Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tài liệu luận văn Phong Cách Đạo Diễn Phim Ký Sự Truyền Hình Của Trần Tuấn Hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.7 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

TRƢƠNG VĂN TRÍ

PHONG CÁCH ĐẠO DIỄN PHIM KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH
CỦA TRẦN TUẤN HIỆP (QUA KÝ SỰ BIÊN PHÒNG,
KÝ SỰ BIỂN ĐẢO, KÝ SỰ MÙA THU VÀNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành:
Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

TRƢƠNG VĂN TRÍ

PHONG CÁCH ĐẠO DIỄN PHIM KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH
CỦA TRẦN TUẤN HIỆP (QUA KÝ SỰ BIÊN PHÒNG,
KÝ SỰ BIỂN ĐẢO, KÝ SỰ MÙA THU VÀNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình


Mã số: 8210232.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Vũ Ngọc Thanh

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS Vũ Ngọc Thanh.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Các số liệu, trích dẫn
đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Trƣơng Văn Trí


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn
khoa học - PGS.TS Vũ Ngọc Thanh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Văn học,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô
giáo trong Bộ môn Nghệ thuật học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong thời gian học tập tại trƣờng.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã nhiệt tình động

viên, tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHIM KÝ SỰ
TRUYỀN HÌNH VÀ PHONG CÁCH ĐẠO DIỄN .................................... 11
1.1. Khái lƣợc về phim ký sự truyền hình ....................................................... 11
1.1.1. Đặc điểm phim ký sự truyền hình ................................................... 11
1.1.2. Thể loại phim ký sự truyền hình ..................................................... 15
1.1.3. Nguyên tắc làm phim ký sự truyền hình ......................................... 16
1.2. Phim tài liệu, ký sự truyền hình về biển đảo, biên phòng ........................ 18
1.2.1. Phản ảnh sâu sắc các vấn đề liên quan đến biển đảo ....................... 8
1.2.2. Thể hiện đƣợc sự quan tâm của dƣ luận về vấn đề biển đảo và chủ
quyền biển đảo..................................................................................................... 19
1.2.3. Tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên phịng ............. 20
1.2.4. Cung cấp cho cơng chúng một khối lƣợng lớn các kiến thức và dữ
liệu lịch sử, các giá trị pháp lý về biển đảo, chủ quyền biển đảo ........................ 20
1.3. Phong cách đạo diễn................................................................................. 20
1.3.1. Khái lƣợc chung .............................................................................. 20
1.3.2. Khái lƣợc phong cách đạo diễn Trần Tuấn Hiệp ............................ 21
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 23
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH ĐẠO DIỄN
TRẦN TUẤN HIỆP TRONG PHIM KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH................ 24
2.1. Quan niệm về phim tài liệu, ký sự truyền hình và về
phong cách đạo diễn của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp ........................................ 29
2.1.1 .Quan niệm của Trần Tuấn Hiệp về phim tài liệu,

ký sự truyền hình ....................................................................................... 24
2.1.2. Quan niệm của Trần Tuấn Hiệp về phong cách đạo diễn ............... 25
1


2.2. Phong cách kể chuyện .............................................................................. 26
2.2.1. Tính chuyện trong phim ký sự truyền hình ................................... 26
2.2.2. Phong cách phỏng vấn: Thƣờng dùng cách trò chuyện thay cho
phỏng vấn 28
2.2.3. Phong cách phản ánh hiện thực hay cái đích của tất cả các bộ phim:
con ngƣời 32
2.3. Phong cách sáng tạo ............................................................................... 36
2.3.1. Đảm nhiệm hầu hết các vai trò sáng tạo trong đoàn phim .............. 36
2.3.2. Đạo diễn là ngƣời dẫn chuyện .................................................. 38
2.3.3. Sử dụng duy nhất một ngƣời chuyên đọc lời bình .................... 42
2.3.4. Làm phim ký sự giống nhƣ thực hiện tùy bút, bút ký
trong văn học ................................................................................................... 43
2.3.5. Kịch bản của tất cả các bộ phim đều đƣợc hình thành
ngay ở nơi quay, trƣớc mỗi cuộc trò chuyện, gặp gỡ ...................................... 55
2.3.6. Tạo dấu ấn riêng cho thể loại ký sự truyền hình và tạo sự khác biệt
giữa cách làm phim tài liệu ký sự truyền hình truyền thống so với hiện tại56
2.4. Phong cách trữ tình ................................................................................ 57
2.4.1. Phong cách tự nhiên đầy xúc cảm .................................................... 57
2.4.2. Phong cách duy tình và duy mỹ ....................................................... 60
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 60
Chƣơng 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TỪ PHONG CÁCH ĐẠO DIỄNTRẦN TUẤN HIỆP ............................... 61
3.1. Một số kinh nghiệm từ các bộ phim ký sự truyền hình của
Trần Tuấn Hiệp ............................................................................................. 61
3.1.1. Một số nguyên nhân thành công .................................................... 61

3.1.2. Một số kinh nghiệm và một số hạn chế ................................................ 63
3.2. Một số vấn đề đặt ra trong làm phim ký sự truyền hình
của Việt Nam.................................................................................................. 65
3.2.1. Những điều mà phim tài liệu - ký sự truyền hình của
2


Việt Nam đang thiếu ...................................................................................... 65
3.2.2. Vấn đề sử dụng hình ảnh, tƣ liệu nƣớc ngồi ................................ 66
3.2.3. Vấn đề tìm kiếm đề tài ................................................................... 67
3.2.4. Những khó khăn và vƣớng mắc khi thực hiện
một bộ phim tài liệu ký sự truyền hình hiện nay............................................. 67
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
PHIM MỤC ................................................................................................... 77
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 79

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS.

:

Giáo sƣ

KHXH


:

Khoa học xã hội

NS

:

Nghệ sĩ

NSND

:

Nghệ sĩ Nhân dân

NSƢT

:

Nghệ sĩ Ƣu tú

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGS.


:

Phó Giáo sƣ

Tp

:

Thành phố

tr.

:

Trang

TS.

:

Tiến sĩ

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, phim tài liệu truyền hình nói chung và ký sự
truyền hình nói riêng tại Việt Nam đã có những bƣớc phát triển và tạo dƣợc những
thành công nhất định. Nhiều nhà làm phim nhƣ Phạm Khắc, Trần Tuấn Hiệp đã có
những tác phẩm tài liệu ký sự truyền hình tạo dƣ luận tốt, đƣợc ngƣời xem đón
nhận.
Trong số các đạo diễn đó, Trần Tuấn Hiệp là một trong những đạo diễn phim
tài liệu ký sự truyền hình cũng đã tạo dƣợc phong cách riêng. Trong các bộ phim
của mình, ơng tạo nên sự khác biệt khiến ngƣời xem ln bất ngờ bởi những cách
xử lý mang tính đột phá cùng cách làm phim tạo đƣợc sức hấp dẫn nhờ dấu ấn
riêng.
Nghiên cứu về phong cách đạo diễn phim ký sự truyền hình của Trần Tuấn
Hiệp trong một số phim tiêu biểu của ơng sẽ góp phần tổng kết bƣớc đầu về quá
trình làm phim ký sự truyền hình của Trần Tuấn Hiệp, đóng góp vào kho tàng lý
luận về phim tài liệu ký sự truyền hình nói riêng và nâng cao chất lƣợng nghệ thuật
của phim ký sự truyền hình Việt Nam nói chung. Chính vì vậy học viên nhận thấy
rằng đây là một đề tài thiết thực, mới mẻ, mang tính lý luận và có tính thực tiễn.
Cùng với tâm đắc về đề tài, với hiểu biết nhất định và căn cứ vào các tƣ liệu
tham khảo về đạo diễn Trần Tuấn Hiệp và phong cách đạo diễn của ông, nên học
viên chọn đề tài: Phong cách đạo diễn phim ký sự truyền hình của Trần Tuấn Hiệp
(qua Ký sự biên phòng, Ký sự biển đảo, Ký sự mùa thu vàng) làm luận văn tốt
nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, đã có một số cơng trình, cuốn sách, bài viết trên báo,
tạp chí về đạo diễn điện ảnh, phong cách đạo diễn, phim truyện điện ảnh, phim tài
liệu điện ảnh, phim tài liệutruyền hình, phim ký sự truyền hình nói chung và về các
phim, cách làm phim của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp.
5



2.1. Về đạo diễn điện ảnh, phong cách đạo diễn, phim truyện điện ảnh, phim
tài liệu điện ảnh, phim tài liệutruyền hình, phim ký sự truyền hình:
-Kristin Thompson, David Bordwell (2007), Lịch sử điện ảnh, giáo trình
chuyên ngành điện ảnh, tập,2, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
-David Bordwell, Kristin Thompson (2013), Nghệ thuật điện ảnh, giáo trình
chuyên ngành điện ảnh, Nhã Nam-Nxb Thế giới.
-Nhiều tác giả, Đạo diễn điện ảnh thế giới (1995), Viện Nghệ thuật và lƣu
trữ điện ảnh.
-Richard L. Bare (Đặng Minh liên dịch) (2017), Nghệ thuật đạo diễn phim
truyện, Nxb Hội Nhà văn, Trƣờng Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM.
-Trần Thanh Hiệp (2017), Phim tài liệu, giáo trình hệ đại học, Nxb Hội Nhà
văn, Trƣờng Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
-Hoàng Hà (2013), Bài học làm phim từ Mark Jonathan Harris, Tạp chí
Điện ảnh Việt Nam cuối tháng, số 11.
2.2. Về nghiên cứu phim, viết về phim:
-Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim, Nhã Nam - Nxb Tri thức.
-Vũ Ngọc Thanh (2014), Điện ảnh học-lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
quốc gia - Sự Thật.
-Lê Hồng Lâm (2018), 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam - Nxb Thế
giới.
2.3. Về đạo diễn Trần Tuấn Hiệp:
-Hoàng Tuấn, Đạo diễn Trần Tuấn Hiệp: Làm ký sự kiểu “tùy phim”,
thegioidienanh.vn, 19/07/2012.
-Tơ Hồng, Trần Tuấn Hiệp: Nhìn thấy vẻ đẹp từ người thật việc thật,
lethieunhon.vn, 8/12/2013.
-Nhật Lệ, Chuyện chưa kể về đoàn làm phim Ký sự Biển
đảo,bienphong.com.vn,12/01/2012.


6


-Lê Minh Quốc, Ơ hay, nghe cũng được đấy chứ?, antgct.cand.com.vn,
05/12/2015.
-Huy Hùng, Đạo diễn Trần Tuấn Hiệp: Nói ra là đụng chạm…,
vtv.vn,11/10/2013.
Nhìn chung, các cơng trình, cuốn sách, bài báo trên đã đề cập tới các nội
dung nhƣ:
-Khái niệm đạo diễn, phim tài liệu, phim ký sự truyền hình...
-Phong cách đạo diễn, phim tài liệu, phim ký sự truyền hình, nghiên cứu
phim, hƣớng dẫn viết về phim.
-Quan điểm của các đạo diễn Việt Nam và thế giới về phong cách, quan điểm,
truyền tải kinh nghiệm cá nhân trong quá trình thực hành nghề nghiệp, về phim tác
giả, khán giả điện ảnh-truyền hình.
-Quan điểm về cách làm phim tài liệu, ký sự truyền hình, king nghiệm, trải
nghiệm làm phim, chuyện hậu trƣờng làm phim... của một số đạo diễn Việt Nam
và đạo diễn Trần Tuấn Hiệp.
Tuy vậy, chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về phong cách đạo diễn của đạo
diễn Trần Tuấn Hiệp mang tính hệ thống và chuyên sâu, cũng nhƣ chƣa có cơng
trình nào khảo sát, nghiên cứu các đặc điểm trong phong cách đạo diễn của đạo
diễn Trần Tuấn Hiệp trong các bộ phim tài liệu ký sự truyền hình cụ thể, nhất là
những tác phẩm mà đạo diễn Trần Tuấn Hiệp đã đạt giải cao tại các kỳ Liên hoan
phim quốc gia, Cánh Diều vàng của Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của bản thân; kết hợp tốt hơn giữa
học tập và nghiên cứu khoa học.
Qua nghiên cứu 3 phim ký sự truyền hình của một đạo diễn cụ thể, hiểu
nhiều hơn về một thể loại trong phim tài liệu truyền hình.


7


Qua kết quả nghiên cứu, ngƣời viết lĩnh hội cho bản thân những kinh
nghiệm bổ ích từ phong cách làm phim của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp cũng nhƣ
một số đạo diễn Việt Nam khác.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Các đặc điểm trong phong cách đạo diễn của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp.
Phong cách đạo diễn đƣợc thể hiện qua 3 bộ phim Ký sự biên phòng, Ký sự
biển đảo, Ký sự mùa thu vàng.
5. Phạm vi nghiên cứu
- 3 bộ phim Ký sự biên phòng (25 tập), Ký sự biển đảo (30 tập), Ký sự mùa
thu vàng(18 tập) trong Ký sự những nẻo đường của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp.
- Các phim khác trong Ký sự những nẻo đường của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp:
Ký sự Đăk Lăk (12 tập) nói về khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun; Sài
Gòn du ký (20 tập) đề cập, phản ánh đời sống văn hóa nghệ thuật, chân dung
những gƣơng mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu trên đất Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí
Minh; Được sống và kể lại (5 tập).
- Một số phim tài liệu truyền hình, ký sự truyền hình của các đạo diễn Việt
Nam và thế giới để so sánh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái lƣợc về phim ký sự truyền hình, về phong cách và phong cách đạo
diễn, từ đó dùng là cơ sở lý thuyết để khảo sát 3 phim ký sự truyền hình của đạo
diễn Trần Tuấn Hiệp.
Những ảnh hƣởng tạo nên phong cách và quan niệm làm phim ký sự truyền
hình của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp.
Xây dựng một hệ thống các đặc điểm tạo nên phong cách đạo diễn Trần Tuấn
Hiệp; khảo sát và phân tích các đặc điểm đó.
Nghiên cứu cách làm phim thơng qua khảo sát và phân tích phong cách đạo
diễn qua 3 bộ phim Ký sự biên phòng, Ký sự biển đảo, Ký sự mùa thu vàng của đạo

diễn Trần Tuấn Hiệp.
8


Kiến giải nguyên nhân thành công và một số hạn chế trong làm phim ký sự
truyền hình của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: sách, tạp chí, báo cáo khoa học, luận văn liên quan đến
đề tài.
Nghiên cứu phim: Xem các phim trong phim mục, ghi chép về các vấn đề
cần nghiên cứu, kiến giải của các phim.
Viết về phim: Áp dụng các phƣơng pháp trong phân tích phim.
Phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn đạo diễn Trần Tuấn Hiệp và một số nhà
làm phim, nhà nghiên cứu lý luận phê bình điện ảnh-truyền hình.
Áp dụng các phƣơng pháp: Khái quát, tổng hợp; liên hệ, so sánh; diễn giải,
quy nạp.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Góp phần khái quát về phim ký sự truyền hình, về phong cách và phong
cách đạo diễn, những ảnh hƣởng tạo nên phong cách và quan niệm làm phim ký sự
truyền hình.
Tổng kết bƣớc đầu về một nhà làm phim theo cách thức nghiên cứu về chân
dung tác giả, mối quan hệ tác giả-tác phẩm.
Qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng nghệ thuật của phim tài liệu truyền
hình, phim ký sự truyền hình Việt Nam nói chung, cơng tác đạo diễn phim ký sự
truyền hình nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu thƣởng thức ngày càng cao của đơng
đảo quần chúng khán giả.
Luận văn sau khi hồn thành tốt, hy vọng sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm, những ngƣời làm phim, yêu thích phim tài liệu và có thể đóng
góp cho cơng tác đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
9. Bố cục của luận văn


9


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phim mục và phụ lục, nội
dung của luận văn nhằm hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc kết cấu thành 3
chƣơng.
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHIM KÝ SỰ TRUYỀN
HÌNH VÀ PHONG CÁCH ĐẠO DIỄN
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH ĐẠO DIỄN TRẦN TUẤN HIỆP
TRONG PHIM KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH
Chương 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM, VẤN ĐÊ ĐẶT RA TỪ PHONG
CÁCH ĐẠO DIỄN TRẦN TUẤN HIỆP

10


Chương 1:
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHIM KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH
VÀ PHONG CÁCH ĐẠO DIỄN
1.1. Khái lƣợc về phim ký sự truyền hình
1.1.1. Đặc điểm phim ký sự truyền hình
Những năm gần đây, sau thành cơng của bộ phim dài tập Mê Kơng ký sự do
nhóm làm phim của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, trên sóng
của các đài truyền hình trong cả nƣớc liên tục xuất hiện các tác phẩm thuộc thể loại
ký sự truyền hình, có thể kể các phim tiêu biểu: Ký sự những nẻo đường, Ký sự
Biên phòng, Ký sự biển đảo, Ký sự biển đảo quê hương, Ký sự Mùa thu vàng, Ký
sự nước Lào, Ký sự Hỏa xa,… Đó là những phim có độ dài trên 50 tập, vài chục
tập; hoặc là những phim có độ dài vừa phải, khoảng vài tập, có khi chỉ là một phim
với dung lƣợng vừa phải. Trên sóng của VTV1, VTV2, VTV3 và nhiều đài truyền

hình các địa phƣơng, tỉnh, thành,thời gian gần đây cũng thƣờng xuất hiện những
đoạn phim ngắn giới thiệu về một khúc sông, một vùng đất, một khu rừng… rất
ngắn gọn, cơ đọng, nhƣng cũng rất trữ tình, làm cho ngƣời xem truyền hình thƣ
thái, giãn bớt sự căng thẳng bởi các thông tin dồn dập đƣợc cung cấp bởi các bản
tin, các chƣơng trình thời sự chính luận.
Chẳng hạn, có thể kể phim Ký sự biên phịng (đạo diễn Trần Tuấn Hiệp) là bộ
phim tài liệu - ký sự truyền hình dài 25 tập, đƣợc trình chiếu định kỳ 2 kỳ/tháng
trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam (từ ngày 13-7-2008 đến 28-62009), do Bộ tƣ lệnh Bộ đội Biên phòng, Báo Biên phòng và Ban Văn nghệ - Đài
Truyền hình Việt Nam phối hợp sản xuất.
Hoặc có thể kể các phim ký sự truyền hình Việt Nam khác nhƣ: Bên dòng Xà
No, (Tập 1: Thủy lộ huyết mạch); Chuyện kể đất phương Nam: Dấu ấn Tri Tôn
(Tập 1: Chuyện về ngọn đồi hai triệu đô); Chuyện những dịng sơng (Tập 1: Xi
dịng Cái Bè);Chuyện kể đất phương Nam - Đi tìm nhứt xứ Ba Xuyên(Tập 1:

11


Thương cảng Bãi Xàu);Trên vùng ranh mặn (Tập 1: Ranh mặn trên dòng Mỹ
Tho);Vùng biên mùa nước về (Tập 1: Con nước sớm đầu nguồn)…
Phim ký sự truyền hình là một thể loại của phim tài liệu truyền hình nói
riêng và phim dài tập truyền hình nói chung.
Đa phần các phim ký sự truyền hình cũng là những phim tài liệu sáng tạo, tức
là những phim cần/ thƣờng/ phải có hình ảnh sinh động, tác động mạnh và biết
cách sử dụng hình ảnh để kể chuyện.

Nếu các phim tài liệu, phim tài liệu truyền hình, phim ký sự truyền hìnhđều
là những thể loại của báo hình thì hai tiêu chí quan trọng nhất cần có là sự thật
và hiện thực mang tính thời sự, mang hơi thở thời cuộc. Ngƣời làm phim có thể
kể lại câu chuyện hay đƣa ra những tìm tịi, phát hiện mới, thậm chí là đƣa đƣợc
ý kiến cá nhân mình trên cƣơng vị một nhà báo - cơng dân thì vẫn nên đặt hai

tiêu chí đó lên hàng ƣu tiên.
Với những thế mạnh riêng về đặc trƣng của một thể loại báo chí phản ảnh đa
dạng, có chiều sâu, có khả năng phân tích, lý giải, xâu chuỗi các sự kiện, vấn đề...
phim tài liệu truyền hình đã và đang có vài trị đáng kể trong việc phản ảnh nhiều
vấn đề của xã hội.Phim ký sự truyền hình có các đặc điểm sau:
Có đặc điểm, yếu tố báo chí, văn học về mặt thể tài (ký, ký sự, phỏng vấn,
ghi chép...)...
Có đặc điểm chung của ngơn ngữ điện ảnh và ngơn ngữ truyền hình (âm
thanh, ánh sáng, nhân vật, bối cảnh, dàn dựng, dựng phim...).
Có đoàn phim tƣơng tự nhƣ đoàn phim điện ảnh (với các thành phần nhƣ tác
giả kịch bản, đạo diễn, quay phim, âm nhạc, nhân viên kỹ thuật, nhân viên hậu
kỳ, dựng phim)...
Trong các thành phần, đạo diễn có vai trị chính, là linh hồn của bộ phim (tác
phẩm).
Có đặc điểm sử dụng máy quay và đƣợc thực hiện bởi một tập thể sáng tác.
Có đặc điểm đa phần phim ký sự truyền hình đƣợc quay bằng kỹ thuật số.
12


Phim ký sự thực chất là một thể loại của phim tài liệu. Đối với phim tài liệu thì
yếu tố chân thực bao giờ cũng phải đƣợc đặt lên hàng đầu.
Theo Đại Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2005, “Ký sự là loại ký ghi lại
những diễn biến của cuộc sống xã hội, khơng hoặc rất ít xen vào những bình luận
chủ quan của ngƣời viết. Ký sự là một thể loaị thuộc ký báo chí, trong đó các nhân
vật sự kiện đƣợc khái qt điển hình thơng qua sáng tạo của nhà báo, mang đến
cho ngƣời đọc sự suy ngẫm và hƣớng tới tình cảm cao đẹp” [16, tr. 342].
Theo giáo trình Cơ sở lý luận Báo chí Truyền hình của nhà báo Dƣơng Xuân
Sơn, “Ký sự phản ánh con ngƣời sự kiện thông qua các thủ pháp nghệ thuật, sức
mạnh của nó cũng là ở chi tiết. Việc chọn nhân vật, sự kiện điển hình thơng qua chi
tiết có thật làm cho tác phẩm có sức truyền cảm mạnh mẽ” [10, tr. 132].

Trong ký sự, bố cục tuân theo logic của tình cảm, của sự sáng tạo mà không
tuân theo quy luật của tƣ duy thực tế. Tơn trọng tuyệt đối tính chân thật của sự
kiện, khơng hƣ cấu khơng dàn dựng. Hình ảnh trong phim ký sự là hình ảnh có
thực nhƣ đang diễn ra trƣớc mắt khán giả. Đơi khi tác giả có thể tái hiện hiện thực
bằng cách sử dụng các nhân vật, nhân chứng để hồi tƣởng hoặc kể lại.
Phim ký sự truyền hình phản ánh hiện thực thơng qua vai trị cái tôi trần thuật
(đây là yếu tố cực kỳ quan trọng) giúp cho tác giả có điều kiện phản ánh hiện thực
sinh động và sâu sắc. Cái tôi trong phim ký sự truyền hình là cái tơi tác giả.
Phim ký sự truyền hình có kết cấu linh hoạt, giàu chất văn học. Ký sự đan xen
nhiều mảng của hiện thực với những màu sắc, âm thanh, hồn cảnh sinh động điển
hình.
Trên thực tế, ít ngƣời gọi đúng tên thể loại ký sự truyền hình và thƣờng hay
bị gọi chung là phóng sự hoặc phim tài liệu, có lẽ vì giữa chúng có khá nhiều điểm
tƣơng đồng về thủ pháp sáng tạo, về qui trình sáng tác thơng thƣờng. Tuy nhiên
ngay cả trong những điểm chung thông thƣờng này cũng vẫn tồn tại sự khác biệt.
Nhìn chung, có thể xem xét những khác biệt giữa phóng sự truyền hình và ký sự
truyền hình thể hiện trên các phƣơng diện sau:
13


Tác giả: Trong phóng sự truyền hình, tác giả có vai trò kể lại sự kiện, sự
việc; trong ký sự truyền hình, tác giả khơng dừng lại ở kể mà cịn suy ngẫm về sự
kiện, sự việc.
Chi tiết: Trong phóng sự truyền hình, chi tiết là bộ phận của sự kiện, nó làm
cho khán giả hiểu về sự kiện; nhƣng trong ký sự truyền hình, chi tiết hƣớng tới
việc trở thành hình tượng có sức tác động vào khán giả (việc chi tiết có trở thành
hình tƣợng hay khơng cịn phụ thuộc vào khả năng tìm tịi lựa chọn và sử dụng chi
tiết trong tác phẩm, nhƣng việc tạo ra khả năng này của chi tiết trong ký sự đã làm
cho tầm quan trọng của ký sự tăng lên).
Bố cục: Trong phóng sự truyền hình, bố cục tn theo qui trình một cách

lần lƣợt, các sự kiện, các vấn đề đƣợc trình bày theo trình tự nhất định; trong ký sự
truyền hình, bố cục tn theo dịng suy nghĩ, sự liên tưởng và cảm xúc của tác giả.
Trọng tâm: Trong phóng sự truyền hình, trọng tâm là sự việc, sự kiện với các
chi tiết bản chất; trong ký sự truyền hình, các nhân vật với đời sống tinh thần ở
dạng điển hình khác nhau là trọng tâm.
Thơng tin: Trong phóng sự truyền hình, thơng tin ln hƣớng tới bản chất sự
kiện, sự việc, cùng với nó là thơng tin về bản chất sự kiện, sự việc; trong ký sự
truyền hình, thơng tin tới việc làm tốt ra từ sự kiện, sự việc đó các mối liên quan
với sự kiện khác, hoặc một chủ đề khác mang tính nhân văn sâu sắc.
Ngơn ngữ: Trong phóng sự truyền hình, thƣờng sử dụng ngơn ngữ tƣờng thuật
cộng với sự phân tích để làm rõ sự kiện. Sự khác biệt ở chỗ tuy vẫn mang trong
mình ngơn ngữ tƣờng thuật, phân tích nhƣng trong ký sự truyền hình cịn sử dụng
ngơn ngữ hình tượng, ẩn dụ hướng tới phản ánh nội tâm nhân vật.
Xem xét sự khác biệt giữa ký sự và phim tài liệu có thể thấy mấy vấn đề sau:
đa số phim Tài liệu có thể gọi là ký sự. Phim Ký sự có thể có thời lƣợng vài phút,
nhƣng cũng có thể có độ dài ngang phim tài liệu.
1.1.2. Thể loại phim ký sự truyền hình

14


Phim ký sự truyền hình khơng chỉ tồn tại dƣới dạng đơn giản là kết hợp các
yếu tố báo chí - điện ảnh - truyền hình - tài liệu mà nó có nhiều dạng thức khác
nhau, khá phức tạp. Có thể kể ra vài dạng thức dƣới đây cùng các đặc điểm của
chúng:
*Thể loại ký sự mang phong cách phóng sự: Là dạng ký sự dựa trên cơ sở một
hoặc những sự kiện xảy ra mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, các chất liệu để hình thành
ký sự bao gồm cả chất liệu của phóng sự. Dạng ký sự này mang tính chất thời sự
nhƣng khơng sa vào các chức năng thơng tin thời sự, mặc dù có sử dụng chất liệu
của phóng sự. Tuy vậy, điều nên tránh là khơng nên lặp lại các chức năng của

phóng sự mà khơng có sự nâng cao bằng liên tưởng, ẩn dụ, bình luận…
*Thể loại ký sự chuyên đề (về một vấn đề): Nguy cơ lớn nhất của dạng ký sự
này là sa vào thơng tin, đó là sự kéo dài một cách vụng về của phóng sự, kể lể dài
dịng về sự kiện. Một ký sự thành công là phải nhờ vào sự liên tưởng, suy ngẫm
sâu xa. Muốn như vậy phải tìm được cấu tứ cho phim.
*Thể loại ký sự montage: Nền tảng của dạng ký sự này là tƣ liệu (có dựng
phim), có thể càng lâu thì càng tốt.
*Thể loại ký sự truyền hình hành trình:
Ví dụ: Phim ký sự truyền hình dài tập Ký sự mùa thu vàng giúp khán giả cùng
khám phá nƣớc Nga qua hành trình du kí qua xứ sở bạch dƣơng xinh đẹp.
*Thể loại ký sự truyền hình khám phá (discovery):
Ví dụ: Ký sự khám phá Việt Nam: Khám phá hang động Phong Nha - Kẻ
Bàng.
*Thể loại ký sự truyền hình hành trình- khám phá:
Ngƣời ta có thể nhận thấy sự hồ hởi, thích thú của các khán giả khi họ đƣợc
xem những thƣớc phim ký sự truyền hình, trong đó có dấu ấn của thể loại phim ký
sự truyền hình hành trình.
*Thể loại ký sự truyền hình chân dung:

15


Trong đó, những con ngƣời đƣợc phản ánh ln có đời sống nội tâm phong
phú, số phận cuộc đời tiêu biểu, tính cách rõ ràng, có vai trị, ảnh hƣởng nhất định
trong đời sống xã hội...
Phim ký sự chân dung có những cảnh để khắc họa nhân vật: hình ảnh ghi lại
nhân vật sống, hoạt động, ghi lại những kỷ vật. Có thể tạo ra bối cảnh: nhân vật tự
nói, hoặc kể lại về mình hoặc nói về những vấn đề khác mà qua đó bộc lộ đƣợc
phẩm chất của mình, vấn đề ở đây là sử dụng nghệ thuật của phỏng vấn chân dung.
Những thông tin khác: tƣ liệu, ảnh lịch sử…có thể làm mở ra các ý tƣởng, vấn đề,

gắn nhân vật với một hoàn cảnh thật, hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Có thể là các
cảnh quay hiện tại, nhƣng không nhất thiết là phải quay về nhân vật mà có thể là về
làng xóm, thành phố, các đồ vật.
*Thể loại ký sự du lịch: Hiện nay một số phim du lịch thƣờng nghiêng về phía
khoa giáo, giới thiệu địa danh, khảo cứu di tích lịch sử, truyền thống văn hóa, đặc
điểm sinh hoạt cộng đồng. Nếu đằng sau hình và tƣ duy của nhà khảo cứu, đƣa ra
các thông tin thu thập đƣợc, các số liệu, xem xét các chi tiết, các liên tƣởng, cung
cấp cho ngƣời xem thơng tin bổ ích, giúp ích về tri thức cho ngƣời xem.
1.1.3. Nguyên tắc làm phim ký sự truyền hình
*Tìm hiểu, điều nghiên cặn kẽ đối tượng, coi trọng chủ thể sáng tạo.
Những năm đầu thế kỷ 21, giới làm phim phóng sự tài liệu ở nƣớc ta đã tìm
ra một phƣơng pháp làm phim mới, đƣợc gọi tên theo tên ông thày ngƣời Pháp Varan. Hạt nhân của phƣơng pháp Varan là để bộ phim tuân thủ theo logic của đời
sống, tuyệt nhiên khơng bóp nặn, khn đúc theo ý đồ chủ quan đã có sẵn từ trƣớc.
Nhƣng nhiều nhà làm phim trẻ đã hiểu và vận dụng sai phƣơng pháp này. Họ
tƣởng nhƣ cứ gặp gì ghi nấy, khơng cần lựa chọn, chọn lọc gì hết; vừa quay vừa
ghi tiếng đồng bộ và nhƣ vậy phim sẽ khách quan, tránh sự sắp xếp bày đặt. Họ
qn mất rằng để phim tự nhiên, khơng khn bó, gị ép chính là lại cần tới sự tìm
hiểu, điều nghiên cặn kẽ; sự chọn lọc chu đáo, kỹ càng.

16


Andrei Tarkovsky, một đạo diễn nổi tiếng của Nga - Xơ Viết và thế giới đã
có một câu nói nổi tiếng nhƣ sau: “Càng phát huy cao độ nhất cái chủ thể càng tiếp
nhận một cách đầy đủ, bản chất nhất cái khách thể”. Với công việc sáng tạo văn
chƣơng nghệ thuật, mọi lầm lạc, sai trái đều sinh ra khi ngƣời ta hạ thấp, xem nhẹ
các chủ thể; mong đếm số những cánh tay giơ lên để xác lập cái hay, cái giở của
một cuốn sách, một bộ phim.
*Làm phim thể loại phim tài liệu chân dung
Nhìn lại sự hình thành của thể loại phim tài liệu chân dung trên thế giới và

Việt Nam, phim tài liệu có hai cách làm chính. Cách thứ nhất là ghi chép chân thực
tài liệu sống động, phản ánh tức thì, hoặc là sử dụng các tài liệu đã từng ghi lại,
không kể thời gian, sau đó sử dung nghệ thuật dựng phim để xâu chuỗi hình ảnh và
ý tƣởng. Ở Pháp cịn có cách làm phim tài liệu trực tiếp mang tên Hiệp hội Varan
theo lối thu âm ghi hình đồng bộ, trực tiếp tạo hiệu quả khơi gợi những cảm xúc
thực sự trong lòng khán giả, giúp họ khám phá, vun đắp tình cảm đối với nhân vật
và câu chuyện của nhân vật đang diễn ra.
Còn cách thứ hai là làm phim theo kiểu bố trí, sắp xếp lại sự kiện thời sự,
dựng lại hiện trƣờng sát với thực tế. Nhờ bối cảnh đƣợc dựng lại một cách trung
thực nên xem phim khán giả không thấy gƣợng ép, khiên cƣỡng mà ngƣợc lại. Ở
đây, mục đích quan trọng nhất của phim tài liệu là tính chân thực mà nó bộc lộ chứ
không chỉ đơn giản là truyền tải thông tin…
*Nguyên tắc phỏng vấn
Phỏng vấn nhân vật có vai trị quan trọng, là phần khơng thể thiếu trong phim
ký sự truyền hình mà còn mang dấu ấn phong cách nhà đạo diễn phim. Kỹ thuật
phỏng vấn là một trong những kỹ năng thƣờng bị bỏ qua nhiều nhất trong việc làm
phim tài liệu. Tuy nhiên, nếu khi phỏng vấn đã mang dấu ấn của một phong cách
thì phỏng vấn khơng chỉ mang lại hiệu quả to lớn mà cịn khơng thể tính hết những
giá trị mang tính tìm tịi, sáng tạo mà phỏng vấn mang tới cho khán giả màn ảnh
nhỏ và cho chính các nhà làm phim ký sự truyền hình.
17


Thƣờng thì về mặt lý thuyết, ngƣời ta xác định rằng cần phải quan tâm tới
chủ đề phim hơn cả, sau đó cầm máy quay (hoặc chọn một quay phim)
phù hợp với cơng việc làm phim, trị chuyện, hoặc trao đổi với nhau một chút trong
khi biên tập, sau đó chào từ biệt thế là đã có thể có đƣợc một bộ phim nhƣ mong
muốn. Sự thật, để hiệu quả thì cơng việc phỏng vấn phức tạp hơn nhiều.
Để phỏng vấn tốt và nhất là để phỏng vấn tốt cho một phim tài liệu ký sự truyền
hình, nó đỏi hỏi một kỹ năng rất tỉ mỉ và khó tính và một phong cách riêng.

Do một cuộc phỏng vấn có thể làm hỏng cả một bộ phim hoặc đem đến sự
thành cơng cho bộ phim đó, cho nên về vai trị, phỏng vấn chính là tiền đề tạo ra
xƣơng sống cho câu chuyện của phim ký sự truyền hình. Theo hệ quả đó, phỏng
vấn có thể làm đậm đặc, rõ ràng hơn và ngƣợc lại, cũng có thể làm mờ nhạt phong
cách nhà đạo diễn phim.
1.2. Phim tài liệu, ký sự truyền hình về biển đảo, biên phịng
1.2.1. Phản ảnh sâu sắc các vấn đề liên quan đến biển đảo
Từ những vấn đề liên quan đến đời sống của ngƣ dân trên biển, cuộc sống
đánh bắt hải sản trên các ngƣ trƣờng, về cuộc sống của ngƣời lính giữ biển hay
thậm chí là số phận của từng con ngƣời với những công việc nhỏ bé, thầm lặng
nhƣng vô cùng ý nghĩa là “ngƣời gác đèn trên biển đông”. Và “theo khảo sát của
cá nhân tác giả trong thời gian hai năm 2013 - 2014 có gần 30 bộ phim tài liệu về
biển đảo đƣợc phát sóng liên tục trên sóng VTV1, trong đó có nhiều phim 3, 4 tập,
thậm chí 8 đến 10 tập, (đó là cịn chƣa kể cịn nhiều bộ phim tài liệu về biển đảo
đƣợc phát sóng trên các kênh VTV2, VTV4, VTV5…). Đây là một con số khơng
hề nhỏ bởi trong thực tế, để có số lƣợng phát sóng đƣợc nhƣ vậy trên giờ vàng của
sóng truyền hình quốc gia là cả sự nỗ lực và ƣu tiên lớn trong nhiệm vụ tuyên
truyền“ [22, 16/3/2013].
Hai tác phẩm phim ký sự truyền hình Ký sự biên phịng và Ký sự biển đảo
(VTV1, đạo diễn Trần Tuấn Hiệp, do Báo Biên phòng phối hợp với Ban Văn nghệ
- Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức sản xuất), dài 70 tập, sau khi lên sóng đã
18


mang đến cho khán giả cả nƣớc những câu chuyện hấp dẫn, nêu bật đƣợc hình
tƣợng ngƣời chiến sĩ biên phòng cũng nhƣ vẻ đẹp của non nƣớc biênphòng, thế
mạnh, tiềm năng của biển đảo quê hƣơng và hàm chứa tính nhân văn sâu sắc. Sau
nhiều năm phát sóng, hai bộ phim ký sự truyền hình này vẫn giữ nguyên vẹn đƣợc
sức nóng, tính thời sự của ngày đầu, vẫn chạm đến đƣợc trái tim của khán giả.
Phim ký sự truyền hình Ký sự Biên phịng (VTV1, đạo diễn Trần Tuấn Hiệp)

đã phản ánh một cách sinh động, phong phú, sâu sắc về đời sống vật chất, tinh thần
cũng nhƣ những bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới;
cuộc sống lao động, chiến đấu, cơng tác, đời sống văn hóa và hậu phƣơng gia đình
của ngƣời lính biên phịng… Bộ phim thu hút đƣợc sự theo dõi của đông đảo công
chúng, đạt hiệu quả tuyên truyền cao, khơi dậy tình cảm, trách nhiệm của toàn xã
hội hƣớng về biên cƣơng Tổ quốc.
1.2.2. Thể hiện được sự quan tâm của dư luận về vấn đề biển đảo và chủ
quyền biển đảo
Bên cạnh các phim tài liệu phản ảnh nội dung về chủ quyền biển đảo, về
tiềm năng và thế mạnh trên biển, về những cuộc mƣu sinh của ngƣ dân… thì một
thành cơng lớn của phim tài liệu về biển đảo thời gian qua chính là việc thu hút và
thể hiện đƣợc sự quan tâm của dƣ luận trong nƣớc và quốc tế về vấn đề biển đảo
và chủ quyền biển đảo. Vì vậy,„„đây cịn là những thơng tin đối ngoại giá trị với
ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và cả ngƣời nƣớc
ngoài ở tất cả các nƣớc trên thế giới. Rất nhiều phim nhƣ Lịch sử và lựa chọn, Biển
động (đạo diễn Nguyễn Hồng Lâm), Biển Đơng dậy sóng (đạo diễn Lê Phong
Lan), Biển của người Việt (đạo diễn Đào Thanh Tùng), Bạch Đằng - vang mãi
khúc tráng ca (đạo diễn Hồng Cẩm)… đã thực sự để lại dấu ấn trong lịng cơng
chúng xem truyền hình” [22, 16/3/2013].
1.2.3. Tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên phòng
Các phim tài liệu sử thi, ký sự truyền hình Những trang sử biên thùy đƣợc
cơng chiếu vào đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng hồn tồn miền Nam, thống
19


nhất đất nƣớc nhằm khắc họa rõ nét những cống hiến của ngƣời chiến sĩ biên
phòng trong những năm tháng chiến tranh hay thời kỳ đất nƣớc hịa bình, đồng thời
biểu dƣơng, ghi nhận sự đóng góp của đồng bào các dân tộc ln sát cánh với Bộ
đội Biên phịng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
Tổ quốc...

Mỗi bộ phim tài liệu về biển đảo không chỉ mang ý nghĩa lớn trong việc
tuyên truyền về lòng yêu nƣớc, niềm tự hào dân tộc mà hơn hết, nó cịn tác động
mạnh mẽ vào ngƣời xem, làm cho công chúng ý thức rõ ràng hơn về vấn đề bảo
vệ chủ quyền biển, đảo.
1.2.4. Cung cấp các kiến thức và dữ liệu lịch sử, các giá trị pháp lý về chủ
quyền biển đảo
Bằng nhiều cách lý giải và tái hiện khác nhau, nhiều bộ phim tài liệu về biển
đảo đã thực sự có hiệu quả ăn sâu, cắm rễ trong suy nghĩ của ngƣời xem. Hơn ai
hết, với mỗi đạo diễn, mỗi đoàn làm phim, đấy chính là sự kết tinh của tài năng,
tâm huyết và tình yêu biển đảo. Mỗi thƣớc phim là một câu chuyện, một tấm lòng,
là khát khao cống hiến và cũng là ý thức về chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, có
ý nghĩa sinh tồn của cả một dân tộc.
1.3. Phong cách đạo diễn
1.3.1. Khái lược chung
Khi xem xét phong cách đạo diễn ở đây một phần là để nghiên cứu tổng thể
tác phẩm của họ và phần khác là để đặt chúng vào bối cảnh nền điện ảnh dân tộc
cũng nhƣ xu thế, cá tính sáng tạo của các đạo diễn khác. Tác phẩm của các đạo
diễn đó khi mang phong cách riêng thƣờng có ảnh hƣởng rộng lớn đến các nhà làm
phim khác. Một phần vì các đạo diễn có phong cách riêng thƣờng làm việc nghiêm
túc, có thể họ khác biệt về cá tính và nhiều khi “khác ngƣời” (thậm chí đơi khi sự
lập dị trong tính cách cũng góp phần tạo nên cá tính sáng tạo nói riêng và phong
cách riêng nói chung), nhƣng đa phần họ chia sẻ sự thừa nhận tác giả với khán giả
và các nhà phê bình. Đúng nhƣ một đạo diễn đã nhận định “Ngƣời ta có thể làm
20


một bộ phim với cùng một sự thân thuộc trực tiếp và mang tính cá nhân mà một
nhà văn cảm thấy khi viết” (dẫn theo F.Fellini - đạo diễn Italia) [13, tr.132].
Vì vậy, câu hỏi đặt ra đối với nền điện ảnh Việt Nam là phải làm sao để tạo
cơ sở và điều kiện cho những tài năng điện ảnh, chí ít là cho các đạo diễn có phong

cách riêng, có “đất dụng võ” để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
1.3.2. Khái lược phong cách đạo diễn Trần Tuấn Hiệp
Phim ký sự truyền hình thƣờng tuân theo một lý thuyết, nguyên tắc chung
nhƣng khi thực hiện thì mỗi ngƣời mỗi khác, do mỗi đạo diễn đều có phong cách
riêng. Chính điều đó đem lại thành cơng cho mỗi tác giả. Với Trần Tuấn hiệp, quan
niệm về dịng phim ký sự truyền hình, để tạo đƣợc phong cách riêng, khi bắt tay
vào theo đuổi đã đƣợc anh chia sẻ: “Tôi làm phim ký sự giống nhƣ dạng tùy bút,
hay bút ký trong văn học. Mình đi dọc đƣờng, quan sát cuộc sống, số phận con
ngƣời rồi nói lên cảm nghĩ của mình. Nhà văn dung ngịi bút nói lên xúc cảm thì
tơi dùng máy quay tạo nên điều đó. Tính tác giả trong phim ký sự là rất lớn. Phim
chính là con ngƣời đạo diễn. Nhiều ngƣời nhìn chúng tơi quay ký sự rồi xem phim
cứ ngỡ nhƣ một đồn đang đi chơi, gặp gì quay nấy. Thực ra tất cả đều đƣợc tính
tốn rất kĩ càng, cẩn thận. Nếu khơng thì khơng thành phim đƣợc đâu. Phim ký sự
thực chất là một thể loại của phim tài liệu. Mà đã là phim tài liệu thì yếu tố chân
thực bao giờ cũng phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Để tạo sự chân thực ấy, chúng tơi cố
tình tạo ra sự thoải mái nhất, giống nhƣ một cuộc chơi vậy. Tất nhiên cịn một yếu
tố nữa vơ cùng quan trọng đó là cảm xúc của ngƣời làm. Vì nếu thiếu cảm xúc thì
khơng bao giờ thành tác phẩm đƣợc. Ví dụ nhƣ tơi làm về qn café tơi với bạn
đang ngồi thì tơi sẽ khai thác vào cảm xúc tôi ngồi đây đợi bạn nhƣ thế nào, tôi gặp
bà chủ quán này ấn tƣợng ra sao chứ không đi vào lịch sử quán này, liệt kê có bao
nhiêu bàn ghế, số lƣợng khách vào ra…. Tơi thích kể câu chuyện quán có cái biển
hiệu rất hay hoặc bằng chuyện có một ơng khách suốt 40 năm sáng nào cũng ngồi
đây. Nói tóm lại khi ta làm một đề tài gì đó thì nó phải có gì đó khác thƣờng, ẩn
chứa một điều gì đấy mà ngƣời làm phim muốn nói” [24, 19/07/2012].
21


×