Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thuế đối với hoạt động khai thác và kinh doanh than theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỒNG THÙY DƯƠNG

THŨ §èI VớI HOạT ĐộNG KHAI THáC Và
KINH DOANH THAN THEO PHáP LUËT VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỒNG THÙY DƯƠNG

THŨ §èI VớI HOạT ĐộNG KHAI THáC Và
KINH DOANH THAN THEO PHáP LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG THỊ KIM DUNG

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các
mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đồng Thùy Dương


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, KINH DOANH THAN ..................... 7
1.1.

Một số vấn đề chung về khoáng sản than và thuế đối với hoạt
động khai thác và kinh doanh than ...........................................................7


1.1.1.

Vài nét về khoáng sản ...................................................................................7

1.1.2.

Khái quát về khoáng sản than .....................................................................13

1.1.3.

Khái niệm và đặc điểm của thuế đối với hoạt động khai thác và
kinh doanh than ..........................................................................................19

1.1.4.

Các khoản thuế đối với hoạt động khai thác và kinh doanh than ...............21

1.2.

Một số vấn đề chung về pháp luật thuế đối với hoạt động khai
thác và kinh doanh than ...........................................................................26

1.2.1.

Khái niệm pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác và kinh doanh than ........26

1.2.2.

Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật thuế đối với hoạt động
khai thác và kinh doanh than .......................................................................26


1.2.3.

Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác và
kinh doanh than ...........................................................................................28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................33
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC VÀ KINH DOANH THAN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................34


2.1.

Thực trạng pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác và kinh
doanh than .................................................................................................34

2.1.1.

Thực trạng pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác than .......................34

2.1.2.

Thực trạng pháp luật thuế đối với hoạt động kinh doanh than ...................50

2.1.3.

Thực trạng pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động khai thác và kinh
doanh than ...................................................................................................63


2.2.

Thực tiễn thi hành pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác và
kinh doanh than .........................................................................................67

2.2.1.

Thực tiễn thi hành pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác và kinh
doanh than ...................................................................................................68

2.2.2.

Đánh giá chung ............................................................................................75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................78
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ KINH DOANH THAN ...............79
3.1.

Định hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động
khai thác và kinh doanh than ...................................................................79

3.1.1.

Pháp luật thuế hướng đến mục tiêu bảo vệ mơi trường; xây dựng hệ
thống chính sách, pháp luật đồng bộ, minh bạch, hạn chế khai thác các
loại tài nguyên không tái tạo .......................................................................79

3.1.2.


Tăng cường công tác quản lý đối với các khoản thu từ hoạt động khai
thác và kinh doanh khống sản ...................................................................81

3.2.

Một số giải pháp hồn thiện pháp luật thuế đối với hoạt động khai
thác và kinh doanh than ...........................................................................82

3.2.1.

Thuế bảo vệ môi trường ..............................................................................82

3.2.2.

Thuế tài nguyên ...........................................................................................83

3.2.3.

Thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................................................84

3.2.4.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu..................................................................84

3.3.

Giải pháp tổ chức thực thi pháp luật thuế đối với hoạt động khai
thác và kinh doanh than ...........................................................................85



3.3.1.

Xây dựng giải pháp quản lý hiệu quả trong việc giám sát cơng tác kê
khai, kế tốn thuế ........................................................................................85

3.3.2.

Có quy chế phối hợp rõ ràng, cụ thể, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân khi quản lý hoạt động khai thác và kinh doanh than ..........................85

3.3.3.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các khoản thu thuế .........87

3.3.4.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế .........................88

3.3.5.

Đào tạo, nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của
cán bộ thuế .................................................................................................89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................92


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BP:

Bristish Petroleum

NSNN:

Ngân sách nhà nước

UBND:

Ủy ban nhân dân

TKV:

Tập đồn Cơng nghiệp Than
– Khống sản Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Đối tượng chịu thuế và khung giá tính thuế

38


Bảng 2.2

Mức thuế suất của khống sản than

41

Bảng 2.3

Biểu thuế bảo vệ môi trường của than đá

45

Bảng 2.4

Biểu thuế xuất nhập khẩu cho mặt hàng than

60


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước (NSNN), là công cụ
điều tiết, giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế, thực hiện tái phân
phối nguồn tài chính, góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội. Thuế và quản lý thuế là
nhân tố quyết định sự thành cơng của nền tài chính cơng. Mục tiêu của Đảng và Nhà
nước đối với lĩnh vực thuế là xây dựng được một hệ thống thuế có hiệu lực và hiệu quả
cao, đặc biệt trong hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản.
Khoáng sản là ngành nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của xã hội.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu

khoáng sản đối với Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, với tốc độ khai thác và thực
trạng kinh doanh như hiện nay, một yêu cầu cấp bách đặt ra là việc quản lý hoạt
động khai thác và tiêu thụ khống sản cần phải được chú trọng cơng tác quản lý
hoạt động khai thác và tiêu thụ khoáng sản thực sự hiệu quả. Do vậy, Nhà nước đã
quy định nhiều nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ về thuế và các cơ chế quản lý đối với
những công ty khai thác, kinh doanh khoáng sản, nhằm ổn định được nguồn thu lớn
cho ngân sách.
Than là một trong những loại khống sản có nhu cầu tiêu thụ cao trong cả
nước. Ngành than đóng vai trị là ngành kinh tế trọng điểm, là nguồn cung cấp nhiên
liệu cho các ngành đặc biệt như điện, phân bón, giấy, xi-măng,… - những ngành
tiêu thụ nhiều than nhất trong quá trình sản xuất. Than đồng thời cũng là một nguồn
tài nguyên không thể tái tạo. Việc khai thác và kinh doanh than cũng có tác động rất
lớn đến sức khỏe con người và môi trường. Với mục tiêu bảo vệ môi trường, khai
thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đối với các chính sách quản lý cần có
sự chung tay góp sức của các bên liên quan, đặc biệt không thể thiếu vai trị của cơ
quan thuế trong các chính sách về quản lý ngân sách nhà nước. Điều này đồng
nghĩa với việc cơ quan thuế vừa phải tích cực, thường xuyên theo sát, thanh tra,
kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than, vừa

1


nắm bắt được diễn biến, tình hình thực tế của hoạt động khai thác và kinh doanh
than, khắc phục những vướng mắc, khó khăn cịn gặp phải trong q trình thi hành
chính sách để từ đó hồn thiện, kiện tồn hệ thống chính sách, chẳng hạn: Cơ quan
thuế chưa có biện pháp kiểm soát được sản lượng khai thác than chính xác của
doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng thuế phải nộp chưa phản ánh đúng sản lượng; khó
thu thuế tài nguyên do chưa quản lý được phẩm cấp than; còn nhiều doanh nghiệp
và người nộp thuế nói chung có hành vi gian lận trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của
nhà nước; nghiệp vụ cán bộ cịn yếu, việc bố trí sắp xếp lực lượng cán bộ công chức

làm công tác thanh tra kiểm tra cịn ít, do vậy chưa kịp thời phát hiện được các trường
hợp vi phạm pháp luật về thuế để ngăn chặn xử lý kịp thời; công tác tuyên truyền
hướng dẫn chính sách pháp luật về thuế cho người nộp thuế còn nhiều yếu kém...
Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài luận
văn tốt nghiệp “Thuế đối với hoạt động khai thác và kinh doanh than theo pháp
luật Việt Nam”, với mong muốn có những đóng góp thiết thực cho pháp luật thuế
trong ngành than, từ đó đổi mới, cải tiến công tác quản lý ngân sách nhà nước đối
với hoạt động khai thác và kinh doanh than tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài có nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả ở
nhiều cấp độ khác nhau, từ giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành,
luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ...
Các giáo trình và sách chuyên khảo như “Giáo trình Luật thuế Việt Nam”
của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân (2010), “Giáo trình
thuế” của Học viện Tài chính, Nxb. Tài chính (2009),“Pháp luật thuế: Lý luận, lịch
sử, thực trạng và so sánh” của TS Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb. Chính trị Quốc gia
(2016)… chủ yếu về lý luận chung về thuế và các loại thuế nội dung. Các giáo trình
và sách chuyên khảo này bao quát gần như toàn bộ các loại thuế theo pháp luật Việt
Nam. Trong đó, “Giáo trình thuế” của Học viện Tài chính, Nxb. Tài chính (2009)
chỉ tập trung vào một số loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, nhập
khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập cá nhân và

2


“Pháp luật thuế: Lý luận, lịch sử, thực trạng và so sánh” của TS Nguyễn Thị Lan
Hương, Nxb. Chính trị Quốc gia (2016) đề cập thêm đến pháp luật về quản lý thuế.
Các loại thuế đều được làm rõ từ khái niệm đến nội dung, đưa ra những đặc điểm
riêng biệt của từng loại và ý nghĩa của mỗi loại thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên những nội dung được trình bày trong các giáo trình và sách
chuyên khảo này mới chỉ là khái quát chung mà chưa đi sâu vào một lĩnh vực khai

thác và kinh doanh khoáng sản mà nhỏ hơn nữa là khai thác và kinh doanh than.
Ngồi ra cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về pháp luật thuế đối với hoạt động
khai thác khoáng sản ở cấp độ thạc sĩ và tiến sĩ. Có thể kể đến các nhóm:
- Nhóm thứ nhất là một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu khía cạnh pháp luật về
quản lý thuế trong hoạt động khai thác khoáng sản. Những đề tài này chỉ tập trung
khai thác sâu vào công tác quản lý thuế ở Việt Nam và tại một số tỉnh thành và nêu
lên thực tiễn thi hành. Có thể kể đến một số đề tài như: “Pháp luật về quản lý thuế và
thực tiễn thi hành trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam” (Luận văn thạc
sĩ của Nguyễn Trương Hà Giang, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018),
“Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam” (Luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Thị Khánh Thiệm, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2015), “Hồn thiện cơng tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” (Luận văn thạc sĩ của Đặng Quang Trực, Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, 2014),…
- Nhóm thứ hai là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu sâu hơn về
một số loại thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản, chẳng hạn như thuế tài
nguyên. Những đề tài này chỉ tập trung phân tích một loại thuế cụ thể có ý nghĩa lớn
đối với lĩnh vực khống sản và trình bày thực tiễn tại những địa phương cụ thể cấp
tỉnh. Có thể kể đến như: “Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên
thiên nhiên – qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình” (Luận án tiến sĩ của Nguyễn
Văn Phương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2017), “Hoàn thuế công tác quản
lý thuế tài nguyên tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk” (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị
Hoài An, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 2017), “Quản lý thuế tài
nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (Luận văn thạc sĩ của Đào Thị Hồng Thái,

3


Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, 2015),
“Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” (Luận văn thạc sĩ của Hồng

Thị Hợp, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, 2015),… Dù vậy các nghiên cứu này
mới chỉ nghiên cứu về thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản nói
chung tại một địa bàn cụ thể.
Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác
khống sản trên tạp chí Than – Khống sản Việt Nam như “Thuế tài nguyên bất
cập, thiếu hợp lý” (Hương Giang, ngày 3/8/2017), “Thuế phí khống sản hiện đang
quá cao” (Nguyễn Cảnh Nam - Đồng Thị Bích, ngày 3/8/2016), “Bàn về thuế tài
nguyên và chính sách thuế, phí đối với khai thác khoáng sản” (Nguyễn Cảnh Nam Đồng Thị Bích, ngày 12/10/2015),… Những bài viết này đều có điểm chung là mới
chỉ đề cập đến một số loại thuế có ý nghĩa lớn đối với hoạt động khai thác khống
sản nhưng khơng cịn mang tính cập nhật trong tình hình hiện nay.
Nhìn chung, các cơng trình và bài báo ở trên đều mới chỉ nghiên cứu về pháp
luật thuế đối với hoạt động khai thác khống sản nói chung ở nhiều cấp độ. Các đề
tài chỉ tập trung phân tích sâu vào một khía cạnh của pháp luật thuế trong lĩnh vực
này như quản lý thuế hay thuế tài ngun … Về cơ bản, các cơng trình này cũng đã
phần nào nêu lên được ý nghĩa của hệ thống pháp luật thuế đối với hoạt động khai
thác khoáng sản, tuy nhiên vẫn chưa bao hàm được hết các loại thuế quan trọng, có
vai trị lớn trong lĩnh vực này. Đặc biệt là chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về
pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác và kinh doanh than. Với tình hình nghiên
cứu như trên, trong luận văn này, học viên muốn hệ thống hóa các cơ sở lý luận về
pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác và kinh doanh than, từ đó nêu lên thực
trạng, đúc kết, phân tích kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra giải pháp cũng như kiến
nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của pháp luật Việt Nam đối với lĩnh vực khai
thác và kinh doanh than tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Dựa trên cơ sở lý luận về pháp luật thuế cũng thực tiễn thi hành các quy
định pháp luật trong hoạt động khai thác, kinh doanh than, Luận văn nghiên cứu

4



đề xuất một số giải pháp cơ bản và cấp thiết nhằm hồn thiện chính sách và pháp
luật thuế đối với hoạt động khai thác và kinh doanh than, đồng thời tăng cường
hiệu quả thực thi pháp luật thuế đối với hoạt động này tại Việt Nam
Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ sở lý luận, các vấn đề liên quan đến khoáng sản, cụ thể là
khoáng sản than, từ đó làm rõ một số vấn đề chung đối với pháp luật thuế về hoạt
động khai thác và kinh doanh than. Tập trung chú trọng vào các loại thuế cơ bản có
số thu tương đối lớn và có tầm quan trọng đối với hoạt động này.
- Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật thuế đối với
hoạt động khai thác và kinh doanh than tại Việt Nam. Đưa ra đánh giá chung gồm
ưu điểm và hạn chế, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thuế đối với
hoạt động khai thác và kinh doanh than, đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi những
chính sách này tại Việt Nam.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề về thuế và pháp luật thuế đối với hoạt
động khai thác và kinh doanh than.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác và kinh
doanh than và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Tư liệu, dữ liệu thu thập từ các doanh
nghiệp khai thác, kinh doanh than và cơ quan thuế. Ngoài ra, luận văn tham khảo
các nghiên cứu được cung cấp dưới dạng các tạp chí, cơng trình khoa học, các báo
cáo tổng hợp hằng năm, các văn bản về chủ trương, chính sách của Nhà nước...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận
chung về pháp luật thuế trong hoạt động khai thác khai thác và kinh doanh than,
những căn cứ lý thuyết và thực tiễn về triển khai pháp luật thuế đối với hoạt

động khai thác than.

5


- Phương pháp thống kê, mô tả: Sắp xếp, phân loại và xử lý tổng hợp số liệu
thu thập, phân tích dữ liệu đánh giá hiện trạng triển khai pháp luật thuế đối với hoạt
động khai thác và kinh doanh than.
- Phương pháp thống kê, so sánh: So sánh và đánh giá về thực trạng kết quả
thi hành, áp dụng pháp luật thuế trong hoạt động khai thác than tại Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn tập trung trình bày
những kết quả nghiên cứu chủ yếu trong 3 chương nội dung chính:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thuế và pháp luật thuế đối với hoạt động
khai thác, kinh doanh than.
Chương 2. Thực trạng pháp luật thuế đối với hoạt động khai thác, kinh
doanh than và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam.
Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế đối với hoạt
động khai thác và kinh doanh than.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, KINH DOANH THAN
1.1. Một số vấn đề chung về khoáng sản than và thuế đối với hoạt động
khai thác và kinh doanh than
1.1.1. Vài nét về khoáng sản
1.1.1.1. Khái niệm khoáng sản

Khái niệm khống sản đã được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, từ
quan điểm về kinh tế chính trị, dưới góc độ học thuật, quan điểm của chuyên gia,
nhà nghiên cứu và dưới góc độ luật học.
Theo phạm trù kinh tế chính trị học và địa lý kinh tế, khống sản (gồm có
quặng) là một tư liệu sản xuất quan trọng, là một loại nguồn lợi thiên nhiên bên
cạnh các tài nguyên khác của một nước như nông sản, lâm sản, hải sản…
Giáo sư Harald G. Dill của Viện Khoáng vật học, Đại học Hanover, Đức đã
đưa ra cách hiểu về khoáng sản trong bài viết “The ‘chessboard’ classification
scheme of mineral deposits: Mineralogy and geology from aluminum to zirconium”
trên Earth-Science Reviews: “A 'Mineral Resource' is a concentration or occurrence
of material of intrinsic economic interest in or on the earth's crust in such form,
quality and quantity that there are reasonable prospects for eventual economic
extraction”. Có thể tạm dịch quan điểm này như sau: 'Tài nguyên khoáng sản' là sự
tập trung hoặc xuất hiện của vật chất có lợi ích kinh tế nội tại ở bên trong hoặc bên
trên vỏ trái đất ở dạng, chất lượng và số lượng mà có triển vọng thích hợp để khai
thác tiềm năng kinh tế.
Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, tài nguyên khoáng sản
là tổng lượng khoáng sản tự nhiên ở thể rắn, lỏng, khí, có trong vỏ Trái Đất (lịng
đất) và các bãi thải sau khi khai khống (chứa quặng nghèo dưới hàm lượng công
nghiệp tối thiểu, sau này do cơng nghệ tuyển luyện tiến bộ, có thể khai thác lại) có
thể khai thác được để sử dụng trong nền kinh tế quốc dân. Tài nguyên khoáng sản là

7


nguồn cung cấp ngun liệu chính cho các q trình sản xuất trong thế giới hiện đại,
nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước. Do
đặc điểm địa chất của các lục địa nên tài nguyên khoáng sản phân bố không đồng
đều giữa các nước trên thế giới. Tài nguyên khống sản khơng phải là vơ tận, thậm
chí đối với một số loại cịn rất hạn chế, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy một số nguồn

tài nguyên khoáng sản có thể sẽ bị cạn kiệt trong vịng 100 năm nữa, nếu chúng ta
vẫn tiếp tục duy trì mức độ khai thác như hiện nay.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản, khoáng sản được định nghĩa là
khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
tồn tại trong lịng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi
thải của mỏ.
Như vậy, có thể hiểu tài ngun khống sản là một dạng tài nguyên thiên
nhiên tồn tại trong lịng đất hoặc trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên (mỏ
khoáng, tụ khoáng, điểm quặng), hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác (kể cả
bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại) để phục vụ trong nền kinh tế
quốc dân.
Khai thác khoáng sản là hoạt động được thực hiện từ cách đây rất lâu. Từ
thời tiền sử, con người đã biết cách sử dụng các công cụ khai thác thô sơ để đào bới
và sử dụng khoáng sản ở bề mặt nơng. Theo thời gian, hoạt động khai thác khống
sản ngày càng thay đổi cùng với tốc độ phát triển của công nghệ và phương thức
khai thác. Theo quan điểm của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc
(UNCTAD), khai khống là q trình có các hoạt động khác nhau từ việc khai thác
quặng ở dạng thô, chế biến thành các dạng sản phẩm và sử dụng. Như vậy, hoạt
động khai thác khoáng sản cũng bao gồm hoạt động chế biến và đưa khoáng sản
vào sử dụng.
Theo nhà kinh tế học tài nguyên, giáo sư Paul Collier thuộc Đại học Oxford,
khai thác khoáng sản bao gồm các bước từ giai đoạn khai thác tài nguyên, quá trình
chế biến và tiêu thụ, cho đến bước cuối cùng là sử dụng nguồn thu từ tài nguyên.
Theo cách tiếp cận này, hoạt động khai thác khống sản khơng chỉ liên quan đến

8


hoạt động chế biến và tiêu thụ mà còn gắn bó chặt chẽ với lợi ích kinh tế có được từ
khống sản, từ đó đảm bảo nguồn thu hiệu quả để phát triển bền vững.

Dưới góc độ pháp luật, Khoản 7, Điều 2, Luật Khoáng sản năm 2010 quy
định: “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây
dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”.
Như vậy, hoạt động khai thác than có thể hiểu là hoạt động thu hồi khoáng
sản than, gồm các giai đoạn như khai thác, phân loại, chế biến và đưa than vào tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu, nhằm tạo ra nguồn thu.
Có thể thấy các quan điểm về hoạt động khai thác khoáng sản ở trên đều gắn
với yếu tố kinh tế. Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh
khống sản nói riêng đều được hiểu chung là hoạt động buôn bán nhằm phục vụ nhu
cầu của người tiêu dùng và sản sinh ra lợi nhuận. Dưới góc độ pháp luật, hoạt động
kinh doanh nói chung có các đặc điểm như: (i) được thực hiện một cách độc lập, các
chủ thể nhân danh mình tiến hành hoạt động kinh doanh, tự quyết định các vấn đề
liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình; (ii) được tiến hành chuyên
nghiệp, thường xuyên, liên tục; (iii) nhằm mục đích kiếm lời. Do đó, với khống
sản than, hoạt động kinh doanh than có thể được hiểu là hoạt động trao đổi hàng
hóa (than) được các doanh nghiệp khai thác và kinh doanh than thực hiện độc lập,
thường xuyên, liên tục nhằm mục đích lợi nhuận.
1.1.1.2. Phân loại khống sản
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại khoáng sản thành các loại khác nhau:
Căn cứ theo tính chất, cơng dụng: Tài ngun khống sản được chia ra
thành khống sản kim loại, khống sản khơng kim loại, khoáng sản nhiên liệu và
nước dưới đất. Cụ thể:
- Khoáng sản kim loại là khoáng sản mà từ chúng, ta có thể lấy ra các kim
loại khác nhau và các hợp chất chứa kim loại được sử dụng trong các ngành cơng
nghiệp. Trong khống sản kim loại lại chia ra kim loại đen (sắt, mangan, titan,
crôm), kim loại màu (đồng, chì, kẽm, niken), kim loại quý (vàng, bạc, platinum),
kim loại hiếm (wolfram, molypden, bitmut, đất hiếm), kim loại phóng xạ (urani,
thori, radi), v.v…

9



- Khống sản khơng kim loại (khống sản phi kim) là những khống sản
được sử dụng ngay tồn bộ các tập hợp khống vật có sẵn (đá xây dựng, thạch
cao, muối mỏ, v.v…) hoặc làm nguyên liệu để thu lấy các khống vật hay hợp
chất hóa học. Khống sản phi kim có thể chia thành bốn nhóm: nguyên liệu hóa
chất và phân bón, nguyên liệu kiến trúc xây dựng, nguyên liệu chịu lửa và gốm sứ,
nguyên liệu khoáng vật.
- Khoáng sản nhiên liệu gồm các loại khoáng sản cháy được, ở trạng thái rắn
(than bùn, than đá, than nâu) và dạng lỏng (dầu mỏ), dạng khí (khí thiên nhiên), đá
phiến cháy, băng cháy. Nhờ nguồn sinh nhiệt chủ yếu từ cacbon, than là loại nhiên
liệu hóa thạch chính được đốt để lấy nhiệt, cung cấp khoảng một phần tư năng
lượng cơ bản của thế giới và là nguồn năng lượng lớn nhất để sản xuất điện.
- Nhóm khống sản nước gồm nước ngọt để uống, cung cấp cho công nghiệp,
nước khống, nước nóng, nước mặn. Có trường hợp nước khống chứa brôm, i-ốt,
liti, natri đủ để khai thác công nghiệp.
Căn cứ theo trữ lượng khoáng sản: Trữ lượng khoáng sản là một phần của
tài nguyên khoáng mà các tiêu chuẩn tối thiểu về hóa lý liên quan đến hoạt động
khai thác, bao gồm phẩm chất, chất lượng, kích thước, độ sâu chơn vùi đã được tính
tốn, điều tra xác định là có giá trị kinh tế để khai thác sản xuất có lãi và đảm bảo
tính hợp pháp tại thời điểm đánh giá. Trữ lượng khống sản được tính tốn cho từng
mỏ, từng khu hoặc từng thân quặng theo kết quả của cơng tác thăm dị địa chất và
thi cơng các cơng trình khoan và khai đào, làm rõ số lượng địa chất, chất lượng,
điều kiện kỹ thuật mỏ, điều kiện khai thác, giá trị kinh tế, v.v…
Các trữ lượng khoáng sản rắn và hàm lượng các thành phần hữu ích trong
khoáng sản theo giá trị kinh tế được chia thành hai nhóm chính:
- Các trữ lượng cân đối/kinh tế/thương mại:
+ Các trữ lượng, mà việc khai thác và thu hồi chúng tại thời điểm đánh giá
theo các tính tốn kinh tế - kỹ thuật là có hiệu quả về mặt kinh tế, trong điều kiện
cạnh tranh thị trường trong việc sử dụng các kỹ thuật và công nghệ khai thác và chế

biến nguyên liệu, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về sử dụng hợp lý lòng đất và bảo
vệ mơi trường trong và sau q trình khai thác, chế biến khoáng sản.

10


+ Các trữ lượng, mà việc khai thác hay thu hồi chúng tại thời điểm đánh giá
theo các tính tốn kinh tế - kỹ thuật khơng đảm bảo tính hiệu quả có thể thực hiện
được về mặt kinh tế - thương mại trong việc khai thác, chế biến với điều kiện cạnh
tranh thị trường do các chỉ số kinh tế - kỹ thuật thấp, nhưng việc khai thác trữ lượng
này trở thành có thể về mặt kinh tế - thương mại khi có những sự hỗ trợ đặc biệt từ
phía nhà nước đối với các pháp nhân khai thác khoáng sản dưới các dạng như ưu
đãi thuế, trợ cấp, trợ giá v.v. (trữ lượng kinh tế/thương mại có giới hạn).
- Các trữ lượng không cân đối (kinh tế tiềm năng/phi kinh tế):
+ Các trữ lượng, đảm bảo các yêu cầu được đề ra đối với các trữ lượng cân
đối, nhưng việc sử dụng chúng tại thời điểm đánh giá là khơng thể, theo các điều
kiện và tình trạng của kỹ thuật khai mỏ, các yêu cầu của luật pháp, các yêu cầu sinh
thái - môi trường và/hoặc các điều kiện khác.
+ Các trữ lượng, mà việc khai thác hay thu hồi chúng tại thời điểm đánh giá
là không hợp lý về mặt kinh tế do hàm lượng thành phần khoáng sản thấp, bề dày
thân quặng mỏng hay sự phức tạp chuyên môn đặc biệt trong các điều kiện khai
thác và/hoặc chế biến, nhưng việc sử dụng trong tương lai gần có thể trở thành hiệu
quả về mặt kinh tế - thương mại do sự gia tăng giá cả của khoáng sản trên thị trường
hay do các tiến bộ khoa học - kỹ thuật đảm bảo cho việc giảm giá thành sản xuất
của khống sản đó [55].
Theo Đánh giá Thống kê Năng lượng Thế giới của Tập đoàn Bristish
Petroleum (BP) năm 2017 & 2018, trữ lượng than đã xác định trên toàn thế giới đến
năm 2017 là 1.035.012 triệu tấn. Trong đó, trữ lượng than antraxit và bitum là
718.310 triệu tấn (chiếm 69,4%), than á bitum và than non là 316.702 triệu tấn
(chiếm 30,6%). Năm 2014, mỏ than có trữ lượng lớn nhất thế giới là 7 tỷ tấn được

phát hiện tại phía Tây Canada.
Hiện nay ở Việt Nam có hai bể than lớn nhất, đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu
than của cả nước, bao gồm bể than Đông Bắc (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương)
với tổng trữ lượng là 6.287.077 ngàn tấn và bể than Sơng Hồng (Thái Bình, Hưng
Yên, Nam Định) với tổng trữ lượng là 42.010.804 ngàn tấn [19].

11


1.1.1.3. Ý nghĩa của khoáng sản đối với nền kinh tế
Xét dưới góc độ kinh tế, khống sản là nguồn ngun liệu chính cho nhiều
ngành cơng nghiệp quan trọng như sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện
kim, cơ khí, cung cấp năng lượng… Sản phẩm của hoạt động khai khống giúp sản
xuất các cơng cụ kim loại, máy móc, thiết bị, linh kiện,… phục vụ cho sinh hoạt hằng
ngày của con người, giúp con người cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các quốc gia giàu tài nguyên thường tận dụng nguồn tài nguyên này để phục
vụ tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia này có xu hướng xây dựng hệ thống chính
sách, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư từ nước ngồi. Các
chính sách, bao gồm chính sách thuế, sẽ là cơng cụ trực tiếp giúp chính phủ cải
thiện ngân sách cho quốc gia.
Bản thân ngành công nghiệp khoáng sản cũng là một ngành chiếm tỷ trọng
cao trong nền kinh tế của nhiều nước, như công nghiệp khai thác đồng tại Chile –
quốc gia có trữ lượng đồng lớn nhất và kiểm soát 36% thị trường đồng thế giới,
công nghiệp khai thác than ở Trung Quốc, công nghiệp dầu mỏ ở Mỹ, Nga hay Ả
rập Xê út, v.v… Với một số quốc gia như Nam Phi hay Úc, xuất khẩu khống sản
cịn đem lại nguồn thu lớn [36], [40], [54].
Ngành cơng nghiệp khai khống cũng tạo nên thị trường lao động lớn, tạo ra
nhiều việc làm và giúp cải thiện thu nhập, đồng thời thúc đẩy nguồn lao động phát
triển. Ở các quốc gia có nhiều tài nguyên, tỷ lệ người lao động tham gia trong ngành
khai khoáng là rất lớn, vì chính phủ ln có định hướng mở rộng khai thác và sản

xuất trong ngành này. Ngành khai khống cũng là ngành địi hỏi người lao động
phải có kỹ năng, kiến thức phù hợp với ngành, liên tục trau dồi bản thân theo tốc độ
phát triển của ngành sao cho phù hợp với nhu cầu của quốc gia.
Cơng nghiệp khai khống Việt Nam bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 19 do
Pháp khởi xướng. Từ năm 1955, Việt Nam đã tiếp quản, duy trì và phát triển các cơ
sở khai thác, chế biến khoáng sản. Đến nay Việt Nam đã có trên 5.000 điểm khống
và mỏ được thăm dò và phát hiện mới. Một số loại khống sản có giá trị cơng nghiệp
và trữ lượng dự báo lớn như: dầu-khí (1,2 tỷ - 1,7 tỷ m3); than (240 tỷ tấn), sắt (2 tỷ

12


tấn), đồng (1 triệu tấn kim loại), titan (600 triệu tấn khống vật nặng), bơxit (10 tỷ
tấn), chì kẽm, thiếc, apatít (2 tỷ tấn), đất hiếm (11 triệu tấn), các khoáng sản làm vật
liệu xây dựng (52 tỷ m3) và một số loại khoáng sản khác. Nhiều loại khoáng sản đã
được khai thác phục vụ cho nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu. Trung
bình mỗi năm ngành cơng nghiệp khai khống nước ta cung cấp cho nền kinh tế
khoảng 90 triệu tấn đá vôi xi măng, khoảng 70 triệu m3 đá vật liệu xây dựng thông
thường, gần 100 triệu m3 cát xây dựng, cát san lấp, trên 45 triệu tấn than, trên 3 triệu
tấn quặng sắt v.v.; giá trị sản lượng ngành khai khống (khơng kể dầu khí) chiếm
khoảng 4-5% tổng GDP hàng năm; đóng góp trực tiếp cho ngân sách từ tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản, thuế tài ngun, phí bảo vệ mơi trường (khơng kể dầu
khí) trung bình mỗi năm từ 16 – 20 ngàn tỷ đồng, trong đó thuế tài nguyên từ 10 – 11
ngàn tỷ đồng. Có thể nói, tài ngun khống sản thật sự đã trở thành một trong những
nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ [27], [31].
Với đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động khai
thác và kinh doanh khoáng sản càng cần phải được quản lý, tổ chức và thực hiện
một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Điều này tất yếu dẫn tới nhu cầu quản lý hoạt động khai thác
và kinh doanh khoáng sản bằng pháp luật thuế.

1.1.2. Khái qt về khống sản than
1.1.2.1. Sự hình thành của than
Than là một trong những loại khoáng sản được sử dụng rộng rãi trong đời
sống thường ngày và là nguồn nguyên liệu trong nhiều ngành công nghiệp. Là một
loại đá trầm tích có màu nâu đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện
trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khống chất hay cịn gọi là mạch mỏ,
thành phần chính của than là cacbon, cùng với sự đa dạng về số lượng của các
nguyên tố, chủ yếu là hydro, lưu huỳnh, ôxy, và nitơ. Than là một dạng nhiên liệu
hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than
bùn, và dần chuyển hóa thành than nâu hay còn gọi là than non và thành than á
bitum, sau đó thành than bitum hồn chỉnh và cuối cùng là biến đổi thành than đá.

13


Quá trình biến đổi này là quá trình phức tạp của cả sự biến đổi về sinh học và cả quá
trình biến đổi của địa chất. Đặc biệt, quá trình biến đổi về địa chất là cả một quãng
thời gian được tính bằng hàng triệu năm, nên việc hình thành mỏ than đá là rất lâu.
1.1.2.2. Phân loại than
Than đá gồm nhiều dạng, được phân loại theo cấp tiến hóa như sau:
Than bùn > than nâu (than non) > than á bitum > than bitum > anthracit
Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ khơng hồn tồn tàn dư
thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục. Quá trình hình thành than bùn diễn
ra tại các vùng trũng ngập nước. Trong điều kiện yếm khí, q trình phân giải xác
thực vật lại xảy ra chậm và khơng đạt tới giai đoạn vơ cơ hố dẫn đến tích luỹ hữu
cơ. Tiếp theo cỏ là lau, lách, cây bụi, cây thân gỗ thay thế, kết hợp với quá trình
kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ,
làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn.
Than bùn qua sàng lọc và phân loại được chia thành các loại:
Than bùn loại 1


Than bùn loại 2

Than bùn loại 3

Hàm lượng hữu cơ

30-35%

17-25%

<16%

Màu sắc

đen than

đen nhạt lẫn nâu

nâu đen

Độ mịn

qua sàng 3,5mm

qua sàng 3,5mm

qua sàng 5mm

Độ ẩm


20-30%

20-30%

20-35%
Nguồn: [55]

Than bùn có khả năng lưu trữ chất dinh dưỡng có trong đất. Do đó, người ta
thường dùng than bùn để làm vườn giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho
các thảm thực vật. Than bùn còn được dùng để độn chuồng, làm chất đốt, chất cải
tạo đất. Ngồi ra, than bùn cịn được sử dụng để lọc nước, nhất là khi được chế tạo
thành than hoạt tính, than bùn có thể hấp thụ các chất hữu cơ phân tử rất tốt.
Than nâu hay còn gọi là than non, là loại đá trầm tích có màu nâu có thể đốt
cháy được, chúng được thành tạo từ quá trình nén cố kết than bùn một cách tự
nhiên. Đây là loại than có hạng thấp nhất do mức độ sinh nhiệt tương đối thấp. Than
nâu có hàm lượng cacbon khoảng 25-35%, độ ẩm cao khoảng 66%, và hàm lượng

14


tro dao động từ 6% đến 19%. Than nâu có hàm lượng vật chất dễ bay hơi cao nên
nó dễ dàng chuyển sang các sản phẩm dạng khí và lỏng so với các loại than đá cao
cấp khác. Tuy nhiên, do độ ẩm cao và nhạy cháy có thể gây ra các rủi ro trong vận
chuyển và lưu trữ.
Do sinh năng lượng thấp và có độ ẩm cao, than nâu khơng có hiệu quả khi
bn bán trên thị trường quốc tế so với than cấp độ cao hơn. Than nâu thường được
đốt trong các nhà máy nhiệt điện. Việc vận hành các nhà máy chạy than nâu truyền
thống gây nên nhiều vấn đề về môi trường cần phải quan tâm.
Than á bitum là loại than giữa than lignite (loại than giữa than bùn và than

bitum thứ cấp) và than bitum theo hệ thống phân loại ở Mỹ và Canada. Than này có
màu từ nâu sẫm đến đen và sáng hơn than lignite. Vài loại than á bitum trông rất
giống than bitum.
Tính ưu việt của than á bitum là chứa ít nước hơn so với than lignite, do đó
cứng hơn, thích hợp hơn cho vận chuyển và lưu bãi. Tuy nhiên, hàm lượng lưu
huỳnh của than á bitum đôi khi thấp hơn 1%, thấp dưới mức lưu huỳnh trong than
bitum. Điều này cho thấy phải đốt than á bitum nhiều hơn than bitum để sản sinh ra
cùng lượng năng lượng như nhau. Nhiều nhà máy điện đã chuyển sang than á bitum
vì hàm lượng lưu huỳnh trong than bitum cao làm tổn hại đến môi trường.
Than bitum là một loại than tương đối mềm chứa chất giống như hắc ín hay
nhựa đường. Loại than này có chất lượng cao hơn than nâu nhưng thấp hơn than
anthracit. Chúng được hình thành từ q trình bị nén ép của than nâu. Nó có thể có
màu đen hoặc nâu đen; thường là có cấu tạo dải rõ ràng sáng màu và các vật chất
sẫm màu trong các vỉa than. Cấu tạo phân tầng này được phân loại theo hoặc là “tối,
dải sáng màu” hoặc “sáng, dải tối màu” là cách để nhận dạng địa tầng than.
Than bitum là một loại đá trầm tích được hình thành từ quá trình thành đá và
nép ép nửa biến chất của vật liệu than bùn ban đầu. Trong cơng nghiệp khai khống
than, đây là loại than cung cấp một lượng lớn khí metan, một khí nguy hiểm có thể
gây ra các vụ nổ trong hầm lò. Việc khai thác than bitum địi hỏi các cơng đoạn có
mức độ an tồn cao nhất về giám sát khơng khí, quản lý thơng gió tốt và cơng tác
giám sát hiện trường tốt.

15


Anthracit là một loại than đá cứng có ánh bán kim loại. Loại than này có hàm
lượng cacbon cao nhất, có ít tạp chất nhất, và cho năng lượng cao nhất trong tất cả
các loại than. Anthracit là một loại bị biến chất từ của than đá (ở cấp biến chất
thấp), với hàm lượng cacbon trong khoảng 92,1% và 98%. Anthracit được xếp vào
cấp chuẩn, chủ yếu được dùng trong phát điện, và loại cao cấp và siêu cao cấp được

dùng trong lĩnh vực luyện kim. Anthracit chiếm khoảng 1% trữ lượng than toàn cầu
và được khai thác ở một vài quốc gia, nhiều nhất là ở Trung Quốc, tiếp theo là Nga,
Ukraine, Triều Tiên, Nam Phi, Việt Nam, Anh, Úc và Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh than, than đá còn được
phân chia theo hình dạng thành than cục và than cám. Hai loại than này, dựa trên
kích thước, độ tro, nhiệt lượng… còn được phân chia nhỏ hơn. Than cục bao gồm
than cục xô, than cục 2, than cục 3, than cục 4, than cục 5, than cục 6, than cục 7,
than cục 8 và một số loại khác. Than cám bao gồm than cám 2a, 2b, than cám 32,
3c, than cám 4a, 4b và một số loại than cám khác.
1.1.2.3. Vai trò và tác hại của than
Vai trò của than
Than đá được sử dụng chủ yếu để làm nhiên liệu rắn cho quá trình sản xuất
điện và quá trình đốt cháy. Thông thường, than sẽ được nghiền thành bột và sau đó
đốt trong lị hơi. Nhiệt độ của lị nung làm chuyển đổi nước trong lò hơi thành nước.
Tiếp theo, hơi nước được sử dụng để làm quay các tuabin và làm hoạt động các máy
phát điện để sinh ra điện.
Việc khí hóa than có thể được sử dụng để sản xuất khí tổng hợp, hỗn hợp khí
(CO) và khí hydro (H2). Thơng thường khí tổng hợp được sử dụng chính để đốt
tuabin khí để sản xuất điện, nhưng tính linh hoạt của khí tổng hợp cũng phần nào cho
phép nó được chuyển đổi thành nhiên liệu vận chuyển, chẳng hạn như xăng và dầu
diesel. Ngồi ra, khí tổng hợp cịn có thể được chuyển đổi thành metanol, có thể được
trộn trực tiếp thành nhiên liệu hoặc chuyển đổi thành xăng qua q trình chuyển hóa
methanol thành xăng. Ngồi ra, than cũng có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu
tổng hợp tương đương với xăng hoặc dầu diesel bằng một số quy trình hóa lỏng.

16


Than là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất một loạt các loại phân
bón hóa học và các sản phẩm hóa học khác. Phương pháp sản xuất chính của các

sản phẩm này là khí hố than để sản xuất khí tổng hợp.
Tác hại của than
Hiện nay than đá là một nguồn năng lượng gây ô nhiễm và đã lỗi thời. Việc
khai thác và sử dụng than đá không chỉ gây hại cho con người mà cịn là tác nhân
chính gây nên biến đổi khí hậu.
Đặc thù của hoạt động khai thác mỏ là loại công việc nặng nhọc, nguy hiểm,
độc hại. Các mỏ than chủ yếu có kiến tạo phức tạp, công nghệ khai thác lạc hậu, chủ
yếu là lao động thủ công, điều kiện môi trường làm việc khắc nghiệt. Công nhân mỏ
phải làm việc dưới hầm mỏ tối tăm, chật hẹp, gị bó, liên tục tiếp xúc với các yếu tố
gây hại cho sức khỏe, chịu đựng tiếng ồn, chấn động rung chuyển trong lòng đất và
các loại khí độc. Cơng nhân mỏ cịn có nguy cơ cao đối mặt với tai nạn lao động do
sạt lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm độc khí metan và mắc các bệnh nghề nghiệp
phổ biến như bệnh bụi phổi, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm độc và các bệnh về da.
Việc sử dụng than làm nhiên liệu đốt cũng gây ra tác động nguy hiểm đến sức
khỏe con người. Quá trình đốt than để sản xuất điện sẽ sản sinh nhiều chất khí ơ
nhiễm như SO2, CO2, NO2, các vi hạt rắn, kim loại nặng và đồng vị phóng xạ. Ơ
nhiễm do các nhà máy nhiệt điện than có thể gây nên những vấn đề về sức khỏe từ
các bệnh hô hấp, tim mạch đến các bệnh mạch não. Nguồn của vi hạt chủ yếu từ bụi
thải từ quá trình đốt than. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phơi nhiễm các vi hạt
sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim, bệnh đường hô hấp và ung
thư phổi. Các chất ô nhiễm độc hại trong xỉ than bao gồm thạch tín và chì. Thạch tín
sẽ gây ra các bệnh về da, ung thư phổi và ung thư bàng quang và cũng có thể gây tổn
thương cho hệ thần kinh ở những người bị phơi nhiễm thạch tín. Những kim loại
nặng từ khí thải của các nhà máy nhiệt điện than như thủy ngân, chì… có thể gây ảnh
hưởng đến q trình phát triển tâm thần và hệ thần kinh, dẫn đến chậm phát triển trí
tuệ, rối loạn phát triển và gây tổn hại hệ thần kinh, có thể dẫn đến bệnh tự kỷ.
Để khai thác được than, các công ty khai thác than sẵn sàng chặt phá cây cối
và cho nổ các dãy núi để lấy được than đá. Hoạt động khai thác mỏ gây xói mịn,

17



×