Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp nhơn trạch 2 d2d tỉnh đồng nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.72 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG
NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 (D2D) TỈNH ĐỒNG NAI VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ

Ngành

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Võ Hồng Thi
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1151080257

: Nguyễn Thị Thùy Dung
Lớp: 11DMT03

TP. Hồ Chí Minh, 2015


BM05/QT04/ĐT

Khoa: CNSH – TP - MT

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm 01):
Nguyễn Thị Thùy Dung
MSSV: 1151080257
Lớp: 11DMT03

2.
3.

4.

5.

Ngành
: Kỹ thuật môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (D2D)
tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý.
Các dữ liệu ban đầu :
 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Nhơn
Trạch 2.
 Báo cáo hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 và các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp.
 Tổng quan về các biện pháp quản lý mà khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 đang áp
dụng
Các yêu cầu chủ yếu :
 Tổng quan về khu công nghiệp Nhơn Trạch 2.
 Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2.
 Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tại khu công nghiệp Nhơn

Trạch 2.
Kết quả tối thiểu phải có:
 Nêu được hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Nhơn Trạch 2.
 Đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tại khu công nghiệp
Nhơn Trạch 2.
Ngày giao đề tài: 22/05/2015

Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày nộp báo cáo: 22/08/2015
TP. HCM, ngày 21 tháng 08 năm 2015.
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đồ án “Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn
Trạch 2 (D2D) tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao cơng tác quản
lý” là cơng trình nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn.
Nội dung, kết quả trình bày trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ đồ án nào trước đây.
TP HCM, tháng 08 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Dung



LỜI CẢM ƠN
Qua những năm học tập nhằm thực hiện ước mơ trở thành Kỹ sư Môi trường và để đạt
được ước mơ cũng như kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn:

 Quý Thầy Cơ đã dạy em trong suốt q trình học theo học tại Trường Đại Học
Công Nghệ TP.HCM.
 Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ Sinh Học-Thực
Phẩm-Môi Trường, các Anh Chị, Cô Chú trong Ban quản lý Khu công nghiệp
Nhơn Trạch 2 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
 Em xin chân thành cám ơn GVHD Th.S Võ Hồng Thi đã tận tình hướng dẫn
em thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.
Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị cùng những ai quan tâm
đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn!.

Và một lần nữa xin chân thành cám ơn sâu sắc đến bậc sinh thành, gia đình,
người thân, q Thầy Cơ và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần
cho em được hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Dung


Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................. 2
3. Nội dung của đề tài ............................................................................................ 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
5. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3
6. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 ...... 4
1.1. Giới thiệu về KCN Nhơn Trạch 2 .................................................................. 4
1.2. Vị trí của KCN ................................................................................................ 5
1.3. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 6
1.3.1. Địa hình ..................................................................................................... 6
1.3.2. Khí hậu....................................................................................................... 7
1.3.3. Thủy văn ..................................................................................................... 8
1.3.3.1. Nước mặt ................................................................................................. 8
1.3.3.2. Nước ngầm .............................................................................................. 9
1.4. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 10
1.4.1. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng.......................................................................... 10
1.4.2. Thông tin liên lạc...................................................................................... 11
1.4.3. Hệ thống giao thông ................................................................................. 11
1.4.4. Cây xanh .................................................................................................. 12
1.4.4.1. Cây xanh cách ly giữa KCN và khu dân dụng ........................................ 12
1.4.4.2. Cây xanh của KCN. ............................................................................... 12
1.4.4.3. Cây xanh nội bộ nhà máy ...................................................................... 12

i


Đồ án tốt nghiệp
1.4.5. Hệ thống cấp nước ................................................................................... 12
1.4.6. Hệ thống thoát nước mưa ......................................................................... 13

1.4.7. Hệ thống thoát nước thải .......................................................................... 13
1.4.8. Hệ thống cấp điện..................................................................................... 14
1.4.8.1. Nguồn và lưới điện ................................................................................ 14
1.4.8.2. Hệ thống chiếu sáng .............................................................................. 14
1.4.9. Tình hình sử dụng đất ............................................................................... 14
1.5. Các doanh nghiệp trong KCN ...................................................................... 15
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN
TRẠCH 2 ............................................................................................................. 19
2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng ............................................................. 19
2.1.1. Nguồn phát sinh nước thải........................................................................ 19
2.1.1.1. Nước thải sinh hoạt ............................................................................... 19
2.1.1.2. Nước thải công nghiệp........................................................................... 19
2.1.1.3. Các tác động của nước thải đến mơi trường .......................................... 20
2.1.2. Nguồn phát sinh khí thải và bụi ................................................................ 20
2.1.2.1. Nguồn phát sinh..................................................................................... 20
2.1.2.2. Các tác động của khí thải ...................................................................... 21
2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn .................................................................. 22
2.1.3.1. Chất thải rắn thông thường ................................................................... 22
2.1.3.2. Chất thải rắn nguy hại ........................................................................... 22
2.1.3.1. Tác động của chất thải rắn tới môi trường............................................. 23
2.1.4. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung ............................................................ 23
2.1.4.1. Nguồn phát sinh..................................................................................... 23
2.1.4.2. Các tác động của tiếng ồn, độ rung ....................................................... 24
2.2. Hiện trạng môi trƣờng tại KCN Nhơn Trạch 2........................................... 24
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước ..................................................................... 24
2.2.1.1. Nhu cầu sử dụng nước tại KCN ............................................................. 24
2.2.1.2. Hiện trạng phát thải của các doanh nghiệp ........................................... 25

ii



Đồ án tốt nghiệp
2.2.1.3. Giới hạn tiếp nhận nước thải vào NMXLNT tập trung ........................... 28
2.2.1.4. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Trạch 2 .................. 29
2.2.1.5. Giấy phép xả thải .................................................................................. 33
2.2.1.6. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý...................................................... 34
2.2.1.7. Hiện trạng nước thải sau xử lý cục bộ của một số ngành nghề............... 34
2.2.1.8. Hiện trạng nước thải sau xử lý của NMXLNT tập trung của KCN ......... 39
2.2.1.9. Hiện trạng nước thải sau xử lý của các doanh nghiệp có hệ thống xử lý
riêng biệt ............................................................................................................ 42
2.2.1.10. Chất lượng nước mặt ........................................................................... 46
2.2.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí.............................................................. 49
2.2.2.1. Chất lượng mơi trường khơng khí tại một số doanh nghiệp có phát sinh
khí thải .............................................................................................................. 50
2.2.2.2. Chất lượng mơi trường khơng khí tại KCN ............................................ 62
2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải rắn
nguy hại và bùn thải ........................................................................................... 64
2.2.3.1. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại ............................................ 64
2.2.3.2. Chất thải rắn nguy hại ........................................................................... 66
2.2.3.3. Bùn thải NMXLNT tập trung.................................................................. 70
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 ............ 72
3.1. Biện pháp kỹ thuật ....................................................................................... 72
3.1.1. Nước thải.................................................................................................. 72
3.1.2. Khí thải .................................................................................................... 72
3.1.3. Chất thải rắn ............................................................................................ 73
3.1.4. Tiếng ồn và độ rung.................................................................................. 74
3.1.5. Biện pháp phòng chống và ứng phó sự cố cháy nổ ................................... 74
3.1.6. Áp dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ....
.............................................................................................................. 75

3.2. Biện pháp quản lý ......................................................................................... 76

iii


Đồ án tốt nghiệp
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường ..................................... 76
3.2.2. Công cụ kinh tế......................................................................................... 77
3.2.3. Cơng cụ luật pháp- chính sách ................................................................. 78
3.2.4. Cơng tác truyền thông, tuyên truyền ......................................................... 78
3.2.5. Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 ............................. 79
3.2.5.1. Nội dung ................................................................................................ 79
3.2.5.2. Thực hiện............................................................................................... 80
3.3. Đánh giá khả năng chuyển đổi KCN Nhơn Trạch 2 thành KCNsinh thái
thân thiện môi trƣờng ......................................................................................... 81
3.3.1. Khái niệm về khu công nghiệp sinh thái (KCNST) .................................... 81
3.3.2. Áp dụng mơ hình KCN sinh thái vào KCN Nhơn Trạch 2.......................... 82
3.3.2.1. Các tiêu chí để xây dựng và chuyển đổi KCN Nhơn Trạch 2 thành KCNST
.............................................................................................................. 83
3.3.2.2. Lợi ích của áp dụng mơ hình KCNST ..................................................... 83
3.3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của KCN Nhơn Trạch 2 khi áp dụng mơ
hình KCNST ....................................................................................................... 85
3.3.2.4. Đề xuất mơ hình KCN sinh thái cho KCN Nhơn Trạch 2 ....................... 86
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................. 93
1. Kết luận ............................................................................................................. 93
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 96
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 99

iv



Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ mơi trƣờng

BYT:

Bộ y tế

BOD5 :

Nhu cầu Oxy sinh hóa trong 5 ngày

COD :

Nhu cầu Oxy hóa học

CTNH:

Chất thải nguy hại

CTR:

Chất thải rắn

HTXL:


Hệ thống xử lý

KCN:

Khu công nghiệp

KPH :

Không phát hiện

NMXLNT:

Nhà máy xử lý nƣớc thải

PCCC:

Phịng cháy chữa cháy

QLMT:

Quản lý mơi trƣờng

QCVN :

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QĐ:

Quyết định


Sở TNMT:

Sở Tài nguyên môi trƣờng

SS :

Hàm lƣợng cặn lơ lửng

SXSH:

Sản xuất sạch hơn.

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

v


Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê tuyến thu gom nƣớc mƣa tại KCN Nhơn Trạch 2 ................... 13
Bảng 1.2. Thống kê hệ thống thu gom nƣớc thải tại KCN Nhơn Trạch 2 ............... 14
Bảng 1.3. Các doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch 2 ......................................... 15
Bảng 2.1. Thống kê lƣợng nƣớc sử dụng toàn KCN Nhơn Trạch 2 ........................ 24
Bảng 2.2. Thống kê lƣợng nƣớc thải tiếp nhận về NMXLNT KCN Nhơn Trạch 2
trong 5 tháng (tháng 01 – tháng 05/2015) .............................................................. 25
Bảng 2.3. Lƣợng nƣớc thải phát sinh của toàn KCN Nhơn Trạch 2 ....................... 26
Bảng 2.4. Giá trị giới hạn tiếp nhận nồng độ nƣớc thải của các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 trƣớc khi vào NMXLNT tập trung........................ 28

Bảng 2.5. Giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đƣợc phép xả thải của NMXLNT
tập trung KCN Nhơn Trạch 2 ................................................................................ 33
Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau xử lý cục bộ của Công ty TNHH sản
xuất và thƣơng mại Miền Quê thời gian gần đây.................................................... 35
Bảng 2.7. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau xử lý cục bộ của Công ty TNHH
Việt Nam Center Power Tech trong thời gian gần đây ........................................... 37
Bảng 2.8. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau xử lý cục bộ của Công ty TNHH Sợi
chỉ Việt Côn trong thời gian gần đây ..................................................................... 38
Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý của NMXLNT tập trung
bổ sung .................................................................................................................. 40
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý của các doanh nghiệp
có hệ thống xử lý riêng (tháng 06/2015) ................................................................ 42
Bảng 2.11. Kết quả phân tích nƣớc thải sau xử lý của Cơng ty TNHH Hualon Việt
Nam thời gian gần đây ........................................................................................... 43
Bảng 2.12. Kết quả phân tích nƣớc thải sau xử lý của Công ty Cổ phần SY Vina
thời gian gần đây ................................................................................................... 44
Bảng 2.13. Kết quả phân tích nƣớc thải sau xử lý của Công ty TNHH Dệt Nhuộm
Nam Phƣơng thời gian gần đây.............................................................................. 45
Bảng 2.14. Số lƣợng và vị trí lấy mẫu nƣớc mặt .................................................... 46

vi


Đồ án tốt nghiệp
Bảng 2.15. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt ................................................ 47
Bảng 2.16. Thống kê số lƣợng mẫu và vị trí lấy mẫu tại Cơng ty TNHH sản xuất và
Thƣơng mại Miền Quê .......................................................................................... 51
Bảng 2.17. Kết quả phân tích mẫu khơng khí xung quanh tại Cơng ty TNHH sản
xuất và thƣơng mại Miền Quê (KK01) .................................................................. 52
Bảng 2.18. Kết quả phân tích mẫu khơng khí trong xƣởng sản xuất tại Công ty

TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê.............................................................. 53
Bảng 2.19. Kết quả phân tích khí thải của Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại
Miền Q (KT01) .................................................................................................. 54
Bảng 2.20. Số lƣợng mẫu khơng khí và vị trí thu mẫu tại Cơng ty TNHH Việt Nam
Center Power Tech ................................................................................................ 56
Bảng 2.21. Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu khơng khí xung quanh tại Cơng ty
TNHH Việt Nam Center Power Tech .................................................................... 58
Bảng 2.22. Kết quả phân tích mẫu khơng khí trong xƣởng sản xuất của Công ty
TNHH Việt Nam Center Power Tech .................................................................... 59
Bảng 2.23. Kết quả phân tích mẫu khí thải tại các ống khói của Cơng ty TNHH Việt
Nam Center Power Tech ........................................................................................ 60
Bảng 2.24. Số lƣợng và vị trí lấy mẫu khơng khí ................................................... 62
Bảng 2.25. Kết quả phân tích chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí tại KCN Nhơn
Trạch 2 .................................................................................................................. 63
Bảng 2.26. Rác thải công nghiệp không nguy hại phát sinh tại các công ty ............ 64
Bảng 2.27. Rác thải nguy hại phát sinh tại các công ty .......................................... 67
Bảng 2.28. Kết quả phân tích mẫu bùn thải sau máy ép của NMXLNT tập trung
KCN Nhơn Trạch 2 ............................................................................................... 70
Bảng 2.29. Kết quả phân tích mẫu bùn thải tại bể sục khí của NMXLNT tập trung
KCN Nhơn Trạch 2 ............................................................................................... 71

vii


Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch cảnh quan KCN Nhơn Trạch 2 ................................... 5
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí KCN Nhơn Trạch 2 ............................................................... 6
Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2
.............................................................................................................................. 30

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình cơng nghệ XLNT của cơng ty TNHH sản xuất và thƣơng
mại Miền Quê ........................................................................................................ 34
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình cơng nghệ XLNT của Cơng ty TNHH Việt Nam Center
Power Tech ........................................................................................................... 36
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình xử lý bụi Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền
Q........................................................................................................................ 50
Hình 2.5. Sơ đồ cơng nghệ xử lý khí thải phun sơn Cơng ty TNHH sản xuất và
thƣơng mại Miền Q ............................................................................................ 50
Hình 2.6. Sơ đồ cơng nghệ xử lý khí thải lị hơi của Cơng ty TNHH sản xuất và
thƣơng mại Miền Quê ............................................................................................ 51
Hình 2.7. Nguyên lý xử lý hơi chì từ quá trình nấu chì Cơng ty TNHH Việt Nam
Center Power Tech ................................................................................................ 55
Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lý của quy trình xử lý hơi axit Cơng ty TNHH Việt Nam
Center Power Tech ................................................................................................ 55
Hình 2.9. Sơ đồ quy trình xử lý bụi chỉ, chì và các hợp chất Công ty TNHH Việt
Nam Center Power Tech ........................................................................................ 56
Hình 3.1. Một số lọai thùng rác có thể đặt trên các tuyến đƣờng nội bộ của KCN.. 73
Hình 3.2. Sơ đồ phịng quản lý mơi trƣờng tại khu cơng nghiệp Nhơn Trạch 2 ...... 76
Hình 3.3. Sơ đồ chức năng hệ sinh thái cơng nghiệp .............................................. 82
Hình 3.4. Mơ hình kỹ thuật tổng qt cho KCN Nhơn Trạch 2 .............................. 87
Hình 3.4. Mơ hình trao đổi chất thải của KCN Nhơn Trạch 2 ................................ 91
Hình 3.5. Mơ hình trao đổi chất thải giữa một số cơng ty trong KCN Nhơn Trạch 2 ..
.............................................................................................................................. 92

viii


Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, tốc độ Cơng Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đang diễn ra mạnh mẽ, hàng
loạt các khu cơng nghiệp (KCN) quy mô và hiện đại mọc lên nhanh chóng. Tính
đến năm 2015 tồn Việt Nam đã có 301 KCN trong đó tỉnh Đồng Nai có 31 KCN.
Các KCN đã góp phần khơng nhỏ trong việc thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài
nƣớc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời góp phần tạo cơng ăn việc
làm cho ngƣời lao động.
Tuy nhiên, song song với phát triển công nghiệp, tỉnh Đồng Nai cũng gặp phải
nhiều vấn đề đặc biệt là các vấn đề về môi trƣờng. Các KCN đã thải vào môi trƣờng
một lƣợng lớn chất gây ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí từ bụi, khí thải, hơi xăng,
dầu, tiếng ồn, độ rung, gây ơ nhiễm nguồn nƣớc do nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải
sản xuất, gây ô nhiễm môi trƣờng đất do chất thải nguy hại và rác thải sinh hoạt.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho các KCN tại tỉnh Đồng Nai là làm sao khắc phục đƣợc
các vấn đề đang tồn tại, nâng cao công tác quản lý môi trƣờng, khắc phục và hạn
chế ô nhiễm nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, duy trì sự hài hịa trong mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng.
Trong số các KCN của tỉnh Đồng Nai, KCN Nhơn Trạch 2 đƣợc hình thành từ
khá sớm (năm 1996) với nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau, sau gần hai mƣơi
năm các doanh nghiệp đi vào hoạt động và sản xuất, mơi trƣờng tại khu cơng
nghiệp cũng ít nhiều bị tác động. Các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều nguyên
liệu, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất đã làm phát sinh các vấn đề ô nhiễm
về nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn. Mặt khác, KCN Nhơn Trạch 2 nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam: gần sân bay Long Thành, thành phố mới Nhơn Trạch,
các tuyến đƣờng giao thông quan trọng (đƣờng cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long
Thành-Dầu Giây, quốc lộ 51...) Vì vậy, cơng tác kiểm sốt, giám sát, đánh giá chất
lƣợng mơi trƣờng trong khu công nghiệp là một vấn đề cần đƣợc quan tâm thƣờng
xuyên, nhằm xác định kịp thời các yếu tố mơi trƣờng thay đổi để từ đó áp dụng các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lý chặt chẽ hơn, hạn chế các tác động tiêu

1



Đồ án tốt nghiệp
cực đến môi trƣờng. Nhận thức đƣợc vấn đề trên, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài
“Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 tỉnh Đồng Nai và
đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý” nhƣ là một nghiên cứu điển
hình cho các vấn đề nêu trên đồng thời đảm bảo đƣợc sự phát triển bền vững cho
KCN Nhơn Trạch 2 trong tƣơng lai.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài tập trung vào giải quyết các mục tiêu:
 Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trƣờng và hiện trạng quản lý môi trƣờng trong
khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai
 Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trƣờng trong khu công
nghiệp Nhơn Trạch 2.
3. Nội dung của đề tài
 Tổng quan về khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai.
 Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trƣờng trong khu công nghiệp Nhơn Trạch
2, tỉnh Đồng Nai.
 Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trƣờng trong khu công
nghiệp Nhơn Trạch 2.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp thu thập tài liệu liên quan
 Thu thập thông tin, số liệu về khu công nghiệp, về hiện trạng và các nguồn
chính gây ơ nhiễm tại KCN Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai.
 Tham khảo tài liệu đã nghiên cứu, thông tin về các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng.
 Phƣơng pháp khảo sát thực tế.
 Khảo sát thực tế tại KCN Nhơn Trạch 2 để nắm rõ tình hình phát thải tại các
nhà máy, xí nghiệp trong KCN.
 Liên hệ với cán bộ môi trƣờng trong KCN Nhơn Trạch 2 để lấy thông tin về
các cơ sở sản xuất trong địa bàn nghiên cứu.


2


Đồ án tốt nghiệp
 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, quan
sát, điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ
thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra.
 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu.
 Phƣơng pháp so sánh: So sánh, đánh giá mức độ ô nhiễm cũng nhƣ tác động đến
mơi trƣờng của nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn… dựa trên các quy chuẩn cho
phép.
 Phƣơng pháp đánh giá.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đƣợc tổng hợp từ những kiến thức đã học, dựa trên số liệu thực nghiệm và
ý kiến đóng góp của cán bộ ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2. Chính vì vậy, đề tài
mang tính chất thực tế cao.
Nâng cao đƣợc chất lƣợng môi trƣờng, phát triển KCN Nhơn Trạch 2 theo hƣớng
phát triển bền vững.
Nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trƣờng tại KCN Nhơn Trạch 2.
6. Kết cấu của đề tài
Chƣơng 1: Tổng quan về KCN Nhơn Trạch 2
Chƣơng 2: Hiện trạng môi trƣờng KCN Nhơn Trạch 2
Chƣơng 3: Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trƣờng
KCN Nhơn Trạch 2

3


Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2
1.1. Giới thiệu về KCN Nhơn Trạch 2
 Tên tiếng Việt: Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2.
 Tên tiếng Anh: Nhon Trach Industrial Zone 2.
 Địa chỉ: Đƣờng 25B, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 đƣợc thành lập theo Quyết định số 462/TTg ngày
02/07/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 2917/QĐ-MTg ngày
21/12/1996 của Bộ trƣởng bộ Khoa học, Công nghệ và Mơi trƣờng với tổng diện
tích là 331,41 ha.
Khu cơng nghiệp Nhơn Trạch 2 nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu
vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về
đƣờng bộ, đƣờng thuỷ và đƣờng hàng không để thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao thông
Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bƣớc xây dựng hồn thiện hệ thống giao
thơng, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của
khu vực.

4


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch cảnh quan KCN Nhơn Trạch 2
1.2. Vị trí của KCN
KCN Nhơn Trạch 2 (D2D) thuộc hai xã Hiệp Phƣớc và Phú Hội, huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai.

5


Đồ án tốt nghiệp

- Phía Đơng : giáp đƣờng 319, tiếp giáp với KCN Nhơn Trạch 3.
- Phía Tây : là ranh giới thuộc phần đất xã Phú Hội
- Phía Nam : là ranh giới thuộc phần đất của 2 xã Hiệp Phƣớc và Phú Hội
- Phía Bắc : giáp đƣờng 25B, tiếp giáp KCN Nhơn Trạch 1
KCN cách thành phố Biên Hòa khoảng 40 km theo đƣờng quốc lộ 51, cách Vũng
Tàu khoảng 60 km theo đƣờng quốc lộ 51.
Vị trí KCN rất thuận lợi về mọi mặt: Địa hình, địa mạo, điện tích và vị trí tƣơng
đối so với các khu vực kinh tế quan trọng của tam giác kinh tế trọng điểm.

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí KCN Nhơn Trạch 2
1.3. Điều kiện tự nhiên
1.3.1. Địa hình
Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ dốc phổ biến từ 3-50. Điều kiện địa chất khu
vực Nhơn Trạch cấu tạo từ trên xuống nhƣ sau:
 Tầng trầm tích có thành phần gồm sét, sét pha dày 2-4 m.
 Tầng trầm tích có thành phầ sét lẫn hạt sỏi Laterit màu nâu đỏ, dẻo cứng trung
bình từ 4-8 m.

6


Đồ án tốt nghiệp
 Tầng trầm tích hỗn hợp, thành phần sét, sét pha, bùn sét chứa nhiều tàn tích
thực vật ở độ sâu 8-26 m.
 Tầng trầm tích có thành phần gồm cát, sỏi sạn có màu nâu nhạt, chặt vừa ở độ
sâu 28-42 m.
1.3.2. Khí hậu
Khí hậu của KCN cũng nhƣ khí hậu của huyện Nhơn Trạch nói riêng và cả tỉnh
Đồng Nai nói chung mang đặc điểm khí hậu của vùng Đơng Nam Bộ: khí hậu khá
điều hịa và đồng nhất, mỗi năm chỉ có hai mùa phân biệt rõ rệt là mùa mƣa (từ

tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô ( từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau).
Thời tiết có nắng quanh năm, ít hoặc hầu nhƣ khơng có ảnh hƣởng của gió bão
lớn…
 Nhiệt độ khơng khí:
Nhiệt độ khơng khí trung bình hằng năm từ 25,7 – 26,7

Mức độ chênh

nhau giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất
và lạnh nhất là 4,2 .
Nhiệt độ trung bình mùa khơ từ 25,4 – 26,7
và tháng thấp nhất là 4,8

, chênh lệch giữa tháng cao nhất

. Nhiệt độ trung bình mùa mƣa từ 26 – 26,8

mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,8

. So với

.

 Lƣợng mƣa:
Lƣợng mƣa tƣơng đối lớn và phân bố theo mùa. Mùa mƣa kéo dài từ tháng IV
đến tháng X, mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng III năm sau. Trong mùa
khơ, hƣớng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc - Đông Bắc, nửa cuối mùa
chuyển sang hƣớng Đơng - Đơng Nam. Trong mùa mƣa, gió chủ yếu là gió mùa
Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng V đến đầu tháng VIII.
Mùa khô tổng lƣợng mƣa chỉ từ 210-370 mm chiếm 12-14% lƣợng mƣa của

năm. Mùa mƣa, lƣợng mƣa từ 1.500- 2.400 mm, chiếm 86-88% lƣợng mƣa của
năm.
 Gió: KCN chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa cận xích đạo với 2 hƣớng gió
chính trong năm là: Gió Đơng Nam và gió Tây Nam.

7


Đồ án tốt nghiệp
 Độ ẩm: độ ẩm trung bình 80 – 82%. Mùa mƣa có độ ẩm (80-91%) cao hơn nhiều
so với các tháng mùa khô (69-76%). Hạn chế lớn nhất là về mùa khơ lƣợng mƣa
ít, thƣờng gây hạn và thiếu nƣớc cho sản xuất.
 Số giờ nắng trong năm: 2.500 – 2.700 giờ. Số giờ nắng tăng lên trong mùa khô
và giảm xuống trong mùa mƣa. Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào từ tháng I đến
tháng V, đạt từ 109 giờ/tháng trở lên, sang tháng VI số giờ nắng đã bắt đầu giảm
vì xuất hiện các trận mƣa trong thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mƣa.
Tháng có số giờ nắng ít nhất thƣờng rơi vào tháng VI và tháng VII.
1.3.3. Thủy văn
1.3.3.1. Nước mặt
KCN Nhơn Trạch 2 thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch có sơng Thị Vải chảy qua.
Sơng Thị Vải có chiều dài khoảng 90 km, xuất phát từ huyện Long Thành chảy
theo hƣớng Đông-Nam qua huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), đến huyện Tân
Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) đổi hƣớng theo hƣớng Nam đổ ra biển Đơng qua vịnh
Gành Rái. Ở phía hạ lƣu sơng có các nhánh nối liền với hệ thống sơng Sài Gịn,
sơng Đồng Nai. Tuy lƣu vực sơng nhỏ (khoảng 77km2), sơng có dạng cụt ngắn
nhƣng gần biển có biên độ thủy triều lớn, có vịnh sâu nên động lực thủy triều đã tạo
nên dịng sơng sâu, rộng. Chiều rộng trung bình của sơng là 400 - 650m, có nơi đạt
tới 700 - 800m từ cửa sơng tới Bàu Cát.
Thƣợng nguồn sơng Thị Vải có tọa độ là 10028’ vĩ độ Bắc và 107014’ kinh độ
Đông và cửa sơng có tọa độ là 10028’ vĩ độ Bắc và 107000’ kinh độ Đơng. Địa hình

lịng sơng trên suốt chiều dài rất phức tạp, độ rộng và độ sâu không đều. Sự biến
hình lịng sơng theo hƣớng dọc bị xói mòn và bồi đắp bù trừ lẫn nhau và dao động
trong khoảng 1m, đặc biệt là khu vực cảng Thị Vải. Đƣờng bờ trong đoạn này hầu
nhƣ không thay đổi, chiều sâu luồng ở đây lớn hơn 30m.
Ở phía hạ lƣu sơng Thị Vải có các nhánh nối liền với hệ thống sơng Sài Gịn Đồng Nai, qua sơng Gị Gia tại cửa Cái Mép. Trong lƣu vực sông Thị Vải cịn có hệ
thống kênh rạch: Rạch Lớn, suối Sao, suối Thị Vải, sơng Nha Phƣơng, đồng thời
cịn vơ số các cù lao, bãi cạn, …

8


Đồ án tốt nghiệp
Cả lƣu vực sơng với địa hình trũng thấp tạo thành khu chứa nƣớc mặn rộng lớn
khi triều cƣờng. Vì thế, sơng Thị Vải mang tính của một vũng biển hay một phần
vịnh Gành Rái ăn sâu vào nội địa. Sông Thị Vải chịu tác động lớn của thủy triều từ
biển nên rất thuận lợi xây dựng các cảng nƣớc sâu so với tất cả các sông khác ở phía
Nam. Chế độ vận chuyển của nƣớc và vật chất trong sông chủ yếu chịu sự chi phối
của thủy triều biển Đông thông qua vịnh Gành Rái. Triều trong sơng Thị Vải có
cƣờng suất lớn nhƣng lại là bán nhật triều khơng đều nên dịng chảy có đến bốn lần
đổi chiều trong một ngày. Chất lƣợng nƣớc phía sâu trong vùng thƣợng nguồn sơng
Thị Vải rất khó đƣợc lƣu thoát.
Tại khu vực cảng Thị Vải, vận tốc triều rút cực đại là 133cm/s và triều cƣờng là
98cm/s. Dòng chảy trên sông Thị Vải gây ra chủ yếu do hiện tƣợng thủy triều. Tuy
nhiên, vào lúc nƣớc đứng và đổi chiều thì lƣu lƣợng xấp xỉ bằng khơng. Chế độ
dịng chảy này ảnh hƣởng đến sự pha lỗng và sự tự làm sạch chất ô nhiễm. Khi
triều lên chất bẩn bị đẩy ngƣợc dòng và khi triều xuống chất bẩn bị kéo xi dịng
trên một vùng xa dƣới điểm bị xả bẩn. Còn khi gần thời điểm nƣớc ròng, dịng chảy
gần nhƣ bằng khơng nên tại thời điểm này ô nhiễm đạt giá trị cực đại.
Ảnh hƣởng của thủy triều tới sông Thị Vải thể hiện ở hai cơ chế chính: Cơ chế
ngập nƣớc và cơ chế vận chuyển của nƣớc, vật chất theo chu kỳ triều.

1.3.3.2. Nước ngầm
Theo kết quả khảo sát nƣớc ngầm của Liên đoàn Địa chất Thủy văn 8 Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy tại khu vực Nhơn Trạch có nhiều mạch nƣớc lộ xuất hiện do
mƣa sói lở lớp đất cùng với tác động của con ngƣời tạo ra, lƣu lƣợng cũng nhƣ chất
lƣợng của các mạch lộ này thay đổi theo không gian và thời gian (giữa các mùa
trong năm).
Mặt khác, kết quả thăm dò này cho thấy tại khu vực này bao gồm các tầng chứa
nƣớc sau:
 Tầng chứa nƣớc Holocen (QIV)
Chiều dày từ 2-5m, độ sâu thƣờng gặp từ 3-8m, phân bố hầu hết khu vực.

9


Đồ án tốt nghiệp
Thành phần cát hạt mịn lẫn sét màu xám nâu, xám trắng, gắn kết trung bình.
Mức độ chứa nƣớc yếu.
 Tầng chứa nƣớc Pleitocen (Q II-III)
Chiều dày từ 2-4m, độ sâu thƣờng gặp 8-13m. thành phần cát hạt mịn lẫn sét
màu xám nâu, xám trắng, gắn kết trung bình.
 Tầng chứa nƣớc Pleitocen (QI)
Chiều dày từ 10-26m, độ sâu thƣờng gặp 15-37m, phân bố khắp trong vùng.
Thành phần thƣờng là các lớp sệt bột màu xám nâu loang lổ, xám sáng xen
các lớp hạt trung đến thô màu xám trắng. Đây là tầng chứa nƣớc có chất
lƣợng ổn định và đạt tiêu chuẩn làm nguồn cung cấp, có lƣu lƣợng khá lớn
cho phép khai thác tập trung công nghiệp.
 Tầng chứa nƣớc Pliocen (N2)
Chiều dày 20-34m, độ sâu thƣờng gặp từ 32-37 m, phân bố rộng khắp trong
khu vực. Có 8 lớp cát hạt trung đến thơ xem kẽ các lớp bột sét. Tầng này có
khả năng khai thác lớn cho mục đích cơng nghiệp.

 Ngồi ra cịn có đá khe nứt lục ngun Mezozoi nằm dƣới
Tóm lại nƣớc có khả năng khai thác tập trung là tầng QI và N2.
1.4. Cơ sở hạ tầng
1.4.1. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng
 Chủ đầu tƣ: Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D).
 Địa chỉ trụ sở chính: H22, đƣờng Võ Thị Sáu, phƣờng Thống Nhất, thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
 Điện thoại: 061.3817768

Fax: 061.3817768

 Các ngành nghề kinh doanh chính:
 Xây dựng cơng trình dân dụng, cơng nghiệp giao thơng (cầu đƣờng…), thuỷ
lợi, cơng trình kỹ thuật khác (xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu
dân cƣ).
 Xây dựng nhà ở, cơng trình cơng cộng.

10


Đồ án tốt nghiệp
 Đầu tƣ kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cƣ, khu đô thị, khu du
lịch, trung tâm thƣơng mại, cao ốc văn phòng cho thuê.
 Kinh doanh bất động sản.
 Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng;…
(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3600259560 do sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Đồng Nai cấp đăng ký lần đầu ngày 03 tháng 01 năm 2006 và đăng ký thay
đổi lần thứ 5 ngày 14/5/2012).
1.4.2. Thông tin liên lạc
Nguồn thông tin liên lạc đƣợc ghép nối vào mạng viễn thông của Bƣu điện tỉnh

Đồng Nai thông qua trạm viễn thông khu công nghiệp Nhơn Trạch.
Tổng số thuê bao: khoảng 250 số.
Các tuyến cống bể và cáp đồng sẽ đƣợc đi ngầm đến chân các cơng trình.
1.4.3. Hệ thống giao thơng
 Giao thơng đối ngoại:
 Đƣờng 25B có lộ giới 80 m (Mặt đƣờng 12x2 = 24 m; mặt đƣờng song hành
hai bên rộng 10x2 = 20 m; Vỉa hè 02 bên 7,5x2 = 15 m; dải phân cách 7 m; dải
phân cách biên hai bên rộng 7x2 = 14 m).
 Đƣờng 25C, Đƣờng 319 có lộ giới hồn chỉnh 99 m; Mặt đƣờng 15x2 = 30 m;
dải phân cách giữa rộng 3 m; vỉa hè 02 bên 14 m x 2=28 m; mặt đƣờng song
hành hai bên rộng 8x2= 16 m; Vỉa hè của đƣờng song hành 01 bên rộng 3m x
2=6 m, một bên rộng 8 m x 2= 16 m (phía tƣờng rào nhà máy).
 Đƣờng số 9: có lộ giới 53 m (Mặt đƣờng 15x2 = 30 m; Vỉa hè 02 bên 10x2 =
20 m; dải phân cách 3 m).
 Giao thơng đối nội:
 Đƣờng 4C có lộ giới 30 m (mặt đƣờng 7,5x2 = 15 m; vỉa hè một bên 5 m; vỉa
hè một bên 10 m).
 Đƣờng 5A có lộ giới 47m (mặt đƣờng 7,5x2 = 15 m; vỉa hè một bên 10 mx2=
20 m; dải phân cách 12m).

11


Đồ án tốt nghiệp
 Đƣờng 5C có lộ giới 47 m (mặt đƣờng 7,5x2 = 15 m; vỉa hè một bên 10m x 2=
20 m; dải phân cách 12 m).
 Đƣờng 6A có lộ giới 20,5m (mặt đƣờng 10,5m; vỉa hè một bên 5m x2= 10 m).
 Đƣờng 6B có lộ giới 14 m [(mặt đƣờng 8 m; vỉa hè một bên 5 m; vỉa hè một
bên 1 m (phần vỉa hè còn lại 4m thuộc dự án KCN Nhơn Phú)].
 Đƣờng 7A, 7B, 7C có lộ giới 31m (mặt đƣờng 15m; vỉa hè mỗi bên 8mx2=

16m).
1.4.4. Cây xanh
Tỷ lệ đất dành cho cây xanh chiếm 5,2% đƣợc chia thành các loại nhƣ sau:
1.4.4.1. Cây xanh cách ly giữa KCN và khu dân dụng
Loại này chiếm 57% đất dành cho cây xanh tập trung của KCN. Mảng cây xanh
này đƣợc bố trí ở phái tây để cách ly KCN với khu dân dụng.
Cây xanh cách ly chủ yếu là các loại cây keo lá tràm và bạch đàn chanh thích hợp
với thổ nhƣỡng của đất.
1.4.4.2. Cây xanh của KCN.
Cây xanh trong các đƣờng KCN đƣợc trồng nhằm làm đẹp, cách ly các Khu công
nghiệp với nhau đồng thời bảo vệ hành lang kỹ thuật. Các dãy cây xanh có chiều
rộng từ 10-20 m chạy sát vỉa hè hoặc nằm giữa phần đất dự trữ của dãi phân cách
đƣờng.
1.4.4.3. Cây xanh nội bộ nhà máy
Chủ yếu là cây bóng mát, thảm cỏ và hoa trang trí, chiếm ít nhất 20% diện tích
khn viên.
1.4.5. Hệ thống cấp nước
Tổng nhu cầu dùng nƣớc khoảng 15.000 m3/ngày.
 Nguồn nƣớc cấp cho khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 từ Công ty cổ phần cấp
nƣớc Nhơn Trạch dẫn về theo quy hoạch chung đô thị Nhơn Trạch.
 Mạng lƣới đƣờng ống: xây dựng mạng vòng khép kín, hệ thống trụ cứu hoả đặt
dọc các tuyến ống chính với cự ly 150 m/trụ.

12


Đồ án tốt nghiệp
1.4.6. Hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nƣớc mƣa chung của KCN Nhơn Trạch 2 là hệ thống cống hộp bê
tơng cốt thép có kích thƣớc 2,0 x 2,0 m; đƣờng kính từ 400 ÷ 1.200 mm, tổng chiều

dài đƣờng ống trong KCN là 24.285 m, nƣớc mƣa thốt ra sơng rạch theo chế độ tự
chảy.
Bảng 1.1. Thống kê tuyến thu gom nước mưa tại KCN Nhơn Trạch 2
Hạng mục

Chiều dài (m)

Ghi chú

Tuyến cống Φ400

354

BTCT ly tâm

Tuyến cống Φ600

1.372

BTCT ly tâm

Tuyến cống Φ800

6.302

BTCT ly tâm

Tuyến cống Φ1.000

1.050


BTCT ly tâm

Tuyến cống Φ1.200

4.638

BTCT ly tâm

Mƣơng hở

569

BTCT

Cống hộp 2.000x2.000

10.000

BTCT

Cộng

24.285
(Nguồn: Ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2)

1.4.7. Hệ thống thoát nước thải
Hệ thống xử lý nƣớc thải của KCN Nhơn Trạch 2 là một hệ thống hoàn chỉnh,
bao gồm các tuyến ống thu gom nƣớc thải và trạm xử lý nƣớc thải tập trung (trong
đồ án này gọi là NMXLNT KCN Nhơn Trạch 2).

Mạng lƣới thu gom nƣớc thải của KCN Nhơn Trạch 2 đƣợc thiết kế riêng biệt
hoàn toàn, đảm bảo về mặt kỹ thuật và vệ sinh môi trƣờng. Cống thoát nƣớc thải
của KCN Nhơn Trạch 2 là cống bê tơng cốt thép kín. Các tuyến ống từ các nhà máy
ra nối vào tuyến cống thu gom nƣớc thải của KCN rồi chảy về nhà máy xử lý nƣớc
thải tập trung của KCN.
 Tuyến cống thoát nƣớc thải dọc theo các tuyến đƣờng nhƣ: 5A, 5C, 6A, 7A,
7B, 7C, 319, 25B.

13


×