Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tải Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc - Đề thi thử đại học môn Lịch sử có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.23 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b>
<b>TRƯỜNG THPT YÊN LẠC</b>


<b>ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 - KHỐI 12 </b>
<b>NĂM HỌC 2015- 2016</b>


<b>ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ</b>


<i>Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề</i>


<b>Câu 1 </b>

<i><b>(3 điểm)</b></i>



Hãy phân tích: điều kiện lịch sử, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia,


phương pháp và hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam


Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.



<b>Câu 2 </b>

<i><b>(2.5 điểm)</b></i>



Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới


thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Lý giải nguyên nhân phát triển của nền


kinh tế Nhật Bản?



<b>Câu 3 </b>

<i><b>(3 điểm)</b></i>



Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Vì sao


phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với Hội


nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm


1930.



<b>Câu 4 </b>

<i><b>(1.5 điểm)</b></i>




Trình bày những hoạt động chính của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam từ năm


1919 đến năm 1930.



Hết



---Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……….……….….………. Số báo danh:………



<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b>
<b>TRƯỜNG THPT YÊN LẠC</b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Môn: Lịch sử</b>


<i>(Hướng dẫn chấm có 04 trang)</i>


<b>Câu</b> <b>Nội dung trình bày</b> <b>Điểm</b>


<b>Câu 1</b>
<b>(3 điểm)</b>


<b>Hãy phân tích: điều kiện lịch sử, thành phần lãnh đạo, lực </b>


<b>lượng tham gia, phương pháp và hình thức đấu tranh của </b>


<b>phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh </b>


<b>thế giới thứ hai.</b>



<b>a. Điều kiện lịch sử</b>

<b>1đ</b>


- Sau CTTG II, các nước châu Á là nơi tập trung mọi mâu thuẫn


của thời đại ... Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp hết sức


căng thẳng. 0.25đ


- Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh. Giai


cấp vô sản phát triển về số lượng, trưởng thành về chất lượng,


với sự xuất hiện của hàng loạt các Đảng Cộng sản... Giai cấp tư


sản dân tộc không ngừng lớn mạnh...



0.25đ


- CTTG II kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít qn


phiệt, các nước đế quốc có nhiều thuộc địa ở Đông Nam Á


cũng suy yếu bởi chiến tranh, sự lớn mạnh của hệ thống XHCN


cùng với phong trào cộng sản quốc tế có tác động cổ vũ mạnh


mẽ cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA.



0.25đ


- ĐNA trở thành nơi sôi động nhất trong chiến tranh lạnh, nơi


đối đầu quyết liệt nhất giữa hai lực lượng quốc tế...



Như vậy, ĐNA có những điều kiện khách quan và chủ quan


thuận lợi cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.



0.25đ


<b>b. Thành phần lãnh đạo</b>

:



<b>-</b>

Một số nước do giai cấp vô sản lãnh đạo, đại biểu của nó là



Đảng Cộng sản đã đi đến thắng lợi như VN, Lào...



- Nhiều nước do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo như


In-đơ-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Mã Lai... tất cả đều giành độc lập với mức độ


khác nhau...



0.75đ


<b>c. Lực lượng tham gia:</b>



<b>- </b>

Lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân dân gồm:


nông dân, trí thức, cơng nhân, tiểu tư sản, phong kiến tư sản


hóa, tư sản dân tộc...



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Là những nước thuộc địa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,


cơng nghiệp cịn non trẻ nên nơng dân là lực lượng đơng đảo,


cịn cơng nhân chỉ đóng vai trị quan trọng.



<b>d. Phương pháp và hình thức đấu tranh:</b>



- Diễn ra dưới nhiều hình thức, tùy vào điều kiện lịch sử


từng nước và tác động chủ quan, khách quan. Tuy nhiên có


hai phương pháp và hình thức đấu tranh chủ yếu là bạo lực


và khơng bạo lực.



- Hình thức bạo lực cách mạng được sử dụng dưới hai hình


thức: bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang và kết hợp cả hai


hình thức đó, như Việt Nam, Cam-pu-chia...



- Hình thức đấu tranh hịa bình, ít đổ máu, sau độc lập còn



phải đấu tranh bảo vệ độc lập, chống lại các nước thực dân


trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao...



0.75đ


<b>Câu 2 </b>
<i><b>(2.5 điểm)</b></i>


<b>Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến</b>


<b>tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Lý</b>


<b>giải nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản?</b>



<b>1. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản :</b>


<b>-</b> Thất bại trong CTTG II, Nhật Bản bị mất hết thuộc địa, đất
nước lại bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân
quản. Kinh tế Nhật bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 34%
máy móc, 25% cơng trình, 80% tàu biển... bị hư hại, sản
xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với mức trước
chiến tranh.


<b>-</b> Từ 1945-1950, kinh tế Nhật phát triển chậm chạp và phụ
thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ. Nhưng sau nhờ chiến tranh
Triều Tiên (5-1950), công nghiệp Nhật phát triển mạnh mé
hẳn lên nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mĩ.


<b>-</b> Từ những năm 60 trở đi, khi Mĩ tiến hành chiến tranh xâm
lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật lại có thêm cơ hội để đạt
được bước phát triển “thần kì” đuổi kịp rồi vượt các nước
Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ.



<b>-</b> Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba
trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thé giới, dự trữ vàng và
ngoại tệ của Nhật đã vượt xa Mĩ. Hàng hóa của Nhật từ đó
có sức cạnh tranh lớn và có mặt khắp thị trường thế giới.


0.25đ


0.25đ


0.25đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>-</b> Như vậy, từ một nước chiến bại, nhưng sau vài ba thập
niên, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế,
nhiều người gọi đó là “thần kì Nhật Bản”.


0.25đ


<b>2. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của kinh tế Nhật Bản</b>
<b>-</b> Nhật Bản lợi dụng những nguồn lợi từ bên ngoài để phát


triển như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở
Triều Tiên, Việt Nam...


<b>-</b> Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân
tố quyết định hàng đầu.


<b>-</b> Vai trị lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.


<b>-</b> Các cơng ti có tầm nhìn xa trơng rộng . quản lí tốt, có tiềm


lực và sức cạnh tranh cao.


<b>-</b> Biết lợi dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật để
tăng năng suất, hạ giá thành, năng cao chất lượng sản
phẩm.


<b>-</b> Chi phí cho quốc phòng thấp, biên chế nhà nước gọn nhẹ
nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế.


<b>-</b> Những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã tạo điều kiện
cho kinh tế Nhật phát triển.


<b>-</b> Truyền thống tự lực tự cường vươn lên xây dựng đất nước
giàu mạnh trong những hồn cảnh hết sức khó khăn của
nhân dân Nhật Bản.



Mỗi
2 ý
0.25đ


<b>Câu 3</b>
<b>(3 điểm)</b>


<b>Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm</b>


<b>1929. Vì sao phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại? Vai</b>


<b>trò của Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng</b>


<b>sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.</b>



<b>1. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929</b>


<b>- Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng</b>


<b>+ </b>Từ cuối 1928-đầu 1929, sự phát triển của phong trào cơng nhân
và phong trào đấu tranh của nhân dân địi hỏi phải thành lập một
chính đảng của giai cấp vơ sản. Cuối tháng 3-1929, chi bộ cộng
sản đầu tiên được thành lập tại Hà Nội. Chi bộ mở cuộc vận động
để thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN... Tháng 6-1929,
Đông Dương cộng sản đảng được thành lập thông qua Tuyên
ngôn, tiếp tục mở rộng tổ chức.


<b>-</b> Sự ra đời của ANCSĐ


Đông Dương cộng sản đảng ra đời đã thúc đẩy sự ra đời của hai
tổ chức còn lại. Tháng 8-1929, các cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ
và kì bộ Nam Kỳ của Hội VNCMTN cùng quyết định lập
ANCSĐ. Tờ báo <i><b>Đỏ </b></i> là cơ quan ngôn luận của Đảng. Tháng
11-1929, ANCSĐ họp đại hội để thông qua đường lối chính trị và
bầu BCHTW đảng.


<b>-</b> Sự ra đời của DDCSLĐ


Tháng 9-1929, những người giác ngộ trong Tân Việt CMĐ tun
bố Đơng Dương cộng sản liên đồn chính thức thành lập.


Chỉ trong vịng chưa đầy 4 tháng đã có ba tổ chức cộng sản lần
lượt ra đời ở nước ta.


0.25đ



0.25đ


<b>2. Vì sao phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại</b>


- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc đó phản ánh xu thế phát
triển khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, đã
đáp ứng được nguyện vọng của giai cấp công nhân, của các tầng
lớp nhân dân lao động và của cả dân tộc. Các tổ chức cộng sản
trên đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở đảng và quần chúng
trong nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu
tranh của quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh theo con
đường cách mạng vô sản.


- Nhưng các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh
hưởng với nhau, cơng kích lẫn nhau làm cho phong trào cách
mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra
cho cách mạng nước ta lúc này là phải có một đảng thống nhất
trong cả nước để lãnh đạo phong trào.


- Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện vai trò lịch sử thống nhất các tổ
chức cộng sản tại Hương Cảng- Trung Quốc.


0.5đ
0.25đ
0.5đ


0.5đ


<b>3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị...</b>



- Với tư cách là phái viên của QTCS có quyền quyết định các vấn
đề về cách mạng Đơgn Dương, người có uy tín lớn đối với các
nhà hoạt động cách mạng và nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản.


- Người đã có cơng thống nhất các tổ chức cộng sản thành một
Đảng cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.


- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiện của Đảng bao gồm...
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.


<b>Câu 4</b>
<b>(1.5 điểm)</b>


<b>Trình bày những hoạt động chính của giai cấp tư sản dân tộc</b>


<b>Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930</b>



- Năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa
Kiều, mở cuộc vận động “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại
hóa”. Năm 1923, ...chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất
cảng lúa gạo ở Nam Kì. Năm 1923, thành lập Đảng Lập
hiến....


0.25đ


- Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày
25-12-1927, Nguyễn Thái Học,....thành lập Việt Nam Quốc


dân đảng....


0.5đ


- Tháng 2-1929, tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà
Nội....


- Tháng 2-1930, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái .... sự thất bại của
khởi nghĩa Yên Bái kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt
Nam Quốc dân đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư
sản trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.


0.25đ


0.5đ


</div>

<!--links-->

×