Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đáp án (full)- TUỔI TRẺ SUY NGHĨ CHO MÔI TRUỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.06 KB, 12 trang )

Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết, cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về tiếng ồn sẽ
bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Chính phủ
Số 117/2009/NĐ-CP
Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chính phủ
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm
2008;
- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chương II. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Mục 1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử
phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 12. Vi phạm các quy định về tiếng ồn.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22
giờ.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ
ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt
tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến
trước 22 giờ.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22
giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biẹn


pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm
quy định tài khoản 3 và khoản 4 điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi
phạm hành chính phải thực hiện biện phá giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật đối với các trường hợp vi phạm tai điều này.
Câu 2: Theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội khóa 11
thông qua vào ngày 03 tháng 12 năm 2004, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu,
anh/chị hãy phân loại các loại rừng?
Điều 4. Phân loại rừng
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:
1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường,
bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái
rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử,
văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo
vệ môi trường, bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;
d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và
kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
b) Rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
Câu 3: Anh chị hãy cho biết trách nhiệm về xử lý nước thải của chủ đầu tư xây
dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu
công nghiệp và cụm công nghiệp.
1. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất
thải rắn.
3. Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải
nguy hại
4. Phải có hệ thống xử lý nước thải.
5. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loai hình nước thải cần xử lý;
b) Đủ công xuất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
c) Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
d) Cửa xả nuocs thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm
tra, giám sát
e) Vận hành thường xuyên.
Câu 4: Anh ( chị ) hãy cho biết theo quy định về bảo vệ môi trường được ban hành
theo quy định số 68/2008 QD UBND ngày 12/12/2008 của UBND Tỉnh Bình Dương
thì rác thải y tế phải được thu gom , phân loại , lưu trữ và vận chuyển như thế nào?
Trả lời:
Theo điều 44 của quy định số 68/2008 QD UBND ngày 12/12/2008 của UBND tỉnh Bình
Dương về quản lý và xử lý chất thải y tế phải được thu gom, phân loại, lưu trữ và vận
chuyển theo quy định như sau:
- Chất thải rắn y tế phải được thu gom và phân loại ngay tại nguồn phát sinh, mỗi loại
chất thải đựng trong các túi hoặc thùng theo quy định, cụ thể : Túi đựng chất thải y tế phải
là túi nhưạ PE hoặc PP, thùng đựng chất thải phải làm bằng nhưạ HDPE có thành dày ,
cứng và có nắp đậy; túi và thùng đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định 9
màu vàng đựng chất thải lâm sang, màu xanh đựng chất thri sinh hoạt và màu đen đựng

chất thải hoá học, chất thải phóng xạ và thuốc gây độc tế bào)
- Các chất thải nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình
để lẫn chất thải nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hwọp chất thải đó phải được
xử lý và tiêu huỷ như chất thải y tế nguy hại
- Nơi lưu giữ chất thải phải cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, nhà kho và lối đi; có đường
để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến; có mái che, nền không thấm và có hàng rào
bảo vệ.
- Đối với các cơ sở y tế lớn như bệnh viện và trung tâm y tế của các huyện thị thời
gian lưu giữ chất thải nguy hại tối đa tại cơ sở là 48 giờ; đối với các cơ sở y tế nhỏ như
trung tâm y tế dự phòng, phòng khám chữa bệnh tư nhân, trạm y tế xã, phường thời gian
lưu giữ tối đa không quá một tuần .
Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải thực hiện bằng thiết bị và phương tiện
chuyên dụng không để rơi vãi và rò rỉ chất thải ra ngoài; phương tiện chuyên chở chất thải
y tế nguy hại không được dùng vào mụch đích khác và phải được vệ sinh sau mỗi lần
chuyên chở
Câu 5: Theo quy định của pháp luật về môi trường của tỉnh Bỉnh Dương, các
anh/chị hãy nêu đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường?
Theo điều 24: Đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường:
− Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quy mô hộ gia đình
− Đối tượng không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược:
• Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp gia.
• Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.
• Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
• Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.
• Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
• Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.
− Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược:
• Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại điều 14 của luật này có trách

nhiệm lập báo cáo ĐTM.
• Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập
đồng thời với quá trình lập dự án
Câu 06 : Anh/chị hãy cho biết khái niệm về sự phát triển bền vững của Uỷ ban Môi
trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc và hãy nêu 09 nguyên tắc của phát triển
bền vững theo chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc?
ĐÁP ÁN:
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người
cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của
mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận
phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường.
Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm
Phát triển bền vững:
"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người
nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã
đề ra 9 nguyên tắc:
1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.

×