BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN QUỲNH HOA
THỰC TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE 2 ĐIỀU
TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH
THÁI BÌNH NĂM 2019
Chuyên ngành: Y Học Dự phòng
Mã số: 8720163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG LAN
HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Y Hà Nội,
Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản
lý đào tạo sau đại học Trường Đại Học Y Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô
trong Bộ môn Dinh dưỡng &ATTP đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp
đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Em vô cùng biết ơn sâu sắc Ban Giám hiệuTrường Đại học Y Dược
Thái Bình đã tạo điều kiện cho em được học tập nâng cao trình độ chuyên
môn, rèn luyện đức luyện tài chuẩn bị cho hành trang trong tương lai.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị
Hương Lan, người thầy kính mến đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn với các thầy/cô trong Viện Đào tạo Y học
dự phòng và Y tế công cộng. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ,
viên chứcTrung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện
thuận lợi, tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện
luận văn này.
Hà Nội, ngày
tháng 10 năm 2019
Học viên
Nguyễn Quỳnh Hoa
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Y Hà Nội;
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;
- Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội;
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Em là học viên Nguyễn Quỳnh Hoa, lớp cao học 27 chuyên ngành Y học
dự phòng – Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng – Trường Đại
học Y Hà Nội. Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà em đã tham
gia. Các số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và
chưa từng được đăng tải trên bất cứ tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày
tháng 10 năm 2019
Học viên
Nguyễn Quỳnh Hoa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ
BMI
Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể
BMV
Bệnh mạch vành
ĐTĐ
Đái tháo đường
HCCH
Hội chứng chuyển hóa
IDF
Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế: International Diabetes
Federation
NCEP ATPIII
Chương trình giáo dục quốc gia về kiểm soát cholesterol
ở người trưởng thành lần thứ 3: Nation Cholesterol
Education Program Adult Treatment Panal III
THA
Tăng huyết áp
WHO
Tổ chức Y tế thế giới: World Health Organization
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Khái niệm, phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường ........... 4
1.1.1. Khái niệm Đái tháo đường .............................................................. 4
1.1.2. Phân loại Đái tháo đường ............................................................... 4
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường ........................................... 5
1.2. Khái niệm, tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa .................... 7
1.2.1. Khái niệm Hội chứng chuyển hóa .................................................. 7
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa ................................ 8
1.3. Tình hình mắc Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2 trên Thế giới và Việt Nam ....................................................... 14
1.3.1. Tình hình mắc trênThế giới .......................................................... 14
1.3.2. Tình hình mắc ở Việt Nam ........................................................... 16
1.4. Các yếu tố nguy cơ mắc Hội chứng chuyển hóa ở người bệnhđái tháo
đường type 2 ....................................................................................... 19
1.5. Hậu quả của Hội chứng chuyển hóa ................................................... 21
1.5.1. Bệnh lý tim mạch .......................................................................... 21
1.5.2. Bệnh đái tháo đường type 2 .......................................................... 22
1.5.3. Đột quỵ.......................................................................................... 24
1.5.4. Ngừng thở lúc ngủ ........................................................................ 24
1.5.5. Viêm xương khớp mạn tính .......................................................... 24
1.5.6. Ung thư ......................................................................................... 24
1.6. Phòng ngừa và điều trị Hội chứng chuyển hóa ................................... 25
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 27
2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 27
2.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 29
2.5. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu ................................................... 36
2.6. Công cụ ................................................................................................ 39
2.7. Kĩ thuật thu thập thông tin ................................................................... 39
2.8. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 40
2.9. Sai số và khống chế sai số.................................................................... 41
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu................................................................ 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 43
3.1. Một số thông tin của đối tượng nghiên cứu ......................................... 43
3.2. Tỷ lệ mắc HCCH và các yếu tố thành phần của HCCH ở bệnh nhân đái
tháo đường type 2................................................................................ 47
3.3. Xác định các yếu tố nguy cơ mắc HCCH ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2 ................................................................................................... 56
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 62
4.1. Thực trạng mắc Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2 đang được điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Thái Bình năm 2019 .................................................................... 62
4.2. Một số yếu tố liên quan đến Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái
tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Thái Bình năm 2019 .................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại ĐTĐ theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ ADA 2012......................... 6
Bảng 1.2. Phân loại của Ủy ban điều trị tăng Cholesterol ở người trưởng thành
2004 ................................................................................................ 9
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn xác định béo bụng theo vòng eo của IDF .................... 12
Bảng 1.4. Các yếu tố chẩn đoán HCCH.......................................................... 13
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 43
Bảng 3.2. Giá trị trung bình một số chỉ số nhân trắc, BMI theo giới ............. 44
Bảng 3.3. Thời gian điều trị trung bình theo giới ........................................... 45
Bảng 3.4. Thuốc điều trị theo giới .................................................................. 45
Bảng 3.5. Giá trị trung bình một số chỉ số sinh hóa theo giới ........................ 46
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc HCCH theo giới và nhóm tuổi....................................... 48
Bảng 3.7. Giá trị trung bình các yếu tố thành phần của HCCH...................... 49
Bảng 3.8. Tỷ lệ đối tượng có số đo vòng eo cao theo giới và nhóm tuổi ....... 50
Bảng 3.9. Tỷ lệ cao huyết áp theo giới và nhóm tuổi ..................................... 51
Bảng 3.10. Tỷ lệ tăng triglycerid máu theo giới và nhóm tuổi ....................... 52
Bảng 3.11. Tỷ lệ HDL-C máu có giá trị thấp theo giới và nhóm tuổi ............ 53
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc tổng các thành tố chẩn đoán HCCH ở người bệnh ĐTĐ
type 2 theo giới và nhóm tuổi ....................................................... 54
Bảng 3.13. Nguy cơ mắc HCCH với giới tính, nhóm tuổi, BMI .................... 56
Bảng 3.14. Nguy cơ mắc HCCH với thời gian phát hiện ĐTĐ và tính chất
công việc ....................................................................................... 57
Bảng 3.15. Nguy cơ mắc HCCH với sử dụng thuốc lá, rượu, bia, thể dục
thể thao .......................................................................................... 58
Bảng 3.16. Nguy cơ mắc HCCH với tần suất tiêu thụ một số loại thực phẩm59
Bảng 3.17. Phân tích hồi quy logistic với nguy cơ mắc HCCH .................... 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc HCCH và các yếu tố thành phần của HCCH ở bệnh
nhân ĐTĐ type 2....................................................................... 47
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mắc HCCH theo nhóm tuổi............................................... 47
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc tổng các thành tố chẩn đoán HCCH .......................... 55
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) được coi là một trong những vấn đề sức khỏe
toàn cầu trong thế kỷ XXI khi mà số người bị bệnh tăng nhanh trên toàn thế
giới và không có dấu hiệu giảm. Theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ thế giới
(IDF), năm 2015 có khoảng 415 triệu người mắc bệnh tháo đường trên toàn
thế giới, và đến năm 2040 dự kiến sẽ tăng lên đến 642 triệu người[1]. Khoảng
5,0 triệu người trong độ tuổi 20 đến 79 đã chết vì bệnh ĐTĐ vào năm 2015,
tương đương với một người chết mỗi sáu giây. Bệnh ĐTĐ chiếm 14,5% tỷ lệ
tử vong do mọi nguyên nhân trên toàn cầu trong số những người trong nhóm
tuổi này. Con số này cao hơn tổng số người tử vong do các bệnh truyền nhiễm
(1,5 triệu người tử vong do HIV/AIDS; 1,5 triệu người tử vong do bệnh lao và
0,6 triệu người tử vong do bệnh sốt rét vào năm 2013[2]. Gần một nửa
(46,6%) ca tử vong vì bệnh ĐTĐ ở người dưới 60 tuổi [1]. ĐTĐ đã và đang
gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dễ gây tử vong nếu không được điều trị
sớm và kịp thời, bao gồm các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim và các
biến chứng vi mạch, mù lòa, tổn thương thận[3].
ĐTĐ là bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, do hormon insulin
của tụy bị thiếu hoặc giảm tác động trong cơ thể dẫn đến tình trạng glucose
trong máu tăng cao[1]. Bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người cả nam và nữ, ở
mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi trình độ văn hóa khác nhau. Gánh
nặng bệnh tật do ĐTĐ đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển- nơi quá trình đô thị hóa đang làm thay đổi tập quán ăn uống
giảm hoạt động thể lực và tăng cân[4].
Trong nhiều năm trở lại đây một hội chứng có liên quan mật thiết với
các biến cố tim mạch và ĐTĐ type 2 được nhắc tới nhiều và trở thành một
2
vấn đề thời sự lớn của y học, đó là Hội chứng chuyển hóa (HCCH: Mebotalic
syndrome). HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là biểu hiện thường gặp, có mối
liên hệ với nhau về sinh bệnh học, biểu hiện lâm sàng và hóa sinh liên quan
đến các bệnh tim mạch. Các tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang
nỗ lực tìm hiểu về mối liên quan này, tuy nhiên còn nhiều điều chưa được
sáng tỏ. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2
chiếm tỷ lệ cao, tần suất xuất hiện bệnh tỷ lệ thuận với các yếu tố như: thừa
cân béo phì, tăng huyết áp (THA), rối loạn chuyển hóa (RLCH) Lipid, RLCH
acid uric…
Tại Việt Nam có một vài nghiên cứu về tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2: Hoàng Đăng Mịch tại Hải Phòng (2009)[5], Vũ Văn Nguyên tại Hải
Dương(2010)[6], Lê Thanh Đức (2011) tại Vĩnh Long[7]…tuy nhiên chúng
tôi chưa thấy có nghiên cứu nào về HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại các
tỉnh, thành phố khác, trong đó có Thái Bình. Thái Bình là một tỉnh ven biển ở
Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, phía Bắc Việt Nam với khoảng gần 2 triệu
dân, 80% là lao động nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm
gần đây nền kinh tế Thái Bình đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, cùng
với quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa, đời sống của nhân dân được nâng cao.
Bên cạnh đó tình hình bệnh tật cũng diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự gia tăng
của các bệnh nội tiết chuyển hóa và ĐTĐ.
Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, với số lượng bệnh
nhân ĐTĐ type 2 vào khám và điều trị ngoại trú khá đông, trong đó có rất
nhiều bệnh nhân có biến chứng như đột quỵ não, bệnh mạch vành (BMV) và
các bệnh lý tim mạch khác liên quan đến chuyển hóa, khi được thăm khám
đầy đủ và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết thì thấy một loạt các yếu
tố của HCCH.
3
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “thực trạng mắc hội chứng
chuyển hoá và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
điều trị ngoại trú tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thái bình năm 2019”
nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học giúp nâng cao chất lượng chăm
sóc toàn diện cho bệnh nhân điều trị tại trung tâm.
Đề tài chúng tôi nghiên cứu sẽ gồm mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng mắc Hội chứng chuyển hoá ở bệnh
nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh Thái Bình năm 2019.
Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến Hội chứng chuyển hoá
ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh Thái Bình năm 2019.
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đƣờng
1.1.1. Khái niệm Đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế thế giới 2002 (World Health Organization-WHO):
“ĐTĐ là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác
dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền
với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ
thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh[4].
Theo Hội đái tháo đường Mỹ (Association of Diabetes – ADA):“ĐTĐ là
một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm
khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose
máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều
cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu[8],[9],[10].
1.1.2. Phân loại Đái tháo đường
Theo Hiệp hội Đái tháo đườngMỹ, ĐTĐ được phân thành các loại sau:
- Đái tháo đường type 1: Do quá trình tự miễn dịch phá hủy tế bào β của
đảo tụy Langerhans dẫn đến sự thiếu hụt insulin tuyệt đối (trước đây gọi là đái
tháo đường phụ thuộc vào insulin, đái tháo đường ở trẻ em). Bệnh ĐTĐ type
1 ước tính chiếm khoảng 5-10% bệnh ĐTĐ[11]. Bệnh tiến triển nhanh thường
gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi, triệu chứng lâm sàng rầm rộ, khát nhiều, uống
nhiều, sút cân, mệt mỏi[12].
-Đái tháo đường type 2: Hậu quả kháng insulin hoặc/và suy giảm tăng
dần bài tiết insulin của tuyến tụy (trước đây gọi là ĐTĐ không phụ thuộc
insulin hoặc khởi phát ở người lớn). Bệnh ĐTĐ type 2 ước tính chiếm khoảng
90-95% bệnh ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ type 2 là sự tác động giữa yếu tố gen và môi
5
trường sống. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự tiến triển của
bệnh, phần lớn bệnh nhân ĐTĐ type 2 là bệnh nhân béo phì [10].ĐTĐ type 2
thường gặp ở người trên 30 tuổi, triệu chứng lâm sàng âm thầm, thường phát
hiện muộn, có thể điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, bằng thuốc và/hoặc
insulin[12].
- Đái tháo đường khác do nhiều nguyên nhân khác nhau: Khiếm khuyết gen
của tế bào beta hoặc rối loạn quá trình chuyển hóa glucose (thể MODY), đột
biến gen ảnh hưởng đến hoạt động của insulin, bệnh lý tụy, thuốc, hóa chất…
- Đái tháo đường thai nghén: ĐTĐ được phát hiện trong thời kỳ mang
thai. Thường khởi phát từ tuần lễ thứ 24 của thai kỳ, đôi khi xuất hiện sớm
hơn. Thường gặp ở phụ nữ có thai có đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp
glucose, một số phụ nữ xếp vào nhóm có nguy cơ cao như béo phì, tiền sử gia
đình có người mắc bệnh ĐTĐ, tiền sử sinh con trên 4kg, tiền sử sẩy thai hoặc
thai chết lưu không tìm được nguyên nhân[13].
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường
- Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ hiện nay, được Hiệp hội Đái tháo
đường Mỹ kiến nghị năm 1997 và được nhóm các chuyên gia về bệnh ĐTĐ
của WHO công nhận vào năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm
1999[14],[15],[16].
Bệnh ĐTĐ được chẩn đoán khi có một trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Một mẫu glucose huyết tương bất kỳ ≥11,1 mmol/l (200 mg/dl) kết
hợp với các triệu chứng của ĐTĐ.
+ Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126 mg/dl).
+ Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ
sau uống 75g glucose (loại anhydrous) hoặc 82,5 gam glucose (loại
monohydrat) (nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống).
6
Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết hoặc mất bù chuyển hóa
cấp tính thì phải lặp lại xét nghiệm một lần nữa[14],[17],[18].
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo ADA (Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ)
năm 2010; khi có 1 trong các tiêu chuẩn sau[1]:
+ Đường huyết tương bất kỳ >11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng
của tăng đường huyết (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).
+ Đường huyết tương lúc đói (nhịn ăn >8-14 giờ) > 7 mmol/l trong 2
buổi sáng khác nhau.
+ Đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75 g glucose > 11,1 mmol/l
(nghiệm pháp tăng đường huyết).
+ HbA1C (định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng) > 6,5%.
- Phân loại ĐTĐ theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ ADA 2012[19]:
Bảng 1.1. Phân loại ĐTĐ theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ ADA 2012
Nồng độ
glucose máu
mmol/L
mg/dL
Glucose máu lúc đói
≥ 7,0
≥ 126
Hoặc 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp
dung nạp
≥ 11,1
≥ 200
< 7,0
<126
Đái tháo đƣờng:
Hoặc có cả 2
Rối loạn dung nạp glucose
Glucose máu lúc đói
Và 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung ≥ 7,8 và < 11,1 ≥ 140 và < 200
nạp đường huyết
Rối loạn glucose máu lúc đói:
Glucose máu đói
Và 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung
nạp đường huyết
≥ 6,1 và < 7,0
≥ 110 và < 126
< 7,8
< 140
7
* Sử dụng chỉ số HbA1c trong chẩn đoán ĐTĐ[20]:
Hemoglobin ở người trưởng thành gồm 3 loại HbA, HbA2, HbF,trong đó
HbA chiếm 97% lượng Hemglobin trong cơ thể. Các loại đường đơn kết hợp
với HbA (Glycosylated Hemoglobin) tạo thành phức hợp HbA1. Tùy thuộc
vào loại đường đơn (đường đơn trong máu chủ yếu là glucose) và vị trí vào
HbA mà có 4 loại HbA1a1, HbA1a2, HbA1b, HbA1c, trong đó HbA1c chiếm
70%, HbA1c có giá trị chuyên biệt hơn HbA1a1, HbA1a2, HbA1b. Phản ứng
Glycosylat hóa Hemoglobin không cần xúc tác cuả enzym và không đảo
ngược, HbA1c phản ánh glucose huyết trong vòng trước 8 – 12 tuần trước khi
đo và tồn tại trong suốt đời sống của hồng cầu (120 ngày), nồng độ HbA1c
trung bình từ 4,7 – 6,4%.
Tháng 7 năm 2009, Hiệp hội Đái tháo đường (ADA) đưa ra tiêu chuẩn
chẩn đoán mới dựa vào mức HbA1c:
Mức HbA1c 6,5% trở lên được chẩn đoán là ĐTĐ.
Mức HbA1c từ 5,7% đến 6,4% được xem như người mắc bệnh tiền ĐTĐ
1.2. Khái niệm, tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa
1.2.1. Khái niệm Hội chứng chuyển hóa
HCCH là một tập hợp những rối loạn về chuyển hóa làm gia tăng nguy
cơ mắc các bệnh tim mạch và ĐTĐ. Những rối loạn này bao gồm: rối loạn
lipid máu, béo bụng, yếu tố huyết áp, rối loạn glucose máu khi đói[21].
HCCH xuất hiện cùng với những biến chứng nguy hiểm là mối đe dọa đối với
sức khỏe và tuổi thọ con người. HCCH có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì
và là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh không lây nhiễm. Người ta đã chứng
minh rằng, chế độ ăn không cân đối và ít hoạt động thể lực là những yếu tố
nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc HCCH[22].
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế,
chế độ ăn và thói quen ăn uống cũng như hoạt động thể lực của người dân có
8
những thay đổi nhanh chóng. Khi mức sống được cải thiện, thực phẩm ngày
càng sẵn có và đa dạng sẽ dẫn tới sự chuyển đổi mô hình ăn uống. Thay cho
chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng trước đây là chế độ ăn "dư thừa" nhưng
không cân đối. Mặt khác, do điều kiện sống và làm việc thay đổi, hoạt động
thể lực cũng thay đổi nghiêng về lối sống tĩnh tại nhiều hơn so với trước đây.
Như vậy, việc nghiên cứu về HCCH đang là một vấn đề thời sự rất cần được
quan tâm cùng với nghiên cứu về dịch tễ học thừa cân, béo phì và các bệnh
không lây nhiễm nhằm góp phần đưa ra những chiến lược dự phòng, kiểm
soát các rối loạn này trong tương lai.
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa
Hiện nay có khá nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH. Đầu tiên, nhóm
chuyên gia của WHO dựa trên định nghĩa của Reaven đã chính thức đưa ra
một khái niệm mới về HCCH với tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Sau đó, nhóm
nghiên cứu về kháng insulin của châu Âu và chương trình giáo dục cholesterol
quốc gia Mỹ, kênh điều trị cho người lớn (NCEP ATP III - National
Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III) cũng đưa ra định
nghĩa riêng của mình. Những định nghĩa này đều chấp nhận yếu tố chính là rối
loạn dung nạp glucose, béo phì, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu nhưng có
sự khác nhau về vị trí của nguyên nhân nổi trội và ngưỡng xác định các yếu tố.
Định nghĩa của WHO và châu Âu cùng nhấn mạnh rối loạn dung nạp glucose
và kháng insulin là thành phần chủ yếu. Ngược lại, định nghĩa của NCEP
không sử dụng kháng insulin làm yếu tố chẩn đoán[23],[24].
Theo WHO thì HCCH được xác định khi có tăng glucose máu khi đói
(glucose máu 6,1 mmol/l) hoặc insulin tăng cao trong máu hoặc đã được
chẩn đoán ĐTĐ cộng với ít nhất 2 trong các yếu tố sau:
- Béo phì (BMI 30 hoặc tỷ số VE/VM > 0,9 đối với nam và > 0,85 đối
với nữ).
9
- Rối loạn lipid máu: triglycerid 1,7 mmol/l hoặc HDL - C < 0,9 mmol/l
đối với nam và < 1,0 mmol/l đối với nữ.
- Huyết áp 140/90 mmHg hoặc đã được chẩn đoán tăng huyết áp.
- Microalbumin niệu: tốc độ bài tiết 20g/phút.
Hội chứng chuyển hoá được xác định theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III
khi có từ 3 yếu tố trở lên trong 5 yếu tố[25]:
- Rối loạn Glucose máu khi đói (Glucose máu 6,1 mmol/l).
- Béo bụng (vòng eo> 102 đối với nam và > 88 cm đối với nữ)
- Triglycerid máu cao ( 1,7 mmol/l)
- HDL-C thấp (< 1mmol/l ở nam và < 1,3 mmol/l ở nữ).
- Huyết áp 130/85 mmHg.
Bảng 1.2. Phân loại của Ủy ban điều trị tăng Cholesterol ở ngƣời trƣởng
thành 2004 (APT III)[24]
Loại cholesterol
Cholesterol toàn phần
Mức mong muốn
Cao giới hạn
Cao
LDL-cholesterol
Tốt
Gần hoặc trên bình thường
Cao
Rất cao
HDL- Cholesterol
Thấp
Triglycerid
Bình thường
Cao giới hạn
Tăng cao
Tăng rất cao
Mức cholesterol
mmol/L
mg/dL
< 5,2
5,2 – 6,2
> 6,2
< 200
200 - 239
≥ 240
< 2,6
2,6 – 3,3
3,3 – 4,1
> 4,1
< 100
100 - 129
160 - 189
≥ 190
< 1,3
< 40
< 1,7
1,7 – 2,3
2,3 – 5,6
> 5,6
< 150
150 - 199
200 - 499
≥ 500
10
Nhóm nghiên cứu về kháng Insulin của châu Âu đặt tiêu chuẩn bắt buộc
là phải có tăng Insulin máu cộng thêm với ít nhất 2 trong số các yếu tố:
- Tăng Glucose máu: glucose máu khi đói 6,1 mmol/l.
- Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương 90 mmHg; hoặc đã điều trị thuốc hạ áp.
- Rối loạn Lipid khi triglycerid máu > 2,0 mmol/l hoặc HDL-C < 1,0
mmol/l hoặc đã điều trị rối loạn chuyển hoá lipid.
- Béo bụng khi vòng eo 94cm đối với nam và 80 cm đối với nữ .
Các nhà Nội tiết học Lâm sàng Mỹ cũng đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán
HCCH như sau[25]:
- Thừa cân, béo phì (BMI ≥ 25).
- Triglycerid > 1,7 mmol/l.
- HDL-C thấp (< 1,04 mmol/l ở nam và <1,2 mmol/l ở nữ).
- Huyết áp 130/85 mmHg.
- Nồng độ Glucose máu 2 giờ sau khi dùng nghiệm pháp dung nạp
Glucose đường uống > 7,8 mmol/l.
- Glucose máu lúc đói từ 6,1 đến 7,0 mmol/l.
- Các yếu tố nguy cơ khác cũng được tham khảo như tiền sử gia đình có
người mắc ĐTĐtype 2, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, có hội chứng buồng
trứng đa nang; hoặc lối sống tĩnh tại, tuổi cao; hoặc trong ở nhóm người có
nguy cơ cao giống như người mắc bệnh ĐTĐ.
Ngoài ra, một số tổ chức khác như ICD-9 (International Classification of
Diseases-Ninth Revision), AHA (American Heart Association), ADA
(American Diabetes Association), IDF (International Diabetes Federation)
năm 2000 cũng đưa ra những tiêu chuẩn riêng để chẩn đoán HCCH nhưng
đều xác định kháng Insulin là yếu tố chính[26],[27].
11
Trong các tiêu chuẩn trên thì định nghĩa của WHO rất tốt trong việc xác
định các rối loạn chuyển hoá. Tuy nhiên, định nghĩa này đòi hỏi phải làm
nghiệm pháp tăng đường huyết và các test kháng insulin nên rất khó áp dụng
rộng rãi đặc biệt đối với các nghiên cứu triển khai tại cộng đồng.
Bảng tiêu chuẩn NCEP - ATP III của Mỹ được cho là đơn giản, dễ áp
dụng và rất hữu ích trong đánh giá lâm sàng. Do đó, mặc dù còn có những
quan điểm khác nhau giữa châu Âu và Mỹ trong các khuyến cáo về chiến
lược phòng bệnh nhưng cả hai đều chấp nhận tiêu chuẩn của NCEP trong
chẩn đoán HCCH. Tuy vậy, cần có sự điều chỉnh về tiêu chuẩn xác định béo
phì đối với người châu Á. Bởi vì nhiều nghiên cứu đã ghi nhận đối với một số
dân cư thuộc Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Singapore, Trung Quốc…có sự gia
tăng tỷ lệ béo phì trung tâm so với người da trắng cùng tuổi, giới và mức
BMI. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng người châu Á có BMI giới hạn
23-25 thì nguy cơ mắc ĐTĐ, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu tương đương
người da trắng có chỉ số khối cơ thể 25-29 kg/m2. Ngoài ra, người ta đã nhận
thấy sự gia tăng tỷ lệ ĐTĐ type 2 và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trong
nhiều vùng châu Á nơi mà chỉ số trung bình của BMI thường dưới 25. Văn
phòng của WHO tại Thái Bình Dương đã đưa ra tiêu chuẩn để xác định béo
bụng cho vùng này khi vòng eo> 90 cm ở nam và >80 cm ở nữ. Sự điều chỉnh
này là cần thiết cho sự xác định chính xác tỷ lệ mắc HCCH để có chiến lược
phòng bệnh tim mạch và ĐTĐsát với thực tế hơn[22].
Hai tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH thường được sử dụng hơn trong các
nghiên cứu là tiêu chuẩn của WHO và NCEP. Tuy nhiên, việc có nhiều tiêu
chuẩn chẩn đoán khác nhau về HCCH được sử dụng dẫn đến sự khó khăn khi
so sánh tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố ảnh hưởng giữa các khu vực.
Để giải quyết vấn đề bất cập này, tháng 5/2004, một nhóm các nhà
nghiên cứu của IDF đã kết hợp với một số tổ chức khác để cố gắng đưa ra
12
một định nghĩa chung về HCCH. Dựa trên nền tảng là tiêu chuẩn chẩn đoán
của NCEP, có sự tính toán đến tiêu chuẩn béo phì trong các quần thể dân cư
khác nhau, IDF đã đưa ra một tiêu chuẩn về HCCH như sau[26]:
Điều kiện tiên quyết để xác định HCCH là béo bụng (theo chỉ số vòng eo
- bảng 1.3) cộng với từ 2 yếu tố trở lên trong 4 yếu tố:
- Glucose máu khi đói cao (5,6 mmol/l); hoặc đã được chẩn đoán và
điều trị ĐTĐtype 2 trước đó.
- Triglycerid máu cao (1,7 mmol/l); hoặc đã được chẩn đoán, điều trị
các rối loạn lipid bằng thuốc.
- HDL-C thấp (<1mmol/l ở nam và <1,3 mmol/l ở nữ); hoặc đã điều trị
các rối loạn lipid máu bằng thuốc.
- Huyết áp 130/85 mmHg hoặc đã được chẩn đoán cao huyết áp.
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn xác định béo bụng theo vòng eo của IDF
Nhóm các quốc gia
Số đo xác định là béo bụng (cm)
Nam
94
Nữ
80
Các nước Nam Á
Nam
90
và Trung Quốc
Nữ
80
Nhật Bản
Nam
85
Nữ
90
Châu Âu
Người Nam Trung Mỹ
Giống tiêu chuẩn Nam Á
Người Phi khu vực Sahara
Giống tiêu chuẩn châu Âu
Vùng Trung Đông và Địa Trung Hải
Giống tiêu chuẩn châu Âu
Như vậy, ngưỡng để xác định Glucose máu khi đói của IDF năm 2004
thấp hơn so với ngưỡng xác định của WHO và NCEP ATP III. Mặt khác, tiêu
chuẩn xác định béo bụng của IDF dựa vòng eo và thay đổi tuỳ theo khu vực,
13
chủng tộc. Hơn nữa, tiêu chuẩn của IDF có chú ý đến tiền sử mắc các bệnh
cao huyết áp, tim mạch và ĐTĐcủa đối tượng. Tuy nhiên, hiện nay định
nghĩa này vẫn chưa được chính thức công nhận làm định nghĩa chung trên
toàn thế giới vì vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế bệnh sinh
của HCCH.
Năm 2009, một sự thống nhất chung các tiêu chuẩn của các tổ chức
gồm IDF, NHLBI, AHA, WHF, IAS và IASO cho các tiêu chuẩn chẩn đoán
HCCH bao gồm 3 trong 5 yếu tố đó là vòng eo, triglycerid, HDL-C, huyết áp
và đường huyết. Béo bụng không phải là yếu tố tiên quyết để chẩn đoán
HCCH nhưng nó là 1 trong 5 yếu tố của chẩn đoán và có giá trị sàng lọc ban
đầu hữu hiệu. Các số liệu trong cả nghiên cứu dọc và nghiên cứu ngang đã chỉ
ra mối liên quan của vòng eo với bệnh mạch vành và ĐTĐtype 2, tiêu chuẩn
vòng eo khác nhau ở giới và quần thể dân cư. Tiêu chuẩn chẩn đoán được dựa
vào hai bảng dưới đây:
Bảng 1.4. Các yếu tố chẩn đoán HCCH
Yếu tố
Giá trị
Vòng eo
Theo quần thể dân cư
Tăng triglycerid (hoặc đang điều trị
≥ 150 mg/dl (1,7 mmol/l)
tăng triglycerid bằng thuốc)
Giảm HDL-C (hoặc đang điều trị
Nam: < 40 mg/dl (1,0 mmol/l)
giảm HDL-C bằng thuốc)
Nữ: < 50 mg/dl (1,3 mmol/l)
Tăng huyết áp (có tiền sử tăng huyết
Tối đa: ≥ 130 mmHg
áp hoặc đang điều trị bằng thuốc)
Tối thiểu: ≥ 85 mmHg
Tăng đường huyết lúc đói (hoặc đang
≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l)
điều trị tăng đường huyết bằng thuốc)
14
1.3. Tình hình mắc Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đƣờng
type 2 trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình mắc trênThế giới
Hội chứng chuyển hóa là sự kết hợp của các triệu chứng đặc trưng bởi
béo phì trung tâm, tăng huyết áp, tăng đường huyết và tăng lipid máu, cùng
làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ĐTĐ. Trong bối cảnh gia tăng các
bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cộng đồng dân cư, việc nghiên cứu nhằm
phát hiện sớm các đối tượng mắc HCCH, nghiên cứu dự phòng mắc bệnh,
kiểm soát chế độ ăn, chế độ điều trị cho người mắc HCCH tại cộng đồng là
rất cần thiết[28]. Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu xác định tỷ lệ
HCCH ở các quần thể dân cư khác nhau.
Isomaa và cộng sự (2001) nghiên cứu trên 4483 người Phần Lan và Thụy
Điển tuổi từ 35 - 75 bị ĐTĐ type 2 cho thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2 là 72%, trong đó nguy cơ bị BMV và đột quỵ ở người có HCCH cao gấp
3 lần và tỷ lệ tử vong ở bệnh tim mạch tăng đáng kể ở người có HCCH (12% so
với 2,2% ở người không có HCCH). Các nghiên cứu HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2 đều cho thấy tỷ lệ HCCH dao động từ 60% - 90% tùy theo tiêu chuẩn
chẩn đoán và tùy từng quốc gia. Tỷ lệ các biến cố tim mạch tăng tỷ lệ thuận với
tần suất xuất hiện các thành tố như béo phì, THA, và các rối loạn chuyển hóa
Lipid máu[29].
Theo tiêu chuẩn của NCEP thì HCCH được ước tính là 24% người
trưởng thành ở Mỹ, trong đó tỷ lệ này ở người độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tới
44%. Với định nghĩa của WHO, HCCH có mặt 7-36% đàn ông châu Âu và 522% phụ nữ tuổi 40-55[30].
Theo nghiên cứu của A.Tonkin ước tính hội chứng chuyển hóa có mặt ở
24% dân số Hoa Kỳ trưởng thành, bao gồm 44% những người ở độ tuổi trên
15
50 tuổi. Hội chứng chuyển hóa có ở 7% - 36% nam giới châu Âu và 5% 22% phụ nữ 40- 55 tuổi[31].
Ở Châu Âu tỷ lệ HCCH trong cộng đồng khoảng 24% dân số song nếu
chỉ tính ở lứa tuổi trên 50 thì tỷ lệ đó là 40%. Tại Hoa Kỳ tỷ lệ HCCH xác
định theo tiêu chuẩn chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia Hoa Kỳ
(NCEP – ATP III) ở nam giới là 22,8% và nữa giới là 22,6%[31].
Tác giả Savage PD cũng ghi nhận tỷ lệ phụ nữ cao hơn đáng kể so với
nam giới có HCCH (tương ứng 54% so với 48%, p<0,001). Điều này là do tỷ
lệ béo phì ở bụng cao hơn, triglyceride cao và tăng huyết áp (p <0,05) cao hơn
ở phụ nữ[32].
Nghiên cứu của S.H. Song và C.A. Hardisty điều tra 390 bệnh nhân
ĐTĐ type 2 điều trị tại bệnh viện tỷ lệ mắc HCCH ở nam và nữ theo IDF là
91,7% và 94,8%, theo tiêu chuẩn của NCEP-ATPIII thì tỷ lệ này lần lượt là
87,6 và 94,2%[33].
Một nghiên cứu khác tại Hàn Quốc đã xác định tỷ lệ mắc hội chứng
chuyển hóa chung ở người lao động Hàn Quốc là 21,0% (nam 28,5%, nữ
11,8%). Nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa có liên quan mạnh mẽ đến
mức độ kiểm soát công việc ở cả lao động nam và nữ[34].
Nghiên cứu của Sudarsini Saravanabhavan và cộng sự nghiên cứu trên
224 bệnh nhân ĐTĐ type 2 khám, điều trị tại bệnh viện Indira Gandhi
Memorial - Ấn Độ, kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn của
ATP III, IDF và WHO lần lượt là 24,55; 42,85 và 56,25. Theo cả 3 tiêu chuẩn
thì nữ giới mắc HCCH cao hơn nam giới. Tỷ lệ tăng BMI, cholesterol toàn
phần, triglycerid ở nữ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nam giới, không có
sự khác biệt giữa hai giới với chỉ số HDL-C và LDL-C[35].
Năm 2017, theo báo cáo của Yogita Rochlani tỷ lệ mắc HCCH thay đổi
trên toàn thế giới và thường tương ứng với tỷ lệ béo phì. Có sự khác biệt lớn
16
về tỷ lệ lưu hành dựa trên tuổi, giới tính, chủng tộc/sắc tộc và các tiêu chí
được sử dụng để chẩn đoán. HCCH ảnh hưởng đến một phần năm dân số Hoa
Kỳ trở lên và khoảng một phần tư dân số châu Âu. Đông Nam Á có tỷ lệ
HCCH thấp hơn nhưng đang nhanh chóng chuyển sang tỷ lệ tương tự thế giới
phương Tây. Beltrán-Sánchez và các đồng nghiệp đã báo cáo sự giảm tỷlệ
hiện mắc của HCCH ở Hoa Kỳ, từ 25% năm 2000 xuống 22,9% trong giai
đoạn 1999/2000 và 2009/2010 dựa trên dữ liệu Khảo sát Kiểm tra Dinh
dưỡng và Sức khỏe Quốc gia NHANES)[36].
Theo Rawan Mohammad Al Saudi, LDL-C và HDL-C là các lipoprotein
rối loạn chức năng glucolipotoxit và có thể trình bày các dấu ấn sinh học
chính thức để dự đoán hay phòng ngừa rối loạn chuyển hóa[37].
Nhiều nghiên cứu khác ở Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hy Lạp… cũng
đều cho biết tỷ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, nghiên cứu ở Iran cho
kết quả ngược lại về tỷ lệ mắc theo giới. Ở đây, tỷ lệ mắc của nữ lại cao hơn
hẳn nam giới [38],[39],[40].
1.3.2. Tình hình mắc ở Việt Nam
Ở Việt Nam,nghiên cứu của Nguyễn Thành Công trên 608 bệnh nhân
ĐTĐ type 2 tại Trung Tâm Chẩn Đoán Y Khoa thành phố Hồ Chí Minh năm
2004, kết quả cho thấy tần suất HCCH theo các tiêu chí: NCEP ATP III là
77,6%. NCEP ATP III áp dụng ở người châu Á là 86,0%. WHO 1999 là
91,4%. WHO 1999 áp dụng ở người châu Á là 92,4%. Nữ chiếm tỷ lệ nhiều
hơn nam, độ tuổi gặp nhiều nhất từ 70 - 79 tuổi. Rối loạn thường gặp nhất là
béo phì và tăng HA. Những bệnh nhân có BMI trong giới hạn bình thường
cũng có khả năng bị HCCH và BMI càng cao (≥ 20 kg/m² ở nữ và ≥21 kg /m²
ở nam) thì nguy cơ bị HCCH càng cao[41].
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hà và cộng sự năm 2008 chỉ ra tỷ lệ
HCCH là 57,5%, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam (72,2% so với
17
52,7%,p=0,04).Thành phần thường gặp nhất trong HCCH là tăng triglyceride
(TG). Bệnh nhân có HCCH có giá trị trung bình VE, HA tâm thu, HA tâm
trương, ĐH và TG cao hơn và HDL-C thấp hơn bệnh nhân không có HCCH
(p <0,05). Dạng phối hợp 3 thành phần thường gặp nhất là “tăng HA-tăng
ĐH-tăng TG” (23,80%); dạng phối hợp 4 thành phần thường gặp nhất là
“tăng VE- tăng HA- tăng TG - giảm HDL-C” (29,03%). Bệnh nhân có
HCCH có nhiều nhánh ĐMV tổn thương hơn bệnh nhân không có HCCH (p
<0,05). Số thành phần trong HCCH càng nhiều thì ĐMV tổn thương càng
nặng (p <0,05) [42].
Hoàng Đăng Mịch (2009), nghiên cứu HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2
tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng cho thấy tỷ lệ HCCH theo ATPIII/IDF là
62.8%, tác giả đã mô tả được một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ HCCH như
tuổi, giới, địa dư, và mô tả kỹ các biểu hiện của HCCH như chỉ số BMI, vòng
bụng, THA, RLCH lipid trong HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2[5].
Lê Thanh Đức và cộng sự nghiên cứu trên 362 bệnh nhân ĐTĐ type 2
được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, kết quả cho thấy, tỷ lệ
mắc HCCH tiêu chuẩn IDF là 59%, có xu hướng tăng theo tuổi. Tỷ lệ mắc
HCCH ở các nhóm tuổi dưới 40,từ 40 – 49, 50 – 59, 60 – 69 và từ 70 tuổi trở
lên lần lượt là 33,3%, 49,1%, 55,5%, 67,1 và 72,2%.Tăng triglycerid chiếm tỷ
lệ cao nhất 87,1% tăng huyết áp, giảm LDL-C và béo bụng tỷ lệ tương đương
lần lượt là 67,8%, 64,7% và 65%. Có 49,1% đối tượng hội đủ 5 yếu tố của
HCCH[7].
Tác giả Ngô Đình Châu đã xác định được tỷ lệ hội chứng chuyển hóa
theo ATP III 2005 trong nghiên cứu của mình là 77,3% (nam 81,6%, nữ
73,9%; p > 0,05). Tỷ lệ hội chứng chuyển hoá càng cao khi tuổi càng lớn:
86,0%; 72,2%; 63,6% ở các đối tượng > 60 tuổi, 45-49 tuổi, và < 45 tuổi theo
thứ tự (p < 0,05). Tỷ lệ hội chứng chuyển hoá là 77,3%; 48,0%; 76,8% theo