Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH CÁC HỆ SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.66 KB, 17 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH CÁC
HỆ SỐ P/E, P/BV VÀ P/S
3.1. EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Tỉ suất thu nhập trên cổ phiếu hay gọi tắt là EPS, là chỉ số nói lên phần
lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần. Đây cũng có thể coi như phần lợi nhuận
thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi như là chỉ số xác
định khả năng lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư).
EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích dễ dàng hiểu
và so sánh giữa các loại cổ phiếu.
EPS = (Lợi nhuận ròng – Tổng cổ tức ưu đãi)/Tổng cổ phiếu thường
Trong việc tính toán EPS, khi chia cho “Tổng cổ phiếu thường”, sẽ
chính xác hơn nếu ta sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kì để
tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên
trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử
dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kì.
Một khía cạnh cũng rất quan trọng của EPS là lượng vốn cần thiết để
tạo ra lợi nhuận ròng (net income) trong công thức tính trên. Hai doanh
nghiệp có thể có cùng tỉ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần
hơn_tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố
khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại.
Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kĩ thuật tính toán để đưa ra con số EPS
hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp
để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một
thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và
các chỉ số khác.
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế
● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/E


Trong mô hình hệ số P/E, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa P/E và
tỉ lệ tăng trưởng của EPS (g) có mối tương quan dương. Nếu cổ phiếu có tỉ lệ
tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E của cổ phiếu đó có xu hướng tăng
theo.
● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/BV
Trong mô hình hệ số P/BV, P/BV là hàm tăng đối với tỉ lệ tăng trưởng
lợi nhuận. Nếu tỉ lệ tăng trưởng EPS của cổ phiếu càng cao thì hệ số P/BV
của cổ phiếu có xu hướng tăng theo.
● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/S
Cũng tương tự như mô hình hệ số P/E và P/BV, trong mô hình hệ số
P/S thì P/S là hàm tăng của tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận. Nếu tỉ lệ tăng trưởng
của một cổ phiếu cao thì hệ số P/S của cổ phiếu đó có xu hướng cao theo.
3.2. ROE – Thu nhập trên mỗi cổ phần
Hệ số thu nhập trên mỗi cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng
trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình)
ROE= Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng theo niên độ kế
toán sau khi đã trừ cho cổ phần ưu đãi nhưng trước khi trả cổ tức cho cổ phần
thường, chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên
độ kế toán. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn
bỏ ra và tích lũy được sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được
các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị
trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ
ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông,
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế
có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi
vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn,
mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn
các nhà đầu tư hơn.

Khi tính toán và xem xét ROE, chúng ta nên xem xét kết hợp với mức
lãi vay ngân hàng của công ty nếu công ty có khoản vay ngân hàng.
Nếu ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng và công ty có khoản
vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận tạo ra
cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
Nếu ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta cần phải xem công ty
đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để
có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai nữa hay
không.
● Ảnh hưởng của ROE đến mô hình hệ số P/BV
Trong mô hình hệ số P/BV, chỉ tiêu ROE có tương quan dương với hệ
số P/BV, tức khi ROE càng tăng thì hệ số P/BV có xu hướng tăng theo.
3.3. Biên lợi nhuận
Đây là tỉ lệ được tính toán bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lãi ròng chia
cho doanh thu. Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao
nhiêu đồng thu nhập.
Biên lợi nhuận =
S
EPS
0
0
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế
Biên lợi nhuận là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các công
ty trong cùng một ngành. Công ty nào có biên lợi nhuận cao hơn chứng tỏ
công ty đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh
tranh của nó.
Biên lợi nhuận được biểu hiện bằng con số phần trăm(%), ví dụ nếu
biên lợi nhuận là 20% tức là một công ty sẽ tạo ra được 0.2 đồng thu nhập
trên mỗi đồng doanh thu bán hàng. Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một

công ty sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về công ty đó. Thu nhập
tăng là dấu hiệu tốt nhưng sự tăng đó không có nghĩa là biên lợi nhuận của
công ty đang được cải thiện. Ví dụ nếu một công ty có tốc độ tăng chi phí cao
hơn so với doanh thu, biên lợi nhuận của công ty đó sẽ giảm. Điều này có
nghĩa là các doanh nghiệp cần kiểm soát tốt các chi phí của mình. Khi một
công ty tăng thu nhập ròng thì đồng thời cũng phải tìm cách làm tăng biên lợi
nhuận theo tỉ lệ tương ứng.
Lợi nhuận là điều đầu tiên mà rất nhiều nhà đầu tư xem xét để đánh giá
khả năng sinh lợi của một công ty. Tuy nhiên không phải lúc nào chỉ số này
cũng cho ta một cái nhìn đúng đắn về công ty đó. Biên lợi nhuận, mặt khác, lại
có thể đem lại những thông tin cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của công ty.
Xem xét ví dụ về hai công ty công ty máy tính hàng đầu trên thế giới là Dell và
HP. Năm 2003, công ty Dell có thu nhập ròng là 749 triệu USD, doanh thu bán
hàng là 11.5 tỉ USD. Trong khi các số liệu tương ứng của HP là 990 triệu USD
và 11.9 tỉ USD. Nếu chỉ nhìn vào lợi nhuận của hai công ty thì rõ ràng HP đã
thu lợi nhiều hơn Dell. Nhưng nếu nhìn vào biên lợi nhuận thì rõ ràng mức của
Dell là 6.5% cao hơn của HP là 5%. Sự khác biệt là không lớn nhưng đó lại
chính là lý do khiến cho thị trường đánh giá Dell cao hơn HP.
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế
Như vậy, biên lợi nhuận là một chỉ số hữu ích cho các nhà đầu tư để
đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động cũng như giá trị thực của công
ty, từ đó đưa ra được quyết định đầu tư sáng suốt hơn.
● Ảnh hưởng của biên lợi nhuận tới mô hình hệ số P/S
Trong mô hình hệ số P/S, P/S là hàm tăng đối với biên lợi nhuận. Nếu
một cổ phiếu có biên lợi nhuận càng cao thì P/S có xu hướng tăng lên theo.
3.4. Hệ số chi trả cổ tức (p)
Cổ tức là khoản thu nhập đầu tư hữu hình của các cổ đông được thanh
toán định kì khi công ty có lợi nhuận. Cổ tức rất quan trọng vì nó cho biết
thông tin hay kì vọng về tương lai của dòng lợi nhuận công ty. Tỉ lệ cổ tức ổn

định sẽ cho biết thông tin về dòng lợi nhuận ổn định trong tương lai và cho
biết tỉ lệ tái đầu tư của công ty. Đại bộ phận cổ đông trông đợi vào cổ tức, vì
vậy tình hình tăng giảm cổ tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của
công ty. Nếu công ty đang trả cổ tức cao tức là họ sẽ đảm bảo duy trì mức này
trong tương lai, vì nêu họ đột ngột giảm tỉ lệ chi trả cổ tức thì nó sẽ mang lại
thông tin về tình hình tài chính khó khăn của công ty và do đó giá cổ phiếu
của công ty sẽ sụt giảm nhanh chóng. Nếu một công ty đang duy trì mức cổ
tức thấp, nếu đột ngột tăng cổ tức thì thị trường sẽ hiểu là công ty đang có
triển vọng, bởi vì họ không thể tăng cổ tức nếu họ không duy trì được mức cổ
tức đó trong tương lai, và do đó thị trường kì vọng cao hơn vào cổ phiếu của
công ty.
Hệ số chi trả cổ tức được tính toán bằng cách lấy cổ tức chia cho thu
nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hệ số này đo lường tỉ lệ phần trăm lợi nhuận
ròng trả cho cổ đông thường dưới dạng cổ tức. Các công ty có hoạt động kinh
doanh và hoạt động tài chính tốt thường có hệ số chi trả cổ tức thấp bởi vì
công ty dành phần lớn lợi nhuận ròng cho tái đầu tư. Và ngược lại, những
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế
công ty làm ăn yếu kém với tỉ lệ sinh lời trên tài sản thấp lại có khuynh hướng
có hệ số chi trả cổ tức cao nhằm tạo điều kiện cho cổ đông sử dụng cổ tức để
đầu tư vào nơi khác có lợi hơn. Thông thường, mức chia lợi tức cổ phần thấp
sẽ làm sụt giảm giá mua-bán cổ phần. Còn chia quá cao sẽ đem lại cho doanh
nghiệp nhiều khó khăn về chính sách tài trợ ngân quỹ để tái đầu tư mở rộng
kinh doanh. Do đó, một công ty trả lợi tức khiêm tốn nhưng cứ đều đều tăng
lên sẽ được ưa chuộng hơn là một công ty lâu lâu mới trả một món tiền lớn.
● Ảnh hưởng của hệ số chi trả cổ tức tới mô hình hệ số P/E: Trong mô
hình hệ số P/E, hệ số P/E là hàm tăng đối với hệ số chi trả cổ tức.
● Ảnh hưởng của hệ số chi trả cổ tức tới mô hình hệ số P/BV: Trong
mô hình hệ số P/BV, hệ số P/BV cũng là hàm tăng của hệ số chi trả cổ tức-p.
● Ảnh hưởng của hệ số chi trả cổ tức tới mô hình hệ số P/S: Cũng như

mô hình hệ số P/E, P/BV, trong mô hình hệ số P/S thì giữa hệ số P/S và hệ số
chi trả cổ tức có mối quan hệ cùng chiều, hay P/S là hàm tăng của hệ số chi
trả cổ tức – p.
3.5. Chi phí vốn chủ sở hữu – k
e
Chi phí vốn là khoản tiền mà người đi vay phải bỏ ra để được sử dụng
khoản vốn trong một thời gian xác định, nó phản ánh rủi ro của số vốn. Với
cách hiểu đó, trong thẩm định dự án về mặt tài chính, suất chiết khấu áp dụng
cho việc chiết khấu ngân lưu của dự án trong tương lai về hiện tại chính là chi
phí vốn mà chủ dự án phải trả để huy động vốn cho dự án.
Chi phí vốn chủ sở hữu (lợi suất yêu cầu/ tỷ suất chiết khấu của thị
trường) là chỉ số phản ánh lợi suất kỳ vọng của nhà đầu tư khi đầu tư vào một
cổ phiếu nào đó. Chỉ số này phản ánh rủi ro của cổ đông, của các nhà đầu tư
khi nắm giữ cổ phiếu. Với các cổ phiếu khác nhau, các lĩnh vực hoạt động

×