Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN TICH HOP MOI TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 23 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN HAI: NỘI DUNG
I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Thực trạng của đề tài nghiên cứu
1. Khái quát phạm vi
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu
3. Nguyên nhân
III. Giải pháp chủ yếu để tích hợp giáo dục mơi trường trong dạy học
vật lý.
1. Các giải pháp chủ yếu
2. Tổ chức triển khai thực hiện
3. Các ví dụ cụ thể
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
2
3
3
3
3
3
3
3
4


4
4
5
5
22
22
22
23

1


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người. Nếu
môi trường sống bị hủy hoại thì lồi người có nguy cơ bị hủy diệt. Cuộc sống của
con người luôn gắn bó mật thiết với mơi trường: Mơi trường tạo khơng gian sinh
sống cho con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và
hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hịa các chất
thải ra từ q trình sinh sống và sản xuất của con người. Tuy vậy, quá trình hoạt
động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một
cách liên tục và ngày càng lớn, đã và đang làm cho thế giới ngày càng biến đổi: Đó
là sự ơ nhiễm của môi trường, sự cạn kiệt của tài nguyên, sự mất đi của rừng, sự
biến đổi của khí hậu, sự biến mất hay tuyệt chủng của nhiều lồi,…...
Thực trạng mơi trường ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý
thức con người, do nhận thức không đúng đắn và đầy đủ về môi trường và trách
nhiệm bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia,
với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường
xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân. Việt Nam chúng ta là nước
chịu ảnh hưởng nặng nề của sự biến đổi khí hậu do nước biển dâng, nhiệt độ trung

bình tăng từ 0,50C – 0,70C, mực nước biển dâng khoảng 20cm. Hạn hán, lũ lụt và
nước biển dâng là những hậu quả nhãn tiền mà Việt Nam phải gánh chịu trước
những tác động biến đổi khí hậu tồn cầu. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa hoc, ở Việt Nam trong khoảng 50 măm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
từ 0,5 đến 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Tác động biến đổi khí
hậu đã làm gia tăng cường độ thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán, gây thiệt hại vô
cùng to lớn đối với nền kinh tế. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là
nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho
việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Với học sinh THCS ở độ tuổi đang phát triển để hình thành nhân cách rõ rệt trong
tương lai, do đó việc tích hợp lồng ghép giáo dục mơi trường trong mỗi tiết dạy
cho các em là vấn đề cần thiết và quan trọng.
Riêng đối với bộ mơn Vật lý thì việc giáo dục mơi trường là rất quan trọng,
vì Vật lý là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật và cơng nghệ quan trọng. Từ đó tơi
nhận thấy cần phải nâng cao hơn nữa việc giáo dục môi trường trong mơn Vật lý.
Do đó tơi chọn đề tài “ tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy vật lý” làm
đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường sống cho học
sinh dưới góc nhìn bộ mơn.

2


PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận:
Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm
đổi mới XHVN, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển kinh
tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, những hiểm họa suy thối
mơi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của lồi người. Chính vì vậy bảo vệ mơi
trường là vấn đề sống cịn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Việc tích hợp nội

dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí là việc làm cần thiết giúp
học sinh hiểu biết được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
và vai trị của con người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với mơi trường,
yêu quý tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được hành động
trước vấn đề môi trường nảy sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các
nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm
nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm khơng khí,
hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ơ nhiễm, rừng bị suy giảm…. Vì thế, việc lựa
chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong giảng dạy Vật
lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến
thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa
tuổi. Bên cạnh đó tun truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ
môi trường.
II. Thực trạng của đề tài đang nghiên cứu
1 Khái quát phạm vi nghiên cứu:
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi và trình độ nhận thức kiến thức
bộ mơn Vật lí của học sinh THCS. Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi các đồng
nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình mơi
trường ở địa phương. Nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
đối với bộ môn Vật lí THCS là một biện pháp tốt nhất nhằm giúp các em có ý thức,
trách nhiệm giữ gìn mơi trường xung quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp.
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của tồn xã hội, trong đó có học
sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh khơng mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với
việc bảo vệ mơi trường. Vì vậy, trong q trình dạy học giáo viên cần giáo dục học
sinh biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.
Trong q trình dạy học Vật lí, tơi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các
biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường

3


xun, đơi khi cịn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học
sinh. Trong khi đó, Vật lí là mơn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hồn
tồn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến
từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học
sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học
tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em
tới mơi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
3 Nguyên nhân:
- Thời lượng của một tiết học cịn hạn chế (45ph) do đó giáo viên giảng dạy
ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu,
sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu
cầu và hấp dẫn học sinh.
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo viên
còn hạn chế. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ thơng
tin; sử dụng máy chiếu projecter để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh
ảnh, phim liên quan đến mơi trường ...
III. Giải pháp chủ yếu để tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong giảng dạy
Vật lí.
1. Các giải pháp chủ yếu:
1.1. Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học
Để học sinh nhận thức đúng về vai trị của mơi trường đối với cuộc sống, từ
đó có những hành động cụ thể phù hợp thì trước hết cần đưa học sinh đến những
vấn đề gần gũi hoặc phù hợp với nhận thức của các em. Đối với bộ mơn Vật lí,
việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng
bài học cụ thể trong chương trình học.
1.2. Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục.

- Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, việc tìm kiếm
bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện
thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ
mơi trường nói riêng.
- Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những
hình ảnh sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu để đưa vào bài giảng.
1.3. Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao
tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ mơi trường địi hỏi khơng
chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ
trước các vấn đề về môi trường, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em
4


được chứng kiến những hình ảnh về thực trạng cũng như hậu quả của ô nhiễm môi
trường.
2. Tổ chức triển khai thực hiện:
2.1. Chuẩn bị nội dung trước mỗi bài dạy
Trước hết giáo viên tìm hiểu vấn đề cần tích hợp, chọn lựa chủ đề thật gần
gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học.
* Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể u cầu học sinh:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để học
sinh tìm hiểu.
- Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em.
2.2. Thu thập thơng tin và hình ảnh trên mạng internet
Cách thơng dụng nhất để tìm kiếm hình ảnh trên mạng là vào trang web
www.google.com.vn , gõ từ khoá liên quan đến chủ đề ta đang cần tìm.
Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định
dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao

hơn)
2.3. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một
mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn
không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý
thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp
để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ mơi
trường.
3. Các ví dụ cụ thể
* Ví dụ 1: Khi dạy Bài: 23+24. Sự nóng chảy và sự đơng đặc vật lý 6
- Vị trí tích hợp: Sau khi học xong phần I Sự nóng chảy.
- Nội dung tích hợp: Do sự nóng lên của trái đất mà băng ở hai cực tan ra làm mực
nước biển dâng cao (Mực nước biển toàn cầu đã tăng trung bình gần 3inch tương
đương với 7,62 cm kể từ năm 1992 đến nay). Mực nước biển dâng cao có nguy cơ
nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng ven biển trong đó có đồng bằng sơng Hồng và
đồng bằng sơng Cửu Long của Việt Nam. Biến đổi khí hậu đã hiện diện thực
tế.Đồng bằng sông cửu long đang bị nước mặn xâm nhập, đất đai bị mặn hóa.
Thảm họa lũ lụt ngày càng gia tăng bởi tác động của biến đổi khí hậu do nước biển
dâng cao

5


Hình ảnh băng tan ở hai địa cực do sự nóng lên của trái đất.

6


Tác hại của biến đổi khí hậu. Do có sự cộng hưởng giữa lũ kết hợp với thủy
triều mạnh làm cho triều cường ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long dâng

cao gây ngập lụt nhiều nơi.

Hàng ngàn ha lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long bị ngập úng

7


Hàng ngàn ha lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long bị ngập úng

- Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao, các nước trên thế giới
(đặc biệt là các nước phát triển) cần có kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính (là nguyên nhân gây ra hiện tượng trái Đất nóng lên).
- Biện pháp cụ thể:
+ Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO 2 trong quá trình
quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO 2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm
hiệu ứng nhà kính khí quyển.
+ Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu
hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO 2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng
bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
+ Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được
túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!
+ Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái
chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2trong q
trình sản xuất.
8


* Ví dụ 2: Khi dạy : Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Vật lí 8

- Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh nắm được khái niệm hiện tượng khuếch tán.
Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau. Hiện
tượng khuếch tán có thể xảy ra ở chất lỏng, chất khí, giữa chất lỏng và chất khí,
thậm chí cịn xảy ra ở chất rắn.
Mặc dù khơng khí nhẹ hơn nước biển nhưng ở trong nước biển vẫn có
khơng khí. Nếu thiếu khơng khí, các lồi sinh vật trong lịng đại dương khơng
thể sống được.
- Nội dung tích hợp: Có nhiều tàu chở dầu bị tai nạn làm dầu loang rộng trên
mặt biển (Chẳng hạn: sự cố nổ giàn khoan trên vịnh Mê-Hi-Cô vào tháng 4
năm 2010 làm tràn dầu một lượng lớn dầu trên biển; sự cố trần dầu gây ô
nhiễm môi trường hồi tháng 7 năm 2013 trên vùng biển Quy Nhơn-Tỉnh Bình
Định ...)lớp dầu này nổi trên mặt biển làm cho khơng khí khơng thể khuếch
tán vào nước làm chết rất nhiều sinh vật sống trong lòng đại dương, đồng thời
cũng ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật biển khác nữa.

Đây là thảm họa “thủy triều đen” sau sự cố nổ giàn khoan trên vịnh
Mê-Hi-Cô vào tháng 4 năm 2010
9


Bờ biển đoạn eo nín thở thành phố Quy Nhơn đen kịt dầu tràn

10


11


Sinh vật biển bị chết ngạt vì thiếu ơ xi do bị dầu bám đầy
- Biện pháp khắc phục: Các ngành chức năng cần kiểm tra quản lý chặt chẽ

tàu chở dầu trước khi lưu thông trên biển và cần đảm bảo các quy tắc an tồn trong
suốt q trình lưu thông. Các tàu thường xuyên liên lạc với trung tâm cũng như với
các tàu khác trong khu vực lưu thông, tránh các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, không
những gây thiệt hại cho người và tài sản mà cịn làm ơ nhiễm mơi trường, rất lâu
sau mới có thể khắc phục được
* Ví dụ 3: Khi dạy : Bài 21: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
- Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh đã làm các bài tập vận dụng phần đối lưu
Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng các dịng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là
hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
- Nội dung tích hợp:
+ Trong phịng ngủ kín khơng có đối lưu khơng khí sẽ rất ngột ngạt, khó chịu. Biện
pháp khắc phục: Nên mở cửa sổ trước khi đi ngủ khoảng 15 phút để khơng khí lưu
thông dễ dàng, giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
+ Trong bếp lị hay các lị cao ở các xí nghiệp, nhà máy khi khơng khí trong lị bị
đốt nóng sẽ rất ngột ngạt.
Biện pháp khắc phục: Người ta dùng những ống khói rất cao để thơng gió (tạo ra
lực hút khí) khi đó khơng khí trong lị bị đốt nóng theo ống khói bay lên đồng thời
khơng khí lạnh ở bên ngồi lùa vào cửa lị(xảy ra hiện tượng đối lưu) . Nhờ đó ln
có đủ khơng khí để đốt cháy nhiên liệu. Mặt khác ống khói cao làm cho khói thải
ra bay lên cao, giảm ơ nhiễm mơi trường.

12


Hình ảnh nhà máy xây ống khối cao nhằm giảm lượng khí ơ nhiễm xuống mặt
đất và tạo ra dịng đối lưu giúp khơng khí thốt ra khỏi ống nhanh hơn.
+ Khi dùng rơm, trấu, mạt cưa , củi để nấu bếp, ta thấy có rất nhiều bụi làm khơng
gian bếp ngột ngạt.
Biện pháp khắc phục: Người ta đã chế tạo loại bếp có ống khói để khói bụi có thể
thốt lên cao


Hình ảnh bếp lị có ống khói cao.
(Nhờ có ống khối cao sẽ tạo ra sự đối lưu tốt giúp lửa cháy to hơn, hơn nữa
lượng khí thải sẽ bốc lên cao giúp cho gian bếp không bị ngột ngạt)

13


* Ví dụ 4: Khi dạy : Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu – Vật lý 8
- Vị trí tích hợp: Cuối bài
Hiện nay, than đá, dầu mỏ, khí đốt đang là các nhiên liệu chủ yếu của con người.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các nhiên liệu này đã và đang gây những hậu
quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường sống của con người: Hạn
hán, lũ lụt, bão, sóng thần, khí thải từ nhà máy, xe cộ làm ô nhiễm không khí,
nguồn nước, đất gây mưa axít, thủng tầng ơzơn...

Hình ảnh khai thác than và dầu mỏ
14


Hình ảnh xe cộ hoạt động đốt cháy nhiên liệu thải ra khí thải gây ơ nhiễm mơi
trường
15


Hình ảnh hạn hán, lũ lụt
16


Hình ảnh bão, sóng thần

Hậu quả của việc khai thác và sử dụng năng lượng hoá thạch
17


Vậy con người cần làm gì để bảo vệ mơi trường?
Chúng ta biết rằng, các nguồn năng lượng nói trên khơng phải vơ tận mà chỉ
trong vịng khoảng năm mươi năm nữa các nguồn nhiên liệu này sẽ cạn kiệt. Vì
vậy, một trong những nhiệm vụ vơ cùng cấp bách của con người là phải tiết kiệm
các nhiên liệu sẵn có, đồng thời phải nghiên cứu tìm ra các nhiên liệu mới thay thế.
Hiện nay con người đã tìm ra nhiều nguồn năng lượng sạch, dồi dào phục vụ
cho sản xuất và cuộc sống:
- Năng lượng từ đại dương (nước biển): phong phú nhất là các quốc gia có biển
lớn. Sóng và thuỷ triều làm quay tuabin máy phát điện.
- Năng lượng Mặt Trời: Dùng chạy pin Mặt Trời ( biến đổi năng lượng ánh sáng
thành năng lượng điện). Năng lượng của ánh nắng (nguồn nguyên liệu vô tận)
thành nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường. Ở mỗi gia đình thay vì
sử dụng bình nóng lanh để lấy nước nóng tắm thì chúng ta có thể dùng bình nước
nóng sử dụng năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện.
- Năng lượng gió: Sử dụng sức gió để quay tuabin máy phát điện. Đây là nguồn
năng lượng dồi dào, có ở mọi nơi.
- Một số quốc gia đang nghiên cứu sử dụng Dầu thực vật phế thải để chạy xe.
- Năng lượng từ sự lên men sinh học: Được tạo từ sự lên men sinh học của đồ
phế thải sinh hoạt nhằm tạo khí mêtan. VD: xây dựng thiết bị khí sinh học (biogas)
đối với những gia đình chăn ni nhiều, sử dụng khí bioga để đun nấu thay vì sử
dụng khí ga thơng thường sẽ tiết kiệm được chi phí sinh hoạt đồng thời góp phần
bảo vệ mơi trường.
- Một trong những nhiên liệu có triển vọng thay thế cho dầu và khí đốt là hiđrơ,
vì: Hiđrơ có năng suất tỏa nhiệt cao hơn dầu và khí đốt. Đây là khí có nhiệt cháy
cao nhất trong tất cả các nhiên liệu có trong thiên nhiên, đã được sử dụng làm
nhiên liệu phóng các tàu vũ trụ.


Hình ảnh phóng tàu vũ trụ
18


- Hiđrô được điều chế bằng cách dùng năng lượng Mặt Trời để điện phân
nước biển. Như vậy, nguồn nguyên liệu để điều chế hiđrơ có thể coi là vơ tận.
- Hiđrơ lỏng có thể vận chuyển dễ dàng bằng các bình chứa hoặc ống dẫn.
- Hiđrơ khi bị đốt cháy khơng toả ra các khí độc như các nhiên liệu khác.
* Ví dụ5: Khi dạy: Bài 28:
Động cơ nhiệt
- Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh trả lời C5 phần vận dụng
Động cơ nhiệt được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên, động cơ nhiệt
lại gây ra những tác hại rất lớn đối với môi trường sống của chúng ta:
- Gây ra tiếng ồn
- Xả vào mơi trường sống các khí độc sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu.
- Khi hoạt động tỏa nhiệt ra mơi trường làm trái đất nóng lên
- Biện pháp khắc phục:
+ Hạn chế sử dụng động cơ nhiệt.
+ Cải tiến động cơ nhiệt thân thiện với môi trường.
+ Nghiên cứu, thử nghiệm để đưa vào sử dụng rộng rãi loại xăng ethanol, đây là
loại nhiên liệu tiết kiệm và giảm bớt khí thải CO 2 ra mơi trường. Hiện nay xăng
ethanol đã được khuyến khích xử dụng rộng rãi trên tồn quốc.
* Ví dụ 6: Khi dạy:Bài 19: Sử dụng an tồn và tiết kiệm điện
- Vị trí tích hợp: sau khi học xong mục 1. Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện
năng.
- Nội dung tích hợp: Trong SGK đưa ra một số lợi ích do tiết kiệm điện năng mang
lại nhưng khơng nhắc tới lợi ích bảo vệ môi trường do tiết kiệm điện mang lại.
Ở đây tôi cho học sinh thấy rằng: Tiết kiệm điện thì việc khai thác tài nguyên để
sản xuất điện sẽ ít đi do đó tài nguyên nước, nhiên liệu được bảo vệ phục vụ đời

sống làm giảm thiểu thiệt hại về mơi trường.
Ở nước ta do điều kiện địa hình thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện
nên phần lớn điện năng điện năng được sản xuất ra từ các nhà máy thủy điện. Tuy
nhiên khi xây dựng những nhà máy thủy điện như vậy ngoài những lợi ích to lớn
mà các nhà máy đó đem lại thì bên cạnh đó cịn gây ra khơng ít những ảnh hưởng
xấu đến mơi trường . Ví dụ như thủy điện An Khê Kanak được xây dựng trên dòng
song Ba thuộc địa phận của thị xã An Khê tỉnh Gia Lai, khi thủy điện này được
xây dựng thì đã gây ra một dịng sơng chết dưới cầu Thác Mẹ do chặn dịng ngăn
đập. Một đoạn sơng dài trơ đáy chỉ thấy toàn là đá và cát. Rõ ràng thủy điện đã làm
thay đổi sinh thái của cả một vùng, làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái và cuộc
sống của người dân xung quanh.
19


Sơng Ba vào mùa khơ trước khi có thủy điện

Một đoạn sông Ba sau đập thủy điện An Khê – Ka nak đã trở nên cạn kiệt
vào mùa khô

20


Qua đó học sinh thấy được rằng tiết kiệm điện khơng những giảm chi tiêu
cho gia đình các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn, giảm bớt sự
cố… thì tiết kiệm điện cịn đóng vai trị to lớn trong việc bảo vệ mơi trường sống
của chúng ta.
- Cho HS nêu ra những biện pháp cụ thể để tiết kiệm điện năng
+ Cần phải lựa chọn, sử dụng những dụng cụ hay thiết bị có cơng suất phù hợp
(nên dùng đèn huỳnh quang thay cho dèn sợi đốt để chiếu sáng trong nhà)
+ Chỉ sử dụng dụng cụ hay thiết bị điện trong thời gian cần thiết.

GV có thể đưa ra các ví dụ cụ thể như: Khi ra khỏi nhà cần tắt hết các thiết bị điện,
ở trường học chỉ xử dụng quạt và đèn chiếu sang khi cần thiết, lưu ý tắt quạt và tắt
điện trước khi ra về.
Từ những ví dụ thiết thực tại địa phương học sinh đã nhìn nhận chính xác hơn
về ý thức phải bảo vệ môi trường quan trọng như thế nào.
* Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề trên tôi nhận thấy rằng học
sinh u thích mơn học hơn, chất lượng bộ mơn tăng lên rõ rệt, số học sinh khá
giỏi tăng. Cụ thể học kì I năm học 2015-2016 chất lượng bộ mơn Vật lí tăng hơn so
với cùng kì là 7,6%, học sinh yếu kém giảm. Tuy nhiên việc quan trọng nhất là hầu
hết tất cả các học sinh đều có ý thức tự giác bảo vệ môi trường xung quanh, làm
cho khuôn viên trường học trở nên xanh, sạch, đẹp.

21


PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong quá trình dạy học, tơi rất chú trọng tới việc giáo dục cho học sinh các
biện pháp bảo vệ môi trường. Tôi nhận thấy, việc học sinh được tiếp cận với những
vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống đã làm cho các em học tập sôi nổi, chủ
động và tích cực hơn. Các em rất hứng thú trong việc tìm hiểu, đưa ra ngun nhân
gây ơ nhiễm mơi trường, đồng thời đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi
trường và một điều quan trọng mà tôi nhận thấy là các em đã biết quan tâm đến
môi trường nhiều hơn, có ý thức tham gia bảo vệ mơi trường tốt hơn.
2. Kiến nghị:
- Các cấp lãnh đạo có kế hoạch cấp thêm cho trường đầu chiếu projecter để
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử.
- Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức học tập chuyên đề “Phương pháp tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường” và chuyên đề “Sử dụng tiết kiệm năng lượng có
hiệu quả” đối với bộ mơn Vật lí.


22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ( Nhà xuất bản giáo dục )
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dụcTHCS mơn vật lí
(Nhà xuất bản giáo dục )
3. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh ( Nhà xuất bản giáo dục )
4. Phương pháp dạy học vật lí ( Nhà xuất bản giáo dục )
5. Sách giáo khoa vât lí 6 THCS( Nhà xuất bản giáo dục )
6. Sách giáo khoa vât lí 8 THCS( Nhà xuất bản giáo dục )
7. Sách giáo khoa vât lí 9 THCS( Nhà xuất bản giáo dục )
8. Giáo dục bảo vệ mơi trường trong mơn Vật lí THCS ( Nhà xuất bản giáo
dục)
9. Nguồn tài liệu từ internet.

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×