Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Fugiang Precision Component

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA: ĐIỆN TỬ
---------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH: ĐIỆN TỬ VIỄN THƠNG
Cơng ty TNHH Fugiang Precision Component

Sinh viên thực hiện

: Văn Văn Văn

Mã sinh viên

: 20178738384

Lớp

: Điện tử 3 K12

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Văn Văn Văn

Hà Nội, tháng 2 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hà Nội, ngày… tháng….năm 2021
Người nhận xét


MỤC LỤC

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CÁC QUY ĐỊNH NỘI BỘ............2
1.1.Giới thiệu về công ty....................................................................................2
1.1.1.Sơ lược về tập đoàn tại Việt Nam..........................................................2
1.1.2.Sơ lược tập đoàn trên thới giới...............................................................2

1.1.3.Lịch sử hình thành của cơng ty..............................................................2
1.1.4.Nhà xưởng của tập đoàn tại việt nam.....................................................2
1.2.Các nội quy nội bộ.......................................................................................2
Chương 2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TỒN LAO DỘNG..................................2
2.1. An tồn lao động.........................................................................................2
2.1.1. Điều kiện lao động................................................................................2
2.1.2. Tai nạn lao động....................................................................................2
2.1.3. Bệnh nghề nghiệp..................................................................................2
2.1.4. Trang bị bảo hộ cá nhân........................................................................2
2.2. Vệ sinh lao động..........................................................................................2
2.2.1. Phòng chống bụi trong lao động sản xuất.............................................2
2.2.2. Phòng chống nhiễm độc trong lao động sản xuất.................................2
2.2.3. Cấp cứu.................................................................................................2
2.2.4. Biện pháp chung đề phòng về kỹ thuật.................................................2
2.2.5. Dụng cụ phòng hộ cá nhân....................................................................2
2.2.6. Hoạt động Phòng cháy chữa cháy.........................................................2
Chương 3. QUY TRÌNH TỔ CHỨC,QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN SẢN
XUẤT TẠI NƠI THỰC TẬP................................................................................2
3.1.Quy trình sản xuất chung.............................................................................2
3.2. Thời gian làm việc.......................................................................................2
3.3.Các bộ phận..................................................................................................2
3.4.Thuật ngữ thường dùng................................................................................2
3.5. Bộ phận làm việc khi thực tập.....................................................................2
3.6.Quy trình sản xuất và lắp ráp sản phẩm:......................................................2
Chương 4. Ý KIẾN ĐÓNG GÓP..........................................................................2
4.1.Kết quả đạt được trong thời gian thực tập :..................................................2


4.2.Nhận xét :.....................................................................................................2
4.3.Ý kiến đóng góp :.........................................................................................2


DANH SÁCH HÌNH Ả
Hình 1. 1:Hình ảnh cổng vào cơng ty................................................................2
Hình 1. 2: Các chi nhánh của tập đoàn Các chi nhánh của tập đồn.................2
Hình 1. 3: Vị trí tập đồn trên thế giới..............................................................2
Hình 1. 4: Lễ khai trương nhà máy ( Tháng 8/2007)........................................2
Hình 1. 5:Quang cảnh sân khấu và các tiết mục văn nghệ“Ngày hội đồn kết“
...........................................................................................................................2
Hình 1. 6: Nhà xưởng và khu ký túc xá Bắc Ninh............................................2
Hình 1. 7: Nhà xưởng và khu ký túc xá Bắc Giang..........................................2
Hình 1. 8: Sơ đồ tập đồn KCN Vân Trung......................................................2
Hình 1. 9: Hình ảnh áo, mũ, dép và dây tĩnh điện trong xưởng........................2
Y

Hình 3. 1: Sản phẩm Nighthawk Smart Wifi Router.........................................2
Hình 3. 2: SOP( quy trình thao tác chuẩn)........................................................2
Hình 3. 3: SOP cơng trạm 1...............................................................................2
Hình 3. 4: Trạm test PT.....................................................................................2
Hình 3. 5: Cơng trạm lắp ráp.............................................................................2
Hình 3. 6: Cơng trạm 4......................................................................................2
Hình 3. 7: Cơng trạm test RC............................................................................2
Hình 3. 8: Máy in label.....................................................................................2
Hình 3. 9 Cơng trạm 9 đóng hộp.......................................................................2
Hình 3. 10: Máy dán bang dính tự động............................................................2
Hình 3. 11: Palet được đóng hồn chỉnh...........................................................2
DANH SÁCH BẢN
Bảng 1. 1 Sơ lược về tập đoàn...............................................................................2
Y

Bảng 3. 1 Các bộ phận của công ty.......................................................................2


LỜI MỞ ĐẦU


Cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam
đang từng bước bắt nhịp nguồn kinh tế mở theo hướng hiện đại hóa, cơng
nghiệp hóa. Đứng trước một ngưỡng cửa mn vàn thử thách, bất kỳ ở đâu
và lúc nào con người cũng phải ý thức được việc mình phải làm. Đồng thời
họ đều hiểu được kết quả và lưu trình cho một cơng việc cụ thể, ln tích lỹ
kinh nghiệm nhằm mục đích rút ra nhưng bài học bố ích.
Trong thời gian học tập tại trường Đại học công Nghiệp Hà Nội, em đã
được các thầy, cô giáo giảng dạy những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện tử
để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, nhà trường đã tạo điều kiện
cho em về thực tập tại “Công ty tập đồn khoa học kỹ thuật Hồng Hải” em đã
có dịp được tìm hiểu về cơng tác tổ chức quản lý, thiết kế và lắp giáp các
thiết bị điện tử của công ty. Từ những kiến thức đã được học cùng với kinh
nghiệm trong quá trình tham gia thực tập ở công ty, với sự giúp đỡ các anh,
chị trong công ty đã giúp em hiểu thêm phần nào về ngành điện tử áp dụng
thực tế vào công ty là như thế nào. Bên cạnh đó em cịn được sự hướng dẫn
chỉ bảo tận tình của thầy giáo Phạm Văn Chiến giúp em viết báo cáo này.
Trong quá trình thực tập mặc dù cố gắng nhưng điều kiện thời gian có
hạn nên nhận thức và trình bày của em khơng tránh khỏi sai sót, em rất mong
sự góp ý của thầy cô giáo, để em củng cố thêm vào kiến thức của mình và có
thêm những bài học thực tế về công tác kế hoạch và tổ chức chuyên môn sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2021

Sinh viên
Thị Thị Thị


Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CÁC QUY ĐỊNH NỘI BỘ
1.1. Giới thiệu về công ty

ảnh cổng vào cơng ty
1.1.1. Sơ lược về tậpHình
đồn1.tại1:Hình
Việt Nam

Tên ở Đài Loan

Tập đoàn KHKT Hồng Hải

Tên ở Trung Quốc

Tập đoàn KHKT Foxconn

Thương hiệu Tiếng Anh

HONHAI TECHNOLOGY GROUP
FOXCONN TECHNOLOGY GROUP

Chủ tịch Tập Đoàn

Quách Đài Minh (TERRY GOU)


Ngày thành lập Tập Đoàn
20/02/1974
Bảng 1. 1 Sơ lược về tập đoàn
Tập đoàn Khoa Học Kỹ Thuật Hồng Hải thành lập năm 1974 tại Đài
Loan với quy mô lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện tử, cơng nghệ thơng tin
và máy tính. Tháng 3 năm 2007, Tập Đoàn bắt đầu xây dựng nhà xưởng tại
Bắc Ninh, Bắc Giang, và một số tỉnh của Viêt Nam. Sản phẩm đa dạng trên
nhiều lĩnh vực liên quan đến máy tính, cơng nghệ thơng tin, hàng điện tử tiêu
dùng, linh kiện ô tô, thiết bị bán dẫn và công nghệ bảo vệ môi trường v.v…


1.1.2. Sơ lược tập đoàn trên thới giới
Hiện nay, Tập đồn có hơn 100 cơng ty và chi nhánh tại các nước như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Singgapo, Autralia,
Anh, Pháp, Hungary, Canada, United States, Mexico, Brazil,... với số lượng
cơng nhân viên của Tập đồn trên thế giới là 1,5tr người.

Hình 1. 2: Các chi nhánh của tập đồn
Theo bình chọn của tạp chí “FORTUNE” Mỹ năm 2008, Tập đoàn đứng thứ
132 trong Top 500 doanh nghiệp mạnh nhất thế giới. Đến năm 2013 tập đoàn
đứng vị trí thứ 30 và doanh thu đạt 130 tỷ USD.

Hình 1. 3: Vị trí tập đồn trên thế giới
1.1.3. Lịch sử hình thành của cơng ty
Tập đồn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải được thành lập năm 1974, có quy
mơ lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ mấy tính và máy tính.
Hiện tập Đồn có hơn 100 công ty, chi nhánh tại các quốc gia phát triển
nhanh về công nghệ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Đô vv….và cả tại các



khu vực như : Đông Nam Á, Châu Âu, Châu mỹ, Châu Âu với tổng số công
nhân viên hơn 1 triệu người. Sản phẩm của Tập đoàn đa dạng trên nhiều lĩnh
vực liên quan đến máy tính, cơng nghệ thơng tin, hàng điện tử tiêu dùng, linh
kiện ô tô, thiết bị bán dẫn, khai thác nguồn nguyên liệu mới và bảo vệ môi
trường…
Từ nhưng thập niên 90 của thế kỷ trước, Tập đoàn Foxconn đã bước vào
hàng ngũ của những doanh nghiệp sản xuất thiết bị kết nối máy tính lớn nhất
thế giới. Trong 12 năm liên tiếp Tập đoàn được tuần báo thương mại của Mỹ
binh chọn vào top 100 doanh nghiệp mạnh nhất về lĩnh vực công nghệ thơng
tin tồn cầu, 6 năm liên tiếp được xếp vào top 500 doanh nghiệp mạnh trên
thế giới.
Những năm gần đây, Tập đoàn đã đẩy mạnh tốc độ đầu từ vào các quốc
gia và khu vực có thị trường giàu tiềm năng. Từ sau khi Việt Nam tiến hành
cải cách mở cửa, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO đã trở thành một điểm
đến quan trọng của sự kế thừa chuyển giao công nghệ chế tạo khoa học kỹ
thuật mang tầm quốc tế.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và yêu cầu của khách hàng. Đầu năm
2007, Tập Đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải đầu tư vào Việt Nam với tốc độ
phát triển một cách nhanh chóng. Ngày 28 tháng 8 năm 2007, chính thức khai
trương và đưa vào hoạt động nhà máy đầu tiên tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh),
đánh dấu một bước quan trọng trong kế hoạch triển khai đầu tư rộng rãi tại
Việt nam, mở ra một chương mới về cơng nghiệp hóa hiện đại hóa việt Nam.
[1]
Hiện nay tập đoàn đã xây dựng tổng cộng 12 khu nhà xưởng sản xuất và
9 khu nhà ở cho nhân viên tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) và KCN Đình Trám
(Bắc Giang) tập chung sản xuất những sản phẩm cơng nghệ cao như: màn
hình LCD, bản mạch, linh kiện dùng cho máy tính, điện thoại di động,….

Hình 1. 4: Lễ khai trương nhà máy ( Tháng 8/2007)



Các nhà máy tại Bắc Giang và Bắc Ninh đã giải quyết việc làm ổn định
cho hơn 4500 cán bộ cơng nhân viên thu nhập bình qn dao động 5 triệu
đồng /người/tháng. Người lao động tập đoàn được mua đầy đủ các loại bảo
hiểm, được khám sức khỏe đinh kỳ, ăn nghỉ kí túc xá và tham gia các hoạt
đơng vui chơi giải trí lành mạnh…
Tham dự “Ngày hội đồn kết” thường niên của tập đoàn tổ chức tại
thành phố Bắc Ninh, phó chủ tịnh UBND tỉnh Nguyễn Tiến Nhường đánh giá
cao ý tưởng của tập đoàn Foxconn nhằm mục đích quan tâm, động viên đời
sống cho cán bộ cơng nhân viên đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn
bó giữa các đơn vị sản xuất.

Hình 1. 5:Quang cảnh sân khấu và các tiết mục văn nghệ“Ngày hội đoàn kết



1.1.4. Nhà xưởng của tập đoàn tại việt nam
a. Chi nhánh Quế võ Bắc Ninh
Công ty TNHH Funing Precision Component
Diện tích mặt bằng: 12,5 ha.
Địa chỉ: KCN Đình Trám – huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang.

Hình 1. 6: Nhà xưởng và khu ký túc xá Bắc Ninh
b. Chi nhánh Đồng Vàng – Bắc Giang
Công ty TNHH Fuhong Precision Component
Diện tích mặt bằng: 12,5 ha.
Địa chỉ: KCN Đình Trám – huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang.

Hình 1. 7: Nhà xưởng và khu ký túc xá Bắc Giang

c. Chi nhánh KCN Vân Trung – Bắc Giang


Cơng ty TNHH FuGiang
Diện tích mặt bằng: 425,6ha.
Địa chỉ: Khu công nghiệp Vân Trung, Huyện Việt Yên Bắc Giang (Tham
khảo thơng tin qua website: )[2]

Hình 1. 8: Sơ đồ tập đoàn KCN Vân Trung
1.2. Các nội quy nội bộ
Trước khi vào xưởng làm việc nhân viên cần phải mặc áo tĩnh điện, đội
mũ tĩnh điện, đi dép tĩnh điện, tay hoặc chân phải đeo dây tĩnh điện.


Hình 1. 9: Hình ảnh áo, mũ, dép và dây tĩnh điện trong xưởng
Không được mang thuốc lá, bật lửa, các vật sắc nhọn trên 5 cm,
các chất dễ gây cháy nổ vào trong xưởng làm việc.
Trong khi làm việc:
-

Không được nói chuyện, khơng bật chng điện thoại, nghe
điện thoại trong giờ làm việc, không tự ý đổi chỗ làm việc của
mình, khơng được tự ý dời khỏi vị trí làm việc. Khi muốn ra
khỏi chuyền cần báo ngay cho cán bộ quản lý chuyền để được
nhận thẻ dời chuyền. Thao tác làm việc phải làm theo trình tự
hướng dẫn của EOP.

- Cần chú ý đến yêu cầu 5s tại vị trí thao tác của mình, các dụng
cụ hỗ trợ cần được để ngay ngắn, đúng vị trí và được định kỳ
làm sạch. Khi làm việc có vật liệu, sản phẩm lỗi cần đặt đúng

vào vị trí để vật liệu lỗi. Bàn làm việc phải sạch sẽ khơng có dị
vật bụi bẩn. Rác cần bỏ vào thùng rác.


- Trong quá trình test sản phẩm nếu bi lỗi 3 lỗi liên tiếp có cùng
mã lỗi cần báo ngay cho cán bộ quản truyền để sử lý.
Trong giờ giải lao:
- Khơng được nói chuyện to, làm ồn, bật nhạc điện thoại, không
ăn đồ ăn vặt như bánh kẹo, vỏ hạt dưa. Rác cần bỏ vào thùng
rác.
Đến giờ tan ca:
- Trước khi rời chuyền cần nhớ cầm theo dây tĩnh điện, bao tay
tĩnh điện, khẩu trang, vệ sinh 5s tại vị trí làm việc, các dụng cụ
hỗ trợ cần để ngay ngắn. Sau đó nhân viên phải xếp hàng rồi
mới được ra về.

Chương 2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO DỘNG
2.1. An toàn lao động
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong q
trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao
động.
2.1.1. Điều kiện lao động
Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điều
kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế
được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao
động, q trình cơng nghệ, mơi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng
trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan
hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho
con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao

động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn
liền mới điều kiên lao động.
Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng thời
trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh hưởng,


tác động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể có
được những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện
pháp phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao
động.
2.1.2. Tai nạn lao động
Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột
ngột từ bên ngồi của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm
tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ
phận nào đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng
lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ
phận cơ thể (nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động được chia làm 3 loại:
- Tai nạn lao động chết người.
- Tai nạn lao động nặng.
- Tai nạn lao động nhẹ.
2.1.3. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường
xuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người
lao động. Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp
hoặc liên quan đến nghề nghiệp (Profession).
2.1.4. Trang bị bảo hộ cá nhân
Việc trang bị cá nhân bảo hộ lao động cho các công nhân, kỹ sư là công
việc cần được chú trọng nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động tại các nhà
máy, xí nghiệp.

Các sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động phổ biến hiện nay:
- Quần áo bảo hộ: chống cháy, chống bám, chống thấm, chống
axit, phản quang.
- Giày bảo hộ: gia cố bằng kim loại, bảo về đầu ngón chân, chống
thấm nước.


- Mũ bảo hộ: chống va đập, chịu lực, bảo vệ vùng đầu.
- Kính bảo hộ: chống tia lửa, bảo về vùng mắt.
- Găng tay bảo hộ: cách nhiệt, chống cháy, gồm găng tay kim loại
và găng tay vải.
- Tai chống ồn: chống ô nhiễm âm thanh, âm thanh công suất lớn
gây hại cho màng nhĩ.
- Mặt nạ bảo hộ: chống các tia lửa bắn vào mặt
2.2. Vệ sinh lao động
Phân loại bệnh nghề nghiệp theo tác hại và các biện pháp phịng ngừa
bệnh nghề nghiệp
Các yếu tố vi khí hậu của mơi trường lao động:
-

Nhiệt độ khơng khí,

-

Độ ẩm,

-

Tốc độ gió,


-

Bức xạ nhiệt.

2.2.1. Phịng chống bụi trong lao động sản xuất
Bụi gây tác hại đến da, mắt, cơ quan hơ hấp, tiêu hố.
Tổn thương đường hơ hấp. Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm
họng, viêm phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen, ...
Các hạt bụi bay lơ lửng trong khơng khí bị hít vào phổi gây tổn thương
đường hơ hấp. Khi ta thở, nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô
hấp mà những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 bị giữ lại ở hốc mũi tới 90%.
Các hạt bụi có kích thước (2-5) [micromet] dễ dàng vào tới phế quản, phế
nang, ở đây bụi được các lớp thực bào vây quanh và tiêu diệt khoảng 90%
nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh
silicose, asbestose, siderose, ...)
Bệnh phổi nhiễm bụi: Thường gặp ở các ngành khai thác chế biến vận
chuyển quặng đá, kim loại, than, vv...
Bệnh silicose: Là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ
mỏ, thợ làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa, ... chiếm 4070% trong tổng số các


bệnh về phổi. Ngồi ra cịn có các bệnh asbestose (nhiễm bụi amiang),
aluminose (bụi boxit, đất sét), siderose (bụi sắt).
Bệnh ngồi da: Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ
chân lơng và ảnh hưởng đến bài tiết mơ hơi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn,
gây ra mụn, lở loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
Bệnh đường tiêu hoá: Các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ dày có
thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
Bụi gây chấn thương mắt, bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc
làm giảm thị lực.

Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây
cháy nổ, rất nguy hiểm.
2.2.2. Phòng chống nhiễm độc trong lao động sản xuất
Chất độc cơng nghiệp là những hóa chất dùng trong sản xuất, khi xâm
nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý.
Độc tính hóa chất khi vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ
thể yếu, sẽ có nguy cơ gây bệnh. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi
là nhiễm độc nghề nghiệp. Tính độc hại của các hố chất phụ thuộc vào các
loại hoá chất, nồng độ, thời gian tồn tại trong môi trường mà người lao động
tiếp xúc với nó. Các chất độc càng dễ tan vào nước thì càng độc vì dễ thấm
vào các tổ chức thần kinh của ngươi và gây tác hại.
Trong môi trường sản xuất có thể cùng tồn tại nhiều loại hố chất độc
hại. Các loại hố chất có thể gây độc hại: CO, C2H2, MnO, ZO2 , hơi sơn,
hơi ôxid crom khi mạ, hơi các axit, ... Nồng độ của từng chất có thể khơng
đáng kể, chưa vượt q giới hạn cho phép, nhưng nồng độ tổng cộng của các
chất độc cùng tồn tại có thể vượt quá giới hạn cho phép và có thể gây trúng
độc cấp tính hay mãn tính. Hố chất độc có trong mơi trường sản xuất có thể
xâm nhập vào cơ thể qua đường hơ hấp, đường tiêu hoá và qua việc tiếp xúc
với da.
Biện pháp chung đề phòng về kỹ thuật:


-

Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vực sản xuất.

-

Các hoá chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ ràng.


-

Chú ý cơng tác phịng cháy chữa cháy.

-

Tự động hố q trình sản xuất hố chất.

-

Tổ chức hợp lý hố q trình sản xuất: bố trí riêng các bộ phận
toả ra hơi độc, đặt ở cuối chiều gió. Phải thiết kế hệ thống thơng
gió hút hơi khí độc tại chỗ.

2.2.3. Cấp cứu
-

Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay quần áo bị nhiễm
độc, ủ ấm cho nạn nhân.

-

Cho ngay thuốc trợ tim, hay hô hấp nhân tạo, nếu bị bỏng do
nhiệt phải cấp cứu bỏng, rửa da bằng xà phòng, nơi bị thấm chất
độc kiềm, axit phải rửa ngay bằng nước sạch.

-

Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng đưa cấp cứu bệnh viện.


2.2.4. Biện pháp chung đề phòng về kỹ thuật
- Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vực sản xuất.
- Các hoá chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ
ràng.
- Chú ý cơng tác phịng cháy chữa cháy.
- Tự động hố q trình sản xuất hố chất.
- Tổ chức hợp lý hố q trình sản xuất: bố trí riêng các bộ phận
toả ra hơi độc, đặt ở cuối chiều gió. Phải thiết kế hệ thống thơng
gió hút hơi khí độc tại chỗ.
2.2.5. Dụng cụ phịng hộ cá nhân
- Phải trang bị đủ dụng cụ bảo hộ lao động: mặt nạ phòng độc,
găng tay, ủng, khẩu trang, ....
- Chống ồn và chống rung trong lao động sản xuất.
- Chiếu sáng trong sản xuất.
- Kỹ thuật an toàn.


2.2.6. Hoạt động Phòng cháy chữa cháy
Phòng cháy chữa cháy: Là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật
nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra cháy, nổ,
đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi, phù hợp đảm bảo cho công tác cứu
người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm đến mức
thấp nhất các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.[3]

Chương 3. QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN SẢN
XUẤT
3.1. Quy trình sản xuất chung
PHT

TESTING


PACKING

SHIPMENT

FG

OBA

SMT

- SMT: gắn các linh kiện siêu nhỏ vào bản mạch.
- PTH: gắn liệu vào bản (công nhân phải trực tiếp làm).
- TESTING: gồm 3 trạm PT- FT-RC mỗi trạm có thể có thêm một vài trạm
nhỏ. RC là cuối trạm test.
- PACKING:

gồm các trạm VI LablePackboxCheck weight Pack

CTN Pack pallet.
- OBA: gồm trạm pre-FQA và FQA kiểm tra random bản trong các pallet.
Pass thì chuyển xuống các trạm khác. Fail 1 pcs thì cũng hold cả pallet.
- FG: gồm các trạm check pallet  stockingFG.
- SHIPMENT: check và đóng gói hàng cho lên container.
Note: Để hàng từ Pack Pallet chuyển dần xuống trạm khác sau mỗi trạm cần
có nhân viên scan để nhảy trạm trên hệ thống.
3.2. Thời gian làm việc
- Ca ngày : Thời gian 7h30 – 16h20 Sau thời gian này có thể tham gia làm
thêm giờ đến 18h hoặc 19h tùy theo thể trạng sức khỏe và công việc.



- Ca đêm : Thời gian 19h30 – 4h10 Sau thời gian này có thể tham gia làm
thêm giờ tới 6h hoặc 7h tùy theo thể trạng sức khỏe và yêu cầu công việc.
- Mỗi ngày một công nhân viên không tăng ca quá 2h nhằm đảm bảo sức
khỏe cho công nhân, một tháng không tăng ca quá 48 giờ, nột năm không
tăng ca quá 600 giờ.
- Khi vào làm việc cần quẹt thẻ trước giờ làm việc, cần quẹt vào trước 7h30p
sáng với ca làm ngày và 19h30p với ca làm đêm.
- Tương tự như quẹt thẻ khi vào làm thì khi đi ăn hay ra về cũng cần quẹt thẻ
đúng giờ.
3.3. Các bộ phận
Bộ Phận Chức Năng
Quản lý chất lượng nhập liệu
IQC
Tra thực tế liệu trong kho MRB
SQE

Quản lý chất lượng liệu nhập từ nhà cung ứng

PQE

Quản lý chất lượng từng hàng

ACDCơng

Làm chương trình cho hàng chạy trên SMT.

trình
TE
ME-Đóng

gói

Lắp đặt máy trên chuyền
Phụ trách các vấn đề liên quan đến thay đổi packing

PMc

Quản lý booking/lịch tàu/gọi công cho hàng

MPM

Quản lý liệu theo từng dự án

PC

Sắp chuyền, mở công lệnh

MC

Quản lý liệu trực tiếp theo các công lệnh trên chuyền

IPQC

Quản lý chất lượng trên chuyền. Nếu phát hiện lỗi sẽ cho dừng
chuyền


OBA

Kiểm hàng sau khi packing. Thường check random tùy theo số

lượng bản ở mỗi pallet. Tốc độ test trung15p/bản
Phụ trách sản xuất trực tiếp ở ngoài chuyền packing + testing

PD

-> Khi cần xuất hàng gấp sảo mã từ Packpallet xuống Fre-FQA và
từ check-pallet xuống stocking + kéo hàng xuống FG gọi cho
leader PD

PD-SMT Phụ trách sản suất trên chuyền SMT
IE

Phụ trách layout chuyền, làm SOP cho chuyền thực hiện

PE

Phụ trách kiểm tra bản khi có lỗi chức năng

PTH

Phụ trách chuyền PTH

RE

Sửa các bản lỗi (quan trọng nhất lúc Wip clean- xuất lô hàng cuối)

Copy IC

Phụ trách check sum của các hàng


Kitting

Kho liệu packing

Kho FG

Nhập hàng- đóng hàng lên container-sảo FG và shipping

CQA
TE

Làm Gtes cho các hàng mà khách hàng yêu cầu gửi Gtes trước khi
xuất hàng
Chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến truyền test (RIP, phần
mềm test,…)
Bảng 3. 1 Các bộ phận của công ty

3.4. Thuật ngữ thường dùng
- SC: Shipping commitment
- SR: Shipping requirement
- MPS: Material Planning System
- NPI: New Production Introduction


- WIP: Waiting in Process (Hàng đang trong quá trình sản xuất- ở các chặng
khác nhau trên chuyền)
- SW: Software
- HW: Hardware
- EOL: End of Line
- E&O: Excess & Obsolete

- SI: Shipping Instruction (Gồm hình thức ship/forwarder,….)
- FXC: Foxconn
- TCH: Technicolor
- CTB: Critical to build (liên quan đến liệu KC lúc commit SC)
- ECN: Engineering Change Notice (những thay đổi liên quan đến packing or
accessories của hàng)
- PO: Purchase Order
- LT: Lead time (Thời gian từ lúc gửi PO đến lúc liệu hoặc hàng đến Trung
Quốc-> đến FXC mất them khoảng 1 tuần)
- MP: Mass production (sản suất hàng loạt)
- ETD: Estimated Time Delivery – Ngày dự kiến hàng rời VN để vận chuyển
cho khách
- ETA: Estimated Time Arrival – Ngày dự kiến hàng đến bên khách hàng
- EXW: Exworks xuất ra khỏi xưởng
- Dash report: Dùng để update tình hình sản xuất cho TCH hàng ngày.
Wk..1/2/3/4/5/6
- ETAC: File kế hoạch sản xuất các hàng dựa theo SR của khách hàng dùng
để gọi liệu cho các hàng chạy trên chuyền.
- BOM- Bill of Materials – List liệu dùng để sản xuất hàng
- CTB: file update tình trạng liệu thiều hàng tuần phân bổ theo công lệnh
3.5. Bộ phận làm việc khi thực tập
Khi đăng ký thực tập tại công ty em được bố trí phân cơng vào bộ phận
ACD (cơng trình) và được bố trí vào làm trong kho B03.


Công việc hàng ngày của em là lấy bản bằng xe kéo chuyển bản từ dây
chuyền sản xuất ở B06 qua cửa thơng xưởng, sang tịa B03 lấy thêm bản và
liệu và cấp cho chuyền 11 bên B04. Ngoài ra em cũng phụ giúp việc sắp sếp
các thùng bản (mỗi thùng chứa 60PCS) lên các vallet, liệu sản xuất trong kho
hay là dồn các bản mạch từ thùng sang các xe chuyển bản mạch.

Mỗi bản mạch được ký hiệu với một số hiệu và mã vạch riêng.Vì thế
trước khi đi lấy bản ở B06 và B05,em cần liên hệ với tuyến trưởng bên
chuyền em cấp bản để xem ngày hôm đó chuyền đó chạy bản mạch gì,số
lượng liệu và bản còn bao nhiêu (loại bản mạch lấy theo số hiệu ghi trên bản
mạch

dụ
như
U12H383T00,I1280T00,I319T00,U12H348T20,I315T00...).sau khi biết
chuyền bên B4 chạy bản mạch gì em sẽ chủ động liên hệ với chuyền em lấy
bản bên B06 để báo cho tuyến trưởng nơi em nhận bản mạch để cho máy
đục(theo như đa số công nhân gọi) thực tế là các máy cắt dây gia công bản
mạch chưa gia công.Công nhân vận hành bên chuyền B06 dựa theo đó lấy
các bản mạch chưa đục sau đó gia cơng và chuyển các bản mạch đã gia cơng
vào các khay nhựa với kích thước phù hợp(mỗi khay 15 hoặc 20 ô).Cứ
khoảng 1 tiếng 1 lần em sang chuyền bên B06 lấy bản mạch PCS,mang về
kho B05 lấy thêm các thùng bản, liệu(bắn dính,cuộn thiếc cho việc hàn các
bản mạch,cuộn giấy in level trong quy trình đóng gói,..) rồi mang sang
chuyền sản xuất bên B04,sau khi công nhân thực hiện xong các thao tác em
mang khay không,thùng không có bản mạch về B05,B06 để lấy bản và liệu
chuẩn bị cho lần cấp bản tiếp theo.
Cuối giờ vệ sinh 5S xưởng (quét dọn, sắp xếp gọn gàng xưởng, chuẩn bị
ít bản cho ca sau) và giao ca.
Yêu cầu đối với công việc được giao:
- Đảm bảo cho dây chuyền khơng lâm vào tình trang thiếu bản, liệu
dẫn tới dừng chuyền sản xuất, làm gián đoạn quá trình sản xuất
- Thông báo kịp thời cho tuyến trưởng để chuyển sang chạy bản
mạch khác khi kho hết loại bản mạch đang chạy, hay bên PTH
khơng chạy(đục) cho loại bản mạch đó nữa
- Đảm bảo các chuyền cấp bản làm việc liên tục khơng đứt qng

- Cần cù, chịu khó, có trách nhiệm trong công việc và nhanh nhẹn,
linh hoạt
- Ký sổ thông xưởng đầy đủ khi đi qua các xưởng
- Nắm rõ EOP, thực hiện đúng theo hướng dẫn trong EOP: trước khi
mang bản phải kiểm tra có đúng bản mình cần hay không, bản mạch
đã hàn, cắm kiện chưa hay là bản mạch đã đục hay chưa...,đối với
các bản lỗi phải mang tới các bộ phận khác để xử lý,khi vận chuyển
phải nhẹ nhàng,không được làm rơi rớt khay hay các bản mạch
PCS,khi dồn bản phải mang đầy đủ quần áo găng tay bảo hộ,..


- Tuân thủ đầy đủ các nội quy và quy định về an toàn lao động, giờ
giấc tại nơi làm việc của công ty
- Vệ sinh thực hiện 5S đầy đủ và giao ca.
3.6. Quy trình sản xuất và lắp ráp sản phẩm:
Trong thời gian thực tập em đã được phân công và làm việc trên
dây truyền sản xuất Line6 xưởng sản xuất B05. em đã được sự giúp đỡ
của cán bộ trơng truyền trong cơng việc tìm hiểu về quá trình sản xuất
và lắp giáp wfi Nighthawk Smart Wifi Router.

Hình 3. 1: Sản phẩm Nighthawk Smart Wifi Router
Thơng số sản phẩm:
- 3.0Gbps – Tốc độ wifi kêt hợp nhanh để truyển phát liên tục. TriBand Wifi cung cấp nhiều wifi hơn cho nhiều thiêt bị hơn. Ưu tiên
băng thông qua động theo ứng dụng và thiết bị. Sáu ăng-ten hiệu
suất cao khuếch đại mạnh mẽ tối đa hóa phạm vi.
- Bộ xử lý lõi kép 1GHz mang đến khả năng chơi game không bị lag.
Cổng USB 3.0 cung cấp truy cập tốc độ cao, sẵn sang lưu trữ.
Quy trình lắp ráp sản phẩm:
- Mỗi cơng trạm đều có một SOP (quy trình thao tác chuẩn) để dẫn
và duy trì chất lượng công việc.



Hình 3. 2: SOP( quy trình thao tác chuẩn)
Cơng trạm 1: Ngoại quan và dán tem.

Hình 3. 3: SOP cơng trạm 1
Các bước thao tác:
- Ngoại quan bản mạch có bị trầy xước, thiếu linh kiện, lỗi khác hay
không.
- Dán tấm tản nhiệt.
- Cắm cổng USB.
- Hàn chân tản nhiệt.
- Thả truyền sang công trạm sau.
Công trạm 2: Test PT (nhập chương trình).


Hình 3. 4: Trạm test PT
Các bước thao tác:
- Lấy bản từ cơng trạm trước sau đó xếp vào khay bản chờ.
- Lấy bản chờ ở khay đặt vào khuôn đồ gá trong máy test tự động.
- Ấn đồng thời 2 nút ở 2 bên hơng máy khi máy đóng cửa máy ựu
động test.
- Khi đang trong quá trình test màn hình hiện “RUN”.
- Khi sản phẩm test bản OK thì màn hình hiển thị “PASS” lấy sản
phẩm chuyển cơng trạm sau.
- Khi sản phẩm test bản lỗi thì màn hình hiển thị “ FAIL” lấy sản
phẩm ra đổi máy khác test lại. Nếu sản phảm “ PASS” thả truyền
sang công trạm sau. Nếu vẫn “FAIL” lấy sản phẩm đặt vào khay
chứa bản lỗi.
Công trạm 3: Assembly (Lắp ráp).



×