Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau ở vùng trung tâm bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.75 MB, 135 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
với mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, diện
tích rừng trồng mới đã tăng rất nhanh trong những năm qua từ 1,92 triệu ha năm
2000 lên 3,4 triệu ha năm 2012 và 4,24 triệu ha năm 2018, bình quân tăng 128.000
ha/năm. Diện tích rừng trồng tăng đã góp phần cung cấp nguyên liệu phục vụ cho
chế biến đồ mộc xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. Năm 2019 giá trị xuất khẩu
gỗ và đồ gỗ của Việt Nam đã đạt con số 11,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2017,
giá trị xuất siêu đạt 8,7 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên
thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và đồ gỗ với thị
trường đã được mở rộng ra 140 quốc gia và vùng lãnh thổ (Nguồn: Báo cáo tổng kết
công tác năm 2019 của Tổng cục Lâm nghiệp).
Bạch đàn là loài cây trồng rừng chủ lực của 9 vùng kinh tế - sinh thái lâm
nghiệp theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn. Hiện nay, diện tích rừng trồng bạch đàn của cả nước
đạt 300.000ha, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh vùng Trung tâm Bắc Bộ và chủ yếu
là rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ làm nguyên liệu cho chế biến ván bóc, bột giấy với
chu kỳ kinh doanh ngắn (4 - 6 năm), giá trị kinh tế thấp so với tiềm năng của nó.
Diện tích rừng trồng bạch đàn trong vùng lớn nhưng số lượng giống mới được đưa
vào sản xuất không nhiều, chủ yếu vẫn là các dòng U6, PN14 (Nguyễn Xuân Quát,
2013) do vậy rừng trồng sản xuất rất dễ bị dịch sâu, bệnh hại. Trong thời gian qua,
một số giống mới Bạch đàn lai UP và Bạch đàn urơ có năng suất, chất lượng cao đã
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận (Quyết định số 65/QĐBNN-TCLN ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp &PTNT) như UP35, UP54,
UP72, UP95, UP99, U1088, U262, U821 và U892. Tuy nhiên, các giống bạch đàn
này chủ yếu mới được cơng nhận cho Ba Vì, Hà Nội và Đông Hà, Quảng Trị (đối
với Bạch đàn lai UP), cho Nam Đàn, Nghệ An và Đông Hà, Quảng Trị (đối với



2

Bạch đàn urô), chưa được khảo nghiệm cho vùng Trung tâm Bắc Bộ để đánh giá
khả năng thích ứng với điều kiện lập địa trong vùng.
Đất lâm nghiệp của vùng Trung tâm Bắc Bộ chủ yếu là đất đồi núi dốc, nằm
trong vùng khí hậu mưa mùa tập trung với lượng mưa cao, vì vậy lớp đất mặt dễ bị
xói mịn, rửa trơi mạnh. Hiện nay, diện tích rừng trồng ở vùng này phần lớn chưa
được áp dụng các biện pháp quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và dinh dưỡng đất
hợp lý. Một số biện pháp kỹ thuật cũ, lạc hậu vẫn đang được áp dụng phổ biến như
phát dọn thực bì tồn diện và đốt tồn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng, cày
đất,… kết hợp với đặc điểm đất dốc, khí hậu mưa mùa tập trung nên đã gây mất một
lượng lớn chất dinh dưỡng trong đất. Hậu quả là đất bị thoái hóa và dẫn đến suy
giảm năng suất rừng trồng ở các chu kỳ tiếp theo.
Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động sản xuất lâm nghiệp hiện nay của vùng
Trung tâm Bắc Bộ là phải áp dụng tổng hợp các biện pháp trồng rừng thâm canh để
sử dụng nguồn tài nguyên đất có hiệu quả, tăng năng suất cây trồng, thích ứng với
biến đổi khí hậu trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại có
liên quan. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kinh doanh rừng trồng bạch đàn
nhiều chu kỳ, tính bền vững và năng suất của rừng thường bị giảm ở các chu kỳ sau.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu nêu trên, cần thiết phải có các giải pháp
kỹ thuật tổng hợp để phát triển rừng trồng bạch đàn theo hướng thâm canh bền vững
trên đất rừng đã kinh doanh nhiều chu kỳ ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. Do vậy, thực
hiện đề tài luận án: “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh
bạch đàn chu kỳ sau ở vùng Trung tâm Bắc Bộ” là có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Về khoa học
Xác định được một số cơ sở khoa học để trồng rừng thâm canh bạch đàn chu
kỳ sau cho năng suất, chất lượng cao và ổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.
2.2. Về thực tiễn



3

Xác định được các giống bạch đàn thích hợp và các biện pháp kỹ thuật tổng
hợp để phát triển rừng trồng bạch đàn chu kỳ sau cho năng suất, chất lượng cao và
ổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp một số cơ sở khoa học từ khâu chọn giống, quản lý lập địa,... cho đến
kỹ thuật trồng rừng bạch đàn trên các lập địa đã kinh doanh nhiều chu kỳ cho năng
suất, chất lượng cao và ổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đã xác định được một số giống bạch đàn phù hợp và các biện pháp kỹ thuật
trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau cho năng suất, chất lượng cao và ổn
định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.
4. Những đóng góp mới của luận án
Đây là cơng trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về cơ sở
khoa học cho trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau có năng suất, chất lượng
cao và ổn định trên đối tượng đất dốc ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. Đề tài luận án có
các đóng góp mới sau đây:
(1) Đã xác định được các giống bạch đàn UP54, UP72, UP95 và UP99 phù
hợp cho trồng rừng thâm canh tại vùng Trung tâm Bắc Bộ.
(2) Đã xác định được các biện pháp kỹ thuật tổng hợp liên hoàn để phát triển
rừng trồng bạch đàn thâm canh trên đất dốc, đã trải qua ít nhất 2 chu kỳ kinh doanh
ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, từ khâu chọn giống, quản lý VLHCSKT rừng trồng bạch
đàn chu kỳ trước, bón phân, quản lý cỏ dại, tỉa thưa và nuôi dưỡng rừng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng trồng bạch đàn trên lập địa đã kinh doanh ít nhất 2 chu kỳ ở vùng

Trung tâm Bắc Bộ.
- Các giống Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 và các giống
Bạch đàn urô U892, U1427, PN14.
5.2. Phạm vi nghiên cứu


4

- Về điều tra khảo sát ngoại nghiệp: tiến hành điều tra, khảo sát tại 6 tỉnh
vùng Trung tâm Bắc Bộ, gồm: Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh
Phúc và Yên Bái. Trong đó, điều tra chi tiết tại 2 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái.
- Về địa điểm thí nghiệm: Khảo nghiệm giống và lâm sinh được bố trí tại
Cơng ty TNHHMTV Lâm trường Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
6. Cấu trúc luận án
Luận án, ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, tài liệu tham khảo và các phụ
lục, được kết cấu thành các phần sau đây:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận, tồn tại, kiến nghị


5

Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn, tạo giống bạch đàn
Trong sản xuất lâm nghiệp, giống đóng vai trị quan trọng giúp tăng năng

suất và chất lượng rừng trồng. Do đó, tại một số nước có nền sản xuất lâm nghiệp
hàng hóa cao như Germany, Sweden, Finland, Australia, Brazil,… nghiên cứu chọn
tạo giống là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư và thường đi trước các chương trình trồng
rừng một bước.
Bạch đàn là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae) bao gồm trên 700
loài và được phân thành nhiều chi phụ khác nhau, chủ yếu gặp ở Australia,
Indonesia (Lê Đình Khả, 1996) [29]. Trong những năm qua, cây bạch đàn đã đóng
vai trị quan trọng trong trồng rừng cung cấp nguyên liệu sản xuất bột giấy, ván
dăm, gỗ xây dựng và đồ nội thất ở các nước có diện tích trồng rừng tập trung lớn
như Brazil, China, India, South Africa, Zimbabwe và các nước khu vực Đông Nam
Á. Với những cố gắng về chọn giống, sử dụng các dịng vơ tính cao sản và các biện
pháp thâm canh,… năng suất rừng trồng bạch đàn đã tăng lên rất đáng kể, đặc biệt
là Brazil, Công, South Africa (dẫn theo (Nguyễn Việt Cường, 2005) [13], (Lê Đình
Khả, 2003) [31]).
Nghiên cứu về chọn tạo và cải thiện giống bạch đàn đã được triển khai từ rất
sớm ở nhiều nước trên thế giới, tập trung vào các hướng sau đây:
- Nghiên cứu về chọn loài và xuất xứ là bước đi đầu tiên trong mọi chương trình
cải thiện giống. Theo ghi nhận trên thế giới có trên 700 lồi bạch đàn, tuy nhiên chỉ có
khoảng 20 lồi đã được sử dụng rộng rãi trong trồng rừng kinh tế (Lê Đình Khả, 2005)
[32], (Nguyễn Việt Cường, 2010) [14], (Davidson, 1998) [77]. Căn cứ vào vùng phân
bố tự nhiên cũng như phạm vi trồng rừng tại vùng nhiệt đới thì có các lồi bạch đàn
phổ biến như Bạch đàn camal (E. camaldulensit), Bạch đàn tere (E. tereticornis), Bạch
đàn pellita (E. pellita), Bạch đàn urô (E. urophylla) (Eldridge et al., 1993) [83].


6

+ Khi khảo nghiệm loài và xuất xứ Bạch đàn pellita ở một số nước nhiệt đới,
các tác giả đã chỉ ra (1) Bạch đàn pellita là loài cây sinh trưởng nhanh với lượng
tăng

trưởng bình quân hàng năm đạt từ 2 - 4cm về đường kính và từ 2 – 4m về chiều cao
tùy từng điều kiện lập địa (Harwood et al., 1998) [93], (Pinyopusarerk et al., 1996)
[110], (2) Chất lượng gỗ tốt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng cho các loại gỗ chất
lượng cao như đồ gỗ trong nhà, đồ gỗ ngoài trời, gỗ xây dựng, ván sàn (Bootle,
1983) [71]; (3) Ở vùng thấp nhiệt đới, lượng mưa lớn, mùa mưa ngắn, các xuất xứ
từ Papua Guinea có sinh trưởng nhanh, thân đẹp và chống chịu bệnh tốt hơn so với
các xuất xứ ở vùng Đông Bắc Queensland - Australia (Pinyopusarerk et al., 1996)
[110].
+ Bạch đàn urơ có khả năng thích nghi với các điều kiện lập địa khác nhau
và được sử dụng gây trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Indonexia,
Malayxia, Autraylia, Brazil, South Africa, Congo, China,… (Davidson, 1998)
[77]. Khi khảo nghiệm xuất xứ, từ đó chọn những cây mẹ tốt nhất trong xuất xứ
đối với 02 loài Bạch đàn E. urophylla và E. grandis đã thu được 65 dịng vơ tính
trong đó có 15 dòng tốt nhất phục vụ sản xuất cây con để trồng rừng và cho năng
suất rừng trồng tăng lên khoảng 15% (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001)
[35].
- Các nghiên cứu về chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vơ tính đã được
thực hiện ở nhiều nước và có những kết quả tích cực.
+ Từ những năm 1983 tại South Africa đã triển khai một chương trình cải
thiện giống từ công tác chọn lọc cây trội tại chỗ, từ các khảo nghiệm hậu thế, khảo
nghiệm cây bạch đàn lai rồi nhân giống vơ tính để lấy cây con đem khảo nghiệm
dịng vơ tính. Kết quả cho thấy: (1) Ở 30 tháng tuổi, với 30 dịng vơ tính đem khảo
nghiệm, tăng trưởng bình qn về thể tích của dịng tốt nhất đạt 24,4m 3/ha/năm; (2)
Trong 78 dịng vơ tính được chọn lọc từ các khảo nghiệm hậu thế có 50 dịng vơ
tính vượt so với đối chứng, trong đó có 9 dịng đạt tăng trưởng bình qn 30
m3/ha/năm và 3 dịng đạt 40m3/ha/năm (dẫn theo Nguyễn Hồng Nghĩa, 2001) [35].


7


+ Trong chương trình cải thiện giống được triển khai cho loài Bạch đàn E.
grandis ở Colombia vào năm 1989, các nhà nghiên cứu đã chọn được 65 cây trội
với cường độ chọn lọc là 60 cây chọn 1, trong đó 15 cây tốt nhất đã được dùng để
sản xuất hom cho giai đoạn trước mắt. Do cường độ chọn lọc thấp nên năng suất
trồng rừng chỉ tăng khoảng 15% (Eldridge et al., 1993) [83].
+ Để xác định mức độ phù hợp và năng suất của bạch đàn trên các điều kiện
lập địa khác nhau, các nhà khoa học đã tiến hành khảo nghiệm các dòng Bạch đàn
lai (E. urophylla x E. camaldulensis, E. grands x E. urophylla) ở Quangzhou, China
và Kerala, India (Yang, 2003) [123].
- Các nghiên cứu về lai tạo giống bạch đàn đã được thực hiện từ rất sớm ở
nhiều nước trên thế giới và đạt được những thành tựu đáng kể.
+ Năm 1975, Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) đã lai
giữa E. saligna với E. exserta tạo ra được một số tổ hợp lai có khả năng vượt trội
hơn lồi E. exserta tới 82% về thể tích thân cây, trong đó tổ hợp lai nghịch E.
exserta x E. saligna có sinh trưởng nhanh hơn tổ hợp lai thuận E. saligna x E.
exserta, giống lai giữa Bạch đàn saligan với Bạch đàn liễu có khả năng chống chịu
được gió bão tốt, thích hợp cho vùng biển (Shuxiong, 1989). Các tổ hợp lai thuận
nghịch giữa E. urophlla và E. grandis cũng được tạo ra ở Trung Quốc, trong đó có
một số giống rất thích hợp với điều kiện lập địa vùng đồi, có khả năng chống chịu
gió và cho năng suất 45-48 m3/ha/năm như E. urophylla x E. tereticornis TH9211LH4-6 (Wang và Yang, 1996) [120], (Rezende Gabriel và Rezende Marcos, 2000)
[112]. Năm 1989, Martin cũng đã thống kê có hơn 20 tổ hợp lai khác lồi được tạo ra
ở chi bạch đàn, trong đó chủ yếu là nhóm E. grandis và E. urophylla được dùng làm
cây mẹ (Martin, 1989) [101].
+ Nghiên cứu của Glory năm 1993 về lai giống thuận nghịch giữa các loài
bạch đàn cho kết quả thể tích viên trụ ở cây 4 năm tuổi của tổ hợp lai thuận E.
pelltita x E. urophylla là 180,9 dm3/cây, tổ hợp lai nghịch E. urophylla x E. pelltita
là 145,7 dm3/cây, trong khi E. pelltita là 35 dm3/cây, E. urophylla là 25,8 dm3/cây


8


(Glory, 1993) [87]. Như vậy, đổi vị trí của cây bố, mẹ trong phép lai thuận nghịch
đã làm thay đổi sinh trưởng của cây lai (ưu thế lai chịu ảnh hưởng của tế bào chất).
+ Tại Brazil, khi lai giống và sử dụng hình thức nhân giống bằng hom để tạo
cây con Bạch đàn lai E. urophylla x E. grandis đã cho kết quả một số lơ thí nghiệm
đạt tăng trưởng bình quân 70m 3/ha/năm ở tuổi 5,5. Kết quả trong nghiên cứu này
cũng thu được khả năng tăng thu di truyền của một số tính trạng khác như khối
lượng thể tích (tăng từ 480 lên 490 kg/m3), năng suất bột giấy (tăng từ 47 lên 49%,
hàm lượng vỏ giảm từ 18% xuống 12% (Zobel et al., 1984) [125].
+ Nghiên cứu phương pháp lai nhân tạo giống bạch đàn qua thụ phấn khống
chế được thực hiện ở Congo từ những năm 1997. Kết quả thu được hàng trăm dịng
vơ tính và thơng qua các khảo nghiệm dịng vơ tính đã tuyển chọn được những dòng
tốt nhất để lai giống. Bằng hình thức này, các nhà nghiên cứu đã thu được 174 kiểu
gen ưu việt của tổ hợp lai giữa 02 loài E. alba x E. urophylla (dẫn theo Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 2001) [35].
+ Venkatesh và Sharma (1976, 1977) đã nghiên cứu ưu thế lai về sinh trưởng
và tính nở hoa sớm. Ưu thế lai thể hiện sức đề kháng nấm, chống chịu rét và sương
muối hơn loài thuần. Ưu thế lai về sinh trưởng và tính chịu lạnh ở tổ hợp lai E.
grandis x E. nitens, ưu thế lai về sinh trưởng, tính chống chịu loét thân ở tổ hợp lai
E. grandis x E. urophylla (Verryn, 2000) [119].
- Nghiên cứu về chọn giống bạch đàn có khả năng chống chịu: Trên thế giới
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chọn, tạo giống cây trồng có sức chống chịu với
các điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Nghiên cứu về chọn giống bạch đàn kháng bệnh đã được thực hiện từ
những năm 1976, Pikethley đã phát hiện ra nấm Cylindroclacdium quinqueseptatum
trên các cây họ Sim tại Australia; Sharma (India) năm 1982, 1985 cũng đã phát hiện
loại nấm này trên bạch đàn tại India; các nghiên cứu ở Australia (Bollands et al.,
1985), Brazil (Alfenas et al., 1997; Junghans et al., 1999) và South Africa (Crous
and Swart, 1995) đều có các kết quả về bệnh ở bạch đàn (dẫn theo (Nguyễn Việt
Cường, 2005) [13], (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2010) [36]). Các nghiên cứu trên thế



9

giới đã chỉ ra có nhiều lồi nấm có liên quan đến các loại bệnh hại lá bạch đàn đã
ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng rừng trồng.
+ Các cơng trình nghiên cứu về chọn, tạo giống có sức chống chịu, đặc biệt
là tính chịu mặn của McComb (2007), Xiang Yu (2009) cùng xác định được loài
Bạch đàn E. camaldulensis là lồi cây có khả năng chịu mặn khá tốt so với các loài
bạch đàn khác (ngưỡng chịu mặn tối đa của loài bạch đàn này 600 mM/l trong thời
gian 1 tuần) (dẫn theo Nguyễn Thế Hưởng, 2017) [27].
Bên cạnh các phương pháp cải thiện giống truyền thống, phương pháp cải
thiện giống hiện đại như chuyển gen, ứng dụng chỉ thị phân tử,… để tạo ra các
giống bạch đàn mang các tính trạng quý cũng đã được áp dụng ở các nước Japan,
America, China, Brazil… Kết quả đã tạo ra nhiều giống bạch đàn chuyển gen với
các tính trạng tốt như: chất lượng gỗ tốt, khả năng kháng bệnh, chống chịu,…. Một
số giống mới đã đạt được như: giống Bạch đàn trắng (E. cammaldulensi) chuyển
gen làm giảm hàm lượng lignin (Chen et al., 2001) [75]; giống Bạch đàn urô (E.
urophylla) chuyển gen kháng bệnh gây ra bởi Pseudomonas solanaceanum (Shao et
al., 2002) [114]; giống Bạch đàn trắng (E. cammaldulensis) chuyển gen có khả năng
chịu mặn (Xiang et al., 2009) [122].
Như vậy, trong thời gian qua trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chọn,
tạo giống bạch đàn bằng các phương pháp từ truyền thống đến hiện đại. Kết quả
nghiên cứu đã chọn được những dòng, giống chất lượng góp phần nâng cao năng
suất rừng trồng.
1.1.2. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp lâm sinh trong trồng rừng bạch đàn
1.1.2.1. Quản lý độ phì đất thơng qua duy trì vật liệu hữu cơ sau khai thác
Độ phì đất là yếu tố lập địa quan trọng ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng,
trong đó lượng vật chất hữu cơ trong đất quyết định đến độ phì của đất. Phần lớn
đất đồi núi vùng nhiệt đới nghèo dinh dưỡng, nguồn dinh dưỡng chính cho cây

trồng là các chất phân hủy từ vật chất hữu cơ trong đất. QLLĐ bao gồm các hoạt
động như duy trì vật liệu hữu cơ sau khai thác, kiểm sốt thảm thực bì và bổ sung


10

dinh dưỡng phù hợp đã có tác dụng tích cực đến độ phì đất và năng suất rừng trồng
(Nambiar, 1997) [106].
Năm 2002, Paul và cộng sự đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu của 43 đề tài
trồng rừng cho thấy hàm lượng mùn hầu hết giảm trong những năm đầu sau khi trồng
rừng, nguyên nhân là do ảnh hưởng của các biện pháp chuẩn bị đất và đất không
được che phủ những năm đầu dẫn đến xói mịn, rửa trơi mạnh (Paul, 2002) [109].
Một số nơi có tập qn canh tác đốt các VLHCSKT nhằm giảm chi phí nhân công
chuẩn bị hiện trường gây mất một lượng lớn các chất dinh dưỡng do bị phân giải ở
nhiệt độ cao hoặc dễ dàng bị rửa trôi sau khi được giải phóng từ dạng hữu cơ sang
vơ cơ (Huong et al., 2004) [96], (DeBano et al., 2005) [78]; Hardiyanto and
Wicaksono, 2008) [92]. Khi đốt các vật liệu hữu cơ có thể làm tăng tạm thời một số
cation, lân và kali trong đất ở dạng dễ tiêu làm cho cây trồng thường sinh trưởng tốt
trong năm đầu (DeBano et al., 2005) [78], (Toit et al., 2008) [118]. Tuy nhiên, các
chất dinh dưỡng này dễ dàng bị rửa trôi dẫn đến mất dinh dưỡng đất và cây trồng
sinh trưởng chậm lại ở những năm sau nếu khơng được bón thúc bổ sung dinh
dưỡng đất (DeBano et al., 2005) [78]. Các tính chất lý, hóa và sinh học khác của đất
cũng bị ảnh hưởng do sự mất đi của lượng mùn trong đất. Các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh hạn chế xói mịn rửa trơi và giữ lại VLHCSKT có thể duy trì được một
lượng lớn chất hữu cơ - nguồn dinh dưỡng cho chu kỳ sau.
Quản lý các vật chất hữu cơ đảm bảo duy trì độ phì đất và năng suất rừng
trồng đã được tổ chức CIFOR quan tâm nghiên cứu từ 1995. Các nghiên cứu tập
trung cho các loài bạch đàn, keo và thông trên 16 lập địa khác nhau trên thế giới
như Australia, Brazil, Congo, China, India, Indonesia, South Africa và Việt Nam
(Nambiar, 2008) [107]. Kết quả cho thấy, duy trì VLHCSKT có tác động lâu dài đến

năng suất rừng. Năng suất rừng trồng tăng ngay ở chu kỳ hiện tại sau khi áp dụng
các biện pháp duy trì vật liệu sau khai thác: rừng bạch đàn tăng từ 13 - 30%
(Deleporte et al., 2008) [79], (Gonỗalves et al., 2008) [89] so với thí nghiệm đốt
hoặc lấy đi các vật chất hữu cơ sau khai thác.


11

Các nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra việc duy trì VLHCSKT làm hàm lượng
một số chất dinh dưỡng trong đất tăng đáng kể sau khi các chất hữu cơ được giữ lại
phân hủy. Thí nghiệm trên 16 lập địa khác nhau, có 9 lập địa cho thấy để lại
VLHCSKT đã làm tăng đáng kể chất hữu cơ trong đất, 6 lập địa chưa cho thấy tăng
và 1 lập địa giảm. Điều này đảm bảo lượng dinh dưỡng trong đất cũng như năng
suất rừng của chu kỳ sau sẽ cao hơn chu kỳ trước (Hardiyanto and Wicaksono,
2008) [92], (Nambiar, 2008) [107].
Rừng trồng cây mọc nhanh hiện nay chủ yếu được áp dụng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh đơn giản như trồng thuần lồi và khai thác trắng. Khí hậu mưa mùa
tập trung đã làm mất một lượng các chất dinh dưỡng trong đất do xói mịn, rửa trơi,
cũng như phá vỡ kết cấu và các chức năng khác của đất (Macedo et al., 2008) [99].
Các nghiên cứu về quản lý vật liệu hữu cơ đối với rừng trồng bạch đàn được
Nambiar và cộng sự thực hiện tại Brazil cho thấy: Việc giữ lại lớp thảm mục, cành
khô, lá rụng và vỏ cây sau khi khai thác có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ chống
thối hóa đất và tăng năng suất rừng bền vững. 1ha bạch đàn khi để lại toàn bộ
cành, lá và vỏ cây sau khai thác có thể trả lại cho đất khoảng 2-3 tấn chất dinh
dưỡng bao gồm canxi, magne, photpho, đồng thời tạo ra một lớp phủ bề mặt chống
thoát hơi nước, duy trì độ ẩm và hoạt động của vi sinh vật đất và tạo ra một lớp mùn
hữu cơ giúp cho đất tơi xốp (Nambiar and Brown, 1997) [106].
Như vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề quản lý độ phì đất thơng
qua duy trì VLHCSKT đã cùng khẳng định tầm quan trọng của việc để lại vật liệu
hữu cơ có tác dụng rất lớn trong việc chống thối hóa đất, duy trì dinh dưỡng trong

đất, năng suất rừng trồng ở luân kỳ sau cao hơn. Các nghiên cứu cũng đồng quan
điểm khi chỉ ra quá trình mất dinh dưỡng sẽ diễn ra nhanh nếu đốt VLHCSKT.
1.1.2.2. Quản lý thực vật cạnh tranh dưới tán rừng
Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp quản lý thực bì (khơng xử lý thực bì
trước và sau khi trồng rừng, xử lý thực bì bằng biện pháp thủ cơng trước và sau khi
trồng rừng; xử lý thực bì bằng phun hóa chất trước và sau khi trồng) đến năng suất
gỗ và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bạch đàn lai E. grandis x E. camaldulensis tại
KwaZulu - Natal, South Africa năm 1990-1997 của KM Little và J van Staden cho


12

thấy sau 7 năm trồng rừng biện pháp xử lý thực bì trước và sau khi trồng cho năng
suất gỗ tăng 62% và hiệu quả kinh tế tăng 30% so với cơng thức khơng xử lý thực
bì trước và sau khi trồng. Về mặt hiệu quả kiểm soát cỏ dại thì làm cỏ bằng biện
pháp phun thuốc hóa học có chi phí thấp nhất, làm giảm sinh trưởng của cây trồng
nhưng hiệu quả kinh tế cao nhất. Làm cỏ bằng biện pháp thủ cơng có chi phí lớn
nhất, cây trồng sinh trưởng tốt nhất nhưng hiệu quả kinh tế thấp hơn biện pháp xử lý
thực bì bằng hóa chất.
Nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý cỏ dại đến sự phát triển ban đầu của Bạch
đàn grandis của nhóm tác giả Jỗo Renato Vaz da Silva; Pedro Ls da Costa Aguiar
Alves; Roberto Estevão Bragion de Toledo ở hạt Araraquara và Altinópolis, Bang
São Paulo, Brazil (năm 2012) cho thấy kiểm soát cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ với băng
rộng 75cm về mỗi bên của hàng bạch đàn cho hiệu quả tốt ở giai đoạn 270 ngày sau
khi trồng. Kết quả nghiên cứu này làm thay đổi quan niệm phổ biến ở Brazil về bề
rộng cần xử lý cỏ dại khi trồng rừng bạch đàn là 50cm về mỗi bên.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và thời gian kiểm soát cỏ dại đến sinh
trưởng của rừng trồng Bạch đàn globulus ở đồn điền Labill trong 2 năm đầu của
nhóm tác giả P.R. Adams, C.L. Beadle, N.J. Mendham & P.J. Smethurst cho thấy
không quản lý cỏ dại trong 2 năm đầu ảnh hưởng đến 52% về sinh trưởng D 1,3 và

40% về sinh trưởng chiều cao và ảnh hưởng mạnh nhất vào năm đầu. Nhóm tác giả
khuyến cáo rằng thời kỳ quan trọng nhất cho tác động kiểm soát cỏ dại là từ khi
trồng đến khi 18 tháng tuổi để tối đa hóa khả năng phát triển của cây. Cỏ dại chủ
yếu cạnh tranh mạnh với cây bạch đàn về nitơ, cạnh tranh không đáng kể về nước.
1.1.2.3. Làm đất trồng rừng
Nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển như: America,
Russia, Sweden, Germany, Canada, Brazil,... công việc làm đất trồng rừng chủ yếu
được thực hiện bằng cơ giới (dẫn theo Phạm Quang Thu và cộng sự, 2008) [42].
Những năm gần đây, ở Brazil, Congo, Indonesia, Malaysia đã sử dụng liên hợp máy
cày ngầm với máy kéo xích Komatsu có công suất trên 200 ml để làm đất trồng
rừng. Rừng trồng “Bạch đàn cao sản” ở Brazil, sử dụng liên hợp máy kéo Komatsu
với cày ngầm có cơng suất lớn để làm đất, độ sâu cày tới 80 - 90cm và năng suất


13

rừng đạt trên 50 m3/ha năm. Một số nơi có địa hình phức tạp đã sử dụng máy khoan
hố chạy bằng động cơ xăng (1 hoặc 2 người tác nghiệp) để khoan hố trồng cây.
Một số nghiên cứu gần đây của Australia về cơ giới làm đất trồng rừng với các
phương thức kỹ thuật khác nhau: Xử lý thực bì bằng ruller có gắn các lưỡi cắt, cày
vun luống theo rạch (cày ngầm có lắp 2 chảo vun luống); Dùng máy xúc với gầu múc
đặc biệt làm đất theo hố; Cày ngầm theo đường đồng mức... [The Australian Forest
Growers - 2004] (dẫn theo Phạm Quang Thu và cộng sự, 2008) [42]. Ở các nước phát
triển cơ giới làm đất trồng rừng ngày càng được quan tâm nghiên cứu áp dụng ở
mức độ cao, công nghệ và thiết bị hiện đại được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất.
1.1.2.4. Bón phân và chế phẩm sinh học
Các nghiên cứu về bón phân cho trồng rừng bạch đàn đã được thực hiện một
cách có hệ thống tại Brazil và một số nước trên thế giới. Mello (1976) khi nghiên
cứu ở Brazil đã nhấn mạnh việc bón phân NPK thích hợp có thể tăng năng suất rừng
trồng lên đến 50%. Yelu (2004) thí nghiệm bón phân trên các lập địa khác nhau ở

Madang đã chỉ ra bón 300g NPK (12:12:17)/cây cho sinh trưởng tốt nhất (dẫn theo
Võ Đại Hải và cộng sự, 2019) [24]. Khi nghiên cứu về tỷ lệ hàm lượng phân NPK,
Costa và cộng sự đưa ra kết luận sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn trắng tại
Brazil cao nhất ở cơng thức có tỷ lệ 200kg N + 30kg P + 50kg K/ha (Costa, 2012)
[76]. Một nghiên cứu khác ở South Africa Schonau (1985) về bón phân cho Bạch
đàn (E. grandis) cho thấy cơng thức bón 150g NPK(3:2:1)/gốc có thể nâng chiều
cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất.
Phân tích các kết quả nghiên cứu trên thế giới về việc bón phân cho bạch đàn
cho thấy, nhiều tác giả đã chỉ ra rằng không có một cơng thức phân bón nào là chung
cho các rừng trồng bạch đàn mà cần phải căn cứ vào tính chất vật lý và hóa học của đất
để quyết định liều lượng phân bón. Bên cạnh đó hầu hết các nghiên cứu đều cùng nhận
định NPK có tỷ lệ đạm cao rất quan trọng cho sinh trưởng của bạch đàn, phân đạm có
ảnh hưởng rất rõ rệt đến sinh trưởng của rừng trồng bạch đàn trong giai đoạn tuổi non.
Chế phẩm sinh học sử dụng để bón cho cây trồng nhằm cải thiện sinh trưởng
và kháng sâu bệnh là hỗn hợp chứa một hoặc nhiều thành phần sinh vật: (1) Vi


14

khuẩn phân giải lân, là loại vi khuẩn có khả năng phân giải lân khó tan thành lân dễ
tan, cây trồng có thể sử dụng được; (2) Vi sinh vật đối kháng: là các lồi vi sinh vật
có thể bảo vệ cây trồng, chống lại các vi sinh vật gây bệnh, đồng thời tạo điều kiện
cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt; (3) Nấm cộng sinh: là các lồi nấm có
khả năng cộng sinh với rễ của cây chủ khác, tạo thành mối cộng sinh, không gây hại
cho cây chủ mà ngược lại cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây chủ, giúp cây chủ
sinh trưởng và phát triển tốt. Đến nay chưa ghi nhận kết quả nghiên cứu nào trên
thế giới về bón chế phẩm sinh học cho bạch đàn. Các kết quả nghiên cứu về sản
xuất và bón chế phẩm sinh học cho cây trồng đã được ứng dụng rộng rãi trong
nông nghiệp ở các nước như America, Canada, France, India, Philipin,… (dẫn
theo Phạm Quang Thu và cộng sự, 2009) [43].

1.1.2.5. Mật độ trồng và tỉa thưa
Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh
quan trọng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vấn đề này đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu với cây bạch đàn trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình
là cơng trình nghiên cứu của Evans, J. (1992), tác giả đã bố trí 4 cơng thức mật độ
khác nhau (2985; 1680; 1075 và 750 cây/ha) cho Bạch đàn (E. deglupta) ở Papua
New Guinea, sau 5 năm cho thấy đường kính bình qn của các cơng thức thí
nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng
theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lượng tăng
trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn
những công thức trồng mật độ cao hơn (Evans, 1992) [84].
Rừng trồng cung cấp gỗ lớn yêu cầu phải có đoạn thân thẳng, trịn đều, ít
khuyết tật và kích thước đủ lớn để có thể làm gỗ xẻ, do đó các biện pháp kỹ thuật
chủ yếu được áp dụng là tỉa cành, tỉa thưa kết hợp bón phân. Hạn chế kích thước
cành là khâu kỹ thuật quan trọng trong tạo chất lượng thân cho gỗ lớn. Đối với bạch
đàn, tỉa cơ giới đối với cành có kích thước lớn hơn 20mm rất dễ bị xâm nhiễm bệnh
hoặc chết tự nhiên (Beadle, 2006) (dẫn theo Võ Đại Hải và cộng sự, 2019) [24]).
Trồng rừng mật độ cao để hạn chế phát triển cành ngang và tỉa cành tạo độ thẳng


15

thân (form pruning) thường được áp dụng để hạn chế nhược điểm trên. Ngoài ra, tỉa
cành nhỏ (lift pruning) cũng được áp dụng sớm để tránh tạo mấu mắt trên gỗ. Việc
tỉa cành có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây nếu cường độ tỉa quá cao làm
giảm đáng kể diện tích lá cho quang hợp. Tuy nhiên, đối với loài cây mọc nhanh
như bạch đàn, sự ảnh hưởng này ít hơn (Beadle, 2006).
Đường kính gỗ là yếu tố quan trọng quyết định giá trị gỗ, vì vậy tỉa thưa làm
giảm cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng thúc đẩy sinh trưởng đường kính cũng rất
quan trọng. Medhurst et al. (2001) thí nghiệm tỉa thưa rừng Bạch đàn nitens từ mật

độ 1.140 cây/ha xuống các mật độ từ 100 - 600 cây/ha và kết luận mật độ thích hợp
nhất cho trồng rừng gỗ lớn chu kỳ 20 - 25 năm là 200 - 300 cây/ha. Tuy nhiên, mật
độ này có thể khơng phải là tối ưu cho chu kỳ ngắn hơn.
Chất lượng lập địa cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rừng sau tỉa thưa vì
đối với những lập địa xấu khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng có hạn nên
cường độ tỉa thưa cao cũng không giúp cây sinh trưởng nhanh hơn đáng kể
(Medhurst et al., 2001) [102]. Do đó, biện pháp tỉa thưa thường kết hợp với bón
phân để mang lại hiệu quả cao.
1.1.2.6. Trồng luân canh bạch đàn và keo
Bạch đàn và keo là hai loại cây trồng chính trong trồng rừng sản xuất. Từ lâu
người trồng rừng bạch đàn thường có định kiến là lồi cây này có tác động xấu đến
lập địa như hút nước và dinh dưỡng mạnh, có tính cạnh tranh cao, làm khơ đất, kìm
hãm sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật bản địa và sinh vật đất, do đó
làm giảm đa dạng sinh học và một số chức năng của đất (Casson, 1997) [74]. Tuy
nhiên các nghiên cứu của Ghosh (1978) tại India và nhiều vùng trên thế giới; nghiên
cứu của Rajvanshi (1984) tại Bangladesh khi đánh giá sinh trưởng của bạch đàn đến
chế độ nước, chất dinh dưỡng trong đất và phát triển của thực bì đã nhận định vì các
lý do như chăn thả quá mức, cháy hoặc đốt lướt để phòng cháy hàng năm, qt lá để
thu nhiên liệu, xói mịn đất đã ngăn cản thực bì phát triển hơn là do bản thân cây
bạch đàn tác động đối với lập địa đó (Ghosh, 1978) [88].


16

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng trồng bạch đàn tới đất trong thời gian
gần đây cũng cho thấy, nếu quản lý lập địa tốt rừng bạch đàn không ảnh hưởng tới
các tính chất lý và hóa tính của t (Deleporte et al., 2008) [79], (Gonỗalves et al.,
2008) [89], (Mendham et al., 2008) [103], (Zhang et al., 2010) [124].
Khả năng sản xuất nhanh các vật chất hữu cơ trong đất của keo cao hơn các
loài bạch đàn (Schiavo et al., 2009; Yang et al., 2009) [113], [123], thông (Bernhard

- Reversat, 1996) [69], rừng trồng một số loài cây bản địa (Wang et al., 2010) [120],
hay đất sa-van và trảng cỏ (Kasongo et al., 2009; Yang et al., 2009) [123]. Các lồi
keo có khả năng cố định đạm nên có tác dụng cải tạo dinh dưỡng đất (Brockwell et
al., 2005) [72]. Nhiều nghiên cứu cho thấy đất rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm
có hàm lượng các bon, đạm tổng số, lân và một số cation dễ tiêu cao hơn đất rừng
trồng bạch đàn, thông và rừng trồng một số loài cây bản địa (Bernhard-Reversat,
1996) [69]; (Schiavo et al., 2009) [113]; (Yang et al., 2009) [123]; Wang et al.,
2010) [120]. Đất dưới rừng keo cũng có độ chặt thấp hơn, khả năng giữ nước trong
đất cao hơn nhiều loài cây trồng khác (Yang, 2009) [123]. Do đó, đất sau khai thác
rừng keo thường tốt hơn đất sau khai thác rừng bạch đàn.
Từ những đặc điểm trên, nhiều nghiên cứu đã thử nghiệm trồng rừng hỗn
giao keo và bạch đàn. Rừng trồng hỗn lồi được đánh giá có một số ưu điểm hơn so
với trồng thuần loài như hạn chế rủi ro dịch bệnh (Watt, 1992), tăng các giá trị sinh
thái của rừng (Kelty, 2006) và tổng năng suất rừng cao hơn nếu các lồi cây trồng
xen có tác dụng bổ trợ cho nhau (Ashton and Montagnini, 1999) (dẫn theo Võ Đại
Hải và cộng sự, 2019) [24]). Rừng trồng hỗn giao keo và bạch đàn có tổng lượng
sinh khối cao hơn rừng trồng thuần loài. Forrester (2006) đã tổng hợp và đánh giá
18 đề tài nghiên cứu về trồng hỗn giao giữa bạch đàn và cây cố định đạm cho thấy,
tổng sinh khối rừng hỗn giao cao hơn so với trồng thuần loài bạch đàn.
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy sinh trưởng của bạch đàn tăng có quan hệ
chặt chẽ với hàm lượng đạm trong đất tăng do keo có khả năng cố định đạm và tốc
độ phân hủy của vật rơi rụng của keo nhanh nên lượng dinh dưỡng nhanh chóng
được giải phóng sang dạng dễ tiêu cho cây trồng hấp thụ. Lượng đạm trong lá bạch


17

đàn cũng tăng đáng kể trong các rừng trồng hỗn giao với keo, điều này giúp khả
năng quang hợp cao hơn và tổng hợp được nhiều sinh khối hơn. Tỷ lệ hỗn loài cũng
ảnh hưởng đến tăng năng suất và tỷ lệ hỗn loài 50% keo + 50% bạch đàn cho tổng

sinh khối cao nhất (Forrester, 2006) [86].
Rừng trồng bạch đàn có khả năng tái sinh chồi rất mạnh nên việc xử lý gốc
bạch đàn sau khai thác thường gặp khó khăn và tốn kém. Có thể xử lý gốc bằng
phương pháp cơ giới, thủ cơng và hóa học. Phương pháp cơ giới áp dụng như đào
gốc bằng máy hoặc dùng máy nghiền gốc cây trực tiếp sâu xuống dưới mặt đất.
Phương pháp thủ công như dùng tấm ni-lon đen phủ gốc cây và chèn kín bằng đất
xung quanh (DiTomaso and Kyser, 2013) [80]. Các phương pháp này có thể diệt
toàn bộ gốc bạch đàn nhưng rất tốn kém. Phương pháp dùng chất hóa học thường
được áp dụng như Picloram + 2,4D (Tordon 101M, Tordon RTU hoặc Pathway),
Triclopyr (Garlon 3A, Garlon 4 Ultra, hoặc Pathfinder II), và Glyphosate (Roundup
hoặc Accord XRT III) (DiTomaso and Kyser, 2013) [80]. Các phương pháp này có
hiệu quả cao, nhưng nhiều chất hóa học được khuyến cáo hạn chế sử dụng vì có thể
gây ơ nhiễm đất và nước, có thể ảnh hưởng đến cây trồng khác bên cạnh.
Từ các nghiên cứu trên có thể nhận định việc trồng luân canh bạch đàn với
keo hoặc cây trồng họ đậu đem lại nhiều hiệu quả về khả năng sinh trưởng phát
triển, tăng tổng sinh khối, giảm các phát sinh về chi phí và ảnh hưởng đến môi
trường trong việc xử lý gốc sau khai thác. Phương thức luân canh này đã được
nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận và khuyến cáo áp dụng.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về chọn, tạo giống bạch đàn
Bạch đàn là một trong những loài cây chủ lực và có hiệu quả cao trong trồng
rừng sản xuất ở Việt Nam. Các nghiên cứu về chọn, tạo giống bạch đàn đã được
thực hiện nhiều ở các tổ chức nghiên cứu về lâm nghiệp, trong đó phải kể đến Viện
Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam. Những hướng nghiên cứu từ truyền thống đến hiện đại trong giai
đoạn từ 1990 đến nay đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.


18


Giai đoạn 1990 - 1994: Các nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ đối với các loài
bạch đàn như E. urophylla, E. pellita đã được thực hiện ở nhiều nơi và cho thấy: (1)
Bạch đàn urơ là lồi cây có tính thích ứng cao và được trồng ở nhiều vùng trên cả
nước. Các xuất xứ có triển vọng của Bạch đàn urô là Lewotobi Flores cho vùng
Trung tâm, Lembata Flores cho vùng Bắc Trung Bộ (Nguyễn Dương Tài, 1994)
[38], (Lê Đình Khả và cộng sự, 1996) [29], (Lê Đình Khả và cs, 2003) [31]. (2)
Xuất xứ Bạch đàn urô Ulubahu ở độ cao 150m có sinh trưởng tốt nhất, tiếp đến là
các xuất xứ Lewotobi Flores và Egon Flores tại các khảo nghiệm xây dựng ở Phú
Thọ; (3) Chọn được xuất xứ E. pellita có triển vọng là Kuranda, Helenvale,
Bloomfield và Kiriwo tại khảo nghiệm ở Hà Nội, Quảng Trị và Bình Dương (Lê
Đình Khả và cs, 2003) [31].
Giai đoạn 1994 - 2000: Những nghiên cứu về lai nhân tạo một số loài bạch
đàn đã thực hiện các phép lai thuận nghịch giữa các loài Eucalyptus urophylla,
Eucalyptus excerta và Eucalyptus camaldulensis. Kết thúc giai đoạn này đã cơng
nhận được 31 dịng bạch đàn là giống tiến bộ kỹ thuật, một số tổ hợp lai cho hiệu
suất bột giấy cao hơn, độ bền tương đương các lồi bố mẹ (Lê Đình Khả, Nguyễn
Việt Cường, 2001) [30]. Đến năm 2000 đã có hơn 60 tổ hợp lai giữa 3 lồi trên,
trong đó một số lồi có sinh trưởng gấp 1,5 đến 2 lần lồi bố mẹ (Lê Đình Khả,
2005) [32], (Nguyễn Việt Cường, 2005) [13]. Cũng trong giai đoạn này, khảo
nghiệm các giống bạch đàn lai cho thấy sinh trưởng của các tổ hợp lai thuận nghịch
thay đổi theo từng điều kiện lập địa khác nhau, ví dụ giống lai giữa Bạch đàn
urophylla với Bạch đàn camaldulensis có sinh trưởng nhanh nhất trên đất giàu dinh
dưỡng tại Thụy Phương, trong khi đó ở Ba Vì trên đất đồi núi trọc nghèo dinh
dưỡng thì tổ hợp lai giữa Bạch đàn urophylla với Bạch đàn liễu lại có sinh trưởng
nhanh nhất, các cây lai ở Hà Nội sinh trưởng tốt hơn cây lai ở Hà Tây cũ (Lê Đình
Khả, 2005) [32].
Giai đoạn 2001 - 2005: Nghiên cứu lai giống các loài bạch đàn đã tạo được
trên 100 tổ hợp lai đơi, ba cho 7 lồi là Bạch đàn urophylla, tereticornis,
camandulensis, grandis, saligna, microcorys, pellita. Qua khảo nghiệm đã chọn



19

được 30 dịng bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh hơn các giống đối chứng PN2,
PN14, U6, GU6 ở hầu hết các điểm khảo nghiệm và có thể tích thân cây vượt hơn
giống đối chứng từ 110% đến 300% ở năm thứ 3. Đây là nguồn vật liệu quý cho các
nghiên cứu cải thiện giống tiếp theo. Tổ hợp lai P18U29 cho năng suất 17,3 dm 3/cây
trên đất đồi trọc nghèo dinh dưỡng ở Cẩm Quỳ, Hà Nội, vượt mẹ (P18) là 316%,
vượt bố (U29) là 363%, vượt giống đối chứng GU8 (nhập từ Brazil) là 160% về thể
tích. Tổ hợp lai T1P17, C18P17, P18U29C3, P18U29, C9G15 đạt thể tích thân cây
tương ứng là 26,1; 26,1; 22,8; 21 dm3/cây ở điểm khảo nghiệm Minh Đức, Bình
Phước, vượt giống đối chứng PN14 tương ứng là 383%, 384%, 335%, 321%, 309%
(Nguyễn Việt Cường và cộng sự, 2005) [13].
Nghiên cứu về chọn giống bạch đàn kháng bệnh có năng suất cao thực hiện
trong thời gian từ 2001 - 2005 đã chọn được 2 dịng bạch đàn là SM16 và SM23 có
khả năng chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh ở vùng Đông Nam Bộ (Nguyễn
Hoàng Nghĩa và cộng sự, 2010) [36].
Giai đoạn 2006 - 2010: Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm một số loài bạch
đàn tại Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Bình Định, Cà Mau,… đã tìm ra
được các lồi bạch đàn sinh trưởng triển vọng cho từng vùng sinh thái điển hình,
như: bạch đàn vùng cao gồm Bạch đàn grandis, Saligna, microcorys; bạch đàn vùng
thấp phù hợp các tỉnh phía Nam gồm Bạch đàn camaldulensis, tereticornis; bạch
đàn vùng thấp phù hợp các tỉnh phía Bắc gồm Bạch đàn urophylla, Bạch đàn liễu,
Bạch đàn tereticornis (Nguyễn Việt Cường và cộng sự, 2010) [14].
Trong giai đoạn này nhiều nghiên cứu đã xây dựng được các phép lai nhằm
kết hợp được các đặc điểm ưu việt của con lai để tìm ra được giống lai có ưu thế về
sinh trưởng, chất lượng, chống chịu với điều kiện bất lợi và có khả năng mở rộng
phạm vi thích ứng rộng hơn bố mẹ. Nguyễn Việt Cường đã chọn được: (1) 13 dòng
bạch đàn lai được công nhận là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là UE24,
UC80, UE27, CU91, UE73, UC1, UC2, UE3, UE23, UE33, UC75, CU90, UU8; (2)

Các giống bạch đàn lai phù hợp với từng vùng sinh thái, như: CT, UP, US, UM cho
các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái và Vĩnh Phúc; CP, TP và CG cho các tỉnh Bình


20

Dương, Bình Phước, Bình Định, Cà Mau, An Giang; (3) Các giống có sinh trưởng
nhanh cho một số vùng ở phía Nam và phía Bắc là UE, UC, UG (Nguyễn Việt
Cường và cộng sự, 2010) [14].
Nghiên cứu cải thiện giống bạch đàn nhằm tăng năng suất, chất lượng cho
một số loài cây trồng rừng chủ lực với đối tượng nghiên cứu là Bạch đàn urophylla,
pellita, camaldulensis, Bạch đàn lai UP và các phép lai giữa chúng. Kết quả nghiên
cứu đã khẳng định sinh trưởng của các tổ hợp lai phụ thuộc vào điều kiện lập địa, cá
thể bố mẹ (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010) [40], (Nguyễn Việt Cường, 2010) [14].
Giai đoạn này cũng xác định được nhiều dòng Bạch đàn urơ, Bạch đàn lai UP có
sinh trưởng tốt, vượt trội so với các giống đối chứng (U6, PN14, giống sản xuất đại
trà) ở các điểm khảo nghiệm Ba Vì, Nam Đàn, Đơng Hà,… (Hà Huy Thịnh và cộng
sự, 2010) [40]. Kết quả khảo nghiệm các loài bạch đàn trên các điều kiện sinh thái
khác nhau đã xác định được: 8 dịng Bạch đàn camaldulensis (gồm 2 dịng có triển
vọng ở các tỉnh miền Bắc, 6 dịng có triển vọng ở các tỉnh miền Nam) có sinh
trưởng thể tích cao, năng suất bình quân đạt 45,7 m 3/ha/năm, gấp 3 lần đối chứng,
đồng thời cũng là các dịng có tỷ trọng gỗ cao trung bình từ 521-544 kg/m 3; 23 dòng
Bạch đàn urophylla và 18 dòng Bạch đàn lai UP có sinh trường nhanh, thể tích thân
cây vượt trên 50% so với đối chứng (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010) [40].
Từ năm 2005 đến 2010, nghiên cứu chọn các dịng bạch đàn chống chịu bệnh
có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế đã xác định được 22 loại nấm gây bệnh
cho bạch đàn tại khu vực Đơng Bắc Bộ và vùng Trung tâm, trong đó có 2 loài nấm
Cylindrocladium clavatum và Cylindrocladium scoparium lần đầu tiên được ghi
nhận có phân bố ở Việt Nam, ngồi ra còn xác định được các nấm gây bệnh nguy
hiểm nhất cho từng đối tượng bạch đàn. Nghiên cứu cũng đã tuyển chọn được 30

cây trội bạch đàn và nhân giống được 22 dịng, được cơng nhận 9 dịng bạch đàn là
giống tiến bộ kỹ thuật gồm: SM7, EF24, EF39, EF55, SM51, SM52, B28, B32, B34
từ năm 2007 đến 2010 (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự, 2010) [36].
Giai đoạn 2011 - 2015: Nguyễn Việt Cường và cộng sự tiếp tục nghiên cứu
lai tạo giống bạch đàn, đã chọn lọc được 13 cây trội tham gia lai giống của 6 loài


21

bạch đàn, 4 loài là Bạch đàn grandis, saligna, microcorys, urophylla có thời điểm
nở hoa trùng nhau nên có thể xuất hiện giống lai tự nhiên giữa các loài này nếu
chúng được trồng gần nhau; tạo được 87 tổ hợp lai trong loài và khác loài cho các
loài tham gia lai giống, các tổ hợp khác nhau (cùng mẹ khác bố hoặc bố mẹ khác
nhau) có tỉ lệ đậu quả, kết hạt và khối lượng 1.000 hạt khác nhau (Nguyễn Việt
Cường, 2010, 2012) [14, 15].
Đã chọn được 17 tổ hợp lai sinh trưởng nhanh hình dáng thân đẹp, trong đó ở
hiện trường Bắc Giang là 7 tổ hợp lai là U129G130, U129G14, U133U29U24,
U135S114, U135G18, U135S125 và U133G18; Yên Bái có là 5 tổ hợp lai là
U133G18, U135S125, U133P122, U133G125, U135G18 và Cà Mau có 5 tổ hợp lai
là U133P122, U131T131, C12P17, U135S114, U133G125. Các tổ hợp lai có sự
tham gia của Bạch đàn urô, grandis, saligna, pellita, camandulensis và Bạch đàn tere
thường tạo ra ưu thế lai lớn hơn là các lồi bạch đàn khác, trong đó các tổ hợp lai
giữa Bạch đàn urô với Bạch đàn grandis hay Bạch đàn saligna phù hợp với miền
Bắc nước ta hơn, còn các tổ hợp lai có Bạch đàn pellita, camandulensis và
tereticornis thể hiện ưu thế lai mạnh mẽ hơn khi được trồng ở miền Nam. Ở Kinh
Đứng - Cà Mau đã chọn được 9 dịng bạch đàn lai có năng suất vượt dòng kiểm
chứng PN3d là UG24, TU104, CU98, CU82, UG55, TP12, TP13, UT63, CP2, trong
đó có 6 dịng (UG24, CU98, CU82, UG55, TU104, TP12) được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công nhận giống. Tại Lục Nam - Bắc Giang chọn được 8 dịng
bạch đàn lai có sinh trưởng vượt đối chứng PN3d là TU104, CU57, UUU63, CU98,

TP13, CU82, UG24, UG54, trong đó có 4 dịng (UG24, CU98, CU82, UG54) được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống.
Kết quả đánh giá các khảo nghiệm giống cho thấy ở tuổi 12 chỉ ra các giống
bạch đàn lai là UE27, UE33, UC1, có năng suất đạt trên 25m3/ha/năm, phù hợp làm
nguyên liệu để bóc, làm cửa và cấu trúc bên trong. Đây là các giống lai rất phù hợp
cho trồng rừng cây gỗ lớn với chu kỳ khai thác 12 - 13 năm.
Nguyễn Đức Kiên và cộng sự (2015) [34], nghiên cứu chọn tạo giống bạch
đàn lai mới giữa Bạch đàn pellita và các giống bạch đàn khác đã chọn lọc được 113


22

cây trội bạch đàn lai UP và PB trong các khảo nghiệm tại Bầu Bàng, Bình Dương.
Các cây trội chọn lọc đều có độ vượt về các chỉ tiêu sinh trưởng so với trung bình
chung của lâm phần từ 1,5 lần độ lệch chuẩn trở lên, xây dựng được 6 ha khảo
nghiệm dịng vơ tính tại Tân Lập, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), Long Mỹ, Quy
Nhơn (Bình Định) và Trà Bá, Pleiku (Gia Lai). Đã chọn được các dòng PB7, PB48,
PB55, UP68BB, UP69BB và UP75BB là những dịng có sinh trưởng tốt, với lượng
tăng trưởng bình quân năm đạt từ 37,6-48,0 m 3/ha/năm, tương đương với giống C9
đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và vượt hơn so với giống U6 từ 2050%, cây có hình dạng thân đẹp, cành nhánh nhỏ. Các dòng này đã được Bộ Nông
nghiệp &PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật, trong đó dịng PB48 có tỷ trọng
gỗ cao đạt 530 kg/m3 ở giai đoạn 40 tháng tuổi; dòng UP68BB và UP75BB có hàm
lượng xenlulose đạt 50%. Tại Long Mỹ, Quy Nhơn, Bình Định, các dịng PB23,
PB32, PB48, PB67, UP14BB, UP21BB, UP28BB, UP50BB, UP66BB và UP68BB
là những dịng có triển vọng với năng suất ở giai đoạn 48 tháng tuổi đạt 19,5-23
m3/ha/năm, vượt giống đối chứng U6 từ 11-31%.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tạo ra được 91 tổ hợp lai giữa Bạch đàn pelita với
các loài Bạch đàn uro, caman và grandis, xây dựng 9 ha khảo nghiệm giống lai tại
Chiềng Đen (Sơn La), Cẩm Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội), Cam Hiếu, Cam Lộ (Quảng Trị),
Trà Bá, Pleiku (Gia Lai) và Lai Uyên, Bầu Bàng (Bình Dương). Sinh trưởng của các

tổ hợp lai ở giai đoạn 26 - 30 tháng tuổi tại các khảo nghiệm tổ hợp lai cho thấy có
sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng. Ở giai đoạn 26-33 tháng tuổi, trong số 91 tổ hợp
lai khảo nghiệm có 59 tổ hợp lai có sinh trưởng tốt với thể tích thân cây vượt từ
10% trở lên so với giống đối chứng tốt nhất.
Hà Huy Thịnh và cộng sự (2015) [40] nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng
năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực, kết quả đã chọn tạo
và được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận 11 giống mới là giống tiến bộ kỹ
thuật, trong đó có một giống Bạch đàn lai UP là giống quốc gia.
Giai đoạn 2016 - 2020: Bên cạnh việc tiếp tục các nghiên cứu và đánh giá
các khảo nghiệm thiết lập giai đoạn 2011-2016, các nhà nghiên cứu đã đẩy mạnh


23

khảo nghiệm mở rộng các giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng mạnh
mẽ công nghệ sinh học vào chọn tạo giống như sử dụng chỉ thị phân tử và chuyển
gen. Nghiên cứu chuyển gen trên cây bạch đàn đã tạo được các dòng cây chuyển
gen mang gen có chiều dài sợi gỗ lớn và đang tiến hành khảo nghiệm, đánh giá.
Nguyễn Thế Hưởng nghiên cứu chọn tạo giống bạch đàn chịu mặn bằng
phương pháp gây đột biến và chọn lọc dịng tế bào có khả năng chịu mặn sử dụng
công nghệ nuôi cấy mô - tế bào, tạo ra được một số dịng Bạch đàn urơ mang biến
dị tổ hợp và biến dị soma có khả năng chịu mặn ở giai đoạn nuôi cấy in vitro và
ngoài vườn ươm (Nguyễn Thế Hưởng, 2017) [27]. Năm 2019, Bộ Nông nghiệp
&PTNT công nhận mở rộng vùng trồng đối với các giống bạch đàn lai: Dòng UP54,
dòng UP72, dòng UP95 và dòng UP99 [8].
Trong giai đoạn này các đơn vị nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp đã
nhập khẩu và khảo nghiệm các giống bạch đàn của Trung Quốc, kết quả Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã cơng nhận 4 dịng Bạch đàn GLGU9, GLSE9,
GLU4, dịng Bạch đàn cự vĩ DH32-29 cho các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh [6].
Nhìn chung, trong cơng tác chọn tạo và cải thiện giống bạch đàn, Viện Khoa

học Lâm nghiệp Việt Nam là đơn vị đi đầu với nhiều thành tựu kể từ những năm
1990 đến nay, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 11 xuất xứ
thuộc 4 loài bạch đàn, 31 cây trội thuộc 8 tổ hợp lai và 46 giống mới của 4 loài bạch
đàn. Trên cơ sở những giống mới, giống tiến bộ, đơn vị cũng đã xây dựng được một
số các vườn giống hữu tính, vườn cây đầu dịng từ các khảo nghiệm hậu thế/xuất xứ
(Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2020).
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp lâm sinh trong trồng rừng bạch đàn
1.2.2.1. Quản lý độ phì đất thơng qua duy trì vật liệu hữu cơ sau khai thác
Quản lý lập địa thông qua việc để lại VLHCSKT nhằm duy trì và nâng cao
năng suất rừng trồng và độ phì đất cịn là vấn đề mới đối với ngành lâm nghiệp Việt
Nam. Từ những kết quả ban đầu của “Dự án quản lý lập địa và năng suất rừng” do
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ hợp tác với tổ chức CIFOR thực hiện từ năm
2002 - 2008 trên đối tượng cây Keo lá tràm trồng tại tỉnh Bình Dương, Phạm Thế


24

Dũng và cs (2012) đã tiếp tục mở rộng ở chu kỳ 2 cho Bạch đàn urophylla (ở miền
Bắc). Kết quả cho thấy: (1) Đối với rừng Bạch đàn urophylla, sau 4 năm giữ lại
VLHCSKT tăng năng suất khoảng 2,66 m3/ha/năm so với không giữ lại và tăng 6,46
m3/ha/năm so với đốt thực bì, 13,1% các bon tổng số và 14,3 - 15,3 % lân dễ tiêu
(Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2012) [20]. (2) Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác
rừng đã nâng cao sinh trưởng, sinh khối, dinh dưỡng trong cây của rừng lên rõ rệt
theo các mức độ giữ lại lượng VLHCSKT khác nhau. (3) Để lại VLHCSKT cũng
cải thiện độ phì của đất qua hàm lượng lân có xu hướng tăng dần, từ năm thứ 2 trở
đi bắt đầu có sự khác biệt theo hướng tăng dần hàm lượng đạm và lượng chất hữu
cơ (C) trong đất.
Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể khẳng định việc duy trì VLHCSKT
rừng giúp nâng cao độ phì nhiêu của đất và ổn định năng suất rừng. Quản lý lập địa
bền vững sẽ khắc phục vấn đề suy giảm năng suất rừng trồng bạch đàn ở các chu kỳ

sau. Các nghiên cứu triển vọng này là cơ sở để mở rộng khảo nghiệm ra nhiều vùng
sinh thái cho các loài và giống bạch đàn khác trong tồn quốc. Tuy nhiên, hiện
trường các thí nghiệm của các nghiên cứu này hầu hết được thực hiện trên đất bằng,
trong khi diện tích đất lâm nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là đất dốc. Bên cạnh đó, ảnh
hưởng của độ dốc đến xói mịn và suy thối lập địa là rất lớn, đặc biệt với điều kiện
khí hậu mưa mùa tập trung ở nước ta. Do đó, cần mở rộng nghiên cứu bổ sung về
quản lý lập địa trên đất dốc để có những kết luận chính xác.
1.2.2.2. Quản lý thực vật cạnh tranh dưới tán rừng
Biện pháp xử lý thực bì trước khi trồng rừng ở Việt Nam thường là phát trắng
và đốt toàn diện. Sau khi trồng, rừng được chăm sóc bằng cách phát dọn thực bì
trong 3 năm đầu. Việc sử dụng chất diệt cỏ để khống chế thảm tươi cây bụi cũng
mới được áp dụng trong những năm gần đây, tuy nhiên ở một số địa phương việc áp
dụng cũng chưa đựơc sự đồng thuận cao bởi lo ngại các vấn đề về môi trường.
Nghiên cứu của Phạm Thế Dũng và cộng sự (2012) cho thấy, đối với bạch
đàn, sau 3 năm phun thuốc toàn diện 2 lần/năm năng suất rừng vượt đối chứng 3,2
m3/ha/năm; phun 1 lần /năm cũng vượt đối chứng 1,6 m 3/ha/năm. Về độ phì đất,


25

chất hữu cơ, đạm tổng số và lân dễ tiêu đều tăng ở tầng 0 - 10 cm (Phạm Thế Dũng
và cs, 2012) [20]. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để mở rộng cho các vùng sinh
thái khác.
1.2.2.3. Biện pháp làm đất
Việc áp dụng cơ giới trong trồng rừng, nhất là trồng rừng công nghiệp đã
được các nhà lâm học quan tâm, điển hình là cơng trình nghiên cứu của Đỗ Đình
Sâm và cộng sự (2001), thơng qua thí nghiệm cày ngầm để trồng bạch đàn urơ trên
đất thối hóa ở Phù Ninh (Phú Thọ), tác giả đã cho thấy năng suất của rừng Bạch
đàn uro được trồng trên đất cày ngầm cao hơn nhiều so với làm đất bằng thủ công,
sau 8 năm tuổi ở phương thức làm đất bằng cày ngầm trữ lượng cây đứng của Bạch

đàn urơ có thể đạt 16m3/ha/năm, nhưng ở phương thức làm đất bằng thủ cơng chỉ
đạt 5m3/ha/năm (Đỗ Đình Sâm và cộng sự, 2001) [50].
Nghiên cứu của Đoàn Văn Thu và cộng sự (2008) trồng Bạch đàn urophylla
trên đất được cày ngầm tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) sau 30 tháng tuổi cho sinh trưởng
cao hơn so với đối chứng từ 30-35%; thí nghiệm tương tự tại Pleiku (Gia lai) cho
sinh trưởng rừng tăng từ 35-40% so với đối chứng (Đoàn Văn Thu, 2008).
1.2.2.4. Bón phân và chế phẩm sinh học
Bón phân cho cây rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh
được nhiều nhà lâm sinh quan tâm nghiên cứu trong trong khoảng 30 năm trở lại
đây, bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cây trồng sinh trưởng
nhanh trong giai đoạn đầu. Đặc biệt, bón phân chuồng khơng những cải thiện hóa
tính đất mà cịn cải thiện được cả lý tính của đất. Ngày nay, do nguồn phân hữu cơ
có hạn và khó khăn trong khâu vận chuyển phân lên rừng nên thường sử dụng
phân khoáng tổng hợp như NPK, Supe lân hoặc phân vi sinh hữu cơ,…. và thường
dùng để bón lót và bón thúc cho rừng trồng trong 1 đến 3 năm đầu.
Phạm Thế Dũng (2003) đã thử nghiệm các công thức bón lót khác nhau cho
các lồi Bạch đàn E. camaldulensis và E. tereticornis trên đất phèn ở Thạnh Hóa
(Long An), kết quả thu được cho thấy phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng
của cả 2 loài bạch đàn, đặc biệt ở cơng thức bón 50-100g NPK kết hợp với 50-100g


×