Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Kiến thức dự phòng biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện tiên du, bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 112 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ YTÉ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHĨ HỒ CHÍ MINH

T

v ũ THỊ LÀ

X r
r •• V

- H

,

sỏ:.ĨỮMj i( J

KIẾN THỨC THÁI Đ ộ VÀ HÀNH VI
T ự CHĂM SÓC BÀN CHÂN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
ỆỊ

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Mã số : 60.72.90

LUẬN VĂN THẠC s ĩ Y HỌC


Người hưóng dẫn : TS. BS NGUYỄN THỊ BÍCH ĐÀO
TS. VIOLETA A. BERBIGLIA

THÀNH PHĨ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính
tơi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
bất kỳ ai công bố trong các cơng trình nghiên cứu khác.

n p

r



2

Tác giả

Vũ Thị Là


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ


viết

tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
MỎ ĐÀU



1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Học thuyết điều dưỡng và ứng dụng

4

1.2. Dịch tễ bệnh học đái tháo đường

7

1.3. Đại cưong về bệnh học đái tháo đường

8

1.3.1. Định nghĩa

8


1.3.2. Tiêu chí chẩn đốn ĐTĐ

9

1.3.3. Phân loại ĐTĐ

9

1.3.4. Các biến chứng mạn tính ĐTĐ

10

1.3.5. Biến chứng bàn chân ĐTĐ

11

1.3.6. Chăm sóc bàn chân ĐTĐ

16

1.3.7. Nội dung GDSK hướng dẫn bệnh nhân ĐTĐ chăm sóc bàn chân 18
1.4. Các nghiên cứu liên quan

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

21

cứu

25


2.1. Thiết kế nghiên cứu

25

2.2. Đối tượng nghiên cứu

25

2.3. Kỹ thuật chọn mẫu

26


2.4. Tiến trình nghiên cứu

26

2.5. Thu thập dữ liệu

27

2.5.1. Phuơng pháp thu thập dữ liệu

27

2.5.2. Công cụ thu thập dữ liệu

27


2.5.3. Liệt kê biến số và định nghĩa

27

2.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ KT, TĐ, HV

cs bàn chân của BN

2.5.5. Xử lý và phân tích dữ liệu

30
30

2.6. Y đức

31

2.7. Khả năng khái quát và tính ứng dụng

31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN

cứu

3.1 .Đặc điểm chung nhóm điều trị

33

3.2. Thống kê về kiến thức


41

3.3. Thống kê về thái độ

46

3.4. Thống kê về hành vi

49

3.5. Tổng họp phân loại mức độ điểm kiến thức, tháo độ, hành vi

52

3.6. Các mối liên hệ

53

3.6.1. Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học
với KT chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2

53

3.6.2. Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học
với TĐ chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2

56

3.6.3. Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học

với HV chăm sóc bàn châncủa bệnh nhân ĐTĐ týp 2

59

3.6.4. Mối liên hệ giữa kiến thức và hành vi chăm sóc bàn chân

62

3.6.5. Mối liên hệ giữa tháiđộvà hành vi chăm sóc bàn chân

64

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

65

4.2. Kiến thức chăm sóc bàn chân.

70


4.3. Thái độ chăm sóc bàn chân.

74

4.4. Hành vi chăm sóc bàn chân

75


4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc chân của người bệnh

78

4.6. ứng dụng của học thuyết Orem vào nghiên cứu

79

ĐIỂM MẠNH, YẾU CỦA NGHIÊN cứu

81

KẾT LUẬN

82

KIẾN NGHỊ

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng đồng thuận
Phụ lục 2. Bộ câu hỏi
Phụ lục 3. Danh sách bệnh nhân tham gia phỏng vấn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA


: American Diabetes Association - Hiệp hội đái tháo đường Mỹ

cs

: Chăm sóc

CSBC

: Chăm sóc bàn chân

ĐTĐ

: Đái tháo đường

GDSK

: Giáo dục sức khoẻ

HV

: Hành vi

IDF

: International Diabetes Foundation
Liên đoàn đái tháo đường quốc tế

KT

: Kiến thức


KTC

: Khoảng tin cậy



: Thái độ

WHO

: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 .Tiêu chuẩn đánh giá mức độ KT, TĐ, HV CSBC

30

Bảng 3.1. Phân bố điều trị

33

Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi

34

Bảng 3.3. Phân bố cư trú


34

Bảng 3.4. Phân loại trình độ học vấn

35

Bảng 3.5. Nghề nghiêp của người bệnh

35

Bảng 3.6. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ

36

Bảng 3.7. Biến chứng ĐTĐ và các bệnh kèm theo

36

Bảng 3.8. Tình trạng gia đình

37

Bảng 3.9. Nhận thơng tin giáo dục sức khoẻ

38

Bảng 3.10. Nguồn thơng tin về chăm sóc bàn chân bệnh nhân nhận được

39


Bảng 3.11. Nguồn thông tin người bệnh mong muốn nhận được nhất

40

Bảng 3.12. Mức độ tổn thương bàn chân của người bệnh

40

Bảng 3.13. Thống kê kiến thức về các nguy cơ của bàn chân ĐTĐ

41

Bảng 3.14. Thống kê kiến thức về chăm sóc bàn chân hàng ngày

41

Bảng 3.15. Thống kê kiến thức về bảo vệ bàn chân ĐTĐ

42

Bảng 3.16. Thống kê kiến thức về tăng cường tuần hoàn cho chân

43

Bảng 3.17. Thống kê kiến thức về khám, xử trí những bất thường ở chân

44

Bảng 3.18. Phân loại mức độ kiến thức


44

Bảng 3.19. Thống kê về thái độ chăm sóc chân

46

Bảng 3.20. Phân loại mức độ thái độ

48

Bảng 3.21. Thống kê về hành vi chăm sóc chân

49

Bảng 3.22. Phân loại mức độ hành vi

51

Bảng 3.23. Bảng phân loại mức độ KT, TĐ, và HV chăm sóc chân

52


Bảng 3.24. Mơ tả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới KT CSBC

53

Bảng 3.25. Mô tả kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hường đến KT

55


Bảng 3.26. Mơ tả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới TĐ CSBC

56

Bảng 3.27. Mô tả kết quả phân tích đa biến các yếu tổ ảnh hưởng đến TĐ

58

Bảng 3.28. Mơ tả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hường tới HV CSBC

59

Bảng 3.29. Mô tả kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hường đến HV 61
Bảng 3.30. Phân tích mối quan hệ giữa KT và HV chăm sóc chân

62

Bảng 3.31. Phân tích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi chăm sóc chân

64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ s ơ ĐÒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính

33

Biểu đị 3.2. Tiền căn đái tháo đường


37

Biểu đồ 3.3. Nhận thơng tin GDSK •

38

Biểu đồ 3.4. Nhu cầu nhận thơng tin hướng dẫn chăm sóc chân

39

Biểu đồ 3.5. Phân loại mức độ điểm kiến thức chăm sóc bàn chân

45

Biểu đồ 3.6. Phân loại mức độ điểm thái độ chăm sóc bàn chân

48

Biểu đồ 3.7. Phân loại mức độ điểm hành vi chăm sóc chân

51

Biểu đồ 3.8. Phân loại điểm kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc chân

52

Sơ đồ 1.1. Khung khái niệm học thuyết Orem cho điều dưỡng

5


Sơ đồ 1.2. Cơ chế sinh bệnh học của loét bàn chân ĐTĐ

14

Sơ đồ 2.1. Tiến trình nghiên cứu

26


-

1-

MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới.
Theo số liệu năm 2008, Liên đồn ĐTĐ quốc tế (IDF) ước tính trên thế giới
có hơn 250 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Con sổ này sẽ tiếp tục tăng nếu khơng
có sự can thiệp kịp thời [34]. Tại Việt nam bệnh ĐTĐ đang gia tăng rất
nhanh. Năm 2002 bệnh viện nội tiết trung ương đã thông báo rằng tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ ờ các thành phố lớn là 4,4% và ờ trên cả nước là 2,34% [2], Năm
2008, theo thống kê của bệnh viện Chợ rẫy có 1800 bệnh nhân ĐTĐ đến
khám và điều trị.
Bệnh ĐTĐ có rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như biến chứng về
tim mạch, thận, mắt, thần kinh, da và chân. Biến chứng ở bàn chân là một
biến chứng thường xảy ra đối với bệnh nhân ĐTĐ. Khoảng 15% bệnh nhân
ĐTĐ sẽ có những tổn thương, loét ờ chân trong khoảng thời gian họ mắc
bệnh. Phần lớn các trường hợp bị đoạn chi được phát triển từ một vết loét ở
chân[28]. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Khánh Thuận năm 2009, tại bệnh
viện 115 thành phố Hồ Chí Minh có đến 21% người bệnh ĐTĐ týp 2 có biến

chứng về bàn chân [14]. Tại khoa nội tiết bệnh viện chợ Ray người bệnh ĐTĐ
nằm viện vì loét/nhiễm trùng bàn chân chiếm 25 - 35% trong tổng số bệnh
nhân điều trị nội trú [6]. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị cắt đoạn chi cao gấp 17-40
lần so với bệnh nhân không bị ĐTĐ [28] [38], Biến chứng ở bàn chân có thể
là đau, giảm cảm giác ở chân, da thay đổi, loét ở chân, giảm tuần hoàn ờ chân,
hoại tử và đoạn chi [20]. Biến chứng ở chân có thể để lại những hậu quả nặng
nề như hoại tử, đoạn chi, tàn tật, trầm cảm và tử vong.
Theo IDF, hơn 1 triệu người bị cắt cụt chi dưới mỗi năm do biến
chứng của bệnh ĐTĐ. Trung bình cứ 30 giây trên thế giới có 1 bệnh nhân
ĐTĐ bị cắt cụt chi. Nhân ngày đái thái đường thế giới, ngày 14/11/2005,


-

2-

WHO và IDF đã kêu gọi sự chú ý đến vấn đề biến chứng bàn chân ở bệnh
nhân ĐTĐ và phát biểu rằng: “ước tính có khoảng 70% các trường hợp bị
đoạn chi dưới trên tồn thế giới có liên quan đến bệnh ĐTĐ và 85% các
trường hợp đoạn chi đó có thể phịng ngừa được bằng cách chăm sóc bàn
chân thích hợp, kiểm sốt tốt đường huyết và giáo dục sức khỏe nâng cao khả
năng tự chăm sóc của người bệnh” [35],
Điều trị cho những biến chứng bàn chân nghiêm trọng của bệnh nhân
ĐTĐ rất tốn kém. Bởi vậy đó là 1 gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khịe
và nguồn lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe [35], Theo hiệp hội ĐTĐ Mỹ,
tại Mỹ chi phí điều trị cho một vết loét ở chân là 8000 đơ la Mỹ, vết lt có
nhiễm trùng là 17000 đơ la Mỹ, cho 1 trường hợp bị đoạn chi là 45000 đơ la
Mỹ[21]. Tại Việt Nam chi phí trực tiếp khoảng 3.522.000 đồng Việt nam/ Bn
loét chân không đoạn chi và 6.228.000 đồng / Loét chân và đoạn chi (năm
2003) [7]. Theo nghiên cứu của bệnh viện nội tiết trung ương, bệnh nhân

ĐTĐ có biến chứng ở chân thường đến viện vào giai đoạn muộn. Điều này
làm tăng chi phí điều trị và kéo dài thời gian nằm viện hơn so với những bệnh
nhân khơng có biến chứng ở chân là 2 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có biến
chứng ở chân bị cắt đoạn chi cũng rất cao khoảng 40%.
Đặc biệt khi có biến chứng ở bàn chân bệnh nhân sẽ gặp khó khăn
trong việc tập luyện điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh
của bệnh nhân ĐTĐ.
Trong khi đó những biến chứng ở chân của bệnh nhân ĐTĐ có thể hạn
chế, phịng ngừa nếu được chăm sóc thích hợp [17] [20]. Nguy cơ bị đoạn chi
của người bệnh ĐTĐ có thể giảm từ 49% đến 85% nếu có những biện pháp
phịng ngừa đúng, giáo dục cho người bệnh biết cách tự chăm sóc [51].
Bởi vậy người nghiên cứu muốn đánh giá kiến thức, thái độ và hành vỉ
tự chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Từ đó người nghiên cứu sẽ


-

3-

đưa ra những kiến nghị xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe về cách
chăm sóc bàn chân ĐTĐ để nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của người
bệnh và giảm những biến chứng đáng tiếc về bàn chân cho người bệnh ĐTĐ
týp2.
Câu hỏi nghiên cứu:
Mức độ kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến tự chăm sóc bàn
chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 như thế nào?
Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học với kiến thức,
thái độ, và hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 như thế
nào?
Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ với hành vi chăm sóc bàn chân của

bệnh nhân ĐTĐ type 2 như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục

tiêutổng quát

Mô tả kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người
bệnh ĐTĐ týp 2 đang theo dõi và điều trị tại bệnh viện Chợ Rầy.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1.

Xác định mức độ kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân
của người bệnh ĐTĐ týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ rẫy.

2.2.

Xác định mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sóc
bàn chân với các đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học của người
bệnh ĐTĐ týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ rẫy.

2.3.

Xác định mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ với hành vi tự chăm
sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ týp 2 khám và điều trị tại bệnh
viện Chợ rẫy.


-

4-


Chưong 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HỌC THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG VÀ ỨNG DỤNG
Có nhiều học thuyết điều dưỡng được ứng dụng trong chăm sóc người
bệnh như học thuyết của Nightinghen, học thuyết Roy, học thuyết Pender, học
thuyết Orem, học thuyết về niềm tin... Mỗi học thuyết thích hợp với các tình
huống cụ thể và được áp dụng trong các tình huống đó. Ví dụ, học thuyết của
Nightinghen phù hợp với việc nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hường
đến sức khỏe con người. Học thuyết về niềm tin phù họp với nghiên cứu các
yếu tố tác động đến tâm lý, niềm tin của con người để thay đổi nhận thức và
hành vi chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, học thuyết về tự chăm sóc là học
thuyết mơ tả tại sao người bệnh phải tự chăm sóc và chăm sóc như thế nào
[57]? Học thuyết Orem nhấn mạnh vào việc tự chăm sóc của con người đặc
biệt là của người bệnh. Đồ tài này sẽ xác định mức độ kiến thức, thái độ và
hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ vì thế người nghiên cứu
chọn học thuyết Orem để ứng dụng trong nghiên cứu.
Theo Orem: “Tự chăm sóc là những hành động thực tế mà mỗi cá nhân
đã được biết và thực hiện vì lợi ích của họ trong việc duy trì đời sống, sức
khỏe và sự khỏe mạnh của họ.” [45]. Học thuyết của Orem bao gồm 4 khái
niệm liên quan đến khách hàng của hệ thống chăm sóc sức khỏe hoặc bệnh
nhân đó là: tự chăm sóc, khả năng tự chăm sóc, yêu cầu về tự chăm sóc sức
khỏe và những thiếu hụt về tự chăm sóc. Ngồi ra học thuyết Orem cịn 2 khái
niệm liên quan đến điều dưỡng và vai trò của họ đó là cơ sở điều dưỡng và hệ
thống điều dưỡng. Bên cạnh đó cịn có sự liên kết với các khái niệm được gọi
là các yếu tố điều kiện cơ bản bao gồm tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng
sức khỏe, yếu tố xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe, tình trạng gia đình, lối
sống, yếu tố mơi trường và các nguồn lực có sẵn.


-


5-

Sơ đồ 1.1. Khung khái niệm học thuyết Orem cho điều dưỡng [45]
Trong nghiên cứu này người nghiên cứu sẽ mơ tả khả năng tự chăm sóc
bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ thông qua đánh giá kiến thức thái độ và hành vi
liên quan đến tự chăm sóc bàn chân của bệnh nhân. Bệnh nhân muốn tự chăm
sóc được thì trước hết họ phải có kiến thức đúng, bên cạnh đó những nhận
thức, thái độ của bệnh nhân cũng sẽ tác động đến hành vi tự chăm sóc thường
ngày của họ. Những hành vi chăm sóc đúng sẽ màng lại cho bệnh nhân một
sức khỏe tốt và ngược lại hành vi chăm sóc khơng đúng có thể mang lại cho
bệnh nhân một tình trạng sức khỏe kém. Trong học thuyết Orem có các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân vì thế trong đề tài này
người nghiên cứu cũng sẽ mô tả các yếu tố đó như tuổi, giới, trình độ học vấn,
mơi trường và thời gian mắc bệnh...


-

6-

Những yêu cầu về tự chăm sóc có thể được xác định như: “Lý do cho
tự chăm sóc được đảm bảo. Họ biểu lộ những mong muốn hoặc kết quả mong
đợi” [45], Có 3 lĩnh vực trong yêu cầu về tự chăm sóc bao gồm những chăm
sóc thơng thường phổ biến chung nhất, chăm sóc nâng cao và những sai lầm
trong chăm sóc sức khoẻ. Trong nghiên cứu này người nghiên cứu sẽ tập
trung vào những chăm sóc thơng thường phổ biến và chung nhất. Những yêu
cầu về tự chăm sóc thơng thường liên quan đến những hoạt động của cuộc
sống, sự duy trì tính tồn vẹn của cấu trúc và chức năng của CO' thể, và sự
khỏe mạnh hạnh phúc của con người nói chung. Trong nghiên cứu nàv người

nghiên cứu sẽ tập trung vào những phương pháp, những cách thức bệnh nhân
ĐTĐ phải biết và phải thực hiện để chăm sóc bàn chân của họ vì nếu bệnh
nhân biết và thực hiện đúng họ sẽ duy trì và phục hồi được chức năng bàn
chân của họ nói riêng từ đó duy trì, phục hồi chức năng của cả cơ thể nói
chung.
Mặt khác, học thuyết Orem cũng chỉ ra rằng khi nhu cầu tự chăm sóc
của bênh nhân vượt quá khả năng tự chăm sóc của họ, bệnh nhân sẽ cần sự
giúp đỡ của người khác đặc biệt là của điều dưỡng. Theo Orem, khỉ một cơ sở
điều dưỡng được hoạt động thì một hệ thống điều dưỡng được thiết lập và
hoạt động. Một hệ thống điều dưỡng bao gồm các hành động và sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa điều dưỡng và khách hàng của họ (bệnh nhân) trong
những tình huống thực hành điều dưỡng, điều này đáp ứng nhu cầu tự chăm
sóc của bệnh nhân cũng như bảo vệ và phát triển khả năng tự chăm sóc của
bệnh nhân. Có 3 hệ thống chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân: Chăm sóc
hồn tồn, chăm sóc 1 phần và hỗ trợ giáo dục cho bệnh nhân tự chăm sóc.
Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tự chăm sóc của người bệnh mà người
điều dưỡng sẽ cung cấp loại hình chăm sóc phù hợp cho người bệnh. Trong
nghiên cứu này người nghiên sẽ mô tả mức độ kiến thức, thái độ và hành vi


-

7-

về chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ. Từ nguồn thông tin này nhà
nghiên cứu sẽ xác định được khả năng của bệnh nhân ĐTĐ trong việc thực
hành chăm sóc bàn chân của họ, xác định những thiếu hụt của bệnh nhân liên
quan đến việc tự chăm sóc bàn chân. Sau nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ
tiến hành thiết lập một chương trình giáo dục sức khỏe về chăm sóc bàn chân
phù hợp với người bệnh. Chương trình này sẽ góp phần nâng cao kiến thức và

thái độ tự chăm sóc bàn chân, từ đó giúp bệnh nhân có hành vi chăm sóc đúng
cho bàn chân của mình và góp phần nâng cao sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ.
1.2. DỊCH TỄ BỆNH HỌC ĐTĐ
1.2.1. Trên thế giới
ĐÍĐ là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất hiện nay trên
thế giới. Bệnh ĐTĐ có tốc độ gia tăng rất nhanh. Năm 1994 cả thế giới mới
có khoảng 110 triệu người, năm 1995 là 135 triệu người, dự đoán 2010 sẽ có
khoảng 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ nhưng thực tế năm 2006 trên toàn thế
giới đã vượt mức dự báo là có 246 triệu người mắc. Năm 2008, IDF ước tính
trên thế giới có khoảng 285 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Con số này được dự
đoán sẽ tăng lên 483 triệu người trong vòng 20 năm tới. Mỗi năm sẽ có thêm
hơn 7 triệu người mắc bệnh ĐTĐ [33]
Tỷ lệ ĐTĐ gia tăng nhanh phần lớn là ở các nước đang phát triển đặc
biệt là Châu Á. Năm 2025 ước tính tại Ấn độ có khoảng 57 triệu người mắc
bệnh, tại Trung Quốc là 35 triệu và tại Hoa Kỳ là 22 triệu
Nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là Bắc Mỹ, Khu Vực Địa Trung Hải, Trung
Đông với các tỷ lệ tương ứng là 7.8%, 7.7%, tiếp đến là khu vực Đông Nam
Á với tỷ lệ 5.3%, Châu Âu 4,9%, Trung Mỹ 3,7%, Tây Thái Bình Dương 3,6%
[30]
Theo trung tâm kiểm soát bệnh của Hoa Kỳ (CDC), bệnh ĐTĐ thật sự
trở thành một bệnh dịch trên toàn thế giới ngun nhân chính là do sự lão hố


-

8-

dân số, do sự thay đổi về lối sống (ít vận động, chế độ ăn khơng cân đối,
nhiều mỡ), tình trạng thừa cân béo phì ngày càng gia tăng.
1.2.2. Tại Việt Nam

Theo IDF, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam tăng gấp đôi trong khoảng
thời gian từ 1994 đến 2003 [31]. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có xu hướng
gia tăng đặc biệt là tại các thành phố lớn. Theo kết quả của một số cuộc điều
tra năm 1999, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà nội, Huế, và Thành phố Hồ Chí
Minh tương ứng là 1.2%, 0.96% và 2.52%. Đến năm 2001, tỷ lệ ĐTĐ tại các
khu vực nội thành của 4 thành phố lớn là 4.0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp
glucose là 5.1%. Theo kết quả của Tạ Văn Bình và cộng sự thực hiện năm
2006 tỷ lệ mắc chung của cả nước là 2.7% [4]
1.3. ĐẠI CƯƠNG VÈ ĐTĐ
1.3.1. Định nghĩa
ĐTĐ là một nhóm những bệnh chuyển hoá đặc trưng bởi sự tăng đường
huyết do khiếm khuyết sự tiết chế insulin, rối loạn tác động của insulin hoặc
cả hai. Tăng đường huyết kéo dài gây ra những tổn thương mạn tính, rối loạn,
và suy chức năng những cơ quan khác nhau, đặc biệt mắt, thận, thần kinh, tim
và mạch máu [1], [5], [19], [36]
1.3.2. Tiêu chí chẩn đốn ĐTĐ:
1. A1C > 6,5%. Xét nghiệm nên được làm trong phòng xét nghiệm sử
dụng phương pháp được chứng nhận bời chương trình chuẩn hố
glycohemoglobin quốc gia.*
Hoặc
2. Đường huyết đói > 126 mg/dl (7,0 mmol/1). Đường huyết lúc đói
được định nghĩa là nhịn đói hồn tồn tối thiểu 8 giờ.*


-

9-

Hoặc
3. Đường huyết 2 giờ sau ăn > 200 mg/dl (11,1 mmol/1) khi thực hiện

nghiệm pháp dung nạp glucose. Nghiệm pháp được mô tả theo Tổ chức Y tế
Thế giới, uống lượng đường hoà tan trong nước tương đương 75g glucose.*
Hoặc
4. Ở bệnh nhân có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển (khát nhiều,
đái nhiều, đái về đêm, gày sút cân, mệt mỏi) hay có cơn tăng đường huyết, có
một mẫu đường huyết bất kỳ > 200 mg/dl (11,1 mmol/1).
* Trong trường họp tăng đường huyết không rõ ràng, tiêu chuẩn ( 1 - 3 )
nên được làm xét nghiệm lại [19], [36].
1.3.3. Phân loại:
*

ĐTĐ týp 1
-Do tế bào beta bị hủy, thường đưa đến thiếu insulin tuyệt đối
- Chiếm tỷ lệ 5 - 10% bệnh ĐTĐ.
- Bệnh thường khởi phát ở tuổi <30.
- Triệu chứng lâm sàng xảy ra đột ngột, rầm rộ, sụt cân nhiều.
- Người bệnh ĐTĐ týp 1 cần được điều trị Insuline để sống [5], [19], [36]

*ĐTĐtýp2.
- Giảm nhạy cảm Insuline và thiếu Insuline tương đối.
- Chiếm tỷ lệ 90- 95% của ĐTĐ.
- Thường xảy ra ở người béo phì hoặc quá cân.
- Khi phát hiện ra bệnh thường đã có biến chứng.


-

10-

- Hầu hết bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cần được điều trị Insuline trong vòng 5

- 10 năm sau chẩn đoán [5], [19], [36].
* Các

thểđặc biệt khác
- Các bệnh tuyến tụy
- Các bệnh nội tiết
- Do thuốc hoặc do hóa chất
- Nhiễm khuẩn
- Thể bệnh ĐTĐ hiếm gặp qua trung gian miễn dịch
- Các hội chứng di truyền khác [5], [19], [36],

1.3.4. Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ.
* Biến chứng mạch máu lớn:
Biến chứng mạch máu lớn làm xơ vữa động mạch xảy ra sớm, tiến triển
nhanh, lan tỏa. Điều này gây lên các biến chứng như: bệnh mạch vành, tăng
huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh lý mạch máu não, bệnh mạch máu
ngoại biên. Bệnh mạch máu ngoại biên: Thể hiện chủ yếu bằng viêm động
mạch chi dưới. Bệnh mạch máu ngoại biên dễ dẫn đến các vết loét, hoại thư
chân. 25% bệnh nhân ĐTĐ phải nằm viện do các biến chứng ở chân do ĐTĐ.
Hơn 50% các trường hợp cắt đoạn chi không do chấn thương là do ĐTĐ [11],
[36].
* Biến chứng mạch máu nhỏ:
-Bệnh lý võng mạc: Thường sau 30 năm bị ĐTĐ, hơn 80% bệnh nhân
sẽ có bệnh lý võng mạc, khoảng 7% bệnh nhân sẽ bị mù.


-

11-


- Bệnh lý thận trên bệnh nhân ĐTĐ: Bệnh thận ĐTĐ là một biến chứng
nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Khoảng 1/3 bệnh nhân
chạy thận nhân tạo có bệnh ĐTĐ [11], [36].
* Biến chứng thần kinh trên bệnh nhân ĐTĐ:
ĐTĐ ảnh hưởng lên mọi cấu trúc của thần kinh, trừ não bộ. Các biến
chứng thần kinh hay gặp là: Viêm đa dây thần kinh ngoại biên, viêm đơn dây
thần kinh, biến chứng thần kinh tự chủ [11], [36],
* Biến chứng nhiễm trùng trên bệnh nhân ĐTĐ:
Cơ địa bệnh nhân ĐTĐ rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì khả năng thực bào
giảm do tăng đường huyết và xuất hiện các rối loạn chuyển hóa dẫn tới giảm
sức đề kháng của cơ thể [11] [36].
1.3.5. Biến chứng bàn chân trên bệnh nhân ĐTĐ
I.3.5.I. Tình hình biến chứng bàn chân
Hơn 2% dân số ĐTĐ loét bàn chân, ở người có biến chứng thần kinh tỷ
lệ này lên tới 5 - 7,5% [18]
Ở Hoa Kỳ 6% bệnh nhân ĐTĐ nhập viện hàng năm vì lt chân. Trung
bình có khoảng 540000 bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi mỗi năm trong khoảng
thời gian từ 1989 đến 1992 và vào năm 1996 con số này đã tăng lên tới trên
860000 [37].
ở Bombay - Ấn Độ, hơn 10% nhập viện vì loét chân [53].
Tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu về bàn chân ĐTĐ là nghiên cứu
mô tả, được thực hiện riêng lẻ và mẫu nhỏ.
Một nghiên cứu trên 92 người bệnh ĐTĐ mới được chẩn đoán tại bệnh
viện Nhân Dân Gia Định năm 2005 ghi nhận 4.4% các trường hợp loét bàn chân
[ 12].


-

12-


Nghiên cứu tại bệnh viện 115 năm 2008, tỷ lệ người bệnh có biến
chứng bàn chân là 21% [13].
Nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Huế năm 1998, tỷ lệ loét bàn
chân là 8,9% [14]
Tại bệnh viện Chợ Rẩy, theo khảo sát của Lê Tuyết Hoa và cộng sự
năm 2003, tỷ lệ loét bàn chân của người bệnh ĐTĐ là 21.5%, tỷ lệ đoạn chi
lên tới 55% trong tổng số các trường hợp ĐTĐ có biến chứng bàn chân nhập
viện tại khoa nội tiết bệnh viện Chợ rẫy [8].
Khoảng 15% bệnh nhân ĐTĐ sẽ có nhũng tổn thương, loét ỡ chân
trong khoảng thời gian họ mắc bệnh. Phần lớn các trường hợp bị đoạn chi
được phát triển từ một vết loét ở chân [28]. Trong số các bệnh nhân ĐTĐ bị
loét thì 15 - 20% bệnh nhân sẽ bị cắt cụt chi.
Các biến chứng liên quan đến bàn chân trong đó có đoạn chi là gánh
nặng nặng nề nhất. Bàn chân ĐTĐ là nguyên nhân quan trọng khiến bệnh
nhân cần phải nhập viện và cũng là lý do khiến bênh nhân phải trải qua phẫu
thuật đoạn chi. Trong số nguyên nhân dẫn đến cắt đoạn chi thì ĐTĐ chiếm đa
số. Trong một nghiên cứu mổ tử thi trên 50000 trường hợp, Bell đã đưa ra
nhận xét rằng xuất độ hoại thư chân do ĐTĐ tăng cao hơn so với người bình
thường là 52 lần [23].
Khi có biến chứng nhiễm trùng chân thì tuổi thọ của bệnh nhân sẽ giảm
đi. Thời gian sống sót sau khi bị loét < 50 % sau 3 năm [39].
Hơn nữa, trong tổng số các trường hợp đoạn chi, có 5 - 10% số ca tử
vong ngay trong thời gian nằm viện và nếu bệnh nhân sống sót thì hơn 50%
các trường hợp tiết tục tử vong trong 5 năm sau đoạn chi [47].
Bên cạnh đó, nguy cơ loét chân hoặc trải qua đoạn chi lần thứ 2 ở bệnh
nhân ĐTĐ sau đoạn chi thường tăng lên đáng kể [47].


-


13-

Chi phí điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ có lt chân cao vì thời gian nằm
viện kéo dài và tỷ lệ can thiệp ngoại khoa cao. Tại Pháp chi phí điều trị loét
chân ĐTĐ khoảng 700 triệu đô la Mỹ/năm [29]. Theo hiệp hội ĐTĐ Mỹ, tại
Mỹ chi phí điều trị cho một vết loét ở chân là 8000 đô la Mỹ, vết lt có
nhiễm trùng là 17000 đơ la Mỹ, cho 1 trường hợp bị đoạn chi là 45000 đơ la
Mỹ [21]. Năm 2002, tại Mỹ tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhàn
ĐTĐ bị đoạn chi dưới là trên 132 tỷ đơ la [37]
Ngồi ra, biến chứng bàn chân ĐTĐ và đoạn chi còn làm giảm chức
năng, khả năng cảm nhận và cảm giác thể hình của bệnh nhân. Bệnh nhân
đoạn chi thường phải đối diện với những vấn đề khó khăn trong phục hồi
chức năng sau đoạn chi như giảm chức năng cơ xương, mất khả năng kiểm
soát tư thế, giảm nhận thức, tăng biến chứng thận và giảm chức năng tim phổi
nói chung [26] [49]


-

14-

1.3.5.2.CO' che sinh benh hoc cüa loet bän chän

So1do

1.2Ca che sinh benh hoc cüa loet bän chän DTD. [40]


-


15-

I.3.5.3. Biến chứng bàn chân ỏ' bệnh nhân ĐTĐ
Có nhiều nguyên nhân gây ra biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ,
các nguyên nhân thường phối hợp với nhau nhưng bệnh thần kinh ngoại vi,
bệnh động mạch ngoại vi, và nhiễm khuẩn là những nguyên nhân thường gặp
nhất gây nên biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ [20] [32][11]:
*

Bệnhmạch máu ngoại

vi:

- Thường xảy ra ở các mạch máu nhỏ, hẹp, nó làm giới hạn dịng máu
đến chân. Sự nghèo tuần hồn làm cho da trờ lên khơ, nứt nẻ, hoặc có thể gây
tổn thương loét và nhiễm trùng.
- Các dấu hiệu lâm sàng: biểu hiện lâm sàng của tổn thương mạch máu
thường kín đáo.
+ Thay đổi màu sắc da: da lạnh, có màu tím sẫm.
+ Dấu hiệu đau cách hồi: Đau vùng bắp chân, bàn chân, đau như bó lại,
đau khi đi lại nghỉ ngơi thì giảm đau khiến bệnh nhân đi tập tễnh, đây là biểu
hiện sớm của tổn thương mạch máu. Tuy nhiên cũng có thể có đau hoặc
không xuất hiện đau.
+ Cảm giác lạnh hoặc tê bì hai chân: Cảm giác lạnh hai bàn chân có thể
xuất hiện sớm cũng có thể xuất hiện muộn, đơi khi hai chân có biểu hiện mỏi
khi đi bộ hoặc vận động.
+ Đau hai chân hoặc một chân xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi: đây là biểu
hiện của giai đoạn muộn. Đau tăng lên khi đưa chân lên cao hoặc khi thời tiết
lạnh.

* Bệnh thần kinh ngoại

vi:

-Làm mất cảm giác, đưa đến chấn thương mà bệnh nhân khơng có cảm
giác đau, loét nhiễm khuẩn biến dạng bàn chân.
- Các biểu hiện lâm sàng thường gặp:
+ Cảm giác lạnh ở hai chân


+ Ngứa và dị cảm ở da, cảm giác bứt rứt khó chịu ở hai bàn chân
+ Cảm giác bỏng rát, nóng ran ở hai chân
- Bệnh tiến triển dần dần, các biểu hiện sớm là xuất hiện đau hai chân
đặc biệt là về ban đêm, làm cho bệnh nhân rất khó chịu, mất ngủ. Sau đó đau
cả lúc nghỉ ngơi, cảm giác nặng hai chân, đi lại khó khăn dần dần dẫn đến mất
cảm giác ở chân, bàn chân làm cho bệnh nhân không thấy đau.
- Nếu tổn thương mạch máu ngoại vi kèm theo bệnh lý thần kinh thì vết
thương khó lên sẹo, vết thương có thể tiến triển thành loét và hoại tử nếu
không điều trị đúng và kịp thời.
Theo Wagner, phân độ tổn thương ở chân có các mức độ

[37]

- Độ 0: Bàn chân nguyên vẹn khơng có sang thương mờ.
- Độ 1: Lt nơng: tổn thương lớp da nhưng không sâu đến lớp mỡ
dưới da.
- Độ 2: Loét sâu lan từ mô mỡ ở nông bên trên đến gân/xương
nhưng không nhiễm trùng.
- Độ 3: Loét sâu kèm viêm xương hoặc ap-xe.
- Độ 4: Hoại tử phía trước bàn chân.

- Độ 5: Hoại thư lan rộng bàn chân, phải đoạn chi, thường kèm sang
thương hoại tử mơ và nhiễm trùng mơ mềm.
1.3.6. Chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ
Loét bàn chân và đoạn chi có thể ngăn ngừa được bằng chăm sóc bàn
chân tốt, đúng cách như:
- Kiểm soát đường huyết tốt: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, tuân
thủ chế độ ăn và tập luyện.
- Tự kiểm tra chân hàng ngày: Kiểm tra các vết phỏng rộp, mẩn đỏ,
sưng nề, và móng chân. Sử dụng một chiếc gương cầm tay để kiểm tra toàn


×