Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tên miền đã mất có đòi được không?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.82 KB, 5 trang )

Tên miền đã mất có đòi được không?



Với một máy tính trong tay và kết nối Internet, người dùng tại Việt Nam
hiện nay có thể tự mình kiểm tra các tên miền liên quan đến các thương hiệu nổi
tiếng trong nước nhưng lại thuộc sở hữu của người khác. Vậy làm thế nào để đòi
lại tên miền đã mất của mình?
Trên hai số báo trước, chúng tôi đã nêu vấn đề tranh chấp tên miền .vn. Nhằm
giúp độc giả hiểu sâu hơn vấn đề cũng như cung cấp thông tin cho các cơ quan mất tên
miền có thể đòi lại tên miền đã mất, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên
gia để tìm hiểu thêm về các quy định trong tranh chấp tên miền quốc tế có thể phục vụ
việc đòi lại những tên miền trùng với nhãn hiệu của mình đang bị các tổ chức hay cá
nhân khác nắm giữ...
Với một máy tính trong tay và kết nối Internet, người dùng tại Việt Nam hiện
nay có thể tự mình kiểm tra các tên miền liên quan đến các thương hiệu nổi tiếng của
nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều tổ chức chính trị, xã hội, nhiều cơ quan truyền thông
báo chí nhưng tất cả đều đã thuộc sở hữu của... người khác.
Có thể kể ra đây ví dụ là saigontourist.com, baotuoitre.com, baonhandan.com
và baocongannhandan.com… Thực ra, chúng ta tiếp cận với công nghệ thông tin chậm
nên việc một số tổ chức, cá nhân khác đã lợi dụng điều này để đăng ký trước các tên
miền trùng với tên tuổi hay nhãn hiệu của các tổ chức có tiếng ở Việt Nam nhằm trục
lợi cũng không có gì lạ.
Phần lớn các tên miền này đang để ở dạng parking nhằm kiếm tiền từ quảng cáo
khi người sử dụng Internet truy cập vào những trang này vì cho rằng đó là website của
tổ chức có tên hoặc nhãn hiệu trùng với tên miền.
Các tên miền nói trên (không phải tất cả), theo quy định của pháp luật quốc tế
(Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền UDRP), nếu có đủ bằng chứng, hoàn toàn
có thể đòi lại được. UDRP điều chỉnh các tên miền .aero, .biz, .cat, .com, .coop, .info,
.jobs, .mobi, .museum, .name, .net, .org, .pro, .tel và .travel.
Tên miền .vn là tên miền quốc gia của Việt . Hiện tại, các tranh chấp tên miền


.vn chưa được điều chỉnh bởi UDRP vì Việt chúng ta chưa tham gia vào chính sách
này. Trong thời điểm hiện tại, UDRP được áp dụng với một số các tên miền quốc gia
có đuôi: .ag, .as, .bs, .bz, .cc, .cy, .ec, .fj, .gt, .la, .md, .na, .nu, .pa, .ph, .pn, .ro, .sc, .tt,
.tv, .ug, .ve, .ws.
UDRP không phân biệt giữa các tranh chấp tên miền quốc tế và tên miền quốc
gia. Các tranh chấp đều được giải quyết theo các quy định thống nhất của UDRP.
Tên miền nào có thể đòi lại?
Không chỉ là luật sư tham gia rất sâu vào lĩnh vực luật pháp liên quan đến công
nghệ thông tin, Luật sư Vũ Thái Hà, Giám đốc Công ty Tư vấn YouMe Việt Nam -
người đã từng giành thắng lợi đòi lại tên miền samsungfunclub.net cho Samsung
Electronics Inc, Hàn Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với phóng viên.
Ông Hà cho biết, theo quy định của UDRP, bên khởi kiện có thể đòi được tên
miền nếu chứng minh được ba yếu tố gồm: Tên miền trùng hoặc tương tự tới mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà người khởi kiện là chủ sở
hữu; người bị kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan tới tên miền đó;
và, người bị kiện đăng ký và sử dụng tên miền đó với mục đích xấu.
Việc sử dụng với mục đích xấu là một trong ba yếu tố quan trọng trong việc
xem xét một vụ tranh chấp tên miền. Quy chế này đưa ra một số ví dụ về mục đích xấu
như sau: Có bằng chứng cho thấy tên miền đó được đăng ký là nhằm mục đích để bán,
cho thuê hoặc chuyển giao cho nguyên đơn, chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hoá; tên
miền được đăng ký nhằm ngăn cản chủ nhãn hiệu hàng hoá phát triển nhãn hiệu hàng
hoá của mình, với điều kiện là chủ nhãn hiệu hàng hoá đã thực hiện tham gia vào việc
thực hiện các thủ tục này; tên miền được đăng ký với mục đích phá hoại kinh doanh
của đối thủ cạnh tranh; người đăng ký tên miền thông qua việc sử dụng đạt được các
lợi ích kinh tế nhờ việc thu hút người truy cập Internet đến trang web của mình hoặc
một trang web khác do tên miền đó tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của nguyên
đơn.
Trong thực tế giải quyết tranh chấp tên miền, Hội đồng Trọng tài giải quyết
tranh chấp tên miền có thể xem xét các yếu tố khác như bằng chứng của việc sử dụng
tên miền với mục đích xấu.

Người khởi kiện có thể lựa chọn một trong bốn tổ chức gồm: Trung tâm Giải
quyết tranh chấp tên miền Châu Á (ADNDRC); Viện quốc tế về Giải quyết và Ngăn
ngừa xung đột (CPR); Trung tâm Trọng tài quốc gia (NAF) và Trung tâm Hoà giải và
Trọng tài của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO Center) để giải quyết tranh chấp.
Mỗi tổ chức, ngoài việc áp dụng UDRP như luật nội dung, sẽ áp dụng các quy định về
trình tự giải quyết tranh chấp tên miền riêng của mình.
Chi phí và thời gian giải quyết tranh chấp
Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp thường từ 1.500 USD (một trọng tài giải
quyết) đến 4.000 USD (nếu 3 trọng tài giải quyết). Đối với một vụ việc liên quan đến
từ 6 đến 10 tên miền giải quyết bởi một trọng tài là 2.000 USD và 5.000 USD đối với
vụ việc này nếu ba trọng tài giải quyết.
Khoản chi phí trên chưa bao gồm chi phí cho luật sư (nếu các bên chọn thuê
luật sư). Chi phí cho việc chuẩn bị đơn kiện và theo đuổi vụ việc do luật sư thực hiện
từ 500 USD đến 1.000 USD tuỳ thuộc vào từng vụ việc. Các khoản chi phí trên do
nguyên đơn nộp.
Bị đơn chỉ phải chịu chi phí trên nếu như bị đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
bởi một Hội đồng Trọng tài với ba trọng tài trong khi nguyên đơn chỉ yêu cầu Hội
đồng Trọng tài với 1 trọng tài. Chi phí trên là mức phí chính thức của Trung tâm Hoà
giải và Trọng tài thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đặt ra.
Việc giải quyết tranh chấp tên miền thông qua hình thức trọng tài thông thường
mất từ 40 đến 50 ngày tuỳ từng vụ việc. Căn cứ vào các quy định này, việc trước mắt
là nước ta phải phê chuẩn UDRP thì mới có thể làm được

×