Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đề cương nghiên cứu mô hình quản lý người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.86 KB, 72 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUỐC OAI

ĐỀ CƯƠNG
Đánh giá hoạt động quản lý mơ hình chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi tại Trạm Y tế xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai
và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2018

Ban chủ nhiệm đề tài:

Hà Nội, 2018


i

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y Tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe



DVYT

Dịch vụ y tế

KCB

Khám, chữa bệnh

NCT

Người cao tuổi

TYT

Trạm y tế


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................I
MỤC LỤC....................................................................................................................II
MỤC LỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................V
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................4
1.1. Tình hình về người cao tuổi..................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi............................................................................4
1.1.2. Thực trạng người cao tuổi trên Thế giới và Việt Nam....................................4

1.1.2.1. Già hóa dân số..............................................................................................4
1.1.2.2. Già hóa dân số trên thế giới..........................................................................5
1.1.2.3. Già hóa dân số ở Việt Nam...........................................................................6
1.2. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi................................................................6
1.2.1. Tình hình chung về bệnh tật của người cao tuổi..............................................7
1.2.2. Tình hình mắc bệnh cấp tính ở người cao tuổi.................................................7
1.2.3. Tình hình mắc bệnh mạn tính ở người cao tuổi...............................................7
1.2.4. Tình hình tàn tật ở người cao tuổi....................................................................8
1.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi..................................................8
1.4. Quản lý sức khỏe và chăm sóc y tế đối với người cao tuổi.................................9
1.4.1. Công tác quản lý sức khỏe của người cao tuổi.................................................9
1.4.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi...................................10
1.5. Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam..............................13
1.6. Các mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi........................................14
1.7. Nghiên cứu về mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên thế giới và
Việt Nam..................................................................................................................... 17
1.7.1. Nghiên cứu về mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên thế giới.......17
1.7.2. Nghiên cứu về mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam........19
1.8. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu.......................................................................21
1.9. Khung lý thuyết...................................................................................................22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................23


iii

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................23
2.4. Mẫu nghiên cứu..................................................................................................23
2.5. Biến số trong nghiên cứu....................................................................................24

2.6. Công cụ nghiên cứu................................................................................................
2.7. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................29
2.8. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................................29
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.........................................................................29
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục sai số...............29
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................31
3.1. Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu.........................................................31
3.2. Tình trạng sức khỏe người cao tuổi...................................................................32
3.3. Sử dụng dịch vụ y tế tuyến cơ sơ của người cao tuổi........................................32
3.4. Chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở...................................................................34
3.5. Thông tin về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị tại TYT.....................35
3.6. Công tác truyền thông về giáo dục sức khỏe đối với NCT...............................37
3.7. Quan điểm của các bên liên quan đối với công tác quản lý CSSK NCT.............
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..............................................................................................39
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ......................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41


iv

PHỤ LỤC....................................................................................................................46
Phụ lục 1..................................................................................................................... 46
Phụ lục 2..................................................................................................................... 54
Phụ lục 3..................................................................................................................... 55
Phụ lục 4..................................................................................................................... 56
Phụ lục 5..................................................................................................................... 67
Phụ lục 6..................................................................................................................... 68
Phụ lục 7..................................................................................................................... 69
Phụ lục 8..................................................................................................................... 69
Phụ lục 9..................................................................................................................... 70

Phụ lục 10................................................................................................................... 70
Phụ lục 11...................................................................................................................70
Phụ lục 12................................................................................................................... 70
Phụ lục 13................................................................................................................... 70
Phụ lục 14................................................................................................................... 70
Phụ lục 15.................................................................................................................... 70
Phụ lục 16..................................................................................................................... 71


v

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi trên thế giới (1975_2050)......................5
Bảng 1.2. Phân bố dân số Việt Nam ở nhóm người cao tuổi.....................................6
Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.............................................31
Bảng 3.2. Tình trạng sức khỏe ngýời cao tuổi..........................................................32
Bảng 3.3. Nơi khám bệnh của NCT..........................................................................32
Bảng 3.4. Thông tin về sử dụng dịch vụ khám sức khỏe định kỳ...........................33
Bảng 3.5. Lý do không đi điều trị bệnh trong vòng 12 tháng.................................33
Bảng 3.6. Số tiền bỏ ra khi đi điều trị bệnh trong vòng 12 tháng...........................34
Bảng 3.7. Tiếp cận thông tin về sức khỏe của NCT.................................................34
Bảng 3.8. Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở của NCT.........................35
Bảng 3.9. Nhân lực cán bộ tại TYT..........................................................................35
Bảng 3.10. Cơ sở vật chất của TYT..........................................................................36
Bảng 3.11. Trang thiết bị tại TYT.............................................................................36
Bảng 3.12. Thuốc thiết yếu tại TYT.............................................................................36


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỷ 21. Già
hóa dân số tạo ra những thách thức về xã hội, kinh tế và văn hóa. Trung bình một năm
có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi. Hiện nay cứ 9 người có 1 người từ 60 tuổi trở lên.
Dự báo đến năm 2050 cứ 5 người thì có một người từ 60 tuổi trở lên. Chính vì vậy già
hóa dân số là một vấn đề xã hội cần được đặc biệt quan tâm [52]. Tại Việt Nam, dân số
cũng đang già hóa một cách nhanh chóng. Theo số liệu điều tra biến động dân số ngày
ngày 01 tháng 4 năm 2011, tỷ lệ người từ trên 60 tuổi là 10,2%, trên 65 tuổi là 7,0%.
Dân số Việt Nam đã chính thức bước vào già hóa dân số sớm hơn 6 năm so với dự báo
từ kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 [3].
Người cao tuổi (NCT) đồng nghĩa với việc suy yếu về sức khỏe. Hơn nữa đời
sống vật chất của NCT cịn gặp nhiều khó khăn và chỉ có 35,6% NCT ở thành phố và
21,9% NCT ở nơng thơn có lương hưu hoặc trợ cấp từ nhà nước. Có tới 70-80% NCT
phải tự kiếm sống hoặc nhờ vào sự ni dưỡng và chăm sóc của con cái. Tỷ lệ NCT
tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) quá thấp 30% ở thành thị và 15% ở nông thôn. Ở
nước ta 95% NCT có bệnh; trung bình mỗi người mắc 2,69 bệnh; 70% NCT phải trả
tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thuốc điều trị. Trong cuộc đời, bình quân
mỗi NCT phải chịu 14 năm bệnh tật [20].
Theo điều tra của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam năm 2011 tình trạng
sức khỏe hiện tại của NCT là yếu. Có tới 50% số NCT ở Việt Nam có sức khỏe hiện tại
là yếu hoặc rất yếu và gần 50% trong số họ không đủ tiền để chi trả cho các dịch vụ y
tế (DVYT). Tỷ lệ NCT cho rằng sức khỏe của họ tốt hoặc rất tốt chỉ chiếm 5% [13].
[56]. NCT Việt Nam có sức khoẻ bình thường và tốt chỉ khoảng 35% và phần lớn đối
mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, thương tật. Gần 70% NCT đang mắc các chứng bệnh
không lây nhiễm, mãn tính như đau xương khớp, tim mạch và huyết áp, trong đó nữ
cao tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn nam cao tuổi và người càng cao tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh
càng lớn [15].
NCT được xem như vốn quý của xã hội bởi đóng góp của họ về kinh nghiệm,
kiến thức cho sự phát triển, đồng thời là động lực tinh thần cho các thế hệ mai sau và
là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, đóng góp cho sự phát triển xã hội. Chính vì vậy

NCT cũng cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng, Nhà nước trong


2

việc đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, sự tham gia xã hội, đặc biệt là chăm sóc y tế để
đảm bảo chất lượng cuộc sống [26]. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe (CSSK) cho các nhóm dân số cao tuổi cũng có sự khác biệt giữa khu vực
thành thị và nông thôn, trong đó gánh nặng chi tiêu tiền túi cho khám chữa bệnh
(KCB) và chất lượng dịch vụ KCB là những nguyên nhân cản trở việc tiếp cận với
DVYT của NCT hiện nay [51].
Tại Quốc Oai tỷ lệ NCT chiếm 17,8%, công tác quản lý sức khỏe cho NCT mới
chỉ thực hiện đối với người từ 80 tuổi trở nên. Hiện đã có nhiều nghiên cứu về tiếp cận
và sử dung dịch vụ y tế của NCT. Tại Quốc Oai mới triển khai có hiệu quả mơ hình tư
vấn, CSSK NCT dựa vào cộng đồng [30].Tuy nhiên, tại Quốc Oai chưa có nghiên cứu
nào đề cập đến cơng tác quản lý, cũng như đánh giá các mơ hình chăm sóc y tế tại
tuyến y tế cơ sở. Câu hỏi đặt ra ở đây là hiện tại hiệu quả các mơ hình chăm sóc sức
khẻo tại tuyến y tế cơ sở đối với NCT ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu
quả của mơ hình chăm sóc sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở đối với NCT? Nhằm xác định
rõ thực trạng khó khăn của mơ hình này. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp có tính
khả thi, phù hợp với tình hình tại địa phương để thúc đẩy hoạt động chăm sóc sức khỏe
cho NCT. Chính vì vậy chúng tơi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá hoạt động
quản lý mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trạm y tế Sài Sơn và các yếu
tố ảnh hưởng năm 2018”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hoạt động quản lý mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại xã

Sài Sơn, huyện Quốc Oai năm 2018.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý mơ hình chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai năm 2018.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình về người cao tuổi
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): NCT là người từ 60 tuổi trở lên và được
phân chia thành các nhóm: nhóm từ 60-74 tuổi gọi là người cao tuổi; 75-90 gọi là
người già và nhóm trên 90 tuổi gọi là người già sống lâu [54].
Theo Luật NCT Việt Nam thì: NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở
lên [36]. Trong những năm gần đây, nhà nước đã sử dụng khái niệm “NCT” thay cho
“người già”. Tuy tuổi cao, nhưng nhiều người trên 60 tuổi vẫn tích cực hoạt động trên
nhiều lĩnh vực xã hội và cuộc sống gia đình, vì vậy cụm từ “NCT” bao hàm sự kính
trọng, động viên hơn so với cụm từ “người già”. Tuy nhiên, về khía cạnh sinh học thì
người già hay NCT đều được dùng với ý nghĩa như nhau về sự lão hóa. Trong dân số
học, người ta thường chia nhóm từ 60 tuổi trở lên ra 3 loại: Nhóm rất già từ 80 tuổi trở
lên; nhóm trung bình từ 70-80 tuổi và nhóm cịn năng động từ 60-70 tuổi. Tại Việt
Nam NCT được sử dụng phổ biến [16].
Già là giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển sinh học của con người. NCT là
một bộ phận dân cư quan trọng trong xã hội, họ là người có cơng sinh thành, nuôi
dưỡng thế hệ trẻ và dành tất cả công sức, cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước, vì vậy khi tuổi đã cao, sức yếu, họ phải được quyền nghỉ ngơi, hưởng những
quyền lợi và sự chăm sóc tốt nhất của xã hội. Trong đó có quyền được chăm sóc y tế
[42].
1.1.2. Thực trạng người cao tuổi trên Thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Già hóa dân số

Già hóa dân số là một hiện tượng vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã
hội. Nó có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Lão hóa
dân số cịn gọi là (lão hóa dân số và già hóa dân số), là một thuật ngữ tóm tắt cho sự
thay đổi trong sự phân bố tuổi (tức là cơ cấu tuổi) của một dân số đối với tuổi già. Một
hệ quả trực tiếp của quá trình chuyển đổi đang diễn ra trên toàn cầu khả năng sinh sản
(giảm) và tỷ lệ tử vong giảm ở lứa tuổi lớn hơn, già hóa dân số dự kiến sẽ là một trong
những xu hướng nhân khẩu học toàn cầu nổi bật nhất của thế kỷ 21. Dân số lão hóa
đang tiến triển nhanh chóng ở nhiều nước công nghiệp phát triển, nhưng những nước
đang phát triển có sự sụt giảm khả năng sinh sản bắt đầu khá sớm cũng đang trải qua


5

sự gia tăng nhanh chóng trong tỷ lệ của họ của người cao tuổi. Mơ hình này được dự
kiến sẽ tiếp tục trong vài thập kỷ tới, cuối cùng ảnh hưởng đến tồn bộ thế giới. Dân số
lão hóa có nhiều hậu quả kinh tế-xã hội và y tế quan trọng, bao gồm cả sự gia tăng tỷ
lệ phụ thuộc tuổi già [50], [57].
Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia.
Điều này đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cần có sự điều chỉnh, thích
nghi để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT.
Việc thay đổi nhận thức NCT không phải là gánh nặng mà một nguồn lực của gia đình, cộng
đồng cần phải được chú trọng. Chăm sóc NCT là vấn đề cần sự quan tâm của cả xã hội, trong
đó y tế đóng vai trị nịng cốt [18].

1.1.2.2. Già hóa dân số trên thế giới
Năm 1950, tồn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, số
người cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ người
trong vịng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đơi là 2 tỷ người. Có sự khác
biệt lớn giữa các vùng. Ví dụ, năm 2012, Châu Phi có 6% dân số tuổi từ 60 trở lên,
trong khi con số này ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là

11%, Châu Đại dương là 15%, Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến năm 2050,
dự báo tỷ trọng NCT từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số,
so với 24% ở Châu Á, 24% ở Châu Đại dương, 25% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển
Caribe, 27% ở Nam Mỹ và 34% ở Châu Âu [52]. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc thì
sau 38 năm từ 1975-2013 số NCT tăng rất nhanh từ 9,5% tổng dân số (1975) lên
13,7% năm 2013. Theo dự báo thì đến năm 2.100 tỷ lệ NCT chiếm 34,6% [58].

Bảng 1.1. Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi trên thế giới (1975_2050)
Năm
1975
2000
2013
2025
2100
Số người cao tuổi
350
590
961
2412
3814
Tỷ lệ %
9,1
9,7
13,7
25,1
34,6
Nguồn: Liên Hợp Quốc, World Population Prospects, The 2012 Revision (Đơn
Chỉ tiêu

vị: triệu người) [58].

Số liệu bảng 1.1 cho thấy sau 38 năm từ 1975-2013 số NCT tăng rất nhanh từ
9,5% tổng dân số (1975) lên 13,7% năm 2013. Theo dự báo thì đến năm 2.100 tỷ lệ
NCT chiếm 34,6%.
1.1.2.3. Già hóa dân số ở Việt Nam


6

Cùng với xu hướng chung của thế giới, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam
cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tại Việt Nam, dân số cũng đang già
hóa một cách nhanh chóng. Theo số liệu điều tra biến động dân số ngày ngày 01 tháng
4 năm 2011, tỷ lệ người từ trên 60 tuổi là 10,2%, trên 65 tuổi là 7,0%. Dân số Việt
Nam đã chính thức bước vào già hóa dân số sớm hơn 6 năm so với dự báo từ kết quả
Tổng điều tra dân số năm 2009. Già hoá dân số là do hai nguyên nhân cơ bản, đó là tỷ
suất sinh ngày càng giảm và tuổi thọ ngày càng tăng. Cụ thể, tổng tỷ suất sinh của dân
số Việt Nam giảm từ 5,25 vào năm 1975 xuống 3,8 vào năm 1989 và 2,01 vào năm
2011 [3]. Theo dự báo thì dân số tại Việt Nam chuyển từ ngưỡng “bắt đầu già” sang
ngưỡng “già” chỉ trong vòng 20 năm (từ 2017 đến 2037) – thời gian ngắn hơn so với
nhiều nước có thu nhập và trình độ phát triển cao hơn như Nhật Bản và Thái Lan
(tương ứng 26 năm và 22 năm, những nước được coi là có tốc độ già hoá dân số nhanh
nhất khu vực). Pháp mất 115 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Mỹ mất 69 năm [15],
[43].Cơ cấu người cao tuổi hiện nay cho thấy, ở Việt Nam đa phần NCT sống ở nông
thôn, là nông dân và làm nơng nghiệp dù rằng q trình đơ thị hóa đang diễn ra nhanh
chóng ở Việt Nam [48].
Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia về NCT, năm 2016, cả nước có 10.144.400
NCT, chiếm 10,94% dân số, trong đó có có 1.892.900 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm
18,6% tổng số NCT). Số NCT sống ở khu vực nông thôn là 6.636.000 người (chiếm
65,7%); tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo khoảng 22%.

Bảng 1.2. Phân bố dân số Việt Nam ở nhóm người cao tuổi

Nhóm tuổi

Năm
2009 2019

1979 1989 1999
2029 2039
(% tổng dân số)
60-64
2,28 2,4 2,31 2,26 4,29 5,28
5,8
65-69
1,9
1,9
2,2
1,81 2,78 4,56 5,21
70-74
1,34 1,4 1,58 1,65 1,67 3,36
4,3
75-79
0,9
0,8 1,09
1,4
1,16 1,91 3,28
80+
0,54 0,7 0,93 1,47 1,48 1,55 2,78
Nguồn: Tổng điều tra dân số 1989,1999,2009 và dự báo dân số

2049
7,04

6,14
4,89
3,87
4,16

1.2. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi
1.2.1. Tình hình chung về bệnh tật của người cao tuổi
Theo kết quả Điều tra Y tế quốc gia, khoảng 44% NCT là hoàn toàn khoẻ mạnh
Trong số những người bị bệnh, 34% NCT cho biết là bị bệnh cấp tính và khoảng 27%
bị bệnh mạn tính. Gần 12% NCT bị tàn tật. Trung bình một NCT một năm bị bệnh 2,4


7

lần. Bình qn trong 12 tháng một NCT có 17 ngày nghỉ khơng hoạt động bình thường
do bị bệnh. Cũng theo cuộc điều tra này, NCT có tỷ lệ bệnh cao hơn các nhóm tuổi trẻ
hơn. Điều này cho thấy việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của NCT sẽ cao hơn các
nhóm tuổi trẻ khác [6].
1.2.2. Tình hình mắc bệnh cấp tính ở người cao tuổi
Theo điều tra mức sống dân cư năm 1998 cho biết, NCT nữ bị bệnh với tỷ lệ
70,9% và ở nam là 60,9% [14]. Tình hình sức khoẻ của NCT ở vùng nơng thơn thì tỷ
lệ này là 65,9% ở nữ và 56,6% ở nam [38]. Theo kết quả Điều tra Y tế quốc gia năm
2002, hơn một nửa (55,5%) số NCT bị bệnh, trong đó 34% NCT bị bệnh cấp tính.
Theo Điều tra mức sống dân cư năm 1998, tỉ lệ NCT bị bệnh cấp tính là khoảng 66%
[6].
NCT ở khu vực nơng thơn có xu hướng bị bệnh cấp tính với tỷ lệ cao hơn NCT
ở thành thị (35% ở khu vực nông thôn và 30% ở thành thị). Mức sống của NCT cũng
ảnh hưởng tới tình trạng sức khoẻ. Những NCT sống trong các hộ gia đình có điều
kiện kinh tế từ mức khá trở xuống có xu hướng bị bệnh nặng hơn những người sống
trong các hộ kinh tế ở mức giàu. Số NCT bị bệnh không hoạt động được bình thường

hoặc phải nằm một chỗ chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm có điều kiện kinh tế dưới khá
(chiếm 22,7%), trong khi tỷ lệ này rất thấp ở nhóm NCT có điều kiện kinh tế khá trở
lên (chiếm khoảng 4%) [6].
Cũng trong kết quả của Điều tra Y tế quốc gia, số NCT bị bệnh có ảnh hưởng
tới hoạt động bình thường chiếm tỷ lệ là 16%. Tỷ lệ NCT phải nằm một chỗ vì bệnh là
10,3% và 3,5% phải có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày [6].
1.2.3. Tình hình mắc bệnh mạn tính ở người cao tuổi
Do điều kiện kinh tế hiện nay ngày càng phát triển có tác động tích cực đến tuổi
thọ của con người. Chính vì vậy nhiều NCT hiện này tuổi thọ của họ được tăng lên
điều đó cũng có nghĩa họ phải chiụ đựng các vấn đề về sức khỏe và các căn bệnh mãn
tính nhiều năm hơn:
Tỷ lệ NCT bị bệnh mạn tính với tỷ lệ cao hơn nhiều so với các nhóm tuổi trẻ
hơn. Kết quả Điều tra Y tế quốc gia cho thấy khoảng 27% NCT cho biết bị mắc các
triệu chứng mạn tính. NCT nữ bị mắc triệu chứng mạn tính với tỷ lệ cao hơn nam giới
(nữ: 29% và nam: 24%). Tỷ lệ NCT bị mắc triệu chứng mạn tính ở khu vực thành thị
cao hơn ở nông thôn (khoảng 31% ở khu vực thành thị và 26% ở nông thôn) [6].


8

Các triệu chứng mạn tính thường gặp ở NCT là đau khớp, đau lưng, tăng huyết
áp, triệu chứng về mắt, triệu chứng thuộc hệ thần kinh/mất ngủ và một số triệu chứng
liên quan đến tăng huyết áp như đau đầu, chóng mặt [14]. Tuy nhiên, đau khớp là triệu
chứng được báo cáo với tỷ lệ mắc cao nhất ở hầu hết các cuộc điều tra về sức khoẻ
NCT. Đau khớp và đau lưng là hai triệu chứng thường gặp ở phụ nữ cao tuổi với tỷ lệ
cao hơn nam giới [2].
1.2.4. Tình hình tàn tật ở người cao tuổi
Cho đến nay các báo cáo ít đề cập đến tình hình tàn tật ở NCT. Theo kết quả từ
Điều tra Y tế quốc gia có 11,5% NCT bị tàn tật trong cộng đồng, trong đó 4,9% NCT
bị mù hoặc lồ mắt, điếc 4,1%, tàn tật về vận động là 3% và 1% là các loại tàn tật khác

(tàn tật về khả năng nói, chậm phát triển trí tuệ và tâm thần). Nguyên nhân gây tàn tật
ở NCT cũng được tìm hiểu trong Điều tra y tế quốc gia. Kết quả cho thấy nguyên nhân
chủ yếu là do già (41%), ốm đau (35%), chiến tranh (13,4%) và do tai nạn là 8,8%. Tỷ
lệ phụ nữ cao tuổi bị tàn tật do ốm đau hoặc vì già cao hơn nam giới (20% phụ nữ cao
tuổi bị tàn tật do già, trong khi tỷ lệ này ở nam chỉ khoảng 7,5%). Trong số những
NCT bị tàn tật, khoảng 20,4% cần được giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, 36,5% cần
có phương tiện trợ giúp [6].
1.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
Khi tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh cũng cao nên nhu cầu CSSK ở NCT khác
với những nhóm tuổi khác [4]. Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 95% các cụ cao
tuổi có bệnh và có nhu cầu chữa bệnh, nhưng nhu cầu này chưa được đáp ứng. Hiện
nay chỉ có nhóm người về hưu được khám chữa bệnh tốt hơn các nhóm khác, nhờ Nhà
nước bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế cho họ. Gần đây nhóm người già cơ đơn khơng nơi
nương tựa, người cao tuổi nghèo ở một số địa phương được cấp phát thẻ khám và chữa
bệnh miễn phí hoặc thẻ bảo hiểm y tế. Nhìn chung số người cao tuổi được hưởng chế
độ này cịn rất ít và hiệu quả của việc khám, chữa bệnh cho người cao tuổi rất hạn chế
[29].
Bùi Thế Cường và cộng sự đã chỉ ra rằng sự hỗ trợ và chăm sóc từ các con sống
chung hoặc không sống chung là nguồn động lực quan trọng nhất đối với NCT (tương
ứng là 42% và 66% đối với NCT ở miền Bắc và Miền Nam) [34]. Cách thức hỗ trợ,
chăm sóc có sự khác biệt giữa các vùng, trong đó lương thực – thực phẩm là cách hỗ


9

trợ phổ biến của miền Bắc, còn hỗ trợ bằng tiền là hình thức phổ biến ở miền Nam.
Bên cạnh đó, Knodel và cộng sự cho biết con cái thường xuyên hỗ trợ vật chất cho cha
mẹ, và mức độ hỗ trợ phụ thuộc vào khoảng cách nơi sống giữa họ với cha mẹ và cách
thức hỗ trợ cũng. Hiện tượng đơ thị hóa, lớp trẻ vào thành phố tìm việc, giảm quy mơ
gia đình, phụ nữ trở thành lao động chính dẫn tới tình trạng giảm sự hỗ trợ từ phía gia

đình trong chăm sóc NCT khi cần thiết. Con cái khơng có nhiều thời gian để chăm sóc
cha mẹ là một hiện tượng được đề cập đến trong nghiên cứu của Viện CL&CSYT.
NCT đáng lẽ phải được quan tâm chăm sóc trong gia đình thì nay khơng những ít được
con cái chăm sóc lại cịn phải chăm sóc cháu để con cái đi làm kiếm sống ở xa (5,5%
NCT). Đây là một gánh nặng đối với NCT và làm cho nhu cầu chăm sóc về tinh thần
của NCT từ con cái chưa được đáp ứng như mong đợi. Tự chăm sóc là hình thức phổ
biến đối với hầu hết NCT [14].
Theo nhận định của NCT từ nghiên cứu của Viện CL&CSYT, nhìn chung NCT
được chăm sóc tốt hơn so với trước đây do điều kiện kinh tế được cải thiện, con cái
được học hành nên nhận thức tốt hơn về trách nhiệm đối với cha mẹ. Hơn thế nữa, con
cái cũng có kiến thức tốt hơn nên biết cách chăm sóc cha mẹ hơn so với trước đây. Các
hình thức chăm sóc tồn diện hơn, NCT được chăm sóc cả về vật chất và tinh thần.
1.4. Quản lý sức khỏe và chăm sóc y tế đối với người cao tuổi
1.4.1. Công tác quản lý sức khỏe của người cao tuổi
Theo thông tư số 35/2011-TT-BYT ban hành ngày 15/10/2011 về Hướng dẫn
thực hiện cơng tác chăm sóc sức khỏe NCT thì hoạt động quản lý và chăm sóc sức
khỏe đối với NCT là:
1. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe
và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở NCT để người cao tuổi tự phòng
bệnh. Tùy theo điều kiện của từng địa phương để lựa chọn hình thức tuyên truyền phù
hợp như tài liệu, sách, tờ rơi, áp phích, băng rơn, khẩu hiệu, hội thảo, nói chuyện và
các phương tiện truyền thông đại chúng.
2. Hướng dẫn NCT các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự CSSK.
3. Tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho NCT. Khuyến
khích tổ chức mạng lưới bác sĩ gia đình và dịch vụ CSSK tại nhà cho NCT.
4. Khám sức khỏe định kỳ NCT được thực hiện ít nhất một lần một năm (01
lần/năm).


10


5. Khám bệnh, chữa bệnh cho NCT tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và tại nơi
cư trú của NCT.
6. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng NCT bị tàn tật để phòng ngừa và
phục hồi các di chứng do chấn thương, tai nạn hoặc do các bệnh tai biến mạch máu
não, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác [8], [10].
Trong đó, Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ ban
đầu cho NCT tại nơi cư trú, được ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí
Tính đến năm 2017, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
NCT và hoạt động của Hội NCT trong thời kỳ mới đã được cụ thể hóa, đi vào cuộc
sống, khuyến khích sự quan tâm rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong cơng tác chăm
sóc và phát huy vai trị NCT. Đến nay, cả nước có hơn 2,8 triệu NCT đang hưởng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; hơn 1,5 triệu NCT hưởng trợ cấp xã hội hàng
tháng; 481.619 NCT được khám mắt, 84.105 người cao tuổi được chữa mắt miễn phí
với số tiền trên 103,5 tỷ đồng. 100% NCT đủ điều kiện hưởng trợ cấp đều đã được
nhận trợ cấp đầy đủ và đúng thời gian theo quy định.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cơng tác chăm sóc sức khỏe NCT
vẫn cịn cịn một số hạn chế, tồn tại như khơng ít NCT chưa được khám sức khỏe định
kỳ, chưa lập sổ theo dõi sức khỏe thường xuyên, chưa được ưu tiên khi khám chữa
bệnh tại các cơ sở y tế; một bộ phận người cao tuổi ở nông thôn, nhất là vùng núi,
vùng cao biên giới, vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc… đời sống cịn
nhiều khó khăn [21].
1.4.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi
Liên quan đến việc CSSK NCT, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính
sách, đặc biệt trong đó phải kể đến là luật khám chữa bệnh năm 2009 và thông tư số
02/2004/TT-BYT hướng dẫn thực hiện CSSK NCT trong tình hình mới. Nhưng trong
thực tế cịn nhiều vấn đề liên quan đến đình chế CSSK NCT [37].
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước để
đảm bảo an sinh xã hội và tính cơng bằng trong chăm sóc y tế (CSYT) cho mọi người.
Hiện nay, đã có Luật BHYT số 46/2014/QH-13 quy định mọi người dân đều phải tham

gia BHYT [23]. Tuy nhiên, cho đến nay tỷ lệ người dân tham gia BHYT mới chỉ đạt
68,5% dân số [11].
Người cao tuổi có nhu cầu nhiều về CSSK và có mơ hình bệnh tật đặc thù


11

nhưng việc CSSK NCT hiện nay của ngành y tế vẫn cịn mang tính thụ động. Các cơ
sở y tế chưa chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức khám sức khỏe định kỳ một cách
thường xuyên nhằm phát hiện bệnh cho NCT. Trong tình hình đó người bị bệnh cấp
tính hình thức tự điều trị và điều trị y tế tư nhân vẫn là hai hình thức phổ biến [37].
Chăm sóc NCT cần tồn diện, cả về vật chất lẫn tinh thần, sao cho mỗi NCT
đều có được cuộc sống an toàn, bảo đảm. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành 60 văn
bản Luật và dưới Luật về chế độ, chính sách cho người cao tuổi, liên quan đến người
cao tuổi. Trong thời gian tới, để bảo đảm An sinh xã hội cho người cao tuổi, Việt Nam
sẽ phải tiếp tục hồn thiện các cơ chế, chính sách cho đối tượng này; trong đó, đặc biệt
lưu ý tới chăm sóc y tế, cụ thể:
- Các Bộ, ban, ngành, đồn thể từ Trung ương đến địa phương – dưới định
hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước - cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong triển khai
CSSK cho NCT; nâng cao nhận thức về già hóa dân số, bảo vệ quyền lợi NCT về mọi
mặt, trong đó có CSYT; quan tâm thiết thực hơn nữa đến các đối tượng NCT nghèo,
neo đơn, khuyết tật...
- Tiếp tục mở rộng bao phủ BHYT, hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu
BHYT toàn dân, bảo đảm CSSK cho NCT.
- Nâng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kỹ năng phòng bệnh, chữa
bệnh và tự CSSK cho NCT
- Nâng cao năng lực của hệ thống cung ứng DVYT từ cơ sở đến Trung ương để
đáp ứng nhu cầu CSSK cho NCT. Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo nhân viên
chăm sóc xã hội, y tế, đáp ứng nhu cầu CSSK cho NCT. Khuyến khích phát triển các
mơ hình CSSK cho NCT tại cộng đồng và tại gia đình.

- Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc y tế; dự phịng, phục hồi chức năng; chăm
sóc tại nhà, chăm sóc tại cơ sở y tế; chế độ điều dưỡng..., cần hình thành một mạng
lưới hỗ trợ toàn diện cho NCT, theo hướng lấy NCT làm “trung tâm”, xung quanh là
người thân, gia đình, hàng xóm, nhóm sinh hoạt cộng đồng, câu lạc bộ người già, hội
tình nguyện… giúp người cao tuổi được chăm sóc cả về vật chất và tinh thần, an
hưởng tuổi già trong khỏe mạnh, vui vẻ [35].
Trên thực tế hệ thống chăm sóc sức khoẻ được Nhà nước triển khai ở tất cả các
tuyến từ trung ương đến cơ sở nhưng tỷ lệ NCT bị ốm được CSSK tại các cơ sở y tế
mới chỉ đạt khoảng 30% [38].


12

Tự điều trị và đến cơ sở y tế tư nhân là hình thức sử dụng DVYT rất phổ biến
trong xử trí ban đầu của NCT khi bị ốm [19]. Tỷ lệ tự điều trị của NCT khi bị ốm có sự
khác nhau giữa các cuộc điều tra. Tỷ lệ này trong Điều tra y tế quốc gia là 38,3% [6].
Trong một nghiên cứu khác về tình hình ốm đau và sử dụng DVYT của NCT, khoảng
39% số NCT bị ốm tự điều trị ở nhà [14]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chúc
thì NCT ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cho thấy tỷ lệ tự điều trị là 48,1% [12]; trong
nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ, tỷ lệ tự điều trị là 20,6% [44]. Nghiên cứu của Dương
Huy Lương cho thấy có khoảng 23% số NCT bị ốm tự điều trị ở nhà và 33% số NCT
bị mắc các triệu chứng bệnh mạn tính nhưng khơng đi khám để có chẩn đốn và điều
trị của cơ sở y tế [33].
Tỷ lệ này trong Điều tra Y tế quốc gia là 63,7% ở khu vực nông thôn và 66,2%
ở khu vực thành thị (năm 2001-2002) [6]. Lý do chủ yếu để NCT lựa chọn cơ sở y tế
tư nhân đó là lý do gần nhà hoặc có thể mời thầy thuốc tư đến nhà KCB [33]. Một lý
do nữa cũng thường gặp và có thể giải thích cho việc NCT có xu hướng tự điều trị
hoặc sử dụng DVYT tư nhân nhiều hơn vì đó là triệu chứng nhẹ hoặc là triệu chứng đã
bị mắc nhiều lần (chiếm 25,3% và 21,7%) [14].
Việc sử dụng TYT xã trong KCB là có sự khác nhau giữa các địa bàn nghiên

cứu. Sử dụng DVYT tại TYT xã phụ thuộc nhiều vào tình trạng có BHYT của NCT.
Người cao tuổi có thẻ BHYT thường đến TYT xã KCB khi bị ốm hoặc đến bệnh viện
KCB [14]. Tỷ lệ sử dụng TYT xã trong KCB ở nghiên cứu của Trương Việt Dũng là
11-12% [17]; Nguyễn Thị Kim Chúc là 20,5%[12], Dương Huy Lương [33] là 22,8%.
Tuy nhiên, NCT ở khu vực nông thôn có xu hướng sử dụng TYT xã nhiều hơn NCT ở
khu vực thành thị, tương ứng với 25% và 13% [6].
Mơ hình sử dụng DVYT tương đối khác nhau giữa nam và nữ: Phụ nữ cao tuổi
khi bị ốm có xu hướng tự điều trị và sử dụng DVYT tư nhân với tỷ lệ cao hơn nam
giới. Khoảng 43% phụ nữ cao tuổi tự điều trị, tỷ lệ này ở nam giới là 32,2%; 27,3%
phụ nữ cao tuổi đến KCB ở cơ sở y tế tư nhân, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 19,3%.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi trong sử dụng cơ sở
KCB bệnh viện. Tuổi càng cao có xu hướng KCB tại bệnh viện ít hơn. Những người
trên 85 tuổi có tỷ lệ KCB tại bệnh viện thấp hơn nhóm tuổi 60-64 tuổi hơn 2 lần [14].
Tình trạng kinh tế của hộ gia đình cũng liên quan tới mơ hình sử dụng DVYT


13

của NCT. Đối với hình thức tự điều trị, những NCT sống trong hộ gia đình rất nghèo
và nghèo có tỷ lệ tự điều trị cao hơn rất nhiều so với nhóm có điều kiện kinh tế khá.
Ngược lại, đối với dịch vụ bệnh viện, NCT thuộc nhóm nghèo và rất nghèo sử dụng ít
hơn NCT thuộc nhóm kinh tế khá [14].
1.5. Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam
Hiện nay, xu hướng già hoá dân số đang là một thách thức khơng nhỏ đối với
tồn nhân loại trong thế kỷ XXI. Đó là vấn đề CSSK cho một số lượng lớn NCT trong
cộng đồng. Nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CSSK cho
NCT, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước coi việc quan
tâm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của NCT trong đó có CSSK là đạo lý của
dân tộc, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền. Điều này đã
được thể hiện qua việc ban hành nhiều văn bản chính sách của Nhà nước trong cơng

tác chăm sóc NCT [28], [52].
Năm 1989, Quốc hội thơng qua Luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
trong đó tại Chương VII đề cập đến vấn đề bảo vệ sức khỏe NCT, tại điều Điều 41 ghi
rõ: “NCT được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để
đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình” [22].
Năm 2000, Chủ tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh đã ký Pháp lệnh Người cao
tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10. Ngày 26/3/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị
định số 30/2002/NĐCP quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
Người cao tuổi.
Năm 2000, Chủ tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh đã ký Pháp lệnh Người cao
tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10. Ngày 26/3/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị
định số 30/2002/NĐCP quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
Người cao tuổi.
Năm 2004, Bộ Y tế đã triển khai Thông tư số 02/2004/TT-BYT ngày 20/1/2004
quy định về hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đến năm 2011 Bộ Y tế triển
khai Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 sửa đổi thơng tư số 02 trước đó
về Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe NCT.
Luật NCT số 39/2009/QH12 khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được ưu
tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6, bố trí giường
nằm phù hợp khi điều trị; Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị


14

người bệnh là NCMT; Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt
điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình.
Luật NCT là cơ sở pháp lý cho các hoạt động chăm sóc y tế đối với NCT [36].
1.6. Các mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Trên thế giới có nhiều mơ hình khác nhau trong CSSK NCT như mơ hình KCB
tại nhà ở Mỹ, Pháp, Nga…Tại một số nước khác nhà nước có thể giảm 50% chi phí y

tế cho NCT như ở Mơng Cổ. Miễn phí khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NCT có
thu nhập thấp như ở Triều Tiên. Tại Philipin, Inđônesia tổ chức các hoạt động CSSK
NCT tại cộng đồng thông qua việc đào tạo một số kiến thức cơ bản nhất về CSSK
NCT cho tình nguyện viên là NCT tại cộng đồng… [25]
Hiện nay, Việt Nam đã bước đầu xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho
NCT, trong đó bao gồm Bệnh viện Lão khoa Trung ương, các khoa Lão tại các Bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh, các nhà dưỡng lão của Nhà nước và tư nhân, tổ chức chăm
sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng. Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho NCT
hiện vẫn chưa bắt kịp với sự chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ này. Mạng lưới y tế
chăm sóc sức khỏe NCT chưa phát triển, số nhân viên y tế phục vụ tại cộng đồng vừa
thiếu về số lượng, vừa yếu về nghiệp vụ, kỹ năng. Hiện cả nước chỉ có 49/63 bệnh
viện tỉnh, thành phố có khoa Lão, 3 cơ sở đào tạo bộ môn Lão khoa. Vì vậy, Việt Nam
cần tăng cường các mơ hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào y tế và cộng đồng nhằm
giúp NCT được chăm sóc sức khỏe tốt nhất [18].
Các loại hình CSSK NCT theo Luật NCT được quốc hội thông qua ngày
23/11/2009 gồm [36]:
- Cơ sở bảo trợ xã hội
- Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc NCT
- Cơ sở điều dưỡng NCT
Một số mơ hình CSSK NCT trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam đang triển
khai:
- Mơ hình bác sỹ gia đình
- Mơ hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT
- Mơ hình CSSK NCT tại cộng đồng
- Mơ hình CSSK NCT tại Trạm y tế xã
- Mơ hình CSSK NCT tại bệnh viện


15


- Mơ hình nhà dưỡng lão CSSK NCT
- Mơ hình tư nhân CSSK NCT
Trần Văn Hưởng (2012) xây dựng mô hình CSSK NCT dựa vào y tế
tuyến cơ sở gồm các hoạt động như [24]:
- Nâng cao năng lực quản lý KCB cho NCT: xây dựng mạng lưới quản lý KCB
cho NCT; tập huấn về công tác quản lý và phòng bệnh NCT; tập huấn kỹ năng đo
huyết áp cho NVYT thơn và cộng tác viên NCT; phối hợp đồn thể xã hội tham gia
CSSK cho NCT…
- Nâng cao năng lực điều hành dựa vào cộng đồng về KCB người cao tuổi:
quản lý khám chữa bệnh định kỳ cho NCT tại xã; theo dõi, phát hiện bệnh huyết áp
NCT tại thơn/bản; truyền thơng, tư vấn về phịng bệnh và chữa bệnh cho NCT
Uỷ ban quốc gia về NCT ở Việt Nam hiện đang thực hiện 2 mơ hình thí điểm:
1) Mơ hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào tình nguyện viên ở cộng đồng; 2) Mơ
hình CSSK NCT dựa vào thầy thuốc và tình nguyện viên tại cộng đồng. Mục tiêu của
các mơ hình này là nhằm trợ giúp trực tiếp những người NCT ở cộng đồng. Hoạt động
của mơ hình là tổ chức biên soạn tài liệu, đào tạo tình nguyện viên, hướng dẫn họ xây
dựng kế hoạch hoạt động dựa trên nhu cầu của NCT ở địa bàn của mình và hỗ trợ kinh
phí hàng tháng cho hoạt động của họ.
Tại các đơn vị này, tình nguyện viên tuyên truyền phổ biến những kiến thức cần
thiết về CSSK NCT; ngồi ra, họ cịn vận động tìm kiếm các nguồn trợ giúp cho
những NCT có hồn cảnh khó khăn. Đặc biệt họ phát hiện những vấn đề, nhu cầu cụ
thể của NCT tại cộng đồng làm cầu nối giữa chính quyền và người dân để chính quyền
nắm được những nhu cầu của NCT và từ đó có những giải pháp phù hợp.
Theo số liệu thơng kê thì ở các nước châu Á có khoảng 81% NCT sống với con
cháu trong một gia đình nhiều thế hệ. Mơ hình NCT sống chung với một trong những
người con đã trưởng thành được coi là hệ thống hỗ trợ chủ yếu mang tính truyền
thống. Truyền thống dân tộc Việt Nam với nền tảng là đạo hiếu của Nho giáo cũng như
triết lý của đạo Phật là phải kính trọng người già, con cái ln ln phải có trách
nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Từ xa xưa, vào các thời kỳ lịch sử khác nhau, các triều
đại phong kiến cũng đã có những quy định rõ ràng về việc con cháu và xã hội phải

chăm lo, chăm sóc cuộc sống người già. Ngược lại, rất nhiều NCT ở Việt Nam
(khoảng >10%, tỷ lệ này ở nơng thơn cịn cao hơn) vẫn tiếp tục lao động kiếm sống và


16

giúp đỡ nhiều việc trong gia đình. NCT thực ra vẫn cịn là chỗ dựa cho gia đình về tinh
thần và làm những công việc lặt vặt không tên hàng ngày. Thực tế nhiều gia đình, khi
con cháu đều bận làm việc, học hành, cha mẹ già thường trông nhà, giữ cháu, làm việc
nội trợ và các công việc khác [27]. Hiện di dân theo mùa của các thành viên trẻ trong
gia đình và xu hướng giảm quy mơ gia đình đang là một thách thức đối với vai trị
CSSK của thể chế gia đình Việt Nam, đặc biệt là ở nông thôn. Trong suốt 2 thập niên
qua, quy mô gia đình ở Việt Nam cũng giảm xuống một cách nhanh chóng với tổng tỷ
suất sinh (tổng số con trong suốt cuộc đời sinh đẻ của một phụ nữ) giảm từ 5 con từ
năm 1980 xuống khoảng 2,3 con năm 2009.
Mơ hình chăm sóc và phát huy vai trị NCT tại cộng đồng bao gồm khá nhiều
hoạt động phong phú, nổi bật là hai hoạt động Nhà dưỡng lão do cộng đồng hoặc tổ
chức xã hội thành lập và hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ.
- Nhà dưỡng lão mang tính “Cộng đồng”: có nhiều điểm chung so với các
trung tâm, nhà dưỡng lão do các ban ngành, đoàn thể, hội Trung ương quản lý, các nhà
dưỡng lão tại cơ sở được thành lập dựa trên nguyên tắc qui mơ nhỏ, huy động tinh
thần tham gia tình nguyện trong cơng tác chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi.
Mái ấm tình thương ở Đà Nẵng và Nhà dưỡng lão Bình An ở thành phố Hồ Chí
Minh và rất nhiều ngơi chùa ở Huế là những ví dụ điển hình cho các hoạt động này.
- Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ bao gồm các hoạt động: sinh hoạt thông
tin thời sự; sinh hoạt văn hóa văn nghệ; hoạt động thể dục thể thao -chăm sóc
sức khỏe... Với quan điểm của Đảng và Nhà nước chăm sóc sức khoẻ là nhiệm
vụ của tồn xã hội, nên đây là mơ hình mang tính chất rộng và thiết thực, phù hợp với
tất cả các đối tượng từ thành thị đến nông thôn, miền xi và miền ngược đều có thể
áp dụng được [1].

Theo Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, trong số 9,9 triệu NCT cả
nước có 8,3% NCT sống cơ đơn, 13,06% sống chỉ có hai vợ chồng già. Trước những
khó khăn đó, mơ hình thí điểm “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào các tình
nguyện viên là thầy thuốc tại cộng đồng” được thực hiện tại một số xã của các tỉnh:
Thái Bình, Bến Tre, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hịa Bình, Đồng Nai. Huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên là một trong những xã trung du miền núi đầu tiên thực hiện thí điểm
mơ hình này.


17

Khi kinh tế phát triển, để giải quyết nhu cầu của các gia đình ở thành thị trong
việc chăm sóc cha mẹ già. Một mơ hình mới xuất hiện đó là những cơ sở CSSK NCT
tư nhân gần giống với mơ hình nhà dưỡng lão ở các nước phát triển. Đã bắt đầu xuất
hiện những tổ chức cá nhân làm nhiệm vụ CSSK NCT ở các thành phố lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Các tổ chức này là loại hình dịch vụ lợi nhuận ni
dưỡng NCT với chất lượng cao bằng nguồn đóng góp của gia đình họ. Điều này giúp
một phần chăm sóc NCT ở đơ thị. Tuy nhiên, loại hình cịn ít ỏi và mới phát triển tự
phát nên chưa có những chuẩn mực quy định cụ thể về chương trình, đội ngũ cán bộ và
các kỹ năng cần thiết để chăm sóc NCT [37].
1.7. Nghiên cứu về mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên thế giới và
Việt Nam
1.7.1. Nghiên cứu về mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên thế giới
Nhận thức được tầm quan trọng và những thách thức của vấn đề già hóa dân số,
năm 1982, lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc tại Viena (Thủ đô nước Cộng Hịa Áo). Đã đưa
ra “Chương trình hành động quốc tế về NCT” trong 50 năm. Vấn đề NCT đã đưa vào
chương trình nghị sự tồn cầu, trong đó tập trung chủ yếu vào tình trạng già hóa dân số
ở các nước phát triển dưới phuc lợi xã hội [49].
Tuyên ngôn Brasillia của Tổ chức y tế thế giới năm 1966 cũng chỉ rõ CSSK cho
NCT là công việc của mọi cấp, mọi ngành và cho rằng già hóa dân số không tác động

xấu đến sự phát triển của Quốc gia nếu Chính phủ và các tổ chức quốc tế có chính sách
và chương trình phù hợp nhằm tăng cường sức khỏe, đảm bảo tham gia xã hội của
NCT [53].
Hiện nay, nhiều mơ hình CSSK cho NCT trên thế giới đã được triển khai nhằm
tăng cường sự tiếp cận và sử dụng DVYT của người dân như: mơ hình chăm sóc và
KCB tại Anh, Pháp, Mỹ, Nga, mơ hình bác sỹ gia đình… Hệ thống mạng lưới dịch vụ
sơ cấp cứu tại nhà, tại nơi xảy ra tai nạn khá hoàn chỉnh và hiện đại với đầy đủ các loại
phương tiện vận chuyển, thông tin, điện thoại liên lạc được trang bị rộng khắp, giao
thơng thuận lợi. Nhờ đó, người dân có thể tiếp cận nhanh các DVYT, người bệnh được
cấp cứu kịp thời [28].
Tại Châu Âu, nhu cầu về chăm sóc NCT nói chung và sức khỏe nói riêng đang
tăng nhanh chóng và ngày càng có nhiều NCT phụ thuộc vào chăm sóc trong tương
lai. Những xu hướng đang thay đổi về lối sống, gia đình nhỏ hơn và sự tham gia lớn


18

hơn của phụ nữ vào thị trường lao động làm giảm khả năng cung cấp chăm sóc khơng
chính thức (do người thân như vợ/chồng, con, cháu… thực hiện). Nhu cầu đang tăng
về chăm sóc dẫn đến việc mở rộng các dịch vụ chăm sóc chính thức và làm tăng chi
phí. Hiện tại, có nhiều hình thức, mơ hình chăm sóc NCT tại châu Âu, chủ yếu tập
trung vào 2 mô hình phổ biến:
(1) Chăm sóc tại các cơ sở tập trung
(2) Chăm sóc tại nhà/cộng đồng
Nhìn chung, tỷ trọng NCT tại các nước nước Tây Âu (12-27%) được chăm
sóc/điều dưỡng cao hơn nhiều so với các nước Đông Âu (<10%). Chăm sóc/điều
dưỡng tại các cơ sở tập trung chiếm từ 1-7%; thấp ở các nước Đông Âu (1-3%) và cao
hơn tại Hà Lan, Iceland, Thụy Sỹ, Na Uy, Thụy Điển (>5%). Các nước Tây Âu có mức
độ chăm sóc tại nhà khá cao như Hà Lan, Iceland và Đan Mạch (20% mỗi nước).
Chăm sóc tại nhà phải trả tiền mặt khơng phổ biến và chỉ có tại một số nước: Áo, Italy,

Đức và Luxembourg. Năm nước Đơng Âu có mức độ chăm sóc tại nhà thấp nhất
(<2%) gồm Romania, Lithuania, Latvia, Poland và Slovenia; ở mức cao hơn (2,3%) có
Estonia và Slovakia. Các nước Nam Âu có tỷ trọng NCT được chăm sóc tại nhà cao
hơn Đơng Âu, trừ CH Czech và Hungary. Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha ở mức 5%,
trong khi Bồ Đào Nha và Malta chỉ có 1% [41].
Tại hầu hết các quốc gia Đơng Nam Á, gia đình vẫn là đơn vị xã hội truyền
thống đối với việc CSSK cho NCT, người sống và làm việc với các con của mình. Sự
quan tâm trong các chính sách và chương trình để làm giảm nhẹ áp lực của số lượng
NCT đối với quá trình biến đổi kinh tế xã hội, giảm nhẹ trách nhiệm của các cơ sở
dưỡng lão và giúp chính phủ giải quyết các vấn đề tiềm năng.
Tại Singapore, ngay từ những năm 1980, chính phủ đã quan tâm đến vấn đề già
hóa. Năm 1988, Hội đồng tư vấn quốc gia về già hóa đã được hình thành và đảm nhận
việc xem xét tồn diện về già hóa tại Singapore. Một trong những kiến nghị chính
được đề xuất bởi Hội đồng tư vấn là thành lập Hội đồng quốc gia về già hóa. Bên cạnh
đó, nhiều đề xuất khác cũng được đề ra như nâng tuổi nghỉ hưu từ 55-60, mở rộng các
chương trình giáo dục cơng cộng cho NCT, nghiên cứu tính khả thi của việc cung cấp
các dịch vụ y tế và CSSK cho những NCT ốm tại gia đình và giảm thuế đối với những
người chăm sóc NCT [55].
1.7.2. Nghiên cứu về mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam


19

Tại Việt Nam, mạng lưới y tế cơ sở gồm y tế thôn, bản, xã, phường,
quận, huyện, thị xã là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, nơi thực hiện cơng tác chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân với chi phí thấp nhất. Tại khu vực đồng bằng
trung du, các cơ sở y tế thường ở vị trí trung tâm của khu vực dân cư, với bán kính
khoảng 5 km, đi lại thuận tiện, từ đó đã tạo điều kiện người dân dễ dàng tiếp cận khi
có nhu cầu [15]. Tuy nhiên, NCT nước ta vẫn còn thiếu cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế. Tỷ
lệ NCT sử dụng bảo hiểm y tế thấp, hơn 30% NCT khơng có bất kỳ một hình thức bảo

hiểm y tế nào. Tỷ lệ NCT có bảo hiểm y tế tự nguyện mới đạt khoảng 50%. Mặc dù
Luật Bảo hiểm y tế đã ban hành nhưng vẫn còn khoảng 1/4 số NCT từ 80 tuổi trở lên
chưa được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí, gần một nửa NCT khơng đủ tiền chi trả các
dịch vụ CSSK. Hơn 40% số hộ vẫn phải tự chi trả cho việc điều trị và thuốc men cần
thiết. Vì vậy, một trong những rào cản khiến NCT không được tiếp cận dịch vụ y tế là
khơng có tiền và khơng có người trợ giúp đưa tới cơ sở y tế [28].

Dự án chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng được thực hiện thí điểm tại 7 xã
của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu từ Tháng 1/2014, nhằm tăng
cường hơn nữa các hoạt động chăm sóc NCT tại cộng đồng. Với các hoạt động
mới như chăm sóc tại nhà thơng qua các hỗ trợ viên được trả công và quản lý
trường hợp. Đã hỗ trợ được nhiều đối tượng NCT nghèo và yếu trong sinh hoạt
hàng ngày nhằm giúp họ duy trì cuộc sống tại nhà. Dự án này là cơ hội tăng
cường sự trao đổi giữa các NCT với chính quyền địa phương, các nhà cung cấp
dịch vụ và các tổ chức liên quan trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
NCT [5].
NCT cần được khám sức khỏe định kỳ để xác định các yếu tố nguy cơ, phòng
tránh và phát hiện sớm bệnh tật để chữa trị kịp thời. Nhiều loại bệnh như tăng huyết
áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư, nếu được điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả rất
tốt, ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, nhiều lý do khác nhau (từ ý thức về bảo vệ sức
khỏe đến những lo lắng phát sinh khi được biết về bệnh tật, từ khó khăn trong tiếp cận
cơ sở y tế đến chi phí cho khám chữa bệnh, từ lo ngại về chất lượng dịch vụ y tế đến
hiệu quả điều trị...) làm cho việc khám chữa bệnh kịp thời đối với NCT vẫn còn hạn
chế [26]. Ngay cả với những người thường xuyên đau ốm, bệnh tật thì việc khám chữa
bệnh của họ cũng có những trở ngại. Theo một khảo sát, có tới 95% NCT có nhu cầu
chữa bệnh, nhưng chưa hoàn toàn được đáp ứng [46]. Điều tra của Bệnh viện Lão


×