Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau ở vùng trung tâm bắc bộ TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.89 KB, 26 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Bạch đàn là loài cây trồng rừng chủ lực của 9 vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp theo
Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nông nghiệp &PTNT. Hiện
nay, diện tích rừng trồng bạch đàn của cả nước đạt 300.000ha, tập trung phần lớn tại các
tỉnh vùng Trung tâm Bắc Bộ và chủ yếu là rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ làm nguyên liệu
chế biến ván bóc, bột giấy, chu kỳ kinh doanh ngắn (4 - 6 năm). Số lượng giống bạch đàn
mới đưa vào sản xuất cịn ít, chủ yếu vẫn là các dòng U6, PN14 (Nguyễn Xuân Quát,
2013). Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã công nhận một số giống mới Bạch
đàn lai UP và Bạch đàn urơ có năng suất và chất lượng cao như UP35, UP54, UP72, UP95,
UP99, U1088, U262, U821 và U892 cho các địa danh Hà Nội, Nghệ An và Quảng Trị.
Đất lâm nghiệp của vùng Trung tâm Bắc Bộ chủ yếu là đất đồi núi dốc, nằm trong
vùng khí hậu mưa mùa tập trung với lượng mưa cao, vì vậy lớp đất mặt dễ bị xói mịn, rửa
trơi mạnh. Hiện nay, diện tích rừng trồng ở đây phần lớn chưa được áp dụng các biện pháp
quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) và dinh dưỡng đất hợp lý. Một số biện
pháp kỹ thuật cũ, lạc hậu vẫn đang được áp dụng phổ biến như phát dọn thực bì toàn diện
và đốt toàn bộ VLHCSKT rừng, cày đất,… kết hợp với đặc điểm đất dốc, mưa mùa tập
trung nên đã làm mất một lượng lớn chất dinh dưỡng trong đất. Hậu quả là đất bị thối hóa
và dẫn đến suy giảm năng suất rừng trồng ở các chu kỳ tiếp theo. Yêu cầu đặt ra đối với
sản xuất lâm nghiệp hiện nay của vùng Trung tâm Bắc Bộ là phải áp dụng tổng hợp các
biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để sử dụng nguồn tài nguyên đất có hiệu quả,
tăng năng suất cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở áp dụng những thành
tựu khoa học kỹ thuật hiện đại có liên quan. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kinh
doanh rừng trồng bạch đàn nhiều chu kỳ, tính bền vững và năng suất của rừng thường bị
giảm ở các chu kỳ sau.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu nêu trên, thực hiện đề tài luận án: “Nghiên cứu
một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau ở vùng Trung tâm
Bắc Bộ” là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu


- Xác định được một số cơ sở khoa học để trồng rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau
cho năng suất, chất lượng cao và ổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.
- Xác định được các giống bạch đàn thích hợp và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để
phát triển rừng trồng bạch đàn chu kỳ sau cho năng suất, chất lượng cao và ổn định ở vùng
Trung tâm Bắc Bộ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp một số cơ sở khoa học từ khâu chọn giống, quản lý lập địa,... cho đến kỹ
thuật trồng rừng bạch đàn trên các lập địa đã kinh doanh nhiều chu kỳ cho năng suất, chất
lượng cao và ổn định ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.


2

- Đã xác định được một số giống bạch đàn phù hợp và các biện pháp kỹ thuật trồng
rừng thâm canh bạch đàn chu kỳ sau cho năng suất, chất lượng cao và ổn định ở vùng
Trung tâm Bắc Bộ.
4. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có các đóng góp mới sau đây:
(1) Đã xác định được các giống Bạch đàn lai UP54, UP72, UP95 và UP99 phù hợp
cho trồng rừng thâm canh tại vùng Trung tâm Bắc Bộ.
(2) Đã xác định được các biện pháp kỹ thuật tổng hợp liên hoàn để phát triển rừng
trồng bạch đàn thâm canh trên đất dốc, đã trải qua ít nhất 2 chu kỳ kinh doanh ở vùng Trung
tâm Bắc Bộ, từ khâu chọn giống, quản lý VLHCSKT rừng trồng bạch đàn chu kỳ trước,
bón phân, quản lý cỏ dại, tỉa thưa và nuôi dưỡng rừng.
Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Các cơng trình nghiên cứu và kết quả tiêu biểu về cải thiện giống bạch đàn trên
thế giới trong thời gian qua:
Harwood, Pinyopusarerk và Bootle thông qua khảo nghiệm loài và xuất xứ ở vùng

nhiệt đới đã chỉ ra Bạch đàn pellita là loài cây sinh trưởng nhanh, lượng tăng trưởng bình
qn về đường kính từ 2 - 4cm/năm và về chiều cao từ 2 – 4m/năm, có chất lượng gỗ tốt,
đáp ứng được nhu cầu đa dạng cho sử dụng. Chương trình cải thiện giống bạch đàn của
South Africa đã khảo nghiệm 30 dịng vơ tính bạch đàn và chọn được dòng tốt nhất cho
tăng trưởng bình qn về thể tích đạt 24,4m 3/ha/năm. Nghiên cứu của Glory (1993) về lai
giống thuận nghịch giữa các loài bạch đàn đã chỉ ra việc đổi vị trí của cây bố, mẹ trong
phép lai thuận nghịch đã làm thay đổi sinh trưởng của cây lai (ưu thế lai chịu ảnh hưởng
của tế bào chất). Nghiên cứu về chọn giống bạch đàn kháng bệnh cũng được thực hiện từ
những năm 1976, Pikethley đã phát hiện ra nấm Cylindroclacdium quinqueseptatum ở các
cây họ Sim.
Bên cạnh các phương pháp cải thiện giống truyền thống, phương pháp cải thiện giống
hiện đại như chuyển gen, ứng dụng chỉ thị phân tử,… để tạo ra các giống bạch đàn mang
các tính trạng quý cũng đã được áp dụng ở các nước Japan, America, China, Brazil… Kết
quả đã tạo ra nhiều giống bạch đàn chuyển gen với các tính trạng tốt như giống Bạch đàn
trắng (E. cammaldulensi) chuyển gen làm giảm hàm lượng lignin; giống Bạch đàn urô (E.
urophylla) chuyển gen kháng bệnh gây ra bởi Pseudomonas solanaceanum; giống Bạch
đàn trắng (E. cammaldulensis) chuyển gen có khả năng chịu mặn.
Các cơng trình và kết quả nghiên cứu tiêu tiểu trong thời gian qua về các biện
pháp kỹ thuật trồng rừng bạch đàn:
Tổ chức CIFOR nghiên cứu về quản lý các vật chất hữu cơ đảm bảo duy trì độ phì đất
và năng suất rừng trồng đã chỉ ra năng suất rừng trồng tăng ngay ở chu kỳ hiện tại sau khi


3

áp dụng các biện pháp duy trì vật liệu sau khai thác (rừng bạch đàn tăng từ 13 - 30%), 1ha
bạch đàn khi để lại toàn bộ cành, lá và vỏ cây sau khai thác có thể trả lại cho đất khoảng 23 tấn chất dinh dưỡng bao gồm canxi, magne, photpho, đồng thời tạo ra một lớp phủ bề
mặt chống thốt hơi nước, duy trì độ ẩm và hoạt động của vi sinh vật đất và tạo ra một lớp
mùn hữu cơ giúp cho đất tơi xốp (Nambiar and Brown, 1997). João Renato Vaz da Silva
và cộng sự (2012) nghiên cứu về ảnh hưởng của quản lý cỏ dại đến sự phát triển giai đoạn

đầu của Bạch đàn grandis ở Brazil đã cho biết kiểm soát cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ với băng
rộng 75cm về mỗi bên của hàng bạch đàn cho hiệu quả tốt ở giai đoạn 270 ngày sau khi
trồng. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và thời gian kiểm soát cỏ dại đến sinh trưởng
của rừng trồng Bạch đàn globulus ở đồn điền Labill trong 2 năm đầu của P.R. Adams và
cộng sự đã cho thấy không quản lý cỏ dại trong 2 năm đầu ảnh hưởng đến 52% về sinh
trưởng D1,3, 40% về sinh trưởng chiều cao và ảnh hưởng mạnh nhất vào năm đầu; Thời kỳ
quan trọng nhất cho tác động kiểm soát cỏ dại là từ khi trồng đến khi 18 tháng tuổi.
Sử dụng liên hợp máy kéo Komatsu với cày ngầm có cơng suất lớn để làm đất, độ sâu
cày tới 80 - 90cm cho trồng “Bạch đàn cao sản” ở Brazil cho năng suất rừng đạt trên 50
m3/ha/năm. Mello (1976) nghiên cứu bón phân cho bạch đàn ở Brazil đã nhấn mạnh việc
bón phân NPK thích hợp có thể tăng năng suất rừng trồng lên đến 50%. Yelu (2004) thí
nghiệm bón phân trên các lập địa khác nhau ở Madang đã chỉ ra bón 300g NPK
(12:12:17)/cây cho sinh trưởng tốt nhất. Costa và cộng sự (2012) nghiên cứu về tỷ lệ hàm
lượng phân NPK, đưa ra kết luận sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn trắng tại Brazil cao
nhất ở cơng thức có tỷ lệ 200kg N + 30kg P + 50kg K/ha. Nghiên cứu của Schonau (1985)
ở South Africa về bón phân cho Bạch đàn (E. grandis) cho thấy cơng thức bón 150g NPK
(3:2:1)/gốc có thể nâng chiều cao của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất.
Evans, J. (1992) đã bố trí 4 cơng thức mật độ khác nhau (2985, 1680, 1075, 750
cây/ha) cho Bạch đàn (E. deglupta) ở Papua New Guinea, sau 5 năm cho thấy đường kính
bình qn của các cơng thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết
diện ngang lại tăng theo chiều tăng của mật độ. Medhurst et al. (2001) thí nghiệm tỉa thưa
rừng Bạch đàn nitens từ mật độ 1.140 cây/ha xuống các mật độ từ 100 - 600 cây/ha đã kết
luận mật độ thích hợp nhất cho trồng rừng gỗ lớn chu kỳ 20 - 25 năm là 200 - 300 cây/ha.
Hầu hết các nghiên cứu trồng luân canh giữa bạch đàn và keo đều cho thấy sinh
trưởng của bạch đàn tăng có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng đạm trong đất tăng do keo có
khả năng cố định đạm và tốc độ phân hủy của vật rơi rụng của keo nhanh nên lượng dinh
dưỡng nhanh chóng được giải phóng sang dạng dễ tiêu cho cây trồng hấp thụ (Forrester,
2006).
1.2. Ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu và kết quả tiêu biểu về cải thiện giống bạch đàn ở Việt

Nam trong thời gian qua:


4

Những hướng nghiên cứu chọn tạo giống bạch đàn từ truyền thống đến hiện đại đã
được tiến hành ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1990 đến nay và đạt được nhiều kết quả, nổi
bật là lĩnh vực tạo và chọn các giống bạch đàn lai và Bạch đàn urô của nhóm tác giả Lê
Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, Hà Huy Thịnh và Nguyễn Đức Kiên, đã chọn được một
số dòng Bạch đàn lai PB7, PB48, PB55, UP68BB, UP69BB và UP75BB,… và một số
dịng Bạch đàn urơ 892, 1088, 821, 416, 262,… có sinh trưởng tốt, với lượng tăng trưởng
bình quân năm đạt từ 37,6-48,0 m 3/ha/năm, các dòng này đã được Bộ Nông nghiệp
&PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật, trong đó dịng PB48 có tỷ trọng gỗ cao đạt
530 kg/m3 ở giai đoạn 40 tháng tuổi; dịng UP68BB và UP75BB có hàm lượng xenlulose
đạt 50%.
Nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự nghiên cứu chọn giống kháng bệnh
cho các loài Keo lá tràm, keo lai cũng đã chọn được các giống vừa sinh trưởng nhanh vừa
có khả năng chống chịu bệnh, được Bộ Nơng nghiệp &PTNT công nhận và phát triển
mạnh vào sản xuất tại các vùng sinh thái lâm nghiệp từ Bắc Trung Bộ đến Tây Nam Bộ
như Keo lai AH1, AH7, AH11, … và Keo lá tràm AA1, AA9; SM1, …
Các cơng trình và kết quả nghiên cứu tiêu tiểu trong thời gian qua về các biện
pháp kỹ thuật trồng rừng bạch đàn:
Phạm Thế Dũng và cộng sự (2012) nghiên cứu quản lý lập địa và năng suất rừng cho
bạch đàn ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ đã chỉ ra: (1) Đối với rừng Bạch đàn urophylla, sau 4
năm giữ lại VLHCSKT tăng năng suất khoảng 2,66 m3/ha/năm so với không giữ lại và tăng
6,46 m3/ha/năm so với đốt thực bì, 13,1% các bon tổng số và 14,3 - 15,3 % lân dễ tiêu. (2)
Quản lý VLHCSKT rừng đã nâng cao sinh trưởng, sinh khối, dinh dưỡng trong cây của
rừng lên rõ rệt theo các mức độ giữ lại lượng VLHCSKT khác nhau. (3) Để lại VLHCSKT
cũng cải thiện độ phì của đất qua hàm lượng lân có xu hướng tăng dần, từ năm thứ 2 trở đi
bắt đầu có sự khác biệt theo hướng tăng dần hàm lượng đạm và lượng chất hữu cơ (C)

trong đất. Sau 3 năm phun thuốc diệt cỏ toàn diện 2 lần/năm, năng suất rừng vượt đối
chứng 3,2 m3/ha/năm; phun 1 lần /năm cũng vượt đối chứng 1,6 m 3/ha/năm. Về độ phì đất,
chất hữu cơ, đạm tổng số và lân dễ tiêu đều tăng ở tầng 0 - 10 cm.
Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001), thơng qua thí nghiệm cày ngầm để trồng Bạch đàn
urơ trên đất thối hóa ở Phù Ninh (Phú Thọ) đã cho thấy năng suất của rừng Bạch đàn urô
được trồng trên đất cày ngầm cao hơn nhiều so với làm đất bằng thủ công, sau 8 năm tuổi ở
phương thức làm đất bằng cày ngầm trữ lượng cây đứng của Bạch đàn urơ có thể đạt
16m3/ha/năm, nhưng ở phương thức làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5m 3/ha/năm. Nghiên
cứu của Đoàn Văn Thu và cộng sự (2008) trồng Bạch đàn urô trên đất được cày ngầm tại
Đại Lải (Vĩnh Phúc) sau 30 tháng tuổi cho sinh trưởng cao hơn so với đối chứng từ 3035%; thí nghiệm tương tự tại Pleiku (Gia lai) cho sinh trưởng rừng tăng từ 35-40% so với
đối chứng.


5

Phạm Thế Dũng (2003) đã thử nghiệm các công thức bón lót khác nhau cho các lồi
Bạch đàn E. camaldulensis và E. tereticornis trên đất phèn ở Thạnh Hóa (Long An), kết
quả cho thấy phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cả 2 loài bạch đàn, đặc biệt
ở cơng thức bón 50-100g NPK kết hợp với 50-100g P/gốc đã làm tăng lượng sinh trửng về
chiều cao từ 31-36% so với đối chứng ở giai đoạn 3,5 năm tuổi. Phạm Thế Dũng (2012)
nghiên cứu bón phân cho rừng bạch đàn ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc cho thấy sinh trưởng của
rừng trồng bạch đàn có quan hệ rõ rệt với phân đạm, sau 3 năm bón đạm làm tăng từ 2 - 8
m3/ha/năm, cao nhất là khi bón 240 kg N + 60 kg P/ha, trữ lượng vượt tới hơn 1,5 lần so
đối chứng. Vượt ít nhất cũng đạt 14,2% khi chỉ bón 120 kg N. Hiệu quả bón phân cũng
thấy rõ khi bón kết hợp đạm và lân. Độ phì đất tăng ở cả 5 chỉ tiêu nghiên cứu. Nguyễn
Đức Minh và cộng sự (2004) khi khảo sát 14 ô tiêu chuẩn của rừng trồng Bạch đàn urô từ
1,5-5 năm tuổi trên 6 địa điểm khác nhau, đã cho thấy hiệu lực của phân NPK bao giờ cũng
cao hơn phân vi sinh hữu cơ hoặc supe lân bón riêng rẽ, bón 300g NPK/gốc có hiệu lực
cao hơn bón 200g NPK/gốc và 100g NPK/gốc.
Phạm Quang Thu và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đối với

Bạch đàn camaldulensis và Bạch đàn nâu ở vườn ươm, sau 4 tháng cho thấy nghiệm thức tốt
nhất (bón 7g chế phẩm/cây) cho chiều cao trung bình cao hơn gấp 1,4 lần, tỷ lệ bị bệnh của các
công thức bón chế phẩm giảm từ 88 - 93% và tỷ lệ cộng sinh đạt từ 80,83 - 93,3% so với đối
chứng. Đối với rừng trồng Bạch đàn urophylla PN14 sau 24 tháng tuổi làm tăng sinh
trưởng về chiều cao 28,7%, đường kính là 38,2% và giảm tỷ lệ cây bị bệnh là 83,06% so
với đối chứng. Ảnh hưởng đối với dịng Bạch đàn U6 tại rừng trồng thí nghiệm sau 20
tháng tuổi làm tăng sinh trưởng về chiều cao 55,2%, đường kính là 38,9%, và giảm tỷ lệ
cây bị bệnh là 85,09 % so với đối chứng.
Phạm Thế Dũng và cộng sự (2012), nghiên cứu tỉa thưa rừng trồng Bạch đàn
urophylla dòng U6, mật độ 1.333 cây/ha ở tuổi 3 tại Tam Thanh, Phú Thọ cho thấy sau khi
tỉa thưa 2 năm, sinh trưởng cây cá thể ở các công thức được tỉa thưa nhiều đã tăng nhanh
hơn so đối chứng và tỉa thưa ít. Sau 3 năm tỉa thưa, đường kính tăng ở các cơng thức tỉa
thưa so đối chứng từ 9,4 - 16,9 % và chiều cao tăng 2,3 - 6,3 %. Trữ lượng rừng sau 3 năm
tỉa thưa chưa bù đắp được lượng cây lấy đi khi tỉa thưa, nhưng do sinh trưởng đường kính
và chiều cao vượt trội so với không tỉa thưa nên trữ lượng rừng sẽ lớn hơn trong thời gian
tới và chắc chắn có chất lượng gỗ tốt hơn.
Phạm Đức Chiến và cộng sự (2004) nghiên cứu phương thức luân canh bạch đàn và
keo nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất rừng trồng đã chỉ ra: (1) Sinh trưởng của Bạch
đàn trắng E. Camaldulensis, PN2, U6 khi trồng trên đất đã qua một hay nhiều chu kỳ keo
hoặc trên đất chưa qua trồng rừng thì sinh trưởng nhanh hơn (tăng hơn từ 10 - 30%) so với
trồng trên đất đã trồng 1 hay nhiều luân kỳ Bạch đàn trắng.
1.3. Nhận xét chung


6

Các nghiên cứu về cải thiện giống và trồng rừng bạch đàn trên thế giới và ở Việt Nam
trong thời gian qua đã đạt được những kết quả to lớn. Các kết qủa này là tiền đề để tiếp tục
thực nghiệm mở rộng và hoàn thiện cho điều kiện sản xuất trên đất dốc vùng Trung tâm
Bắc Bộ. Cụ thể là: (1) Khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật của Bạch đàn urô

và Bạch đàn lai UP đã được công nhận; (2) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh
trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng bạch đàn ở các chu kỳ sau và tác động của
các biện pháp kỹ thuật trồng rừng bạch đàn ở chu kỳ trước đối với chu kỳ sau.
Chương 2:
NỘI DUNG VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng trồng rừng bạch đàn tại vùng Trung tâm Bắc Bộ.
- Khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật của Bạch đàn lai UP và Bạch đàn
urô đã được công nhận.
- Nghiên cứu kỹ thuật quản lý lập địa rừng trồng bạch đàn.
- Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng bạch đàn.
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển rừng trồng bạch đàn tại vùng
Trung tâm Bắc Bộ.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu của đề tài là các giống Bạch đàn lai UP (UP35, UP54, UP72,
UP95, UP99) và Bạch đàn urô (U1427, U892, PN14).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp đánh giá thực trạng trồng rừng bạch đàn tại vùng Trung tâm Bắc
Bộ
Rừng trồng bạch đàn vùng Trung tâm Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Phú Thọ và
Yên Bái, đề tài tập trung điều tra chính tại hai tỉnh này:
- Tiến hành phỏng vấn lãnh đạo Chi cục Phát triển lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm
của 2 tỉnh để nắm thông tin chung. Tại một số vùng trồng bạch đàn tập trung của mỗi tỉnh,
tiến hành lập ơ tiêu chuẩn điển hình (mỗi cấp tuổi 3 OTC 314m 2) để điều tra chi tiết cây
trồng và lập địa, kết hợp phỏng vấn chủ rừng để thu thập thông tin.
- Tổng hợp xử lý số liệu, phân tích và đánh giá.
2.3.2. Phương pháp khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật Bạch đàn lai
UP và Bạch đàn urô đã được công nhận
- Xây dựng khảo nghiệm giống: Bố trí theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-147-2006, sử
dụng phần mềm Cycdesign 2.0 để thiết kế và trồng khảo nghiệm vào tháng 4 năm 2015.

- Thu thập số liệu: Các chỉ tiêu sinh trưởng cây trồng và chỉ tiêu chất lượng thân cây
được thu thập định kỳ hàng năm.
- Xử lý số liệu theo phương pháp của Williams và cộng sự (2002), sử dụng các phần
mềm thống kê thông dụng trong cải thiện giống bao gồm DATAPLUS 5.0 và Genstat 12.0
(CSIRO).


7

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật quản lý lập địa rừng trồng bạch đàn
(1) Thí nghiệm quản lý VLHCSKT, bón phân và chế phẩm sinh học
- Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm 2 nhân tố: i) quản lý VLHCSKT; ii) bón phân và
chế phẩm sinh học, với 8 cơng thức, 5 lần lặp lại, 100 cây/ô, gồm các công thức sau:
+ Xử lý vật liệu hữu cơ sau khai thác: S0 (Đốt vật liệu sau khai thác); S1 (Để lại vật
liệu sau khai thác - khơng đốt).
+ Bón phân: F0 (Khơng bón phân); F1 (Bón 200 g NPK 16:16:8/cây); F2 (Bón theo
đặc tính lồi cây: Bón lót 30g urê (46% N) + 250g phân lân nung chảy (15-17% P 2O5) + 20g
kali (61% K2O) + 500g phân hữu cơ vi sinh (chứa các chủng vi sinh vật Bacilius 1×10 6
CFU/g, Azolobacter 1×106 CFU/g, Trichoderma 1×106 CFU/g)/cây; bón thúc 75g urê
(46%N)/cây vào đầu mùa mưa năm 2 và 75g urê (46%N)/cây vào đầu mùa mưa năm thứ 3);
F3 (Bón chế phẩm sinh học: Bón lót 100g chế phẩm sinh học/cây (60% apatit (12% P 2O5),
20% độ ẩm, 10% mùn hữu cơ, 5% bột giữ ẩm, và 5% gồm các vi sinh vật chủng PRH3,
NTXO2, nấm cộng sinh Pisolithus tinctorius và Scleroderma areolatum (106 bào tử/gam),
bột tan, MgO).
- Kỹ thuật trồng: Xử lý thực bì và bón phân theo từng nội dung thí nghiệm; Mật độ
trồng 1.660 cây/ha (cự ly 3m x 2 m), cuốc hố kích thước 40 x 40 x 40 cm), mỗi ơ thí
nghiệm có diện tích 600 m2, gồm 100 cây (10 × 10 hàng), trong đó đo đếm và theo dõi ở
vùng lõi ô là 36 cây (6 × 6 hàng). Thời điểm trồng rừng vào tháng 5 năm 2015.
- Thu thập số liệu: định kỳ hàng năm thu thập số liệu về tỷ lệ sống (%), sinh trưởng
D1,3; Hvn; Dt; mẫu đất và mẫu thực vật.

- Phân tích số liệu bằng phân tích phương sai hai nhân tố. Khi có sự sai khác về mặt
thống kê, tiêu chuẩn Duncan và Turkey sẽ được sử dụng để lựa chọn cơng thức tốt nhất. Q
trình phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS 23.0 (IBM Corp, 2013).
(2) Thí nghiệm quản lý cỏ dại rừng trồng bạch đàn
- Thiết kế thí nghiệm: Theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 4 lần lặp lại, 100 cây/ô, vùng lõi
ô là 36 cây/ô, gồm 3 công thức: W1 (phát bằng dao hoặc máy cắt cỏ trước khi trồng và 2
lần/năm trong 3 năm đầu - đối chứng); W2: phun thuốc diệt cỏ Roundup 480SC (nồng độ
Glyphosate isopropylamine salt 480gr/l), liều phun 0,12 lít/100m2, phun trước khi trồng và
phun 2 lần/năm với bề rộng 1,5 m (0,75 m bên 2 hàng cây) trong 3 năm đầu; W3: phun
thuốc diệt cỏ Roundup 480SC (nồng độ Glyphosate isopropylamine salt 480gr/l), liều phun
0,03 lít/100m2, phun trước khi trồng và phun 2 lần/năm trên tồn diện tích trong 3 năm đầu.
- Kỹ thuật trồng: Diện tích ơ thí nghiệm, mật độ và thời điểm trồng rừng tương tự
như thí nghiệm quản lý VLHCSKT, bón phân và chế phẩm sinh học. Ngồi ra, bón 1 kg
phân vi sinh, 180 g urê, 300 g lân nung chảy và 20 g kali trong 2 năm đầu.
- Thu thập số liệu: Định kỳ hàng năm thu thập số liệu về tỷ lệ sống (%), sinh trưởng
D1,3 (cm); Hvn (m) và Dt (m).
- Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp quản lý cỏ dại đến sinh trưởng rừng trồng
bạch đàn bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố. Khi có sự sai khác về mặt


8

thống kê, tiêu chuẩn Duncan và Turkey sẽ được sử dụng để lựa chọn công thức ảnh hưởng
tốt nhất. Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 23.0 (IBM Corp, 2013).
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh
rừng trồng bạch đàn tại vùng Trung tâm Bắc Bộ
(1) Thí nghiệm kỹ thuật tỉa thưa và nuôi dưỡng rừng trồng bạch đàn
- Thiết kế thí nghiệm: Chọn rừng trồng Bạch đàn urơ 3 tuổi có mật độ hiện tại
1.433cây/ha bố trí thí nghiệm tỉa thưa để lại các mật độ khác nhau theo các cấp tuổi
khác nhau, kết hợp bón phân. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ , gồm

5 cơng thức với 3 lần lặp lại, mỗi ơ thí nghiệm có 12 hàng × 12 cây, trong đó ơ đo là 8
× 8 cây, gồm các cơng thức: T1: Không tỉa thưa (đối chứng); T2: Tỉa thưa giữ lại
1.000cây/ha; TF2: Tỉa thưa giữ lại 1.000cây/ha và bón thúc 180g đạm urê + 500g lân
nung chảy + 20g kali; T3: Tỉa thưa giữ lại 700cây/ha; TF3: Tỉa thưa giữ lại 700cây/ha
và bón thúc 180g đạm urê + 500g lân nung chảy + 20g kali. Thực hiện tỉa thưa vào cuối
mùa khô (tháng 3 năm 2015.
- Thu thập số liệu: định kỳ hàng năm thu thập số liệu về tỷ lệ sống (%), sinh trưởng
D1.3 (cm); Hvn (m); và Dt (m).
- Phân tích sự ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa thưa, nuôi dưỡng đến sinh
trưởng, năng xuất và trữ lượng rừng trồng bạch đàn bằng phương pháp phân tích phương
sai hai nhân tố (ANOVA). Khi có sự sai khác về mặt thống kê, tiêu chuẩn Duncan và
Turkey sẽ được sử dụng để lựa chọn công thức ảnh hưởng tốt nhất. Q trình phân tích
thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS 23.0 (IBM Corp, 2013).
(2) Thí nghiệm kỹ thuật trồng luân canh bạch đàn và keo
- Thiết kế thí nghiệm: Lựa chọn lập địa rừng trồng keo lai tương đồng với lập địa bố
trí thí nghiệm quản lý lập địa rừng trồng bạch đàn để bố chí thí nghiệm trồng luân canh
bạch đàn. Thí nghiệm được bố trí theo khối, 4 lần lặp lại, 100 cây/ô.
- Kỹ thuật trồng: Tương tự như trong thí nghiệm quản lý lập địa.
- Thu thập số liệu: Định kỳ hàng năm thu thập số liệu về tỷ lệ sống (%), sinh trưởng
D1,3 (cm); Hvn (m); và Dt (m).
- Phân tích sự ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật trồng rừng luân canh bạch đàn keo bằng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố (ANOVA). Khi có sự sai khác về
mặt thống kê, tiêu chuẩn Duncan và Turkey sẽ được sử dụng để lựa chọn công thức ảnh
hưởng tốt nhất. Q trình phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS 23.0
(IBM Corp, 2013).
(3) Thí nghiệm ảnh hưởng của số lượng chồi để lại chăm sóc và bón phân đến sinh
trưởng và trữ lượng rừng chồi bạch đàn và ảnh hưởng của tỉa thưa kết hợp bón phân đến
sinh trưởng rừng chồi bạch đàn.
- Thiết kế thí nghiệm: Lựa chọn rừng trồng Bạch đàn urô mới khai thác có mật độ
1.369 cây/ha. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 4 lần lặp lại, 100 cây/ô,



9

trong đó đo vùng lõi ơ là 36 cây/ơ, gồm các công thức: C1: Giữ lại 1 chồi/gốc; C1F: Giữ
lại 1 chồi/gốc + 180g urê + 300 g lân nung chảy + 20 g kali/cây; C2: Giữ lại 2 chồi/gốc;
C2F: Giữ lại 2 chồi/gốc + 180g urê + 300 g lân nung chảy + 20 g kali/cây; TC2: Tỉa thưa
để lại 600 cây/ha để nuôi dưỡng lấy gỗ lớn; TC2F: Tỉa thưa để lại 600 cây/ha kết hợp bón
180 g urê + 300 g lân nung chảy + 20 g kali/cây để nuôi dưỡng lấy gỗ lớn.
- Kỹ thuật: Độ cao gốc chặt < 5 cm, chọn chồi to ở phía trên dốc để ni, vun đất cho
ngập gốc chồi vào các lần chăm sóc.
- Thời gian thực hiện: Tháng 3 năm 2015.
- Thu thập số liệu: Định kỳ hàng năm thu thập số liệu về tỷ lệ sống (%), sinh trưởng
đường kính ngang ngực D1,3 (cm); chiều cao vút ngọn Hvn (m); và đường kính tán Dt (m).
- Phân tích sự ảnh hưởng của số lượng chồi để lại chăm sóc và bón phân đến sinh
trưởng và trữ lượng rừng chồi bạch đàn và ảnh hưởng của tỉa thưa kết hợp bón phân đến
sinh trưởng rừng chồi bạch đàn bằng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố
(ANOVA). Khi có sự sai khác về mặt thống kê, tiêu chuẩn Duncan và Turkey sẽ được sử
dụng để lựa chọn cơng thức ảnh hưởng tốt nhất. Q trình phân tích thống kê được thực
hiện bằng phần mềm SPSS 23.0 (IBM Corp, 2013).
2.3.5. Phương pháp đề xuất biện pháp kỹ thuật tổng hợp cho phát triển rừng trồng bạch
đàn có năng suất, chất lượng cao và ổn định qua nhiều chu kỳ tại vùng Trung tâm Bắc
Bộ
Dựa trên các kết quả của đề tài luận án và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây
về gây trồng và kinh doanh rừng trồng bạch đàn, tiến hành đề xuất các biện pháp kỹ thuật
tổng hợp để phát triển rừng trồng bạch đàn có năng suất, chất lượng cao và ổn định tại
vùng Trung tâm Bắc Bộ gồm hai nhóm biện pháp kỹ thuật chính: (1) Kỹ thuật trồng rừng
bạch đàn thâm canh; (2) Một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng chồi bạch đàn.
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng trồng rừng bạch đàn tại vùng Trung tâm Bắc Bộ

3.1.1. Thực trạng về diện tích và phân bố rừng trồng bạch đàn
Theo số liệu thống kê thuộc Dự án quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục
vụ Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp của Tổng cục Lâm nghiệp (2015), tính đến hết năm
2014 tồn quốc có khoảng 210.000 ha rừng trồng bạch đàn, trong đó trên 98% diện tích
rừng trồng đã kinh doanh từ 2 chu kỳ trở lên. Bạch đàn được trồng chủ yếu ở vùng Đông
Bắc Bộ với diện tích 118.006 ha, chiếm 56% và vùng Nam Trung Bộ với diện tích 48.368
ha, chiếm 23% tổng diện tích rừng trồng bạch đàn. Diện tích rừng trồng bạch đàn ở vùng
Bắc Trung Bộ và ở các vùng khác là không lớn, tương ứng với 23.562 ha và 20.682 ha, chỉ
chiếm 9,8 - 11,2%. Tại vùng Đông Bắc Bộ, bạch đàn được trồng chủ yếu ở một số tỉnh
thuộc vùng Trung tâm Bắc Bộ (theo phân vùng sinh thái lâm nghiệp) như Phú Thọ, Yên
Bái, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái hiện có 9.508ha rừng trồng


10

bạch đàn, trong đó có gần 55% diện tích là rừng trồng rải đều ở các cấp tuổi và 45% diện
tích là rừng bạch đàn chồi.
3.1.2. Đánh giá thực trạng về kỹ thuật trồng rừng và trồng lại rừng bạch đàn
Từ kết quả điều tra, tính tốn và tổng hợp về thực trạng kỹ thuật trồng rừng bạch
đàn cho thấy phần lớn diện tích rừng trồng bạch đàn tại vùng Trung tâm Bắc Bộ đã được
khai thác và trồng lại nhiều chu kỳ. Mặc dù nguồn giống đã được sử dụng phần lớn là các
giống tiến bộ kỹ thuật nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào một số dòng Bạch đàn urô và các
giống cũ phổ biến do Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy chọn tạo mà chưa sử dụng
nhiều các giống mới đã được công nhận sau năm 2014, nhất là các giống bạch đàn lai do
chưa có các nghiên cứu khảo nghiệm và khảo nghiệm mở rộng ở vùng này.
Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng thường áp dụng quản lý lập địa
thiếu bền vững như phát, đốt toàn bộ VLHCSKT, làm đất chủ yếu thủ cơng, cuốc hố kích
thước 30x30x30cm, sử dụng phân hóa học chưa hợp lý,... nên có thể ảnh hưởng tới lập địa
và năng suất rừng trồng ở các chu kỳ sau, đặc biệt là trên đất dốc. Bạch đàn là lồi cây sinh
trưởng rất nhanh, do đó một số khâu kỹ thuật có thể giản lược hơn nữa như hạn chế xới

vun gốc để giảm chi phí và hạn chế xói mịn rửa trơi đất. Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng
cung cấp gỗ lớn như chọn lập địa tốt, trồng mật độ thích hợp, tỉa cành, tỉa thưa và ni
dưỡng rừng,… hầu như ít được áp dụng mà chủ yếu dựa trên việc kéo dài chu kỳ kinh
doanh.
3.1.3. Đánh giá thực trạng về sinh trưởng và năng suất rừng trồng bạch đàn
Từ kết quả điều tra các ơ tiêu chuẩn, phỏng vấn chủ rừng, tính tốn và tổng hợp
cho thấy mật độ trồng rừng bạch đàn phổ biến tại vùng Trung tâm Bắc Bộ là 1.660
cây/ha, mật độ hiện tại dao động từ 1.062 - 1.444 cây/ha. Mật độ rừng có xu hướng
giảm mạnh, đến giai đoạn 6 - 8 tuổi mật độ rừng dao động từ 1.145 - 1.062 cây/ha. Tỷ
lệ sống của rừng bạch đàn ở tuổi 2 đạt 87%, sau đó giảm xuống 84% ở tuổi 3, 80% ở
tuổi 4; ở tuổi 6-8 tỷ lệ sống của rừng chỉ cịn 64-69%.
Sinh trưởng đường kính và chiều cao của rừng trồng Bạch đàn urô tại vùng Trung
tâm Bắc Bộ khá nhanh ở tuổi 2 và tuổi 3, tương ứng có đường kính D 1,3 và chiều cao
Hvn lần lượt là 5,7cm và 8,5m ở tuổi 2; 7,1cm và 11m ở tuổi 3. Tuy nhiên, ở giai đoạn
sau sau tuổi 3 sinh trưởng đường kính D 1,3 và Hvn có xu hướng chậm lại, sinh trưởng
D1,3 đạt 10,8 - 11,7 ở tuổi 6 - 8, sinh trưởng Hvn gần như đạt ổn định 15,3m ở tuổi 7 –
8.
Rừng trồng Bạch đàn urơ có trữ lượng khá thấp, chỉ đạt 77,06 m 3/ha ở tuổi 8; năng
suất bình quân chỉ đạt 10,73 m 3/ha/năm, năng suất rừng đạt cao nhất là 13,36 - 13,40
m3/ha/năm ở tuổi 4 – 5, sau tuổi này năng suất rừng giảm dần. Nguyên nhân dẫn đến năng
suất rừng bị suy giảm ở các năm sau thường là: (1) Mật độ rừng suy giảm do một số cây
rừng trong lâm phần bị sâu, bệnh và tác động của gió lớn; (2) Thiếu hụt dinh dưỡng đất do
rừng khơng được bón thúc phân và quản lý cỏ dại dưới tán rừng hợp lý; (3) Kết hợp với


11

điều kiện địa hình đất dốc, mưa mùa tập trung, lượng mưa lớn làm xói mịn đất, giảm dinh
dưỡng đất. Tất cả các yếu tố này đã tác động tổng hợp làm cho năng suất rừng trồng bạch
đàn vùng Trung tâm Bắc Bộ khơng cao mặc dù có sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật.

3.1.4. Đánh giá thực trạng về tính chất đất rừng trồng bạch đàn
Kết quả phân tích tính chất đất rừng trồng bạch đàn đã qua ít nhất hai chu kỳ kinh
doanh tại một số điểm trồng rừng tập trung ở Yên Bái cho thấy đất rừng trồng bạch đàn
thuộc nhóm đất chua có độ chua trao đổi pHKCl dao động từ 3,78 - 4,11 (trung bình là 3,95
± 0,02); hàm lượng mùn tổng số từ nghèo đến trung bình, dao động từ 1,31 - 2,48% (trung
bình là 1,90 ± 0,07%); nghèo đạm, có hàm lượng nitơ tổng số dao động từ 0,05 - 0,10%
(trung bình 0,07 ± 0,00%); tỷ lệ về hàm lượng carbon/nitơ (C/N) dao động từ 12,91 - 20,71
(trung bình 16,13 ± 0,3); rất nghèo lân, hàm lượng lân dễ tiêu dao động từ 0,99 - 2,17 g
P2O5/100g đất (trung bình là 1,40 ± 0,07 gP2O5/100g đất); nghèo kali, hàm lượng kali dễ
tiêu dao động từ 3,73 - 8,72g K2O/100g đất (trung bình đạt 5,79 ± 0,36g K2O/100g đất);
khá chặt, dung trọng đất dao động từ 1,27 - 1,44 g/cm3 (trung bình là 1,33 ± 0,01 g/cm3);
thành phần cơ giới đất thường ở dạng thịt nhẹ đến thịt với tỷ lệ % cấp hạt sét dao động từ
8,40 - 20,06% (trung bình là 14,36 ± 0,95), tỷ lệ % cấp hạt limon dao động từ 8,08 15,07% (trung bình là 11,57 ± 0,96%) và cấp hạt cát dao động từ 67,87 - 79,80% (trung
bình là 74,07 ± 1,75%).
Như vậy, có thể nhận định phần lớn diện tích rừng trồng bạch đàn tại vùng Trung tâm
Bắc Bộ phân bố trên các dạng lập địa từ trung bình đến nghèo. Do đó, để QLLĐ rừng trồng
bạch đàn bền vững tại đây cần phải chú ý đến các giải pháp nhằm tăng độ phì và cải thiện
tính chất đất rừng, trong đó có kỹ thuật quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác, bón phân.
3.2. Khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật của Bạch đàn lai UP và Bạch
đàn urô đã được công nhận
Bảng 3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá khảo nghiệm mở rộng các dòng Bạch đàn lai UP
và Bạch đàn urô ở giai đoạn 60 tháng tuổi tại Yên Bình, n Bái
TT

Dịng

TLS
(%)

1


UP35

75,50 10,01 15,15 15,85

7,30

67,30

16,93

Độ
vượt so
TBKN
(%)
6,61

2

UP54

88,60 10,48 11,10 16,39

2,89

72,80

21,49

35,33


262,39

105,79

3

UP72

84,90 11,19 12,30 16,46

3,18

84,00

23,76

49,62

300,67

100,97

4

UP95

83,70 11,10 11,33 16,57

2,37


82,90

23,12

45,59

289,88

107,80

5

UP99

86,50 10,40 10,79 16,46

2,86

71,90

20,72

30,48

249,41

104,70

6


U892

77,10

7,98 15,48 13,59

6,36

37,00

9,51

-40,11

60,37

96,05

7

U1427

74,70

6,82 14,21 11,00

6,75

22,40


5,58

-64,86

-5,90

86,74

8

PN14

65,70

6,99 14,92 12,26

8,65

27,10

5,93

-62,66

0

83,92

58,200


15,88

TB

79,60

D1.3 (cm)
TB

CV%

79,600

Hvn (m)
Tb

V
Năng suất
(dm3) (m3/ha/
CV% TB
năm)

14,820

Độ
vượt so
PN14
(%)
185,50


Icl
(điểm)
104,67

98,830


12
0
Fpr

0,014

0,014

0,000

0,000

0,000

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ sống của các dòng bạch đàn trong
khảo nghiệm ở giai đoạn 60 tháng tuổi đạt mức cao, từ 65,70% (PN14) - 88,60% (UP54),
tỷ lệ sống trung bình trong tồn khảo nghiệm đạt 79,60%.
Các dịng bạch đàn trong khảo nghiệm có sinh trưởng tốt với đường kính trung bình
đạt 9,37cm, chiều cao vút ngọn đạt 14,82m, thể tích thân cây đạt 58,20 dm 3/cây và giữa các
dịng vẫn có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng (Fpr <0,001). Các dòng Bạch đàn
lai UP đã được cơng nhận UP72, UP95, UP54, UP99 vẫn là những dịng tiếp tục thể hiện
rõ ưu thế lai, các dòng này thuộc nhóm có sinh trưởng tốt nhất trong khảo nghiệm, đường

kính ngang ngực (D1,3) đạt từ 10,40 cm - 11,19 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt từ 16,39
m - 16,57 m, thể tích thân cây (V) đạt từ 67,30 dm3 - 84,00 dm3. Đến giai đoạn 60 tháng
tuổi, dòng Bạch đàn lai UP35 sinh trưởng chậm hơn các dòng Bạch đàn lai UP cịn lại, sinh
trưởng đường kính và chiều cao vút ngọn chỉ đạt mức trung bình trong khảo nghiệm ( D1,3 =
10,01 cm và Hvn = 15,85 m). Các dịng Bạch đàn urơ có sinh trưởng thấp hơn so với các
dòng Bạch đàn lai UP với D1,3 = 6,82 - 7,98cm, Hvn = 11,00-13,59m thể tích V = 22,40 37,00dm3.
Ở giai đoạn 60 tháng tuổi, năng suất trung bình của các dịng bạch đàn trong khảo
nghiệm đạt 15,88 m3/ha/năm và có sự sự sai khác rõ rệt giữa các dịng trong khảo nghiệm
(Fpr<0,001), trong đó các dịng Bạch đàn lai UP72, UP95, UP54 và UP99 có năng suất
cao, từ 20,72-23,76 m3/ha/năm, trung bình đạt 22,27 m3/ha/năm, vượt từ 30,48-49,62% so
với năng suất trung bình của tất cả các dòng trong khảo nghiệm và vượt từ 249,41300,67% so với giống đối chứng. Dịng UP35 có năng suất trung bình đạt 16,93
m3/ha/năm, vượt năng suất trung bình của khảo nghiệm 6,61%, vượt năng suất của giống
đối chứng PN14 là 185,50%. Các dịng Bạch đàn urơ có năng suất thấp, chỉ đạt từ 5,58 9,51 m3/ha/năm, dòng PN14 làm đối chứng chỉ đạt 5,93 m 3/ha/năm.
Về chất lượng thân cây của các dịng bạch đàn trong khảo nghiệm có sự sai khác rõ
rệt ở mức ý nghĩa 0,05 về chỉ tiêu độ thẳng thân; các chỉ tiêu chất lượng khác như độ nhỏ
cành và sức khỏe giữa các dòng bạch đàn trong khảo nghiệm khơng có sự khác biệt. Nhóm
các dịng bạch đàn có sinh trưởng nhanh và năng suất cao đồng thời cũng có chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp (Icl) cao, trong đó các dịng Bạch đàn lai UP35, UP54, UP72, UP95, UP99
có chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cao nhất trong khảo nghiệm (Icl>100 điểm). Các dòng
Bạch đàn urơ có chỉ tiêu chất lượng tổng hợp thấp hơn hẳn (Icl = 83,92 - 96,05).
Như vậy, đến 60 tháng tuổi, trong số 5 dòng Bạch đàn lai UP tham gia khảo nghiệm chỉ
còn 4 dòng UP54, UP72, UP95 và UP99 tiếp tục cho thấy sinh trưởng nhanh, năng suất cao
vượt trội và có chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cao trong khảo nghiệm, dịng UP35 ở giai đoạn
này có sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng tổng hợp chỉ ở mức khá so với trung bình của khảo
nghiệm; Các dịng Bạch đàn urơ U892 và PN14 có sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng tổng
hợp trung bình; dịng Bạch đàn urơ U1427 có sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng kém nhất.


13


3.3. Nghiên cứu kỹ thuật quản lý lập địa rừng trồng bạch đàn
3.3.1. Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT, bón phân và chế phẩm sinh học đến tỷ lệ
sống, sinh trưởng, năng suất và trữ lượng rừng trồng bạch đàn
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT, bón phân và chế phẩm sinh học đến tỷ lệ
sống, sinh trưởng, trữ lượng và năng suất rừng trồng Bạch đàn lai UP
Tỷ lệ sống
CT
Đốt

F0
F1
F2
F3
P-value
F0
F1
F2
F3
P-value

91,
7
88,
9
90,
0
92,
8

K.

đốt

Đốt

K.
đốt

87,8

6,37

6,11

92,2

7,70

7,27

93,9

8,09

8,21

89,4

6,97

6,78


0,31
86,
7
83,
9
85,
0
88,
3

Đường kính (D1,3;
cm)

7,5

7,4

91,7

9,0

8,7

91,1

9,6

9,3


87,2

8,3

8,1

0,39

K.
Pđốt
value
Giai đoạn 40 tháng tuổi
value

0,0
0

Đốt

9,10

8,04

11,44

10,39

11,72

11,64


9,79

9,51

0,0
0

0,9
9

10,8

10,8

13,2

12,7

14,0

13,2

12,2

11,8

0,38

Năng suất

Trữ lượng
(m3/ha/năm
3
(m /ha)
)
K.
K.
Đốt
Đốt
đốt
đốt

27,
2
44,
51,0
8
59,
55,1
0
37,
39,8
0
0,86
31,6

0,0
0

0,5

0,0
0,10
2
4
Giai đoạn 60 tháng tuổi

0,16

82,8

0,33

P-

Chiều cao (Hvn; m)

31,
8
57,
58,8
9
67,
71,9
8
44,
48,9
0
0,89
34,3


0,0
0

0,9
3

10,5

Pvalue

9,1

17,0 14,9
18,4 19,7

0,0
0

13,3 12,3
0,88

6,9

6,4

11,8 11,6
14,4 13,6
9,8

0,8

9

0,0
3

8,8

0,89

0,9
9

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 2 cho thấy ở giai đoạn 40-60 tháng tuổi, tỷ lệ sống của
bạch đàn tiếp tục giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, dao động từ 82,8 - 91,7%, các công thức
có tỷ lệ sống cao và thấp cũng tương đồng với giai đoạn 40 tháng tuổi và tỷ lệ sống giữa
các cơng thức đốt và khơng đốt VLHCSKT khơng có sai khác rõ rệt về thống kê, kết quả
tính tốn P-value = 0,33 > 0,05. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả điều tra thực
trạng trồng rừng bạch đàn tại vùng Trung tâm Bắc Bộ được trình bày tại mục 3.1. Qua điều
tra định kỳ ghi nhận tỷ lệ sống giảm chủ yếu do các tác động từ bên ngồi như gió bão.
Cơng thức bón phân F2 đã thể hiện sự vượt trội về sinh trưởng Hvn ở cả công thức
đốt và không đốt VLHCSKT, tiếp đến là cơng thức bón phân F1 và cơng thức bón chế
phẩm sinh học F3, thấp nhất ở công thức đối chứng khơng bón F0. Sinh trưởng đường kính
(D1,3) của bạch đàn ở 60 tháng tuổi dao động từ 7,4 - 9,6 cm; khơng có sự sai khác rõ rệt
giữa các cơng thức quản lý VLHCSKT (P-value = 0,39 > 0,05). Tuy nhiên, có sự sai khác
rõ rệt giữa các cơng thức bón phân và chế phẩm sinh học (P-value = 0,00 < 0,05). Cơng
thức bón phân theo đặc tính lồi cây (F2) ở cả thí nghiệm đốt và khơng đốt VLHCSKT đều


14


cho sinh trưởng D1,3 cao (tương ứng là 9,3cm và 9,6 cm). Cơng thức khơng đốt kết hợp với
khơng bón phân S1F0 cho sinh trưởng D1,3 kém nhất, chỉ đạt 7,4cm.
Sinh trưởng Hvn của bạch đàn ở công thức F2 kể cả khi kết hợp với đốt và không đốt
VLHCSKT đã vượt lên trở thành công thức tốt nhất, tiếp đến là cơng thức bón phân NPK
(F1), cơng thức bón chế phẩm sinh học (F3) và thấp nhất là công thức đối chứng - khơng
bón (F0). Giai đoạn 60 tháng tuổi, sinh trưởng Hvn ở các cơng thức thí nghiệm dao động từ
10,8m - 14,0m; chưa có sai khác rõ rệt giữa các công thức đốt và không đốt VLHCSKT
(P-value =0,38 > 0,05) nhưng có sự sai khác rõ rệt giữa các cơng thức bón phân và chế
phẩm sinh học (P-value = 0,00 <0,05); đạt cao nhất ở công thức bón phân theo đặc tính
lồi cây (F2) tương ứng với 13,2 m và 14,0 m ở công thức kết hợp với đốt VLHCSKT và
không đốt VLHCSKT, đạt thấp nhất là ở cơng thức khơng bón phân và chế phẩm sinh học
(F0) với Hvn = 10,8m khi kết hợp với đốt VLHCSKT (S0) và không đốt VLHCSKT (S1).
Công thức đốt VLHCSKT (S0) và khơng đốt (S1) có trữ lượng và năng suất rừng cao
nhất khi kết hợp với cơng thức bón phân theo đặc tính lồi cây (F2), năng suất đạt 13,614,4 m3/ha/năm. Trữ lượng và năng suất của các công thức cịn lại giảm dần từ cơng thức
bón phân NPK (F1), cơng thức bón chế phẩm sinh học (F3) đến cơng thức đối chứng
khơng bón phân và chế phẩm sinh học (S0F0). Cơng thức bón phân theo đặc tính lồi cây
kết hợp với đốt VLHCSKT (S0-F2) cho năng suất rừng cao hơn rõ rệt so với các biện pháp
kỹ thuật đang áp dụng trong thực tiễn sản xuất.
3.3.2. Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT, bón phân và chế phẩm sinh học đến tính
chất lý, hóa học của đất rừng trồng bạch đàn
Từ kết quả phân tích đất hàng năm cho thấy sau khi trồng rừng 10 tháng, độ pHKCl
giảm nhẹ và tăng trở lại bằng với mức ban đầu ở giai đoạn rừng 19 tháng tuổi; pH KCl tăng
trở lại có thể do sự thay đổi về hàm lượng mùn trong đất sau khi khai thác và trồng lại
rừng; sau 40 tháng tuổi pHKCl của đất giảm về xấp xỉ giá trị ban đầu (trước khi trổng rừng);
đến 60 tháng tuổi pHKCl tiếp tục giảm về mức thấp hơn thời điểm trước khi trồng rừng
(2,99 - 3,24/3,45).
Mùn cũng như carbon tổng số tăng lên rõ rệt ở tất cả công thức đốt và khơng đốt
VLHCSKT, điều này có thể do sau khi khai thác và trồng lại rừng lượng vật rơi rụng dưới
tán rừng và VLHCSKT phân hủy mạnh làm tăng hàm lượng mùn trong đất; mùn có xu
hướng giảm nhẹ ở giai đoạn 40 tháng tuổi sau đó tăng trở lại ở những năm tiếp theo và đến

60 tháng tuổi hàm lượng mùn và carbon tổng số tăng vượt so với thời điểm trồng rừng.
Khơng có sự khác nhau rõ rệt về lượng mùn và carbon tổng số giữa các công thức đốt và
không đốt VLHCSKT và giữa các cơng thức bón phân với nhau.
Nitơ tổng số gần như không thay đổi sau khi trồng rừng 10 tháng nhưng có xu hướng
giảm nhẹ sau khi trồng rừng 19 tháng sau đó tăng trở lại ở giai đoạn 40 – 60 tháng tuổi và đạt
gần bằng ở thời điểm trước khi trồng rừng. Khơng có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức
đốt và không đốt VLHCSKT và giữa các cơng thức bón phân và chế phẩm sinh học.
Lân dễ tiêu giảm sau khi trồng 10 tháng và tiếp tục giảm mạnh sau khi trồng ở cả tầng
đất mặt 0-10 cm và tầng 10-30cm. Điều này có thể là do hiện tượng cố định lân trong đất sau
khi có các thay đổi về lý hóa tính của đất sau khai thác và trồng lại rừng và lượng lân hao hụt
do hấp thụ của cây trồng chu kỳ mới. Kali trao đổi khá ổn định trong giai đoạn trồng rừng


15

đến 40 tháng tuổi, sau 40 tháng tuổi kali trao đổi có xu hướng giảm nhẹ.
Như vậy, có thể nhận định rằng trồng rừng bạch đàn làm giảm hàm lượng lân và có xu
hướng dẫn đến chua đất.
3.3.3. Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT, bón phân và chế phẩm sinh học đến lượng
dinh dưỡng hấp thụ trong cây bạch đàn
Từ kết quả phân tích lượng dinh dưỡng hấp thụ trong cây Bạch đàn lai UP 40 tháng
tuổi ở Yên Bái cho thấy hàm lượng N, P, K, Ca và Mg hấp thụ trong cây bạch đàn dao động
từ 83,4 - 192,7 kg/ha; 6,9 - 15,8 kg/ha; 27,0 - 61,7 kg/ha; 11,0 - 26,4 kg/ha và 5,1 - 8,5 kg/ha.
Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy biện pháp quản lý VLHCSKT không ảnh
hưởng đến lượng dinh dưỡng hấp thụ trong cây bạch đàn (giá trị P-value tính tốn dao động
từ 0,23 - 0,96 >0,05).
Đối với các cơng thức bón phân và chế phẩm sinh học thì lượng N, P và K trong cơng
thức bón phân và chế phẩm sinh học F2 cao hơn F0, tuy nhiên sự sai khác về mặt thống kê là
chưa rõ ràng (P-value dao động từ 0,07 - 0,08 >0,05).
Hàm lượng Ca và Mg hấp thụ trong cây bạch đàn tại cơng thức bón phân và chế phẩm

sinh học F2 cao hơn hẳn so với ở cơng thức khơng bón phân và chế phẩm sinh học F0 (P <
0,05).
3.3.4. Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của rừng trồng bạch đàn
Từ kết quả tính tốn, phân tích sinh khối cây trồng bạch đàn và nhu cầu dinh dưỡng
khoáng của rừng trồng bạch đàn trong 3 năm đầu được biểu thị ở biểu đồ 3.1 cho thấy năng
suất sinh khối của bạch đàn tăng mạnh ở 2 năm đầu, đạt cao nhất ở năm thứ 2 và bắt đầu
chậm lại ở năm thứ 3.
Tương tự như quy luật tích lũy về sinh khối, nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng của bạch
đàn cũng tăng mạnh trong hai năm đầu và giảm từ năm thứ 3. Cụ thể là: (1) Nhu cầu dinh
dưỡng N, P, K đạt cao nhất trong hai năm đầu với nhu cầu hấp thụ cao nhất lần lượt là 6 kg
N/ha/năm, 4,5 kg P/ha/năm và 21 kg K/ha/năm ở tuổi 2. Trong khi đó nhu cầu hấp thụ Ca
và Mg của bạch đàn cao nhất là trong năm đầu tiên và giảm mạnh trong những năm sau với
hàm lượng hấp thụ cao nhất khoảng 12 kg Ca/ha/năm và 3,5 kg Mg/ha/năm ở tuổi 1; (2)
Nhu cầu về lượng dinh dưỡng khoáng (N, P, K, Ca và Mg) của bạch đàn rất cao ở giai đoạn
rừng non năm 1-2) và giảm dần từ năm thứ 3. Quy luật này cũng phù hợp với một kết quả
nghiên cứu trước đây đối với bạch đàn ở Congo của Jean ‐ Paul Laclau và cộng sự (2003).
Việc quản lý dinh dưỡng đất hiệu quả nhằm tăng lượng dinh dưỡng để cung cấp cho
nhu cầu cao của cây trồng trong giai đoạn rừng non (1-2 tuổi) là rất cần thiết. Mặc dù biện
pháp quản lý VLHCSKT (đốt và không đốt VLHCSKT) chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến khả
năng hấp thụ dinh dưỡng ở cây trồng ở chu kỳ sau nhưng kết quả nghiên cứu này cũng cho
thấy lượng dinh dưỡng hồn trả cho đất thơng qua chu trình phân giải VLHCSKT là rất lớn
và có khả năng bù đắp được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bạch đàn ở giai
đoạn rừng non. Trong khi đó, biện pháp đốt VLHCSKT có khả năng rút ngắn q trình
phân giải các hợp chất hữu cơ và hoàn trả dinh dưỡng cho đất ngay sau khi đốt (E. K. S.
Nambiar và C. E. Harwood, 2014; D. S. Mendham và cộng sự, 2003).


16

N (kg/ha/năm)


8
6
4
2
0
0

1

2

3

4

25

4

20

3
2
1
0
0

1


2

3

1

1.5

2

2.5

3

3.5

10
5
0
0

1

2

3

4

2


3

4

4
Mg (kg/ha/năm)

10
5
0
0

0.5

15

4

15

Ca (kg/ha/năm)

70
60
50
40
30
20
10

0
0

5
K (kg/ha/năm)

P (kg/ha/năm)

Sinh khối (tấn/ha/năm)

10

1

2

3

Tuổi rừng (năm)

4

3
2
1
0
0

1


Tuổi rừng (năm)

Biểu đồ 3.1. Năng suất sinh khối (a) và nhu cầu dinh dưỡng N (b), P (c), K (d), Ca (e) và
Mg (f) trong 3 năm đầu rừng Bạch đàn lai UP tại Yên Bái.
3.3.5. Sinh khối và dinh dưỡng tích lũy trong vật rơi rụng rừng trồng bạch đàn
Từ kết quả tính tốn, phân tích sinh khối và dinh dưỡng tích lũy trong vật rơi rụng
rừng trồng bạch ở tuổi 1-3 cho thấy hàng năm lượng sinh khối hoàn trả lại cho đất từ vật
rơi rụng dao động từ 2,9 - 4,1 tấn/ha/năm trong giai đoạn rừng 1-3 tuổi. Lượng dinh dưỡng
trong VRR dao động từ 27,6 - 39,3 kg N/ha/năm; 2,7 - 3,8 kg P/ha/năm; 3,1 - 4,4 kg
K/ha/năm; 14,9 - 20,1 kg Ca/ha/năm và 3,2 - 4,6 kg Mg/ha/năm. Mặc dù khơng có sự sai
khác về mặt thống kê giữa các công thức trong thời gian thí nghiệm (P > 0,05), sinh khối
và dinh dưỡng tích lũy trong VRR của bạch đàn cao nhất ở công thức bón phân và chế
phẩm sinh học theo đặc tính lồi cây (F2) và thấp nhất là ở cơng thức khơng bón phân (F0).
Thơng thường, tốc độ phân giải của vật rơi rụng trong rừng trồng ở khu vực nhiệt đới
rất nhanh và chỉ mất từ 6 - 8 tháng để phân hủy hết toàn bộ lượng sinh khối ban đầu
(Nguyễn Văn Bích và cộng sự, 2018; I. F. De Souza và cộng sự, 2016; M. P. Krishna và


17

Mahesh Mohan, 2017). Vì vậy, phần lớn lượng dinh dưỡng khống tích lũy trong vật rơi
rụng đều được phân giải và hoàn trả lại cho đất. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong
chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái rừng trồng, đặc biệt là đối tượng rừng trồng các loài
cây mọc nhanh như bạch đàn.
3.3.6. Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT đến động thái dinh dưỡng trong đất rừng
bạch đàn trồng lại sau khai thác

pH

Diễn biến độ pH đất

3.60
3.50
3.40
3.30
3.20
3.10
3.00
2.90
2.80
2.70

pH Đốt
pH Không đốt

Diến biến của Nitơ tổng số

Diễn biến của carbon tổng số

0.25

0.15
0.10

Nts (%) Đốt
Nts (%) Không
đốt

Cts (%)

Nts (%)


0.20

0.05
-

5.00
4.00

1.00
-

Đốt
Không
đốt

Pdt (mg P2O5/100g đất)

Ktđ (mg/100g đất)

6.00

2.00

Cts (%) Đốt
Cts (%) Không đốt

Diễn biến của Lân dễ tiêu

Diễn biến của Kali trao đổi


3.00

3.50
3.00
2.50
2.00
1.50
1.00
0.50
-

2.00
Đốt

1.50

Không
đốt

1.00
0.50
-

Biển đồ 3.2. Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT đến hàm lượng các chất của đất rừng trồng
bạch đàn tại Yên Bái.
Từ kết quả phân tích định kỳ các chỉ tiêu dinh dưỡng đất biểu thị tại biểu đồ 3.2 cho
thấy biện pháp quản lý VLHCSKT ít ảnh hưởng đến độ pH KCl của đất rừng trồng bạch đàn.



18

Tuy nhiên, xét về xu hướng dao động của độ pH KCl theo thời gian thì độ pHKCl ở cuối chu
kỳ rừng trồng bạch đàn giảm nhẹ so với đầu chu kỳ.
Biện pháp quản lý VLHCSKT có ảnh hưởng khơng đáng kể đến sự thay đổi về hàm
lượng carbon tổng số và hàm lượng đạm tổng số trong đất rừng trồng bạch đàn. Kết quả
nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây trong hệ
thống CIFOR được tổng hợp bởi A. Tiarks và J. Ranger (2008b), kết quả nghiên cứu tương
tự của Võ Đại Hải và cộng sự (2019) tại Quảng Trị.
Biện pháp quản lý VLHCSKT có ảnh hưởng khơng đáng kể đến hàm lượng lân dễ
tiêu của đất rừng trồng bạch đàn trong thời gian thí nghiệm. Tuy nhiên, hàm lượng lân dễ
tiêu của đất rừng trồng bạch đàn ln có xu hướng giảm dần theo thời gian. Một số kết quả
nghiên cứu trước đây cũng đã ghi nhận sự suy giảm hàm lượng lân dễ tiêu trong đất rừng
trồng keo qua nhiều chu kỳ (V. D. Huong và cộng sự, 2015; Eko Hardiyanto và S.E.
Nambiar, 2014; S.T.H. Siregar và cộng sự, 2008). Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm hàm
lượng lân dễ tiêu trong đất có thể được lý giải do: (1) Dinh dưỡng lân dễ tiêu bị hấp thụ bởi
cây trồng mới; (2) Khả năng cố định lân của đất vùng nhiệt đới thường rất cao nên lân dễ
tiêu có thể bị chuyển hóa sang dạng cố định và (3) Hoạt động của vi sinh vật phân giải hợp
chất hữu cơ từ VLHCSKT cũng như vật rơi rụng. Diễn biến về hàm lượng kali trao đổi
trong đất sau khi trồng lại rừng bạch đàn giữa các công thức đốt và khơng đốt VLHCSKT
có sự khác nhau. Xét về xu hướng diễn biến trong cả chu kỳ rừng trồng bạch đàn thì hàm
lượng kali trao đổi trong đất giảm ở giai đoạn giữa chu kỳ và tăng trở lại, đạt giá trị ban
đầu (trước khi trồng rừng) ở giai đoạn 60 tháng tuổi.
3.3.7. Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT, bón phân và chế phẩm sinh học đến khuyết
tật về mắt gỗ bạch đàn
Từ kết quả điều tra, phân tích và tổng hợp cho thấy số lượng mắt gỗ trung bình theo
từng khúc gỗ ở cả hai công thức đốt và không đốt VLHCSKT dao động từ 13 - 23 mắt và
không có sự khác nhau rõ rệt giữa hai cơng thức đốt và không đốt VLHCSKT. Tương tự
như chỉ tiêu về số lượng mắt gỗ, đường kính mắt gỗ trung bình, dao động từ 0,66 - 0,95
cm, khơng có sự khác nhau rõ rết giữa các cơng thức thí nghiệm đốt và không đốt

VLHCSKT. Số lượng mắt sống trên thân cây ở đoạn từ 0-6 m là rất ít, chỉ chiếm từ 3 - 7%,
trong khi phần lớn số mắt là mắt chết (dao động từ 76 - 100%). Điều này chứng tỏ bạch
đàn có khả năng tự tỉa cành tự nhiên rất tốt.
Tổng số mắt gỗ và đường kính mắt trung bình trên mỗi đoạn thân là khơng có sự khác
biệt giữa các cơng thức bón phân và chế phẩm sinh học. Phần lớn số mắt gỗ phân loại,
thống kê được là mắt chết, chiếm trên 70% tổng số mắt, số mắt sống chiếm tỷ lệ rất ít (dưới
10%).
3.3.8. Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT, bón phân và chế phẩm sinh học đến hiệu
quả kinh tế rừng trồng bạch đàn


19

So sánh giữa các công thức đốt VLHCSKT kết hợp bón phân thì cơng thức đốt
VLHCSKT kết hợp bón phân theo đặc tính lồi cây (S0F2) cho doanh thu cao nhất 132,3 triệu
đồng, lợi nhuận ròng đạt 42,8 triệu đồng/ha/chu kỳ và thấp nhất là thí nghiệm đối chứng khơng
đốt LHCSKT kết hợp với khơng bón phân và chế phẩm sinh học (S0F0) cho doanh thu 77,6
triệu đồng, lợi nhuận ròng chỉ đạt 27,6 triệu đồng/ha/chu kỳ. Tương tự khi so sánh doanh thu
giữa các thí nghiệm khơng đốt VLHCSKT kết hợp với bón phân thì cơng thức khơng đốt
VLHCSKT kết hợp bón phân theo đặc tính lồi cây (cơng thức S1F2) cho doanh thu cao
nhất 134,9 triệu đồng/ha/chu kỳ và thấp nhất là thí nghiệm đối chứng (S1F0) cho doanh thu
chỉ đạt 84,0 triệu đồng/ha/chu kỳ, lợi nhuận ròng đạt 28,1 triệu đồng/ha/chu kỳ. Trong khi
đó, các mơ hình rừng trồng sản xuất đại trà của các hộ dân trên cùng địa bàn cho doanh thu
là 52,5 triệu đồng/chu kỳ và lợi nhuận ròng NPV chỉ đạt 12,7 triệu đồng/chu kỳ, thấp hơn
nhiều so với các thí nghiệm đề tài triển khai. Như vậy, về thu nhập ước tính với chu kỳ 7
năm, doanh thu của cơng thức bón phân (F2) khi kết hợp với công thức đốt và không đốt
VLHCSKT đều cho hiệu quả cao và thấp nhất là công thức đối chứng (F0).
Công thức đốt VLHCSKT kết hợp với bón chế phẩm sinh học (S0F3) cho hiệu suất đầu
tư cao nhất (BCR=2,46; bỏ ra 1 đồng vốn trồng rừng sau 7 năm thu được hiệu suất 2,46 đồng)
và cho hiệu suất đầu tư thấp nhất là công thức bón đốt VLHCSKT kết hợp với bón phân theo

đặc tính lồi cây (S0F2) BCR chỉ đạt 2,21. Cơng thức giữ lại VLHCSKT kết hợp với bón chế
phẩm sinh học (S1F3) cho hiệu suất đầu tư cao nhất, BCR đạt 2,52 trong khi đó cơng thức
khơng đốt VLHCSKT kết hợp bón phân theo đặc tính lồi cây (S1F2) cho hiệu suất đầu tư
thấp nhất, BCR chỉ đạt 2,10.
Từ kết quả tổng hợp tại bảng bảng 3.20 cho thấy: chỉ số IRR của các thí nghiệm đốt
VLHCKT kết hợp với bón phân dao động từ 28 - 32%, trung bình là 30% và ở thí nghiệm
giữ lại VLHCSKT chỉ số IRR dao động từ 30-33%, trung bình đạt 31,5%. Tỷ suất hồn vốn
nội tại của mơ hình đối chứng cũng đạt mức cao IRR=25%. Các thí nghiệm trồng rừng sản
xuất ở Yên Bái đều cho lãi suất ở mức cao.
Như vậy, áp dụng biện pháp đốt VLHCSKT kết hợp bón phân theo đặc tính lồi cây
(Bón lót cho bạch đàn 30g urê (46% N) + 250g phân lân nung chảy (15-17% P 2O5) + 20g
kali (61% K2O) + 500g phân hữu cơ vi sinh (có chứa Bacilius 1 × 10 6 CFU/g, Azolobacter
1 × 106 CFU/g, Trichoderma 1 × 106 CFU/g)/cây và bón thúc 75g urê/cây vào đầu mùa
mưa năm 2 và 75g urê/cây vào đầu mùa mưa năm thứ 3) đối với Bạch đàn lai UP cho hiệu
quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là biện pháp không đốt VLHCSKT kết hợp bón phân theo
đặc tính lồi cây và thấp nhất là biện pháp đốt VLHCSKT kết hợp với không bón phân.
3.3.9. Ảnh hưởng của quản lý cỏ dại đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của bạch đàn
Từ kết quả thu thập, phân tích hàng năm đối với các công thức quản lý cỏ dại cho
thấy các biện pháp quản lý cỏ dại khác nhau ít ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của rừng trồng
Bạch đàn lai UP (tỷ lệ sống đạt 100% ở 9 tháng tuổi); tỷ lệ sống ở các công thức quản lý cỏ
dại cũng giống như tại các khảo nghiệm giống và thí nghiệm kỹ thuật trồng rừng khác, đều


20

có xu hướng giảm dần theo tuổi nhưng vẫn đạt ở mức cao từ 89,6-90,3% ở giai đoạn 60
tháng tuổi.
Các biện pháp quản lý cỏ dại có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của bạch đàn ở giai
đoạn 9 và 17 tháng tuổi. Sinh trưởng đường kính, chiều cao và đường kính tán ở cơng thức
phát cỏ thủ cơng (W1) tốt hơn so với các cơng thức cịn lại (D1,3 = 3,58 và 5,81cm; Hvn =

4,87 và 8,22m và Dt = 1,98 và 1,86m). Sinh trưởng D1,3 và Hvn ở công thức W1 đạt cao
nhất ở giai đoạn 29 và 40 tháng tuổi. Sinh trưởng Hvn ở công thức W3 nhỏ nhất tại 29
tháng tuổi. Tuy nhiên, đến 40 tháng tuổi, sinh trưởng chiều cao ở công thức W3 đã gần bắt
kịp với công thức W1 và cao hơn hẳn so với cơng thức W2. Điều này có thể do tỷ lệ sống
của cây rừng ở công thức W3 (90,9%) thấp hơn ở công thức W2 (95,0%) dẫn đến khi rừng
ở giai đoạn khép tán, mức độ cạnh tranh về ánh sáng và nước ở công thức W3 thấp hơn nên
có sinh trưởng tốt hơn. Đến 60 tháng tuổi, ở cơng thức W2 có sinh trưởng đường kính và
chiều cao vượt lên bằng công thức W1, đạt D 1,3 = 9,6 cm và Hvn = 14,2 m; sinh trưởng
đường kính và chiều cao ở cơng thức W3 cũng tăng lên gần bằng ở công thức W1 (D 1,3 =
9,0 cm và Hvn = 13,4m).
Như vậy, quản lý cỏ dại bằng biện pháp phát thủ cơng tồn diện trước khi trồng và 2
lần/năm trong ba năm sau khi trồng cho kết quả tốt nhất về sinh trưởng rừng trồng bạch
đàn.
3.4. Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng bạch
đàn tại vùng Trung tâm Bắc Bộ
3.4.1. Nghiên cứu kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng bạch đàn
Từ kết quả phân tích các thí nghiệm tỉa thưa cho thấy sau tỉa thưa 17 và 40 tháng, sinh
trưởng đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán giữa các cơng thức tỉa
thưa và các cơng thức bón phân cho rừng trồng bạch đàn khơng có sự khác biệt đáng kể. Kết
quả kiểm tra sai dị cho thấy các cơng thức tỉa thưa và bón phân chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến
D1,3, Hvn và Dt của bạch đàn ở cả 2 giai đoạn 17 và 40 tháng tuổi (Giá trị P-value > 0,05).
Trong sản xuất hiện nay, thường áp trồng rừng bạch đàn với mật độ 1.660 cây/ha, sau
ba năm tuổi rừng đã khép tán, mật độ rừng thường dao động từ 1.000 cây/ha - 1.500
cây/ha. Với mật độ rừng này kết hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng Trung tâm Bắc Bộ có
dạng địa hình đồi núi chia cắt phức tạp làm thay đổi hướng, cường độ và tính chất gió khi
có gió mạnh, nhất là khi có dơng, bão thì việc tỉa thưa đối với rừng trồng bạch đàn là
không cần thiết. Ngoại trừ trường hợp tỉa thưa nhằm mục đích loại bỏ những cây bị sâu
bệnh để vệ sinh rừng, giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh từ cây nhiễm bệnh sang cây khỏe
mạnh.
3.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật trồng luân canh bạch đàn và keo

Từ kết quả thu thập và phân tích thống kê định kỳ hàng năm về tỷ lệ sống, sinh
trưởng của Bạch đàn lai UP tại các công thức trồng luân canh cho thấy ở giai đoạn 40-60
tháng tuổi, tỷ lệ sống của cây trồng vẫn khá cao, dao động từ 85,8 - 86,1% ở lập địa xấu, từ
87,2 - 88,1% ở lập địa tốt và khơng có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ sống giữa nơi lập địa


21

tốt (87,2%) và lập địa xấu (86,1%) ở công thức trồng lại rừng bạch đàn trên đất sau khai
thác rừng trồng bạch đàn (EE) và vẫn còn sự khác nhau về tỷ lệ sống trên lập địa tốt
(88,1%) và lập địa xấu (85,7%) ở công thức trồng lại rừng bạch đàn trên đất sau khai thác
rừng trồng keo (AE).
Sinh trưởng D1,3 của bạch đàn ở các công thức trồng luân canh trên đất sau khai thác
keo và bạch đàn dao động từ 9,4-10,2 cm trên lập địa xấu và 9,8-11,7cm trên lập địa tốt;
sinh trưởng chiều cao vút ngọn dao động từ 13,3-14,6m (trên lập địa xấu) và từ 14,4-15,5m
(trên lập địa tốt). Sinh trưởng của bạch đàn trồng luân canh trên đất sau khai thác keo (AE)
tiếp tục duy trì ở mức cao hơn rõ rệt so với trên đất sau khai thác bạch đàn (EE) trên cả hai
dạng lập địa tốt và xấu (P < 0,05). Hầu hết các nghiên cứu trước đây về trồng luân canh
bạch đàn và keo đều cho thấy sinh trưởng của bạch đàn tăng có quan hệ chặt chẽ với hàm
lượng đạm trong đất tăng do keo có khả năng cố định đạm và tốc độ phân hủy vật rơi rụng
của keo nhanh nên lượng dinh dưỡng nhanh chóng được giải phóng sang dạng dễ tiêu cho
cây trồng hấp thụ (Forrester, 2006).
Do đặc tính của mỗi lồi cây trồng là khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng từ đất cũng
khác nhau. Vì vậy, trồng rừng luân canh giữa các loài cây như keo – bạch đàn đang là một
giải pháp hiệu quả để duy trì độ phì của đất và nâng cao năng suất rừng, giảm thiểu nguy
cơ tích tụ sâu bệnh hại đến cây trồng qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lượng chồi để lại chăm sóc và bón phân đến sinh
trưởng và trữ lượng rừng chồi bạch đàn
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu về sinh trưởng và trữ lượng rừng chồi Bạch đàn urơ
trong các cơng thức thí nghiệm về số chồi giữ lại ni dưỡng, tỉa thưa kết hợp bón phân tại

Yên Bái cho thấy ở giai đoạn 17 và 40 tháng tuổi, sinh trưởng đường kính ngang ngực D1,3
và chiều cao vút ngọn (Hvn) ở công thức để lại 1 chồi/gốc cao hơn rõ rệt so với ở công thức
để lại 2 chồi/gốc (P<0,05). Ở giai đoạn 40 tháng tuổi, sinh trưởng đường kính ngang ngực
(D1,3) trung bình tại công thức để lại 1 chồi và 2 chồi đạt lần lượt là 12,07cm và 10,72cm;
Chiều cao vút ngọn (Hvn) trung bình đạt lần lượt là 12,5 m và 12,0 m; Đường kính tán (Dt)
trung bình đạt 2,9 m và 2,5 m. Kết quả kiểm tra thống kê cho thấy khơng có sự sai khác
giữa các cơng thức bón phân và khơng bón phân đến sinh trưởng của rừng chồi Bạch đàn
urơ. Tuy nhiên, ảnh hưởng tổng hợp giữa bón phân và để số lượng chồi/gốc là rõ rệt khi
rừng đạt 40 tháng tuổi. Theo đó, cơng thức để lại 1 chồi/gốc kết hợp bón phân cho sinh
trưởng cao hơn hẳn so với công thức để lại 2 chồi/gốc và khơng bón phân.
Trái ngược với sinh trưởng rừng, trữ lượng rừng ở công thức để lại 2 chồi/gốc luôn
cao hơn so với ở cơng thức để lại 1 chồi/gốc. Bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến trữ lượng
rừng chồi Bạch đàn urô sau 40 tháng tuổi. Kết quả này cho thấy, nếu mục đích kinh doanh
rừng nguyên liệu giấy hoặc dăm gỗ thì để lại 2 chồi/gốc cho hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên,
nếu mục đích kinh doanh rừng gỗ lớn kết hợp gỗ nhỏ thì để lại 1 chồi/gốc dù tổng trữ
lượng rừng thấp hơn nhưng các cây đơn lẻ sẽ có kích thước lớn hơn, giá trị sản phẩm thu
hồi khi khai thác sẽ cao hơn so với để lại 2 chồi/gốc.


22

3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa kết hợp bón phân đến sinh trưởng rừng
chồi bạch đàn
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu về tỷ lệ sống và sinh trưởng rừng chồi Bạch đàn urơ
trong thí nghiệm tỉa thưa cho thấy các công thức tỉa thưa TC2 và cơng thức tỉa thưa kết hợp
bón phân TC2F khơng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và
đường kính tán rừng Bạch đàn urơ sau 17 và 40 tháng (giá trị P-value > 0,05).
Như vậy, có thể nhận định là trong và sau giai đoạn tỉa thưa, rừng bạch đàn chồi mới
khép tán, sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng của cây trồng chưa mạnh kết hợp với
lượng dinh dưỡng từ vật rơi rụng và vật liệu hữu cơ sau tỉa thưa hoàn trả lại cho đất đã đáp

ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nên việc tỉa thưa mở rộng không gian dinh
dưỡng cũng như bón thúc thêm phân cho rừng ở giai đoạn này khơng có nhiều tác dụng
làm tăng sinh trưởng của rừng.
3.5. Đề xuất biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển rừng trồng bạch đàn tại vùng
Trung tâm Bắc Bộ
Dựa trên các kết quả đạt được của đề tài và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây,
đề tài đề xuất các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển rừng trồng bạch đàn cho năng
suất cao và ổn định tại vùng Trung tâm Bắc Bộ như sau.
3.5.1. Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn thâm canh
a) Giống sử dụng cho trồng rừng: Sử dụng các giống Bạch đàn lai UP72, UP95,
UP54 và UP99 đã được khảo nghiệm, đánh giá và công nhận cho vùng Trung tâm Bắc Bộ
(Quyết định công nhận số 761/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn); Khi trồng rừng nên sử dụng hỗn hợp tối thiểu 3 dịng có
tương đồng về đặc điểm gây trồng và sinh trưởng để phòng ngừa phát sinh dịch sâu, bệnh
hại.
b) Chuẩn bị hiện trồng rừng: Khi chồi bạch đàn cao khoảng 30-50cm, dùng chân đi
ủng đạp gãy rời các chồi khỏi gốc bạch đàn. Khi lứa chồi mới mọc, tiến hành thực hiện tiếp
2 lần là gốc bạch đàn chết, không sinh chồi nữa.
c) Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác:
- Phát thực bì: Phát cây bụi, dây leo, chừa lại các cây tái sinh có giá trị, đặc biệt là các
loài cây lá rộng bản địa.
- Xử lý VLHCSKT: Chặt ngắn cành, ngọn ≤ 1 m, không đốt. Nơi đất bằng hoặc ít dốc
o
(≤15 ) rải đều VLHCSKT trên mặt đất và dọn cục bộ tại vị trí để cuốc hố trồng cây. Nơi đất
có độ dốc >15o gom thành hàng rộng khoảng 1,5 m theo đường đồng mức giữa 2 hàng cây
dự kiến trồng nhằm giảm thiểu xói mịn đất và dịng chảy mặt.
- Phịng cháy rừng: Có biện pháp phịng cháy rừng theo quy định, đặc biệt trong năm
đầu khi VLHCSKT chưa phân hủy hết.
d) Làm đất: Làm đất thủ cơng, cuốc hố có quy cách tối thiểu 30x30x30cm, mật độ
1.660 hố/ha (cự ly 3m x 2m).



23

e) Phương thức trồng: Trồng thuần loài. Rừng trồng bạch đàn không nên trồng độc
canh quá 2 chu kỳ mà cần luân canh giữa trồng bạch đàn và keo.
f) Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu.
g) Bón phân:
- Loại phân và lượng bón cho mỗi cây (áp dụng cho mật độ trồng 1660 cây/ha):
+ Bón lót: Bón 30g urê (46% N) + 250g phân lân nung chảy (15-17% P 2O5) + 20g
kali (61% K2O) + 500g phân hữu cơ vi sinh (có chứa các chủng vi sinh vật hữu ích như
Bacilius 1 × 106 CFU/g, Azolobacter 1 × 106 CFU/g, Trichoderma 1 × 106 CFU/g)/cây.
+ Bón thúc: Bón 75g urê/cây vào đầu mùa mưa ở lần chăm sóc đầu của năm thứ 2 và
75g urê/cây vào đầu mùa mưa ở lần chăm sóc đầu của năm thứ 3)
- Kỹ thuật bón:
+ Bón lót: Để tránh cây trồng bị chết do ngộ độc phân bón, bón lót phân NPK xuống
một góc dưới đáy hố (kích thước tối thiểu là 30 × 30 × 30 cm), sau đó lấp đất dày khoảng
10 cm, phân hữu cơ vi sinh đã được trộn đều với đất được lấp lên trên cho tới khi đầy hố.
Sau khi bón phân ít nhất 1 tuần tiến hành trồng cây khi có mưa, đất đủ ẩm, tiết trời râm
mát.
+ Bón thúc: Bón vào những ngày có mưa nhỏ, đất ẩm. Cuốc 4 hố nhỏ với kích thước
20 × 10 cm, sâu 10 cm quanh gốc, cách gốc cây khoảng 0,8 - 1,0 m, bón phân xuống rồi
lấp đất kín phân bón.
h) Chăm sóc rừng:
- Quản lý cỏ dại: Trong 3 năm đầu, phát cỏ dại toàn diện ít nhất 2 lần/năm vào đợt chăm
sóc đầu mùa mưa và cuối mùa mưa (khơng đốt thực bì và không dùng thuốc diệt cỏ).
- Xới đất vun gốc: Sau khi phát chăm sóc đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, dùng cuốc
xới đất, vun gốc bán kính từ 0,8 - 1,0m.
i) Tỉa thưa và nuôi dưỡng rừng: Rừng trồng bạch đàn với mật độ ban đầu 1.660
cây/ha hoặc mật độ ở tuổi 3 đạt ≤ 1.500 cây/ha thì khơng cần phải tỉa thưa để điều chỉnh

mật độ mà chỉ cần tỉa thưa để loại bỏ những cây còi cọc sinh trưởng kém, cong queo, sâu,
bệnh đưa ra khỏi rừng, tránh lây lan hay ảnh hưởng đến những cây khỏe mạnh.
k) Quản lý, bảo vệ rừng các năm tiếp theo: Quản lý bảo vệ rừng, thực hiện theo quy
trình trồng rừng bạch đàn hiện hành.
3.5.2. Một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng chồi bạch đàn
a) Số chồi để lại trên gốc cây:
- Mục đích kinh doanh gỗ nhỏ, nguyên liệu dăm, giấy: để lại 2 chồi/gốc.
- Mục đích kinh doanh gỗ lớn kết hợp gỗ nhỏ: để lại 1 chồi/gốc.
b) Loại chồi để lại nuôi dưỡng: Lựa chọn chồi to, mọc từ vị trí sát đất ở phía trên dốc.
c) Chăm sóc rừng chồi: Chăm sóc rừng chồi trong 3 năm đầu, nội dung chăm sóc
gồm: xử lý thực bì, diệt chồi khơng mong muốn, bón phân và xới vun gốc.


24

- Xử lý thực bì: phát tồn diện cây bụi, dây leo, cỏ dại ít nhất 2 lần/năm trong 3 năm
đầu (không sử dụng thuốc diệt cỏ hoặc đốt thực bì).
- Diệt chồi khơng mong muốn: thường xun theo dõi rừng, khi phát hiện gốc chặt
bật các chồi không mong muốn, dùng dao chặt sát gốc.
- Bón phân: bón thúc các loại phân đơn gồm: đạm (0,18kg)/gốc, lân (0,3)/gốc, kali
(0,02kg)/gốc vào lần chăm sóc đầu (đầu mùa mưa) của năm thứ 1, 2 và 3.
- Xới đất vun gốc: kết hợp với các đợt phát thực bì hoặc bón phân, xới đất vun gốc
bán kính từ 0,8 - 1,0m sao cho đất được phủ kín các gốc chặt của cây trồng ở chu kỳ trước.
d) Quản lý, bảo vệ rừng các năm tiếp theo: Quản lý bảo vệ, phòng chống cháy và sâu
bệnh hại rừng thực hiện như quy trình trồng rừng bạch đàn hiện hành.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Vùng Trung tâm Bắc Bộ có diện tích rừng trồng bạch đàn tập trung lớn, trong đó
trên 98% diện tích là rừng trồng bạch đàn đã trải qua ít nhất hai chu kỳ kinh doanh. Các
biện pháp kỹ thuật trồng rừng chưa được thâm canh cao, mật độ trồng dao động từ trung

bình đến rất dày (từ 1.660-3.000 cây/ha), không áp dụng các biện pháp tỉa thưa. Giống
bạch đàn sử dụng trong trồng rừng chủ yếu là Bạch đàn urơ có sinh trưởng và năng suất
thấp. Trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh, lập địa rừng trồng bạch đàn đã và đang bị suy
thoái ở các mức độ khác nhau với các chỉ tiêu lý, hóa tính đất ở mức trung bình đến nghèo.
Các biện pháp kỹ thuật trồng lại rừng sau khai thác chưa chú trọng đến các biện pháp kỹ
thuật quản lý lập địa để duy trì và nâng cao độ phì đất.
- Các dịng Bạch đàn lai UP54, UP72, UP95 và UP99 trong khảo nghiệm mở rộng
giống có sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt và đạt năng suất cao từ 20,6 đến 23,7
m3/ha/năm. Đây là những giống phù hợp với vùng Trung tâm Bắc Bộ.
- Trồng rừng bạch đàn có xu hướng làm giảm độ pH đất, dẫn đến chua đất; hàm
lượng mùn tổng số tăng nhẹ; hàm lượng đạm tổng số, nitơ tổng số và kali trao đổi giảm
nhẹ; hàm lượng lân dễ tiêu trong đất giảm mạnh. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N, P, K, Ca
và Mg) của rừng trồng bạch đàn cao ở giai đoạn rừng non (1 - 2 tuổi) và có xu hướng giảm
dần từ tuổi thứ 3.
- Quản lý VLHCSKT rừng trồng bạch đàn đến giai đoạn 40 - 60 tháng tuổi bước đầu
cho thấy sinh trưởng cây trồng ở công thức giữ lại VLHCSKT đã bắt kịp sinh trưởng của
cây trồng ở công thức đốt VLHCSKT; Biện pháp quản lý VLHCSKT ở chu kỳ đầu chưa
cho thấy ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng rừng và tính chất đất rừng trong thời gian
nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nhận định đây là xu hướng chung
của việc áp dụng quản lý VLHCSKT trong chu kỳ đầu. Năng suất rừng và độ phì đất sẽ
được cải thiện rõ rệt ở các chu kỳ tiếp theo nếu tiếp tục áp dụng các biện pháp quản lý
VLHCSKT.


25

- Bón phân theo đặc tính lồi cây trồng cho sinh trưởng tốt nhất, trong đó bón lót cho
bạch đàn 30g urê (46% N) + 250g phân lân nung chảy (15-17% P 2O5) + 20g Kali (61%
K2O) + 500g phân hữu cơ vi sinh (Có chứa Bacilius 1 × 10 6 CFU/g, Azolobacter 1 × 106
CFU/g, Trichoderma 1 × 106 CFU/g)/cây và bón thúc 75g urê/cây vào đầu mùa mưa năm 2

và 75g urê/cây vào đầu mùa mưa năm thứ 3 cho sinh trưởng tốt nhất và làm tăng rõ rệt
lượng Ca, Mg hấp thụ trong cây trồng; Bón lót 100g chế phẩm sinh học cho bạch đàn cũng
cho sinh trưởng hơn hẳn khơng bón.
- Biện pháp đốt VLHCSKT kết hợp với bón phân theo đặc tính lồi cây cho doanh
thu và lợi nhuận cao nhất (doanh thu đạt 132,3 triệu đồng/ha/chu kỳ, NPV đạt 42,8 triệu
đồng/ha/chu kỳ); tiếp đến là biện pháp khơng đốt VLHCSKT kết hợp với bón phân theo
đặc tính lồi cây và thấp nhất là biện pháp khơng đốt VLHCSKT kết hợp với khơng bón
phân và chế phẩm sinh học.
- Biện pháp xử lý cỏ dại tồn diện bằng phát thủ cơng và xử lý bằng thuốc diệt cỏ
theo rạch cho sinh trưởng và năng suất rừng cao hơn rõ rệt so với xử lý cỏ dại bằng thuốc
diệt cỏ phun toàn diện. Mặc dù hiệu quả xử lý cỏ dại cao tương tự biện pháp xử lý cỏ dại
tồn điện bằng thủ cơng và tiết kiệm được nhân công, biện pháp xử lý cỏ dại bằng thuốc
diệt cỏ có nguy cơ gây hại đến cây trồng, ảnh hưởng đến vi sinh vật đất và môi trường
xung quanh. Vì vậy, khơng nên ưu tiên sử dụng thuốc diệt cỏ trong quản lý cỏ dại rừng
trồng bạch đàn.
- Tỉa thưa có ý nghĩa cải thiện chất lượng rừng trồng bạch đàn hơn là thúc đẩy sinh
trưởng rừng. Bón thúc phân cho rừng trồng bạch đàn sau tỉa thưa ít có tác dụng tới sinh
trưởng của rừng. Sau 3 năm tỉa thưa rừng trồng bạch đàn chưa thấy rõ ảnh hưởng của
tỉa thưa cũng như bón phân tới sinh trưởng và năng suất rừng.
- Rừng bạch đàn trồng lại trên đất sau khai thác keo cho sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so
với rừng bạch đàn trồng lại trên đất sau khai thác bạch đàn. Việc bổ sung phân bón cho
rừng trồng bạch đàn trồng lại trên đất sau khai thác bạch đàn là cần thiết để duy trì năng
suất của rừng. Bên cạnh đó, việc để lại VLHCSKT cũng rất quan trọng để duy trì và nâng
cao độ phì của đất, cải thiện tính chất đất.
- Trong kinh doanh rừng bạch đàn chồi, để lại một chồi/gốc cho sinh trưởng đường
kính và chiều cao từng cây cá lẻ lớn hơn so với để lại 2 chồi/gốc nhưng cho tổng trữ lượng
rừng thấp hơn so với để lại 2 chồi/gốc. Bón phân 180g Urê + 300g super lân + 20g
Kali/cây giúp rừng bạch đàn chồi sinh trưởng tốt hơn. Tỉa thưa và bón thúc phân cho rừng
bạch đàn chồi sau tỉa thưa ít có tác dụng tới sinh trưởng và năng suất rừng.
- Dựa trên các kết quả đạt được của đề tài và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước

đây, đề tài đã đề xuất được các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển rừng trồng bạch
đàn có năng suất cao và ổn định tại vùng Trung tâm Bắc Bộ (tham khảo tại bản đầy đủ của
luận án).
2. Tồn tại


×