Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.51 KB, 18 trang )

những vấn đề chung về phân tích tài chính
trong doanh nghiệp
1.1) Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính:
1.1.1)Khái niệm:
Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các công cụ và phơng pháp cho
phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý
doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính hiện tại và trong quá khứ của
doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng nh đánh giá khả năng và tiềm
lực của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đa ra các quyết định tài chính và
quyết định quản lý phù hợp.
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp, mà trọng tâm là phân tích các
báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trng tài chính thông qua một hệ thống các
phơng pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp cho việc đánh giá toàn diện, tổng
hợp, khái quát và xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó nhận biết, phán đoán, dự báo và đa ra các quyết định tài chính,
quyết định tài trợ đầu t phù hợp.
Tóm lại phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên
báo cáo tàI chính biết nói để những ngời sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình
tàI chính của doanh nghiệp và các mục tiêu,các phơng pháp hành động của ngời
chủ doanh nghiệp đó.
1.1.2)Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các
nhà đầu t, các chủ nợ và những ngời sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định
về đầu t, tín dụng và các quyết định tơng tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những
ngời có một trình độ tơng đối về kinh doanh và các hoạt động kinh tế mà muốn
nghiên cứu các thông tin này.
Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng nhằm cung cấp thông tin để giúp các nhà
đầu t, các chủ nợ và những ngời sử dụng khác đánh giá số lợng. thời gian và rủi ro
của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc lãi. Vì các dòng tiền của các nhà
đầu t liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải
cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lợng, thời gian và rủi ro của các dòng


tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực
kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực
này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế. những sự kiện và những tình
huống mà có làm thay đổi các nguồn lực đó.
Phân tích tài chính doanh nghiệp căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính
doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt
động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác
định nguyên nhân và mức độ ảnh hởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các
biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phân tích tài chính không phải là một quá trình tính toán các tỷ số mà là
quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh
nghiệp mà đợc phản ảnh trên các báo cáo tài chính.
Phân tích tài chính là đánh giá những gì đã làm đợc, dự kiến những gì sẽ
xẩy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh
khắc phục các điểm yếu làm sao cho các con số trên các báo cáo phân tích đó
biết nói để những ngời sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của
doanh nghiệp và các mục tiêu, các phơng pháp hành động của những nhà quản lý
doanh nghiệp đó.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp với hoạt
động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất
kinh doanh đều có ảnh hởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngợc lại
tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá
trình sản xuất kinh doanh.
Hoạt động tài chính là nội dung chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình của các mặt hoạt động
của doanh nghiệp, bằng các chỉ tiêu kinh tế, những báo cáo này do kế toán soạn
thảo định kỳ, nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính
của doanh nghiệp, hoặc của tổ chức cho những ngời cần sử dụng chúng.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những ngời sử
dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào hoạt động chức năng của họ nội dung này đợc
khái quát nh sau.
@@@Đối với nhà quản trị doanh nghiệp.
Cần sử dụng thông tin cho việc quyết định cho các mục tiêu điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh, thực sự hiệu quả thể hiện cụ thể ở cả hai lĩnh vực: lĩnh vực
sản xuất kinh doanh và lĩnh vực tài chính. Trong sản xuất kinh doanh, vấn đề đặt
ra là quản lý chi phí và giá thành trong mối quan hệ với chất lợng sản phẩm, tổ
chức tốt khâu cung ứng đầu vào và ra. Trong hoạt động tài chính, cần chú ý vấn đề
vốn và nguồn huy động sao cho cơ cấu của nguồn vốn đảm bảo chi phí sử dụng
vốn là tối u. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị có
một cái nhìn tổng quát của việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong
năm qua, dự đoán năng lực tài chính của doanh nghiệp để từ đó lập kế hoạch cho
dự đoán tơng lai, cần đầu t dài hạn và chiến lợc sản phẩm và thị trờng với những
thông tin có dạng lựa chọn phơng án nào, sẽ cho hiệu quả cao nhất, nên huy động
nguồn đầu t nào.
@@@Đối với các nhà đầu t.
Cần sử dụng thông tin cho việc quyết định các mục tiêu có nên đầu t vào doanh
nghiệp này hay không, với yếu tố dự đoán giá trị đầu t nào sẽ thu đợc trong tơng
lai, các lợi ích khác có thể thu đợc trong tơng lai không, và sẽ nhận đợc từ các
thông tin năng lực của doanh nghiệp trong điều hành kinh doanh và huy động vốn
đầu t nh thế nào.
@@@Đối với các nhà cho vay.
Cần sử dụng thông tin cho việc quyết định các mục tiêu có nên cho doanh nghiệp
này vay vốn hay không, và cần dự đoán doanh nghiệp có khả năng trả nợ theo
đúng hợp đồng hay không, các lợi ích khác đối với nhà cho vay. Và nhận đợc các
thông tin có dạng tình hình công nợ của doanh nghiệp, lợi tức có đợc chủ yếu từ
hoạt động nào, tình hình khả năng tăng trởng của doanh nghiệp.
@@@Đối với cơ quan nhà nớc.
Cần quyết định cho các mục tiêu các khoản đóng góp cho nhà nớc, với các yếu tố

cần dự đoán cho tơng lai hoạt động của doanh nghiệp có thích hợp và hợp pháp
không, với thông tin nhận đợc có thể có biến động gì về vốn và thu nhập trong t-
ơng lai.
@@@Ngời làm công sử dụng thông tin.
Về phía ngời lao động, mối quan tâm của họ hớng đến việc trả lời cho câu hỏi là
thu nhập, quyền lợi của họ có đợc tăng thêm hay không, có nên tiếp tục hợp đồng
không.
Nh vậy, có thể nói, mục đích quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là
giúp những ngời ra quyết định đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của
doanh nghiệp, từ đó lựa chọn phơng án hành động tối u.
1.2)Tài liệu và phơng pháp phân tích tài chính:
1.2.1)Tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp:
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, ngời phân tích phải sử dụng rất nhiều
tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất
hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin tài chính chủ yếu
đối với những ngời ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những cho biết
tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những
kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt đợc trong tình hình đó. Sau đâylà 3 báo
cáo tài chính chủ yếu:
- Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN)
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình
tài sản của doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, dới hình thái tiền tệ theo
giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất, bảng cân đối kế toán là
một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính
tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, đồng thời phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo
từng loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán và tình
hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nớc về thuế và các khoản khác.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B03-DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính đợc lập nhằm cung cấp các thông tin về tình
hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cha có trong hệ thống báo cáo tài chính,
đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính cha trình
bày một cách rõ ràng và cụ thể.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể lập thêm một báo cáo mang tính hớng
dẫn nh: báo cáo lu chuyển tiền tệ.
1.2.2)Phơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích hình hình tài chính là một bộ phận của phân tích hoạt động kinh tế, có
quá trình phát triển lâu dài. Do đó, nó có rất nhiều phơng pháp phân tích hiện đại
và phong phú.
Phơng pháp chi tiết trong phân tích hoạt động kinh tế.
Phơng pháp so sánh.
Phơng pháp loại trừ.
+Phơng pháp số chênh lệch.
+Phơng pháp thay thế liên hoàn.
+Phơng pháp chỉ số.
Phơng pháp liên hệ.
+Phơng pháp liên hệ cân đối.
+Phơng pháp liên hệ trực tiếp và ngợc chiều.
+Phơng pháp liên hệ tơng quan.
Có hai phơng pháp chính sau:
1.2.2.1)Ph ơng pháp so sánh :
Phơng pháp này đợc sử dụng rộng rãi để xác định hớng và mức độ biến động của
các chỉ tiêu phân tích. Trong phơng pháp này trớc hết cần phải xác định mục tiêu
so sánh, gốc so sánh và điều kiện so sánh.
*Gốc so sánh
Tuỳ theo mục đích của việc so sánh mà ta chọn gốc khác nhau:
- Nếu nghiên cứu nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trởng của các chỉ tiêu thì gốc
là trị số của chỉ tiêu (đã thực hiện) của kỳ trớc.

- Nếu đánh giá sự biến động so với mục tiêu dự kiến thì gốc là trị số của chỉ
tiêu đặt ra trong kế hoạch.
- Nếu nghiên cứu khả năng đáp ứng với nhu cầu của thị trờng thì gốc là mức của
hợp đồng đã ký. Ngoài ra còn có thể so sánh theo không gian (giữa các đơn vị trực
thuộc) khi đó gốc là trị số của các chỉ tiêu của một đơn vị điển hình nào đó trong
từng lĩnh vực.
*Điều kiện so sánh
Khi so sánh đặc biệt là so sánh theo thời gian cần phải chú ý các điều kiện sau:
- Nội dung kinh tế của các chỉ tiêu so sánh phải giống nhau
- Phơng pháp tính các chỉ tiêu cần so sánh phải giống nhau
- Đơn vị tính của các chỉ tiêu phải giống nhau.
- Phạm vi tính toán của các chỉ tiêu phải giống nhau
- Độ dài thời gian tính các chỉ tiêu phải giống nhau
*Mục tiêu so sánh
Để đáp ứng các mục tiêu so sánh, các chỉ tiêu đợc thể hiện dới ba hình thức
dới đây:
- Số tuyệt đối: là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích đợc thực hiện bằng
phép trừ (-) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. Kết
quả so sánh bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô hoặc khối lợng
của chỉ tiêu phân tích.
- Số tơng đối: là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích đợc thực hiện bằng
phép chia (:) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. Kết
quả so sánh bằng số tơng đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu
trong tổng thể hoặc biến động về tốc độ của chỉ tiêu nghiên cứu giữa các kỳ khác
nhau.
- Số bình quân là chỉ tiêu biểu hiện tính phổ biến, tính đại chúng, tính đại
diện của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích.
Phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang
-Phân tích theo chiều dọc:với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên
báo cáo đợc thể hiện bằng một số tỉ lệ kết cấu so với một khoản mục đợc chọn

làm gốc có tỷ lệ 100%.Sử dụng phơng pháp so sánh số tơng đối kết cấu(chỉ tiêu
bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể)phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đa về một
đIều kiện so sánh,dễ dàng thấy đợc kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ
tiêu tổng thể tăng giảm nh thế nào,từ đó đánh giá kháI quát tình hình tài chính
doanh nghiệp.Nh vậy đối với bảng cân đối kế toán chỉ tiêu tổng thể là tài sản và
nguồn vốn.Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc rất có ích cho việc khảo
sát các nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoặc nói cách khác là có ích
cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn vốn vay với nguồn vốn chủ sở
hữu.Đối với bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì chỉ tiêu tổng thể là
doanh thu thuần.Theo phơng pháp nay ta thấy đợc quan hệ kết cấu và biến động
kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và quá trình sinh lời của doanh
nghiệp.
-Phân tích theo chiều ngang:phân tích theo chiều ngang sẽ làm nổi bật lên
biến động của một khoản mục nào đó theo thời gian và việc phân tích này sẽ làm
nổi rõ tình hình đặc điểm về lợng và tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.Phân
tích theo chiều ngang giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu
tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính.Đánh giá đI từ tổng quát đến chi
tiết,sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và
rủi ro nhận ra các khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định
nguyên nhân.
Sử dụng phơng pháp so sánh bắng số tuyệt đối hoặc số tơng đối:
Số tuyệt đối:
Y=Y1 -Y0

×