Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu mô hình quản lý giáo dục cấp huyện theo hướng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.79 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoàn thiện mô hình QLGD theo hướng tăng cường hiệu quả
QLNN các cấp từ trung ương đến địa phương, từ bộ máy QL của cả
cơ quan thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng là một những vấn đề
trung tâm trong cải cách hành chính hiện nay, đồng thời cũng là yêu
cầu tất yếu khách quan để phù hợp với sự chuyển đổi mô hình kinh
tế. QLGD cấ
p quận/huyện là tầng dưới cùng trong tháp mô hình
QLNN về GD ở nước ta. Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện và
trước những yêu cầu đẩy nhanh tiến trình đổi mới QLHC, nâng cao
hiệu quả QLNN về GD, mô hình hiện tại đã bộc lộ những bất cập về
cơ cấu tổ chức và hoạt động, về mối quan hệ giữa những thành tố, về
phương thức quản lý… . Muốn khắ
c phục thiếu sót, đẩy nhanh quá
trình đổi mới cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề. Một trong
những vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu mô hình QLGD cấp huyện vì
đây là cấp QL ngành thấp nhất tại địa phương và được xem như là
những mắt xích đầu tiên xung yếu nhất giải quyết những vấn đề nền
tảng của GD nước nhà, làm cơ sở cho các cấp học cao h
ơn. Nếu giải
quyết được những bất cập, những vấn đề đang tồn tại ở cấp QL này
sẽ xác lập được nền tảng vững chắc cho cả hệ thống phát triển nhanh
và bền vững. Nghiên cứu mô hình QLGD cấp huyện chẳng những
làm phong phú thêm kho tàng lý luận QLNN về GD ở một đất nước
đang chuyển đổi mô hình kinh tế như Việt Nam mà còn có giá trị vận
d
ụng, chỉ đạo thực hiện trong thực tiễn làm tăng hiệu quả QLNN về
GD tại các địa phương.
Đây cũng chính là những lý do mà tác giả lựa chọn nghiên


cứu đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý giáo dục cấp huyện theo
hướng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất đổi mới mô hình quản lý giáo dục cấp huyện phù
hợp với thực tiễn đồng thời đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện
theo hướng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
3. Khách thể - đối tượng
Khách thể: Quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
Đối tượng: Mô hình quản lý giáo dục cấp huyện .
4. Giả thuyế
t khoa học
Mô hình QLGD cấp huyện hiện nay còn nhiều vấn đề bất
cập. Có thể vượt qua những bất cập đó nếu đề xuất đổi mới mô hình
QLGD phù hợp hơn đồng thời đưa ra các giải pháp triển khai thực
hiện theo hướng tăng cường hiệu quả QLNN, giúp QLGD cấp huyện
thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của đổi mới trong giáo dục nói
riêng và công cuộc
đổi mới, hội nhập của đất nước nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà
nước về giáo dục cấp huyện, phân cấp quản lý giáo dục ở cấp
huyện, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện và chỉ
ra khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt nam.
5.2
Phân tích hiện trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động của mô
hình QLGD cấp huyện hiện nay. Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của mô hình và phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, thời cơ, nguy cơ đối với QLGD cấp huyện.
5.3 Đề xuất đổi mới mô hình QLGD cấp huyện phù hợp và các

giải pháp triển khai thực hiện mô hình theo hướng t
ăng cường
hiệu quả QLNN.
5.4 Thử nghiệm một số giải pháp đề xuất
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3
6.1 Đề tài rộng và phức tạp không những về lý luận mà cả thực
tiễn nên trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, đề tài đặc biệt chú trọng
nghiên cứu phòng GD-ĐT là chủ thể của cơ quan quyền lực riêng,
thành tố chủ đạo thực hiện chức năng chuyên môn trong mô hình.
6.2 Địa bàn nghiên cứu gồm một số các tỉnh phía Nam thuộc
miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ
. Thời gian
nghiên cứu từ tháng 9/2004.
6.3 Do đặc điểm của QLNN về GD với mức độ tác động và ảnh
hưởng sâu rộng đến các vấn đề liên quan nên đề tài không tổ chức
thực nghiệm toàn bộ mô hình mà chỉ tiến hành thử nghiệm một số
giải pháp ở một số phòng GD-ĐT.
7. Luận điểm cơ bản
7.1 Cấp huyện là một trong ba cấp tổ chức hành chính tạ
i địa
phương có vị trí hết sức quan trọng trong QLNN về GD. Đây là cấp
quản lý trung gian có cơ quan chuyên môn về giáo dục là phòng GD-
ĐT. Việc nghiên cứu và hoàn thiện mô hình QLGD cấp huyện nói
chung và phòng GD-ĐT nói riêng sẽ làm tăng thêm hiệu quả QLNN
về GD trong phạm vi cả nước.
7.2 Quản lý nhà nước nói chung và QLGD nói riêng đều có xuất
phát điểm là quản lý hệ thống cho dù nó ở cấp độ nào. Khi hệ thống
lớn kinh tế-xã hội đang thay đổ
i theo xu hướng hội nhập, toàn cầu

hóa, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân
và xây dựng xã hội dân sự thì QLGD cũng thay đổi về tư duy,
phương thức và cơ chế QL.
7.3 Mô hình QLGD cấp huyện hiện nay còn thiếu hiệu quả do
còn nhiều bất cập. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của mô hình. Cải tiến mô hình theo hướng tăng cường hiệu quả
QLNN sẽ làm t
ăng thêm hiệu quả QLNN về giáo dục ở cấp huyện.
4
7.4 Hiệu quả là kết quả đạt được mục tiêu xác định của tổ chức
so sánh với các nguồn lực bỏ ra nhằm đánh giá kết quả đạt được với
chi phí hợp lý trong một khoảng thời gian hạn định.
8. Những đóng góp mới của luận án
8.1 Luận án đã làm rõ các khái niệm cơ bản về QL, QLGD,
QLNN về giáo dục, hiệu quả và hiệu quả GD, hiệu qu
ả QLNN .v.v…
Luận án đã phân tích và làm rõ các yếu tố tác động, các tiêu chí đánh
giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức qua đó hình thành các tiêu
chí đánh giá hiệu quả QLNN về GD cấp huyện. Đóng góp về mặt
phát triển lý luận QL cũng đã được thể hiện trong các nội dung phân
tích, đánh giá về các mô hình QL, mô hình lý thuyết về QLGD cũng
như mô hình QLGD cấp huyện và các yếu tố chi phối mô hình.
8.2 Luận án đã làm rõ th
ực trạng mô hình QLGD cấp huyện
của một số tỉnh/thành phố phía nam về các mặt tổ chức bộ máy, các
mối quan hệ QL, hiện trạng phân cấp QLGD cho cấp huyện. Trên cơ
sở phân tích làm rõ các mặt hiệu quả công tác QL của phòng GD-ĐT
và mô hình QLGD cấp huyện theo các tiêu chí, luận án đã làm rõ các
nội dung, khía cạnh hiệu quả QLGD cấp huyện ở địa bàn nghiên cứu
và đưa ra những đánh giá chung về vấn đề này.

8.3
Luận án đã khẳng định và chứng minh mô hình QLGD cấp
huyện hiện nay còn thiếu hiệu quả, sự cần thiết phải cải tiến mô hình
này theo hướng tăng cường hiệu quả QLNN.
8.4 Luận án đã đưa ra các nội dung đổi mới mô hình QLGD cho
cấp huyện và phòng GD-ĐT về cơ cấu, tổ chức bộ máy và phương
thức quản lý cùng với một hệ thống các giải pháp nhằm th
ực hiện các
nội dung đổi mới mô hình.
9. Các phương pháp nghiên cứu
5
9.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
9.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
10. Cấu trúc luận án
Cấu trúc luận án chia làm 3 phần:
- Mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài; mục đích, khách thể
- đối tượng, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, giới hạn,
các luận điểm bảo vệ, đóng góp mới của luận án, phương pháp
nghiên cứu.
- Nội dung: gồm 3 chương
Chương 1:
Cơ sở lý luận nghiên cứu mô hình QLGD cấp huyện
Chương 2: Thực trạng mô hình QLGD cấp huyện của một số tỉnh,
thành phố phía Nam.
Chương 3: Đề xuất đổi mới mô hình QLGD cấp huyện và một
số giải pháp triển khai thực hiện theo hướng tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước.
- Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục











6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU
MÔ HÌNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC CẤP HUYỆN
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.2 QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ QLNN VỀ GIÁO DỤC CẤP HUYỆN
1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.2 Quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện
Quản lý nhà nước về GD là sự QL của các cơ quan quyền
lực nhà nước, của bộ máy QLGD từ trung ương đến cơ sở lên hệ
thống GD quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm đạt
được mục tiêu giáo dục quốc gia.
Trong mô hình QLNN về GD cấp huyện, chủ thể quản lý
của cơ quan thẩm quyền chung là Ủy ban nhân dân và chủ thể của
cơ quan thẩm quyền riêng là phòng Giáo dục và Đào tạo.
Đối tượng quản lý là các hoạt động GD trong phạm vi được
phân cấp. Cụ thể QL ngành học mầm non, bậc tiểu học, trung học
cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên,
trung tâm kỹ thuật trung học – hướng nghiệp cấp huyện.
Mục tiêu quản lý là nhằm tác độ

ng và điều chỉnh các hoạt
động GD trên địa bàn huyện để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát
triển nhân cách của công dân.
QLNN về GD cấp huyện quán triệt nguyên tắc trong
QLHCNN trong đó chú trọng đặc biệt hai nguyên tắc: 1) nguyên tắc
kết hợp QL theo ngành với quản lý theo địa phương, vùng, lãnh thổ;
2) nguyên tắc tập trung dân chủ.
Theo các nguyên tắc này, UBND huyện thực hiện các chức
n
ăng QLGD về các điều kiện thực thi. Các cơ quan chuyên môn sở
7
GD-ĐT, phòng GD-ĐT và các nhà trường, cơ sở giáo dục thực hiện
quản lý chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên.
Phòng GD-ĐT chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ
của sở GD-ĐT và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ ngành học mầm
non, các trường tiểu học, trung học cơ sở theo địa bàn phân cấp.
1.3 HIỆU QUẢ QLNN VỀ GIÁO DỤC CẤP HUYỆ
N
1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả giáo dục
1.3.2 Hiệu quả quản lý nhà nước
1.3.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác QLGD
¾ Cơ chế quản lý
¾ Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý
¾ Điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý
¾ Công tác thanh tra, kiểm tra
1.3.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động củ
a một tổ chức
¾ Đạt được mục tiêu tổ chức đề ra
¾ Duy trì được sự ổn định và phát triển bền vững của tổ chức

¾ Thích ứng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài thông
qua việc điều chỉnh hợp lý, khoa học những mục tiêu của
tổ chức.
1.3.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về giáo
dục cấp huy
ện
¾ Đạt mục tiêu trong công tác quản lý
¾ Hiệu lực, hiệu quả thực thi các chương trình, mục tiêu,
chính sách QLNN về giáo dục
¾ Chủ động, linh hoạt trong hoạt động QLNN về giáo dục
¾ Sự tham gia của người dân vào các hoạt động QLGD
¾ Tính kinh tế của các hoạt động QLNN về giáo dục
¾ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý
8
¾
1.4 MÔ HÌNH QLNN VỀ GIÁO DỤC CẤP HUYỆN
1.4.1 Mô hình quản lý
1.4.2 Mô hình lý thuyết về quản lý giáo dục
1.4.3 Mô hình quản lý giáo dục cấp huyện
Mô hình QLGD cấp huyện là mô hình thực thể, biểu thị các
yếu tố cấu trúc, các quan hệ, cơ chế vận động của thực thể đó. Sự
vận động của một hệ thống không những chỉ phụ thuộ
c vào các
thành tố bên trong hệ thống mà còn phụ thuộc vào cả vào yếu tố bên
ngoài. Các yếu tố này, ngoài tính quy luật còn mang tính ngẫu nhiên
làm cho hệ thống ít nhiều có tính bất định.
Hình 1.1: Mô hình QLGD cấp huyện













Trong mô hình QLGD cấp huyện, huyện ủy giữ vai trò lãnh
đạo. Huyện ủy lãnh đạo mô hình QLGD cấp huyện bằng các chủ
trương, đường lối, bằng các cương lĩnh, quyết sách của Đảng.

ND chỉ đạo UBND trong việc thực thi các nghị quyết của
Huyện ủy
HĐND
UBND
HDGD& các tổ
chức
CT-XH
Cơ quan
Chuyên
môn
Cơ sở GD
Lãnh đạo
Chỉ đạo
Tham mưu
Phối hợp
9
HĐND. UBND chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong việc thực thi

kế hoạch, chủ trương đề ra. Các phòng chuyên môn có vai trò tham
mưu cho UBND trong việc thực hiện chức năng QLNN. Trong thực
thi nhiệm vụ, các phòng chuyên môn phối hợp với nhau trong các
công việc liên quan.
Mô hình QLGD cấp huyện bao gồm mối quan hệ quyền hạn
trực tuyến và tham mưu. Theo nguyên lý thức bậc thì quyền hạn trực
tuyến trong một tổ chức đến bất kỳ mộ
t vị trí thuộc cấp nào càng rõ
ràng bao nhiêu thì việc ra quyêt định tương ứng và việc thông tin
trong tổ chức sẽ càng có hiệu quả. Bản chất của mối quan hệ tham
mưu là cố vấn. Chức năng của những người làm việc ở ban tham
mưu thuần túy là điều tra khảo sát, nghiên cứu và đưa ra những ý
kiến tư vấn cho người quản lý trực tuyến mà họ có trách nhiệm phải
quan hệ.
1.4.4 Những vấn đề chi phối mô hình QLGD cấp huyện
¾ Chế độ chính trị-xã hội, thể chế nhà nước
¾ Đặc điểm vùng miền và mức độ phát triển kinh tế xã hội
¾ Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa
phương, xu thế đổi mới sang hành chính phát triển và quá
trình thực hiện cải cách hành chính
¾ Chuyển đổi cơ chế vận hành theo n
ền kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế.
1.5 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH QLGD ĐỊA PHƯƠNG MỘT SỐ
QUỐC GIA




10


Chương 2
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QLGD CẤP HUYỆN
CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHÍA NAM
2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ VÙNG ĐÔNG VÀ TÂY NAM BỘ
2.2 HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH QLGD CẤP HUYỆN
2.2.1 Cấu trúc tổ chức bộ máy và các mối quan hệ
2.2.2 Hiện trạng phân cấp quản lý giáo dục cho cấp huyện
UBND huyện quản lý các điều kiện thực thi bao gồm: công tác
tổ chức, công tác nhân sự, công tác tài chính
Sở GD-ĐT chỉ đạo phòng GD-ĐT thực hiện công tác chuyên
môn. Phòng GD-ĐT quản lý công tác chuyên môn ngành học mầm
non và bậc tiểu học, trung học cơ sở
2.2.3 Đánh giá chung về sự hoạt động và phối hợp giữa các tổ
chức của mô hình QLGD cấp huyện
Thực tế hoạt động và sự phối hợp giữa các tổ chức của mô
hình QLGD cấp huyện bộc lộ những bất c
ập sau:
- Hiện nay có nhiều ngành tham gia vào QLGD nhưng việc
xây dựng chương trình, đề án phát triển vẫn chưa có cơ chế phối hợp
cụ thể giữa các ngành GD, tài chính, kế hoạch và đầu tư, nội vụ.
- Thực tế QL nhân sự hiện nay tại cấp huyện cho thấy các
công việc liên quan đến công tác nhân sự như tuyển nhân sự, chuyển
công tác, luân chuyển cán bộ QL, đề bạt…đều do phòng Nội vụ đề
xu
ất và tham mưu. Ý kiến của phòng GD-ĐT chỉ là ý kiến tham
khảo.
- Hiện nay sự phối hợp giữa hai cơ quan phòng Tài chính-Kế
hoạch và phòng GD-ĐT chưa tốt nên ở nhiều địa phương phòng GD-

11
ĐT không nắm được số kinh phí được cấp cho từng trường. Ngược
lại, phòng Tài chính-Kế hoạch chỉ làm thủ tục cấp nhưng lại không
theo sát tiến độ công việc của các trường. Điều này tạo nên sự bất
cập trong quản lý, chỉ cấp phát mà không kiểm tra, theo dõi và đánh
giá được.
- Phòng GD-ĐT được tự chủ trong công tác QL chuyên môn
và chỉ báo cáo lên cấp trên là UBND huyện (quản lý theo lãnh thổ)
và sở GD-ĐT (quản lý ngành).
Tóm lại, mô hình QLGD cấp huyện hiện nay sau một thời
gian thực hiện phân cấp QL đã bộc lộ những bất cập, chồng chéo và
làm giảm hiệu quả QLNN về GD. Được phân cấp QL chuyên môn
nhưng phòng GD-ĐT lại không được QL các điều kiện thực thi.
2.3 HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ GIÁO
DỤC CẤP HUYỆN
2.3.1 Hiệu quả công tác của phòng GD-ĐT
Để có bức tranh cụ thể về hiệ
n trạng hiệu quả hoạt động của
phòng GD-ĐT, thành tố thực thi nhiệm vụ chuyên môn của mô hình
QLGD cấp huyện, đề tài đã tiến hành khảo sát qua hệ thống phiếu hỏi.
Đối tượng và phạm vi khảo sát gồm 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền
Tây Nam Bộ với 223 người trong đó cán bộ QL là 39 người chiếm
17.5%, chuyên viên là 184 người chiếm 82.5%. Thời gian công tác
dưới 5 năm là 23.9%, từ 6 đến 11 năm là 15.3%, từ
11 đến 15 năm là
12.2% và từ 15 năm trở lên là 48.6% Nội dung khảo sát tập trung
vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN ở cấp phòng:
Kết quả khảo sát cho thấy với cương vị là cấp QL ngành thấp nhất
về GD tại địa phương, nhìn chung, các phòng GD-ĐT đã đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương nói chung

và ngành GD nói riêng. Điều này cho thấy sự quan tâm của các cấp
12
có thẩm quyền trong việc phát triển sự nghiệp GD. Tuy nhiên, kết
quả khảo sát cũng cho thấy, hoạt động của thành tố trọng tâm của mô
hình QLGD cấp huyện hiện nay chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Còn nhiều bất cập về cơ cấu tổ chức; cơ chế hoạt động và sự phối
hợp trong hoạt động; quyền lực trong tổ chức; văn hóa t
ổ chức;
phong cách lãnh đạo… Xu thế chung, GD sẽ phát triển cả về chất
và lượng nên mô hình QLGD hiện nay có nguy cơ không thể bảo
đảm hiệu quả hoạt động nếu như không có sự hoàn thiện và phát
triển tổ chức phòng GD-ĐT.
2.3.2 Hiệu quả công tác của mô hình QLGD cấp huyện
Kết quả khảo sát cho thấy có tình trạng bất bình đẳng rõ rệt
về điều kiện cũng như cơ hội GD giữa nông thôn và thành thị, giữa
các thành phố lớn như TP.HCM với các tỉnh. Trong quá trình triển
khai thực hiện, các chính sách còn thiếu đồng bộ, không nhất quán,
chồng chéo, không sát với yêu cầu thực tế. Nhiều chỉ thị, quyết định
đưa ra không tổ chức thực hiện và kiểm tra chấp hành đến nơi đến
chốn nên hiệu lực, hiệu quả thực thi các chính sách QLNN về GD tại
cấp huyện chưa cao. Nhiều địa phương, chủ thể QL th
ụ động, áp
dụng một cách máy móc các quy định từ trung ương. Điều này dẫn
đến hệ quả, cũng là chính sách đó nhưng ở một số nơi được đối
tượng thụ hưởng chấp nhận, nơi khác lại có những phản ứng khác
nhau.
Sự tham gia của người dân vào quá trình QLNN về GD vẫn
còn nhiều khó khăn, hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu
là do người dân vẫn ch
ưa ý thức được hết quyền lợi và nghĩa vụ của

mình khi tham gia vào công việc QLNN. Các hoạt động tham gia
quyết định các vấn đề về chính sách đối với GD vấp phải những trở
ngại kể cả phía người dân cũng như từ cán bộ, chính quyền cơ sở.
13
Việc sử dụng các nguồn lực còn có nhiều vấn đề. Sử dụng
ngân sách nhà nước chưa tiết kiệm và hiệu quả không cao. Nhiều địa
phương bị bội chi ngân sách, sử dụng tài chính sai quy định, không
đúng mục tiêu, đầu tư dàn trải, hiệu quả kinh tế thấp. Cũng có địa
phương do QL tốt các nguồn lực nên “giá trị của các kết quả tăng cao
hơn giá trị của các nguồn l
ực đã chi dùng”.
Cơ cấu tổ chức, cơ chế, phương thức QL chưa hợp lý. Cụ thể,
Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp huyện là cơ quan tiếp thu, nắm bắt
ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân để đề xuất, phản ánh, yêu
cầu UBND cùng cấp xem xét giải quyết nhưng với quy định họp
định kỳ 2 kỳ/năm nên ý kiến phản ánh của người dân không đượ
c
xem xét giải quyết một cách kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp
pháp của công dân, tổ chức. Phòng lao động – thương binh và xã hội
với chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng
QLNN về nhiều lĩnh vực lại thêm lĩnh vực dạy nghề là chưa hợp
lý Phòng giáo dục và đào tạo thêm lĩnh vực đào tạo làm cho công
việc thêm bề bộn nh
ưng chưa có cơ cấu nhân lực hợp lý. Hội đồng
giáo dục cấp huyện chưa kịp thời điều chỉnh những vấn đề bức xúc
đặt ra từ thực tế. Ngoài ra, nhiều thành viên chủ chốt của Hội đồng
giáo dục do nhiều lý do chủ quan và khách quan không thể nắm bắt
được nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục nên hiệu quả hoạt động
của Hội
đồng chưa thực sự đạt hiệu quả. Hoạt động của Hội đồng

nặng về giải quyết sự vụ, không thường xuyên, chưa đề ra chiến lược
hoạt động dài lâu, chưa có lộ trình hoạt động cụ thể Ở nhiều nơi,
Hội khuyến học trong hoạt động, chất lượng và hiệu quả công tác
không đồng đều. Nguyên nhân có nhiều nhưng nổi bậ
t nhất phải kể
đến tâm huyết của những người làm công tác này.
14
2.4 NHẬN XÉT MÔ HÌNH QLGD CẤP HUYỆN HIỆN NAY Ở
CÁC VÙNG ĐÔNG VÀ TÂY NAM BỘ
2.4.1 Nhận xét chung về mô hình QLGD cấp huyện
2.4.2 Sự đáp ứng của công tác quản lý giáo dục trước các
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương
2.4.3 Những vấn đề gay cấn ảnh hưởng đến hiệu quả công
tác QLGD của mô hình
Các vấn đề liên quan đến thể chế
- Khảo sát cho thấy ở nhiều đị
a phương, biên chế mà UBND
huyện phân bổ cho các cơ quan QLGD không đủ để vận hành bộ
máy.
- Phân cấp chưa triệt để nên chưa phát huy được tính năng
động, sáng tạo chịu trách nhiệm của đơn vị cơ sở. Phân cấp còn
chồng chéo, chưa hợp lý.
Cơ chế phối hợp trong hoạt động
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong huyện
với nhau hiệ
n nay chưa đồng bộ, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Hai lĩnh vực nổi cộm trong sự phối hợp chưa mang lại kết quả là vấn
đề QL tài chính và QL nhân sự.
2.4.4 Phân tích mạnh, yếu, thời cơ, nguy cơ








15
Chương 3
ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QLGD CẤP HUYỆN VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THEO HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
3.1 ĐỊNH HƯỚNG, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI
3.1.1 Định hướng
3.1.2 Yêu cầu
3.1.3 Nguyên tắc đổi mới
3.2 ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG ĐỔI MỚI MÔ HÌNH
3.2.1 Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức quản lý mô
hình QLGD cấ
p huyện
3.2.1.1 Đổi mới tổ chức bộ máy
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của mô hình QLGD cấp
huyện cần nhanh chóng sắp xếp lại mô hình. Hiện nay có quá nhiều
thiết chế cùng tham gia QLGD với vai trò là cấp QL trung gian cùng
tham gia công việc QLNN nên nhiều khi chồng chéo trách nhiệm.
Nếu tập trung mọi nguồn lực cho ngành GD sẽ tăng cường nhân lực,
vật lực cho cơ quan quyền lực riêng, thực hiện trực tiếp QL đi
ều
hành và giải quyết các vấn đề của công dân, tổ chức liên quan đến
GD.
Đổi mới tổ chức bộ máy mô hình QLGD cấp huyện, tập

trung QL vào một đầu mối duy nhất là phòng GD-ĐT sẽ làm cho
phòng chủ động trong thực hiện nhiệm vụ QL, điều hành nhằm nâng
cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, tăng tính tự chịu trách nhiệm
của tập thể, cá nhân của cơ quan QLGD tránh được tình trạng nhiề
u
cơ quan chức năng cùng tham mưu nhưng khi xảy ra sai phạm rất
khó quy trách nhiệm.
3.2.1.2 Đổi mới phương thức quản lý
16
Phòng GD- ĐT là cơ quan chuyên môn của UBND huyện.
Phòng QL chuyên môn nhưng không được QL các điều kiện thực thi,
tất cả đều phụ thuộc vào UBND. Để thực hiện phân cấp triệt để trong
cải cách hành chính, cần trao cho phòng GD- ĐT không những chỉ
QL về chuyên môn mà là cả các điều kiện thực thi như tài chính và
nhân sự. Khi được trao quyền QL sẽ làm tăng tính tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của phòng GD-ĐT. Dưới đây là quy trình
đề xuất.
Hình 3.1: Quy trình nhân sự đề xuất














Trao thêm quyền cho phòng GD-ĐT nhưng đồng thời phải xây
dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các phòng chức năng trong
mô hình QLGD cấp huyện. Quy chế phối hợp sẽ quy định rõ những
vấn đề phòng GD-ĐT được tự chủ trong phạm vi nào, những vấn đề
nào cần hợp tác, chia sẻ, những quy đị
nh chung nào phải tuân thủ
theo một quy định chung….

Phòng GD-ĐT
Các trường
MN, TH,
THCS
Phân bổ
Phối hợp
Thông báo
UBND huyện
Phòng
Nội vụ
17
Hình 3.2: Quy trình quản lý tài chính đề xuất














3.2.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của
phòng GD-ĐT
3.2.2.1 Đổi mới cơ cấu tổ chức
Theo Nghị định 15/2007/NĐ-CP, đơn vị hành chính cấp
huyện được chia làm 3 loại: loại I, loại II,loại III nên phòng GD-ĐT
cũng sẽ được phân làm 3 loại. Việc phân loại phòng sẽ là cơ s
ở để
quyết định về nhân sự, số tổ công tác và số lượng cán bộ QL phòng.
Phân loại Định biên Số tổ
công tác
Số cán bộ
Quản lý
Phòng loại I 20-22 5 3
Phòng loại II 17-19 4 3
Phòng loại III 14-16 4 2
Khi thiết kế cơ cấu tổ chức phòng GD-ĐT cần tiếp cận quan
điểm “Quản lý sự thay đổi” và thiết kế theo cơ cấu ma trận. Đây là
UBND huyện
Phòng
TC-KH
Phòng
GD-ĐT
Trường
MN,TH,THCS

Kho bạc

Phân bổ
Phối hợp
Thông báo
18
kiểu cơ cấu tổ chức quản lý hiện đại, có hiệu quả, được xây dựng
bằng cách kết hợp cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chương trình-mục
tiêu.
3.2.2.2 Tăng thêm quyền hạn
- Được tự chủ đề bạt cán bộ quản lý trường học.
- Được tự chủ trong tuyển dụng, bố trí, phân bổ giáo viên
theo đúng yêu cầu chuyên môn và thực tế đòi h
ỏi
- Được tự chủ quản lý tài chính
- Được chủ động trong việc xây dựng cơ sở vật chất theo
chuẩn quy định cho ngành giáo dục.
3.2.2.3 Đổi mới quy trình hoạt động
Đối với các tổ trong phòng GD-ĐT, để công việc đạt hiệu
quả, cần cải tiến quy trình làm việc QL theo chất lượng, hiệu quả
công việc. Cụ thể: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạ
ch, kiểm tra và
khắc phục sai lỗi.
3.2.2.4 Đổi mới văn hóa tổ chức
Văn hóa nhiệm vụ phù hợp với môi trường linh hoạt, nhạy
bén, nhiều biến đổi như hiện nay. Đổi mới văn hóa tổ chức sẽ giúp
phòng GD-ĐT thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao phó,
nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
3.2.2.5 Đổi mới phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh
đạo thích hợp với phòng GD-ĐT hiện nay
là phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học.

3.3 CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MÔ HÌNH
THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QLNN
3.3.1 Nhóm giải pháp về nhận thức
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
QGLD cấp huyện.
19
- Quán triệt và nâng cao nhận thức về mục tiêu, tác dụng của phân
cấp quản lý HCNN
3.3.2 Giải pháp về thể chế, cơ chế hoạt động
- Sửa đổi thể chế
- Xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp, có hiệu quả cho Hội đồng
giáo dục, Hội khuyến học cấp huyện
3.3.3 Nhóm giải pháp về thực hiện nhiệm vụĐổi mới công tác kế
hoạch hóa và xây d
ựng kế hoạch chiến lược GD
- Đổi mới QLNN theo hướng quản lý chất lượng thực thi chức
năng, nhiệm vụ
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý GD
- Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện
đại cho công tác quản lý giáo dục
3.3.4 Tổ chức thực thi có hiệu quả chính sách giáo dục tại địa
phương
3.4 TH
ĂM DÒ VÀ THỬ NGHIỆM
3.4.1 Thăm dò về các đề xuất hoàn thiện phòng GD-ĐT
Kết quả xử lý số liệu thăm dò cho thấy hầu hết các ý kiến trả
lời của những người được hỏi đều nhất trí với các đề xuất đưa ra. Đa
số ý kiến đều đánh giá và nhất trí khá cao về cơ cấu TC, bộ máy; về
nhân sự; về vị trí, chức nă
ng, nhiệm vụ, quyền hạn; về quy trình làm

việc; về văn hóa tổ chức và phong cách lãnh đạo. Một số ý kiến chưa
thực sự ủng hộ một vài khía cạnh trong các mô hình đề xuất do sự đa
dạng, phong phú và yêu cầu cao trong thực tiễn. Những ý kiến đó gợi
cho tác giả những suy ngẫm, điều chỉnh để hoàn thiện mô hình đề
xuất nhằm đáp ứng yêu cầu cao trong thự
c tế quản lý.
3.4.2 Thăm dò về các giải pháp triển khai.
20
Kết quả phân tích từ các phiếu xin ý kiến đánh giá về mức độ cần
thiết và tính khả thi của các giải pháp đề ra trong luận án cho thấy đại
đa số đều nhất trí về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải
pháp đề ra.
3.4.3 Thử nghiệm một số giải pháp
Do thời gian và không gian cũng như trong điều kiện thực
hiện đề tài luận án, NCS chỉ ti
ến hành thử nghiệm những giải pháp
phù hợp với chủ trương đổi mới QL hiện nay và điều kiện cho phép.
Hai giải pháp thử nghiệm: 1) Đổi mới công tác kế hoạch hóa và xây
dựng kế hoạch chiến lược; 2) Đổi mới quản lý nhà nước theo hướng
quản lý chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Với quy trình làm việc cụ thể, phòng GD-ĐT thị xã Tây Ninh
đã xây d
ựng bản “Kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên
của phòng GD-ĐT thị xã Tây Ninh” giai đoạn 2006 – 2010. Phòng
GD-ĐT Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng xong quy chế
hoạt động và đưa vào sử dụng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1) Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hi

ện đại
hóa đất nước vì vậy việc hoàn thiện mô hình QLGD nói chung và
QLGD cấp huyện nói riêng là yêu cầu tất yếu, là nhân tố bảo đảm
nâng cao hiệu quả QLNN trong xu thế hội nhập hiện nay. Theo phân
cấp quản lý hiện nay, cấp huyện là cấp quản lý ngành GD thấp nhất
tại địa phương và phòng GD-ĐT là cơ quan chuyên môn của UBND
huyện nên công tác QLGD của phòng có vị trí, vai trò quan trọng
trong việc QL sự nghiệp GD ở cấp huyện. Việc hoàn thi
ện mô hình
QLGD cấp huyện nói chung và phòng GD-ĐT nói riêng với những
21
chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn tương xứng là những
điều kiện cần và đủ để hoạt động QLGD cấp huyện đạt hiệu lực, hiệu
quả đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi trong cải cách hành chính nói
chung và ngành GD nói riêng.
2) Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật nhằm từng bước hoàn thiện cơ cấu bộ máy QLGD tại
các
địa phương nhưng thực tiễn hoạt động cho thấy vẫn còn nhiều bất
cập, thiếu sót như: cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý, chồng chéo
trách nhiệm, song trùng trong QL. Nhiệm vụ thực thi chưa đi liền với
quyền hạn thể hiện ở chỗ phòng GD-ĐT chỉ quản lý về chuyên môn,
không quản lý các điều kiện để thực thi; các chế độ, chính sách, quy
đị
nh trong công tác QLGD còn chồng chéo, mâu thuẫn và chưa hợp
lý……vì vậy mô hình QLGD cấp huyện như hiện nay chưa đáp ứng
tốt yêu cầu đặt ra.
3) Trong xu thế phát triển hiện nay, để thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm
vụ giáo dục mà Chiến lược phát triển giáo dục của đất nước đến năm
2010 đã đề ra, việc hoàn thiện mô hình QLGD cấp huyện trong đó

phòng GD-ĐT là điểm nhấn trọng tâm theo hướng t
ăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước là yêu cầu bức thiết. Từ lý luận và thực tiễn, đề
tài đã đề xuất đổi mới mô hình QLGD cấp huyện và phương thức
quản lý, hoạt động.
Để triển khai thực hiện mô hình QLGD cấp huyện nhằm nâng
cao hiệu quả QLNN cần tiến hành đồng thời các nhóm giải pháp sau:
- Nhóm giải pháp về nhận thức gồm giải pháp nâng cao nhận
thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của QLGD cấp huyện và
giải pháp quán triệt và nâng cao nhận thức về mục tiêu, tác dụng của
phân cấp QLHCNN.
- Nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế hoạt động.
22
- Nhóm giải pháp về thực hiện nhiệm vụ bao gồm giải pháp đổi
mới công tác kế hoạch hóa và xây dựng kế hoạch chiến lược, giải
pháp đổi mới quản lý nhà nước theo hướng quản lý chất lượng thực
thi chức năng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
quản lý cấp huyện, giải pháp bảo đảm các điều kiện về c
ơ sở vật chất
và trang thiết bị hiện đại cho công tác quản lý.
- Giải pháp tổ chức thực thi có hiệu quả chính sách giáo dục tại
địa phương.
Qua thăm dò và thử nghiệm, đề tài đã chứng minh được tính
cần thiết và khả thi của việc đổi mới mô hình cũng như các giải pháp
triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả QLNN.
KHUYẾN NGHỊ
Việc đổi m
ới mô hình QLGD cấp huyện nói chung và phòng
GD-ĐT nói riêng sẽ giúp các nhà quản lý, cơ quan QLGD cấp huyện
tổ chức, chỉ đạo, quản lý có hiệu quả hơn trong việc thực hiện mục

tiêu, nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, để có thể đổi mới mô hình QLGD cấp huyện nhất
thiết cần phải có sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan QL cấp trên,
sự phối hợp đồng bộ củ
a các cơ quan ban ngành liên quan và sự chủ
động, sáng tạo, tích cực của cán bộ QLGD và chuyên viên cơ quan
QLGD cấp huyện. Chúng tôi xin nêu một số các khuyến nghị sau:
1. Với Nhà nước
Hoàn thiện mô hình QLGD cấp huyện nói chung và phòng GD-
ĐT nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả QLNN là một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhằm đổi mới QLGD đáp ứng yêu cầu đặt ra
cho QLNN trong giai đoạn hiện nay.
Trong cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách hành
chính trong lĩnh vực GD-ĐT nói riêng, Nhà nướ
c cần tập trung chỉ
23
đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tạo điều kiện để có thể nhanh
chóng hoàn thiện mô hình QLGD cấp huyện. Cần Xây dựng cơ chế
hoạt động phù hợp, có hiệu quả cho Hội đồng giáo dục, Hội khuyến
học cấp huyện. Điều này có ý nghĩa trực tiếp đối với việc đẩy mạnh
cải cách trong giáo dục, hoàn thiện mô hình QLGD tại địa phương
hiện nay. Sớm ban hành các văn b
ản QPPL để hoàn thiện tổ chức bộ
máy phòng GD-ĐT. Cần phân cấp, phân quyền triệt để, tạo điều kiện
cho các cơ quan QLGD địa phương phát huy sự năng động, sáng tạo
hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả nhất qua việc
trao cho phòng GD-ĐT được quản lý tài chính, quản lý nhân sự.
Chuyển QLNN về dạy nghề sang cho ngành giáo dục quản lý.
2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạ
o

Việc đổi mới phòng GD-ĐT, cơ quan chuyên môn của UBND
huyện, hạt nhân trong QLGD cấp huyện nhằm tăng cường hiệu quả
QLNN có ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ giữa cải cách nền
hành chính quốc gia nói chung và cải cách trong giáo dục nói riêng,
đặc biệt trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ban, ngành liên
quan sớm có các văn bản điều ch
ỉnh hợp lý giữa nhiệm vụ, quyền hạn
cho phòng GD-ĐT. Bộ cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như
hoạch định các chính sách giáo dục liên quan đến cơ chế quản lý, các
điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý, các văn bản điều chỉnh công
tác thanh tra, kiểm tra, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD, các
chính sách thi đua khen thưởng, đãi ngộ …Làm được điề
u này là giải
quyết những gay cấn đang tồn tại và là động lực quan trọng để các cơ
quan QLGD địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.


24
3. Với Ủy ban nhân dân cấp huyện
Phòng GD-ĐT là cơ quan chuyên môn trong bộ máy chính quyền
địa phương, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện các vấn đề về giáo
dục và đào tạo. Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện tạo mọi điều kiện về
nhân lực và tài chính cho hoạt động của phòng. Cụ thể, tuỳ thuộc vào
từng địa bàn dân cư, quy mô trường lớp và giáo viên, UBND huyện
giải quyết trước mắ
t đủ số nhân lực để phòng GD-ĐT có thể thực hiện
tốt các nhiệm vụ được giao. Trao cho phòng GD-ĐT quản lý về các
điều kiện thực thi như quản lý tài chính và quản lý nhân sự cùng với
quản lý công tác chuyên môn. Trao thêm quyền cho phòng GD-ĐT

cũng đồng thời làm tăng trách nhiệm, là điều kiện cần và đủ để phòng
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ưu tiên về tài chính, trang bị đầy đủ các trang, thiết bị
cần thiết
phục vụ cho công tác quản lý của phòng. Với phương châm “đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, tạo mọi điều kiện để có thể
trang bị cơ sở vật chất tốt nhất cho phòng GD-ĐT.
4. Với phòng Giáo dục và Đào tạo
Với vai trò và trọng trách được giao, phòng GD-ĐT phải phát
huy nội lực, đổi mới tư duy trong công tác quản lý, chủ độ
ng trong
công tác tham mưu, đề xuất nhằm đưa ra những hướng đi thích hợp,
đạt hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Để đổi mới bộ máy và phương thức hoạt động, mỗi cán bộ quản
lý và các chuyên viên, nhân viên trong phòng cần nỗ lực, chủ động
trong mọi hoạt động đặc biệt là việc thường xuyên học hỏi trau dồi
kiến thức mới có thể
đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong giai
đoạn hiện nay./

×