Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu nồng độ TSH và hormon tuyến giáp, tuyến tụy ở người phơi nhiễm chất da cam dioxin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 98 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ QC PHỊNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

PHẠM VĂN SON
rSUỚNS ÕẶĨ HỌC Đltừ DƯƠNG
NAM ĐÌNH __ ___

" t h ỰVIẸN
s ó lừ .3 1

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TSH VÀ HORMON
TUYẾN GIÁP, TUYẾN TỤY Ở NGƯỜI PHƠI NHIỄM
CHẤT DA CAM/DIOXIN

CHUYÊN NGÀNH: HÓA SINH
MÃ SỐ: 60 72 01 06
LUẬN
VĂN THẠC
s ĩ Y HỌC






Hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Phan Hải Nam


HÀ N Ộ I-2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam số liệu trong đề tài luận văn có một phần số liệu trong đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đang tiến hành có tên: “
biến đỗi nồng độ

cứu

mộtsố hormone ở người phơi nhiễm chất da cam/dioxi

số: KHCN-33.11/11-15 đang được thực hiện trong thời gian 2014 - 2015, do Học
viện Quân y làm chủ trì.”.
Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tơi là một
thành viên chính. Tơi đã được Chủ nhiệm đề tài và các thành viên trong nhóm
nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng một phần kết quả đề tài này vào trong
luận văn Cao học để bảo vệ lấy bằng Thạc sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả

Phạm văn Sơn


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập
thể. Nhân dịp hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình , với sự kính trọng và

lịng biết cm sâu sắc, tơi xin bày tỏ lời cảm ơn tới:
- Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng đào tạo sau đại học, Hệ sau đại họcHọc viện qn y
- Bộ mơn Hóa sinh
- Trung tâm Nghiên cứu Sinh - Y - Dưọ’c học quân sự, Học viện Quân Y
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Phan Hải Nam. Người Thầy đã tận tình chỉ bảo, tạo mọi điều
kiện, giúp đỡ cho tơi để hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám Hiệu trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định, tập thể Khoa Y học cơ sở - Bộ mơn Hóa sinh đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu để
hồn thành khóa học này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời biết ơn tới Cha, Mẹ, các anh chị em, bạn bè
thân thiết, đặc biệt là vợ và con luôn bên cạnh tôi, chia sẻ, động viên và giúp
đỡ để tơi có thể n tâm hồn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.
Tơi

xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm om
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ

Danh mục hình
ĐẶT VÁN Đ Ề ......................................................................................................... 1
Chng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Sơ lược các chất diệt cỏ do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam và tình ữạng ơ nhiễm chất da cam/dioxin ờ Biên Hịa - Đồng N a i.......... 3
1.1.1. Các chất diệt cỏ đã được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt N am .......3
1.1.2. Tình trạng ơ nhiễm chất da cam/dioxin ở Biên Hòa.............................. 4
1.2. D ioxin.............................................................................................................. 6
1.2.1. Đại cương..................................................................................................6
1.2.2. Tác động y sinh học của chất da cam/dioxin đối với người và động vật 8
1.2.3. Cơ chế tác động của dioxin lên tế bào...................................................16
1.3. Tổng quan về hormon tuyến giáp và tuyến tụy...........................................17
1.3.1. Hormon tuyến giáp................................................................................. 17
1.3.2. Hormon tuyến tụy................................................................................... 19
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới về nồng độ TSH, hormon
tuyến giáp, tuyến tụy ờ người phơi nhiễm chất da cam/ dioxin.......................22

Chương 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u --------- 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 25


2.2.1. Trang thiết bị, vật liệu nghiên cứu........................................................ 25
2.2.2. Phương pháp thu thập, vận chuyển và xử lý m ẫu.................................26
2.2.3. Xác định chi số nhân trắc và khám lâm sàng........................................ 27
2.2.4. Phương pháp xác định các chi tiêu nghiên cứu.................................... 27
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 34
2.3. Đạo đức trong nghiên cứ u ............................................................................34
2.4. Mơ hình nghiên cứ u..................................................................................... 35
Chưong 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ...........................................................36

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu........................................................................... 36
3.1.1. Đặc điểm về tuổi đời của các đối tượng nghiên cứu............................ 36
3.1.2. Nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu......................................... 37
3.1.3. Các đặc điểm nhân trắc học của đối tượng nghiên cứu........................ 38
3.1.4. Huyết áp động m ạch............................................................................. 39
3.2. Một số chỉ số hóa sinh và huyết học............................................................40
3.2.1. Các chỉ số hóa sinh huyết tương........................................................... 40
3.2.2. Các chỉ số huyết h ọ c ..............................................................................41
3.3. Nồng độ dioxin trong máu của đối tượng nghiên cứu................................ 42
3.3.1. Nồng độ dioxin toàn p h ầ n .................................................................... 42
3.3.2. Nồng độ các đồng đẳng d io x in ............................................................ 43
3.4. Nồng độ và mối tương quan nồng độ giữa TSH, các hormon tuyến giáp
với dioxin ừong máu đối tượng nghiên cứu.......................................................45
3.4.1. Nồng độ TSH và các hormon tuyến giáp của đối tượng nghiên cứu.....45
3.4.2. Nồng độ TSH và hormon tuyến giáp theo phân nhóm nồng độ dioxin 46
3.4.3. Tương quan nồng độ giữa TSH, hormon tuyến giáp với dioxin..........47
3.4.4. Tương quan giữa nồng độ TSH, hormon tuyến giáp với nồng độ các
đồng đẳng dioxin ờ 51 đối tượng nghiên cứ u.................................................48
3.5. Nồng độ và mối tương quan giữa nồng độ hormon tuyến tụy với nồng độ
dioxin trong máu đối tượng nghiên cửu..............................................................53


3.5.1. Nồng độ hormon tuyến tụy của đối tượng nghiên cứu..........................53
3.5.2. Nồng độ hormon tuyến tụy theo phân nhóm nồng độ dioxin............... 53
3.5.3. Tương quan giữa nồng độ hormon tuyến tụy với nồng độ dioxin........54
3.5.4. Tương quan nồng độ các hormon tuyến tụy với nồng độ các đồng đẳng
dioxin............................................................................................................... 55
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................... 57
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.....................................57
4.2. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứ u ........ 59

4.3. Nồng độ dioxin máu ở đối tượng nghiên cứ u ............................................. 61
4.3.1. Nồng độ dioxin toàn (phương pháp DR CALƯX)...............................61
4.3.2. Định lượng nồng độ dioxin (phương pháp GCMS)..............................63
4.4. Nồng độ và mối tương quan giữa nồng độ TSH, các hormon tuyến giáp
với nồng độ dioxin ở đối tượng nghiên cứ u .......................................................66
4.4.1. Nồng độ TSH và các hormon tuyến giáp.............................................. 66
4.4.2. Tương quan giữa nồng độ TSH và các hormon tuyến giáp với nồng độ
dioxin ờ đối tượng nghiên cứu..........................................................................70
4.5. Nồng độ và mối tương quan của hormon tuyến tụy với nồng độ dioxin ờ
đối tượng nghiên cứ u ........................................................................................... 71
4.5.1. Nồng độ hormon tuyến tụy.....................................................................71
4.5.2. Tương quan giữa nồng độ dioxin với nồng độ các hormon tuyến tụy..73
KÉT L U Ậ N ........................................................................................................... 78
KIẾN N G H Ị.......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT

AO

Agent orange (Chất da cam)

AhR

Aryl Hydrocarbon Receptor

Arnt


Aryl hydrocarbon receptor nuclear translocator

BEQ

Biology Equivalents (Đương lượng sinh học)

B-TSH

Blood Thyroid-stimulating Hormon (hormon hướng giáp)

BMI

Body mass index (chỉ số khối)

CCB

Cựu chiến binh

CDC

Chất diệt cỏ

DRE

Dioxin Responsive Element

DR CALUX

Dioxin Response Chemically Activated Luciferase gene
Expression


FT3

Free Triiodothyroxine

FT4

Free Thyroxine

GC-MS

Gas Chromatography Mass Spectometry (Sắc kí khí kết họp
khối phổ)

PCB

Polychlorinated Biphenyls

PCDD

Policlodibenzo-p-dioxin

PCDF

Policlodibenzofuran

POP

Persistent Organic Pollutants (Chất hữu cơ bền vững)


TEF

Toxic equivalency factor (hệ số độc)

TEQ

Toxic Equivalents (Dượng lượng độc)

T3

Triiodothyronine

T4

T etraiodothyronine

TBG

Thyroxine Binding Globuline

TBA

Thyroxine Binding Albumine

TBPA

Thyroxine Binding Prealbumine

TCDD


2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

T rang

1.1.

Hệ số độc của 17 đồng đẳng PCDD/PCDF............................................... 7

1.2.

Hệ số độc của một số đồng đẳng của Polychlorinated biphenyl............8

3.1:

Số lượng, giới và các nhóm tuổi ở đối tượng nghiên c ứ u .................... 36

3.2:

Phân bố nghề nghiệp hiện tại của các đối tư ợ n g ................................... 37


3.3:

Chiều cao, cân nặng theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cửu...........38

3.4:

Chỉ số khối theo nhóm tuổi của các đối tượng nghiên c ứ u .................. 38

3.5:

Huyết áp động mạch theo nhóm tuổi của các đối tượng nghiên cứu........ 39

3.6:

Chỉ số glucose và sắt huyết tương theo nhóm tu ổ i................................40

3.7:

Các chỉ số huyết học của đối tượng ngiên cứ u ...................................... 41

3.8:

Nồng độ dioxin toàn phần theo giới, nhóm tuổi.................................... 42

3.9:

Nồng độ các đồng đẳng PCDD máu của 51 đối tượng nghiên cứu............ 43

3.10: Nồng độ các đồng đẳng PCDF máu của 51 đối tượng nghiên c ứ u ............44
3.11: Nồng độ TSH, hormon tuyến giáp của đối tượng nghiên cứu............. 45

3.12: Nồng độ hormon tuyến giáp theo phân nhóm nồng độ dioxin............ 46
3.13:

Tương quan nồng độ TSH, hormon tuyến giáp vói nồng độ dioxin.......... 47

3.14. Tương quan giữa nồng độ TSH, hormon tuyến giáp với nồng độ các
đồng đẳng P C D D ........................................................................................48
3.15. Tương quan giữa nồng độ TSH, hormon tuyến giáp với nồng độ các
đồng đẳng PCD F.......................................................................................... 51
3.16: Nồng độ hormon tuyến tụy của đối tượng nghiên cứ u ...........................53
3.17: Nồng độ hormon tuyến tụy theo phân nhóm nồng độ dioxin................ 53
3.18: Tương quan nồng độ các hormon tuyến tụy với nồng độ dioxin............... 54
3.19: Tương quan giữa nồng độ các hormon tuyến tụy với nồng độ các
đồng đẳng P C D D ........................................................................................ 55
3.20: Tương quan giữa nồng độ các hormon tuyến tụy với nồng độ các
đồng đẳng PC D F......................................................................................... 56


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1:

Bản đồ ơ nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên H ị a ..................................5

1.2:


Cơng thức cấu tạo chung của PCDD/PCDF..............................................6

1.3:

Cơ chế tác động của dioxin lên tế b ào ......................................................16

1.4:

Công thức cấu tạo của T3 và T 4 ............................................................... 17

1.5:

Cơ chế điều hòa bài tiết hormon tuyến g iáp ............................................18

1.6:

Cấu tạo hóa học của insulin và

1.7:

Hình ảnh máy miễn dịch tự động Immulite 2000XPĨ............................ 25

1.8:

Hình ảnh máy đo tín hiệu quang học Centro LB 960, Berthold.......... 26

2.1:

Nguyên lý kỹ thuật DR C A L U X ............................................................. 28


2.2:

Hình ảnh tế bào H 4n sau khi cho tiếp xúc với mẫudioxin.................... 29

2.3:

Nguyên lý phương pháp miễn dịch hóa phát quang.............................. 31

3.1:

Tương quan giữa nồng độ T3 toàn phần với nồng độ dioxin toàn

c-

peptid.............................................. 20

phần (pg BEQ/g mỡ) ở nữ......................................................................... 47
3.2 A: Tương quan nồng độ TSH với nồng độ 1,2,3,4,7,8-HexaCDD ờ n ữ . 48
3.2 B: Tương quan nồng độ TSH với nồng độ 1,2,3,6,7,8-HexaCDD ở n ữ . 49
3.2 C: Tương quan nồng độ TSH với nồng độ 1,2,3,7,8,9-HexaCDD ờ n ữ . 49
3.2 D: Tương quan nồng độ TSH với nồng độ 1,2,3,4,6,7,8-HexaCDD ở nữ....50
3.2 E: Tương quan nồng độ TSH với độ độc tổng số ở n ữ .......................... 50
3.3:

Tương quan nồng độ giữa nồng độ FT3 với 1,2,3,7,8,9-HexaCDD
ờ n ữ ........................................................................................................... 51

3.4 A: Tương quan giữa nồng độ TSH với nồng độ 2,3,4,7,8 PentaCDF ờ nữ ...52
3.4 B: Tương quan nồng độ giữa 1,2,3,4,7,8 PentaCDF với nồng độ FT3 ờ n ữ .52



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chiến tranh Việt Nam từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng
khoảng 72 triệu lít hóa chất diệt cỏ để tàn phá mơi sinh, rừng và phá hủy mùa
màng ở các tỉnh niền Nam[38], [60], diện tích rải chất độc hóa học xấp xỉ 10 12% diện tích của miền nam Việt Nam [61]. Đặc biệt là chất diệt cỏ được sử
dụng từ những năm 1965 và 1970 là chất da cam, một hỗn họp 50/50 của 2,4dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) và 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid
(2,4,5-T). Phần 2,4,5-T của hỗn họp chất da cam bị tạp nhiễm một chất hóa
học cực độc gọi là 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) [8]. Đây là
đồng đẳng độc nhất trong số 17 đồng đẳng dioxin/íuran.
TCDD là một chất rất độc và hậu quả gây ra đối với sức khỏe con ngưòi
là rất nghiêm trọng. Sự phoi nhiễm dioxin đã được chứng minh là nguyên
nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: ung thư [20], [17], tiểu đường [27],
gây rối loạn hệ thống miễn dịch [54], hệ sinh sản, hệ thần kinh và có nguy cơ
rất cao sinh con dị tật [51].
Hiện nay, mặc dù nồng độ dioxin trong những vùng bị phơi nhiễm ở Việt
Nam đã giảm rất nhiều do mưa, sói mịn và phân hủy hóa học sau hơn 40
năm, nhưng nồng độ của chúng trong đất và trầm tích vẫn cao hơn những
vùng không bị phơi nhiễm [22], [57], [45], Những vùng nhiễm nặng nhất là
những căn cứ không quân của Mỹ trước đây, nơi mà các chất diệt cỏ được vận
chuyển, lưu trữ. Sau mỗi đợt phim dải, các phương tiện lại được đưa về sân
bay để tẩy rửa. Đặc biệt, do sự cố kỹ thuật làm một lượng lớn CDC tại các bể
chứa ở sân bay Biên Hòa và Sân bay Đà Nang trong chiến dịch Ranch Hand
(RH) và chiến dịch Pacer Ivy (PI) rị ri ra mơi trường. Điều đó gây nên tình
ừạng ơ nhiễm nặng nề do các chất diệt cỏ có lẫn dioxin tại các căn cứ khơng
qn này. Những khu vực này gọi là “các điểm nóng” [62], [39], [65] về ơ
nhiễm dioxin, trong đó 3 điểm quan trọng nhất là các sân bay Biên Hòa, Phù



ch mối

2
Cát và Đà Nang.
Sự ô nhiễm các chất chứa dioxin hiện nay đang là vấn đề toàn cầu, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững quốc gia. Do vậy, nghiên cứu các
tác hại của chúng là một trong các chương trình nghiên cứu quốc gia của
nhiều nước, ừong đó có Việt Nam.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu gợi ý sự tác động của dioxin đối
với các tuyến nội tiết trong cơ thể. Song nhìn chung, mặc dù tình trạng ơ
nhiễm dioxin ở Việt Nam hết sức nặng nề, nhưng các nghiên cứu về tác hại
của dioxin đối với sức khỏe những người sống trong khu vực phơi nhiễm cịn
nhiều hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu Dịch tễ học nào định lượng nồng
độ dioxin cho từng đối tượng, để đánh giá mức độ phơi nhiễm chất da
cam/dioxin cũng như tác động của nó đối với tuyến giáp và tuyến tụy.
Để góp phần làm sáng tỏ thêm sự tồn lưu dioxin trong máu và ảnh hưỏng
của nó đối với tuyến giáp, tuyến tụy ở những người sống trong khu vực “điểm
nóng” ơ nhiễm chất da cam/dioxin. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu nồng độ TSH
nhiễm chất da cam/dioxin

vàhormon tuyến giáp, tuyến
”v ới các mục tiêu sau:

1. Định lượng nồng độ dioxin, TSH và hormon tuyến giáp, tuyến tụy trong
máu người cư trú tại phường Bửu Long và phường Trung Dũng thành phố Biên
Hịa, nơi được coi là khu vực “điểm nóng” ơ nhiễm chất da cam/dioxin.
liênquan nồng độ giữa TSH và hormon tuyến giáp,
tuyến tụy với nồng độ dioxin trong máu người phơi nhiễm chất da cam/dioxin.



3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược các chất diệt cỏ do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam và tình trạng ơ nhiễm chất da cam/dioxin ở Biên Hòa - Đồng Nai
1.1.1. Các chất diệt cỏ đã được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Các chất diệt cỏ được bắt đầu nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX, nhưng
thực sự được ra đời những năm 1940 của thế kỷ XX, nhằm mục đích phục vụ
cho nơng nghiệp, lâm nghiệp. Từ chiến tranh thế giới thứ II quân đội một số
nước như Anh, Mỹ đã bí mật nghiên cứu để dùng vào mục đích quân sự.
Song song với việc thử nghiệm ở trong nước, các chất diệt cỏ cũng
được quân đội Mỹ rải thí điểm ở miền Nam Việt Nam vào năm 1961, đến
năm 1962 được sử dụng chính thức và dùng rộng rãi từ năm 1965 - 1969,
kết thúc năm 1971.
Các chất diệt cỏ được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
gồm:
+ Chất da cam: (Agent Orange - AO ): là một chất lỏng màu nâu đỏ hay
màu nâu, không tan trong nước, tan trong diezen và các dung môi hữu cơ.
Thành phần chính của các chất da cam Orange là các este: 50% n - butylic
2,4

- D và 50% 2,4,5-T, các este này ít tan trong nước. Loại orange n, có thành

phần là: 50% Isooctylic este 2,4,5 - T và 50% n - butylic este 2,4 - D. Trong
thành phần có nhiễm độc chất 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin, thời gian sử
dụng 1962-1970 [13],
Chất da cam được pha trong dầu diezen làm tăng khả năng bám dính ữên
lá cây, làm rụng lá cây, khi lá khơng mọc lại được nữa quá trình quang hợp bị
chấm dứt làm cây chết.

+ Chất ừắng (White): là một chất lỏng màu nâu, có độ nhớt cao, tan tốt
ừong nước nhưng không tan trong diezen và các dung môi hữu cơ khác


4
chủ yếu dùng để phát quang cây rừng nhất là rừng lâu năm.
+ Chất xanh (Blue): Rút nước của lá cây làm cho lá cây khơ héo, khó
thấm hcm vào màng tế bào của lá cây so với chất da cam, nhưng khi đã thấm
vào rồi thì nó di chuyển đến tận rễ của cây làm cho cây chết, tác dụng nhanh.
+ Chất tím: 50% n-butynic este 2,4 - D; 30% n-butylic este 2,4,5 - T;
20% Isobutylic este 2,4,5 - T, có nhiễm tạp chất TCDD. thời gian sừ dụng
1962 - 1964 mục đích để phát quang.
+ Chất hồng: 60% n- butylic este 2,4,5 - T và 40% Isobutylic este 2,4,5
—T, có nhiễm tạp chất TCDD, được sử dụng trong thời gian 1962 -1964 nhằm
mục đích phát quang.
+ Chất xanh (Green): thành phần 100% n - butylic 2,4,5 - T, có nhiễm
TCDD, được sử dụng trong thịi gian 1962 -1 9 6 4 , mục đích phá hoại mùa màng.
Tóm lại, hầu hết các CDC được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh
Việt Nam đều nhiễm chất siêu độc TCDD (dioxin).
Trong đó, chất da cam/dioxin được sử dụng với lượng lớn và lâu dài nhất
từ năm 1962-1970.
1.1.2. Tình trạng ô nhiễm chất da cam/dioxin ở Biên Hòa
Tỉnh Đồng Nai, nằm trong vùng 3 chiến thuật, là nơi bị phun rải AO
nặng nhất ừong toàn miền Nam Việt Nam, tập trung ờ vùng rừng Mã Đà, nơi
có chiến khu D, tổng khối lượng các CDC đã phun xuống địa phận Đồng Nai
là 9.440.115 lít, trong đó 4.940.550 lít chất da cam; 3.828.365 lít chất trắng
231.989 lít chất xanh và 401.505 lít các chất khác [13].
+ Sân bay Biên Hịa: là một trong các cơ sờ chủ yếu của các chiến dịch phun
rải các CDC [13], chiến dịch thu gom chất da cam chưa sử dụng để đưa về Mỹ.
Tại sân bay Biên hòa, trong chiến dịch RH và PI, quân đội Mỹ đã lưu trữ

170.300 phuy 208 lít CDC, bao gồm:
Chiến dịch RH: 98.000 phuy chất da cam, 45.000 phuy chất trắng và
16.000 phuy chất xanh [13].


5
Chiến dịch PI: 11.000 phuy chất da cam.

Khu vực Z1

Tầy nam đường báng

Chu ù vùng Z1

Nam đường bâng

^
Vũng đất ngập nước

Bõ chửa

Hình 1.1: Bản đồ ơ nhiễm dioxỉn khu vực sân bay Biên Hòa
Trong thời gian từ tháng 12/1969 - 03/1970 đã xảy ra sự cố rị rỉ 25.000
lít chất da cam và 2.500 lít chất trắng tại sân bay Biên Hòa.
Kể từ năm 1990, mẫu đất ờ khu Ranch Hand/sân bay Biên Hòa do Trung
tâm nhiệt đới Việt Nga phân tích trên thiết bị sắc kí/khối phổ phân giải cao
HS-Q30/Varian 3400 tại phịng thí nghiệm viện Hàn lâm khoa học Liên Xô,
cho kết quả hàm lượng 2,3,7,8 TCDD là 59.000 ppt.
Như vậy, sân bay Biên Hòa là một cơ sở quan trọng nhất của các chiến
dịch RH và PI, do đó, cũng là nơi mơi trường đất, trầm tích bị ô nhiễm dioxin

nặng nhất, phạm vi ô nhiễm lớn nhất (gấp 3 lần sân bay Đà Nang, 44 lần sân
bay Phù Cát) và phức tạp nhất[13]. Với mức độ ô nhiễm dioxin nặng nề cả
chiều sâu, chiều rộng và tính chất phức tạp như vậy nên mặc dù đã trải qua
hơn 40 năm, vấn đề ô nhiễm dioxin vẫn cịn là gánh nặng cho mơi trường
cũng như sức khỏe của nhân dân.


6
1.2. Dioxin
1.2.1. Đại cương
* Khái niệm: Dioxin là thuật ngữ chung để chi một nhóm các
hydrocacbon vịng có chứa ngun tử clo. Dioxin cịn là tên gọi tắt của 2
nhóm chất polyclodibenzo - p - dioxin (PCDD) và polyclodibenzofuran
(PCDF). Các dioxin có 2 đặc điểm cơ bản giống nhau:
+ Có cấu trúc hóa học giống nhau
+ Có tính chất gây độc giống nhau, chỉ khác nhau về độ độc.
* Phân loại: Theo công ước Stockholm [52], PCDD và PCDF là 2 trong
số 12 nhóm các chất hữu cơ gây ơ nhiễm khó phân hủy có tính độc rất cao,
bền vững trong mơi trường. PCDD có 75 chất đồng loại, PCDF có 135 chất
đồng loại. Cơng thức cấu tạo chung của PCDD, PCDF như trong hình 1.1

Cấu tạo chung của PCDDs

c ấ u tạo chung của PCDFs

Hình 1.2: Cơng thức cấu tạo chung của PCDD/PCDF
Trong số 210 chất đồng loại PCDD/PCDF có 17 đồng đẳng với các
nguyên tử clo thế đồng thời vào các vị trí 2,3,7,8. Đây là những đồng đẳng có
độc tính đáng kể tới tự nhiên và sức khỏe con người.
Mức độ độc của mỗi đồng đẳng cũng khác nhau, để thuận tiện trong việc

ước tính độ độc của dioxin, mỗi đồng đẳng được gán với một hệ số độc quy
đổi dựa trên kết quả từ các thực nghiệm tế bào và động vật.


7
Hệ số độc quy đổi của 17 đồng đẳng dioxin được tổ chức Y tế thế giới
cập nhật gần đây nhất là năm 2005 (WHO-TEF 2005) [67].
Bảng 1.1. Hệ số độc của 17 đồng đẳng PCDD/PCDF
Đồng đẳng Dioxin

WHO 2005-TEF*

Nhóm PCDD
2,3,7,8-T etrachlorodibenzo-p-dioxin

1

l,2,3,7,8-Pentachlorodibenzo-p-dioxin

1

l,2,3,4,7,8-Hexachlorodibenzo-p-dioxin

0,1

l,2,3,6,7,8-Hexachlorodibenzo-p-dioxin

0,1

l,2,3,7,8,9-Hexachlorodibenzo-p-dioxin


0,1

l,2,3,4,6,7,8-Heptachlorodibenzo-p-dioxin

0,01

Octachlorodibenzo-p-dioxin

0,0003

Nhóm PCD F
2,3,7,8-Tetrachlorodibenzofuran

0,1

1,2,3,7,8-Pentachlorodiben2:ofuran

0,03

2,3,4,7,8-Pentachlorodibenzofuran

0,3

1,2,3,4,7,8-Hexachlorodibenzofuran

0,1

1,2,3,6,7,8-Hexachlorodibenzofuran


0,1

1,2,3,7,8,9-Hexachlorodibenzofiiran

0,1

2,3,4,6,7,8-Hexachlorodibenzofuran

0,1

1,2,3,4,6,7,8-Heptachlorodibenzofuran

0,01

1,2,3,4,7,8,9-Heptachlorodibenzofuran

0,01
0,0003

Octachlorodibenzofuran
Hệ sổ độc đảnh giả theo WHO 2005 [74]
Ngoài

17 đồng

đẳng

PCDD/PCDF, một

sổ đồng đẳng


của

Polychlorinated biphenyls (PCB) [67] cũng ảnh hường tới sức khỏe con người
tương tự như dioxin, và chúng được gán cho các hệ số độc tưcmg ứng.


8
Bảng 1.2. Hệ số độc của một số đồng đẳng của Polychlorinated biphenyl
Đồng đẳng PCB

Ký hiệu

WHO 2005-TEF*

3,3 ',4,4'-tetrachlorobiphenyl

PCB 77

0,0001

3,4,4',5-tetrachlorobiphenyl

PCB81

0,0003

3,3',4,4',5-pentachlorobiphenyl

PCB 126


0,1

3,3 ',4,4 ',5,5 '-hexachlorobiphenyl

PCB 169

0,03

2,3,3 ',4,4 '-pentachlorobiphenyl

PCB 105

0,00003

2,3,4,4',5-pentachlorobiphenyl

PCB 114

0,00003

2,3 ',4,4',5 -pentachlorobiphenyl

PCB 118

0,00003

2 ',3,4 ,4 5 -pentachlorobiphenyl

PCB 123


0,00003

2,3,3',4,4',5-hexachlorobiphenyl

PCB 156

0,00003

2,3,3 ',4,4',5 '-hexachlorobiphenyl

PCB 157

0,00003

2,3 ',4,4',5,5 '-hexachlorobiphenyl

PCB 167

0,00003

2,3,3 ',4,4',5,5 '-heptachlorobiphenyl

PCB 189

0,00003

2,2',3,3',4,4',5-heptachlorobiphenyl

PCB 170


0

2,2',3,4,4',5,5'-heptachlorobiphenyl

PCB 180

0

Non-ortho-substỉtuted

Mono-ortho-substituted PCBs

Di-ortho-substituted PCBs

Hệ sổ độc đảnh giá theo WHO

2005 [74]

1.2.2. Tác động y sinh học của chất da cam/dioxin đối vói ngưịi và động vật
* Con đường xâm nhập vào cơ thể người và đào thải
Có nhiều con đường dioxin có thể xâm nhập vào cơ thể con người: qua hít
thở khơng khí, nước uống, ăn các loại thực phẩm động, thực vật khác nhau, da
tiếp xúc với đất v.v...Nhưng đặc tính của dioxin là chất rất bền vững, ái mỡ,
hầu như không tan trong nước, áp suất hơi rất thấp v.v...nên con đường chủ
yếu để dioxin xâm nhập vào cơ thể là thông qua dây truyền thực phẩm, theo số
liệu của EPA -2003b (Environmental Protection Agency: bảo vệ môi trường)


9

[24], hàng ngày người lớn ở Mỹ, tiếp nhận 0,95 pg TEQ - WH098, bao gồm
0,61 pg TEQ - WH098 dioxin, furan và 0,35 pg TEQ - WH098 PCB. số lượng
này được phân bố theo các nguồn sau: dây chuyền thực phẩm chiếm 96,6% bao
gồm 94,17 % thực phẩm động vật, chi 2,43 % thực phẩm nguồn gốc thực vật;
không khí 2,43 %; đất 1 %; nước chi có 0,001 %.
Các số liệu ở Nhật Bản cho thấy 98 % lượng dioxin nhập vào cơ thể là từ
thực phẩm (pg - TEQ/kg/ngày): thực phẩm biển 0,94; trứng và thịt 0,07; sữa
và sản phẩm từ sữa 0,021; rau có màu đậm 0,0012; ngũ cốc và khoai tây
0,0054; thực phẩm khác 0,0024; nước và khơng khí 0,0038 [24],
Thơng thường, khi xâm nhập vào cơ thể với liều khơng cao, dioxin tích
lũy chủ yếu trong mỡ, nhưng với liều cao lại tích lũy trong gan nhiều hon vì
ừong gan có nhiều cytochrome P450 1A2, khi liều lượng dioxin cao, loại
protein này lại được tổng hợp ra nhiều hơn nữa để liên kết với dioxin. Mối
liên kết dioxin - P450 1A2 kém bền vững hơn là mối liên kết dioxin - Ah-R.
Chính trong gan dioxin bị chuyển hóa hay bị phá hủy, tạo thành sản phẩm ít
độc hơn hay sản phẩm tan được trong nước và thải ra ngoài cơ thể.
Khi bị phơi nhiễm TCDD, cơ thể người hấp thụ được khoảng 50% lượng
TCDD xâm nhập, phân bố chủ yếu ờ mô mỡ và gan, ờ đây q trình chuyển
hóa được xảy ra và đào thải qua nhiều con đường khác nhau, phân, nước tiểu,
mồ hôi và những chỗ da bị lở loét
Trong cơ thể động vật, TCDD được đào thải rất chậm, thời gian bán hủy
của TCDD kéo dài khoảng 7 - 1 0 năm

về chuyển hóa, các nghiên cứu cơ chế chuyển hóa -

đào thải TCDD của

Kaisai N và cộng sự (2004), Sorg o và cs (2008), đối với người chỉ ra rằng sản
phẩm chuyển hóa chủ yếu của TCDD là các hợp chất Hydroxylat; HO - triCDD
và HO - TCDD, sự tạo thành và đào thải các chất này theo cơ chế 2 pha:

+ Pha I: là q trình Hydroxyl hóa dưới xúc tác của Cyt P450


10
+ Pha II: Glucuronic acid hóa các sản phẩm hydroxyl hóa , với sự xúc
tác của Uridin Diphosphat Glucuronyl Transferase (UGT)
Cyt P450
UGT
TCDD
HO-TriCDD/HO-TCDD
GA-O-TriCDD/GA-O-TCDD
UDP-GA
Hydroxyl hóa (pha I)
-

Tăng độ phân cực

-

Tăng độ tan

-

Giảm độ độc

Glucuronic hóa (pha II)

Như vậy, chuyển hóa là con đường suy giảm độ độc của TCDD đối với
động vật và người. TCDD và các sản phẩm chuyển hóa được đào thải chủ yếu
qua phân.

* Khả năng gây bệnh của dioxin
Tại Mỹ: Gần đây, Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ
(IMO, 2003) đã có báo cáo tổng hợp về các bệnh có liên quan và khơng liên
quan đến sự phơi nhiễm dioxin như sau:
Mức 1: Là các bệnh có đầy đủ bằng chứng về sự liên quan (tổng số có 5
bệnh, ừong đó có 4 bệnh ung thư tổ chức mềm) giữa sự phơi nhiễm dioxin và
những tác động lên sức khỏe con người: ví dụ: ung thư bạch cầu tế bào
lympho mạn tính.
Mức 2: Là các bệnh có bằng chứng mang tính chất gợi ý mối liên quan
(tổng số có 7 bệnh, ừong đó có 3 bệnh ung thư). Bằng chứng từ các nghiên
cứu chỉ mang tính gợi ý. Ví dụ, có ít nhất một nghiên cứu có chất lượng cao
chỉ ra một liên quan trực tiếp, cịn một số nghiên cứu khác thì chưa chắc chắn.
Mức 3: Có bằng chứng khơng đầy đủ để xác định có liên quan hay
khơng (tổng số có 26 bệnh, ữong đó có 11 bệnh ung thư).
Mức 4: Có bằng chứng hạn chế hay gợi ý là không liên quan (gồm 2


11
nhóm bệnh ung thư). Các nghiên cứu đầy đủ trên tất cả mức độ phơi nhiễm
mà con người gặp phải đã không chỉ ra một sự ảnh hưởng trực tiếp nào thì
được kết luận là khơng ảnh hưởng.
Việt Nam: Năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành danh mục bệnh, tật, dị
dạng, dị tật bao gồm 17 bệnh có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa
học/dioxin [2].
Hiện nay, các nhà nghiên cứu thực nghiệm và dịch tễ học vẫn đang tìm
hiểu về mối liên quan giữa sự nhiễm độc dioxin và nhiều loại ung thư khác
nhau ờ người và độc vật.
+ Ảnh hường của chất da cam/dioxin lên chức năng miễn dịch: các
nghiên cứu ừên chuột cho thấy, TCDD ức chế một số chức năng miễn dịch,
sự ức chế này thể hiện trên cả hai chức phận miễn dịch tế bào và dịch thể.

Tính mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng cũng tăng lên ờ các động vật nhiễm
TCDD. Ảnh hưởng lên hệ miễn dịch của TCDD đối với các lồi động vật
khơng giống nhau, một số lồi có hệ miễn dịch mẫn cảm với TCDD hơn các
lồi khác.
Các nghiên cứu về chức năng hệ miễn dịch ờ những người bị nhiễm
TCDD cho kết quả tương đối phân tán
Jennings A.M, 1988, nghiên cứu trên những công nhân sản xuất CDC ở
Anh sau 17 năm ngừng tiếp xúc với TCDD cho thấy tăng các tế bào Natural
killer (NK) [26]. Tuy nhiên, nghiên cứu hên các nhân viên của Mỹ tham gia
chiến dịch RH [13] và những người nhiễm độc sau tai nạn Basf không thấy
tăng các tế bào này.
Nghiên cứu nồng độ IgA huyết thanh ở những nhân viên Mỹ trong chiến
dịch RH cho thấy, nồng độ IgA tăng lên cùng với sự gia tăng nồng độ TCDD
[43], ờ các nơng dân miền Nam Việt Nam có tiền sử tiếp xúc trực tiếp CDC
IgA huyết thanh là 13,0 mg/ml, cao hơn hẳn so với nhóm khơng tiếp xúc là


12
6,1 mg/ml. Nồng độ IgA cũng tăng ờ những nạn nhân nhiễm độc TCDD trong
tai nạn BASF (CHLB Đức).
+ Anh hưởng của chất da cam /dioxin lên hệ sinh sản: Trên động vật
thực nghiệm, TCDD gây biến đổi chức năng sinh dục ờ cả con đực và con cái.
Đối với con đực, TCDD gây biến đổi chức năng của tinh hoàn, giảm thụ tinh,
giảm sản xuất tinh trùng, giảm các hormon sinh dục như testosterol trên chuột
cống [28], Các tác hại chỉ thấy rõ khi sử dụng TCDD liều cao đủ gây các triệu
chứng lâm sàng, ít thấy hon khi dùng liều thấp.
Các nghiên cứu của ủy ban 10/80, ở các nam cựu chiến binh Việt Nam
có tiền sử tiếp xúc với AO, cho thấy tần suất dị tật bẩm sinh ờ con cái họ
tăng cao so với nhóm đối chứng. Các dị tật bẩm sinh rất đa dạng, có thể
thấy rõ ngay sau khi sinh như tật sứt môi, hở vịm miệng, thừa và thiếu

ngón tay, câm điếc bẩm sinh. Một số dị tật khác phát hiện được sau khi đứa
trẻ sinh được một thời gian như bại não, down, động kinh, liệt nửa
người...Theo các nhà khoa học Mỹ, cho đến nay chi mới xác định được
những bằng chứng hạn chế về mối liên quan giữa tiếp xúc dioxin ờ bố mẹ
với tật gai đốt sống (spina bifida) ở thế hệ con của họ, [44]
Các nghiên cứu độc tính của TCDD lên chức năng sinh sản của con cái
cho thấy: TCDD làm giảm khả năng mang thai, tăng tỷ lệ sảy thai và thai chết
lưu, giảm kích thước bào thai, tổn thưong các chức năng buồng trứng, giảm
nồng độ các hormon sinh dục như estradiol và progesteron, tăng tỷ lệ dị tật
bẩm sinh ở con cái.
+ Ảnh hưởng của chất da cam/dioxin đối với hệ tiêu hóa:
Một số nghiên cứu cho biết hoạt độ GGT huyết thanh có thể tăng kéo dài
tới 30 năm sau khi tiếp xúc phoi nhiễm ở những người tiếp xúc nghề nghiệp
với các hợp chất chứa dioxin [14].
Hoạt độ GGT huyết thanh ở các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ờ Việt
Nam cũng cao hon hẳn so với nhóm khơng tiếp xúc là những cựu chiến binh


13
không tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Tương tự như vậy, nghiên cửu của
Roegner R.H (1987) cho thấy GGT ở các nhân viên Mỹ tham gia chiến dịch
RH cao hơn nhóm khơng tiếp xúc.
Sau khi nhiễm TCDD cấp, một số trường họp tăng GPT huyết thanh.
Hoạt độ GPT tăng ở 5 trong số 14 công nhân xây dựng bị nhiễm độc TCDD
sau vụ nổ lò phản ứng trichlorphenol năm 1968.
Caramachi F (1981), khảo sát hoạt độ GPT và GOT huyết thanh trẻ em ở
Seveso nhiễm TCDD cấp trong những năm đầu tiên, cho thấy hoạt độ GPT ở
những trẻ em có mụn trứng cá cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trẻ em cũng
thuộc nhóm tiếp xúc nhưng khơng có trứng cá. Mocarelli p., theo dõi hoạt độ
các enzym GPT, GOT trong 6 năm từ 1977 - 1982 ở các trẻ em trai và gái ờ

Soveso, kết quả cho thấy trong các năm 1977, 1979, 1980, 1981 hoạt độ GPT
ờ các trẻ em trai tăng có ý nghĩa thống kê so vói nhóm chứng (p < 0,05), đến
năm 1982, mức GPT trở về bình thường. Hoạt độ GOT khơng có khác biệt so
với nhóm chứng trong tất cả các năm.
Năm 1974, Jừasek L., theo dõi sức khỏe những công nhân đã tham gia
sản xuất trichlorphenol và 2,4,5 - T từ năm 1968 trờ về trước, cho thấy hoạt
độ các enzym GPT và GOT đều tăng cao, nhưng các nghiên cứu lặp lại vào
năm 1977 và 1981 lại thấy các chỉ tiêu ở mức bình thường. Manfred N.
nghiên cứu 59 người (49 nam, 10 nữ) trong số 159 công nhân Áo, sau hơn 20
năm ngừng tiếp xúc với TCDD cho thấy hoạt độ GPT huyết thanh cao hơn
người không tiếp xúc. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng tiến hành trên
những người có tiền sử tiếp xúc vói TCDD từ 10 đến 30 năm trước lại cho
thấy hoạt độ GPT huyết thanh thấp hơn so với nhóm chứng.
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu cho thấy tăng hoạt độ enzym GPT khi
nhiễm TCDD cấp, sau đó giảm dần theo thời gian. Sau khi ngừng tiếp xúc nhiều
năm với chất độc, hoạt độ GPT có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với những
người không tiếp xúc. Hoạt độ GOT ít có biến đổi trong các nghiên cứu.


14
Khảo sát tình hình bệnh tiêu hóa của các bệnh nhân, đang điều trị các
loại bệnh khác nhau tại Bệnh viện 108 từ năm 1988 đến năm 1994, Nguyễn
Quốc Gia thấy rằng, tỷ lệ các bệnh tiêu hóa ờ các cựu chiến binh có tiền sử
tiếp xúc với AO cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các cựu chiến binh tham
gia chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc. Tỷ lệ nhóm bệnh tiêu hóa ở các cựu
chiến binh ờ các quận Hà Nội tham gia chiến tranh chống Mỹ, tại miền Nam
(28,97%) cao hơn ở nhóm cựu chiến binh miền Bắc (26,87%), trong đó tỷ lệ
các bệnh viêm gan và viêm gan mạn tính cao hơn có ý nghĩa thống kê
(p<0,001).
+ Ảnh hường của chất da cam/dioxin đối với hệ thần kinh:

Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng nhiễm độc các họp chất có
chứa dioxin liên quan đến nhiều triệu chứng thuộc hệ thần kinh trung ương và
hệ thần kinh ngoại vi. Các triệu chứng thần kinh thường gặp là mệt mỏi, thần
kinh dễ bị kích thích, giảm khả năng tình dục. Jirasek L.,1974 đã nghiên cứu
tình hình bệnh tật ở những cơng nhân nhiễm độc dioxin ở Tiệp Khắc, thấy
rằng suy nhược thần kinh kèm theo sa sút trí tuệ có thể kéo dài tới 10 năm
hoặc hơn sau nhiễm độc dioxin.
Nghiên cứu của ủy ban 1 0 - 80 (1997) thấy rằng tỷ lệ bệnh thần kinh ở
nhóm CCB có tiền sử tiếp xúc với AO (17,37%) cao hơn nhóm khơng tiếp
xúc (14,84%), trong đó bệnh suy nhược thần kinh cao hơn có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05%.
+ Ảnh hưởng của chất da cam/dioxin đối với hệ tuần hoàn:
Một số nghiên cứu ở những cơng nhân tiếp xúc vói những chất chứa dioxin
ở Hà Lan, Mỹ, Anh cho thấy, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ở những người
này tương đương với tỷ lệ của nhóm những cơng nhân khơng tiếp xúc. Tỷ lệ tử
vong do tim mạch của 1261 nhân viên Mỹ tham gia chiến dịch RH cũng không
cao hơn so với 19.101 nhân viên phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ.
Tương tự như vậy, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ở các CCB Australia


15
tham gia chiến tranh Việt Nam không cao hơn tỷ lệ chung.
Nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (1989) về ảnh hưởng của
các chất da cam/dioxin đối vói hệ tim mạch thấy rằng ở các nông dân miền
Nam Việt Nam có tiền sử tiếp xúc trực tiếp với AO thì biểu hiện nhịp tim
nhanh, đau vùng tim sau khi thực hiện nghiệp pháp gắng sức có định mức,
mạch hồi phục chậm và tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch tăng cao có ý nghĩa
thống kê so với nhóm không tiếp xúc với AO..
+ Ảnh hưởng của chất da cam/dioxin đối với hệ hô hấp:
Các kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa các bệnh mạn tính đường

hơ hấp với nhiễm độc dioxin hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một sổ
tác giả nghiên cứu ừên những công nhân Mỹ sản xuất trichlophenol và 2,4,5 T cho rằng, nhiễm độc TCDD làm tăng tỷ lệ rối loạn chức năn 2 thơng khí.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu cao
hơn nhóm đối chứng tới 10 tuổi vì vậy nhận xét này chưa được chắc chắn.
Calvert G.M (1991) cũng nghiên cứu trên các công nhân tiếp xúc nghề nghiệp
với trichlophenol và 2,4,5 - T cho rằng, khơng có sự liên quan giữa nồng độ
TCDD huyết thanh với sự giảm chức năng thông khí phổi.
Roegner R.H., nghiên cửu ừên các nhân viên Mỹ trực tiếp tham gia
chiến dịch RH cho thấy, thể tích thở ra tối đa và dung tích sống ờ những
người có nồng độ TCDD cao hơn 33,3 pg/kg lipid giảm so với những phi
công phục vụ tại Đông Nam Á nhưng không tham gia chiến dịch, tuy nhiên
tác giả khẳng định các rối loạn này chưa có ý nghĩa lâm sàng.
Nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (1989) cho thấy, dung
tích sống và khả năng cung cấp oxy mơ ờ các nơng dân miền Nam Việt Nam
có tiền sử tiếp xúc trực tiếp với AO, giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm
khơng tiếp xúc (p < 0,05).


16
1.2.3. Cơ chế tác động của dioxin lên tế bào
Các chất dioxin tác động lên tế bào thông qua một receptor gọi là Aryl
hydrocarbon receptor (AhR). Bình thường AhR nằm ở bào tương và gắn với một
số protein khác ữong đó có XAP2 và p23.
Khi có chất dioxin xuất hiện và thâm nhập vào tế bào, các chất dioxin
sẽ gắn đặc hiệu với AhR và AhR sẽ bị thay đổi về mặt cấu trúc và có khả
năng di chuyển vào trong nhân.
Khi vào trong nhân AhR đã gắn với chất dioxin sẽ gắn với một protein
trong nhân gọi là Amt (aryl hydrocarbon receptor nuclear translocator). Sau
khi gắn vói Amt, AhR và Amt sẽ gắn với một đoạn DNA đặc hiệu gọi là DRE
(Dioxin response element) tạo thành phức hệ AhR/Amt/DRE.

DRE là nằm ở đoạn khởi động của rất nhiều gene khác nhau, do đó khi
phức hệ AhR/Amt/DRE hình thành, nhiều gene sẽ được khởi động tăng biểu
hiện. Các gen này bao gồm nhiều gen mã hóa các enzym chuyển hóa, các
oncogen, các gen liên quan đến phân chia tế b ào...

V * * * * »

Đ ộ c TỈNH «-------

DRE s Dioxin Responsive Elements: Các phần tử nhậy cảm với dioxin
DNA D esoxyriboN ockic Axít
RNA RĩboNucleic Axít, xnRNA : m essenger RNA (RNA thõng tin)

Hình 1.3: Cơ chế tác động của dioxin ỉên tế bào


×