Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.05 KB, 13 trang )

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU
LỜI MỞ ĐẦU
Cà Mau là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ
lượng và đa dạng các nguồn hải sản với giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những
năm qua, ngành Thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn có những
đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Tạo công ăn việc
làm cho hàng trăm ngàn lao động và đang phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng
hóa lớn, sản phẩm thủy sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường để tiếp tục phát
triển nhanh, ổn định và bền vững.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, liên tục dẫn đầu cả nước trên cả
ba lĩnh vực: nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu, thủy sản Cà Mau ngày càng khẳng
định vị thế ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là một ngành gây nhiều ấn tượng
cho những nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Cũng có thể nói, trong thập
niên vừa qua, ngành thủy sản đã làm thay đổi một phần diện mạo quê hương Cà
Mau theo chiều hướng tích cực. Chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đã qua và
những thành tựu, thách thức của Thủy sản Cà Mau: Trong một thời gian dài với
những chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế kịp thời mà Đảng bộ và nhân dân Cà
Mau đã lựa chọn sau một quá trình thử nghiệm với mồ hôi và cả nước mắt, những
năm tôm chết hàng loạt, những năm mà mỗi lần ra khơi là ngư dân nắm chắc phần
lỗ… Nhưng bằng sự kiên trì trong đánh bắt, nỗ lực đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa
học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến, ngành thủy sản Cà Mau dần khơi dậy tiềm
năng đất đai, mặt nước, biển cả… khẳng định vị thế và vai trò trong công cuộc phát
triển kinh tế tỉnh Cà Mau.
Trong đó sản lượng tôm nuôi trong tỉnh chiếm một tỉ trọng lớn trong
ngành thủy sản ở tỉnh Cà Mau. Nuôi tôm là một ngành nghề mang nhiều rủi ro nên
nhiều năm qua người nuôi tôm tỉnh Cà Mau đã trải qua nhiều thăng trầm. Nhưng
nhờ có những chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế kịp thời đã mang lại cho nghề
nuôi tôm tỉnh Cà Mau nhiều lợi ích đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số
khó khăn từ những chính sách không mang lại kết quả cao.
Page 1 of 13
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU


I. Giới thiệu chung về kinh tế tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc, diện tích 5.211km2, dân số
1.225.000 người. Cà Mau có ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 254km, ngư
trường rộng trên 80 ngàn km2, hệ thống sông rạch chằng chịt. Đất mũi Cà Mau có
khu vực Bãi Bồi rộng gần 3.000 km2, hàng năm phù sa bồi đắp, tiến dần ra
biển.Nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, đặc biệt với quốc lộ 63 nối Cà Mau, Kiên
Giang, An Giang với đường xuyên Á qua Campuchia và các nước khác. Cà Mau
tuy không có điều kiện phát triển các cảng nước sâu, song do vị trí địa lý khá đặc
biệt, thuận lợi cho hệ thống các đường giao thông thủy bộ, nối liền các tỉnh
ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và khu vực nội địa của Tỉnh với các đường biển
phía Tây và phía Đông... là điều kiện thuận lợi cho Cà Mau phát triển một nền
công nghiệp toàn diện, đặc biệt là chế biến thủy sản, khí điện đạm, cơ khí tàu
thuyền và các dịch vụ vận tải biển, sông biển và đường bộ, dịch vụ phục vụ nuôi
trồng và đánh bắt hải sản... Trong đó Cà Mau chú trọng phát triển kinh tế thủy sản,
cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến; được xem là vùng trọng điểm thủy sản của
khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Tuy công nghiệp cà Mau còn nhỏ bé, nhưng tốc độ tăng trưởng công nghiệp
bình quân hàng năm cao, cao hơn mức phát triển công nghiệp bình quân chung của
cả nước. Năm 1998, có thể đánh già là năm thành công của công nghiệp Cà Mau,
tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng trên 5% trong 3 năm (1995-1998), công
nghiệp tăng trưởng từ 11,9% năm 1995 lên 17,3% năm 1998. Công nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đang từng bước hình thành và có vai trò nhất định trong nền
kinh tế của Tỉnh, từ chỗ chỉ chiếm 0,65% giá trị sản lượng công nghiệp năm 1997,
đã tăng lên khoảng 1% năm 1998. Công nghiệp quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng
lớn, trên dưới 70% giá trị sản lượng công nghiệp toàn tỉnh. Năm 1998 giá trị sản
lượng công nghiệp quốc doanh đạt 1.224 tỷ đồng. Các hoạt động công nghiệp
trong 30% còn lại, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển hài hòa đều do thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh đảm nhận. Vì vậy, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng vị
trí của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh khá quan trọng. Giá trị
sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng từ 383 tỷ đồng năm 1997 lên

795,1 tỷ đồng năm 1998, góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng cao của CN tỉnh.
Page 2 of 13
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU
Giai đoạn 2001-2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 12,45%. GDP năm
2007 đạt 15.825 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 785USD, kim ngạch xuất
khẩu trên 600 triệu USD, thu ngân sách năm 2007 trên 1.100 tỷ đồng.
II. Thực trạng phát triển thủy sản ở Cà Mau
1. Tiềm năng để phát triển thủy sản Cà Mau
So với cả nước, Cà Mau có lợi thế phát triển thủy sản thuận lợi nhất, thể hiện
ở cả ba nhóm nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Với ba mặt giáp biển cùng
chiều dài bờ biển là 254km, bao bọc từ tây sang đông, Cà Mau có diện tích mặt
nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu rừng ngập nước. Ngư trường Cà
Mau có trữ lượng lớn và đa dạng các nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm,
cua, mực, cá chai, cá mú… Với 660 loài, 319 giống thuộc 38 họ, trong đó 175 loài
thuộc 116 giống và 77 họ đã được định danh.
Việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng rất thuận lợi, gồm các
loài nhuyễn thể và các loài hai mảnh vỏ như: nghêu, sò huyết; các loại tôm, cua, cá
nước mặn có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu. Nuôi trồng thủy sản ven
biển, đặc biệt là nuôi tôm, đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của
tỉnh Cà Mau.
Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng thủy sản to lớn,
đa dạng để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy mạnh công cuộc
CNH-HĐH, đưa kinh tế từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Trong
định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau đến năm
2010 của Đảng bộ Cà Mau cũng ghi rõ: “Vùng kinh tế biển là một trong ba vùng
kinh tế quan trọng của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủy sản trong cơ cấu
nông-lâm-thủy sản đến năm 2010 tương ứng là 20,4%-4,6%-75%”... Những con số
này nói lên một tiềm năng cần được đánh thức và khai thác đúng mực để phát huy
hiệu quả của nó, tạo điều kiện để người dân trực tiếp được hưởng lợi ngay trên
chính đồng đất của mình…

Page 3 of 13
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU
2. Tình hình phát triển thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng ở
tỉnh Cà Mau trước năm 2000
Cà Mau, những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, là địa phương có vị
trí khá khiêm tốn so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí
địa lý xa xôi nơi chót cùng Tổ quốc nhưng cái chính là do nền kinh tế còn kém
phát triển, phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp. Thời điểm
năm 1999, tỷ trọng giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp chiếm đến 60% trong cơ
cấu kinh tế tỉnh, trong khi đó công nghiệp-xây dựng chỉ 20% và dịch vụ gần
18%. Trong khi nông nghiệp của tỉnh thì gặp nhiều khó khăn vì đất đai không
phù hợp để trồng lúa, trồng cây nông nghiệp( đây là vùng đất “nửa mặn nửa
ngọt”) thì ngành thủy sản của tỉnh có quy mô còn nhỏ, sản lượng thủy sản
đánh bắt và nuôi trồng còn thấp.
Trước năm 2000 toàn tỉnh Cà Mau có khoảng 150 ngàn hecta nuôi tôm
và người dân chủ yếu nuôi tôm theo hình thức quãng canh, bình quân mỗi hộ
chỉ nuôi trên dưới 2 ha (hầu hết người nuôi tôm đều thả nuôi quanh năm và không
có mùa vụ rõ ràng. Chất lượng con giống kém cùng với sự ô nhiễm môi trường do
quá trình cải tạo ao đầm đồng loạt trên diện rộng, cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống
thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu, kỹ thuật nuôi tôm của người dân chưa cao, tới con
nước thì “sổ” để bắt tôm, sau đó tiếp tục thả tôm con vào nuôi tiếp, tuy nhien họ
không biết cải tạo vuông tôm, chăm sóc tôm) nên đã đem lại kết quả không cao. Từ
đó đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình này nhà Chính phủ và UBND tỉnh Cà Mau đã có chủ
trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế để.
3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất
Nền sản xuất của Cà Mau thật sự bước sang trang mới vào những năm 2000
khi Cà Mau thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang
nuôi tôm với quy mô lớn. Vũ khúc con tôm ngự trị trên đồng đất Cà Mau những
năm đầu chuyển dịch. Nhưng rồi, vị trí độc tôn của con tôm không còn nữa, sau

nhiều năm nuôi tôm thất bát, nông dân lại nhận ra tính bấp bênh, kém hiệu quả của
mô hình sản xuất chuyên tôm.
Page 4 of 13
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU
Từ năm 2001 , được Chính phủ cho phép, tỉnh đã thực hiện chủ trương
chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp từ nông-lâm-ngư nghiệp sang ngư-
nông-lâm nghiệp. Cụ thể là đã chuyển trên 130 ngàn ha đất trồng lúa kém hiệu quả
sang nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng một vụ lúa, nâng
tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 277 ngàn ha (chiếm 42%
diện tích nuôi thủy sản toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 27,6% diện
tích nuôi nuôi trồng thủy sản cả nước).
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã tạo ra sức sản xuất
mới, cho phép Cà Mau khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đưa
sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, mà chủ yếu là hàng
hóa xuất khẩu. Trong bước chuyển vừa qua, tỉnh đã hình thành tương đối rõ nét các
vùng sản xuất: hệ sinh thái nước mặn, ngọt, lợ với tiềm năng đa dạng sinh học
phong phú. Trong tổng số 277.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tỉnh bố trí 240
ngàn ha nuôi tôm (bao gồm nuôi công nghiệp, nuôi tôm kết hợp với trồng một vụ
lúa, nuôi sinh thái với mô hình tôm-rừng và nuôi tôm kết hợp với các loại thủy sản
khác
Hiện nay, tỉnh đang chú trọng chỉ đạo phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái
tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của các thị trường
khó tính trên thế giới, đảm bảo hiệu quả và bền vững.
4. Tình hình phát triển nghề nuôi tôm sau khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất
a. Kết quả đạt được
Phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên và quyết tâm của Đảng bộ, chính
quyền và bà con nông ngư dân, trong những năm qua, thủy sản Cà Mau đã duy trì
tốc độ phát triển cao cả về sản lượng khai thác, giá trị sản xuất và tỷ trọng ngành
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chính quyền địa phương và những đoàn thể thường
xuyên phổ biến, nhân rộng những mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất

cao, nuôi tôm kết hợp với các loài thủy sản và nhuyễn thể khác, xây dựng vùng
nuôi an toàn để tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Từng bước mở rộng
diện tích nuôi thủy sản ở ven biển, đảo; tăng diện tích nuôi tôm công ngiệp ở nơi
có điều kiện và nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và đã đem lại những kết
quả cao.
Page 5 of 13

×