Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở XÍ NGHIỆP MAY ĐO X19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.73 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH Ở XÍ NGHIỆP MAY ĐO X19- CÔNG TY 247 QUÂN CHỦNG PK KQ BỘ QUỐC
PHÒNG
---------*---------
1.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI DOANH NGHIỆP .
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp may X19 công ty 247
Bộ Quốc Phòng.
Theo quyết định của Quân chủng PK-KQ ngày 1/10/1983 , xí nghiệp may
X19 được thành lập dưới hính thức là một trạm may đo quân phục phục vụ nội bộ
Quân chủng PK-KQ, Trong nhwngx ngày đầu mới thành lập, xí nghiệp chỉ có một
lwlowngj máy móc nhỏ thô sơ với 25 máy đạp chân của Sài gòn và Trung quốc, số
lượng cán bộ chiến sĩ rất hạn hẹp, chỉ có 27 cán bộ chiến sĩ, nhưng trạm vẫn vươn
lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Ngày 21/5/1991, Bộ quốc phòng đã quyết định nâng cấp trạm may và thành
lập Xí nghiệp may X19 nhằm phục vụ may đo quân phục cho cán bộ trong Quân
chủng PK-KQ và một phần các đơn vị thuộc khu vực phía Bắc. Ngoài ra, xí nghiệp
còn được phép kinh doanh tất cả các mặt hàng thuộc lĩnh vực may đo nhằm tăng
doanh lợi cho bản thân xí nghiệp cũng như tăng ccc khoản thu của nhà nước mà xí
nghiệp phải nộp.
Đến năm 1993 , xí nghiệp may được chính thức thành lập theo quyết định
384 ngày 27 /7/1993 của Bộ quốc phòng. Từ đó xí nghiệp được nhà nước giao vốn,
có nhiệm vụ tự bảo toàn và phát triển vốn.
Ngày 3/6/1996 thực hiện nghị quyết của Đảng uỷ quân sự TW trên cơ sở sắp
xếp lại các đơn vị trong Quân đội, xí nghiệp may X19 được sts nhập với 3 đơn vị
khác của Quân chủng PK-KQ thành công ty 247 – Bộ quốc phòng theo quyết định
số 1619/QĐQP và lấy xí nghiệp may X19 làm trụ sở chính là trung tâm điều hành
mọi hoạt động của công ty đặt tại địa chỉ Số 311 - Đường Trường Chinh – Hà nội.
Đến nay xí nghiệp may X19 đã lớn mạnh lên rất nhiều . hiện nay xí nghiệp
đang quản lý gần 1300 công nhân viên với một khối lượng máy móc lớn hieenbj
đại có giá trị gần 14 tỷ đồng chủ yếu được nhập từ Nhật, Đức, có hệ thống nhà


xưởng được thiết kế đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân.
sản phẩm chủ yếu của công ty là trang phục củ cán bộ công nhân viên các
ngành đặc thù như công an, an ninh, k iểm lâm, hải quan… và các loại sản phẩm
khác sản xuất theo đơn đặt hàng . Cùng với sự phát triển mạnh mec của cơ chế thị
trường, nhu cầu của khác hàng ngày một nhiều và với mục tiêu tăng thu nhập cho
công ty, xí nghiệp may X19 đã và đang ngày một nỗ lực vươn lên tìm kiếm mở
rộng thị trường cả trong nước và nước ngoài.Theo công văn số 1121058/GB ngày
21/7/1997 của sở kế hoạch và đầu tư của Ha Nội cấp về đăng ký kinh doanh xuất
nhập khẩu, xí nghiệp đã chủ động tìm kiếm bạn hàng Quốc tế.Tính đến nay, xí
nghiệp đã xuất khẩu được hơn 2.000.000 sản phẩm sang thị trường lớn như Châu
Âu, Mỹ…
Với cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên của xí
nghiệp cùng với việc đổi mới hoàn t hiện công nghệ sản xuất , xí nghiệp đã ngày
một lớn mạnh lên trong thấy. Đến nay xí nghiệp đã đạt được một kết quả rất đáng
tự hoà. Cụ thể: Hiện nay tổng tài sản của xí nghiệp là 39.086.058.874 trong đó
tổng tài sản cố định là 14.164.187.865 đ, còn lại là vốn lưu động và đầu tư ngắn,
dài hạn.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần
đây.
đơn vị: Đồng
TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003
So sánh (%)
02/01 03/02
1 Doanh thu 29.076.587.00
0
30.990.127.25
0
32.798.269.63
5
6,58 5,83

2 Nộp ngân
sách
1.113.247.310 1.306.430.995 1.633.611.250 17,25 25,04
3 Lợi nhuận 1.105.573.000 1.356.174.383 1.645.816.616 22,67 21,37
4 Thu nhập
bình
quân/CN
775.000 800.000 815.000
Từ kết quả trên cho thấy xí nghiệp đang hoạt động rất có hiệu quả, công tác
sản xuất kinh doanh thuận lợi, đời sống công nhân viên ổn định và ngày một tăng
lê. Đieeuf đó sẽ động viên tinh thần công nhân viên toàn xí nghiệp, cố gắn nỗ lực
hơn nữa để xí nghiệp may X19 nói riêng và toàn công ty 247 nói chung ngày một
phát triển mạnh và khẳng định ví trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp .
xí nghiệp may X19 có tổng diện tích mặt bằng là 500m
2
bao gồm 1 cửa hàng
giới thiệu sản phẩm , một khu văn phòng và 3 khu nhà xưởng xí nghiệp, 2 kho
nguyên vật liệu và thành phẩm. Toàn xí nghiệp có tổng số gần 1300 cán bộ công
nhân viên có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn được phân công công việc hợp lý.
Nguyên vật liệu
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 2
Phân xưởng may cao cấp
Phân xưởng may 1
Kho thành phẩm
Xuất trả khách hàng
Đối tượng chế biến của xí nghiệp may X19 là vải được cắt và may thành các
sản phẩm hoàn thiện là các sản phẩm may mặc. Xí nghiệp thực hiện quá trình sản
xuất theo hai giai đoạn công nghệ:

-Cắt.
-May, hoàn thiện sản phẩm.
Khi vải được xuất kho xuống phân xưởng cắt theo phiếu xuấ kho, phân
xưởng cắt thi công nghệ cắt và pha thành các bán thành phẩm hoàn thiện theo số
đo của từng người được ghi trên phiếu may đo do phòng kế hoạch chuyển xuống.
Ban thành hàn thiện được chuển đến các phân xưởng may. Tại mỗi phân xưởng
may đều bố trí các nhân viên kiểm tra chất lượng ( KCS).Mỗi công nhân may phải
thực hiện may hoàn hcỉnh sản phẩ, nhân viên KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm,
bộ phận hoàn thiện thực hiện những công việc hoàn thiện cuối cùng, đống gói và
chuyển xuống kho thành phẩm để xuất trả khách hàng.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Đây là quy trình công trình công nghệ với các đặc trưng là tính thẳng tuyến,
tính liên tục nhịp nhàng, là quy trình công nghệ tiên tiến, hợp lý, tính chuyên mô
hoá tương đối cao. Với quy trình công nghệ sản xuất này sẽ giúp cho công việc
được tiến hành một cách nhanh chong, khối lượng sản phẩm được sản xuất ra
nhiều hơn và đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Từ sơ đồ trên có thể thấy khối sản xuất của xí nghiệp bao gồm 4 phân
xưởng.
-Phân xưởng cắt.
-Phân xưởng may 1
-Phân xưởng may 2.
-Phân xưởng may cao cấp.
Nhiệm vụ của từng phân xưởng như sau:
-Phân xưởng cắt: Nhận l ệnh sản xuất và các phiếu may đo từ phòng kế
hoạch để cắt theo đúng số đo của từng người, từng đơn vị ghi trên phiếu may đo,
thực hiện cắt bán thành phẩm hoàn thiện để chuyển giao cho các phân xưởng
may.Bán thành phẩm hoàn thiện gồm: Bán thành phẩm chính,mex, cạp, khoá, lót
túi..( riêng áo thì sau khi cắt xong còn phải ép keo cổ, măng xe, ve áo, lắp túi…).
-Phân xương may 1, 2 : Thực hiện công nghệ may và hoàn thiện các loại sản
phẩm như trang phục của các ngành đặc thù ( công an, hải quan, kiểm lâm…).

-Phân xưởng may cao cấp: Cũng thực hiện công nghệ may và hoàn thiện sản
phẩm như phân xưởng may 1, 2 nhưng còn có thêm nhiệm vụ may các loại sản
phẩm phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật cáo hơn như: Quấn áo comple, áo măng tô, áo
đông len 2 lớp, váy, ….
Kho thành phẩm có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối, đóng
gói và chuyển trả cho khách hàng.
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh .
xí nghiệp may X19 là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thuộc công ty
247 Bộ Quốc Phòng. Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt. Là doanh
nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, bộ máy quản lý tại xí nghiệp được tổ chức
theo mô hình một cấp và thực thuộc Quân chủng PK-KQ, cơ cấu quản lý của xí
nghiệp bao gồm:
-Ban giám đốc:
+Phó giám đốc điều hành nội bộ.
+Phó giám đốc kế hoạch.
-Các phong ban chức năng.
+Phòng kế hoạch.
+Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu.
+Phòng kế toán tài chính.
+Phòng kỹ thuật.
+Phòng chính trị.
+Cửa hàng.
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:
-Giám đốc được uỷ ban nhân dân TP Hà Nội và QC PK-KQ – BQP ra quyết
định bổ nhiệmu, là đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm về quản lý công ty trước
Giám đốc
Cửa hàng
Phó giám đốcNội bộ
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 1

Phân xưởng may 2
Phân xưởng may cao cấp
Kho thành phẩm
cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh theo chế độ một
thủ trưởng.
-Phó giám đốc điều hành nội bộ: Xây dựng và đề xuất với giám đốc về định
mức sản xuất hàng hoá, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,
báo cáo định kỳ về tiến độ sản xuất , chất lượng sản phẩm, nhu cầu về nguyên vật
liệu, sản phẩm, hàng hoá những nguyên vật liệu còn tồn đọng.
-Phó giám đốc kế hoạch : Có nhiệm vụ báo cáo thường xuyên về xây dựng
kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc mở rộng hoạt động quy
mô xí nghiệp .
-Phòng kế hoạch : Có nhiệm vụ nghiên cứu và lập kế hoạch sản xuất cho
đúng thời hạn ký kết trong hợp đồng có kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu đả bảo
cho sản xuất .
-Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm kế t oán tài chính hàng năm,
thanh lý các hợp đồng kinh tế, đòi nợi, quyết toán nợ với khách hàng trong các hợp
đồng, làm báo cáo tài chính cho cấp trên theo quy định của Quân chủng PK-KQ .
-Phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu: Khai thác mở rộng thị trường trong và
ngoài nước, giao dịch với khách hàng , làm văn bản hợp đồng, làm thủ tục hải quan
khi có hàng xuất khẩu, soạn thảo các văn bản hợp đồng thông qua giám độc ( hoặc
phó giám đốc khi được uỷ quyền) k ý , chịu trách nhiệm giải quyết những phát sinh
tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
-Phòng chính trị:Quản lý chỉ đạo các hoạt động CTĐ của Đảng, chính trị
trong đơn vị.Theo định kỳ tháng, quý, tổng hợp tình hình thực hiện chế độ báo cáo
lên Quân chủng PK-KQ theo quy định.
-Phòng kỹ thuật: Trực tiếp chỉ đạo tổ chức thiết kế mẫu mã các laọi sản
phẩm theo ý tưởng của kế hoạch, quản lý định mức tiêu hoa nguyên vật liêu, định
mức lao động của từng loại sản phẩm, nghiên cứu cải tiến quá trình công nghệ để
đảm bảo sản xuất có năng xuất cao.

-Cửa hàng: Trưng bày giới thiệu và bán một số sản phẩm may đo của xí
nghiệp .
các phòng ban nay không theo dõi, trực tiếp chỉ đạo đến từng phân xưởng
nhưng có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quy
trình công nghệ, quy phạm tiêu chuẩ định mức kinh tế, kỹ thuật… giúp ban giám
đốc đề ra các quyết định quản lý kịp thời có hiệu quả.
Mô hình cơ cấu quản lý của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2
Phó giám đốckế hoạch
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng kế toán tài chính
Phòng kỹ thuật
Phòng hành chính
1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp.
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế
toán được thực hiện ở phóng kế toán, từ việc thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ
chi tiế đến việc lập báo cáo kế toán.
Việc hạch toán ban đầu ở các phân xưởng được thực hiện bởi các nhân viên
thống kê, chịu trách nhiệm theo dõi từ khâu nhập nguyên vật liệu đến khâu xuất trả
khách hàng.
Tại các kho và các phân xưởng đều bố trí các nhân viên thống kê. Các nhân
viên thống kê có trách nhiệm theo dõi việc nhận nguyên vật liệu ( hoặc bán thành
phẩm), giao thành phẩm xuống kho thành phẩm; theo dõi năng xuất lao động của
Kế toán trưởng
Kế toántổng hợpKế toán nguên vật liệu , công cụ dụng cụKế toán chi tiết kiêm kế toán thanh toánKế toán tiền lương
Nhân viên thống kê các phân xưởng và bộ phận kho.
từng công nhân làm căn cứ để kế toán tiền lương tính trả lương cho công nhân
viên.
-Còn tại phòng kế toán bố trí 5 bộ phận kế toán.

+Kế toán trưởng.
+Kế toán tổng hợp.
+Kế toán nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ.
+Kế toán chi tiết kiêm kế toán thanh toán.
+Kế toán tiền lương.
Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.
-Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kế
toán tài chính của xí nghiệp, điều hành công tác kế toán tài chính cau xí nghiệp,
điều hành công việc chung của phòng kế toán, tổng hợp kết quả sản xuất kinh
doanh và định kỳ lập báo cáo tài chính của xí nghiệp.
-Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán
viên cung cấp, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, ghi sổ tổng hợp
làm căn cứ lập các báo cáo tài chính của xí nghiệp.
-Kế toán nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập , xuất,
tồn kho nguyên vật liệu, công cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
-Kế toán chi tiết kiêm kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi chi pí
tổng hợp như sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, sổ chi tiết nguyên vật liệu , sổ nhật
ký chi tiền… đồng thời, quản lý các khoản vốn bằng tiền của xí nghiệp và tiến
hành phát lương cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp.
-Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm tổng hợp năng suất lao động của từng
công nhân và bộ phận quản lý do các nhân viên thống kê gửi lên để tính lương, tính
toán và phân bổ hợp lý, chính xác tiền lương và các khoản trichs theo lương cho
cán bộ , công nhân viên toàn xí nghiệp.
Cơ cấu bộ máy kế toán và mối quan hệ giữa các bộ phận được thể hiện qua
sơ đồ sau:
Hệ thống kế toans của xí nghiệp được tiến hành theo hình thức Nhật ký chung.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho xí nghiệp sử dụng là phương pháp kê khai
thường xuyên. Hệ thống sổ kế toán sử dụng tại xí nghiệp phù hợp vo ứi chế độ kế
toán quy định. Bao gồm:
-Sổ nhật ký chung.

-Sổ cái các tài khoản.
-Sổ nhật ký chuyên dùng.
-Các sổ chi tiết , các bảng phân bổ , các thẻ chi tiết khác.
Trình tự ghi sổ kế toán cũng phù hợp với chế độ quy định.
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý hợp lệ, kế toán lập định khoản kế
toán và ghi vào sổ nhật ký chung theo thời gian phát sinh và th eo đinhj khoản .
Sau đó, căn cứ vào số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản và
các sổ chi tiết liên quan.
Các nghiệp vụ t hu – chi tiền, thanh toán với khách hàng, thanh toán với
người bán do phát sinh nhiều nên kế toán của xí nghiệp có mở các sổ nhật ký c
huyên dùng để ghi các nghịêp vụ trên. Cách ghi sổ nhật ký chuyên dùng tương tự
như ghi sổ nhật ký chung nhưng định kỳ mới lấy số liệu chuyển ghi vào các sổ cái
các TK 111,131, 311…cuối tháng, kế toán lập các bảng phân bổ , bảng cân đối số
phát sinh.
Sau khi đối chiếu chính xác số liêu ghi trên sổ cái tài khoản và bảng tổng
hợp chi tiết thì số liêụ trên các sổ này được dùng để lập báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ và luân chueyẻn sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại
xí nghiệp được thực hiện theo đúng trình tự như Sơ đồ 1.12đã trình bày ở
Chương 1.
2.TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP MAY X19 CÔNG TY 247-BỘ
QUỐC PHÒNG.
2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp may X19 .
2.1.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất ở xí nghiệp .
Xí nghiệp may X19 tiến hành sản xuất sản phẩm trên cơ sở các hợp động ký
kết với khách hàng là chính, các sản phẩm may nhỏ lẻ chỉ được sản xuất với một
khối lượng nhỏ để phục vụ cho một bộ phận khách hàng không thường xuyên và
để bán ra ngoài thông qua cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Với đặc điểm sản
xuất là phức tạp kiểu chế biến liên tục, xí nghiệp đã tổ chức quy trình công nghệ
khép kín trong phạm vi xí nghiệp, trải qua 2 giai đoạn công nghệ sản xuất là cắt và

may hoàn t hiện sản phẩm thông qua 4 phân xưởng sản xuất .Chi sản xuất phát sinh
ở từng phân xưởng sản xuất nhưng được tổng hợp cho toàn xí nghiệp.
Là xí nghiệp sản xuất kinh doanh nên việc tính giá thành sản phẩm là rất
cần t hiết. Để dảm bảo cho giá thành sản phẩm hoàn t hành được tính tán một cách
chính xác thì việc tập hợp và kế toán chi phí phải được tiến hành một cách chặt chẽ
hợp lý.Với yêu cầu đó, xí nghiệp may X19 đã phân loại chi phí sản xuất thành 3
loại:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-Chi phí nhân công trực tiếp.
-Chi phí sản xuất chung.
Các chi phí phát sinh ở từng phân xưởng sẽ được tập hợp theo từng khoản
mục sau đó tập hợp chung cho toàn xí nghiệp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu
chính là vải các loại; chi phí về nguyên vật liệu phụ như cúc, khoá, mex, lót túi…
nguyên vật liêu sử dụng vào sản xuất sản phẩm được xí nghiệp xây dựng thành
định mức đối với từng loại sản phẩm .
Chi phí nhân công trực tiếp toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất ( công nhân cắt, công nhân may, công nhân hoàn
thiện).xí nghiệp xác định đơn giá tiến công cho công nhân sản xuất dựa trên cơ sở
mức độ đơn giản hay phức tạp của sản phẩm sản xuất hoặc công việc mà công
nhân thực hiện.
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý
sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, chi phí tiền công và các khoản phải trả
khác cho công nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ
sử dụng chung cho công tác quan lý phân xưởng và các chi phí liên quan khác.
Với đặc điểm chi phí sản xuất như trê, cùng với việc tổ chức sản xuất tương
đối hợp lý của xí nghiệp đã làm đơn giản hoá cho công việc quản lý chi phí sản
xuất nhưng không làm giảm tính chặt chẽ của công tác quản lý. Tại các điểm phát
sinh chi phí sản xuất có các nhân viên thống kế theo dõi một ách rất chi tiết các
khoản chi phí phát sinh làm căn cứ cho kế toán tapạ hợp chi pí sản xuất một cách

chính xác nhất.
Cụ thể, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi nguyên vật liệu xuấ kho
để phục vụ sản xuất được thủ kho kê khai đầy đủ về mặt số lượng vào sổ “Giao
nguyên vật liệu”, sổ này được lập riêng cho từng phân xưởng sản xuấtị mỗi phân
xưởng xí nghiệp, khi nhận NVL, thống kê nghi rõ số lượng của từng loại NVL vào
sổ “ nhận NVL”. Số liệu trên sổ này phải trùng với số liệu trên sổ “ giao NVL” của
thủ kho.
Sau khi cắt – pha thành các bán thành phẩm hoàn thiện và giao bán thành
phẩm cho các phân xưởng may, thống kế phân xưởng cắt ghi rõ số lượng giao vào
sổ “ giao bán thành phẩm” , sổ nảy được lập riêng cho từng phân xưởng may. Khi
nhận bán thành phẩm, thống kê các phân xưởng may cũng ghi số lượng vào sổ “
nhận bán thành phẩm”.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp , tại mỗi phân xưởng sản xuất, hằng ngày
thống kê ghi năng xuất lao động vào “ phiếu theo dõi năng suất lao động” của từng
người , đến cuối tuần quy đổi theo hệ số quy chuẩn đã được xác định để ghi vào “
sổ tổng hợp năng suất lao động công nhân”
Riêng chi phí sản xuất chung thì thường là do quản đốc của từng phân
xưởng theo dõi.
Tại phòng kế toán phân công công việc cụ thể đối với từng kế toàn viên về
công việc theo dõi, quản lý các chi phí phát sinh trên cơ sở các số liệu, thông tin do
các thống kê và các bộ phận khác chuyển đến, từ đó ghi vào các sổ kế toán liên
quan. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu từ các sổ liên quan, kế toán chi phí gián thành sẽ
tổng hợp chi pí sản xuất của toàn xí nghiệp.
Đặc điểm chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất của xí
nghiệp đã ảnh hưởng đến đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của xí nghiệp trước
hế, do quy trình công nghệ sản xuất xp ở xí nghiệp may X19 bao gồm 2 giai đoạn
là cắt và may hoàn thiện sản phẩm, trong đó kết quả sản phẩm ở giai đoạn công
nghệ cắt được gọi là bán thành hoàn thiện, nhưng bán thành phẩm hoàn thiện này
không có giá trị sử dụng trong nền kinh tế nên xí nghiệp khôn án ra ngoài mà ch
ueyẻn cho các phân xưởng may để thực hiện các cộng đoạn còn lại của quá trình

sản xuất để tạo ra thành phẩm ở xí nghiệp may X19 là quy trình công ngệ khép kín.
Mặt khác, do chi phí sản xuất của xí nghiệp phát sinh theo từng phân xưởng và
công tác quản lý chi phí được tiến hành ở cả phân xưởng và chung toàn công ty n
ên xí nghiệp đx xác định đối tượng kế toàn tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy
trình cộng nghệ của xí nghiệp.
Phần lớn, các sản phẩm của xí nghiệp được sản xuất theo đơn đặt hàng, mạt
khác lại là sản phẩm của các ngành đặc thù nên chỉ có một số kiểu dnág nhất định
và chia thành 5 kích cỡ khác nhau, mặt khác như phân trên đã trình bày,chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp đã được xây dựng thành định mức nên có thể tapạ hợp
trực tiếp cho từng đối tượng chi phí. Tương tự như vậy, chi phí nhân công trực tiếp
cũng đã xác định được đơn giá tiền công nên xí nghiệp cũng sử dụng phương pháp
tập hợp trực tiếp để tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí. Riêng chi phí sản xuất
chung trong kỳ ( tháng) không tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí mà
toàn bộ chi phí sản xuất chung được xí nghiệp tính hết cho các đơn vị đặt hàng
hoàn thành trong kỳ.
2.1.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất của xí nghiệp .
2.1.2.1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tại xí nghiệp may X19 , NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất của sản phẩm
bao gồm.
-Vật liệu chính: Bao gồm các lại vải như vải Casimia, vải peco, tuysi…
-Vởtliệu phụ: Bao gồm tất cả các vật liệu phụ góp phần làm hoàn thiện sản
phẩm như vải lót, cúc áo…
các loại vật liệu này nhập từ nguồn chính là mua ngoai. Đối với các laọi vật
liệu chính thì được đặt mua tại các đơn vị quan hệ mua bán lâu dài với xí nghiệp
như nàh máy dệt len Nam đinh, dệt 8/3… hoặc mau của các tổ chức thương mại
nhập vật tư từ nước ngaòi về. Còn đối với các lô hàng nhỏ không đòi hỏi l ượng
NVL nhiều thì trước khi tiến hành sản xuất, xí nghiệp sẽ mua vất tư ngoài thị
trường tự do.
Nguyên vật liệu sẽ được xuất kho sử dụng cho các mục đích khác nahu tuỳ
theo yêu cầu của từng bộ phận sử dụng. Trị giá thực tế NVL xuất kho được kế

toán xác định và ghi vào sổ hiện nay là giá bình quân di động của toàn bộ lô hàng
nhập trong tháng. Tại xí nghiệp , trị giá thực tế vật liệu nhapạ kho được xác định
bằng giá mua + chi phí mua.
*Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật l iệu trực tiếp.
Như phần trên đã tình bày, chi phí nguyên vật liêu tiêu hao cho một đơn vị
sản phẩm đã được xác định trước . Kế toán căn cứ vào định mức vật tư và số lượng
sản phẩm sản xuất trong tháng của từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng để tính
ra số lượng vật liệu chính ( vải) , vật liệu phụ ( cúc, khoá…) cần thiết để sản xuất
hoàn thành sản phẩm.
Biểu số 1 ĐỊNH MỨC VẬT TƯ PHÂN XƯỞNG CẮT
TT Tên sản phẩm Cỡ 2 Cỡ 3 Cỡ 4 Cỡ 5 N.cỡ
1 Áo bay ghi dài tay. 1,28 1,31 1,34 1,43 1,5
2 Áo bay ghi ngắn tay 1,03 1,08 1,13 1,22 1,32
3 Áo hè CSGT+ cảnh sát nam. 1,03 1,08 1,16 1,2 1,25
4 Áo hè CSGT+ cảnh sát nữ. 0,92 0,94 0,97 1,0 1,1
5 Áo bay Viện kiểm sát dày tay 1,3 1,39 1,48 1,52 1,62
6 Áo bay Viện kiểm sát ngắn tay 1,1 1,15 1,19 1,26 1,34
7 Áo hè an ninh (K1,5) nam 1,03 1,08 1,15 1,19 1,23
8 Áo hè an ninh (K1,5) nữ 0,9 0,92 0,95 0,97 0,99
9 Áo bay hải quan dài tay 1,33 1,39 1,48 1,52 1,62
10 Áo bay hải quan ngắn tay
11 Áo hải quan dài tay
12 Áo hải quan ngắn tay
13 Áo hè lễ phục
14 Áo hè kiểm lâm dài tay
15 Áo hè kiểm lâm ngắn tay
16 Áo bay QLTT dài tay
17 Áo bay QLTT ngắn tay
18 Áo kaki vàng cam khổ 1.5
19 Áo chiết gấu KT ghi dài tay

20 Áo chiết gấu KT ghi ngắn tay
21 Áo bay trắng 8626 dài tay
22 Áo bay trắng 8626 ngắn tay
23 Áo sơ mi 8626 dài tay
24 Áo sơ mi 8626 ngắn tay
…..

Ngoài định mức vải cho người cắt ( vật liệu chính ), xí nghiệp còn xác định mức
vật liêu phụ cho sản phẩm. Căn cứ định mức để xác định định mức chỉ khâu cho
người may, ví dụ như đói với áo chiết gấu ngắn tay thì định mức chỉ được xác định
là 70m, đối với áo chiế gấu dài tya là 80m, quần âu là 74 m,… cúc áo cũng được
xác định cho từng loại cáo như áo comple 3 cúc, 5 cúc, áo sơ mi 6 cúc, 8 cúc..

×