Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mâu thuẫn giữa chuẩn mực kế toán với Luật Doanh nghiệp trong hạch toán vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.18 KB, 3 trang )

Mâu thuẫn giữa chuẩn mực kế toán với Luật Doanh nghiệp trong hạch
toán vốn góp của chủ sở hữu đối với công ty TNHH ?
Từ quy định của Luật doanh nghiệp, không ít doanh nghiệp đã cho rằng khi hạch toán
vốn góp của chủ sở hữu và công ty, phải hạch toán theo số vốn đã đăng ký, phần chênh lệch (nếu
có) giữa số vốn đã đăng ký với số vốn thực góp được hạch toán là khoản nợ phải thu của công ty.
Trong khi đó, theo chuẩn mực kế toán, khi hạch toán khoản vốn này, chỉ được ghi theo số vốn đã
thực góp. Vậy vấn đề này nên hiểu như thế nào, phải chăng có sự mâu thuẫn giữa chuẩn mực kế
toán và Luật Doanh nghiệp?
Khoản 2, Điều 39 của Luật Doanh nghiệp quy định rõ về thực hiện góp vốn đối với công
ty TNHH hai thành viên trở lên: "Trường hợp có hai thành viên không góp đủ và đúng hạn số
vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó với công ty; thành viên đó
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam
kết". Từ quy định của Luật doanh nghiệp, không ít doanh nghiệp đã cho rằng khi hạch toán vốn
góp của chủ sở hữu và công ty, phải hạch toán theo số vốn đã đăng ký, phần chênh lệch (nếu có)
giữa số vốn đã đăng ký với số vốn thực góp được hạch toán là khoản nợ phải thu của công ty.
Trong khi đó, theo chuẩn mực kế toán, khi hạch toán khoản vốn này, chỉ được ghi theo số vốn đã
thực góp. Vậy vấn đề này nên hiểu như thế nào, phải chăng có sự mâu thuẫn giữa chuẩn mực kế
toán và Luật Doanh nghiệp? Bài viết này, xin trao đổi một số vấn đề sau:
Một là, việc hạch toán một số vốn chưa góp đủ theo cam kết vào TK 138 là không đúng
quy định của kế toán và dẫn đến những phân tích, đánh giá sai lầm về tình hình và kết quả tài
chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hạch toán số vốn chưa góp đủ theo cam kết của các thành
viên vào TK 138 nhưng theo hai cách khác nhau. Có doanh nghiệp khi nhận được bản cam kết
của các thành viên góp vốn thì ghi toàn bộ số vốn đã cam kết vào bên Nợ TK 138 đối ứng bên
Có TK 411, sau đó, khi nhận được vốn góp, ghi Nợ TK 111, hoặc các TK có liên quan, đối ứng
ghi Có TK 138. Số dư nợ (nếu có) của TK 138 chính là số vốn đã cam kết nhưng chưa góp của
cá thành viên. Nhưng cũng có doanh nghiệp chỉ ghi Nợ TK 138, đối ứng ghi có TK 411 khi hết
hạn góp vốn mà vẫn có thành viên chưa góp đủ phần vốn đã cam kết.
Tuy nhiên, cả hai cách này đều không đúng quy định của kế toán. Kế toán chỉ ghi nhận
phần vốn góp của các thành viên theo đúng số thực góp, không sử dụng TK 138 hay bất kỳ TK
nào khác để ghi nhận phần vốn góp đã cam kết nhưng chưa góp đủ vào doanh nghiệp.


Khi các doanh nghiệp ghi nhận số vốn chưa góp đủ và phản ánh trên báo cáo tài chính
(Bảng cân đối kế toán) sẽ dẫn đến nhưng phân tích, đánh giá sai lầm về tình hình và kết quả tài
chính, về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, đánh giá không đúng về những chỉ tiêu
liên quan đến tài sản và vốn chủ sở hữu như: quy mô và cơ cấu tài sản, quy mô và cơ cấu nguồn
vốn; tăng về khả năng thanh toán và giảm về hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu quả vốn chủ sở
hữu…Ngoài ra, còn dễ gây nhầm lẫn trong phân phối kết quả lợi nhuận sau thuế.
Hai là, không có sự mâu thuẫn giữa quy định kế toán và Luật Doanh nghiệp.
Mặc dù trong Luật Doanh nghiệp đã quy định trường hợp có thành viên không góp đủ và
đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ cua rthành viên đó đối với công
ty; và trong quy định của kế toán cũng có quy định phần vốn góp của chủ sở hữu vào công ty
phải được hạch toán theo số thực góp, nhưng ở đây không có mâu thuẫn.
Luật Doanh nghiệp quy định về nghĩa vụ của các thành viên và để đảm bảo cho doanh
nghiệp được tồn tại và hoạt động theo đúng quy mô và nội dung đã đăng kí. Trường hợp thành
viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì Luật Doanh nghiệp coi phần chưa gps đó
là nợ của thành viên đó với công ty, nhưng luật không yêu cầu hạch toán và phản ảnh khoản
chưa góp đó trên báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán). Về góc độ kế toán, mọi nỗ lực của kế
toán hiện nay là nhằm cung cấp thông tin phản ánh một cách trung thực nhất hình ảnh về tình
hình tài chính và kết quả kinh doanh để người sử dụng có thể đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, do đó, kế toán có những nguyên tắc riêng. Trong các nguyên tắc kế
toán đã được quy định tại VAS 01-(Chuẩn mực chung) và VAS 21- (Trình bày báo cáo tài
chính), đáng lưu ý ở đây là nguyên tắc "thận trọng" trong VAS 01 và quy định về báo cáo tài
chính được xem là đáng tin cậy khi…"phản ánh đúng bản chất kinh tế của cá giao dịch và sự
kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng" (VAS 21). Các nguyên tắc
này cho phép kế toán không nhất thiết phải hoàn toàn lệ thuộc vào hình thức pháp lý của các sự
kiện và giao dịch kinh tế mà phải căn cứ vào bản chất kinh tế của chúng và phải thận trong khi
ghi nhận các khoản doanh thu và tài sản.
Sự độc lập trên đây do bản chất của các công cụ quy định, giữa chúng không có mâu
thuẫn với nhau mà thống nhất tồn tại trong chỉnh thể của một nền kinh tế.
Ba là, vấn đề phát sinh và xử lý kế toán.
Nhu cầu thông tin để theo dõi, quản lý tình hình thực hiện nghĩa vụ góp vốn của cá thành

viên là nhu cầu chính đáng không những của doanh nghiệp mà còn là nhu cầu của nhiều người
khác có quan tâm. Vì vậy, để vừa biết được thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ gíp vốn của
chủ doanh nghiệp vừa để đánh giá đúng đắn tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, kế toán cần phải hoàn thiện thêm như thế nào?
Để xử lý vấn đề này theo chúng tôi:
Thứ nhất, khi phát sinh các khoản vốn góp chưa đủ không đúng hạn, kế toán không ghi
sổ kế toán tổng hợp mà chỉ thực ghi đơn theo dõi chi tiết tình hình góp vốn đối với từng thành
viên góp vốn theo các chỉ tiêu số vốn cam kết, số vốn đã góp và số vốn chưa góp.
Thứ hai, cuối kỳ kế toán tổng hợp và bổ sung thêm vào thuyết minh báo cáo tài chính
phần thuyết minh về vốn chủ sở hữu các nội dung về số vốn cam kết, số vốn đã góp và số vốn
chưa góp, như vậy vừa đảm bảo tuân thủ Luật Doanh nghiệp, vừa không trái quy định của kế
toán và vừa thoả mãn thông tin cho các đối tượng sử dụng.
Trên đây là quan điểm, đề xuất cách xử lý việc hạch toán khoản vốn góp của chủ sở hữu
trong trường hợp thành viên góp vốn chưa góp đủ và dúng hạn các khoản vốn đã cam kết trong
doanh nghiệp TNHH. Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của bạn đồng nghiệp để hoàn thiện
chế độ kế toán cũng như thực tiễn công tác kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

×