Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ diesel - Nghề: Công nghệ ô tô (Dùng cho trình độ Cao đẳng): Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 75 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II

GIÁO TRÌNH: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ
DIESEL

NGHỀ: CƠNG NGHỆ Ơ TƠ
(Dùng cho trình độ Cao đẳng)

TPHCM, năm 2019


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Bảo Dưỡng Sửa Chữa Động Cơ Diesel được biên soạn nhằm cung
cấp tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên nghành sửa chữa ô tô. Ngày nay, các
hãng sản xuất động cơ Diesel đã sử dụng điện tử để điều khiển động cơ Diesel. Tuy
nhiên, nguồn tài liệu về hệ thống phun dầu điện tử trên thị trường rất hiếm. Nhằm để
đáp ứng giảng dạy mơ đun BDSC Động Cơ Diesel. Nhóm giáo viên Khoa Cơ khí
động lực đã cố gắng thu thập tài liệu từ các hãng xe, trên các trang web và các
nguồn tài lệu khác, đồng thời với các trang thiết bị của nhà trường hiện có để biên
soạn giáo trình này.
Giáo trình nhằm giúp cho sinh viên cao đẳng nghành sửa chữa ơ tơ có được
tài liệu học tập nghiên cứu, cũng như việc bảo dưỡng sửa chữa động cơ Diesel
Vì môn học này mới đưa vào giảng dạy 3 năm nay nên vẫn cịn nhiều hạn chế
và nhóm tác giả cố gắng hồn thiện giáo trình trong thời gian gần dây.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2019
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Nguyễn Văn Ngọc
Lê Thanh Nhàn
Huỳnh Diệp Ngọc Long


1


MỤC LỤC
Mục
Trang
Bài 1: Kim phun (Béc dầu) ..................................................................................... 3
Bài 2: Bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu cá nhân PF ..................................... 19
Bài 3: Bơm cao áp PE ........................................................................................... 36
Bài 4: Bơm cao áp VE........................................................................................... 75
Bài 5: Hệ thống nhiên liệu EDC ........................................................................ 111
Bài 6: Hệ thống nhiên liệu Common Rail .......................................................... 134
Bài 7: Hệ thống điều khiển Turbocharger, EGR ................................................ 150
Ti liệu kham khảo ............................................................................................... 155

2


BÀI 1 : KIM PHUN ( BÉC DẦU)
I. CẤU TẠO, NGUN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI VỊI PHUN
DẦU.
1. Cơng dụng:
Kim phun nhiên liệu lắp vào quy lát động cơ có các nhiệm vụ sau:
- Phun nhiên liệu vào buồng đốt của động cơ dưới dạng sương mù.
- Ngăn ngừa nhiên liệu trực tiếp va vào thành xi lanh và vào đỉnh piston.
- Phối hợp với các dạng đặc biệt của buồng đốt để hơi nhiên liệu hịa trộn với
khơng khí có áp suất và nhiệt độ cao tạo thành hỗn hợp tự bốc cháy, có khả
năng cung cấp cho động cơ một công suất lớn và suất tiêu hao nhiên liệu ít
nhất.
2. Phân loại.

Căn cứ vào sự khác nhau của đót kim (đầu kim) và lỗ tia ta chia kim phun đầu
ra làm 2 loại: Loại kim phun đót kín và loại kim đót hở.
A. Loại kim đót kín.
Kim phun này dùng trong hệ thống nhiên liệu cá nhân và phân phối áp lực cao.
a. Cấu tạo:
Một thân kim trong đó có dự trù lỗ bắt dầu đến, dầu về ( đơi lúc có ốc xả gió)
đường dẫn dầu đến đầu đót kim. Trong thân có chứa cây đẩy, lị xo, phía trên lị
xo có đai ốc hoặc vít. Đai ốc chận dùng để chỉnh sức nén của lò xo. Trên cùng là
chụp đậy đai ốc hiệu chỉnh (Tuỳ theo loại kim mà ống dầu về bố trí ở thân kim
hay trên chụp đây).
1. Thân kim
2. Khâu nối với ống cao áp
3. Đậm kín
4. Lỗ dầu đến
5. Vít ráp ống dầu về
6. Cây đẩy
7. Lò xo
8. Ốc chỉnh lò xo
9. Chụp
10. Đót kim
11. Khâu nối
12. Van kim khe hở giữa và
thân
13. Mặt côn nhỏ của van kim
14. Lỗ tia
15. Chụp đậy
Hình 2.1:
Cấu tạo kim
phun
3



Đầu kim (đót kim) được nối liền với thân kim bởi một khâu nối. Trong đốt
kim có đường dẫn dầu cao áp đến. Phòng cao áp là nơi chứa dầu cao áp. Dưới
cùng là lỗ phun nhiên liệu (lỗ tia) ln được đóng lại nhờ lị xo nén qua (cây đẩy)
đến van kim.
Cây kim có dạng trụ, một đầu tựa vào cây đẩy nơi thân kim, đầu cịn lại có hai
mặt côn. Mặt côn lớn là nơi áp lực nhiên liệu có áp suất cao tác dụng vào để đẩy
kim lên. Mặt cơn nhỏ dưới cùng để đậy kín lỗ tia. Căn cứ vào số lỗ tia và van
kim, loại này chia làm 2 loại:
Kim phun có một lỗ tia (cịn gọi là kim phun kín có chi hay đót kín lỗ tia kín).
Với loại này kim phun chỉ có một lỗ tia. Bình thường khơng làm việc thì van kim
đóng kín lỗ tia ló ra ngồi một cái chi hình cơn khỏi mặt lỗ tia từ 0,4 - 0,5 mm.
Nhờ có chi nên đảm bảo phun nhiên liệu tốt, ít bị nghẹt lỗ do bị muội than. Tia
nhiên liệu khi phun ra khỏi lỗ tia có hình cơn rỗng, góc tia nhiên liệu từ 3 - 6 độ.
Loại này thường được sử dụng trên các loại động cơ có buồng đốt ngăn cách như
YAMAHA, KUBOTA, ISUDU, MARCH, TOYOTA, có áp lực phun từ 100 120 kg/cm2.

Hình 2.2: Hình đót kim loại chi ngắn
A: Lúc đóng
B: Lúc mở hồn tồn
Kim phun có nhiều lỗ tia(cịn gọi là kim phun kín khơng có chi hay đót lỗ tia
hở).
Loại này ở đầu đót kim có phần nhơ ra dạng chổm lồi. Trên chổm có khoan
nghiêng các lỗ tia. Số lượng, đường kính lỗ tia còn phụ thuộc vào loại động cơ,
dạng buồng đốt. Thường có từ 2 – 10 lỗ tia, đường kính từ 0,1 – 0,35 mm. Góc
phun của chùm tia thường từ 120 – 150 độ.
4



Hình 2.3: Các loại đầu kim
A: Loại có chi có lỗ tia phụ
B: Loại đót kín lỗ tia hở nhiều lỗ tia
C: Loại đót kín lỗ tia hở 1 lỗ tia
Có loại đót kim dài hơn loại thường nhằm làm giảm ảnh hưởng của nhiệt độ
gây kẹt kim trong đót.
Loại kim này sử dụng trên các loại động cơ có buồng đốt thống nhất hay phối
hợp ở nhiều loại ô tô như REO I, REO II, REO III, IFA, CAROSA, KAMAZ…
có áp lực phun từ 120 – 200 kg/cm2 .
Ở cả hai loại kim trên, đôi khi nhà chế tạo cịn thiết kế có lỗ tai phụ để chạy ở tốc
độ cầm chừng hay khởi động.
b. Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ làm việc, nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường ống dẫn dầu cao
áp vào kim phun, xuống phía dưới đót kim nằm tại bọng chứa dầu cao áp. Bình
thường lị xo ln đè van kim đóng cá lỗ tia. Đến thì cung cấp nhiên liệu, nhờ
bơm cao áp làm cho áp suất nhiên liệu tăng tác dụng vào mặt côn lớn của van
kim. Áp suất này tăng dần đến khi lớn hơn lực nén của lò xo, van kim bị áp suất
dầu nhấc lên làm mở các lỗ tia để phun nhiên liệu vào xi lanh động cơ dưới dạng
sương mù.

A: Lúc đóng

Hình 2.4: Hình đót kim loại chi dài
B: Lúc vừa mở
C: Lúc mở hồn tồn
5


Đến thì dứt phun, áp suất nhiên liệu nhỏ hơn sức nén của lị xo. Lị xo đẩy
van kim đóng lại (mặt cơn nhỏ tiếp xúc với đót kim). Nhiên liệu khơng được

phun ra. Q trình phun nhiên liệu chấm dứt. Độ nhấc lên của tia kim thường từ
0,3 – 1,1 mm và được khống chế giữa đót kim và thân kim.
Một phần nhỏ nhiên liệu sẽ rò rỉ qua khe hở giữa van kim và đót kim lên trên
theo đường ống dẫn dầu về để trở về thùng chứa. Lượng dầu này rất quan trọng vì
nó can thiết cho việc làm mát và làm sạch kim phun.
Áp suất khi phun nhiên liệu có thể điều chỉnh được nhờ vào vít điều chỉnh
trên lị xo hoặc thay đổi miếng chêm khi khơng có vít điều chỉnh. Nếu tăng áp
suất nén lịxo thì áp suất nhiên liệu khi phun tăng và ngược lại. Áp suất lị xo tăng
thì tia nhiên liệu càng dài và càng sương. Nhưng áp suất phun không được tăng
một cách tuỳ tiện vì nó cịn phun tuỳ vào tình trạng bơm cao áp và dạng buồng
cháy.
B. Loại đót hở
Loại này khơng có cây kim đóng kín đầu đót kim. Nghĩa là đường dẫn nhiên
liệu trong kim phun luôn thông với buồng đốt và nhiên liệu phun được phun ra khi
có sự chênh lệch áp suất giữa buồng đốt động cơ và áp suất nhiên liệu. Do vậy, tại
thời điểm khơng phải phun thì nhiên liệu khơng được phun ra bởi áp suất buồng
đốt cao hơn áp suất nhiên liệu. Loại này có nhược điểm là dễ phun rớt và nhỏ giọt,
phun khơng sương khi số vịng quay thấp. Do vậy loại này ít được sử dụng (trừ
loại GM Cummin SPT sẽ được trình bày ở chương sau).
3. ĐẶC ĐIỂM KIM PHUN
a. Đặc điểm ghi nơi thân kim.
Ví dụ: AKB 50SD54
A - bơm kim của Mỹ AMERICAN BOSCH
KB – thể thức bắt kim vào động cơ.
B – bắt vào bằng vách chặn.
C – bắt bằng vít.
K – khơng có cây đẩy.
50 – chiều cao tính từ mặt tiếp xuc (50 mm)
S – cỡ thân kim.
D – loại thân kim dự trù có thể dùng cho loại có chi dài.

54 – đặc điểm thay thế các bộ phận tuỳ loại động cơ.

6


a. Đặc điểm ghi nơi đầu kim.

Hình 2.5: Đặc điểm đầu kim.
Ví dụ 1: ADL 120 T52
A
Loại của Mỹ hãng AMERICAN BOSH.
DL Loại đót kim kín lỗ tia hở.
120 Góc chùm tia nhiên liệu.
52
Đặc điểm thay thế tuỳ loại động cơ.
T
Cỡ đót kim.
Ví dụ 2: AND 4S12.
DN
Loại đót kim lỗ tia kín.
4 Góc tia nhiên liệu.
S Đót kim dùng cho loại chuôi dài.
12 Đặc điểm thay thế các bộ phận.

7


PHIẾU THỰC HÀNH SỐ 1
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KIM PHUN TRÊN ĐỘNG CƠ
I. Mục tiêu:

Sau khi thực hiện xong phiếu cơng tác này học viên có thể xác định được tình
trạng của kim phun trên động cơ
II. Cung cấp:
- Một động cơ diesel nhiều xi lanh cần xác định tình trang kim phun.
- Nhiên liệu, dầu bôi trơn.
- Các dụng cụ cần thiết cho quá trình thực hiện
III. Phương pháp thực hiện:
Một động cơ có nhiều máy hoạt động. Nếu muốn xác định chính xác kim nào
hư trên động cơ để tiến hành kiểm tra sữa chữa thì ta tiến hành như sau:
- Kiểm tra nhiên liệu
- Cho động cơ làm việc ở chế độ cầm chừng.
- Dùng một chìa khố miệng thích hợp với khâu nối, nối ống cao áp với kim
phun.
- Nới khâu nối khi nào thấy dầu xì ra ở đấy thì dừng lại.
- Lắng nghe tiếng nổ của động cơ, nếu tiếng máy thay đổi chứng tỏ kim phun
cịn tốt. Nếu tiếng nổ động cơ khơng thay đổi chứng tỏ kim phun bị hư hay
cũng có thể động cơ bị hư ( như xú páp bị đội làm mất sức nén, piston xi lanh
mòn quá nhiều làm sức nén yếu đã học ở phần động cơ) xong siết khâu nối lại
- Lần lượt nới các khâu nối cho các kim còn lại ta sẽ xác định được tình trạng
kim phun.
- Khi xác định được kim hỏng, tháo kim phun ra khỏi động cơ và tiến hành
kiểm tra trên bàn thử để xác định chính xác bộ phận nào của kim phun bị
hỏng.
Chú ý:
Đối với động cơ có nhiều xi lanh như 8, 10, 12 … máy nổ êm, khó phát hiện sự
thay đổi tiếng nổ. VD: Động cơ 8 xi lanh thứ tự thì nổ 15486372 thì ta giết hẳn
một lúc nhiều kim 1467 (các kim 5832 vẫn hoạt động). Cho động cơ làm việc ở
chế độ cầm chừng. Lần lượt giết các kim còn lại 5832. sau đó lần lượt giết các kim
1467.
- Vệ sinh dụng cụ và nơi làm việc

- Viết báo cáo

8


PHIẾU THỰC HÀNH SỐ 2
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KIM PHUN TRÊN BÀN THỬ
I. Mục tiêu:
Sau khi thực hiện xong phiếu cơng tác này học viên có thể xác định được tình
trạng của kim phun trên bàn thử.
II. Cung cấp:
- Kim phun cần xác định tình trạng hư hỏng
- Bàn thử kim
- Các dụng cần thiết cho quá trình làm việc
III. Phương pháp thực hiện:
Ráp kim phun lên bàn thử rồi lần lượt thực hiện các bước sau
a. Xả gió.
- Khố van dẫn dầu đến đồng hồ áp lực.
- Ấn mạnh cần bơm tay vài lần để xả gió đến khi nào thấy nhiên liệu phun ra ở
đầu đót kim.

1. Bơm cao áp loại PF
2. Cần bơm tay
3. Vít xả gió

Hình 2.6 : Bàn thử kim phun
4. Van đồng hồ
A: Chùm tia không ổn định
5. Đồng hồ chỉ áp lực
B: Chùm tia ổn định

6. Thùng chứa dầu

b. Kiểm tra và điều chỉnh áp lực thốt.
- Mở van (khoảng ½ vịng) cho dầu đến đồng hồ áp lực.
- Ấn can tay bơm cho đồng hồ áp lực tăng lên đến khi nào thấy dầu thốt ra
khỏi đót kim.
9


- Ghi lại áp lực cao nhất mà đồng hồ chỉ (áp lực thoát). So sánh áp lực đo được
với áp lực thoát do nhà chế tạo ấn định. Nếu khơng có chỉ dẫn thì các loại
kim đót kín lỗ tia kín là 115 kg/cm2 . Với loại kim đót kín lỗ tia hở là 175
kg/cm2 .
- Nếu áp lực thấp hơn tiêu đặc điểm, ta vặn ốc điều chỉnh vào hay thêm chêm.
Nếu áp lực thấp hơn đặc điểm, ta vặn ốc điều chỉnh giảm lực ép lò xo hoặc
bớt chêm đến khi nào áp lực đúng chỉ định.
SỐ LIỆU ÁP LỰC THỐT CỦA CÁC KIM PHUN THƠNG DỤNG
Hãng chế tạo
1

Động cơ
2

Số xi lanh
3

AUSTIN của Anh 2 – 3 –
5 TON 52/57
1-1½ TON 55/60 3TON
54/60

5-7 TON 55/60
AUSTIN/MORRIS 5-7
TON
CITROEN của Pháp

Perkin P6V

6

Áp lực
phun
kg/cm2
4
125

BMC 1,2 lít
BNC 3,4 lít
BMC 5,1 lít
BMC 1 lít

4
4
6
6

115
175
175
145


D1 D2 D3
I55 D4 45
DO 534M

4 và 6
6
4

100
125
175

OM 636
OM 621
OM 012
OM 314
OM 352

-

115
115
135
200
200

6
4

175

175

BO 144
BD 144A
BD 144/A/B/C
PARKIN 6354
DYT 537
D361
ROOSE - EP

4
6
-

150
145
160
175
220
168
220

DLL 150 S
115
DLL 150S
150

4VD 145/12SRW4

4


110

DN8SI

DAIMLER – BEN 2
(ĐỨC)
180D, D5, 0320R, L325
180DC, 190DC, 200DC,
L331, OP331, L327,
L328, L312, OP312
UXIMUG 403, 406, 414
FOR (MỸ)
6000 COMMANDER
62/65
TRACTOR 59/65
IHC (ANH) INTER
B 250, B 275, 56/58
MCCORRM2CK
TRACTORS
TRUKS 65/66
OHC (MỸ)
IFA W 50L (ĐƠNG

Loại đót
kim
5
DL 110S
916
DN 12SD

148
DLL50S11
5
DN40S2
DN15S2
DLLA
23S115
DN OSD
211
DN OSD
151
DN OSD
211
211
DLLA 150
S187
DLLA 150
S187

10


ĐỨC)
KAMAZ 5220 (LIÊN
XÔ)
MAZ 236 (LIÊN XÔ)
MÁY KÉO (LIÊN XÔ)
IUMZ 6L/M
KAROSA (TIỆP KHẮC)
CONTINENTAL (MỸ)

REO I
REO II
REO III

VD 145 /12SRWN3
740

4
V8

175
DN8SI
170 – 185 DN4S 187

MA 236
MTZ 150
ML 635
ENDT – 673

V6
4
4
6
6

150 – 5
130 – 5
175 – 5
180 – 5
2300PSI


LDS 465 – 1
IDS 465/1

6
6

2750PSI
2500 –
2800PSI
(thấp nhất
170)
145 – 155
(kg/cm2 )

4-6

DLLA
150S259
DLL 145
S 259
DLL 150
S 260
DLL 145
S 261
SD 2260
SE 170 – 66
– ITGN
DN12SD12


TOYOTA
IZ 434
c. Kiểm tra kim có bị nhiễu trước áp lực thoát.
- Ấn cần bơm tay cho áp lực lên khoảng 4 – 5 kg/cm2 dưới áp lực thốt. Ví dụ
áp lực thốt là 115 kg/cm2 thì ấn cho kim chỉ 110 kg/cm2.
- Với áp lực này dầu khơng được rỉ ra tại đót kim.
- Nếu có dầu rỉ ra là mặt cơn nhỏ ở ti kim và đót kim khơng kín. Nếu rỉ ra ở
khâu nối là do vặn ốc chưa đúng áp lực, mặt tiếp xúc khơng tốt. Phải tháo
kim xốy lại bằng cát xoáy và dầu nhớt.
d. Kiểm tra kim nhiễu sau áp lực thoát.
- Khoá van đầu lên đồng hồ áp lực.
- Dùng giấy mềm lau khơ và sạch đầu đót kim. Ấn mạnh cần bơm tay cho dầu
phun ra ở đót kim. Nếu thấy khơ là kim cịn tốt. Nếu ướt là kim bị nhiễu sau
áp lực thốt. Có thể là mặt côn nhỏ của kim tiếp xúc chưa tốt với bệ van kim
hoặc kim bị nghẹt do dùng dầu dơ bẩn hay bị trầy sước. Phải xoáy thân kim
với mỡ trừu và dầu nhớt.
e. Kiểm tra tình trạng phun dầu.
- Khoá van cao áp dẫn đến đồng hồ áp lực.
- Ấn mạnh cần bơm tay.
- Dùng miếng giấy để dưới đót kim khoảng 3cm. Cho kim xịt dầu ra. Xem số
lỗ tia có đủ khơng. Nếu nghẹt phải dùng cây xoi để thông, can thận không để
cây xoi gãy trong lỗ.
- Để ý góc độ phun dầu, nếu bị xéo thì phải thơng lỗ kim hoặc đẩy muội than
mé trong bằng cây gỗ mềm nhúng dầu hoặc dùng dụng cụ chuyên dùng.
11


f. Kiểm tra sự mịn của kim và đót kim ( kiểm tra áp lực ngả).
- Mở van cho dầu lên đồng hồ áp lực.
- Ấn cần tay bơm cho áp lục dầu tăng lên gần bằng áp lực thoát. Giữ cần tay

bơm, nhìn đồng hồ áp lực ( kim đồng hồ từ từ trở về) xem áp lực ngả.
- Nếu áp lực ngả không quá 15 kg/cm2 trong 50 giây là tốt. Nếu kim cũ không
quá 30 giây. Nếu áp lực ngả trong thời gian thấp hơn thì phải thay mới kim và
đót ( khơng thay riêng rẽ).
g. An toàn trong lúc kiểm tra.
- Khi thử kim phun lên bàn thử, khơng nên để tay dưới lỗ tia vì áp lục dấu
mạnh có thể thấm vào da thịt gây nguy hại cho sức khoẻ.
- Bảo dưỡng tốt mũi kim và các mặt tiếp xúc chính xác khác.
- Khơng dùng vải để lau chùi. Chỉ được phép dùng dầu gasoli đề tẩy hoặc rửa
sạch các chi tiết.
- Dụng cụ, bàn kẹp, tay người công tác phải thật sạch sẽ.

12


PHIẾU THỰC HÀNH SỐ 3
PHƯƠNG PHÁP THÁO RÁP VÒI PHUN (KIM PHUN)
I. Mục tiêu:
Sau khi thực hiện xong phiếu công tác này học viên có thể tháo ráp được các
loại kim phun thơng dụng
II. Cung cấp:
- Động cơ có kim phun cần tháo ráp hay kim phun rời cần tháo ráp
- Dầu gasoil sạch
- Dụng cụ phục vụ cho quá trình làm việc
III. Phương pháp thực hiện:
1. Tháo Kim Phun Ra Khỏi Động Cơ .
- Nhỏ một vài giọt dầu mỡ vào các ốc bắt ống dẫn dầu để tẩy rĩ sét và tháo
được dễ dàng.
- Mở các ống dẫn dầu đến và ống dầu về.
- Bít các đầu ống để tránh bụi bẩn xâm nhập vào trong.

- Tháo các ốc bắt kim phun và lấy kim phun ra khỏi động cơ.
- (nếu kim phun bị khẹt cứng vì muội than, dùng đòn bẩy xeo lên đồng thời
dùng búa gõ nhẹ cho kim xoay nhẹ qua lại, muội than sẽ bị tách rời ra).
2. Tháo rời từng bộ phận của kim phun.
- Rửa sạch bên ngoài của kim phun. Dùng bàn chải cước thau tẩy sạch muội
than, dùng dao cạo muội than bằng thau là hoặc tôn, mài cạnh bén. Tuyệt đối
không dùng lưỡi cưa thép mài bén dùng để cạo. Tránh va chạm vòi phun vào
mũi kim phun.
- Kẹp thân kim vào bàn kẹp có cặp mỏ hàn phụ bàn kim khí mềm. Đầu vịi
phun quay lên.
- Tháo ống nối vòi phun và lấy vòi phun ra khỏi thân.
- Kẹp thân kim phun trên bàn kẹp và trở ngược dầu.
- Tháo các ống dẫn và trở về.
- Tháo vít xả gió.
- Tháo lắp đậy chụp chận lị xo.
- Tháo chụp chận lị xo vít hiệu chỉnh áp suất phun và tán khố.
- Lấy lị xo đũa đẩy ra khỏi thân kim phun.
- Tháo và lấy van kim ra khỏi vòi phun.
- Nếu van kim bị kẹt trong vòi phun, dùng dụng cụ đặc biệt để tháo và sữa
chữa lại.
13


- Dùng dụng cụ đặc biệt để tháo vòi phun bị kẹt nơi ống chụp vòi phun.
3. Ráp kim phun.
- Kẹp thân kim phun vào bàn kẹp, đầu vòi phun lên trên.
- Đặt vòi phun vào đầu ép của thân kim phun.
- Ráp ống chụp vòi phun và siết chặt vào thân cho đúng lực siết.
- Kẹp thân kim phun trở ngược đầu lại.
- Ráp cây đẩy vào vị trí.

- Ráp lị xo và chén chận lị xo phía trên.
- Vặn và siết chặt đai ốc chụp lò xo.
- Ráp ốc điều chỉnh và đai ốc khoá.
- Ráp nút xả gió.
- Ráp các ống dẫn dầu và dầu về.
Chú ý : trước khi ráp cần phải xúc rửa thật sạch bằng dầu gasoil. Ráp và siết chặt
phần vòi phun trước khi ráp bộ phận khác. Nới ốc hiệu chỉnh trước khi ráp đai ốc
chụp lò xo.

14


Hình 2.7: Kích thước vịi phun loại đót kín tia hở

15


PHIẾU THỰC HÀNH SỐ 4
SỬA CHỮA VÀ PHỤC HỒI KIM PHUN
I. Mục tiêu:
Sau khi thực hành xong công tác này học viên có thể sửa chữa và phục hồi
các loại kim phun bị hư hỏng.
II. Cung cấp:
- Kim phun cần sửa chữa phục hồi
- Thiết bị máy móc phục hồi
- Dụng cụ cần thiết cho quá trình phục hồi
III. Phương pháp thực hiện:
Rửa sạch bên ngoài kim phun (lưu ý tránh va chạm đầu vòi phun).
Tháo rời các chi tiết (phần trên).
Rửa sạch các chi tiết của kim phun. Súc rửa vòi phun.

Dùng bàn chải cước bằng thau chải sạch đầu kim phun để tẩy muội than. Có
thể dùng lá nhơm hoặc thau mài bén để cạo muội than đóng cứng chặt. Tuyệt
đối không dùng lưỡi cưa thép mài bén dùng để cạo, hoặc bàn chải cước thép.
- Dung que kim loại đường kính cỡ 1.5mm thơng các mạch dầu đến phòng
chứa dầu cao áp của kim phun.
- Dùng nạo bằng thau cạo muội than trong phòng cao áp.
- Dùng cái nạo côn cạo muội than nơi mặt côn của bệ van kim.
- Dùng cây que soi có đường kính thích hợp với lỗ tia để thơng lỗ.
- Đối với loại nhiều lỗ tia, dùng cước thép có đường kính vừa lỗ tia thông các
lỗ bị nghẹt do muội than gây nên.
Chú ý : Cọng cước chỉ có thể ló ra khỏi cán kẹp độ 2mm để khỏi bị gãy hoặc
cong khi thông. Lúc thông lỗ tia không được để cọng cước bị kẹt và gãy trong lỗ
tia. Nếu xảy ra kẹt hoặc gãy thì vịi phun vơ dụng.
- Đối với loại một lỗ tia, dùng que soi to hơn bằng gỗ cứng, chui từ trong ra,
xoay theo chiều qua lại để tẩy hết muội than.
- Lau sạch van kim, kẹp đi van kim vào má xốy kim. Bơi ít mỡ trơn vào
miếng nỉ kích thước 100mm x 25mm. Cho máy xoay kim quay. Đặt miếng nỉ
lên trên thân van kim. Căng hai đầu miếng nỉ bằng tay đọn di chuyển tới lui
từ thân đến mũi van kim cho đến khi tẩy hết vết bẩn và được phẳng.
- Xoáy mặt tiếp xúc giữa đầu ép của thân kim và van kim. Bơi cát xốy nhuyễn
trên mặt phẳng với nhớt. Đặt mặt phẳng cần tháo lên bàn mài. Kềm vững và
di chuyển theo hình số 8. Khi mặt xốy được liền và phẳng thì xốy lại với
nhớt cho thật bóng.
-

Chú ý : Trước khi xoáy lại với nhớt phải tẩy thật sạch cát xốy của lần xốy trước
đó. Trường hợp đầu ép của thân kim phun có chốt dẫn hướng ta có nhổ chốt này
lên để xốy phẳng và gắn lại sau khi hồn tất cơng tác.
16



-

Xốy hai mặt cơn của van kim và bệ van kim.
Bắt chi kim vào máy xốy kim.
Dùng que nhỏ thấm ít cát xốy bơi vào mũi của van kim.
Đặt vịi phun vào van kim đến khi hai mặt côn chạm nhau.
Cho máy xoay đồng thời di động vòi phun ra vào cho mặt được phẳng.
Tiếp tục công tác trên nhiều lần đến khi hồn tất.

Rà mặt phẳng theo hình số 8

Xoáy kim trên máy xoáy

- Súc rửa bên trong và ngoài các chi tiết thật sạch và thấm dầu nhớt xốy lại
cho bóng đến khi hồn tất.
- Kiểm tra các chi tiết khác để sửa chữa hoặc thay thế.
- Lò xo yếu phải thay mới. Cây đẩy cong phải sửa thẳng.
- Đệm kín hư hỏng cần thay mới.
- Rửa sạch các chi tiết và ráp lại.

17


Hình 2.8: Sửa chữa và phục hồi vịi phun
a: Các dụng cụ sửa chữa b: Chùi sạch van kim c: Chùi đót kim d: Làm sạch đường
nhiên liệu trong đót e: Làm sạch phịng chứa van kim g: Thơng lỗ tia h: Kiểm tra
đường nhiên liệu.

18



BÀI 2
BƠM CAO ÁP TRONG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU CÁ NHÂN PF
I. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu PF
1) Sơ đồ hệ thống
1. Bơm cao áp
2. Oc xả gió
3. Ong cao áp
4. Kim phun
5. Ong dầu về
6. Thùng chứa
7. Khóa dầu
8. Lọc dầu
9. Ong dầu đến bơm
10. Oc xả cặn
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu PF
2) Công dụng
Bơm cao áp PF có các cơng dụng sau:
Tiếp nhiên liệu sạch từ thùng chứa đến
Ep nhiên liệu với áp lực cao (150-300 Kg/Cm2) đưa lên kim phun vào
trong xi lanh đúng thời điểm.
Cung cấp nhiên liệu cho động cơ tùy theo yêu cầu hoạt động
II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp PF.
Bơm cao áp là một bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel.
Cấu tạo gồm các bộ phận sau:
Vỏ bơm được đúc bằng thép hay hợp kim nhơm. Trên có dự trù bệ lắp bơm
(lắp đứng hay lắp bên hông). Xung quanh mặt ngồi của bơm có dự trù các lỗ bắt
ống dầu vào, dầu về, vít xả gió, vít chặn xi lanh, lỗ xỏ thanh răng, cửa sổ thân
bơm.

Bên trong bơm có chứa bộ phận xi lanh, piston là bộ phận chính của bơm cao
áp. Piston xilanh ép và định phân nhiên liệu. Ngoài piston là một khâu răng
(vành răng) để điều khiển piston xoay nhờ một thanh răng. Piston bơm ln được
đẩy xuống dưới nhờ lị xo hồi vị. Hai đầu lị xo có chén chặn, tất cả được đậy lại
nhờ đệm đẩy và khóa lại bên trong vỏ bơm nhờ một khoen chặn.
19


Phía trên xi lanh là bệ van cao áp, van cao áp và lò xo. Tất cả được giữ trong
ốc lục giác. Đầu ốc lục giác phía trên ráp với ống cao áp dẫn dầu đến kim phun.

Hình 3.2: cấu tạo bơm cao áp PF
1. Thân bơm 2. ống dầu đến 3. Vít xả gió 4. Vít chặn xilanh 5. Piston 6. Xilanh
7. Vòng răng 8. Thanh răng 9. Lò xo 10. Chụp đệm đẩy 11. Lỗ xem dấu cân bơm
12. Van cao áp 13. Lò xo van 14. Oc lục giác 15. Ong cao áp

20


1. Đặc điểm cấu tạo
Van cao áp
Hình 3.3: van cao áp
A: Loại có piston giảm áp
B: lọai 2 van bi
1. Piston giảm áp
2. Dầu cao áp
3. Bệ van

Khi áp lực nhiên liệu tác dụng vào van cao áp cao hơn lực đẩy của lị xo
đẩy van cao áp đóng xuống, van bị đẩy lên (ngược chiều lực ép của lò xo) do vậy

van mở ra. Nhiên liệu từ buồng nén của piston xilanh phun qua van cao áp đến kim
phun qua ống dầu cao áp. Khi chấm dứt phun áp lực nhiên liệu giảm đột ngột, lị xo
đẩy van đóng lại. Trong khi đó phần hình trụ phía dưới van đi vào trong bệ làm áp
lực dầu trong ống dẫn cao áp giảm đột ngột nhờ vậy kim phun dứt nhanh chóng,
tránh tình trạng rỉ dầu nơi đót kim phun. Ngồi ra cịn có loại van cao áp hình cầu
như viên bi ở đông cơ D6 hoặc SIGMA
Xi lanh bơm: Có 2 lỗ ở đầu, lỗ dầu về ở vị trí vít chặn xi lanh, vít này có nhiệm
vụ định vị xilanh không cho xilanh qua lại và chịu áp lực dầu về tránh mòn vỏ
trong thân bơm.
Piston bơm: Thường có lằn vạt xéo trên hoặc xéo dưới để phân lượng nhiên liệu.
Đi piston có 2 tai để ăn ngàm với hai rảnh khoét ở khâu răng, ở rãnh khoét của
khâu răng và hai tai của piston điều có dấu để khi lắp khơng bị nhầm lẫn. Ngồi
ra cịn có loại piston khơng có lằn vạt xéo (PMY D6) định lượng bằng van tiết
lưu. Loại này khơng có khâu răng và vịng răng.
Vịng răng và thanh răng: Có nhiệm vụ định lượng nhiên liệu đưa đến kim
phun, trên vòng răng và thanh răng đều có dấu , khi ráp phải chú ý cho chúng
trùng nhau

21


Hình 3.4: Các dấu của bơm PF
1. Dấu ở vịng răng và thanh răng 2. Dấu ở đuôi tai piston
3. Dấu ở ống xoay điều khiển piston.
2. Nguyên lý hoạt động:
Khi động cơ làm việc, lúc piston xuống thấp nhất nhiên liệu ở khoan xung
quanh nạp vào xilanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu về. Đến thì phun dầu,
cốt cam ở động cơ đẩy piston đi lên ép nhiên liệu trong xi lanh. Piston đi lên án
hai lỗ dầu đến và về thì nhiên liệu bắt đầu được ép gọi là thời điểm khởi phun.
Khi áp lực dầu tăng cao hơn áp lực lò xo van cao áp thì van cao áp mở ra dầu cao

áp được đưa đến kim phun phun vào xilanh động cơ.
Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu đến khi lằn vạt xéo trên piston hé mở lỗ dầu
về, dầu tràn ra ngồi xilanh, thì phun chấm dứt gọi là thời điểm dứt phun.
Piston tiếp tục đi lên hết hành trình của nó.

Hình 3.5: Hình ngun lý làm việc của bơm PF
A: Nạp dầu

B: Ep dầu khởi phun

C: Dứt phun
22


Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston thay đổi
lượng nhiên liệu. Thời gian phun càng lâu, dầu phun vào động cơ càng nhiều, máy
chạy càng nhanh. Thời gian phun càng ngắn, dầu phun vào máy càng ít, động cơ
quay chậm. Khi xoay piston để rảnh thẳng đứng ngay lỗ dầu về, không ép dầu,
khơng có dầu vào động cơ. Động cơ khơng hoạt động (vị trí tắt máy)
Lằn vạt xéo có ba loại:
Loại xéo trên: Thời điểm khởi phun thay đổi, dứt phun cố định.
Loại xéo dưới: Thời điểm khởi phun cố định, dứt phun thay đổi
Loại vạt xéo cả trên lẫn dưới: Thời điểm khởi phun và dứt phun thay đổi

Xéo trên

Xéo dưới

Cả trên và dưới


Hình 3.6: Các loại lằn vạt xéo trên piston

Hình 3.7: Định lượng nhiên liệu
III. Đặc điểm bơm cao áp
23


Bơm cao áp PF khơng có cốt cam nằm trong bơm. Bơm được gắn bên hông
động cơ, mỗi xi lanh động cơ có một bơm riêng biệt. Nhờ vậy ống dầu cao áp đến
kim phun ngắn.
Kích thước đường kính piston từ 4 – 40 mm. khoảng chạy từ 5 – 35 mm. lưu
lượng cung cấp khoảng 25 – 3800 mm3
Giải thích kí hiệu ghi trên thân bơm:
Ví dụ: Ở vỏ bơm ghi APF 1 A 70 A 2123S56
12 34 5 6
1: APF là loại bơm cá nhân của Mỹ
A: American Bosch
PF: Bơm cá nhân
Loại bơm CAV của Anh BPF
B: Great Britanique
PF: Bơm cá nhân
2: Số piston bơm
3: Cỡ bơm gồm có: A cỡ nhỏ B cỡ trung Z cỡ lớn
4: Đường kính piston bơm tính bằng 1/10 mm (7 mm)
5: Đặc điểm thay thế tuỳ theo cỡ bơm
6: Đặc điểm của nhà chế tạo ấn định để thay đổi các phụ tùng của bơm
BƠM CAO ÁP KIỂU DECKEL THƯỜNG GỌI PMY TRÊN MÁY
YANMAR
1. Cấu tạo:
Bơm cao áp kiểu deckel thường gọi PMY gồm một khối hình trụ, trong đó

được lắp các chi tiết như sau: cặp piston và xilanh bơm từ phía đáy ráp lên và xiết
chặt bằng khâu ép,phía trên có lỗ để lắp bộ van cao áp xiết chặt vào, bên trên có rắc
co và ống dẫn cao áp đến kim phun. Bên hơng có mạch xả để định lượng nhiên liệu,
mạch này thông đồng với mạch nạp nằm ở phần bắt để bơm. Phía dưới của khối có
đế để bắt bơm vào động cơ, mặt phía dưới của đế thật phẳng có số chêm bằng lá
thép mỏng dùng điều chỉnh thì khởi phun của bơm cao áp. Nơi đế có mạch nạp
nhiên liệu từ các lọc và ăn thơng với lỗ nạp và thốt của xilanh bơm.

24


×