Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.3 KB, 30 trang )

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NHTM
1.1 Vốn kinh doanh của NHTM
1.1.1 Các hoạt động cơ bản của NHTM
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các hoạt động của NHTM
cũng ngày một mở rộng và đa dạng hơn. NHTM là tổ chức kinh doanh
tiền tệ, vì thế khi xem xét các hoạt động của NHTM ta thường xem xét
ba hoạt động cơ bản: hoạt động huy động vốn, hoạt động tài trợ vốn và
hoạt động dịch vụ. Ba hoạt động đó có quan hệ mật thiết, tác động, hỗ
trợ thúc đẩy nhau phát triển tạo nên sự tồn tại và phát triển của NH.
1.1.1.1 Hoạt động huy động vốn
Là hoạt động cơ bản nhất của NH, bất cứ một NH nào muốn thực
hiện mục tiêu kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thì trước hết phải thực hiện
hoạt động huy động vốn. Không một NH nào có thể tồn tại và phát triển
nếu không có hoạt động huy động vốn, bởi lẽ nhu cầu vốn trên thị
trường rất lớn trong khi vốn chủ sở hữu của các NH thường chiếm tỉ
trọng vô cùng nhỏ bé. Vì vậy, để có nguồn vốn hoạt động và cung cấp
cho nền kinh tế thì ngoài vốn chủ sở hữu NHTM phải huy động những
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Có thể nói thực chất của hoạt
động huy động vốn là hoạt động thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các cá
nhân, tổ chức kinh tế. Trên cơ sở vốn huy động được NH sẽ tiến hành
cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Với nghiệp vụ
này, NHTM đóng vai trò là trung gian trong việc huy động sức mạnh của
nguồn vốn nhàn rỗi vào phát triển kinh tế. Thông qua quá trình này,
NHTM đã tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả, chuyển tài nguyên
của đất nước từ nơi dư thừa chưa sử dụng đến nơi có tiềm năng đưa
vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các hoạt động huy động vốn
thì hoạt động nhận tiền gửi chiếm tỉ trọng lớn nhất và đóng vai trò quan
trọng trong tổng nguồn vốn của NH.
Hoạt động huy động vốn càng mở rộng thì uy tín của NH ngày càng
được khẳng định. Hoạt động này được hình thành và thực hiện ngay khi


thành lập NH và nó tiếp tục phát triển trong quá trình hoạt động của NH,
bao gồm việc tạo lập vốn điều lệ, thành lập quỹ dự trữ, các nghiệp vụ đi
vay và nhận kí thác…
Việc mở rộng kênh huy động vốn là một trong những mục tiêu quan
trọng của NH song điều quan trọng là NH cần phải căn cứ vào mục tiêu,
chiến lược kinh doanh, chiến lược kinh tế ngành…để có đủ vốn và cơ
cấu phù hợp với chi phí huy động hợp lý.
1.1.1.2 Hoạt động đầu tư vốn
Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm thu
lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản
khác nhau của NH. Trong đó chủ yếu là dùng cho hoạt động tín dụng và
đầu tư, đồng thời đây cũng là hoạt động trực tiếp đem lại lợi nhuận cho
NH.
Hoạt động tín dụng: là nghiệp vụ cung ứng vốn trực tiếp của NH
cho nền kinh tế. Nghiệp vụ này sử dụng vốn lớn nhất và cũng tạo ra thu
nhập lớn nhất cho NH. Đây là hoạt động giữ vị trí quan trọng có tính
chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NH. Hoạt động này tạo
ra thu nhập chính cho NH, quyết định đến kết quả kinh doanh cũng như
sự tồn tại và phát triển của NH. Thông qua hoạt động tín dụng, các
NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm vốn đầu tư
được mở rộng, tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, góp phần cải thiện
đời sống nhân dân.
Hoạt động đầu tư: NHTM có thể sử dụng vốn để đầu tư như: góp
vốn vào doanh nghiệp, thành lập công ty, góp vốn dưới dạng liên doanh
liên kết,…Trong hoạt động kinh doanh, có nhiều thời điểm phát sinh các
khoản vốn tạm thời nhàn rỗi, NH có thể gửi vào các tổ chức tín dụng
hoặc đầu tư chứng khoán nhằm tăng thêm lợi nhuận. Nghiệp vụ này
còn góp phần nâng cao năng lực thanh toán của NH và bảo toàn được
ngân quỹ.
1.1.1.3 Hoạt động khác

Ngoài hoạt động huy động vốn và đầu tư, NH còn thực hiện một số
chức năng trung gian thông qua việc cung cấp các loại hình dịch vụ NH:
dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh…Trong đó chủ yếu là
các dịch vụ thanh toán. Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
các dịch vụ của NH ngày càng phát triển và phong phú đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
Thông qua các dịch vụ trên, NH thu được một khoản phí hay hoa hồng.
Thực hiện tốt các hoạt động này cũng giúp góp phần làm tăng thu
nhập ổn định cho NH. Xu hướng nguồn thu về dịch vụ ngày càng tăng
và chiếm một tỷ lệ lớn về tổng thu trong kinh doanh của NH.
Các hoạt động dịch vụ phản ánh mức độ phát triển của NH. Việc đa
dạng hoá sản phẩm cung ứng không chỉ làm tăng thu nhập cho NH mà
còn làm tăng uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của NH. Thực hiện
tốt các hoạt động này cũng tạo điều kiện phát triển hoạt động huy động
vốn và đầu tư của NH.
Có thể nói, hoạt động huy động vốn và đầu tư vốn là hoạt động
quan trọng nhất của NHTM, bởi lẽ để thực hiện mục tiêu kinh doanh của
mình thì vốn tự có của các NH không thể đáp ứng được nhu cầu buộc
các NH phải không ngừng huy động vốn. Hầu hết nguồn vốn mà NH sử
dụng đều mất chi phí mới có được, do đó NH phải thực hiện nghiệp vụ
sử dụng vốn một cách an toàn, hiệu quả, đảm bảo thu hồi vốn, đủ bù
đắp chi phí và có lãi.
1.1.2 Vốn kinh doanh của NHTM
Vốn kinh doanh của NHTM là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị
các tài sản có của NH và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.
Vốn của NH cũng có thể thuộc quyền sở hữu của NH hoặc vay từ bên
ngoài. Vì vậy, NH phải có trách nhiệm cả với cổ đông và người gửi tiền.
Vốn kinh doanh của NH bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động
1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu chính là điều kiện pháp lý cơ bản và cũng là yếu tố

tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ với khách
hàng. Có thể nói quy mô vốn chủ sở hữu là yếu tố quyết định quy mô
vốn và quy mô tài sản có của NH.
Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn hoạt
động kinh doanh của NH, nhưng nó là nguồn vốn rất quan trọng vì nó
không chỉ cho ta thấy quy mô của NH mà nó còn là cơ sở để thu hút các
nguồn vốn khác.
Theo đà phát triển hiện nay thì nguồn vốn sẽ gia tăng về số lượng
tương đối, song nó vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu nguồn vốn.Vốn
chủ sở hữu càng lớn thì khả năng đảm bảo của NH trong điều kiện kinh
tế khó khăn càng tốt. Tất nhiên, nếu vốn chủ sở hữu quá lớn cũng sẽ
không có lợi đối với hoạt động kinh doanh của NH vì nó sẽ làm mức lợi
nhuận cho cổ đông ít đi.
Ở Việt Nam, đa số các NH đều có quy mô nhỏ, vốn tự có và vốn
điều lệ đều thấp, tỷ lệ vốn tự có và tài sản có phần lớn đều nhỏ hơn 5%
so với mức tối thiểu của quốc tế là 8%.
Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu rất đa dạng, bao gồm:
Vốn điều lệ: là vốn được cấp hoặc được góp của chủ sở hữu khi
NH bắt đầu hoạt động. Tuỳ theo tính chất của mỗi NH mà nguồn hình
thành vốn ban đầu khác nhau. Đối với NH tư nhân thì vốn điều lệ do tư
nhân tự bỏ ra, vốn điều lệ của NH thuộc sở hữu Nhà nước là do ngân
sách Nhà nước cấp, còn vốn lưu động của NH cổ phần là do các cổ
đông đóng góp, đối với NH liên doanh thì do các bên tham gia liên
doanh góp vốn.
Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động, vốn lưu động của NH gia tăng theo
nhiều phương thức khác nhau:
(1) Nguồn bổ sung từ lợi nhuận giữ lại không chia: khi NH làm ăn
tốt, thu nhập ròng dương, NH có thể giữ lại một phần thu nhập bổ sung
và làm tăng vốn lưu động. Lợi nhuận giữ lại không phải là nguồn vốn

cho không nhưng dù sao đây cũng là nguồn vốn có chi phí thấp hơn so
với việc phát hành cổ phiếu mới.
(2) Nguồn bổ sung khác: nguồn này từ phát hành thêm cổ phiếu,
góp thêm, cấp thêm...để mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới trang thiết
bị hoặc để đáp ứng nhu cầu gia tăng vốn của chủ sở hữu do NHNN quy
định. Nguồn này không mang tính thường xuyên song có thể giải quyết
nhu cầu vốn của NH lúc cần thiết.
Các quỹ: ngoài vốn lưu động, NHTM còn có các quỹ dự trữ, các
quỹ này được coi là vốn tự có của NH và được bổ sung hàng năm từ lợi
nhuận ròng của NH.
(1) Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập hàng năm và được tích
luỹ lại nhằm bù đắp những tổn thất, rủi ro xảy ra đối với hoạt động NH.
(2) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: trích lập theo tỉ lệ % nhất định
trên tổng lợi nhuận ròng
NH cũng còn có thể có các quỹ như: quỹ phúc lợi, khen thưởng...
1.1.2.2 Nguồn vốn huy động
Do vốn chủ sở hữu thường chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn
vốn kinh doanh của NHTM nên để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì
NH cũng phải huy động vốn từ bên ngoài. Đây chính là nguồn vốn đóng
vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Nhờ có nguồn
vốn này mà NH có điều kiện cho vay, đầu tư và tham gia vào các hoạt
động có khả năng sinh lời khác. Nguồn vốn huy động được huy động
chủ yếu từ 2 nguồn chính:
• Nguồn vốn huy động từ tiền gửi
Tiền gửi là nền tảng cho sự ổn định và phát triển của NH. Đây cũng
là khoản mục phân biệt NH với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền
gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay và đầu tư nên cũng là nguồn
gốc sâu xa của lợi nhuận. Tiền gửi có thể chia thành hai loại chủ yếu là
tiền gửi nhằm mục đích hưởng các lợi ích từ các dịch vụ mà NH cung
cấp cho khách hàng có tài khoản ở NH và loại thứ hai là nhằm hưởng lãi

suất NH trả cho các món tiền gửi có kỳ hạn xác định.
Các khoản tiền gửi nhằm mục đích hưởng các lợi ích từ các dịch vụ
NH là các khoản tiền gửi không kì hạn và các khoản tiền gửi thanh toán.
Đây là các khoản chủ yếu sẽ dùng để thanh toán, chi trả cho các hoạt
động mua hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi khác được phát sinh một
cách thường xuyên. Với các khoản gửi thanh toán thì khách hàng có thể
gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào.
Loại thứ hai là tiền gửi có kỳ hạn. Đây là khoản tiền có sự thoả
thuận về thời điểm rút tiền của khách hàng. Các khoản tiền này được
gửi vào nhằm mục đích thu lợi từ lãi của NH trả cho khách hàng. Loại
thứ hai do có thời hạn xác định và thường là dài hơn so với tiền gửi
không kỳ hạn nên có lãi suất cao hơn. Vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. Tuy nhiên, do nguồn
vốn này chỉ tạm thời nằm trong két của NH trong một khoảng thời gian
nhất định nên việc sử dụng nguồn vốn này đòi hỏi NH phải có một
lượng dự trữ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách
hàng khi đến thời điểm đáo hạn (hết kỳ hạn gửi) hay khi khách hàng có
nhu cầu thanh toán (đối với khoản tiền gửi thanh toán). Nguồn vốn từ
tiền gửi có kỳ hạn đem sử dụng sẽ an toàn hơn và ít gặp rủi ro khách
hàng rút vốn trước hạn.
• Nguồn vốn đi vay
Nguồn tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất của NH, tuy nhiên, khi
nguồn này không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán và cho vay của NHTM
thì các NHTM có thể đi vay. Nguồn đi vay thường chiếm tỉ trọng nhỏ, có
chi phí huy động lớn nhưng nó đảm bảo cho hoạt động của NH liên tục
và thông suốt.
-Vay NHNN : vay NHNN thường mang tính chất là các khoản vay
cấp bách khi NHTM thiếu hụt dự trữ hoặc thiếu khả năng chi trả. Đây là
nguồn cho vay cuối cùng của các NHTM để tránh vấp phải khủng hoảng
tài chính.

NHNN thực hiện cấp tín dụng cho các NHTM qua 2 hình thức chính
là tái chiết khấu (hay tái cấp vốn) và vay vốn ngắn hạn.
Có thể nói, nguồn vốn vay NHNN là rất quan trọng vì nó giúp cho
NH vượt qua các khó khăn về thanh khoản và đảm bảo hoạt động bình
thường của các NHTM, giúp cho sự ổn định và phát triển của nền kinh
tế.
- Vay tổ chức tín dụng khác
Trong quá trình hoạt động, khi NHTM thiếu hụt dự trữ hoặc thiếu
tiền mặt, buộc phải vay mượn các tổ chức tín dụng khác thay thế cho
nguồn vay mượn từ NHNN. Quan hệ vay mượn này diễn ra khá thường
xuyên nhưng thường chỉ trong thời gian ngắn vì tính chất của khoản vay
này là đáp ứng nhu cầu vốn trước mắt. Hoạt động này đã hỗ trợ tích
cực cho hoạt động của các NH, bổ sung kịp thời cho nhu cầu vốn thông
qua việc điều hoà nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Vốn vay các tổ chức tín dụng và NHNN chiếm tỉ lệ không lớn nhưng
nó góp phần gia tăng nguồn vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh và đảm
bảo khả năng thanh toán thường xuyên cũng như nâng cao hiệu quả,
hiệu suất sử dụng vốn của NHTM
- Vay trên thị trường
Đây là kênh huy động vốn được nhiều NH áp dụng. Kênh huy động
vốn này đã hỗ trợ tích cực cho các NHTM. Kênh huy động này thường
không có tài sản đảm bảo; các NH lớn, uy tín vay vốn dễ dàng hơn; các
NH nhỏ thường vay gián tiếp qua NH đại lý hoặc nhờ sự bảo lãnh của
các NH lớn
Các NHTM có thể vay vốn trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường
vốn. Các công cụ NHTM sử dụng để vay vốn trên thị trường tiền tệ gồm:
kỳ phiếu NH, chứng chỉ tiền gửi..., trên thị trường vốn bao gồm: trái
phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ...
• Nguồn khác
Ngoài các nguồn vốn trên, nguồn vốn của NHTM còn bao gồm:

- Nguồn uỷ thác: NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác: uỷ thác đầu
tư, uỷ thác giải ngân, uỷ thác cho vay, thu hộ...Khi thực hiện các dịch vụ
này, mạng lưới NHTM như là kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Do vậy,
vốn hình thành từ nguồn này không mất chi phí.
- Nguồn từ thanh toán: các hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt có thể hình thành các nguồn trong thanh toán (sec trong quá trình
chi trả, tiền ký quỹ mở L/C...)
- Nguồn khác: ngoài các nguồn nêu trên NH còn có một số nguồn
khác như: lương chưa trả, thuế chưa nộp...
1.1.3 Vai trò của vốn huy động đối với hoạt động của NHTM
NHTM kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, đầu tư và cung
cấp các dịch vụ, vì vậy công tác huy động vốn góp phần hết sức quan
trọng tạo ra nguồn vốn cho NHTM. Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản
của NHTM nhằm thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân trong
nền kinh tế để thực hiện mục đích kinh doanh của mình. Nhìn chung,
vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và đóng vai trò quyết định đối với
việc thực hiện chức năng của NHTM.
(1) Vốn là cơ sở để các NH tổ chức hoạt động kinh doanh
NHTM cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh
doanh đều phải có vốn. Bởi vì, vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết
định khả năng kinh doanh. Riêng với NH, vốn là cơ sở để NHTM tổ
chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác, NH không có
vốn thì không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của NH. Đối với
NH, do tính chất đặc thù là kinh doanh tiền tệ nên vốn không chỉ là điều
kiện chính để kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của
NHTM. Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của NH. Những
NH nhiều vốn là NH có nhiều thế mạnh trong kinh doanh và một NH chỉ
có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tốt khi biết kết hợp hài hoà giữa
các nguồn vốn với nhau tạo ra cơ cấu vốn hợp lý và ổn định.
(2) Vốn của NH quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt

động khác
Hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NH phụ thuộc vào
vốn của NH. Lượng vốn của NH có tính chất quyết định đến việc mở
rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng, khả năng chi trả, thanh toán cũng
như các hoạt động khác của NH. Các NH có nhiều vốn sẽ có ưu thế
cạnh tranh hơn các NH có ít vốn do các khoản mục đầu tư và cho vay
kém đa dạng hơn, các dịch vụ cung ứng kém hơn, cũng như quy mô
các khoản vay nhỏ hơn. Mặt khác, sự tăng trưởng của quy mô tín dụng
phải đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định, do đó NH không
thể mở rộng quy mô tín dụng khi vốn chủ sở hữu còn hạn chế. Có nhiều
vốn NH sẽ có điều kiện đưa ra các hình thức tín dụng linh hoạt, phát
triển quy mô tín dụng, từ đó có điều kiện hạ lãi suất nên thu hút được
nhiều khách hàng hơn.
Như vậy, các NHTM chỉ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín
dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh khi NH có vốn huy động dồi dào,
tăng trưởng ổn định và có cơ cấu vốn hợp lý nhờ hoạt động huy động
hiệu quả
(3) Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của NH
trên thị trường.

×