Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thay đổi kiến thức và thái độ về phòng bệnh viêm gan virút b của người dân xã trung nguyên, huyện yên lạc,tỉnh vĩnh phúc năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 120 trang )

B Ơ• G IÁ O D U• C V À Đ À O TA• O

BƠ• Y TỂ

TRƯỜNG ĐAI
• HOC
• ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐINH


v ũ ĐÌNH SƠN

THAY ĐỔI M É N THỨC VÀ THÁI Đ ộ
VÈ PHÒNG BÊNH VIÊM GAN VI RỨT B CỦA NGƯỜI DÂN XÃ
TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHỨC NĂM2018

LUÂN
• VĂN THAC
• s ĩ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐINH - 2018


B Ơ• G IÁ O D U• C V À Đ À O TA• O

BƠ• Y TẾ

TRƯỜNG ĐAI
• HOC
• ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐINH



v ũ ĐÌNH SƠN

THAY ĐỒI KIẾN THỨC VÀ THÁI Đ ộ
VÈ PHÒNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT B CỦA NGƯỜI DÂN XÃ
TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YỂN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM2018

LUẬN VĂN THẠC s ĩ ĐIÈU DƯỠNG

Mã số: 8720301

N G Ư Ờ I H Ư Ớ N G D Ẫ N K H O A HỌC:

PGS.TS. LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH - 2018


3

TÓM TẮT NGHIÊN cứu
Tên đề tài:Thay đổi kiến thức và thái độvề phòng bệnh viêm gan vi rút B
của người dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018.

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả kiến thức và thái độvề phòng bệnh viêm gan vi rút B của người dân
xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018.
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thái độvề phòng bệnh viêm gan vi rút
B của người dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018
sau can thiệp giáo dục sức khỏe.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu can thiệp giáo dục
trên m ột nhóm có đánh giá trước sau được tiến hành trên 198 người dân từ 18
tuổi trở lên tại xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng
01/2018 đến tháng 6/2018.

Kết quả: Điểm trung bình kiến thức chung phịng bệnh viêm gan vi rút B
tăng có ý nghĩa thống kê, đạt 28,10 ± 3,14 điểm trên tổng điểm 33 điểm ở thời điểm
ngay sau can thiệp và cịn duy trì khá cao sau can thiệp 3 tháng với 23,45 ± 3,40
điểm so với 16,88 ± 4,79 điểm trước can thiệp (p < 0,05). Tỷ lệ người dân có kiến
thức ở mức đạtcũng tăng lên rõ rệt, đạt 91,4% ngay sau can thiệp và cịn duy trì ở
tỷ lệ 63,6% sau can thiệp 3 tháng so với 16,7% ở thời điểm trước can thiệp
(p<0,01).Điểm trung bình thái độ cũng tăng có ý nghĩa thống kê 14,27 ± 1,75 điểm
ngay sau can thiệp và còn 12,61 ± 2,05 sau 3 tháng can thiệp so với 10,75 ± 1,85
điểm ở thời điểm trước can thiệp(p <0,05). Tỷ lệ người dân có thái độ chung đúng
cũng tăng lên rõ rệt đạt 92,4%ngay sau can thiệp và còn 76,3% sau can thiệp 3
tháng so với 47,5% ở thời điểm trước can thiệp (p<0,01).

Kết luận: Kiến thức và thái độ về phòng bệnh viêm gan vi rút B của người
dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc còn thấp.Can thiệp giáo dục sức khỏe đã cải
thiện đáng kể kiến thức và thái độ về phòng bệnh viêm gan vi rút B của đối tượng
tham gia nghiên cứu. Kết quả cũng cho thấy vai trò quan trọng của tư vấn sức khỏe
trong việc nâng cao kiến thức, thái độ phòng bệnh viêm gan vi rút B của người dân
và công tác này càn được thực hiện thường xuyên.


4

L Ờ I CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Quý thầy cô Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thịi gian học tập và

nghiên cứu tại Trường.
Tơi xin bày tỏ lịng thành kính và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thanh Tùng
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi cững xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp tại Trường
Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong thịi gian học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện
Yên Lạc; các đồng chí lãnh đạo xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc;Trưởng trạm y
tế, cán bộ y tế tại Trạm Y tế xã Trung Nguyên; các đồng chí lãnh đạo các thôn, các
nhân viên y tế thôn bản trong xã đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi triển khai nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các người dân đã phối họp và đồng ý tham gia vào nghiên cứu
của tôi.
Sau cùng tôi xin cảm ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè, những
người đã chia sẻ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Nam Định, ngày

tháng năm 2018

TÁC G IẢ LUẬN VĂN

Vũ Đình Sơn

L Ờ I CAM ĐOAN


5

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tơi.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ

ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và chưa được người khác
công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào trước đó.

Nam Định, ngày thángnăm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VÃN

Vũ Đình Sơn

MUC
• LUC

Trang


6

TÓM TẮT NGHIÊN c ứ u

i

LỜI CẢM ƠN

ii

LỜI CAM ĐOAN

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

V

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

y

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Kiến thức về bệnh và phòng bệnh viêm gan vi rút B

4

1.2. Đại cương về Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe

14


1.3. Tình hình nghiên cứu kiến thức, thái độ vềviêm gan vi rút B trên thế giới và
ViệtNam.

16

1.4. Học thuyết điều dưỡng áp dụng .

20

1.5. Khung lý thuyết

22

1.6. Giới thiệu tóm tắt về địa điểm nghiên cứu

22

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

24

2.1. Đối tượng nghiên cứu

24

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

24


2.

24

3. Thiết kế nghiên cứu

2.4. Mau và phương pháp chọn mẫu

24

2.5. Cơng cụ, phương pháp và quy hình thu thập số liệu

26

2.6. Chương trĩnh can thiệp

29

2.7. Các biến số nghiên cứu

30

2.8. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

31

2.9. Phương pháp phân tích số liệu

33


2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

33

2.11. Sai số và biện pháp pháp khắc phục

34

Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

35


7

3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

35

3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ về phòng bệnh viêm gan vi rút B

37

3.3. Thay đổi kiến thức, thái độ về phòng bệnh viêm gan vi rút B sau GDSK

50

Chương 4. BÀN LUẬN

57


4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

57

4.2. Thực trạng nhận thức phòng bệnh viêm gan vi rút B

60

4.3. Thay đổi kiến thức, thái độ phòng bệnh viêm gan vi rút B sau GDSK

70

4.4. Các hạn chế trong nghiên cứu

78

KẾT LUẬN

79

5.1. Thực trạng kiến thức và thái độ về phòng bệnh viêm gan vi rút B của người
dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

79

5.2. Thay đổi kiến thức và thái độ về phòng bệnh viêm gan vi rút Bcủa người
dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc sau GDSK.

79


KHUYẾN NGHỊ

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

PHỤ LỤC LUẬN VĂN

DANH M UC CÁC C H Ữ V IÉT TẤT
ADN(Desoxyribonucleic Acid)

: Axít derơxyribơnuclêic

ALT (Alanine aminotransferase)

: Men gan Alanine aminotransferase

Anti-HBc(Antibody against Hepatitis

:Kháng thể kháng kháng nguyên lõi vi


8

core antigen)

rút viêm gan B


Anti-Hbe(Antibody against Hepatitis

:Kháng thể kháng kháng nguyên e vi rút

envelope antigen)

viêm gan B

Anti-HBs(Antibody against Hepatitis

:Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt

surface antigen)

vi rút viêm gan B

ARN(Ribonucleic Acid)

: Axit ribonuclêic

AST(Aspartate aminotransferase)

: Men gan Aspartateaminotransferace

DTB

: Điểm trung bình

BTNC


: Đối tượng nghiên cứu

GDSK

: Giáo dục sức khỏe

HBcAg(Hepatitis B core antigen)

: Kháng nguyên lõi vi rút viêm gan B

HbeAg (Hepatitis B envelope antigen)

: Kháng nguyên E vi rút viêm gan B

HBIG(Hepatitis B immunoglobulin)

: Globulin miễn dịch kháng viêm gan B

HBsAg (Hepatitis B surface antigen)

: Kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B

HBV (Hepatitis B virus)

: Vi rút viêm gan B

IFN

: Thuốc Interferon


IgG(Immuno Globulin G)

: Globulin miễn dịch G

IgM(Immuno Globulin M)

: Globulin miễn dịch M

IU(Intemational Unit)

: Đơn vị quốc tế

KN

: Kháng nguyên

TT- GDSK

: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

TVSK

: Tư vấn sức khỏe

VGVR

: Viêm gan vi rút

WHO (World Health Organization)


: Tổ chức Y tế thế giới

DANH M UC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố dối tượng nghiên cửu theo tuồi và giới

35

Bảng 3.2, Phân bố đối tương nghiên cửu theo trinh đô hoc vấn, nghề nghiẽ

35


9

Bảng 3.3. Nguồn thông tin về bênh VGVR B đối tương nghiên cứu nhân đươc

36

Bảng 3.4. Tiền sử người thân trong gia đình mắc VGVR B.

37

Bảng 3.5. Kiến thức của đối tượng nghiên cửu về nguyên nhân gây bênh VGVR B

37

Bảng 3.6. Kiến thức về vừng dich lưu hành bênh VGVR B ở Viẽt Nam

38


Bảng 3.7. Kiến thức về đăc điểm của bênh VGVR B

38

Bảng 3.8. Kiến thức về đường lây của bệnh VGVR B

39

Bảng 3.9. Kiến thức về nguồn mang mầm bênh VGVR B

39

Bảng 3.10. Kiến thức về biểu hiên của bênh VGVR B

40

Bảng 3.11. Kiến thức về hâu quả của nhiễm HBV

41

Bảng 3.12. Kiến thức về cách phỏng bệnh VGVR B

41

Bảng 3.13. Kiến thức về điều trì bênh VGVR B

42

Bảng 3.14. Điềm trung bình kiến thức về phỏng bênh VGVR B theo tùng nội dung


44

Bảng 3.15. Điểm trung bình kiến thức chung về phịng bệnh VGVR B theo học vần

45

Bảng 3.16. Điểm trung bình kiến thức chung về phịng bênh VGVR B theo nghề nghiệp

45

Bảng 3.17. Thái đơ về phỏng bênh VGVR B dưa trẽn điểm trung bình

48

Bảng 3.18. Điểm trung bình thái đơ chung về phịng bệnh VGVR B theo học vần

49

Bảng 3.19. Điểm trung bình thái độ chungvề phòng bệnhVGVRBtheo nghề nghiệp

49

Bảng 3.20. Kiến thức về phịng bênh VGVR B ở mức đơ đat của đối tương nghiên
cửu theo 3 thời điểm đánh giá
Bảng 3.21 ■Thay đổi ĐTB kiến thức về phòng bênh VGVR B truởc và sau can thiẽp

50
51


Bảng 3.22. Sư thay đổi thái đô về phòng bênh viêm gan vi rút B của đối tương
nghiên cứu theo mức đô
Bảng 3.23. Thay đồi ĐTB thái đơ về phịng bệnh VGVR B trước và sau can thiệp

52
55

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỊ
Hình 1.1. Cấu trúc của vi rứt viêm gan B

4

Hình 1.2. Mơ hình hoc thuyết về hoc tâp xã hôi của Albert Bandura

21


10

Hình 1.3. Bản đồ hành chính hun n Lac, tinh Vĩnh Phúc

23

Hình 2.1 ■Sơ đồ quv trình nghiên cứu

24

Biểu đồ 3.1 ■Tình trang hơn nhân của đối tương nghiên cứu

36


Biểu đồ 3.2. Kiến thức về tiêm Yắc xin phòng bệnh VGVR B

42

Biểu đồ 3.3. Mức độ kiến thức chung về phịng bệnh VGVR B

43

Biểu đồ 3. 4. Thái đơ của đối tương nghiên cứu về phòng bênh VGVR B

46

Biểu đồ 3. 5. Mức đơ thái đơ chung về phịng bênh VGVR B

47


11

ĐẶT VẤN ĐÈ
Bệnh viêm gan vi rútB (VGVR B) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do
vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Trên thế giới
ước tính có khoảng 350 triệu người nhiễm HBV mạn tính, khoảng 240 triệu người
đang mắcVGVRBmạn, 1/4 số người mắc VGVRB mạn sẽ tử vong do ung thư gan
hoặc suy gan nếu không được theo dõi và khám định kỳ[18], [37]. Hằng năm, có
hom 50 triệu người nhiễm HBV mới và khoảng 1 triệu người chết mỗi năm do HBV.
HBV có liên quan tới 80% các trường hợp ung thư gan ở nhiều nước, đặc biệt là các
nước Châu Á và Châu Phi [22].
Việt Nam là nước nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao, tỷ lệ người

mang HBsAg (+) từ 10 - 20%, một số khu vực nơng thơn tỷ lệ này có thể lên đến
25%. Ngồi ra, cịn có nhiều trường hợp xét nghiệm HBsAg âm tính nhưng xét
nghiệm HBV-DNA lại dưomg tính trong huyết thanh hoặc trong nhu mơ gan [11].
Trong cộng đồng cứ khoảng 8 người sẽ có 01 người mắcVGVRBmạn, khoảng 40%
các trường hợp tử vong do ung thư gan có liên quan đến VGVRB[37].Do vậy, bệnh
VGVRB đã và đang là vấn đề y tế nghiêm ừọng có tính chất tồn cầu. Ngồi tính
chất lây nhiễm cao trong cộng đồng, bệnh còn để lại những biến chứng và hậu quả
nặng nề và nguy hiểm hơn là chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cơng tác phịng
bệnh rất cần được quan tâm, chú trọng.
Trong bối cảnh gánh nặng bệnh gan do vi rút viêm gan ngày càng trở nên nặng
nề. Năm 2012, Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành Khung chương trình hành động
tồn cầu về phịng chốngvi rút viêm gan với tầm nhìn khơng cịn lây truyền
VGVRtrên thế giới và tất cả người bệnh đều được tiếp cận về chăm sóc điều trị an
tồn và hiệu quả.Đen năm 2015, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm gan
trong đó có VGVRB, Bộ Y tế đã ban hành Ke hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi
rút giai đoạn 2015 - 2019 để định hướng các hoạt động phòng chống VGVR của các
đơn vị, địa phương trên phạm vi cả nước đồng thời là căn cứ để huy động nguồn lực
với mục đích giảm lây truyền vi rút viêm gan và tăng tiếp cận của người dân với
chẩn đoán và điều trị các bệnh viêm gan[3].


12

Bệnh VGVRB có thể phịng tránh được bằng cách tiêm phịng vắc xin, quan
hê tỉnh dục an tồn, truyền máu an tồn, khơng dùng bom kim tiêm chung, khơng
dùng các vât dụng cụ chung. Tuy vậy, các biện pháp trên sẽ khơng hiệu quả nếu
người dân khơng có nhận thức đứng phịng chống bệnh. Vì vậy, để cơng tác phịng
bệnh đạt hiệu quả và bền vững thì việc đẩy mạnh truyền thông - giáo dục sức khoẻlà
hết sức quan trọng[20].
Yên Lạc là huyện đồng bằng, phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Theo thống kê của

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Vĩnh Phúc cho biết trong 6 tháng đầu năm 2017 số
người bệnh VGVRB cư trú tại huyện Yên Lạc vào điều trị tại các cơ sở y tế tuyến
tỉnh, huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc chiếm 30,7% cao nhất trong tỉnh. Trong đó xã
Trung Nguyêncó người bệnh viêm gan vi rút B chiếm tỷ lệ cao (10,9%) trongtổng
số người mắc bệnh viêm gan vi rút B ở huyện này [36].Theo Bộ Y tế để giảm tỷ lệ
mắc bệnh viêm gan và lây truyền vi rút viêm gan cần thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ trong đó phải tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức và sự ủng hộ của người dân. Do vậy, việc tăng cường nhận thức của người dân
tại huyện Yên Lạc nói chung, người dân xã Trung Nguyên nói riêng là hết sức cần
thiết để từ đó góp phần làm tăng cường hiệu quả của các biện pháp dự phòng
VGVR B cho người dân[17].
Để đánh giá kiến thức, thái độ của người dân về phòng bệnh VGVRB đồng
thời đẩy mạnh việc thực hiện truyền thơng - giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) góp
phần nâng cao kiến thức, thái độ phịng bệnh, chúng tơi đã tiến hành nghiên
cứu“Thay đổi kiến thứcvà thái độvề phòng bệnh viêm gan vi rút B của người
dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018” .


13

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mơ tâkiến thứcvà thái độvề phịngbệnh viêm gan vi rút B của người dân
xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018.
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thái độvề phòng bệnh viêm gan vi rút
B của người dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018
sau can thiệp giáo dục sức khỏe.


14


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Kiến thức về bệnh và phòng bệnh viêm gan vỉ rút B
1.1.1. Đ ại cương về bệnh viêm gan vi rút B

1.1.1.1. Khái niệm bệnh viêm gan vỉ rútB
Viêm gan vi rút B là tình trạng sưng tấy hoặc hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn
tính, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan [37].

1.1.1.2. Tác nhân gây bệnh viêm gan vi rútB
Bệnh viêm gan vi rútB là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B
gây ra[2].
Vi rút viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae có nhân là ADN. Hạt
HBVhồnchỉnhcóhìnhcầunhỏ,đườngkính42nm,gồm31ớpbaongồidày khoảng 7nm
và lõi chứa bộ gen của vi rút[2],[5], [13], [31],
Bộ gen của HBV là ADN có cấu trúc mạch kép khơng hồn tồn, kích thước
3200 bazơ được cấu tạo bởi 2 sợi có chiều dài khơng bằng nhau. Chuỗi dài nằm
ngồi có tính cực âm, tạo nên m ột vòng tròn liên tục có chiều dài cố định 3,2 Kb và
mã hóa cho các thông tin di truyền của vi rút. Chuỗi ngắn nằm trong có cực tính
dương thay đổi và chỉ bằng 50- 80% chiều dài sợi âm. HBV có cấu trúc đặc biệt nhỏ
gọn có genom chồng lớp gồm

4 khung đọc mở s, c, p và X.

Hình 1.1. Cẩu trúc của vi rút viêm gan B [13]


15

1.1.1.3. Nguồn bệnh

Người bệnh viêm gan vi rút B và người lành mang vi rút viêm gan B [13].

1.1.1.4. Đường lây truyền vỉ rút viêm gan B
Vi rút viêm gan B (HBV) tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây theo 3
đường: Từ mẹ sang con khi sinh, qua đường máu và qua quan hệ tình dục khơng
bảo vệ[37].
- Từ mẹ sang con trong lúc sinh: Đây là đường lây truyền phổ biến nhất tại
Việt Nam và là nguyên nhân gây VGVR B thường gặp nhất. Nhiều phụ nữ mang thai
khơng biết mình bị VGVR B do khơng có triệu chứng và khơng được xét nghiệm.
- Qua đường máu:Tiếp xúc trực tiếp giữa các vết thương; dùng chung dao cạo
hoặc bàn chải đánh răng đã có nhiễmmáu; tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc dụng cụ
ytế; truyền máu khơng an tồn.
- Qua quan hệ tình dục khơng dùng bao cao su: Mặc dù dùng bao cao su có thể
giảm nguy cơ truyền bệnh, cách tốt nhất để phòng bệnh VGVR B vẫn là tiêm phòng.

1.1.1.5. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi nhiễm HBV
a) Đáp ứng miễn dịch tế bào [23]
Tham gia vào đáp ứng miễn dịch tế bào có Đại thực bào, các tế bào Lympho
T, tế bào giết tự nhiên (NK), bạch càu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan và một
số Cytokin.
b) Đáp ứng miễn dịch dịch thể ở người nhiễm HBV [23]
Tham gia vào đáp ứng miễn dịch dịch thể ở người nhiễm HBV có kháng thể
kháng HBc (Anti-HBc), kháng thể kháng HBc (Anti-HBc), kháng thể kháng HBe
(Anti-HBe), kháng thể kháng HBs (Anti-HBs). Mỗi kháng thể xuất hiện trong huyết
thanh người bệnhVGVR B có vai trị quan trọng khác nhau, trong đó chỉ có Anti HBs là kháng thể bảo vệ, có khả năng trung hòa trực tiếp HBsAg; kháng thể Pre-Sl
và Pre-Sl có ý nghĩa trong tiên lượng bệnh; ngồi ra bổ thể cũng tham gia đáp ứng
miễn dịch dịch thể của người bệnhVGVR B cấp.


16


1.1.2.Tình hình nhiễm H B V trên thế giới và Việt Nam

1. 1. 2. 1. Tĩnh hình nhiễm HBVtrên thếgicrì
Nhiễm HBV là một vấn đề có tính chất tồn cầu, ngay cả ở các quần thể dân
chúng sống cách biệt và những người sống trên các hòn đảo. Tỷ lệ nhiễm HBV và cách
thức lây truyền có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng khác nhau trên thế giới. Trên cơ sở
điều tra huyết thanh học các dấu ấn miễn dịch của HBV đặc biệt là HBsAg, mức độ
nhiễm HBV được chia thành 3 mức độ khác nhau: Cao, trung bình, thấp[25].
Sự phân bố tình hình nhiễm vi rút thường được xác định bằng 3 mức độ dịch lưu
hành rõ rệt. Sự khác biệt thể hiện ở tần suất nhiễm HBV, tỷ lệ nhiễm vi rút toàn bộ, độ
tuổi nhiễm vi rút và cách truyền bệnh chủ yếu.

a) Vùng dịch lưu hành cao: Trong vùng dịch lưu hành cao có trên 8% người nhiễm
HBV mạn và trong huyết thanh của đa số người lớn (>70%) đã chứng tỏ có nhiễm vi
rút trước đó. Những vùng này gồm đa số các nước châu Á, châu Phi, hầu hết vùng
Trung Đông, vùng châu thổ Amazon Nam Mỹ, hầu hết các nhóm quần đảo Thái Bình
Dương và một số dân địa phương khác như người Ếs - ki - mô,thổ dân châu ú c và dân
Maori.Trong các vùng dịch lưu hành như Đông Á, vùng Hạ Sahara ở châu Phi và lưu
vực sông Amazon, tỷ lệ người mang HBV từ 8% đến 25%.
Ở vùng dịch lưu hành cao, đa số nhiễm vi rút xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ,
một tỷ lệ thấp bị nhiễm ở tuổi lớn hơn. Sự truyền nhiễm HBV xảy ra ngay cả trong thời
kỳ chu sinh từ người mẹ mang vi rút mạn đến con cái, hoặc trong thòi kỳ sau sinh từ
người mẹ bị nhiễm vi rút, anh chị em, hoặc những cá nhân nhiễm vi rút mạn khác trong
hoặc ngồi gia đình gây nhiễm cho trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ. Nhiễm vi rút ở người lớn
thường do tiêm chích, truyền máu, can thiệp y tế và hoạt động tình dục [14],[15], [40].

b) Vùng lưu hành dịch trung bình: Trong vùng dịch lưu hành trung bình, tàn suất của
người nhiễm HBV mạn từ 2 - 7% và 20 - 50% người lớn đã từng nhiễm HBV. Những
vùng này gồm Ấn Độ, một phần Trung Đông, miền Tây Á, Nhật, Đông nam châu Âu,

và hầu hết miền Trung và Nam Mỹ. Cách huyền bệnh phức tạp hơn và xảy ra ở tất cả
các nhóm tuổi, nhưng thời kỳ nhiễm bệnh chủ yếu có lẽ xảy ra ở trẻ nhỏ, tuổi thiếu niên
và thanh niên[14], [15], [40].


17

c) Vùng dịch lưu hành thấp:Tần suất người mang HBV mạn dưới 2% và tần suất
người lớn đã từng nhiễm vi rút 20%. Những vùng này bao gồm Mỹ, Canada, Tây
Âu, Úc, New Zealand. Nhiễm bệnh chủ yếu ở người lớn[14], [15].

1.1.2.2.Tĩnh hình nhiễm HBV ở Việt Nam
Tại Việt Nam, rất nhiều cơng trình về tàn suất VGVR B cho thấy Việt Nam là
một quốc gia nằm trong vùng dịch lưu hành cao, tần suất người mang HBsAg trong
cộng đồng dân cư dao động từ 8 đến 25%, trung bình vào khoảng 11%. Tại Hà Nội,
theo Hoàng Thủy Nguyên và cộng sự, Trần Thị Chính và cộng sự, Phan Thị Phi Phi
và cộng sự, tần suất nhiễm HBsAg của người lớn bình thường làn lượt là 15-26%,
14,4% và 13,9%. Tại TP. Hồ Chí Minh, theo Trần Văn Bé và Bửu Mật, thì tần suất
này là 9,3%. Trương Thị Xuân Liên với tuần suất 11,3%. Các địa phương khác
cũng có nhiều báo cáo về tần suất mang dấu ấn HBsAg: 21,28% tại Tiền Giang,
16,74% tại Lâm Đồng, 17,68 tại Bình Thuận, 30,25% tại Nha Trang [14].
Tỷ lệ HBsAg (+) theo nhóm tuổi: Theo tác giả Nguyễn Đức Cường và Đỗ
Quốc Tiệp (2017) cho biết nhiễm HBsAg (+) cao nhất ở nhóm 31-40 tuổi chiếm tỷ
lệ 12,66%, nhóm 20-30 tuổi chiếm tỷ lệ 11,46%, nhóm 41-50 tuổi (11,33%), nhóm
51-60 tuổi (12,01%)[8]. Tỷ lệ HBsAg (+) ở nhóm tuổi 6-14 tuổi, nhóm tuổi 15-19
tuổi, nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên theo Ngơ Viết Lộc và cộng sự (2006-2007) lần
lượt có tỷ lệ là 6,84%, 15,05% và 10%[21]. Nghiên cứu của Ngô Thị Quỳnh Trang
(2012) cho biết tỷ lệ HBsAg (+) ở nhóm tuổi dưới 20 tuổi, nhóm tuổi 2-40 tuổi,
nhóm tuổi 41-60 tuổi, trên 60 tuổi lần lượt có tỷ lệ lần lượt là 13,64%, 21,95%,
17,65%, 10,71%[35].

Tỷ lệ HBsAg (+) theo nghề nghiệp:Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức
Cường và Đỗ Quốc Tiệp (2017) cho biết tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất là nhóm nghề
lao động chân tay 26,43%; nơng dân 16,67% và bnbán 16,12%;nhóm già yếu, ở
nhà 15,65%; nhómcán bộ, cơng chức 14,72%; nhóm học sinh, sinh viên
13,09%[8].MỘt nghiên cứu khác của Ngơ Viết Lộc(2011),thì tỷ lệ HBsAg (+) cao
nhất là nhóm nghề lao động chântay, tiếp đến nhóm nơng dân 16,67% và nhóm
bn bán 16,12%, thấp nhất nhóm họcsinh, sinh viên 13,09% [20].


18

1.1.3. Triệu chứng của bệnh viêm gan vi rú t B
Viêm gan vi rút B đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế
giới. Viêm gan gan vi rút B có nhiều thể bệnh lâm sàng khác nhau, thường người
ta dựa vào thời gian mang HBsAg mà chia thành 2 dạng chính là viêm gan B cấp
và mạn tính. Đối với thể cấp tính, thời gian mang HBsAg kéo dài từ 6 tuần đến 6
tháng. Thể mạn tính thì thời gian mang HBsAg thường là ữ ên 6 tháng.

1.1.3.1. Viêm gan vi rút B cấp tỉnh
a) Lâm sàng: VGVRBcấp thường có 2 thể chủ yếu:
(1) Viêm ganvi rút Bcấp thể không vàng da[15]
Rất nhiều người bệnh cấp tính khơng có triệu chứng hoặc khơng vàng da
chiếm 90% số người bệnh. Đơi khi cũng có m ột số triệu chứng nhẹ như m ệt mỏi,
ăn không ngon miệng, đau khớp.
(2) Viêm gan vi rút B cấp thể vàng da[15]

Thời kỳ tiền vàng da:
Kéo dài từ 3-10 ngày. Người bệnhsốt nhẹ hoặc không sốt; mệt mỏi, chán ăn,
đau cơ, đau khớp, nhức đầu; nôn, buồn nôn, táo hoặc đôi khi tiêu chảy 2,3 lần; đau
bụng âm ỉ vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Nước tiểu sẫm màu và số lượng giảm;

phát ban nhất thời hoặc nổi mề đay ở ngồi ra (chiếm khoảng 2-4%).

Thời kỳ vàng da:
Trung bình khoảng 4 tuần, thể nhẹ vàng da kéo dài 10 - 15 ngày, thể nặng
vàng da kéo dài 3-4 tháng.
Khi người bệnh hết sốt thì xuất hiện vàng da, hầu như 100% số người bệnh
hết sốt và đồng thời xuất hiện vàng mắt, màng tiếp hợp vàng, sau đó vàng da
tăng dàn. Nếu vàng da đậm người bệnh ngứa ngoài da.
Khi xuất hiện vàng da, triệu chứng rối loạn tiêu hóa hơi giảm so với thời kỳ
tiền vàng da, đỡ m ệt hơn; nước tiểu vẫn ít và sẫm màu.
Thăm khám: Gan bình thường hoặc hơi to, ấn mềm, khơng đau, ấn hơi tức;
khoảng 10-20%số người bệnh có lách to.


19

Thời kỳ sau vàng da:
Người bệnh đi tiểu nhiều, nước tiểu nhạt dần, vàng da nhạt màu và hết vàng
da, vàng mắt; ăn ngon, ngủ được; gan, lách trở về bình thường; các xét nghiệm chức
năng gan trở về bình thường,
b) Xét nghiệm[32]
- Men transaminase: Gia tăng suốt thời kỳ vàng da nhưng mức độ tăng khơng
hồn tồn tỉ lệ với mức độ tổn thưcmg gan. Thường cao gấp 10 - 20 lần bình thường
và giảm dần trong thời kỳ hồi phục.
- Bilirubin: Khi vàng da rõ có thể lên đến 20 mg% bilirubin vẫn tiếp tục cao
dù men transamine giảm, trong phần lớn trường họp trực tiếp và gián tiếp tương
đương nhau.
- Phosphatase kiềm: Tăng ít, 1-2 lần bình thường hoặc không tăng.
- Albumin máu giảm và Ỵglobulin tăng.
- Tỷ lệ prothrombin giảm nhẹ ít khi dưới 60%.

- Đường máu giảm nhẹ trong 50% trường họp.
- Công thức máu giảm nhẹ nhất là bạch cầu giảm và lympho tăng.

1.1.3.2. Viêm gan vi rút B mạn tỉnh[4]
a) Lâm sàng
Triệu chứng không đặc hiệu: Mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Các triệu chứng này cũng thường gặp trong nhiều bệnh khác nhau do vậy giai đoạn
này nếu không để ý làm tham dò cận lâm sàng thường bị bỏ qua hay chẩn đốn
nhầm bệnh khác. Đơi khi người bệnh có cảm giác đầy tức bụng, đau nhẹ hạ sườn
phải, đau vùng gan.
Dấu hiệu vàng da khá thường gặp, thường vàng da nhẹ kín đáo tự hết dù
khơng điều trị và thỉnh thoảng lại tái xuất hiện. Trong một số ít trường họp vàng da
đậm đây chính là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh.


20

Trong các trường họp viêm gan thể bùng phát tiến triển nặng thường để lại
dấu hiệu vàng da đậm, phù, cổ trướng, sao mạch, xuất huyết dưới da và xuất huyết
niêm mạc. Đơi khi người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê gan.
Dấu hiệu sốt thường gặp, thường sốt nhẹ ít được để ý. Người bệnh hay bị sốt
kéo dài. Sốt càng làm người bệnh chán ăn nhiều hơn.
Người bệnh gầy sút cân đôi khi sút cân đến >10% trọng lượng cơ thể đây là
dấu hiệu rất đáng lo ngại.
Các biểu hiện ngồi gan có thể gặp: Ban da, viêm tuyến giáp tự miễn
Hashimoto, viêm mạch, viêm cầu thận, hội chứng Sjogren, viêm đại trực tràng loét
chảy máu, thiếu máu, chảy máu do giảm tiểu càu.
b) Cận lâm sàng
Công thức máu: Bạch cầu và hồng cầu thường giảm có thể giảm luôn cả tiểu
càu, tốc độ máu lắng thường tăng cao.

Chức năng gan: Bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp, men transaminase
thường tăng gấp > 5 lần bình thường, gammaglobulin tăng nhưng albumin giảm, tỷ
lệ prothrombin giảm, phosphatase kiềm tăng.
Miễn dịch: HBsAg (+), HbeAg(+), HBV-DNA(+); Anti-HBs(+), AntiHBc(+), Anti-Hbe(+).
Tổng phân tích nước tiểu: Tìm và phát hiện protein niệu bằng chứng tổn
thương cầu thận.
Siêu âm gan phát hiện kích thước, tính chất của gan, tình trạng xơ gan.
Sinh tiết gan: Là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định và mức độ viêm gan.
1.1.4. Điều trị viêm gan vi rú tB [2 ]

1.1.4.1. Điều trị viêm gan vỉ rút B cấp
Điều trị viêm gan vi rút B cấp chủ yếu là hỗ trợ: Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời
kỳ có triệu chứng lâm sàng; hạn chế ăn chất béo, kiêng rượu bia, tránh sử dụng các


21

thuốc chuyển hóa qua gan; xem xét ni dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu cần thiết
và có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan.
Riêng đối với thể viêm gan tối cấp: c ầ n điều trị hồi sức nội khoa tích cực. Có
thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng vi rút đường uống.

1.1.4.2. Điều trị viêm gan vỉ rút B mạn
- Dùng thuốc Tenịvir, Lamivudine, Adovir, Peg-IFN a, IFNa.
- Xem xét ngừng thuốc ức chế sao chép HBV
- Cần theo dõi tái phát sau khi ngừng thuốc để điều trị lại.
1.1.5. Những hậu quả lâu dài củaH BV

1.1.5.1. Người mang kháng ngun HBsẢg(+)
Nhiễm


HBV



thể

gây

bệnh

cấp

tínhtửvongtrongvịngó-

10ngày,cóthểgâyungthưganngunphátvàcũng có thể là người lành mang kháng
nguyên HBsAg (+). Trong thực tiễn có nhiều người mang kháng nguyên HBsAg
(+) mà ở Việt Nam là thuộc diện rất cao 15 - 20% (Tổ chức Y tế Thế giới quy định
8%). Sinh tiết gan là dấu hiệu chắc chắn nhất nói là mang HBsAg (+) mà gan bình
thường đủng nghĩa là người lành hoặc HBV không hoạt động trên thực tế khơng
nhiều[31]

1.1.5.2. Viêm gan mạn tính do HBV
Viêm gan mạn tính do HBV đã trở thành gánh nặng bệnh tật trong cộng
đồng. Có 2 tỷ người nhiễm HBV trên thế giới, 1 triệu người chết hàng năm do
HBV, 2800 người chết/ngày, 115 người chết/giờ, nhiều người chếưphút vì ung thư
gan nguyên phát, xơ gan, xơ gan ung thư hóa.Trên thế giới ước tính có 300 - 400
triệu người nhiễm HBV mạn tính và sau 15 năm 15% số người này sẽ mắc ung thư
gan nguyên phát. Tại Việt Nam ước tính có 7 - 14 triệu người nhiễm HBV mạn
tính, nhóm tuổi bị nhiễm HBV nhiều nhất là 20 - 55 tuổi [31].


1.1.5.3. Xơ gan sau viêm gan vi rútB
Xơ gan sau viêm gan là tổn thương lan tỏa mạn tính của gan, là hậu quả nặng
nhất của viêm gan vi rút. về phương diện hình thể học được đặc trưng bằng phát
triển các tổ chức xơ cùng những cục tái tạo có kích thước khác nhau làm đảo lộn


22

cấu trúc gan. về phương diện lâm sàng được thể hiện bằng suy gan và tăng áp lực
tĩnh mạch cửa. Quá trình diễn biến từ viêm gan vi rút cấp tới xơ gan có thể nhanh
từ 2 - 3 tháng hoặc chậm từ 10- 15 năm. Dấu hiệu sinh hóa tương đối đặc hiệu là
albumin giảm, globulin tăng cao nhất là gamaglobulin, transaminaza tăng, bilirubin
trực tiếp tăng cao, prothombin giảm [25].

1.1.5.4. Ung thư gan nguyênphát
HBVlàcănnguyênquantrọngnhấtgâyungthưgannguyênphát. Tỷ lệ người mang
kháng nguyên HBsAg của HBV có khả năng mắc ung thư cao nhiều hơn 20 - 30
làn người không mang kháng nguyên HBsAg. Hàng năm ước tính trên thế giới có
trên 250 ngàn người chết vì ung thư gan. Khoảng 20 - 30% trường họp viêm gan
mạn có thể đưa đến ung thư gan toàn phát sau 10-20 năm[10]. Tại Việt Nam đối
chứng người mang dấu ấn HBV với người khơng có dấu ấn HBV thì tần suất ở
người có dấu ấn HBV bị ung thư gan nguyên phát cao hơn gấp 35 lần so với người
khơng nhiễm HBV, cịn ở Đài Loan tần suất cao hơn 98 làn [31].
1.1.6. Các biện pháp dự phòng viêm gan vi rú t B
Giống như nhiễm cácvi rút khác, quá trình nhiễm HBV gồm 3 phần: Nguồn
nhiễm vi rút, ký chủ cảm nhiễm, đường truyền nhiễm được xác định. Cách kiểm
soát HBV hiệu quả nhất là ngăn ngừa để những người cảm thụ không nhiễm vi rút,
hơn là điều trị những người đã nhiễm. Có 2 phương pháp chính để đạt được mục
tiêu này: c ắ t đứt con đường truyền nhiễm, tiêm chủng cho những người cảm nhiễm.

Ngồi ra cịn tăng cường cơng tác TT-GDSK để nâng cao ý thức của người dân
phòng bệnh VGVR B[14].

1.1.6.1. Biện pháp giáo dục[ 14]
a) Giáo dục cộng đồng
Đầu tiên là giói thiệu các di chứng của nhiễm HBV. Một sự hiểu biết thích
họp về các di chứng có khả năng xảy ra sẽ khơng chỉ báo động cho những người
được giáo dục về các hành vi làm tăng bệnh gan mạn, mà còn giúp họ chấp nhận
các biện pháp kiểm soát chống nhiễm HBV ở con cái của họ cũng như theo dõi đều
đặn chính họ.Tiếp theo là giáo dục về các biện pháp dự phòng, gồm các thực hành


23

nhằm cắt dứt đường lây truyền người sang người và tiêm chủng cho trẻ cũng như
các đối tượng khác.
Giáo dục cộng đồng phải được thực hiện song song với các biện pháp kiểm
sốt và phịng chống.
Giáo dục những người lãnh đạo chính quyền và đồn thể quần chúng cũng
quan trọng để nâng cao nhận thức về phòng chống nhiễm HBV, các cách dự phòng
và tầm quan trọng của các biện pháp sức khỏe cộng đồng. Từ đó tranh thủ được sự
quan tâm, ủng hộ của các đối tượng này trong việc kiểm sốt HBV. Sự tham gia tích
cực của mọi thành viên trong cộng đồng trong các hoạt động của chương trình kiểm
sốt cũng nên được khuyến khích để xã hội hóa cao việc kiểm sốt, phịng chống
một loại bệnh hiện đang rất phổ biến trong cộng đồng là nhiễm HBV.
b) Giáo dục nhân viên y tế.
Giáo dục cho nhân viên y tế là tuyệt đối cần thiết trong bất cứ chương trình
kiểm sốt nào. Những người này sẽ truyền đạt tầm quan trọng kiểm sốt nhiễm
HBV cho cơng chúng và họ là những người tiến hành các biện pháp kiểm sốt.


ỉ.l.6.2.Dựphịng khơng đặc hiệu[ 14], [24]
Xét nghiệm phát hiện nhiễm HBV sớm, nhất là với phụ nữ có thai, người có
tuổi sinh đẻ, trẻ sơ sinh, những người có nguy cơ cao nhiễm HBV để kịp thời có chỉ
định dự phịng đặc hiệu.
Phát hiện và có biện pháp quản lý những người mang HBV mạn, trong từng
gia đình và trong cộng đồng để hạn chế sự lây nhiễm.
Thường xuyên có biện pháp khử trùng, làm vệ sinh mơi trường sạch sẽ trong
gia đình và mơi trường sinh sống khác, nơi có các bà mẹ và những người mang
HBV mạn.
Duy trì nghiêm ngặt và thường xuyên các biện pháp khử trùng dụng cụ y tế,
các chất thải gồm máu và các dịch cơ thể từ người bệnh nhiễm HBV để hạn chế cao
nhất việc lây chéo trong bệnh viện, ở các phòng khám và nơi tiêm chủng hàng loạt
cho trẻ em và các đối tượng khác.


24

Quản lý chặt chẽ các dụng cụ nhọn, có khả năng xun da, nhất là khi chúng
có ơ nhiễm máu và dịch cơ thể người bệnh.
Các biện pháp tình dục an tồn để chống lây nhiễm qua đường tình dục, đồng
và khác giới.

1.1.63. Dự phòng đặc hiệu sau phơi nhiễm
Người ta thấy rằng miễn dịch thụ động có thể giúp cho việc dự phòng VGVR B
cấp nếu được sử dụng ngay sau khi phơi nhiễm. Các Globulin miễn dịch được sử dụng
rộng rãi trước khi có vắc xin nhất là các Globulin chống VGVR B (HBIG). Một trong
những chỉ định chính của HBIG là phịng lây HBV từ mẹ sang con nhất là khi mẹ có
HBsAg (+) và HBeAg (+). Nếu không điều trị, 70-90% trẻ em sinh ra từ người mẹ có
HBeAg (+) sẽ bị nhiễm HBV. HBIG được tiêm một liều cơ bản ngay sau khi sinh có thể
bảo vệ đứa trẻ trong năm đầu. Tuy nhiên, nó chỉ có khả năng bảo vệ được vài tháng, giá

thành lại đất nên khó chấp nhận trên thị trường các nước đang phát triển[25].

1.1.6.4. Dự phòng đặc hiệu trước phơi nhỉễm[2]
Tiêm vắc xin viêm gan vi rút B cho tất cả trẻ em trong vòng 24h sau sinh và
các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tiêm vắc xin viêm gan vi rút B cho các đối tượng chưa bị nhiễm HBV. c ầ n
xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng vắc xin.
Tiêm vắc xin viêm gan vi rút B cho nhân viên y tế.

1.2. Đại cương về Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
1.2.1. Định nghĩa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe[17]
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe là một q trình tác động có mục đích, có kế
hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái
độ và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các cá nhân, tập
thể, cộng đồng.
1.2.2. Mục đích của Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe[l 7]
Giúp cho cá nhân và cộng đồng đủ kiến thức để xác định nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của họ và giới thiệu các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để cá nhân và
cộng đồng có thể tiếp cận và sử dụng họp lý.


25

Giúp đối tượng được người thực hiện TT-GDSK hiểu rõ những việc cần làm để
giải quyết các vấn đề sức khỏe bằng những khả năng của chính mình với sự giúp đỡ, hỗ
trợ của cán bộ y tế cũng như những người hên quan.
Quyết định và thực hiện các hành động thích hợp nhất để có cuộc sống khỏe mạnh,
đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được.
1.2.3. Ỷ nghĩa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe[38]
TT-GDSK là sự trao đổi giữa người làm TT-GDSK vói đối tượng, với phương

pháp này người TT-GDSK có thể nhận được tin phản hồi từ đối tượng.
TT-GDSK là quá trình cung cấp thông tin, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để mọi
người hiểu được vấn đề sức khỏe của họ và biết được cách giải quyết thích hợp nhất vấn đề ấy.
TT-GDSK có tác động vào 3 lĩnh vực của đối tượng được truyền thông là: Kiến
thức, thái độ và thực hành để giải quyết vấn đề sức khỏe.
Thực chất của TT-GDSK là q trình dạy và học, trong đó tác động giữa người
thực hiện TT-GDSK và người được giáo dục sức khỏe (GDSK) theo 2 chiều. Người thực
hiện TT-GDSK khơng chỉ là người “dạy”mà cịn phải biết “học” từ đối tượng của mình
qua việc thu nhận các thơng tin phản hồi từ đối tượng được TT-GDSK để có thể điều
chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao kỹ năng, hiệu quả khi thực hiện TT-GDSK.
1.2.4. H oạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe về bệnh viêm gan vi rút B tại xã
Trung Nguyên.
Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Trung Ngun cơng tác TT-GDSK về phịng
bệnh VGVR B còn rất hạn chế, việc TT-GDSKvề phòng bệnh VGVR Bchưa đượctổ
chức riêng biệt. Người dân chỉ được nhận thông tin về phịng bệnh chủ yếu thơng qua
các phương tiện thơng tin đại chúng hoặc được cán bộ y tế tư vấn khi đến khám sức
khỏe ở các cơ sở y tế hoặc thông qua các buổi tiêm chủng vắc xin phịng bệnh.
Đến nay, xã Trung Ngun chưa có đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp can
thiệp GDSK về phòng bệnh VGVR B được triển khai trên địa bàn xã.


×