Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY DỊCH VỊ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.21 KB, 8 trang )

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN BƯỚC LẬP
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY DỊCH VỊ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
I. NHẬN XÉT CHUNG
Kiểm toán là một quá trình do một kiểm toán viên có đầy đủ năng lực và độc
lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể định lượng của
một tổ chức, và đánh giá chúng nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa
những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Tuy nhiên, trên thực tế
hiện nay do kiểm toán độc lập đối với các nhà quản lý cũng như các chủ doanh
nghiệp của Việt Nam là một khái niệm còn quá mới mẻ, có thể nói là xa lạ trong
nhận thức của họ, sự nhầm lẫn giữa công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan
chức năng Nhà nước với dịch vụ kiểm toán độc lập đã gây tâm lý ngán ngại khi họ
tiếp cận với kiểm toán. Các quy định hành lang pháp lý đối với kiểm toán độc lập
còn quá ít, đến nay sự hiểu biết và nhu cầu đối với kết quả của kiểm toán độc lập
trong xã hội còn chưa rõ nét, kiểm toán chưa trở thành nhu cầu tự bản thân của các
doanh nghiệp mà chủ yếu là thực hiện theo quy định của Nhà nước, nên một số
doanh nghiệp chỉ cần có chữ ký của kiểm toán để nộp cho cơ quan chức năng Nhà
nước mà không cần quan tâm đến chất lượng kiểm toán, mặt khác cũng chưa có cơ
sở để đánh giá chất lượng kiểm toán. Hiện tượng cạnh tranh ở một số Công ty kiểm
toán bằng cách hạ giá phí thông qua việc rút ngắn thời gian kiểm toán, nhằm tiết
kiệm chi phí thực hiện cuộc kiểm toán, dẫn đến việc tiến hành cuộc kiểm toán một
cách qua loa, không đảm bảo tuân theo các Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành.
Trong bối cảnh đó, AASC, Công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam, với
những nỗ lực không mệt mỏi đã đạt được những thành công, xác định được vị trí
trong cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp kiểm
toán nước nhà. Đạt được tất cả những điều này là do Công ty đã phát huy được
những điểm mạnh sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý và một đội ngũ nhân viên lành nghề đầy
nhiệt huyết.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, phù hợp với xu thế
chung. Với việc mở rộng phạm vi hoạt động của mình, AASC đang từng bước sắp


xếp lại cơ cấu quản lý, tổ chức chỉ đạo trên phạm vi toàn quốc.
Nhân tố giúp AASC thành công phải nói tới yếu tố con người. Đó là Ban lãnh
đạo giàu kinh nghiệm trong nghề nghiệp và trong quản lý, không chỉ tạo được uy
tín cao với khách hàng, mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước mà còn rất
hào hợp với nhân viên trong Công ty. Qua đó, động viên khuyến khích mọi người
đúng lúc cũng như xắp xếp nhân viên theo đúng năng lực và trình độ tạo hiệu quả
cao trong công việc.
Một điều bạn dễ nhận thấy khi đến AASC là tập thể lãnh đạo và nhân viên rất
trẻ, năng động, sáng tạo và hăng say trong công việc. Mỗi người đều có ý thức
trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, đều coi AASC là ngôi nhà chung. Điều này đã
góp phần quan trọng tới chất lượng của cuộc kiểm toán đạt sự tin cậy cao và được
khách hàng tin tưởng.
Phương pháp kiểm toán có chất lượng hiệu quả và có chất lượng cao
Đây chính là điểm mạnh của Công ty. Công ty đã xây dựng cho mình một
phương pháp kiểm toán tuân thủ chặt chẽ phù hợp với các Chuẩn mực Kiểm toán
Quốc tế, Chuẩn mực Kiểm toan Việt Nam và các quy tắc hiện hành tại Việt Nam.
Nguyên tắc cơ bản được toàn thể AASC thực hiện nghiêm túc
Nguyên tắc cơ bản của AASC để thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính là sử
dụng đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp, được trang bị kiến thức sâu rộng về
quy chế tài chính và tư vấn nghề nghiệp. Hơn nữa, họ còn thường xuyên cập nhật
những thông tin, quy định và được đào tạo kỹ thuật mới, tiên tiến. Trong qua trình
thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên của AASC luôn tuân theo phương châm cung
cấp cho khách hàng dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giữ vững sự độc lập và bí mật
thông tin của khách hàng.
Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính với các phần hành cụ thể như TSCĐ,
vốn tiền, doanh thu... cũng như các dịch vụ kiểm toán độc lập của mình, AASC
đều dựa vào:
∗ Những Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.
∗ Tài liệu hướng dẫn về kế toán, kiểm toán cho lĩnh vực kiểm toán.
∗ Quy chế Kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam (NĐ 07/CP ngày

29/1/1994).
∗ Những tài liệu luật pháp kèm theo lĩnh vực kiểm toán được AASC cập nhật
làm căn cứ kiểm toán và các kiểm toán viên cũng luôn tuân thủ chặt chẽ Quy trình kiểm
toán mà Công ty xây dựng.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TẾ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI AASC
1. Quy định về lập kế hoạch kiểm toán
Nhận thức được tầm quan trọng của lập kế hoạch kiểm toán, Ban lãnh đạo
AASC đã có quy định thành văn về việc lập kế hoạch kiểm toán trong tất cả các
cuộc kiểm toán như sau:
“Nhằm tuân thủ đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, nâng cao chất
lượng hoạt động kiểm toán và tăng cường sức cạnh tranh, Ban Giám đốc Công ty
yêu cầu các phòng trước khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán Báo
cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm toán dự án
phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phòng kiểm soát chất lượng để lấy ý kiến
tham gia và chuẩn bị công việc kiểm soát chất lượng”. ( Văn bản nội bộ - Quy định
của AASC về lập kế hoạch kiểm toán)
Để kế hoạch kiểm toán thực sự giữ đúng vị trí là kim chỉ nam xuyên suốt toàn
bộ cuộc kiểm toán, quá trình lập kế hoạch kiểm toán của AASC được thực hiện
theo trình tự:
∗ Gửi thư mời kiểm toán và hình thành một hợp đồng kiểm toán.
∗ Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:
- Chuẩn bị các điều kiện cho lập kế hoạch kiểm toán: Thu thập thông tin về
khách hàng: cơ cấu tổ chức, đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin
về nghĩa vụ pháp lý...
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán: hệ thống
kế toán, quy trình hạch toán đang áp dụng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ
thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.
- Thực hiện các bước phân tích sơ bộ trên Báo cáo kết quả kinh doanh và
Bảng cân đối kế toán và một sô tỷ suất quan trọng.

- Xác định mức độ trọng yếu: xác định những khu vực trọng yếu.
- Đánh giá rủi ro kiểm toán
∗ Thiết kế chương trình kiểm toán (kế hoạch kiểm toán cụ thể): xác định phương
pháp kiểm toán và chương trình kiểm toán chi tiết đến từng bộ phận
∗ Ban giám đốc soát xét kế hoạch kiểm toán để tránh những sai sót dù là nhỏ nhất,
nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.
Sau khi lập xong kế hoạch kiểm toán, trước khi tiến hành kiểm toán đoàn
kiểm toán tiến hành tiếp xúc gặp gỡ với đơn vị được kiểm toán để trao đổi thống
nhất về nội dung, phạm vi, nguyên tắc, thời gian... tiến hành kiểm toán, tạo không
khí hiểu biết và hợp tác giữa Công ty và đơn vị được kiểm toán.
Nhờ tuân thủ các quy định bắt buộc về việc lập kế hoạch kiểm toán trên, Công
ty đã tính toán được mức chi phí hợp lý để giữ được khách hàng và cạnh tranh
được với các Công ty kiểm toán khác. Mặt khác, việc lập kế hoạch kiểm toán giúp
Công ty hạn chế những bất đồng trong tương lai giữa kiểm toán viên và khách
hàng, cũng như tạo điều kiện tiến hành cuộc kiểm toán có hiệu quả, cho phép kiểm
toán thu thập được những bằng chứng đầy đủ và thích hợp, nhờ đó hạn chế được
tối đa trách nhiệm pháp lý và giữ được uy tín nghề nghiệp.
2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Do đặc điểm là phần lớn những doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và
nhỏ, chi phí tổ chức một hệ thống kiểm soát nội bộ có thể nằm ngoài khả năng của
doanh nghiệp, hoặc chưa nhận thấy được hết tầm quan trọng của hệ thống kiểm
soát nội bộ. Do đó, chỉ có một số ít doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ
vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, được tổ chức đầy đủ, còn phần lớn chỉ đơn
thuần kiểm soát ở khía cạnh kiểm toán. Kết quả là hệ thống kiểm soát nội bộ có độ
tin cậy thấp và rủi ro kiểm soát cao là điều khó tránh khỏi.
Chính vì vậy mà trong hầu hết các cuộc kiểm toán, AASC đều tiến hành xem
xét hệ thống kiểm soát nội bộ với đầy đủ các bước: tìm hiểu môi trường kiểm soát,
tìm hiểu chu trình kế toán mà khách hàng đang áp dụng, tìm hiểu các hoạt động
kiểm soát của khách hàng. Qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng kiểm toán viên có thể giảm bớt khối lượng công việc kiểm toán và có thể lựa

chọn phương pháp kiểm toán thích hợp.
Trên thực tế, việc mô tả các thông tin từ tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
của khách hàng lên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được các Công ty kiểm
toán tiến hành theo 3 hướng: mô tả bằng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội
bộ, bảng tường thuật, lưu đồ. Tại AASC, việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ trên
giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được tiến hành theo phương pháp lập bảng câu
hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ được
Công ty thiết kế chung cho mọi cuộc kiểm toán, bao gồm hai phần chính:
- Các câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán.
- Các câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ và phương pháp kế toán áp dụng
đối với từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.
Các câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ được Công ty lập căn cứ vào thực tế
kiểm soát tại các doanh nghiệp Việt Nam, theo chế độ kế toán của Việt Nam. Các
câu hỏi này được xây dựng theo hướng “mở”, nghĩa là kiểm toán viên có thể thêm
vào những câu hỏi mà thực tế để đánh giá chính xác hơn hệ thống kiểm soát nội bộ
và hệ thống kế toán. Các câu trả lời bao gồm 3 loại: có, không và không áp dụng.
Căn cứ vào các câu trả lời này và tầm quan trọng của vấn đề nêu trong câu hỏi,
kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ.
3. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là một mảng công việc quan trọng và khá phức tạp vì đòi hỏi
nhiều thông tin trên các mặt khác nhau về hoạt động của Công ty khách hàng. Quá
trình đánh giá rủi ro của Công ty được bắt đầu bằng việc đánh giá rủi ro chấp nhận
hợp đồng, đặc biệt đối với khách hàng năm đầu tiên. trong quá trình này kiểm toán

×