Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 240 trang )

0
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ
ràng, khơng trùng lặp với các cơng trình khoa
học đã cơng bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Vinh Quang


1
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã cơng
bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG,
ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN Y TRONG BỐI CẢNH KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1. Những vấn đề lý luận về đạo đức nghề nghiệp ngành Quân y


trong bối cảnh kinh tế thị trường
2.2. Những vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh
kinh tế thị trường
2.3. Các yếu tố tác động đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh
kinh tế thị trường
Chương CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
3
NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN Y TRONG
BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
3.1. Khái quát hệ thống các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y
3.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
3.3. Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của học viên các trường cao
đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường
3.4. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường
cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường
3.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học
ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường
3.6. Đánh giá chung, nguyên nhân và kinh nghiệm giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành

7
14
14
29

34

34

46

72

79
79
84
87
94

104
106


2

Chương
4

4.1.
4.2.

4.3.
4.4.
4.5.
4.6.

Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO
HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
NGÀNH QUÂN Y TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
Nâng dần tính hiện đại của nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên
Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục theo hướng
tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành lâm sàng để rèn
luyện thói quen, hành vi đạo đức nghề nghiệp cho học viên
Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, các lực
lượng trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên
Xây dựng mơi trường sư phạm tích cực trong giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học viên
Gắn đánh giá kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp với đánh giá
kết quả hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học viên
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Chương
5
5.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm
5.2. Quy trình thực nghiệm sư phạm
5.3. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


113
113

117
124
127
132
137
142
142
143
147
162
165
166
175


3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11

Chữ viết đầy đủ
Cán bộ quản lý
Cao đẳng, đại học
Cao đẳng Quân y
Chủ nghĩa xã hội
Đạo đức nghề nghiệp
Điểm trung bình
Giáo dục - đào tạo
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Học viện Quân y
Khoa học xã hội và nhân văn
Kinh tế thị trường

Chữ viết tắt
CBQL
CĐ, ĐH
CĐQY
CNXH
ĐĐNN
ĐTB
GD - ĐT
GDĐĐNN
HVQY
KHXH&NV
KTTT

12


Nghiên cứu sinh

NCS

13
14

Nhóm đối chứng

NĐC

Nhóm thực nghiệm

NTN


4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 5.1
Bảng 5.2
Bảng 5.3
Bảng 5.4
Bảng 5.5
Bảng 5.6
Bảng 5.7
Bảng 5.8
Bảng 5.9
Bảng 5.10
Bảng 5.11
Bảng 5.12
Bảng 5.13
Bảng 5.14
Bảng 5.15

Khái quát các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người
thầy thuốc cần giáo dục cho học viên
Thống kê các trường y trong quân đội
Bảng thang đo các mức độ đánh giá
Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan
Vai trò của ĐĐNN ngành Quân y
Nhận thức của học viên về phẩm chất ĐĐNN ngành
Quân y

Lý do đồng chí trở thành học viên quân y
Thái độ của học viên đối với nghề nghiệp ngành Quân y
Mức độ biểu hiện hành vi ĐĐNN của học viên
Vai trò của GDĐĐNN cho học viên
Thực hiện các nội dung GDĐĐNN cho học viên
Mức độ sử dụng các phương pháp GDĐĐNN cho học viên
Mức độ sử dụng các hình thức GDĐĐNN cho học viên
Phối hợp các lực lượng tham gia GDĐĐNN cho học viên
Kết quả GDĐĐNN cho học viên
Các yếu tố tác động đến GDĐĐNN cho học viên
Kết quả đo nhận thức ĐĐNN trước thực nghiệm 1
Kết quả đo thái độ ĐĐNN trước thực nghiệm 1
Kết quả đo hành vi ĐĐNN trước thực nghiệm 1
Kết quả kiểm định nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN
bằng T- Test trước thực nghiệm lần 1
Kết quả đo nhận thức ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1
Kết quả đo thái độ ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1
Kết quả đo hành vi ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1
Kết quả kiểm định nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN
bằng T- Test sau thực nghiệm lần 1
Kết quả đo nhận thức ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2
Kết quả đo thái độ ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2
Kết quả đo hành vi ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2
Kết quả kiểm định nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN
bằng T- Test trước thực nghiệm lần 2
Kết quả đo nhận thức ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2
Kết quả đo thái độ ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2
Kết quả đo hành vi ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2

44

79
86
86
87
89
91
92
93
94
96
99
100
101
103
104
147
148
149
150
150
151
152
153
153
154
155
156
156
157
158



5
Bảng 5.16 Kết quả kiểm định nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN
bằng T- Test sau thực nghiệm lần 2

159

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN trước thực nghiệm 1
Biểu đồ 5.2 Kết quả đo thái độ ĐĐNN trước thực nghiệm 1
Biểu đồ 5.3 Kết quả đo hành vi ĐĐNN trước thực nghiệm 1
Biểu đồ 5.4 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1
Biểu đồ 5.5 Kết quả đo thái độ ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1
Biểu đồ 5.6 Kết quả đo hành vi ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1
Biểu đồ 5.7 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2
Biểu đồ 5.8 Kết quả đo thái độ ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2
Biểu đồ 5.9 Kết quả đo hành vi ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2
Biểu đồ 5.10 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2
Biểu đồ 5.11 Kết quả đo thái độ ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2
Biểu đồ 5.12 Kết quả đo hành vi ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2

148
148
149
151
151
152
154
154

155
157
157
158

Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 4.1

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Logic của GDĐĐNN cho học viên
Mối quan hệ giữa các biện pháp

59
140


7
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nghề y là một nghề đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng
con người. Do đó, xã hội ln u cầu, địi hỏi người làm nghề y, bên cạnh trình
độ chun mơn vững vàng, cịn phải có lương tâm, đạo đức trong sáng. Dù y lý,
y thuật có thay đổi theo thời gian, nhưng y đức (ĐĐNN ngành y) luôn bền vững.
Như vậy, nghề y không đơn thuần chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện kiếm
sống đối với người thầy thuốc, mà nghề y cịn có một sứ mệnh cao cả hơn, đó là
trị bệnh, cứu người. Sứ mệnh ấy khơng chỉ địi hỏi người thầy thuốc phải tích
cực học hỏi để nâng cao chun mơn nghiệp vụ, mà cịn địi hỏi họ khơng ngừng
rèn luyện, tu dưỡng ĐĐNN; lấy ĐĐNN làm cơ sở và động lực thực hành chuyên
môn, lấy chuyên môn để thể hiện và đảm bảo cho ĐĐNN.
Giáo dục ĐĐNN cho học viên đã được các trường CĐ, ĐH ngành Quân

y thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất cả về nhận thức và tổ
chức thực hiện. Là những y, bác sĩ trong tương lai, lực lượng kế cận, bổ sung
trực tiếp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quân y, học viên các trường CĐ, ĐH
ngành Quân y ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải thực sự vững
vàng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; đó là tiền đề đối với sự trưởng thành của
mỗi học viên trong quá trình học tập, rèn luyện cũng như khi ra trường, là một
bảo đảm quan trọng để học viên góp phần vào nhiệm vụ xây dựng ngành
Quân y và quân đội theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại”. Do đó, GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y
có ý nghĩa rất quan trọng.
Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn và toàn diện. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng chỉ ra thách thức mới liên quan đến
vấn đề đạo đức, lối sống đó là: “…tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi,
có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn” [25, tr.185]. Mặt khác, tác động
từ mặt trái của KTTT đối với quan niệm về giá trị và lối sống, mà cụ thể là
việc đề cao lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh
thần, đề cao lợi ích cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm xã hội… Tất cả những tác


8
nhân đó và nhiều tác nhân khác nữa đang dẫn đến sự xuống cấp về mặt
ĐĐNN ở một bộ phận không nhỏ người thầy thuốc. Những biểu hiện của sự
xuống cấp về ĐĐNN như: sự vô trách nhiệm trong khám chữa bệnh, thái độ
bất lịch sự, cửa quyền đối với bệnh nhân, đặc biệt là hiện tượng gây sức ép
đòi lệ phí ngầm trong hành nghề... đã gây tốn kém, bức xúc đối với bệnh
nhân, người nhà bệnh nhân cũng như dư luận xã hội.
Tác động từ mặt trái của nền KTTT cũng như của xu thế tồn cầu hóa và
đặc biệt do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận học viên
các trường CĐ, ĐH ngành Quân y đã xuất hiện những biểu hiện đáng báo động

về đạo đức, lối sống như thái độ thờ ơ với chính trị; giảm sút niềm tin vào mục
tiêu, lý tưởng của Đảng; đề cao chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, sống thực dụng,
buông thả, vi phạm kỷ luật, sùng bái đồng tiền; quay lưng, phủ nhận các giá trị
văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội; tiếp nhận
thiếu chọn lọc các giá trị từ bên ngồi.
Q trình GDĐĐNN cho học viên cũng cịn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu
sót làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả GDĐĐNN cho học viên. Mặc dù, các
trường đã tích cực đổi mới song nhìn chung nội dung, chương trình vẫn cịn
nghèo nàn, nhiều khi xa rời thực tế, thiếu cập nhật. Phương pháp giáo dục còn
đơn điệu, giảng giải một chiều, áp đặt, chưa coi người học là trung tâm, do
vậy chưa kích thích được tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên.
Các hình thức hoạt động thực tiễn chưa phong phú để tạo ra môi trường
GDĐĐNN lành mạnh, giúp học viên phát huy vai trị của mình trong quan hệ
với con người, với xã hội. Việc khắc phục tình trạng này, đẩy lùi sự xuống
cấp ĐĐNN trong ngành y và đặc biệt với đội ngũ học viên địi hỏi cơng tác lý
luận phải đẩy mạnh những nghiên cứu về GDĐĐNN cho học viên, qua đó,
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của GDĐĐN ở các trường CĐ, ĐH
ngành Quân y hiện nay.
Trên phương diện nghiên cứu, đã có những cơng trình khoa học nghiên
cứu về ĐĐNN, GDĐĐNN trên những góc độ, đối tượng khác nhau, nhưng
chưa có cơng trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về GDĐĐNN cho học
viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT.


9
Xuất phát từ địi hỏi khách quan đó, việc GDĐĐNN cho học viên ngay
từ khi mới vào trường là rất cần thiết, cơ bản, lâu dài. Để góp phần vào việc
nghiên cứu chuyên sâu nhằm đáp ứng yêu cầu trên, NCS chọn vấn đề “Giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành
Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường” làm đề tài Luận án của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp GDĐĐNN cho học
viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT, nhằm nâng chất
lượng giáo dục y đức cho học viên, góp phần hình thành và phát triển nhân
cách người y, bác sĩ quân đội tương lai.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó
rút ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Xây dựng lý luận của GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH
ngành Quân y trong bối cảnh KTTT.
Khảo sát, đánh giá thực trạng GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ,
ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT.
Đề xuất các biện pháp GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH
ngành Quân y trong bối cảnh KTTT.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của
biện pháp được đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình GD-ĐT ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh
KTTT.
Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong
bối cảnh KTTT.
Phạm vi nghiên cứu


10
Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và
các biện pháp GDĐĐNN cho học viên đang đào tạo chính quy trình đô ̣ CĐ,

ĐH ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT.
Về thời gian nghiên cứu: Các tư liệu, số liệu thống kê sử dụng trong
thực trạng giới hạn trong 5 năm, từ năm 2015 đến 2020; các số liệu điều tra,
khảo sát thực hiện năm 2018, 2019.
Về địa bàn nghiên cứu: Tại 3 trường: Học viện Quân y, Trường Cao
đẳng Quân y 1, Trường Cao đẳng Quân y 2.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y là một
nhiệm vụ quan trọng trong GD-ĐT. Hiện nay, vấn đề GDĐĐNN cho học viên
đang còn những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu dựa
trên cách tiếp cận chủ đạo hoạt động - nhân cách, quá trình GD-ĐT học viên ở
các trường CĐ, ĐH ngành Quân y và áp dụng các biện pháp giáo dục cốt lõi
như nâng dần tính hiện đại của nội dung đến đa dạng hóa các phương pháp,
hình thức giáo dục theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực
hành lâm sàng, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng, kết hợp chặt
chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục, xây dựng mơi trường sư phạm tích cực... thì
chất lượng GDĐĐNN cho học viên sẽ được nâng cao, đáp ứng mục tiêu, yêu
cầu đào tạo người thầy thuốc trong bối cảnh KTTT.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủy Trung ương về giáo dục đạo đức, nhân
cách người cán bộ sĩ quan quân đội về y đức và các quan điểm tiếp cận cụ thể
trong nghiên cứu sau:
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường
CĐ, ĐH ngành Quân y là một quá trình gồm nhiều thành tố như: mục tiêu,
nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các chủ thể giáo dục,



11
các yếu tố bảo đảm và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, do vậy khi xem
xét, giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án cần đặt trong hệ
thống có quan hệ, chi phối nhau.
Tiếp cận lịch sử - logic: Giáo dục nói chung và GDĐĐNN nói riêng
ln gắn với lịch sử, văn hóa của từng quốc gia, vùng miền và phù hợp với sự
phát triển của thời đại. Giải quyết những vấn đề GDĐĐNN cho học viên các
trường CĐ, ĐH ngành Quân y phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, xem
xét trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để tìm ra quy luật và logic
của sự phát triển. Giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành
Quân y không tách rời với các giá trị văn hóa dân tộc, u cầu địi hỏi của
hoạt động qn sự và xu thế phát triển trong giáo dục.
Tiếp cận hoạt động - nhân cách: Nhân cách con người hình thành thông
qua hoạt động. Thông qua hoạt động, con người lĩnh hội được các giá trị văn
hóa xã hội và thể hiện các giá trị đó trong cuộc sống. Giáo dục ĐĐNN cho
học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y chỉ có hiệu quả thơng qua hoạt
động thực tiễn. Do vậy, cần lựa chọn các hoạt động hấp dẫn, đa dạng, mang
tính giáo dục cao phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu, hoạt động học tập
của học viên, tổ chức các hoạt động theo một quy trình phù hợp mang lại
hiệu quả GDĐĐNN cho học viên.
Tiếp cận liên ngành: Q trình nghiên cứu đề tài có sử dụng quan điểm, tri
thức và phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau để giải quyết
vấn đề một cách toàn diện, khách quan và hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong đề tài
luận án có sử dụng đến kiến thức của Đạo đức học Y học và Kinh tế học để làm rõ
cho các vấn đề về ĐĐNN và GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành
Quân y trong bối cảnh KTTT.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hố, khái
qt hố các tài liệu lý thuyết chuyên ngành, liên ngành, các văn kiện, nghị

quyết, các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, quân đội; các


12
tài liệu khoa học là sách chuyên khảo, tham khảo, luận án, bài báo, bài hội
thảo khoa học; các báo cáo tổng kết chun mơn và GD-ĐT có liên quan để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát các hoạt động học viên
trong học tập, tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, với đồng nghiệp
và với xã hội.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Lập phiếu hỏi và tổ chức điều tra
các hoạt động của giảng viên, CBQL và học viên ở các trường CĐ, ĐH ngành
Quân y, nhằm thu thông tin về thực trạng GDĐĐNN cho học viên.
Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với một số thầy thuốc, bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân về nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN của học viên làm
cơ sở cho việc đánh giá kết quả của những biện pháp GDĐĐNN.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Nghiên cứu những hoạt
đô ̣ng thực tiễn giáo dục ở nhà trường của các lớp, khóa, các bệnh viện, nhà
trường để rút ra những kinh nghiệm giáo dục trong những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Phân tích các
sản phẩm hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, các báo cáo tổng kết, kế hoạch
tự học, kết quả học tập của học viên ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y.
Phương pháp thực nghiệm có đối chứng: Sử dụng các tác động sư phạm
có đối chứng trong thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của một
số biện pháp đã đề xuất.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các
nhà sư phạm, nhà quản lý về các vấn đề liên quan đến đề tài.
Các phương pháp hỗ trợ
Sử dụng các cơng thức tốn thống kê và phần mềm máy tính để xử lý

các số liệu đã thu thập được từ các phương pháp khảo sát thực tiễn và trình
bày kết quả nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu, luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận, thực tiễn của ĐĐNN và GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH


13
ngành Quân y trong bối cảnh KTTT, như:
Xây dựng và làm rõ một số khái niệm, cấu trúc, hệ thống chuẩn mực
ĐĐNN ngành Quân y.
Khái quát nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐNN đồng thời chỉ
ra các yếu tố tác động tới GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành
Quân y trong bối cảnh KTTT.
Qua phân tích làm rõ các vấn đề về thực trạng, nguyên nhân của ĐĐNN
và GDĐĐNN từ đó xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục đồng bộ, giúp
các chủ thể giáo dục vận dụng trong thực tiễn.
Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của biện
pháp được đề xuất.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án đã hệ thống hóa, góp phần phát triển lý luận của GDĐĐNN
nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục học viên đặt ra. Qua
đó, nâng cao chất lượng GD-ĐT ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối
cảnh KTTT.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy, GDĐĐNN tại các nhà trường thuộc ngành y; những kết quả nghiên cứu
của Luận án cũng có ý nghĩa khuyến nghị để các cấp lãnh đạo, quản lý, các
nhà giáo dục tham khảo trong quá trình tiến hành giáo dục học viên các

trường CĐ, ĐH ngành Quân y.
8. Kết cấu luận án
Nô ̣i dung luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; 5 chương (20 tiết); kết
luận và kiến nghị; danh mục các cơng trình khoa học của tác giả đã cơng bố
có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


14
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và giáo
dục đạo đức nghề nghiệp ngành y
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp ngành y
Với tính nhân đạo sâu sắc, nghề y mạng đậm dấu ấn của đạo đức. Trong
suốt chiều dài lịch sử, nghề y luôn là sự hội tụ hài hòa của những giá trị y lý, y
thuật và y đạo, trong đó y đạo người thầy thuốc được coi là cốt lõi. Ở phương
Đông, ĐĐNN ngành y có nguồn gốc từ quan niệm cái đức của người thầy thuốc
phải rộng như biển cả. Nếu có cầu xin là cầu xin tất cả những gì có thể cứu được
bệnh nhân từ nước, lửa, cây cỏ. Cùng với phương Đơng, ở phương Tây thời kỳ
cổ đại cũng có nền y học tương đối phát triển. Khơng ít danh y đã để lại cho
đời sau những bài học vô cùng bổ ích cả về y thuật lẫn ĐĐNN.
Thomas Sydenhan (1624 - 1689), vị bác sĩ tài năng người Anh, cha đẻ của
ngành y học lâm sàng và dịch tễ học, sách Phương pháp điều trị tốt, ông cho
rằng: “Thầy thuốc là cơng bộc của lịng từ thiện thiêng liêng” [35, tr.34]. Theo
ông, người thầy thuốc phải phục vụ tận tâm và tạo điều kiện cho người bệnh
lạc quan tin tưởng khi chữa bệnh.
Đầu thế kỷ XIX những vấn đề về ĐĐNN ngành y đã được nghiên cứu
trong các bài giảng của các giáo sư lâm sàng hệ Y khoa Trường Đại học

Tổng hợp Moscow. Nhà nội khoa lâm sàng lớn nhất ở nửa đầu thế kỷ XIX,
M. Lamucdrop giảng dạy rằng: “Thầy thuốc phải khiêm tốn và thận trọng,
đối với bệnh nhân phải thương yêu” [35, tr.52], ông đã nhiều lần nói rằng:
“Trong nghệ thuật Y học khơng thể có những thầy thuốc làm xong công tác
khoa học” [35, tr.87].
Tatsuo Kuroyanagi (2014), “Nghiên cứu và đánh giá sự biến đổi lịch sử
của y đức - những thách thức của hội Y học thế giới” [56], tác giả đã chỉ ra sự
biến đổi lịch sử của ĐĐNN ngành y từ thời kỳ đầu của Hội Y học Thế giới.


15
Từ tuyên ngôn Geneva cho đến công ước quốc tế về ĐĐNN ngành y đã chỉ ra
nghĩa vụ chung của người thầy thuốc trong các mối quan hệ với bệnh nhân và
đồng nghiệp. Bài báo làm rõ việc chấp nhận các quan điểm ĐĐNN ngành y
lẫn nhau của các khu vực, nhất là ở các khu vực có nền văn hóa và cách suy
nghĩ khác so với các nước phát triển phương Tây. Chính vì thế, bài báo đi vào
phân tích các quan điểm khác nhau đó và rút ra kết luận rằng dù thế nào thì
sức khỏe của người bệnh vẫn là mối quan tâm hàng đầu.
Cùng với sự phát triển của ĐĐNN ngành y trên thế giới, đối với Việt
Nam, giá trị nhân văn Việt Nam luôn là cơ sở hình thành, ni dưỡng và phát
triển ĐĐNN ngành y. Với lòng nhân ái cao cả “Thương người như thể thương
thân” nhân dân ta rất quý trọng nghề y và tơn vinh những người thầy thuốc
hết lịng vì người bệnh mà các bậc danh y như Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh,
thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) đều hết sức chú
trọng xây dựng và truyền đạt ĐĐNN ngành y tới người thầy thuốc.
Vào thế kỷ XIX, nhà thơ, đồng thời là người thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu
(1812 - 1888) cũng là người rất đề cao ĐĐNN của người thầy thuốc. Bàn về lương
tâm, bổn phận của người thầy thuốc, tác phẩm Ngư Tiều vấn đáp y thuật [10], ông
đã đã khái quát một cách cô đọng về ĐĐNN của người thầy thuốc như sau:
“Xưa rằng: thầy thuốc học thơng

Thề theo trời đất một lịng hiếu sinh
Giúp đời chẳng vụ tiếng danh
Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghẻ tài,”…
… “Thấy người đau, giống mình đau
Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành
Ăn mày cũng đứa trời sinh
Bệnh cịn cứu đặng, thuốc đành cho khơng” [10, tr.74 - 75].
Kế thừa truyền thống ĐĐNN ngành y của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa
ĐĐNN ngành y nhân loại, trên cương vị là lãnh tụ của dân tộc và một nhà văn
hóa, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện ĐĐNN của
người làm nghề y.


16
Hồ Chí Minh là một trong số ít những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều
nhất về ĐĐNN ngành y thông qua nhiều lần gửi thư, trực tiếp gặp, thăm
các cơ sở y tế để bày tỏ quan điểm của Đảng và Chính phủ về phẩm chất
người thầy thuốc. Hầu như mỗi lần có dịp tiếp xúc với ngành y điều đầu
tiên Hồ Chí Minh nhắc tới vẫn là “thầy thuốc như mẹ hiền”. Đây chính là
yêu cầu Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành
động và phục vụ của cán bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh. Hồ
Chí Minh căn dặn thầy thuốc và nhân viên phục vụ cần coi trọng chăm sóc
cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Thư gửi Hội nghị qn y
(3/1948), Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 5 [68], Người viết: “Người làm thuốc
chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà cịn phải nâng đỡ tinh thần
của người ốm yếu”. “Người ta có câu “Lương y kiêm từ mẫu” nghĩa là một
người thầy thuốc phải là một người mẹ hiền” [68, tr.487]. Trong Thư gửi
Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953, Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 8
[69], Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ y tế cần phải “Thương yêu
người bệnh như anh em ruột thịt”. “Cần phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân

dân”. “Lương y phải kiêm từ mẫu” [69, tr.154].
Tác giả Ngô Gia Hy (1995), sách Nguồn gốc của y đức: Sự đóng góp của
nền y học vào văn hóa Việt Nam [53], tác giả đã làm rõ y đức trong điều kiện
KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa với những nảy sinh mới ở Việt Nam, đồng
thời đã luận chứng cho sự cần thiết phải nâng cao ĐĐNN ngành y trong điều
kiện hiện nay. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lịch sử và quan niệm về ĐĐNN
ngành y của các trường phái y học khác nhau, hay của nhiều quốc gia, tác giả
cho rằng: từ cổ chí kim, dù ở nền văn minh nào, qua các lời thề và di huấn,
ĐĐNN ngành y cũng có những tính chất chung, nên các thầy thuốc ở bất cứ
đâu đều có mối quan hệ về bổn phận, lương tâm và trách nhiệm như nhau.
Lê Hữu Trác (1997), sách Hải thượng y tông tâm lĩnh, tập 2 [94], luôn
tự nhắc nhở người thầy thuốc cần “tiến đức, tu nghiệp”. Tiến đức là mỗi ngày
phải rèn luyện cho toàn diện, toàn mĩ về ĐĐNN ngành y. Tu nghiệp là hàng
ngày phải chăm chỉ học tập cho y thuật ngày càng tinh thông. Đối với ông, đạo


17
làm thuốc khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi chun mơn nghề nghiệp mà cịn
bao hàm cả ĐĐNN; nghĩa là y thuật phải gắn liền với ĐĐNN, thấm nhuần lòng
thương người, thương dân. Ơng viết:
Suy nghĩ thật sâu xa tơi hiểu rằng, thầy thuốc là bảo vệ sinh mạng
cho con người, sống chết một tay mình nắm, họa phúc một tay mình
giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức khơng đầy đủ, đức hạnh không trọn
vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi khơng thận trọng mà dám liều
lĩnh địi làm cái nghề cao quý đó chăng [94, tr.309].
Lê Hữu Trác luôn nhận thức rằng người thầy thuốc phải biết giữ
phẩm chất của mình, bản thân khơng được vụ lợi. Trong Y huấn cách ngôn,
ông viết: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con
người. Phải lo cái lo của người, vui cái vui của người. Chỉ lấy việc cứu
mạng sống cho con người làm nhiệm vụ của mình, khơng nên cầu lợi, kể

cơng” [94, tr.134]. Chính vì vậy mà ơng ln tự đặt cho mình các mục tiêu
phấn đấu để trở thành người thầy thuốc giỏi.
Các tác giả Quý Long, Kim Thư (2013), sách Những bậc thầy nổi danh
về y đức [60], đã đánh giá chính xác vai trị, địa vị của người thầy thuốc từ góc
nhìn văn hóa. Các tác giả đã đưa ra và làm rõ quan niệm về ngành y, về ĐĐNN
của người thầy thuốc. Đặc biệt, các tác giả dưới góc nhìn từ truyền thống - suy
ngẫm về y đức hiện nay. Trên cơ sở khái quát tư tưởng các thầy thuốc nổi danh
về ĐĐNN ngành y cổ kim, đông tây, các tác giả đã cho thấy, sự tương đồng, sự
thống nhất trong cách nhìn nhận của họ về thiên chức và trách nhiệm, bổn phận
ĐĐNN ngành y, về sự cần thiết phải bồi dưỡng, nâng cao ĐĐNN cho những
người làm nghề trị bệnh cứu người. Vì vậy, các tác giả khẳng định: “Y thuật
phải được gắn liền với y đạo vì người thầy thuốc có trình độ chun mơn giỏi
chưa đủ mà cần phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp” [60, tr.13].
Tác giả Lê Thị Lý (2016), Đạo đức người thầy thuốc xưa và nay [63]. Nội
dung cuốn sách đã chỉ rõ, so với các nghề nghiệp khác, nghề y có một số đặc
trưng cơ bản, những đặc trưng này phản ánh khá rõ nét những yêu cầu về đạo
đức của người thầy thuốc. Thầy thuốc phải làm dịu đi những lo lắng về bệnh


18
tật, lạc quan và hy vọng vào cuộc sống, tin tưởng vào y học. Tác giả nhấn
mạnh: “Thầy thuốc phải tránh được những thói quen khơng tốt về tâm lý như
sự dạn dày với đau khổ, bệnh tật, chết chóc, thái độ bình thản, lãnh đạm với nỗi
đau của người bệnh và thân nhân của họ, không lạm dụng địa vị và sự tơn kính
của bệnh nhân làm những việc trái với đạo đức thông thường, tổn hại đến danh
dự của người bệnh” [63, tr.112]. Với ý nghĩa đó, cuốn sách là tài liệu quý đối
với đội ngũ y, bác sĩ, những người công tác trong ngành y… và tất cả những ai
quan tâm đến sự phát triển của ngành y tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thế Nghĩa và Nguyễn Thị Bích Thủy (2016), sách Tư
tưởng nhân văn và triết lý y đức [73], đã chỉ ra rằng ĐĐNN ngành y chịu ảnh

hưởng mạnh mẽ của tư tưởng nhân văn, của triết lý đạo đức mà mỗi quốc gia,
dân tộc đã hình thành nên trong quá trình lịch sử của mình. Các tác giả cho rằng:
“Tư tưởng nhân văn và triết lý y đức gắn bó chặt chẽ với nhau và gắn bó mật
thiết với cuộc sống con người, với quá trình lao động sản xuất, cải tạo xã hội và
phát triển khoa học” [73, tr.7], dù ở thời đại nào, chịu ảnh hưởng của triết lý nào
đi chăng nữa thì nguyên lý bất hủ của các thầy thuốc vẫn phải là chữa bệnh cứu
người, ln đặt tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân lên trên hết, trước hết.
Tác giả Chu Tuấn Anh (2017), luận án tiến sĩ Triết học Vận dụng mối
quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành
y tế ở Việt Nam hiện nay [1], đã tập trung luận giải mối quan hệ giữa kinh tế
và đạo đức trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đáng chú
ý là tác giả đã làm rõ sự tác động sâu sắc của KTTT định hướng xã hội chủ
nghĩa tới đạo đức ngành y. Qua đó, tác giả cho rằng: “Y đức giúp người cán
bộ y tế đề kháng, đấu tranh với những cám dỗ, tiêu cực của cơ chế thị trường
tác động vào” [1, tr.60]. Từ việc luận giải mối quan hệ giữa kinh tế và đạo
đức, tác giả đã vận dụng vào nâng cao ĐĐNN cho cán bộ y tế ở Việt Nam
hiện nay và tiến hành nghiên cứu thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra.
Tác giả Phạm Công Nhất (1999), “Mâu thuẫn giữa mặt trái của cơ chế
thị trường với bản chất nhân đạo của ngành y tế Việt Nam hiện nay” [75], bài
báo khoa học đã đề cập đến vấn đề ĐĐNN ngành y trong nền KTTT, chỉ rõ


19
quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân khơng cịn đơn thuần là các y, bác sĩ với
thương, bệnh binh như trước đây mà là quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ
khám, chữa bệnh với người bỏ tiền mua dịch vụ. Người thầy thuốc nhận tiền
công khám chữa bệnh từ bệnh nhân thực ra không phải là mất ĐĐNN ngành
y. Vấn đề là ở chỗ đánh giá công lao động bỏ ra như thế nào cho phải đạo để
giữ ĐĐNN ngành y và tính giá trị lao động bỏ ra cịn cần phải tính đến đối
tượng mình phục vụ giàu hay nghèo, đó mới là đạo đức.

Tác giả Nguyễn Hiền Lương (2013), “Giáo dục và rèn luyện đạo đức người
cán bộ y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [61], bài báo khoa học đã hệ thống khái
quát quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ĐĐNN ngành y như nhiệm vụ,
trách nhiệm của người thầy thuốc, họ không chỉ thực hiện vai trị về chun mơn,
về y thuật, mà còn phải là người bạn, giúp đỡ, động viên tinh thần người bệnh. Từ
đó, Người đã dành sự quan tâm đặc biệt trong giáo dục, rèn luyện và tu dưỡng đạo
đức cho người thầy thuốc để có thể xây dựng những chuẩn mực ĐĐNN trong
sáng, văn minh, tiến tới xây dựng một nền y tế hiện đại, theo kịp thế giới.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục đạo đức nghề nghiệp ngành y
Từ xa xưa đã có nhiều người bàn đến vấn đề GDĐĐNN ngành y ở
những mức độ khác nhau. Qua các giai đoạn lịch sử, GDĐĐNN được đề cập
tới bằng các điều luật áp dụng cho ngành y qua lời thề, qua các tuyên ngôn
của tổ chức y tế thế giới.
Ở Việt Nam, quan niệm về bổn phận người thầy thuốc của Lê Hữu Trác
được thể hiện ra trong toàn bộ các quan hệ nghề nghiệp tạo thành y đạo: từ năng
lực chuyên môn đến quan niệm về mục đích nghề nghiệp, thái độ đối với người
bệnh, với đồng nghiệp, và đặc biệt là bổn phận của người thầy thuốc đối với
người bệnh nghèo, những người thiếu may mắn trong xã hội.
Kế thừa truyền thống đạo đức y học của dân tộc và những giá trị đạo đức
của nền y học thế giới, Hồ Chí Minh khơng chỉ coi Lương y như từ mẫu, mà còn
vạch phương hướng để đào tạo ra đội ngũ thầy thuốc Việt Nam. Thư gửi Hội nghị
cán bộ y tế toàn quốc năm 1953, Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 8 [69], Hồ Chí Minh
chỉ rõ, những vấn đề mà người cán bộ y tế phải cố gắng thực hiện. Đó là:


20
Về chuyên môn: cần luôn luôn học tập, nghiên cứu để ln ln tiến
bộ, nhưng, phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hồn
cảnh kháng chiến của ta hiện nay. Về chính trị: cần trau dồi tư tưởng
và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu

nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác [69, tr.154].
Sách Quy định về y đức và tiêu chuẩn phấn đấu [96], Lê Ngọc Trọng (1999),
đã đánh giá cao công tác GDĐĐNN ngành y ở cấp vĩ mơ, tác giả nhìn nhận những
thành tựu trong GDĐĐNN qua việc huy động đội ngũ thầy thuốc tham gia vào các
phong trào, các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng; chẳng hạn như hiến máu nhân
đạo, gây quỹ từ thiện, cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, các gia đình
chính sách, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… Theo tác giả, việc tham gia
những hoạt động đó đã tạo ra mơi trường thuận lợi để phát triển tình cảm đạo đức
và nâng cao trách nhiệm y đức cho người thầy thuốc đối với cộng đồng.
Tác giả Nguyễn Thanh Tịnh (2017), sách Nâng cao y đức bác sĩ quân y ở
đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay [93], đã chỉ ra rằng nâng cao y đức người
bác sĩ quân y có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức, điều chỉnh
hành vi, củng cố lý tưởng nghề nghiệp, tăng cường tình cảm, trách nhiệm,
lương tâm của người bác sĩ. Tác giả đã chỉ ra ba mâu thuẫn cơ bản đặt ra từ
thực trạng của việc nâng cao y đức người bác sĩ quân y trong quân đội hiện
nay. Từ đó tác giả đưa ra ba nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao ĐĐNN người
bác sĩ quân y trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, đó là: nâng cao chất
lượng hoạt động giáo dục và tự giáo dục y đức của người bác sĩ quân y; xây
dựng môi trường y đức trong sạch, lành mạnh và đấu tranh chống mọi biểu
hiện tiêu cực về y đức ở các đơn vị; làm tốt công tác cán bộ và đảm bảo điều
kiện vật chất cần thiết cho việc nâng cao y đức người thầy thuốc quân y.
Tác giả Lê Thu Hà và cộng sự (2020), Nghiên cứu giải pháp nâng cao
phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quân y trong chăm sóc sức khỏe bộ
đội và nhân dân thời kỳ mới [39], đề tài cấp nhà nước đã làm rõ phẩm chất và
năng lực của người thầy thuốc quân y là tổng hợp các yếu tố chính trị - tư
tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ tổ chức chỉ huy quân y và trình độ chuyên


21
môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trên cơ sở nghiên cứu cả về mặt lý

luận và thực tiễn, đề tài đã xây dựng 02 bộ tiêu chí về phẩm chất, năng lực
của cán bộ quân y. Bộ tiêu chí về phẩm chất bao hàm cả phẩm chất chung của
cán bộ y tế và phẩm chất riêng của cán bộ quân đội. Trong đó những phẩm
chất về mặt ĐĐNN được ban đề tài đặc biệt quan tâm và chú trọng. Từ đó đề
tài chỉ ra các yêu cầu nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ quân y đó là
phải tiếp tục củng cố bản lĩnh chính trị, giữ gìn và phát huy ĐĐNN, thúc đẩy
tinh thần chủ động học tập, nghiên cứu chiếm lĩnh tri thức, cơng nghệ y học
hiện đại, và phát huy vai trị của các tổ chức, các lực lượng trong quân đội.
Tác giả Nguyễn Hồng Giang và cộng sự (2009), Nâng cao chất lượng
cơng tác Đảng, cơng tác Chính trị góp phần bồi dưỡng y đức ở các bệnh
viện quân đội trong tình hình mới [36], đề tài cấp Bộ Quốc phịng đã làm
phong phú thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn cơng tác đảng và cơng tác
chính trị ở các bệnh viện quân đội góp phần bồi dưỡng nhận thức, nâng cao
bản lĩnh chính trị, làm chuyển biến ĐĐNN của đội ngũ cán bộ, nhân viên y
tế ở các bệnh viện quân đội. Tác giả cho rằng, để xây dựng các bệnh viện
quân đội vững mạnh toàn diện, xây dựng ĐĐNN cho cán bộ nhân viên quân
y đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và điều trị trong tình hình mới, phải giải
quyết đồng bộ nhiều nội dung. Một trong những nội dung rất quan trọng là
nâng cao chất lượng cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Đây là u cầu khách
quan, thường xuyên, đồng thời là yêu cầu có ý nghĩa cấp thiết hiện nay.
Để nâng cao chất lượng cơng tác đảng, cơng tác chính trị góp
phần bồi dưỡng y đức ở các bệnh viện quân đội cần nắm vững
và thống nhất quan niệm về công tác đảng, công tác chính trị;
đặc điểm cơng tác đảng, cơng tác chính trị; những thuận lợi
trong tiến hành công tác đảng, công tác chính trị; quan niệm y
đức và tiêu chuẩn đánh giá y đức của cán bộ nhân viên quân y ở
các bệnh viện quân đội là cơ sở đánh giá đúng thực trạng y đức
và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cơng tác đảng,
cơng tác chính trị góp phần bồi dưỡng y đức ở các bệnh viện
quân đội trong thời kỳ mới [36, tr.54-55].



22
Tác giả Lê Thị Lý (2011), luận án tiến sĩ Triết học Nâng cao đạo đức
người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay ở nước ta [62], đã xác định nội dung
những chuẩn mực căn bản của đạo đức người thầy thuốc. Từ đó tác giả đánh
giá thực trạng, tìm nguyên nhân những biểu hiện tích cực và tiêu cực của
người thầy thuốc, đây là nội dung được tác giả tập trung làm rõ, chi tiết và cụ
thể, và từ đó đề xuất giải pháp căn bản nhằm nâng cao đạo đức người thầy
thuốc ở nước ta hiện nay. Qua đó, tác giả đưa ra nhận định:
“Khi các giải pháp nâng cao ĐĐNN cho người thầy thuốc được quan
tâm đúng mức của các ban, ngành, đoàn thể, sự tự nguyện và tự giác
hành động theo các chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc, chắc
chắn trong thời gian tới, những tiêu cực, suy thoái về y đức sẽ được giải
quyết, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân sẽ không ngừng được nâng cao” [62, tr.162].
Tác giả Lâm Văn Đồng (2015), luận án tiến sĩ Triết học Giáo dục đạo
đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong trong giai đoạn hiện nay [31], đã
chỉ ra việc GDĐĐNN chính là nhằm góp phần hình thành và củng cố nền tảng
nhân cách người thầy thuốc; góp phần đẩy lùi tình trạng xuống cấp đạo đức ở
người thầy thuốc; đảm bảo cho người thầy thuốc thực hiện được nhiệm vụ
trong hoạt động nghề nghiệp. Theo tác giả: “Để nâng cao hiệu quả của
GDĐĐNN cho người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay, cần quán triệt tư
tưởng Hồ Chí Minh về GDĐĐNN ngành y, gắn việc GDĐĐNN với sự phát
triển ngành y tế trong giai đoạn hiện nay” [31, tr.147].
Tác giả Vũ Hoài Nam (2015), luận án tiến sĩ Giáo dục học Phát triển y
đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay [71], từ những đặc điểm của
ngành y và đặc trưng của hoạt động khám chữa bệnh của thầy thuốc quân đội,
tác giả chỉ ra những nhân tố tác động đến sự phát triển y đức của người thầy
thuốc quân đội; phân tích, đánh giá tình hình phát triển y đức của người thầy

thuốc quân đội hiện nay, với cả hai mặt ưu điểm và hạn chế trong sự phát
triển. Tác giả bước đầu nhận dạng và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế
trong phát triển y đức, tổng kết một số kinh nghiệm và dự báo xu hướng phát


23
triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay. Để góp phần phát triển y
đức của người thầy thuốc quân đội, tác giả đề xuất các biện pháp cơ bản, chủ
yếu, đồng bộ để phát triển y đức trên cả ba mặt ý thức y đức, thái độ y đức và
hành vi y đức của người thầy thuốc quân đội.
Tác giả Phạm Mạnh Hùng (2014), bài báo khoa học “Nhân kỷ niệm ngày
thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 năm 2014: Đổi mới nhận thức và giáo dục đạo
đức nghề nghiệp y tế (y đức) cho phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa” [51]. Tác giả đã đặt ra những câu hỏi như: Tại sao lại phải đề cao
ĐĐNN trong thực hành y học? Hiện nay nên quan niệm về nội dung ĐĐNN và y
nghiệp như thế nào? Qua việc luận giải những vấn đề trên tác giả đã chỉ ra những
lý do phải đề cao ĐĐNN ngành y cũng như đưa ra kết luận rằng, trong nghề y thời
nào ĐĐNN cũng cần được đề cao, nhưng ngày nay khi xây dựng cơ chế KTTT
định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc đề cao đó lại càng cần thiết.
Tác giả Nguyễn Đức Diện (2016), trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư
phạm Hà Nội có bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và ý nghĩa đối với
việc giáo dục y đức cho cán bộ y tế trong tình hình hiện nay” [14], bài báo đã
tập trung làm rõ cơ sở hình thành, vị trí, vai trị của y đức đối với định hướng
chiến lược cho ngành y và quan điểm chỉ đạo vấn đề y đức trong tư tưởng Hồ
Chí Minh; từ đó phân tích ý nghĩa của vấn đề, đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả GDĐĐNN ngành y cho cán bộ y tế trong bối cảnh KTTT,
tồn cầu hóa hiện nay.
Tác giả Vũ Hồi Nam (2018), “Tự giáo dục, tự tu dưỡng, tự rèn luyện y
đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay” [72], bài báo khoa học nhấn
mạnh việc rèn luyện ĐĐNN của người thầy thuốc quân đội diễn ra trong quá

trình tự rèn luyện, tu dưỡng cá nhân, thơng qua tác động tích cực của tập thể,
của môi trường hoạt động quân y và kỷ luật quân đội. Tu dưỡng ĐĐNN ngành
y diễn ra trong quá trình đấu tranh thường xuyên giữa cái mới và cái cũ, cái tốt
và cái xấu, cái tiến bộ và cái lạc hậu... trong từng tập thể đơn vị quân y và trong
mỗi người thầy thuốc quân đội. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số biện
pháp tích cực hóa tự giáo dục, tự rèn luyện phát triển y đức của người thầy


24
thuốc quân đội gồm: “Phát huy vai trò của người thầy thuốc quân đội trong tự
giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện y đức; thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng
nâng cao năng lực tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện y đức của người thầy
thuốc quân đội; chỉ đạo thường xuyên hoạt động tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự
rèn luyện y đức của người thầy thuốc qn đội” [72, tr.87, 106].
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức nghề nghiệp
ngành y cho học viên, sinh viên
Nghiên cứu tại nhiều quốc gia cũng cho thấy vấn đề GDĐĐNN ngành y
đã được nhiều tác giả quan tâm, tiêu biểu là: Pappworth M. H. (1978), Những
lời giáo huấn về y đức, tiền đề của y học [116]. Theo các tác giả, người thầy
thuốc phải có đạo đức trong xử lý các tình huống thực hành lâm sàng, phải biết
xác định lợi ích hay nguy cơ của bệnh nhân đối với từng loại thuốc, từng
phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định.
Tác giả Nigel C. H. Stott (1983), Vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức
khoẻ [114]; Robet K. Mckinly and Pauline A. Mc Avoy (1996), Đạo đức trong
thực hành y học [117]. Các tác giả đã đề cập đến sự cần thiết phải GDĐĐNN
cho sinh viên trong các trường y, vai trò của ĐĐNN trong nghiên cứu khoa
học, trong thực hành lâm sàng và chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân, những nguyên
tắc ĐĐNN của người thầy thuốc...
Tác giả Johnston C, Haughton P (2007), Nhận thức của sinh viên y khoa
về chương trình giáo dục y đức [113]. Các tác giả cho rằng, hiện nay các

trường cao đẳng, đại học y ở Vương quốc Anh đã đưa vào chương trình giảng
dạy mơn đạo đức y học, đạo đức và pháp luật, sinh viên năm thứ 5 phải có
chứng chỉ về đạo đức của người thầy thuốc.
Khơng chỉ có cá nhân, các tổ chức y tế thế giới cũng hết sức quan tâm
đến GDĐĐNN ngành y, Hội đồng Liên hợp quốc (1982) đã công bố Nguyên lý
của đạo đức y học trong bảo vệ sức khỏe con người “...Kêu gọi tất cả các quốc
gia đưa Nguyên lý của đạo đức y học vào thực hiện cùng với các giải pháp hiện
có, phổ biến rộng rãi, đặc biệt là trong các viện, trường y...” [115]. Tổ chức Y
tế Thế giới (1994) đã tuyên bố: “Mục đích chính của giáo dục đạo đức y học là


25
để đảm bảo bác sĩ nhận thức được những tình huống đạo đức trong mọi quyết
định trong suốt cuộc đời làm nghề... Sinh viên y khoa cần có năng lực phân
tích liên quan đến những xung đột và các vấn đề về đạo đức...” [118, tr.21].
Hội Y học Thế giới (2009), tác phẩm Cẩm nang đạo đức y học, đã chỉ ra
ĐĐNN ngành y luôn luôn là một thành phần cần thiết của thực hành y học.
Nghiên cứu về ĐĐNN ngành y là để chuẩn bị cho học viên, sinh viên nhận
thức được các tình huống phức tạp và xử trí theo nguyên lý và lẽ phải. Đạo đức
nghề nghiệp cũng rất quan trọng trong mối tương tác giữa y, bác sĩ và xã hội,
với đồng nghiệp, và trong nghiên cứu khoa học.
Tác giả Đỗ Nguyên Phương (1998), sách Một số vấn đề xây dựng ngành Y
tế phát triển ở Việt Nam [81]. Ông đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế
và đạo đức người thầy thuốc Việt Nam, phân tích sự cần thiết phải nâng cao
ĐĐNN của người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu của
mình ơng đã nêu những tấm gương ĐĐNN của Giáo sư Đặng Văn Ngữ, Hồng
Đình Cầu và truyền thống ĐĐNN của nhiều thầy thuốc Việt Nam tiêu biểu khác.
Ông chỉ rõ, trong nền KTTT, bên cạnh những tác động tích cực, cơ chế thị
trường cũng có những tác động tiêu cực đến ĐĐNN ngành y. Vì vậy, các nhà
quản lý cũng như các nhà trường cần quan tâm đến việc GDĐĐNN cho các y,

bác sĩ đang hành nghề cũng như các học viên, sinh viên đang học ở các trường y.
Nghiên cứu về GDĐĐNN ngành y cho học viên, sinh viên, chúng ta
không thể không nhắc đến những đóng góp của các tác giả Nguyễn Quốc
Triệu, Nguyễn Đức Hinh (2011), Đạo đức y học [95], đã đưa ra những nội dung
về lịch sử ĐĐNN ngành y, lý tưởng ĐĐNN ngành y thông qua các lời thề y học,
nguyên lý cơ bản của ĐĐNN ngành y, quan hệ giữa bác sĩ với bệnh nhân, đồng
nghiệp, xã hội và cộng đồng để GDĐĐNN cho sinh viên các trường y. Từ đó
yêu cầu các y bác sĩ tương lai phải học tập, rèn luyện, hình thành các phẩm chất
của lý tưởng ĐĐNN ngành y như: Thương yêu con người, trung thực, trách
nhiệm, bản lĩnh, chăm chỉ...
Các tác giả Nguyễn Thế Nghĩa và Nguyễn Thị Bích Thủy (2016), sách
Tư tưởng nhân văn và triết lý y đức [73]. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội


×