Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ALO, HEADHUNTER MUỐN NÓI CHUYỆN VỚI BẠN ĐÂY!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.75 KB, 5 trang )

ALO, HEADHUNTER MUỐN NÓI CHUYỆN
VỚI BẠN ĐÂY!

Bạn đã có một công việc ổn định, phù hợp với nguyện vọng, một mức lương
tương đối cao, và có lẽ chẳng còn điều gì khiến Bạn phải bận tâm nữa. Nhưng rồi một
hôm có ai đó gọi điện cho Bạn. Cầm ống nghe, giọng của người đối thoại vang lên:
Xin lỗi, có phải là Nguyễn Văn A. không? Tôi là chuyên viên tuyển dụng nguồn nhân
lực của Big Consulting đây. Rất hân hạnh được nói chuyện với Bạn. Phân vân, lưỡng
lự, Bạn có muốn tiếp tục câu chuyện với headhunter kia không, hay Bạn sẽ lịch sự từ
chối, rằng Bạn đang có một công việc ổn định, Bạn không muốn mạo hiểm chơi trò ú
tim với các nhà tuyển dụng khác, và rồi cúp máy? Bạn sẽ làm gì với tình huống đó?
Có lẽ, Bạn sẽ đặt câu hỏi: Tại sao người ta lại gọi điện cho Bạn nhỉ? Công việc
ổn định, mọi thứ đối với Bạn hoàn toàn tốt đẹp, không lẽ nào người ta lại gọi nhầm địa
chỉ? Bạn phân vân, hoài nghi, nhưng phía bên kia giây nói, giọng người đối thoại thật
dễ chịu, chắc hẳn người đó phải có một nghệ thuật cao siêu trong cách nói chuyện với
đối tác khiến Bạn không thể rời máy điện thoại được: "Bạn có muốn đổi công việc
hiện tại không với mức lương hấp dẫn hơn và cơ hội thăng tiến hơn không? Chúng tôi
rất hân hạnh được mời Bạn thử sức trong một môi trường hoàn toàn mới, và chắc chắn
Bạn sẽ hài lòng với lựa chọn này". Phản ứng đầu tiên của Bạn sẽ ra sao?
Mặc dù đa số ứng viên cho rằng, khi đã có việc làm ổn định, rất ít người muốn
thay đổi công việc, họ vẫn nhận thức được rằng bất cứ mối quan hệ hay cuộc nói
chuyện nào với các chuyên gia "săn đầu người" cũng hoàn toàn có lợi. Tuy nhiên cũng
có một số người cho rằng không nên mạo hiểm, "đứng núi này trông núi nọ" khi đã có
một chỗ làm thích hợp.
Tại các nước phương Tây, hình thức này rất phổ biến và được coi như "chuyện
thường ngày ở công sở"
Dù công việc hiện tại của Bạn có tuyệt vời đi chăng nữa thì việc tiếp chuyện với
một headhunter chẳng có gì là vô ích cả, và dù Bạn có khẳng định rằng Bạn sẽ không
bao giờ muốn thay đổi công việc hiện tại, cuộc nói chuyện với các headhunter ít nhiều
cũng sẽ mang lại cho Bạn lợi ích nào đó. Bạn có cơ hội để hiểu rõ thêm về bản thân,
về lượng kiến thức và kinh nghiệm của mình, về vị trí của Bạn trên thị trường lao


động, về nhu cầu và yêu cầu của các nhà tuyển dụng, và chí ít Bạn cũng thiết lập được
một mối quan hệ với một trung tâm headhunting, bởi biết đâu sau này có khi Bạn lại
phải gọi điện tới nhờ họ kiếm cho một công việc khác.
Nếu headhunter gọi điện tới cho Bạn vào lúc xung quanh Bạn đang có rất nhiều
đồng nghiệp không thuận tiện cho cuộc nói chuyện, Bạn nên đề nghị họ gọi điện cho
Bạn vào lúc khác hoặc gọi về nhà. Điều quan trọng là Bạn và headhunter phải thật sự
thoải mái, tự nhiên, nhưng phải luôn nhớ là mọi thông tin cần phải được giữ kín, cả về
phía Bạn và headhunter. Nếu vị trí gợi ý không được thích hợp với Bạn cho lắm, Bạn
có thể nói rõ cho họ biết khả năng và mong muốn của Bạn, headhunter sẽ lưu ý kiến
của Bạn và khi có vị trí hợp lý, họ sẽ liên lạc với Bạn. Hoặc cũng có thể Bạn sẽ giới
thiệu cho họ một ai đó trong số bạn bè hoặc người quen của Bạn thích hợp với vị trí
đó. Như vậy Bạn đã thiết lập được một mối quan hệ với một người quan trọng rồi đấy.
Các câu hỏi thông thường của headhunter
Các câu hỏi mà headhunter đưa ra cho Bạn thường xoay quanh chủ đề công
việc, về lương bổng, về những khó khăn hoặc thất vọng của Bạn trong công việc hiện
tại, về trình độ chuyên môn và trách nhiệm của Bạn cũng như về kinh nghiệm làm
việc. Dĩ nhiên, phía sau các câu hỏi này, bao giờ họ cũng muốn nhắn gửi đến Bạn
thông điệp: Bạn có muốn thăng tiến hơn nữa trong nghề nghiệp không? Nếu Bạn thật
sự là một ứng viên nặng ký, các lời mời chào lại càng quyến rũ hơn. Do đó, khi một
headhunter gọi điện đến cho Bạn, có nghĩa là Bạn đang được đánh giá cao, bởi không
phải bất cứ ứng viên nào cũng được họ gọi đến và mời chào. Các headhunter chỉ chọn
lựa những ứng viên sáng giá, hội đủ các tiêu chuẩn của một chuyên viên lành nghề để
có thể đáp ứng được các yêu cầu thường là tương đối khắt khe của họ.

Resume chính là một card visit quan trọng của Bạn
Bạn phải nên hiểu rằng Resume là một bản thông tin ngắn gọn về bản thân Bạn:
nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc... và bản
resume này phải được bổ sung, cập nhật thường xuyên. Bạn có thể gửi các resume này
tới các công ty chuyên "săn đầu người" , và nếu quả thực Bạn là một ứng viên giỏi,
chắc chắn các headhunter sẽ liên lạc với Bạn ngay lập tức. Đừng ngại phải liệt kê ra

những thay đổi về chỗ làm việc trong Resume của Bạn, Bạn nên hiểu khi sử dụng một
chiếc xe máy, thỉnh thoảng Bạn cũng cần phải thay dầu nhớt kia mà.
Tìm được một công việc ổn định và phù hợp với bản thân là một điều không
phải ai cũng làm được. Nhiều sinh viên ra trường đã phải chấp nhận làm những công
việc trái với ngành nghề đào tạo. Do đó, khi có được một công việc tốt, thu nhập cao,
rất ít người muốn thay đổi môi trường làm việc. Một chỗ làm ổn định trong các công
ty liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài là niềm mơ ước của không ít
các bạn trẻ. Đây cũng là điểm khác biệt giữa thị trường lao động Việt Nam và thị
trường lao động các nước tiên tiến, đặc biệt là các nước Tây âu. Tại các nước tư bản,
việc thay đổi công việc là chuyện hoàn toàn bình thường, người ta cho rằng con đường
sự nghiệp của họ không chỉ giới hạn trong một công ty hay một lĩnh vực mà phải luôn
luôn theo chiều hướng đi lên. Họ năng nổ và muốn thử thách mình trong nhiều môi
trường "động", họ có thể thay đổi chỗ làm việc liên tục, hôm nay ở chỗ này, mai đã ở
chỗ khác, thậm chí ở một quốc gia khác với ngôn ngữ và nền văn hoá hoàn toàn khác
biệt. Điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nền kinh tế của các nước tiên tiến luôn biến
đổi không ngừng. Một công ty lớn tiếng tăm mà Bạn mơ ước cả đời được làm việc
cũng có thể một ngày nào đó bị phá sản và phải sát nhập với một công ty khác mà
trước đây đã từng là đối thủ của chính công ty này. Cho nên, việc "chung thân" với
một công ty hay tự tìm cho mình những cơ hội việc làm mới với nhiều thách thức là
tùy thuộc vào quan điểm, nhận định của từng người, miễn sao quyết định của Bạn
hoàn toàn đúng đắn và hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Cha ông ta đã từng nói: "Đừng nên đứng núi này trông núi nọ", nhưng quả thực,
nếu Bạn là một ứng viên tài năng, việc thay đổi chỗ làm có thể giúp Bạn trở thành
người năng động, thích khám phá thử thách. Và khi vượt qua mỗi một thử thách, Bạn
lại có cơ hội rèn dũa bản thân mình. Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc sẽ
dần được tích cóp cùng với sự thăng tiến của chính bạn.
Và có thể đã đến lúc Bạn nên gọi điện trả lời headhunter nọ. Nếu lần trước Bạn
đã cúp máy và không mặn mà gì với câu chuyện của họ, đối với Bạn chắc là bình
thường, nhưng với một headhunter thì họ lại nhớ đấy! Nhưng, cả hai bên có đạt được
một thỏa thuận nào không, đó lại là một chuyện khác. Xin chúc Bạn thành công trước

những thách thức mới!

×