Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.02 KB, 17 trang )

1
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn
tồn tại và đứng vững thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
phải có hiệu quả, muốn đạt được điều đó thì công tác quản lý, công tác tổ
chức sản xuất phải chặt chẽ, năng động và bất cứ một doanh nghiệp nào thì
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hướng tới mục đích cuối cùng là lợi
nhuận. Để đạt được mục đích này, mỗi doanh nghiệp có biện pháp khác nhau.
Song trong những biện pháp cơ bản đó thì biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất
và hạ giá thành sản phẩm được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Là một công ty trực thuộc một công ty của Nhà nước khi chuyển sang
nền kinh tế thị trường thì công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu và xây
dựng Hà Nội gặp không ít những khó khăn, thử thách bên cạnh đó, công ty lại
phải cạnh tranh với nhiều đơn vị khác cùng ngành. Song trước tình hình đó,
công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ
hiện đại nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Vì
vậy công ty không những giữ vững được thi trường mà còn mở rộng thi
trường và liên tục làm ăn có lãi. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế
thị trường việc một doanh nghiệp Nhà nước tôn tại là đã khó nhưng chuyện
một công ty làm ăn có lãi lại càng khó hơn. Tuy vậy, công ty cổ phần sản
xuất, xuất nhập khẩu và xây dựng Hà Nội đã làm được điều đó. Có thể nói
đây là kết quả của hành loại các biện pháp mà công ty đã thực hiện, trong đó
tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất
lượng sản phẩm là một biện pháp mà công ty đã áp dụng.
Như đã nói rất nhiều ở trên, công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu
và xây dựng Hà Nội là một công ty xây dựng do đó chi phí nguyên vật liệu
2
chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc tổ chức
công tác kế toán nói chung đặc biệt kà công tác kế toán nguyên vật liệu được
công ty quan tâm sâu sắc.


Tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
trong công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất, xuất nhập
khẩu và xây dựng Hà Nội
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và công
tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng ở công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập
khẩu và xây dựng Hà Nội xây dựng em đã nhận thấy có những ưu điểm và
nhược điểm sau:
3.1.1 Những thành tựu đã đạt được.
 Về bộ máy quản lý: Các phòng ban chức năng rất gọn nhẹ, phù hợp với đặc
điểm, quy mô hoạt động của công ty. Với quy mô quản lý hợp lý đã tạo điều
kiện cho quản lý chủ động trong sản xuất, quan hệ với khách hàng và ngày
càng có uy tín trên thị trường, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh.
 Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ kế
toán vững vàng đã tốt nghiệp đại học và trên đại học và có bề dầy kinh nghiệp
trong công tác kế toán, áp dụng kịp thời các chế độ kế toán hiện hành. Công
việc được phân công cụ thể phù hợp với trình độ của từng nhân viên kế toán
từ đó tạo điều kiện phát huy và nâng cao trình độ kiến thức cho từng người.
Hiện nay trong công tác kế toán ở công ty đã được áp dụng kế toán
máy và được trang bị đầy đủ máy vi tính.
 Về hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán của công ty: hạch
toán chứng từ ban đầu của công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ.
Công ty đã vận dụng tương đối đầy đủ những hệ thống chứng từ mà quy chế
3
tài chính đã ban hành. Ngoài ra còn một số chứng từ khác theo quy định của
công ty.
Phương pháp kế toán sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường
xuyên, phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh ở công ty. Nó cho phép phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình

sản xuất kinh doanh ở công ty, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý
doanh nghiệp và phù hợp với việc sử dụng kế toán máy.
 Về việc sử dụng tài khoản: Các tài khoản kế toán được công ty áp dụng hợp
lý, phù hợp với điều kiện của công ty. Các tài khoản được mở chi tiết gắn liền
với từng công trình hạng mục công trình tạo điều kiện cho công tác kiểm tra,
đối chiếu được dễ dàng.
 Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung và
việc áp dụng phần mềm kế toán máy vi tính trong công ty đã làm giảm khối
lượng đáng kể công việc kỹ thuật trong đó phải kể đến công tác kế toán
nguyên vật liệu.
 Về công tác kế toán nguyên vật liệu: Nhìn chung công ty đã xây dựng và
thực hiện kế hoạch thu mua nguyên vật liệu do vậy không xảy ra tình trạng
ngừng việc do thiếu nguyên vật liệu. Bên cạnh đó xây dựng các định mức dự
trữ của phòng kế toán tổng hợp rất sát với nhu cầu thực tế vì thế không dẫn
đến tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu. Việc xây dựng
định mức sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình được phòng kinh
doanh tổng hợp xây dựng sát thực tế tránh lãng phí nguyên vật liệu. Ngoài ra
việc phân loại nguyên vật liệu chi tiết đến từng loại, từng công trình do vậy dễ
dàng trong việc quản lý.
 Về hệ thống kho: Các kho nguyên vật liệu được sắp xếp ở ngay tại chân các
công trình nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản cũng như xuất
nguyên vật liệu đưa vào sử dụng.
4
 Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu công ty tổ chức hạch toán chi tiết nguyên
vật liệu theo phương pháp thẻ song song phù hợp với đặc điểm nguyên vật
liệu, đặc điểm ngành sản xuất. Mở chi tiết cho từng hạng mục công trình phù
hợp với đặc điểm của công ty xây dựng
 Việc áp dụng phần mềm kế toán đã góp phần làm giảm khối lượng khi chép
và công việc tính toán, nhất là công việc lập bảng kê, bảng tổng hợp, tính đơn
giá xuất kho nguyên vật liệu, nó còn theo dõi chi tiết nguyên vật liệu đến tận

nguồn nhập, xuất nên rất thuận tiện cho việc quản lý nguyên vật liệu.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì trong quá trình hạch
toán nguyên vật liệu công ty còn có một số hạn chế sau:
3.1.2. Những tồn tại trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty
 Việc phân loại và đánh giá nguyên vật liệu để xây dựng và hoàn thiện một
công trình, công ty phải sử dụng một khối lượng lớn về nguyên vật liệu gồm
nhiều loại với các tính năng, thành phần khác nhau, công cụ khác nhau. Do
vậy muốn quản lý tốt về nguyên vật liệu mà hạch toán một cách chính xác thì
cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học hợp lý.
 Về công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: Tại công ty khi xuất vật tư
vào sử dụng thi công đều lập phiếu xuất kho nhưng có một số loại vật tư do
đặc điểm khó cân đong đo đếm như sỏi, đá, cát…nên thường đến cuối mới
xác định được số tồn và tính ra số xuất trong kỳ đến cuối tháng mới lập một
phiếu xuất kho tổng hợp và gửi các phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Trong
kỳ khi có nhu về nguyên vật liệu thì thủ kho viết giấy giao nhận để xuất
nguyên vật liệu sử dụng, hết lại xuất tiếp đến cuối tháng mới viết một phiếu
xuất kho để hợp lý nên số xuất kho, tồn kho là không thực tế, có loại vật liệu
đã sử dụng quá số ghi trên phiếu xuất có loại chưa sử dụng hết vẫn để lại
trong kho.
5
 Về luân chuyển chứng từ: Địa bàn hoạt động của công ty rộng nên việc luân
chuyển chứng từ chậm như việc cung cấp chứng từ nhập – xuất kho để vào
máy chậm so với số ngày quy định. Do vậy nhiều khi ảnh hưởng đến báo cáo
nhanh về nguyên vật liệu, xử lý thông tin đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu
kịp thời.
 Về việc xuất hoá đơn GTGT: Vật tư do sử dụng không hết, không phù hợp
với công trình, được xuất bán. nhưng trong quá trình xuất bán công ty lại
không xuất hoá đơn GTGT mà chỉ căn cứ vào phiếu xuất kho
 Về việc vận chuyển vật liệu nội bộ từ kho của công trình này đến kho của
công trình khác. Sẽ làm tốn thêm một khoản chi phí vận chuyển do đặc điểm

các công trình cách xa nhau.
 Đối với trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho. Đơn giá nguyên vật liệu
xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập cho tất
cả các loại nguyên vật liệu, nó không phù hợp với các loại nguyên vật liệu
như : Cát, sỏi, đá…Bởi vì đối với những nguyên vật liệu này khi nhập về đến
đâu được xuất dùng hết đến đó. Mặt khác giá cả của chúng không có sự biến
động lớn như các loại Sắt, Thép, Xăng các loại.
3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu tại công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu và xây dựng Hà Nội
Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu về công ty cùng với những kiến
thức nhất định trang bị tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Là một sinh viên
thực tập em xin mạnh dạn nên lên một vài kiến kiến nghị nhằm góp phần
hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
 Thứ nhất: Phân loại kế toán nguyên vật liệu.
Đối với doanh nghiệp xây lắp sản phẩm chính của nó là các công trình
và hạng mục công trình, những tổ máy.., tất cả những thứ này đều được tạo
nên từ nhiều loại nguyên vật liệu với những nội dung kinh tế và đặc tính lý
6
hoá học khác nhau chính vì thế việc phân loại nguyên vật liệu trở thành yêu
cầu tất yếu của công tác quản lý. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu phải được
phân loại một cách hợp lý và khoa học thì mới đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Những thông tin về tình hình tăng giảm của từng loại nguyên vật liệu sẽ là cơ
sở đảm bảo cho việc ra quyết định quản lý được xác thực và kịp thời.
Như trên đã nói công ty phân loại chi tiết đến từng loại hay nói cách
khác tất cả nguyên vật liệu trong vật liệu trong công ty đều được coi là
nguyên vật liệu chính (đã được máy mã hoá) và được coi công dụng, nội dung
kinh tế của chúng là như nhau trong khi đó công dụng của từng loại nguyên
vật liệu đối với quá trình sản xuất là khác nhau, có loại trực tiếp tham gia vào
cấu thành nên thực thể vật chất của công trình như sắt thép, xi măng, cát và
máy biến áp. Có loại chỉ có tác dụng phụ như xăng dầu, sơn chống gỉ…Việc

công ty coi tất cả các nguyên vật liệu trên có công dụng như nhau là hoàn
toàn không có cơ sở. Do vậy theo ý kiến của em cần phân loại nguyên vật liệu
một cách hợp lý có thể công ty căn cứ vào nội dung kinh tế của nguyên vật
liệu để phân loại nguyên vật liệu thành:
- Nguyên vật liệu chính : Chẳng hạn như cát, sỏi, xi măng, đá…
- Nguyên vật liệu phụ: Chẳng hạn như sơn chống gỉ, xăng dầu..
- Phụ tùng thay thế: Như các chi tiết máy, ốc vít..
- Vật liệu khác:
Ví dụ: Xi măng mã hoá như sau: TK 1521.01
Xăng dầu mã hoá như sau: TK 1522.16
 Thứ hai là: Về việc luân chuyển chứng từ
Do đặc điểm địa bàn hoạt động của công ty rộng, các công trình nằm ở
các nơi, vì vậy, các chứng từ, các thông tin về các công trình gửi về phòng kế
toán chậm. Sau khi nhận được các chứng từ từ các công trình gửi về phòng
kế toán, kế toán phải sắp xếp lượng chứng từ khá lớn rồi mới tiến hành phân

×