Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.38 KB, 14 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN CHÈ KIM ANH
I. Đánh giá chung về công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm ở công ty chè Kim Anh.
Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, công ty cổ phần chè Kim Anh
đã trưởng thành và tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài
nước. Để có được thành công đó chính là sự cố gắng hết mình của ban lãnh đạo
cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong quá trình phát triển đó, công tác quản lý nói chung và công tác kế
toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Bộ máy kế toán của
công ty được tổ chức gọn nhẹ hợp lý, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hạch
toán, cung cấp thông tin kế toán tương đối đầy đủ và chính xác.
Với đặc điểm là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động tập trung
nên việc tổ chức công tác kế toán tập trung là hoàn toàn phù hợp. Các nhân viên
thống kê phân xưởng được bố trí ở các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ hạch toán
ban đầu, thu nhập và kiểm tra chứng từ định kỳ gửi lên phòng Tài chính kế toán xử
lý. Từ đó tạo cơ sở kiểm tra, giám đốc tình hình sử dụng vật tư lao động, tiền vốn
thu nhập,... xử lý và cung cấp những thông tin của các hoạt động kinh tế tài chính
diễn ra trong toàn công ty giúp cho giám đốc công ty kịp thời ra những quyết định
quản lý.
Công tác kế toán tài chính ở công ty CP chè Kim Anh được thực hiện đúng
chính sách, chề độ về quản lý kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành
trong quá trình sản xuất kinh doanh đều được công ty lập chứng từ làm cơ sở pháp
lý cho mọi số liệu phản ánh trên tài khoản, bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng
từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, và các báo cáo kế toán. Các chứng từ kế toán được tập
hợp kịp tời và đúng theo quyết định số1141/TCQĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 do bộ
Tài chính ban hành.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Công
tác tổ chức luân chuyển chứng từ tương đối tốt, đã đảm bảo được tính chính xác
của số liệu.


Đối với riêng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm ở công ty CP chè Kim Anh, qua qúa trình tìm hiểu thực tế em thấy có một
vài ưu-nhược điểm sau:
1.1.Ưu điểm:
Về công tác hạch toán kế toán ở công ty CP chè Kim Anh đã có nhiều cố
gắng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong điều
kiện hiện nay.
Cùng với sự thay đổi lại hệ thống tài khoản của Nhà nước dẫn đến sự thay
đổi của cách hạch toán, tính toán chi phí sản xuất kinh doanh và sổ kế toán của
công ty cho phù hợp nhằm cung cấp những thông tin chính xác kịp thời giúp cho
ban lãnh đạo công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong
kỳ. Qua đó xây dựng được kế hoạch sản xuất kỳ tiếp theo phù hợp với yêu cầu của
thị trường.
Trong công tác quản lý chi phí của công ty đã thực hiện tốt việc quản lý
nguyên vật liệu về mặt hiện vật, luôn khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất. Tại
phân xưởng đều bố trí nhân viên thống kê hạch toán theo dõi tình hình Nhập –
Xuất – Tồn, sử dụng nguyên vật liệu một cách chặt chẽ từ khi đưa vào sản xuất đến
khi sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công ty thường xuyên, cử nhân viên phòng Kế
toán xuống kiểm kê kho và phân xưởng để theo dõi chặt tình hình nguyên vật liệu
ở công ty.
Tuy nhiên công ty còn những tồn tại nhất định trong quá trình tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm. Đó là:
1.2 Nhược điểm
Thứ nhất: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
ở công ty hiện nay, kế toán chi phí- giá thành mới chỉ xác định đối tượng kế
toán tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng loại sản
phẩm- chỉ tập hợp riêng chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất. Trong khi đó, chi
phí phát sinh ở phòng Cơ điện lại được kế toán tập hợp chung với chi phí sản xuất
chung của phân xưởng sản xuất. Vậy là đã có sự không thống nhất giữa việc xác
định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và thực tế tập hợp chi phí sản xuất.

Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan
trọng trong toàn bộ công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm. Việc xác định không đúng đối tượng kế toán chi phí sẽ dẫn đến việc tập hợp
không đúng nội dung chi phí cần tập hợp cho nơi phát sinh chi phí và đối tượng
gánh chịu chi phí. Từ đó làm cho các chỉ tiêu tổng chi phí, tổng giá thành cũng như
giá thành đơn vị không còn trung thực hợp lý nữa, không phản ánh khách quan tình
hình sản xuất của đơn vị.
Trong công tác quản lý, kiểm soát chi phí, việc hạch toán chung chi phí như
vậy sẽ dẫn đến những khó khăn cho người quản lý khi họ muốn biết thông tin cụ
thể về các khoản chi phí phát sinh ở từng phân xưởng. Chẳng hạn như muốn kiểm
tra tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất, người quản lý sẽ khó có được
thông tin cụ thể về chi phí sản xuất phát sinh ở từng phân xưởng, từ đó khó ra được
quyết định quản lý phù hợp kịp thời. Đặc biệt, việc hạch toán chung sẽ gây ra trở
ngại lớn trong việc kiểm soát chi phí sản xuất chung- một khoản chi phí khó kiểm
soát, rất dễ bị lạm chi- vì cách tập hợp này sẽ làm cho chi phí sản xuất chung rơi
vào tình trạng “ cha chung không ai khóc”
Như vậy, việc xác định không đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản
xuất đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả công tác kế toán và công tác quản lý, kiểm
soát chi phí. Xác định không đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí cũng có nghĩa
là kế toán chi phí- giá thành đã không hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Thứ hai: Công ty chưa trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực
tiếp sản xuất.
Công ty cổ phần chè Kim Anh là một doanh nghiệp sản xuất, công nhân
trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, công ty không trích trước tiền
lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi
phí sản xuất trong những tháng công nhân nghỉ nhiều.
Thứ ba: Công tác tập hợp chi phí sản xuất chung chưa chính xác.
Công ty không tính khấu hao TSCĐ 6 tháng đầu năm, điều này làm giá
thành giữa các tháng không ổn định, không phản ánh đúng chi phí bỏ ra.
Thứ tư: Tiêu thức phân bổ các khoản chi phí nhiên liệu, nhân công, sản xuất

chung chưa phù hợp.
Hiện tại công ty đang sử dụng khối lượng sản phẩm hoàn thành làm tiêu
thức phân bổ chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung.
Nhưng thực tế trên quy trình công nghệ sản xuất chè cho thấy điều này chưa hợp
lý. Chẳng hạn như: chè xanh và đen xuất khẩu không qua khâu sao hương, như vậy
là chi phí nhiên liệu cho chè này nhỏ hơn chi phí nhiên liệu cho chè hương. Nghĩa
là, chi phí nhiên liệu cho cùng một khối lượng chè xanh và đen xuất khẩu nhỏ hơn
chi phí nhiên liệu cho cùng khối lượng chè hương. Việc đóng gói 1 kg chè nhúng
phải qua nhiều công đoạn, chi phí nhân công cho nó nhiều hơn chi phí nhân công
cho 1 kg chè hộp... Để đảm bảo phản ánh giá thành từng loại chè một cách trung
thực, kế toán cần chọn một tiêu thức phân bổ cho phù hợp.
Thứ năm: Lập phiếu tính giá thành công việc.
Mặc dù áp dụng phương pháp tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành theo
công việc, nhưng kế toán Công ty vẫn chưa mở các phiếu tính giá thành công việc
cho các loại sản phẩm. Thông tin về giá thành mới được thể hiện trên bảng tính giá
thành. Nhưng số liệu này rất chung chung, không cung cấp cho người sử dụng bất
kỳ thông tin cụ thể nào. Nếu muốn biết thông tin cụ thể, người sử dụng sẽ phải tra
cứu, đối chiếu một loạt các sổ sách, chứng từ có liên quan khác- công việc này rất
phức tạp và tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, các số liệu này lại chỉ có vào cuối tháng.
Và nếu như vậy, trong tháng người quản lý muốn biết tình hình sản xuất như thế
nào, chi phí sản xuất thực tế phát sinh bao nhiêu, liệu cuối tháng có hoàn thành
đúng kế hoạch không, có thể hoàn thành sớm không... thì kế toán sẽ khó có được
ngay những thông tin cần thiết phục vụ lập báo cáo nhanh, đáp ứng yêu cầu quản
trị. Vậy là, nếu chỉ lập bảng tính giá thành vào cuối tháng thì mặc dù khối lượng
công việc ít nhưng sẽ rất bất tiện trong việc cung cấp thông tin, không đáp ứng
được một trong những yêu cầu đối với kế toán là cung cấp thông tin kịp thời.
Trên đây là một số ưu nhược điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành. Từ thực tế tiếp xúc với công tác kế toán cùng với những kiến thức
đã tiếp thu được trong quá trình học tập, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp
phần hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở

công ty cổ phần chè Kim Anh.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành
sản phẩm
 ý kiến thứ nhất: Xác định lại đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty là: một phân
xưởng sản xuất và một phân xưởng cơ điện ( chỉ phục vụ cho sản xuất, không cung
cấp dịch vụ cho bên ngoài); quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, liên tục và
khép kín; công ty yêu cầu được biết chi phí cho từng loại sản phẩm theo em nên
xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng ( cụ thể là
phân xưởng sản xuất và phòng Cơ điện ) trong đó phân xưởng sản xuất sẽ được chi
tiết cho từng quy trình công nghệ của từng sản phẩm.

×