Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Xử lý nước thải khu công nghiệp cái lân hiện trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.09 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Chu Thị Hồng Yến

XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CƠNG NGHIỆP CÁI LÂN
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành : Quản lý mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Đặng Xuân Hiển

Hà Nội – Năm 2013

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu và số liệu trong luận văn này là trung thực. Các kết quả, luận điểm của
luận văn chưa được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào.
Tác giả

Chu Thị Hồng Yến

6



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này đúng thời gian quy định và đầy đủ nội
dung yêu cầu, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè,
các đồng nghiệp...
Trước tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo –
PGS.TS Đặng Xuân Hiển, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả tận
tình, chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Khoa học
và Công nghệ Môi trường – Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình dạy bảo,
hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
tại Viện để hồn thành khóa học.
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ, nhân viên
đang công tác tại Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Cái Lân - Công ty Xi
măng và Xây dựng Quảng Ninh, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo
sát, thu thập thông tin và tài liệu liên quan để xây dựng luận văn.
Cuối cùng tác giả xin được cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, lãnh đạo
phòng Tài nguyên nước - KTTV, Sở Tài nguyên và Môi trường và gia đình,
bạn bè đã cổ vũ, động viên tinh thần, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Tác giả

Chu Thị Hoàng Yến

7


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 2

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................... 6
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................... 8
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................... 9
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................... 11
MỞ ĐẦU............................................................................................... 13
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................ 13

2.

Mục đích nghiên cứu................................................................. 13

3.

Nội dung nghiên cứu ................................................................. 14

4.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................... 14

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................. 14

6.

Cấu trúc của luận văn ................................................................ 15


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP CÁI LÂN ......... 16
1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................... 16
1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................... 16
1.1.2. Điều kiện khí hậu ................................................................ 16
1.1.3. Địa hình ............................................................................... 17
1.1.4. Đặc điểm thủy văn .............................................................. 18
1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội ............................................... 20

2


1.3. Giới thiệu về khu công nghiệp Cái Lân ..................................... 21
1.3.1. Thông tin chung .................................................................. 21
1.3.2. Quy mô................................................................................ 23
1.3.3. Phân khu chức năng ............................................................ 25
1.3.4. Khái quát các lĩnh vực công nghiệp đầu tư trong KCN Cái
Lân tác động đến môi trường .................................................................. 25
1.3.5. Mô tả sơ bộ trạm XLNT KCN Cái Lân .............................. 33
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM
XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP CÁI LÂN .............................. 35
2.1. Công nghệ xử lý nước thải của KCN Cái Lân bằng phương pháp
sinh học ....................................................................................................... 35
2.1.1. Sơ đồ công nghệ xử lý ........................................................ 35
2.1.2. Các thông số thiết kế của nước thải đầu vào ...................... 36
2.1.3. Các bộ phận chính của hệ thống xử lý ................................ 36
2.1.4. Các thông số thiết kế hệ thống xử lý .................................. 45
2.1.5. Các công việc vận hành hệ thống xử lý nước thải .............. 47
2.2. Nghiên cứu khảo sát đánh giá việc áp dụng các thông số vận
hành từng công trình đơn vị của hệ thống xử lý trong thời gian hai năm
2010 và 2011 ............................................................................................... 49

2.2.1. Bể điều hòa ......................................................................... 49
2.2.2. Bể lắng sơ cấp ..................................................................... 53
2.2.3. Bể Aeroten .......................................................................... 58
2.2.4. Bể lắng thứ cấp ................................................................... 62

3


2.3. Khảo sát đánh giá hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải trong
hai năm 2010 và năm 2011 ......................................................................... 69
2.3.1. Khảo sát đánh giá hiệu suất xử lý TSS ............................... 69
2.3.2. Khảo sát đánh giá hiệu suất xử lý BOD5 ............................ 71
2.3.3. Khảo sát đánh giá hiệu suất xử lý COD ............................. 72
2.4. Nghiên cứu khảo sát đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý năm
2012 ............................................................................................................. 73
2.4.1. Phân tích hàm lượng COD .................................................. 73
2.4.2. Đánh giá sự thay đổi nồng độ hợp chất Nitơ trong mẫu nước
thải theo ngày .......................................................................................... 76
2.4.3. Phân tích PO43- theo ngày ................................................... 79
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP CÁI LÂN.................. 80
3.1. Đánh giá hiện trạng máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu xử lý
nước thải ...................................................................................................... 80
3.2. Đánh giá thông số thiết kể của từng bể...................................... 84
3.2.1. Bể Aeroten .......................................................................... 84
3.2.2. Bể lắng đứng: ...................................................................... 87
3.3. Ưu điểm của hệ thống ................................................................ 89
3.3. Nhược điểm và đề xuất giải pháp .............................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 92
Kết luận ............................................................................................. 92

Kiến nghị ........................................................................................... 92

4


TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 94
PHỤ LỤC .............................................................................................. 95

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Aeroten: Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính
BOD: Biological Oxygen Demand – Nhu cầu ô xy sinh học
BOD5: Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày
BVMT: Bảo vệ môi trường
COD: Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu ô xy hóa học
DO: Dissolved Oxygen – Ơ xy hịa tan
GDP: Mức thu nhập bình quân trên đầu người
HCHC: Hợp chất hữu cơ
HTXL: Hệ thống xử lý
HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải
MLSS: Mixed liquoz suspended Solids – Chất rắn lơ lửng trong bùn
lỏng
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
SVI: Sludge volume index – Chỉ số thể tích của bùn hoạt tính
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT: Tài nguyên môi trường
TSS: Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lửng
VSS: Volatile Suspended Solids – Chất lơ lửng dễ bay hơi

VSV: Vi sinh vật

8


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng hợp các dự án đầu tư vào KCN Cái Lân .................... 29
Bảng 2.2. Lưu lượng nước thải đầu vào trung bình các ngày trong
tháng ................................................................................................................ 49
Bảng 2.3. Độ pH trung bình các ngày trong tháng của nước thải ở bể điều
hòa ................................................................................................................... 50
Bảng 2.4. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trung bình các ngày trong tháng
......................................................................................................................... 52
Bảng 2.5. Hàm lượng TSS trung bình các ngày trong tháng ............... 53
Bảng 2.6. Hàm lượng BOD5 trung bình các ngày trong tháng ở bể lắng sơ cấp ..... 54
Bảng 2.7. Hàm lượng COD trung bình ở bể lắng sơ cấp .................... 55
Bảng 2.8. Hàm lượng tổng phốtpho trung bình trong nước thải ở bể
cân bằng .......................................................................................................... 56
Bảng 2.9. Hàm lượng amoni trung bình trong nước thải đầu vào HTXL
......................................................................................................................... 57
Bảng 2.10. Giá trị pH trung bình của nước thải ở bể Aeroten ............ 58
Bảng 2.11. Hàm lượng TSS trung bình ở bể Aeroten........................... 59
Bảng 2.12. Hàm lượng VSS trung bình các ngày trong tháng năm 2010 và 2011 ... 60
Bảng 2.13. Tỷ lệ F/m trung bình trong Aeroten ................................... 61
Bảng 2.14. Hàm lượng TSS trung bình trong nước thải sau xử lý ....... 62
Bảng 2.15. Hàm lượng VSS trung bình trong nước thải sau xử lý ...... 63

9



Bảng 2.16. Hàm lượng BOD5 trung bình trong nước thải sau xử lý ... 64
Bảng 2.17. Hàm lượng COD trung bình các ngày trong tháng ........... 65
Bảng 2.18. Độ pH trung bình của nước thải đầu ra hệ thống xử lý .... 66
Bảng 2.19. Tổng phốt pho trung bình trong nước thải đầu ra hệ thống
xử lý ................................................................................................................. 67
Bảng 2.20. Hàm lượng Amoni trung bình trong nước thải đầu ra HTXL
......................................................................................................................... 68
Bảng 2.21. Hiệu suất xử lý TSS trung bình các tháng năm 2010 và năm
2011 ................................................................................................................. 69
Bảng 2.22. Hiệu suất xử lý BOD5 trung bình các tháng năm 2010 và năm 2011 .... 71
Bảng 2.23. Hiệu suất xử lý COD trung bình các tháng năm 2010 và
năm 2011 ......................................................................................................... 72
Bảng 2.24. Kết quả phân tích COD (mg/l) trong mẫu nước thải
......................................................................................................................... 74
Bảng 2.25. Kết quả phân tích NH4+ (mg/l) trong mẫu nước thải theo tuần đầu vào hệ
thống và đầu ra bể tiếp xúc (từ ngày 21/8/2012 đến 30/8/2012). .................................... 76
Bảng 2.26. Kết quả phân tích Nitơ tổng số (mg/l) trong mẫu nước thải
theo ngày từ đầu vào hệ thống đến đầu ra bể tiếp xúc. .................................. 76
Bảng 2.27. Giá trị trung bình của chỉ số NH4+ và nitơ tổng số trong
mẫu nước thải theo ngày (đầu vào hệ thống và đầu ra bể tiếp xúc)............... 77
Bảng 2.28. Kết quả phân tích PO43- ..................................................... 79
Bảng 3.29. Danh mục, tình trạng hoạt động của các vật tư thiết bị
chính phục vụ cho nhu cầu xử lý nước thải .................................................... 80

10


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải KCN Cái Lân ................... 35

Hình 2.2. Bể điều hịa ........................................................................... 37
Hình 2.3. Bể lắng cát ............................................................................ 38
Hình 2.4. Bể lắng sơ cấp ...................................................................... 39
Hình 2.5. Bể trộn .................................................................................. 39
Hình 2.6. Bể Aeroten ............................................................................ 40
Hình 2.7. Bể lắng thứ cấp .................................................................... 41
Hình 2.8. Nước thải chảy ra từ bể lắng sơ cấp (trái) và bể lắng thứ cấp
(phải) ............................................................................................................... 41
Hình 2.9. Trạm cấp khí......................................................................... 43
Hình 2.10. Bể tiếp xúc .......................................................................... 44
Hình 2.11. Lưu lượng trung bình các ngày trong tháng ở đầu vào
HTXL ............................................................................................................... 50
Hình 2.12. pH trung bình của nước thải đầu vào hệ thống xử lý ........ 51
Hình 2.13. Hàm lượng TSS đầu vào hệ thống xử lý ............................. 52
Hình 2.14. TSS trung bình các ngày trong tháng ở bể lắng sơ cấp ... 54
Hình 2.15. Hàm lượng BOD5 trong nước thải đầu vào HTXL............. 55
Hình 2.16. Hàm lượng COD trong nước thải đầu vào HTXL ............. 56
Hình 2.17. Hàm lượng Tổng phốt pho trong nước thải đầu vào HTXL
......................................................................................................................... 57
Hình 2.18. Hàm lượng amoni trong nước thải tại bể lắng sơ cấp ....... 58

11


Hình 2.19. Giá trị pH trung bình tại bể Aeroten.................................. 59
Hình 2.20. Hàm lượng TSS trong nước thải tại bể Aeroten ................ 60
Hình 2.21. Hàm lượng VSS trong nước thải ở bể Aeroten .................. 61
Hình 2.22. Tỷ lệ F/m trung bình trong bể sục khí ................................ 62
Hình 2.23. Hàm lượng TSS trong nước thải ở bể lắng thứ cấp ........... 63
Hình 2.24. Hàm lượng VSS trong nước thải ở bể lắng thứ cấp ........... 64

Hình 2.25. Hàm lượng BOD5 trong nước thải ở bể lắng thứ cấp ....... 65
Hình 2.26. Hàm lượng COD trung bình trong nước thải ở bể lắng thứ
cấp ................................................................................................................... 66
Hình 2.27. Giá trị pH trung bình của nước thải sau bể lắng thứ cấp . 67
Hình 2.28. Hàm lượng tổng phốt pho sau bể lắng thứ cấp.................. 68
Hình 2.29. Hàm lượng tổng nitơ sau bể lắng thứ cấp ......................... 69
Hình 2.30. Hiệu suất xử lý TSS trong nước thải .................................. 70
Hình 2.31. Hiệu suất xử lý BOD5 của HTXL nước thải ....................... 71
Hình 2.32. Hiệu suất xử lý COD của hệ thống xử lý nước thải ........... 73
Hình 2.33. Đồ thị biễu diễn sự biến đổi nồng độ chất hữu cơ COD qua
các công đoạn của hệ thống. ........................................................................... 74
Hình 2.34. Đồ thị so sánh giá trị COD (mg/l) tại đầu ra với QCVN ... 75
Hình 2.35. Đồ thị mô tả sự thay đổi nồng độ hợp chất nitơ trong mẫu
nước thải theo ngày đầu vào hệ thống và đầu ra bể tiếp xúc. ........................ 77

12


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tốc độ cơng nghiệp hố của Việt Nam đang rất nhanh chóng, với hơn
400 khu công nghiệp/khu chế xuất và các cụm công nghiệp tập trung các loại
tại thời điểm hiện tại. Sự phát triển đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề hết sức bức
xúc về ô nhiễm môi trường do nước thải từ các khu công nghiệp này đa phần
không được xử lý, bên cạnh đó có một số khu cơng nghiệp đã có trạm xử lý
nước thải nhưng được thiết kế và vận hành không đúng đắn. Nước thải của
các khu cơng nghiệp tập trung ln có lưu lượng nước thải lớn, tính chất rất
phức tạp.
Khu cơng nghiệp Cái Lân là khu công nghiệp đầu tiên được xây dựng
tại tỉnh Quảng Ninh, có vị trí thuận lợi, một phía giáp Quốc lộ 18A, phía kia

giáp vịnh Cửa Lục, mang đầy đủ những đặc trưng của một khu công nghiệp
ven biển (coastal industrial park). Hiện tại hệ thống xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học đã xây dựng. Đối với một khu cơng nghiệp ven biển
như Cái Lân thì tác động của nước thải được xử lý không đạt tiêu chuẩn đến
môi trường nước biển ven bờ là rất lớn.
Việc nghiên cứu lựa chọn chế độ công nghệ phù hợp để xử lý các hợp
chất hữu cơ chứa cacbon, nitơ, phốt pho và các chất ô nhiễm trong nước thải
từ các khu công nghiệp đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường là vấn đề
phức tạp, cần thiết cho công việc nghiên cứu này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp Cái Lân;
- Phân tích đánh giá được hiện trạng cơng nghệ xử lý hiện có đang áp
dụng cho khu công nghiệp Cái Lân; lựa chọn được các thông số công nghệ và
13


chế độ công nghệ phù hợp để nâng cao hiệu suất xử lý nước thải của khu công
nghiệp Cái Lân.
3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích đặc tính các chất ô nhiễm trong nước thải khu công nghiệp
Cái Lân;
- Nghiên cứu phân tích đánh giá hiện trạng cơng nghệ xử lý nước thải
hiện có tại khu cơng nghiệp Cái Lân;
- Phân tích lựa chọn các thơng số cơng nghệ và chế độ công nghệ phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải khu công nghiệp
Cái Lân.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: tiến hành thu thập, xử lý số liệu về môi
trường, khí tượng thuỷ văn, các hệ sinh thái, đặc điểm điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp đánh giá nhanh: trên cơ sở khảo sát hiện trạng nước thải
sau xử lý, tiến hành đánh giá nhanh hiện trạng nước thải và dự báo những
biến động các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải công nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: xem xét địa hình, tham
khảo mẫu đo đạc, phân tích chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ
thống, đánh giá ảnh hưởng tới nguồn nước tiếp nhận.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia
chuyên ngành môi trường, xử lý nước thải ...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:

14


Kết quả nghiên cứu làm rõ hiện trạng xử lý nước thải công nghiệp tập
trung tại khu công nghiệp Cái Lân.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho đơn vị quản lý trạm xử lý
nước thải Cái Lân và phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
Đưa ra được một số giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động xử lý nước thải tập trung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn bố trí gồm 3 chương:
Chương 1- Tổng quan khu công nghiệp Cái Lân
Chương 2 - Đánh giá hiện trạng hoạt động của trạm xử lý nước thải khu
công nghiệp Cái Lân
Chương 3 - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của trạm xử lý
nước thải khu công nghiệp Cái Lân

15



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP CÁI LÂN
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Khu cơng nghiệp Cái Lân nằm bên bờ vịnh Cửa Lục thuộc thành phố
Hạ Long, thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long có vị trí địa lý tại
đỉnh Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, vào khoảng 200 vĩ độ Bắc và 1030 kinh độ Đơng,
phía Bắc là vùng đồi núi với các mỏ than vùng Cẩm Phả, Hòn Gai cùng dãy
núi đá vơi Hồnh Bồ. Phía Nam là Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.
Thành phố Hạ Long được hợp thành từ hai khu vực Hòn Gai và Bãi
Cháy, ngăn cách bởi Vịnh Cửa Lục.
1.1.2. Điều kiện khí hậu
Khí hậu khu cơng nghiệp Cái Lân thuộc khí hậu vùng thành phố Hạ
Long mang đặc tính của khí hậu phía Bắc Việt Nam và đặc trưng cho khí hậu
ven biển Quảng Ninh.
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt, mùa đơng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng
10.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,70C, dao động không lớn, từ 16,70C
đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,90C, nóng nhất đến
380C. Về mùa đơng, nhiệt độ trung bình thấp là 13,70C, khi lạnh nhất là 50C.
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2
mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa
cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa
đơng là mùa khơ, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-

16



20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ
khoảng từ 4 đến 40 mm.
Độ ẩm khơng khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên
tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có
2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đơng Bắc về mùa đơng và gió
Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2,8m/s, hướng gió mạnh nhất là
gió Tây Nam, tốc độ 45m/s.
Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn,
sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn
bão mạnh cấp 11.
1.1.3. Địa hình
Thành phố Hạ Long nằm trong vùng duyên hải Quảng Ninh. Mặc dù có
chiều dài và diện tích khơng lớn song địa hình khá đa dạng.
Địa hình Karst khá phổ biến, chúng có hình thái đặc biệt, vách dựng
đứng, nhiều hang động lớn, nhiều hẻm sâu, trên hàng nghìn hịn đảo nhỏ
trong vịnh Hạ Long tạo cho Hạ Long một phong cảnh kì vĩ có biển và núi
quyện vào nhau hiếm có trên thế giới. Địa hình Karst cịn phổ biến ở phía Bắc
thành phố (Khu vực Dương Huy - Quảng La).
Địa hình núi thấp chạy song song với bờ biển kéo dài theo hướng Đơng
Tây. Độ cao trung bình 300÷400m, sườn dốc góp phần làm cho phong cảnh
Hạ Long thêm kì vĩ và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một
thành phố du lịch.
Địa hình thung lũng hẹp và vịng cung chạy song song với bờ biển cùng
với vịnh Cửa Lục tạo thuận lợi cho việc xây dựng đường giao thông và vận

17


chuyển than cũng như các sản phẩm khác mà không ảnh hưởng đến phong

cảnh và các hoạt động khác của thành phố.
Đặc biệt trong vùng cịn có một dạng địa hình mới : Đó là địa hình
nhân sinh. Vùng Hịn Gai – Cẩm Phả là vùng khai thác than quan trọng của
đất nước, trong vùng có 6 mỏ lộ thiên với tổng diện tích mở moong là 1518
ha, diện tích bãi thải 1326 ha. Do khai thác lâu nên các moong khá sâu, lượng
đất thải rất lớn (gần 200 tỷ m3), đã lấp một khu vực rộng trước đây bị ngập
nước do thuỷ triều và các núi đất đá thải cao hàng trăm mét, độ dốc sườn
40÷450 .
Các đặc điểm địa hình nêu trên khơng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tích tụ nước nhạt dưới đất. Địa hình Karst nằm sát biển đã tạo điều kiện thuận
lợi cho nước biển xâm nhập vào các cơng trình khai thác nước và thực tế cho
thấy trong các thành tạo Cacbonat ở đây có mức độ chứa nước tốt song nước
bị mặn khơng thể dùng để cấp nước được. Địa hình núi thấp khá dốc, lại bị
phân cắt mạnh nên hạn chế nước mưa ngấm xuống bổ sung cho lượng nước
dưới đất. Các thung lung hẹp tích tụ thêm cũng khơng thuận lợi cho q trình
tích trữ nước ngầm. Địa hình nhân sinh có tác dụng làm biến đổi thành phần
hố học của nước dưới đất.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển có mật độ mạng sơng suối lớn (từ1 ÷
2 km/km2) nhưng các sơng đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Các lưu vực sơng đều
nhỏ, khơng có lưu vực nào trên 300 km2. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt
giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa
hè lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s,
mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.

18


Thành phố Hạ Long có bốn sơng chính chảy qua địa phận là sông Diễn
Vọng, Vũ Oai, Man, Trới; cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra

vịnh Hạ Long.
Tại các phường Hòn Gai, Hà Tu, Hà Phong có nhiều con suối chảy dọc
sườn núi phía nam. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu
lượng nước khơng nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên
nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Các đặc điểm nêu trên cho thấy nguồn nước cấp chủ yếu cho thành phố
Hạ Long là nước mặt từ hệ thống sông suối trong vùng.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo.
Hơn hai nghìn hịn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), đảo trải
dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo
rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hịn non bộ. Có
hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cơ Tơ. Trên vịnh
Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vơi ngun là vùng địa hình
Karst bị nước bào mịn tạo nên mn nghìn hình dáng bên ngồi và trong
lịng là những hang động kỳ thú.
Vùng thành phố Hạ Long có bờ biển khá dài (khơng kể các bờ biển),
tồn vùng phía Đơng, Nam của vùng giáp biển, vịnh Cửa Lục ăn sâu vào đất
liền chia cắt thành phố Hạ Long thành 2 phần, càng làm cho chiều dài bờ biển
tăng nên. Vùng biển Hạ Long có chế độ nhật triều đều, mỗi ngày có một lần
nước cao, một lần nước thấp với hầu hết các ngày trong tháng. Kì nước cường
trung bình độ lớn triều khoảng 2,6÷3,6m. Trong năm triều mạnh vào các
tháng 1, tháng 6, tháng 7 và tháng 12. Nước yếu vào các tháng 3, 4, 8 và
tháng 9. Biên độ triều lớn nhất trong chu kì triều 19 năm tại Hịn Gai đạt
435(cm), nhỏ hơn ở Cửa Ơng 440(cm) thuộc vùng có biên độ triều lớn nhất

19


Việt Nam, đạt tới 5m. Do vùng Hạ Long có nhiều đảo nên chế độ triều lưu rất
phức tạp. Tốc độ dòng triều khá lớn, tại Bãi Cháy nước biển chảy vào vịnh

Cửa Lục có thể đạt tới 150 cm/s.
Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30,80C, độ mặn
nước biển trung bình là 21,6% (vào tháng 7) cao nhất là 32,4% (vào tháng 2
và 3 hàng năm).
Nước biển Hạ Long có độ mặn khơng cao 250/00 thành phần Natri
Clorua, hàm lượng Br từ 21÷31 (mg/l).
Khi triều lên nhiều bãi sú, vẹt bị ngập mặn chắc chắn có tác động đến
nước ngầm vùng ven biển. Nước ngầm vùng sát biển đều bị mặn, đó cũng là
lý do làm cho một số lỗ khoan khai thác nước ngầm ở vùng này bị mặn sau
một thời gian không lâu.
1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội
- Với tổng diện tích 6.102,4 km2 và là tỉnh cửa ngõ giáp biên thì mật độ
dân số của tỉnh tập trung khá đông. Theo “Niên giám thống kê năm 2010” dân
số tỉnh Quảng Ninh là 1.161.600 người. Trong đó Thành phố Hạ Long có số
dân cao nhất: 222.200 người. Mật độ dân số trung bình của thành phố vào
khoảng 817 người/km2. Với vị trí quan trọng ở cửa ngõ Đơng Bắc Việt
Nam, nơi đây có đủ điều kiện để phát triển kinh tế, xây dựng thành một
thành phố công nghiệp và du lịch hiện đại.
- Trước hết là khả năng phát triển du lịch. Đây là một vùng có cảnh
quan Karst nhiệt đới hấp dẫn. Nhưng khác với cảnh quan Karst khác ở khu
vực (như ở Trung Quốc), các hình thái Karst lại nằm sát bờ biển, ngay trên
vịnh Hạ Long tạo nên một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thu hút khách du
lịch quốc tế.

20


- Một thế mạnh của thành phố Hạ Long là các cảng biển, ngồi vị trí
các cảng biển nước sâu, cảng Cái Lân cịn có năng lực tiếp nhận tàu trọng tải
30.000 (tấn/năm) là có khả năng trở thành hiện thực. Ngồi ra cịn một số tập

đồn cảng khác góp phần thúc đẩy công nghiệp, thương mại và du lịch phát
triển ở vùng trọng điểm ven biển này.
- Tài nguyên khoáng sản đã được phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh rất phong phú và đa dạng, có 140 mỏ và điểm quặng thuộc nhiều loại
như than đá, đá vôi, cát thủy tinh, sét, cao lanh, pirofilit ... nhưng nhiều và lớn
nhất là than đá và đá vôi làm vật liệu xây dựng.
- Hiện nay thành phố Hạ Long đang có những yêu cầu bức xúc về phát
triển kinh tế - xã hội với các ngành mũi nhọn như du lịch, công nghiệp,
thương mại. Việc phát triển kinh tế không thể tách rời việc bảo vệ môi trường.
Những dấu hiệu về sự suy thối và ơ nhiễm mơi trường đã đến lúc cần phải
quan tâm một cách triệt để.
1.3. Giới thiệu về khu công nghiệp Cái Lân
1.3.1. Thông tin chung
Khu công nghiệp Cái Lân - Quảng Ninh được Thủ tướng chính phủ
quyết định thành lập tại Quyết định số: 578-TTg ngày 2/7/1997. Dự án đầu tư
xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Cái Lân (giai
đoạn I) có diện tích 78 ha; tổng mức đầu tư theo dự án là 133.464.740.000
đồng; thời gian hoạt động của dự án là 50 năm; thời gian xây dựng dự án: dự
kiến 03 năm. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu
đất để phát triển thành khu công nghiệp Cái Lân. Khu công nghiệp Cái Lân
thực hiện theo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ và chịu sự quản lý trực
tiếp của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh. Dự án được Bộ xây dựng
21


phê duyệt tại Quyết định số 340/BXD/KH-DA ngày 31/7/1997, chủ đầu tư là
Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - Bộ Xây dựng (LICOGI). Đến
tháng 9/2000, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thay thế đầu tư dự án sang
Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh.

Mục tiêu kinh tế xã hội, ý nghĩa chính trị của dự án: Việc xây dựng dự
án có những mục tiêu chính sau:
- Thơng qua việc xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng nhằm hấp dẫn
các nhà đầu tư trong và ngồi nước vào khu cơng nghiệp, xây dựng các nhà
máy tạo thành một khu cơng nghiệp hồn chỉnh có cơ sở hạ tầng tốt, tạo tiền
đề cho sự phát triển chung của cụm khu công nghiệp vùng vịnh Cửa Lục tỉnh
Quảng Ninh;
- Tiến tới việc thay thế hàng nhập khẩu hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu;
- Nâng cao trình độ chun mơn, kỹ thuật cho lực lượng sản xuất đáp
ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của vùng Đông Nam châu Á và thế
giới;
- Nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam;
- Thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa
thành phố Hạ Long nhờ vào sự ra đời của các khu công nghiệp, các trung tâm
dịch vụ và các khu đô thị tập trung xung quanh khu công nghiệp.
Việc đầu tư xây dựng khu công nghiệp Cái Lân có ý nghĩa chính trị xã
hội rất lớn nhằm kịp thời hòa nhập với việc phát triển trong giai đoạn hiện nay
của đất nước cũng như khu vực, góp phần đảm bảo tăng trưởng GDP bình
qn (10-12%) của tỉnh trong giai đoạn 2001-2010.
Trong bối cảnh thành phố Hạ Long đang được Nhà nước ưu tiên các dự
án cơ sở hạ tầng như dự án xây dựng cảng Cái Lân, dự án cải tạo nâng cấp

22


đường 18A, dự án đầu tư nâng cấp hệ thống cấp, thốt nước, cải tạo hệ thống
điện cho tồn thành phố đã tạo ra nhu cầu lớn về việc xây dựng các nhà máy,
xí nghiệp ở khu vực thành phố Hạ Long. Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch phát triển và bảo vệ môi
trường đối với các nhà máy xí nghiệp cơng nghiệp nêu trên thì việc triển khai

xây dựng một khu công nghiệp tập trung ở khu vực Cái Lân thành phố Hạ
Long là rất cần thiết và có tính khả thi rất cao.
Nội dung cơ bản và lĩnh vực hoạt động của dự án:
Xây dựng một khu công nghiệp hiện đại kết hợp với các dự án khác
nhằm góp phần tạo ra hệ thống cơng nghiệp có thế mạnh tồn diện tại khu
vực phía Bắc.
Lĩnh vực hoạt động của dự án là xây dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng
cơng nghiệp, có tính đến ưu tiên chọn lựa những ngành nghề cơng nghiệp
thích hợp có cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, ít gây ơ nhiễm mơi trường.
Hình thức đầu tư và nguồn vốn của dự án:
Hình thức đầu tư: 100% vốn nước trong nước, cơng ty Xi măng và Xây
dựng Quảng Ninh tự đầu tư và quản lý dự án.
Nguồn vốn: Vốn tự có, vốn ứng trước hoặc thu được của các nhà đầu tư
vào khu công nghiệp.[4]
1.3.2. Quy mô
Theo Quyết định phê duyệt, khu cơng nghiệp Cái Lân có hệ thống cơ
sở hạ tầng đồng bộ; bao gồm hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, trạm
xử lý nước thải, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc. Khu công
nghiệp Cái Lân nằm sát cảng nước sâu Cái Lân, giáp Quốc lộ 18A về phía
Nam. Cảng Cái Lân có luồng tàu dài 18 hải lý (27km), chiều rộng 110m; độ

23


sâu 8,2m, thủy triều cao +3,6m, cao nhất +4,46m, có thể tiếp nhận tàu có
trọng tải 40.000 tấn ra, vào, nhận, trả hàng hóa.
Các hạng mục cơng trình khu cơng nghiệp tập trung Cái Lân:
- Giao thông: đường giao thông nội bộ và hệ thống cấp thốt nước hồn
chỉnh.
- Cấp điện: từ điện lưới quốc gia.

- Cấp nước: đáp ứng đủ nhu cầu.
- Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
- Xử lý nước thải: trạm xử lý nước thải tập trung tối đa của cả 2 giai
đoạn là 4000m3/ngày đêm.
Vị trí xây dựng khu cơng nghiệp Cái Lân:
Nằm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, cách trung tâm thành
phố 5km về phía Tây;
- Phía Bắc giáp vịnh Cửa Lục,
- Phía Nam giáp Quốc lộ 18A (Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái),
- Phía Đơng giáp cảng nước sâu Cái Lân,
- Phía Tây giáp cụm cơng nghiệp gốm xây dựng Giếng Đáy và ga Hạ
Long.
Ngành nghề thu hút đầu tư: sản xuất, dịch vụ, tài chính, xuất nhập
khẩu,…
Tổng diện tích mặt bằng khu cơng nghiệp theo quy hoạch ban đầu là
78ha; được bố trí thành các khu sản xuất, khu phục vụ chủ yếu như: các xí
nghiệp sản xuất, nhà kho, khu nhà điều hành, khu xử lý nước thải, diện tích
cây xanh, đường giao thơng,... và các đơn vị phụ trợ khác được thiết kế hợp
24


lý, tuân thủ đúng các quy định của Bộ Xây dựng và phù hợp với một khu
công nghiệp.[4]
1.3.3. Phân khu chức năng
Trên cơ sở quy hoạch mặt bằng được duyệt, khu điều hành của khu
cơng nghiệp có diện tích là 18.867m2. Khu nhà máy được bố trí theo ngành
nghề, phân loại theo mức độ ô nhiễm và giai đoạn đầu tư. Tuy nhiên còn tùy
thuộc thực tế bởi nhu cầu của nhà đầu tư có thể linh hoạt điều chỉnh.
1.3.4. Khái quát các lĩnh vực công nghiệp đầu tư trong KCN Cái Lân
tác động đến mơi trường

Với từng loại hình công nghiệp theo mức độ gây ô nhiễm môi trường từ
mức thấp đến mức cao chỉ là tương đối như: lắp ráp (lắp ráp cơ khí, điện, điện
tử); may mặc; công nghiệp chế tạo phụ tùng vận tải đường bộ; chế biến nông hải
sản và gỗ; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của các dự án đầu tư vào KCN
sẽ mức độ tác động đến môi trường khác nhau phụ thuộc vào dây chuyền công
nghệ.
* Cụ thể ứng với từng công nghệ sau:
* Đối với công nghiệp lắp ráp, may mặc:
- Lắp ráp cơ khí:
+ Làm sạch phụ tùng, chi tiết: Ở khâu này sẽ có lượng rác thải gồm các
loại gỗ, giấy (bao bì), giấy bảo quản, giẻ lau, dầu mỡ phế thải và nước ngâm luộc
(có hóa chất như xà phịng, soude). Lượng chất thải này tuy khơng lớn (có thứ tận
dụng lại được) nhưng cũng cần có chỗ để tập trung xử lý kịp thời, nếu để lâu sẽ
ảnh hưởng lớn đến khơng khí và nguồn nước ngầm.
+ Công đoạn lắp ráp thành các cụm chi tiết hoặc thành phẩm hồn chỉnh:
Q trình này nếu lắp ráp tự động hoặc bán tự động trên dây chuyền (khơng có

25


×