Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.07 KB, 29 trang )

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.Thanh toán quốc tế và hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân
hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt động
mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với cá nhân
và tổ chức ở quốc gia khác hoặc giữ một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua
hệ thống ngân hàng.
Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ở các quốc gia khác
nhau. Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tối thiểu đến 2 quốc gia, thông
thường là ba quốc gia.
Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến hệ thống pháp luật của các
quốc gia khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Do tính phức tạp đó các bên
tham gia thường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thông nhất và theo
thông lệ quốc tế…
Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế thông thường tồn tại dưới hình
thức các phương tiện thanh toán( Hối phiếu,séc, thẻ, chuyển khoản…), có thể là
đồng tiền của nước người mua hoặc nước người bán, hoặc có thể là đồng tiền
của nước thứ 3, nhưng thường là ngoại ngoại tệ được tự do chuyển đổi.
Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế thông thường phổ biến là tiếng
Anh.
Thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyển môn cao, trình độ công nghệ
tương xứng với trình độ quốc tế.
1.1.2. Điều kiện và vai trò của thanh toán quốc tế.
1.1.2.1. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
Để thực hiện TTQT, điều khoản thanh toán quy định trong hợp đồng ngoại
thương các bên tham gia phải và thanh toán bộ chứng từ thanh toán.
1.1.2.1.1. Điều kiện về tiền tệ
Hầu hết các quốc gia trên Thế giới đều có đồng tiền riêng của đất nước


mình.Tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền có thể thay đổi làm ảnh hưởng đến quyền
lợi của các bên liên quan. Vì vậy, trong kinh doanh quốc tế các nhà xuất nhập
khẩu đặc biệt lưu ý đến điều kiện về tiền tệ. Trong thương mại quốc tế thường
xuất hiện hai loại tiền tệ: tiền tệ dùng để tính toán hợp đồng và tiền tệ dùng để
thanh toán hợp đồng. Hai loại tiền tệ này có thể giống nhau hoặc khác nhau, có
thể là tiền tệ của nước xuất khẩu, tiền tệ của nước nhập khẩu hoặc tiền tệ củan
một nước thứ ba.
1.1.2.1.2. Điều kiện về thời gian thanh toán
Thời gian thanh toán có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và gây ra rủi ro cho
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Vì vậy, điều kiện về thời gian thanh toán đặc
biệt được lưu ý trong kinh doanh quốc tế để cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận.
Thông thường các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thỏa thuận thanh toán trước khi
giao hàng, ngay khi giao hàng hoặc sau khi giao hàng.
1.1.2.1.3. Điều kiện về phương thức thanh toán
PTTT là cách thức hai bên trong quan hệ hợp đồng ngoại thương thực hiện
chuyển tiền và nhận tiền. Hiện nay, các NHTM cung cấp nhiều PTTT tiện ích,
đa dạng cho khách hàng như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ,…. Mỗi
PTTT đều có đặc điểm riêng và có thể gây rủi ro, bất lợi hoặc tạo thuận lợi cho
các bên. Vì vậy, các bên cần phải lưu ý khi lựa chọn PTTT trong kinh doanh
quốc tế
1.1.2.1.4. Điều kiện về bộ chứng từ thanh toán
Bộ chứng từ mô tả hàng hóa, dịch vụ và toàn bộ quá trình thực hiện hợp
đồng. Nhà xuất khẩu phải lập bộ chứng từ xuất trình để chứng minh việc giao
hàng của mình. Nhà nhập khẩu sẽ nhận hàng dựa trên bộ chứng từ nhà xuất
khẩu lập. Trong một số phương thức, việc quyết định thanh toán chỉ dựa vào bộ
chứng từ nhà xuất khẩu xuất trình. Với mong muốn hạn chế rủi ro trong thương
mại, nhà nhập khẩu thường đòi hỏi chứng từ đầy đủ về số lượng, nội dung, hoàn
hảo đến từng chi tiết và đôi khi cả đơn vị phát hành chứng từ. Điều này có thể
làm gia tăng chi phí, tốn thời gian cho nhà xuất khẩu, thậm chí đôi khi nhà xuất
khẩu không thể thực hiện được. Vì vậy, ngay từ thời điểm ký hợp đồng, các bên

cần phải quy định rõ ràng về bộ chứng từ thanh toán để tạo thuận lợi cho quá
trình mua bán.
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động của
NHTM.
Ngày nay, ngoại trừ những hoạt động mua bán nhỏ, một số giao dịch hạn
chế tại biên giới được chi trả bằng tiền mặt; hầu như các hoạt động kinh doanh
hợp pháp trên Thế giới đều được thực hiện thông qua các định chế tài chính
trung gian. Với chức năng trung tâm , hoạt động TTQT của NHTM đã trở thành
một dịch vụ không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế
hàng hóa.
1.1.2.2.1. Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị
phần kinh doanh cuả NHTM.
NHTM là trung gian tài chính, thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Thông qua hoạt động kinh
doanh đa năng , NHTM đã thiết lập nên mối quan hệ không chỉ với các tổ chức,
khách hang trong nước, mà còn thiết lập quan hệ với các tổ chức kinh tế quốc tế
khác và đã trở thành một chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế.
TTQT là chức năng ngân hang quốc tế của NHTM.
Trong TTQT, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán mà
còn tư vấn khách hàng về điều kiện thanh toán, hướng dẫn về kĩ thuật TTQT
nhằm giảm rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tạo sự an tâm cho khách
hàng trong giao dịch ngoại thương.
Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là với các ngân hàng
liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt và xu hướng phát
triển ngoại thương, đầu tư tài chính mang tính quốc tế như hiện nay, TTQT là một
nghiệp vụ không thể thiếu để NHTM có thể ít nhất là giữ được các khách hàng hiện
có, đồng thời tạo cơ hội thu hút thêm khách hàng mới.
1.1.2.2.2. Thanh toán quốc tế góp phần làm tăng thu nhập cho NHTM.
Ngoài việc nguồn vốn huy động tăng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín
dụng, thông qua TTQT, ngân hàng còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ thu phí dịch

vụ thanh toán, tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ…
1.1.2.2.3. Thanh toán quốc tế làm giảm rủi ro trong kinh doanh.
Thông qua hoạt động TTQT,ngân hàng có thể quản lí việc sử dụng vốn vay
và giám sát được tình hình kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện quản lí và
nâng cao hiệu quả đầu tư. Mặt khác, việc kinh doanh đa năng là phương sách
hiệu quả để phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng.
1.1.2.2.4. Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của NHTM.
Nghiệp vụ TTQT không tạo điều kiện thu hút khách hàng, làm tăng số dư
tiền gửi thanh toán , mà trong quá trình thực hiện các phương thức TTQT, đặc
biệt là phương thức tín dụng chứng từ, những khoản tiền kí quỹ mở thư tín dụng
của khách hàng tạo ra nguồn vốn rẻ và tương đối ổn định. Ngoài ra các khoản
khách hàng nộp để giải chấp lô hàng nhập khẩu do ngân hàng quản lí khi chưa
đến hạn thanh toán cũng là một nguồn tạo thanh khoản cho ngân hàng dưới hình
thức tiền tập trung chờ thanh toán.
1.1.2.2.5. Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại.
TTQT giúp cho quy mô hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi biên giới
quốc gia, hòa nhập với các ngân hàng trên thế giới, góp phần nâng cao uy tín
trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng có điều kiện phát triển quan hệ
đại lí, khai thác nguồn tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế, nguồn tài trợ từ
ngân hàng nước ngoài để đáp ứng vốn phát triển kinh tế- xã hội…
1.1.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn các ngân hàng thương mại.
1.1.3.1. Ngân hàng mở L/C
 Quyền hạn
- Xem xét các điều kiện, điều khoản của L/C sẽ được phát hành, hoặc nội
dung sẽ sửa đổi.
- Chỉ định ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo L/C.
- Định đoạt chứng từ bất hợp lệ.
- Yêu cầu người xin mở L/C thanh toán.
- Thu phí dịch vụ ngân hàng.
 Trách nhiệm

- Thanh toán bộ chứng từ phù hợp với quy định của thư tín dụng
- Thực thi đúng quy định của UCP 600
1.1.3.2. Ngân hàng thông báo L/C
 Quyền hạn
- Xem xét ( đồng ý hoặc không đồng ý) thông báo L/C của ngân hàng mở
cho người thụ hưởng
- Thu phí dịch vụ
 Trách nhiệm
- Kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng
- Thông báo cho ngân hàng mở nếu từ chối thông báo L/C
- Thực thi đúng quy định của UCP 600
1.1.3.3. Ngân hàng xác nhận L/C
 Quyền hạn
- Xem xét các điều khoản, điều kiện của thư tín dụng sẽ xác nhận kể cả các
sửa đổi liên quan nếu có
- Yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán toàn bộ chứng từ phù hợp
- Thu phí dịch vụ
 Trách nhiệm
- Thanh toán miễn truy đòi cho người thụ hưởng trên cơ sở bộ chứng từ
hợp lệ
- Thực thi đúng quy định của UCP 600
1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu.
1.2.1. Phương thức chuyển tiền:
Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng) ở một địa
điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng.
Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại
lý của mình ở nước người thụ hưởng.
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:
- Chuyển tiền bằng điện

- Chuyển tiền bằng thư
Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện
nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của
nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ
hưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường
hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá
hối đoái của nước đó.
Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại
quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các
dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm,
bồi thường…
1.2.2. Phương thức bảo lãnh (letter of guarantee - L/G) là bất cứ một sự
bảo lãnh nào cam kết thanh toán của trung gian tài chính hoặc của pháp nhân
hay thể nhân bằng văn bản là sẽ bồi thường một số tiền nhất định, nếu đến hạn
mà người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trên thư bảo
lãnh.
1.2.3. Phương thức nhờ thu:
Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho
người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người
nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:
- Người xuất khẩu
- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân
hàng quốc gia của người nhập khẩu)
- Người nhập khẩu
Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:
- Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập
các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân

hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối
phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại
quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu
- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác
cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là
người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới
trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là
người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của
người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
1.2.4.Phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoã thuận mà trong đó một ngân
hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người
thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó,
khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy
định đề ra trong thư tín dụng.
Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải hình
thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức
thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ không giao hàng và
như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không hình thành được.
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải
căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu
cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại
hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh
toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi.
1.3. Khái niệm, trình tự tiến hành và nội dung của phương thức Tín
dụng chứng từ.
1.31. Khái niệm Phương thức Tín dụng chứng từ.

Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng)
theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác
hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi
người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy
định đề ra trong thư tín dụng.
Các chức năng cơ bản của thư tín dụng chứng từ (L/C)
(i). Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán rất
thông dụng trong mua bán quốc tế. L/C thường được sử dụng như
là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.
(ii). Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện
và độc lập của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng
sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua.
(iii). Chức năng tín dụng: Trong một giao dịch L/C, ngân hàng có thể
chiết khấu chứng từ hàng xuất của người xuất khẩu với điều kiện là
những chứng từ đó hoàn toàn hợp lệ.
1.3.2. Ý nghĩa của phương thức Tín dụng chứng từ.
1.3.2.1. Đối với nhà xuất khẩu.
Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt
là sự an toàn cần thiết cho người xuất khẩu – đảm bảo là người nhập khẩu sẽ
phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người xuất khẩu
nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng
bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không
- Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì
- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa
- Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu
- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán
được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho
việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.

1.3.2.2. Đối với nhà nhập khẩu.
Nếu lựa chọn và sử đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự
an toàn cần thiết cho người nhập khẩu – đảm bảo là người xuất khẩu sẽ phải
thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người nhập khẩu
nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả
những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được
thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
1.3.2.3. Đối với ngân hàng thương mại.
Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao do tính phức
tạp của phương thức này tuy nó đem lại thu nhập cao cho ngân hàng và tạo điều
kiện nâng cao uy tín của ngân hàng . Đây là nghiệp vụ chứa đựng rủi ro ở tất cả
các khâu nghiệp vụ, do vậy nó đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ tính cẩn trọng và thực
thi nghiêm chỉnh quy trình thanh toán đã đề ra.
1.3.3. Cơ sở pháp lí của thanh toán Tín dụng chứng từ.
1.3.3.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The
Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một
bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C), được xem
như Luật quốc tế trong giao dịch Tín dụng thư. UCP được các ngân hàng và các
bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương
mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Về mặt lịch sử, các bên tham gia thương mại, đặc biệt là các ngân hàng, đã
phát triển các kỹ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong
tài chính-thương mại quốc tế. Các thông lệ này đã được Phòng thương mại quốc
tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản UCP năm 1933 và tiếp theo đó
là cập nhật nó qua các năm. ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng
các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc
tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từ trước đến nay, khi UCP

đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban
Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm
2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ
ngày 1 tháng 7 năm 2007.
1.3.3.2. Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo Tín dụng
chứng từ ( URR 525)
Tuy không thiết thực và thông dụng bằng UCP 600 nhưng với sự phát triển
của TTQT với tính chuyên môn hóa ngày càng cao, URR525 đang có xu hướng
được áp dụng rỗng rãi. URR525 chính là sự mở rộng và chi tiết hóa của điều
khoản 19 trong UCP 600.
1.3.3.3. Quy tắc thực hành Tín dụng dự phòng quốc tế ( ISP 98)
ISP 98 – viết tắt của International Standby Letter of Credit, là một tài
liệu do phòng thương mại quốc tế ban hành, quy định các quy tắc về thực
hành về Thư tín dụng dự phòng, được xuất bản năm 1998 và có hiệu lực từ
1/1/1999. ISP được phát triển từ UCP500. Do UCP chủ yếu áp dụng cho thư
tín dụng thương mại nên khi áp dụng cho thư tín dụng dự phòng- một loại
L/C có nhiều đặc thù riêng nên UCP 500 bộc lộ nhiều hạn chế trong khi thực
hành.
1.3.3.4 ISBP
Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ
trong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế, số xuất bản 681 năm
2007 - International Standard Banking Practice for the Examination of Documents
under Documentary Credit (ISBP681). Đây là tài liệu bổ sung mang tính thực tiễn
cho UCP600. ISBP không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết rõ ràng làm thế
nào những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hằng ngày.
Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể
thực hành công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họ đang
sử dụng trên thế giới. Do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng
chứng từ bị từ chối thanh toán do bất hợp lệ khi xuất trình lần đầu tiên.
1.3.3.5 Incoterms 2000

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản
thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận
và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên
quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một
hoạt động thương mại quốc tế.
Incoterm quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của
các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo
hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong
quá trình vận chuyển..., thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.
Incoterm 2000 được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp
chỉnh lý và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2000.
Incoterms 2000 bao gồm có 13 điều kiện giao hàng mẫu, chia thành 4
nhóm: C, D, E, F. Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiện (EXW), nhóm F gồm 3
điều kiện (FCA, FAS, FOB), nhóm C gồm 4 điều kiện (CFR, CIF, CPT, CIP) và
nhóm D gồm 5 điều kiện (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP).

×