Kỹ năng thương lượng lương bổng
Nhận đồng lương xứng đáng với công sức
Tôi nhớ có lần đã nói với một người vừa tốt nghiệp đại học đang sung sướng vì
công việc đầu tiên trong đời, cô thở hổn hển phấn khích đến độ không nói lên lời.
“Thế người ta trả lương cô bao nhiêu?” Tôi hỏi. Cô gái trẻ hơi giật mình. “Ôi, em
không biết. Em cũng chẳng hỏi nữa, nhưng em chắc rằng họ sẽ trả em kha khá”.
Nhưng cô đã thất vọng thật sự khi nhận lương tháng đầu tiên. Số liền ít đến mức
thảm hại và cô không thể tin vào mắt mình. Đó là điều cô gái đã học được và bạn
cũng sẽ phải học: trước khi chấp nhận một công việc, bao giờ cũng phải hỏi về
lương thưởng. Thực ra, đó là vấn đề hỏi và thương lượng.
Từ thương lượng có vẻ sẽ khiến bạn e ngại. Chúng ta được chuẩn bị rất tồi cho
chuyện đó. Nhưng đó không phải là tất cả khó khăn. Trong khi cả cuốn sách này
có thể (và đã như thế) viết về chủ đề này thì có 6 bí quyết bạn cần ghi nhớ trong
đầu.
Bí quyết đầu tiên: Đừng bao giờ đả động đến chuyện lương bổng cho đến cuối
quá trình phỏng vấn, khi người ta nói rằng họ cần bạn.
Thật ra cũng khó vạch định lúc nào là đoạn kết của quá trình này. Đó là khi mà
nhà tuyển dụng nói hay nghĩ, “Chúng ta sẽ nhận người này!”. Hãy giả định là mọi
việc diễn ra thuận lợi, bạn thích họ và họ cũng dần thích bạn thì 1 lời đề nghị sẽ
được đưa ra. Sau đó và chỉ sau đó mới đến lúc đưa ra câu hỏi quen thuộc trong đầu
bất cứ nhà tuyển dụng nào:
phải trả cho người này bao nhiêu đây? Và câu hỏi
trong đầu bạn:
không biết người ta trả cho công việc này bao nhiêu?
Nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi về lương sớm hơn, kiểu như: “Bạn tìm kiếm
mức lương bao nhiêu?” bạn cần có sẵn câu hỏi để trả lời.
- Câu trả lời thứ 1: Nếu người tuyển dụng có vẻ là 1 người tốt, câu trả lời tốt nhất
và khôn ngoan nhất sẽ là: “Cho đến khi ông/bà quyết định sẽ nhận tôi vào làm và
tôi cũng quyết định sẽ làm việc giúp ông/bà, tôi cảm thấy bất kỳ cuộc thảo luận
nào về lương cũng là hơi sớm”. Câu trả lời này hiệu quả trong phần lớn trường
hợp.
- Câu trả lời thứ 2: Tuy vậy vẫn có những trường hợp nó không được việc. Bạn có
thể phải đối mặt với 1 người không dễ dàng bỏ cuộc mà đặt ra câu hỏi trong 2 phút
đầu bạn bước vào phòng phỏng vấn để biết bạn muốn mức lương bao nhiêu. Gặp
phải người như vậy, bạn hãy giở câu cẩm nang thứ 2 ra: “Tôi rất vui khi nói về
chuyện này nhưng trước hết hãy giúp tôi hiểu rõ tính chất công việc được không
ạ?”
- Câu trả lời thứ 3: Phản ứng như vừa rồi được việc trong hầu hết các trường hợp.
Nhưng sẽ như thế nào nếu nó vẫn chẳng ăn thua? Nhà tuyển dụng cao giọng nói,
“Thôi thôi nào, đừng bày trò với tôi. Tôi muốn biết anh/chị đòi hỏi mức lương bao
nhiêu?” Thế thì bạn phải đưa ra câu trả lời cuối cùng và dành đất cho 1 sự thương
lượng. Ví dụ, “Tôi muốn mức lương khoảng từ 1 triệu đến 2 triệu một tháng”.
Nếu nhà tuyển dụng quyết không để vấn đề lơ lửng như vậy, nhất định muốn biết
1 con số chính xác thì rõ ràng bạn gặp phải 1 người không có óc thương lượng.
Con số đầu tiên bạn đưa ra cũng là con số cuối cùng, không tranh luận gì hết.
Một việc như vậy thường xảy ra khi nhà tuyển dụng đưa vấn đề lương lên thành
tiêu chí quan trọng trong việc tuyển người này hay không tuyển người kia, và bạn
có thể nằm trong danh sách 19 ứng viên phải ra về.
Nếu rơi vào trường hợp này, trong khi rất muốn làm công việc ấy, bạn không còn
cách nào khác ngoài việc đầu hàng. Hãy đặt câu hỏi xem họ ra giá bao nhiêu rồi
đưa ra quyết định (tất nhiên, lức nào bạn cũng phải nói, “Tôi cần thời gian suy
nghĩ về chuyện này”).
Tuy nhiên, điều vừa nói ở trên chỉ thuần túy là kịch bản của 1 cảnh tồi tệ nhất.
Thường thì mọi việc không diễn ra như thế. Không bao giờ. Ngày nay, trong hầu
hết các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, người chủ vui lòng dành vấn đề này đến phút
thứ 89, khi họ đã quyết định tuyển bạn (còn bạn cũng muốn làm cho họ). Và như
vậy, lương bổng sẽ là đề tài cần thương lượng giữa 2 bên.
Thảo luận về lương
Không cho đến khi tất cả những điều kiện sau đã được thông qua…
- Không có đến khi họ biết rõ về bạn, rằng bạn trội hơn tất cả những ứng viên
khác.
- Không có đến khi bạn hiểu rõ về họ, về cái nhìn bao quát để có thể nói khi nào
họ cứng rắng như sắt, khi nào họ uyển chuyển như lụa.
- Không có đến khi bạn biết chính xác công việc đòi hỏi mình những gì.
- Không có đến khi họ có cơ hội biết rõ ràng bạn phù hợp với những yêu cầu công
việc.
- Không có đến khi bạn trải qua cuộc phỏng vấn cuối cùng.
- Không có đến khi bạn thầm reo trong bụng, “Chao ôi, mình mới thích làm việc
này làm sao!”
- Không có đến khi họ nói ra miệng, “Chúng tôi cần bạn!”
- Không có đến khi họ tuyên bố, “Chúng tôi quyết định nhận bạn vào làm!”
Bí mật thứ 2 trong thương thảo về lương
Mục đích của việc làm này là khám phá mức cao nhất mà người chủ vui lòng trả
cho bạn
Việc thương lượng này sẽ chẳng bao giờ diễn ra nếu các ông chủ trong tất cả
những buổi phỏng vấn tuyển dụng đều nói ngay từ đầu mức cao nhất họ có thể trả
cho một vị trí. Một số người làm như vậy, như tôi đã đề cập ở trên và không có
chuyện trao đổi qua lại về tiền nong. Nhưng tất nhiên, đa số không làm thế với hi
vọng họ có thể trả cho bạn càng ít càng tốt. Việc này tạo ra một khoảng dao động.
Và khoảng dao động này chính là bản chất của việc thương thảo về lương.
Ví dụ, nếu người ta muốn tuyển một người không quá 12 đồng/giờ, họ có thể đưa
ra mức giá 8 đồng. Trong trường hợp này sẽ có sự cò cưa giữa 8 và 12. Thế thì tạo
sao bạn không chuẩn bị cho việc thương lượng. Bởi vì khi khoảng này được đặt ra
có nghĩa là bạn có quyền khám phá xem mức lương cao nhất là người ta có thể trả
cho công việc này và cho bạn là bao nhiêu.
Mục đích của người chủ là tiết kiệm tiền bỏ ra, trong mức cho phép. Mục đích của
bạn là mang về nhà cho cha mẹ hoặc bạn đời số tiền cao nhất cho sức lực mà mình
bỏ ra. Chẳng có gì là sai trong mục đích của 2 bên. Điều đó chỉ có nghĩa rằng, khi
nhà tuyển dụng bắt đầu bằng con số thấp, cuộc thương lượng diễn ra đúng cách và
như được chờ đợi.
Bí mật thứ 3 trong thương thảo về lương
Trong quá trình thảo luận, đừng bao giờ là người đầu tiên đưa ra một con số.
Trong suốt quá trình phỏng vấn, việc thương thảo về lương thường nằm ở giai
đoạn cuối. Đó là lúc bạn muốn nhà tuyển dụng đưa ra một con số, nếu có thể.
Không ai biết lý do tại sao, nhưng sau nhiều năm quan sát cuộc giằng co giữa 2
bên – nơi các mục đích của 2 bên trái ngược nhau, chúng tôi rút ra 1 điều rằng bên
nào đưa ra mức lương trước bên ấy thường thua thiệt. Bạn có thể suy đoán từ đầu
đến cuối để thấy rõ lý do và tất cả chúng ta đều biết đó là cái gì.
Một nhà tuyển dụng ít kinh nghiệm thường không biết quy luật quanh co này.
Những người có kinh nghiệm thì nhận ra ngay điều ấy, đó là lý do tại sao bao giờ
họ cũng ném bóng cho bạn, với 1 câu hỏi ngây thơ nhất trần đời rằng: “Anh/chị
mong muốn nhận được mức lương như thế nào?” Chà, họ mới tử tế làm sao khi
hỏi mình muốn bao nhiêu – bạn có thể nghĩ như thế. Nhưng không đâu, lòng tốt
chẳng có liên quan gì ở đây cả. Họ hi vọng bạn sẽ là người đầu tiên nên ra con số,
bởi vì theo kinh nghiệm, họ biết 1 sự thực rằng, ai đưa ra đề xuất đầu tiên, cuối
cùng sẽ là người chịu thiệt thòi.
Vì vậy, nếu họ đặt ra câu hỏi đó, bạn cần tung ra “đòn” này: “Trong chuyện này,
ông/bà là người hiểu rõ yêu cầu công việc, vì thế chắc ông/bà đã có 1 con số nào
đó trong đầu, tôi cũng muốn biết mức ông/bà đề nghị là bao nhiêu”.