST.



20

Hình 1.25: Chỉ số trán = (A/B)
(Bình thường: CST = 0,57 ± 0,04)
A: Đường kính ngang từ hai điểm giữa bờ trên ổ mắt
B: Đường kính ngang tối đa của hộp sọ
“Nguồn: Wang, 2016” [120]
1.9.1.6 Khoảng cách trong và khoảng cách ngoài giữa hai mắt
Khoảng cách giữa hai mắt được đo trên hình CLVT. Khoảng cách trong
(KCT) là khoảng cách giữa thành trong hai hốc mắt. Khoảng cách ngoài (KCN) là
khoảng cách thành ngồi hai hốc mắt (hình 1.26). Việc đo các khoảng cách giữa mắt
giúp cho biết tương quan vị trí của mắt qua đường giữa. Trong dính khớp trán thường
làm cho hai mắt gần lại nhau do giảm KCT và KCN giữa hai mắt. Trong dính khớp
vành hai bên thì ngược lại làm cho hai mắt có khuynh hướng xa nhau do làm tăng
KCT và KCN. Các khoảng cách này sẽ thay đổi tuỳ theo lứa tuổi (bảng 1.3). Tuy
nhiên, tỉ số KCT/KCN thì khơng thay đổi (KCT/KCN = 0,2 ± 0,02) [85].

Hình 1.26: Khoảng cách giữa hai mắt (trên cửa sổ xương)
A: Khoảng cách trong

B: Khoảng cách ngồi

Tỉ số KCT/KCN = (A/B)

(Bình thường KCT/KCN = 0,2 ± 0,02)
“Nguồn: Pool, 2016” [85]


21


Bảng 1.3: Giá trị bình thường KCT và KCN theo tuổi
Tuổi

KCT (mm)

KCN (mm)

< 1 tuổi

16 – 20

68 – 80

1–3

18 – 21

76 – 92

> 3 tuổi

21 – 25

84 – 100

“Nguồn: Sujithra, 2017” [107]
1.9.1.7 Độ lồi nhãn cầu
Trong trường hợp dính nhiều khớp sọ hoặc dính khớp vành hai bên, hai ổ mắt
thường ngắn và hẹp cộng với tình trạng TALNS làm cho hai nhãn cầu bị đẩy ra trước

gây tật lồi mắt. Để đo độ lồi mắt trên hình CLVT, người ta thường kẻ một đường
thẳng nối hai điểm cực trước của thành ngồi hai hốc mắt. Thơng thường hai nhãn
cầu sẽ nằm 2/3 phía trước và 1/3 phía sau của đường thẳng này. Đo khoảng cách từ
đường thẳng này đến điểm cực trước hai nhãn cầu cho biết mức độ lồi của nhãn cầu
(hình 1.27). Lồi mắt được xác định khi khoảng cách này > 17 mm ở trẻ nhỏ < 3 tuổi
và > 19 mm ở trẻ lớn > 3 tuổi, hoặc vị trí hai nhãn cầu chênh lệch > 2 mm [107].

Hình 1.27: Đo độ lồi mắt trên hình chụp cắt lớp vi tính
“Nguồn: Hacking, 2019” [49]
1.9.1.8 Chỉ số bất đối xứng hộp sọ
Để đánh giá sự mất đối xứng hai bên của hộp sọ trong tật sọ dẹt, các tác giả
thường sử dụng chỉ số bất đối xứng hộp sọ (CSBĐXHS). Chỉ số này được định nghĩa
là tỉ lệ phần trăm chênh lệch khoảng cách giữa hai đường chéo tạo thành một góc 300
với đường kính trước – sau của hộp sọ (hình 1.28) [124]. Trong trường hợp lí tưởng
khi hộp sọ hồn tồn đối xứng hai bên thì CSBĐXHS = 0. Tuy nhiên, ngưỡng bình
thường cho phép < 3,5%. Khi CSBĐXHS ≥ 3,5% được xem là có tình trạng bất đối
xứng hộp sọ [124].


22

Hình 1.28: Chỉ số bất đối xứng hộp sọ
CSBĐXHS = [(ac – bd) / bd] 100
“Nguồn: Yin, 2015” [124]
1.9.2 Ảnh hưởng dính khớp sọ đơn thuần đến hội chứng tăng áp lực nội sọ
Trong DKS đơn thuần tỉ lệ TALNS khoảng 10 – 20% tuỳ theo số lượng và
đường khớp bị dính, càng nhiều khớp bị dính thì nguy cơ TALNS càng cao. Trong
các hội chứng DKS thì tỉ lệ TALNS cao hơn khoảng 30 – 40% [26],[60],[91].
Khi đo ALNS trực tiếp (bằng phương pháp đo xâm lấn) cho thấy tỉ lệ TALNS
(> 15 mmHg) sẽ cao hơn nhiều nếu so với những dấu hiệu phát hiện được trên lâm

sàng và hình ảnh học. Các dấu hiệu như đau đầu, bứt rứt, nơn ói, mờ mắt gần như rất
khó phát hiện ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu thóp phồng, dãn tĩnh mạch da đầu, dãn các
đường khớp sọ khác chỉ gặp khi dính nhiều khớp sọ. Những trường hợp chỉ dính một
khớp sọ thì rất khó phát hiện có TALNS trên lâm sàng [60],[91].
Hình ảnh “dấu ấn ngón tay” trên XQ sọ hoặc hình CLVT là do các hồi não ấn
lõm vào mặt trong xương sọ gây nên, rất đặc hiệu cho TALNS (độ đặc hiệu 95%)
[75]. Vùng xương sọ ở hai bên đường khớp bị dính sẽ bị ảnh hưởng trước và sau đó
lan toả tồn bộ hộp sọ nếu tình trạng TALNS kéo dài khơng được điều trị [75].

Hình 1.29: Dấu hiệu dấu ấn ngón tay
Hình trái: XQ sọ

Hình giữa: CLVT

Hình phải: Trong mổ

“Nguồn Meulen, 2005” [75]


23

1.9.3 Ảnh hưởng dính khớp sọ đơn thuần đến thị giác
Sự thay đổi trên đáy mắt do DKS gây ra được giải thích chủ yếu do hậu quả
của hội chứng TALNS gây chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh thị, cản trở đường đến
và hồi lưu của động – tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Ngồi ra, cịn một số cơ chế
khác như tình trạng dính các khớp sàn sọ gây hẹp các lỗ sọ nơi có các dây thần kinh
sọ đi qua, tình trạng hẹp các xoang tĩnh mạch não, dị dạng Chiari kèm theo [60],[114].

Hình 1.30: Dấu hiệu phù gai thị do TALNS trên chụp hình đáy mắt
A, B: Phồng bờ gai thị; C, D, E: Xoá mờ bờ gai, tĩnh mạch dãn ngoằn nghèo,

động mạch co nhỏ, xuất huyết - xuất tiết võng mạc; F: Teo gai
“Nguồn: Molllan,2014” [76]


24

Tình trạng phù gai thị ban đầu làm phồng bờ gai; tiếp đến mờ bờ gai; dãn TM
võng mạc, động mạch co nhỏ gián đoạn; xuất huyết, xuất tiết võng mạc. Giai đoạn
cuối cùng nếu không được điều trị kịp thời sẽ đưa đến teo gai thị và bệnh nhân sẽ bị
mất thị lực vĩnh viễn (hình 1.30). Tuy nhiên dấu hiệu phù gai thị rất khó phát hiện ở
trẻ nhỏ vì trẻ khơng hợp tác tốt khi khám đáy mắt [76].
Dấu hiệu phù gai rất đặc hiệu cho TALNS với độ đặc hiệu 98%. Nhưng độ
nhạy lại rất thay đổi tuỳ theo lứa tuổi. Độ nhạy đạt 100% trẻ lớn > 8 tuổi nhưng chỉ
22% ở trẻ nhỏ [114]. Nên Tuite khuyến cáo ở trẻ em phù gai thị rất có ý nghĩa chẩn
đốn TALNS, cịn nếu khơng có thì cũng khơng được loại trừ.
Theo Judy (2018) về giá trị chẩn đoán của phù gai thị cũng cho kết quả tương
tự với độ đặc hiệu rất cao 100% nhưng độ nhạy rất thấp 16,7%, giá trị tiên đoán âm
51,2%, giá trị tiên đoán dương 100% [60]. Và đưa ra nhận định dấu hiệu phù gai khó
dùng để tầm sốt TALNS do dính khớp sọ (vì độ nhạy thấp) nhưng rất tốt để theo dõi
sau mổ, nếu vẫn còn phù gai kéo dài sau mổ chứng tỏ vẫn cịn tình trạng TALNS (do
độ đặc hiệu cao), bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật lại [60].
1.9.4 Ảnh hưởng dính khớp sọ đơn thuần đến phát triển tâm thần – vận động
Tất cả các chức năng TK cao cấp của con người đều do các vùng vỏ não chức
năng của bán cầu đại não chi phối. Về mặt phôi thai học, sự phát triển hình thái của
mặt bên bán cầu đại não bắt đầu từ sự hình thành của rãnh bên (rãnh Sylvius) sớm
nhất từ tuần thứ 17 của thai kì để phân chia hai thuỳ trán và thuỳ thái dương. Rãnh
trung tâm xuất hiện từ tuần 21 để phân chia thuỳ trán và thuỳ đính. Rãnh vịng của
thuỳ đảo hình thành từ tuần 22 – 24. Sự hình thành các rãnh nhỏ phân chia thuỳ đính
và chẩm xuất hiện muộn hơn từ tuần 26 – 30. Cho đến tuần thứ 33 – 36 của thai kì
thì tất cả các rãnh vỏ não đều được hình thành để tạo thành các thuỳ não, hồi não và

các tiểu phân thuỳ hoàn chỉnh (hình 1.31) [79].


25

Hình 1.31: Sự hình thành các rãnh vỏ não và các thuỳ não trong thai kì
R.TT: Rãnh trung tâm; R.TTT: Rãnh trước trung tâm; R.STT: Rãnh sau trung tâm;
R.Syl: Rãnh Sylvius; R.TDT: Rãnh thái dương trên; R.TDD: Rãnh thái dương dưới;
R.TrT: Rãnh trán trên; R.TrD: Rãnh trán dưới; R.GĐ: Rãnh gian đính
“Nguồn: Nishikuni, 2013” [79]
Những nghiên cứu trên bào thai và trẻ sơ sinh cho thấy sự hình thành và phát
triển synapse TK chức năng nhìn và nghe (thuộc vỏ não thị giác và thính giác của
thuỳ chẩm và thái dương) xuất hiện sớm nhất, từ tháng 6 – 7 thai kì cho đến vài tháng
đầu sau sanh, sự phát triển này tạo tiền đề cho các chức năng TK khác phát triển. Sự
hình thành synapse thần kinh về ngơn ngữ (vùng Broca thuộc hồi góc) phát triển tốt
nhất từ tháng thứ 6 – 9 sau sanh. Còn những chức năng TK cao cấp khác liên quan
nhiều đến khả năng tư duy trừu tượng, tính tốn, suy luận... (thuộc vỏ não thuỳ trán)
sẽ phát triển muộn hơn, sau 1 tuổi khi mà trẻ bắt đầu có những giao tiếp rộng hơn với
xã hội (hình 1.32) [102].

Hình 1.32: Khả năng phát triển chức năng thần kinh trẻ em
“Nguồn: Nelson, 2000” [102]


26

Và như vậy, các thuỳ não và vùng vỏ não chức năng được hình thành từ rất
sớm trong thai kì (từ tuần thứ 17 – 33), trong đó thuỳ trán và thuỳ thái dương được
hình thành sớm nhất. Sự phát triển của não bộ cả về mặt kích thước (tăng gấp 3 trọng
lượng sau sanh 1 năm), lẫn về mặt chức năng thần kinh đều phát triển mạnh mẽ nhất

trong năm đầu tiên. Dị tật DKS, nhất là dính nhiều khớp sọ hoặc DKS có liên quan
các vùng trán và thái dương có nguy cơ cao ảnh hưởng đến phát triển chức năng TK
sau này [23].
Nhiều nghiên cứu cho thấy có 5 – 20% trẻ bị DKS đơn thuần bị ảnh hưởng PT
TTVĐ [13],[17],[23]. Để đánh giá PT TTVĐ của trẻ em, các tác giả thường sử dụng
các trắc nghiệm tâm lí khác nhau tuỳ theo độ tuổi. Giai đoạn trước 36 tháng tuổi bắt
đầu hình thành các kĩ năng phát triển đầu đời, chủ yếu là các vận động cơ bản, phát
âm đơn giản và các giao tiếp gần xung quanh. Các trắc nghiệm như Brunet – Lezine,
Denver… thường dùng để đánh giá chỉ số phát triển (DQ) trong thời kì này. Sau 36
tháng tuổi, trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, có sự giao tiếp nhiều hơn với xã hội, các kĩ
năng tư duy, trí nhớ phát triển dần và ngày càng hoàn thiện. Các trắc nghiệm như
Kaufman, Wechsler…tập trung đánh giá năng lực trí tuệ của trẻ bằng chỉ số thơng
minh (IQ) tồn diện ở trẻ lớn [13],[17],[23].
Arnaud đánh giá bằng trắc nghiệm Brunet – Lezine (BLR) cho thấy tỉ lệ chậm
phát triển (DQ < 90) ở nhóm có TALNS 16% cao hơn so với nhóm khơng TALNS
6%, nhóm được PT lúc > 1 tuổi 20% so với nhóm < 1 tuổi 10% [13]. Và Arnaud rút
ra kết luận rằng tình trạng TALNS kéo dài > 1 năm mà khơng được PT kịp thời có
liên quan mật thiết với tỉ lệ chậm PT TTVĐ sau này của trẻ [13]. Lí giải cho điều này,
Arnaud cho rằng tình trạng TALNS lâu dài làm thiếu máu nuôi lên não, hơn nữa có
sang chấn tâm lí khi trẻ lớn đủ khả năng nhận thức được những biến dạng [13].
Củng cố cho giả thuyết của Arnaud, Shimoji chụp xạ hình tưới máu não cho
65 BN bị dính khớp trán cho thấy 76% BN bị giảm tưới máu não hai thuỳ trán và sau
khi mổ tạo hình 95% BN cải thiện tình trạng tưới máu não rõ rệt [101].
Thời điểm 1 tuổi được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẻ nhất của não bộ
và hộp sọ về mặt kích thước (tăng gấp 3 lần thể tích so với lúc mới sanh). Bất cứ tình


27

trạng nào gây ảnh hưởng mối quan hệ hộp sọ - não bộ nhất là tình trạng dính khớp sọ

gây cản trở sự phát triển của bộ não bên dưới sẽ ảnh hưởng sự phát triển bình thường
về mặt chức năng thần kinh. Chức năng tiếp nhận giác quan nghe, nhìn và hình thành
ngơn ngữ dễ bị tổn thương nhất [13].
Chieffo dùng trắc nghiệm Wechsler (WISC-IV) đánh giá chỉ số trí tuệ IQ ở trẻ
bị DKS đơn thuần. Chieffo theo dõi sau mổ lâu dài > 10 năm cho thấy tỉ lệ chậm PT
trí tuệ (IQ < 90) ở nhóm dính khớp dọc giữa là 10%, ở nhóm dính khớp vành là 24%.
Có 30% trẻ bị dính khớp vành có khó khăn trong phát triển ngơn ngữ sau này [23].
Tác giả nhận định rằng tình trạng dính khớp có liên quan đến thuỳ trán dễ gây chậm
phát triển tâm thần kinh về sau [23].
1.10 Chẩn đoán
1.10.1 Lâm sàng
Ngay sau sanh, trẻ bị dị tật DKS đơn thuần thường chưa có biến dạng nhiều ở
hộp sọ. Chủ yếu là cha mẹ hoặc bác sĩ nghi ngờ khi thấy có một đường gờ ngay tại vị
trí đường khớp. Sau 2, 3 tháng theo dõi đường gờ này không mất đi và các biến dạng
của hộp sọ sẽ trở nên nhiều hơn.
Chẩn đoán DKS đơn thuần chủ yếu dựa vào lâm sàng quan sát thấy các biến
dạng điển hình của hộp sọ đã được mơ tả (như tật đầu hình thuyền, hình tam giác, đầu
ngắn...). Ngoài ra, nếu dùng tay sờ sẽ cảm nhận được một gờ xương nhơ cao ở vị trí
dính khớp, trong khi so sánh với các vị trí đường khớp bình thường khơng có. Nếu
dùng ngón tay cái ấn nhẹ lên xương ở hai bên đường khớp sẽ không thể bập bênh
được đường khớp nếu có DKS. Đo vịng đầu thường khơng thay đổi so với trẻ bình
thường [45],[63].
1.10.2 Cận lâm sàng
1.10.2.1 Chụp XQ xương sọ
Hình chụp XQ xương sọ có thể thấy mất đường khớp bình thường (dấu hiệu
giảm đậm độ, có hình răng cưa), dãn rộng các đường khớp khác, bào mịn hố n hay
dấu ấn ngón tay. XQ xương sọ ngày càng ít được sử dụng do giá trị chẩn đốn thấp,
khơng thấy được nhu mơ não và khơng tái tạo được hình 3 chiều.



×