Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thi hành phán quyết của trọng tài thương mại theo luật trọng tài thương mại 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.18 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

THI HÀNH PHÁN QUYẾT
CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

THI HÀNH PHÁN QUYẾT
CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Ths NGUYỄN MINH NHỰT
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN HIỂU KHA



MSSV: 1511270407 Lớp: 15DLK05

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi tên: Nguyễn Hiểu Kha lớp 15DLK05, MSSV: 1511270407, hôm nay tôi
xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
- Ban giám hiệu trường đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh HUTECH và Ban chủ nhiệm Khoa Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành xong chương trình đại học chính quy tại đây.
- Bạn bè cùng lớp 15DLK05 và các bạn cùng khóa 15 của trường đại học
Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh - HUTECH đã hỗ trợ tơi trong việc học tập tại
lớp và hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
- Gia đình đã giúp và hỗ trợ tài chính cũng như tinh thần để tơi được hồn
thành chương trình học tập tại trường.
- Giảng viên thạc sỹ Nguyễn Minh Nhựt đã nhiệt tình, tận tâm hỗ trợ tơi trong
suốt q trình học tập tại trường và hướng dẫn tơi hồn thành bài khóa luận tốt
nghiệp này.
Sinh viên

Nguyễn Hiểu Kha


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Hiểu Kha, MSSV:1511270407
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt nghiệp
này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chun ngành (có trích dẫn đầy đủ và
theo đúng qui định);
Nội dung trong khố luận KHƠNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.

Nếu sai sót tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và
pháp luật.
Sinh viên

Nguyễn Hiểu Kha


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
1. BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự 2015
2. Đ.: Điều ( Đ.6.5: Điều 6 khoản 5)
3. ICC: International Chamber of Commerce: Phòng thương mại quốc tế.
4. UNCITRAL: United Nations Commission on Intermational Trade Law:
Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại quốc tế.
5. USD: United States dollar: Đồng đô la Mỹ
6. TTTM: Trọng tài thương mại 2010
7. VIAC: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phịng thương
mại và cơng nghiệp Việt Nam.
8. WTO: World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới.
9. CƯNY: Công ước New York 1958
10. VNĐ : Đồng tiền của nước Việt Nam
11. APEC: Asia - Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................1
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài ..........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2

5. Kết cấu của khoá luận...........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI VÀ LUẬT
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010 .........................................................................4
1.1 Khái quát về phán quyết trọng tài. ....................................................................4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của phán quyết trọng tài thương mại ......................4
1.1.2 Thi hành phán quyết trọng tài. .......................................................................7
1.2 Khái quát về luật Trọng tài thương mại 2010. .................................................8
1.2.1 Lịch sử phát triển của luật Trọng tài thương mại 2010. .................................8
1.2.2 Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo Luật trọng tài 2010. ........................9
Chương 2: PHÁP LUẬT THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI................14
2.1 Thi hành phán quyết trọng tài trong nước. ....................................................14
2.1.1 Điều kiện đảm bảo thi hành .........................................................................14
2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên. ...................................................................15
2.1.3 Cơ chế thi hành phán quyết trọng tài. ..........................................................24
2.2 Thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài. ...................................................27
2.2.1 Nguyên tắc quốc tế. ......................................................................................27
2.2.2 Quy định về công nhận và cho thi hành. ......................................................30
2.2.3 Vấn đề xung đột pháp luật. ..........................................................................35
Chương 3 : THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN. ................39
3.1 Thực tiễn. ...........................................................................................................39
3.1.1 Thực tiễn về thi hành phán quyết trọng tài tại Trung tâm trọng tài. ............39
3.1.2 Bình luận phán quyết trọng tài thương mại. ................................................42
3.2 Kiến nghị. ...........................................................................................................46
KẾT LUẬN ..............................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................53


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam
phát triển mạnh mẽ theo xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Các hoạt động
kinh doanh thương mại quốc tế ngày càng bùng nổ về số lượng lẫn trị giá giao dịch.
Nhất là khi Việt Nam gia nhập - APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)… đã tạo điều kiện thuận lợi để
nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ sao một thời gian dài. Việc gia nhập các
sân chơi kinh tế lớn đã mở ra cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng cơ hội và
thách thức lớn. Giúp cho Việt Nam có thêm nhiều đối tác, nhà đầu tư, nhiều cơng
nghệ tiên tiến tạo ra sự thúc đẩy phát triển nền kinh tế nơng nghiệp của Việt Nam.
Trong q trình các bên hợp tác kinh doanh thương mại với nhau thì việc phát sinh
tranh chấp là điều không thể tranh khỏi. Các bên có thể chọn nhiều hình thức giải
quyết nhanh chấp từ nhẹ nhàng như thương lượng, hòa giải đến cứng rắn như Tịa
án. Nhưng khơng phải lúc nào Tịa án cũng có thể có mặt kịp thời để giải quyết
tranh chấp cho các bên được. Từ lý do đó, các bên đã lựa chọn Trọng tài là nơi để
quyết tranh chấp khi xảy ra xung đột nhờ vào những ưu điểm của Trọng tài như
nhanh gọn, đảm bảo bí mật kinh doanh, khơng cơng khai... có thể lựa chọn ngôn
ngữ, Trọng tài viên khi giải quyết tranh chấp. Khi kết thúc quá trình giải quyết tranh
chấp Hội đồng trọng tài ra một quyết định để giải quyết tất cả các yêu cầu mà một
bên muốn bên còn lại phải thực thi và chấm dứt quá trình tố tụng tại Trọng tài.
Quyết định đó được gọi là Phán quyết. Phán quyết trọng tài là văn bản ghi nhận tất
cả các vấn đề được giải quyết theo yêu cầu khi vụ việc tranh chấp kết thúc và quan
trọng nhất phán quyết này phải được một Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm
bảo cho việc thi hành để bảo việc quyền lợi hợp pháp của bên thắng kiện. Chính vì
lý do đó, việc "Thi hành phán quyết trọng tài" rất là quan trọng cần phải được quan
tâm của Cơ quan chức năng, các bên tranh chấp và các thủ thể tham gia vào hoạt
động kinh doanh thương mại tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Làm sáng tỏ những vẫn đề liên quan đến việc Thi hành phán quyết Trọng tài.
Bên cạnh đó luận giải khái niệm, đặc điểm, căn cứ pháp lý về quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia tố tụng Trọng tài, Cơ quan thứ ba có thẩm quyền thi hành

1


phán quyết theo yêu cầu của bên được thi hành, cơ chế công nhận và cho thi hành
phán quyết Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam... Ngoài ra, bài viết sẽ phân tích,
đánh giá, so sánh với thực tiễn áp dụng viêc thi hành phán quyết của trọng tài tại
Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Từ đó đưa ra những ý kiến chủ
quan cho việc khắc phục trình trạng cịn bất cập nhằm hồn thiện cơ chế Thi hành
phán quyết của Trọng tài trong tương lai tại Việt Nam để đảm bảo lợi ích hợp pháp
của các chủ thể tham gia quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nguyên cứu vào cơ sở lý luận pháp lý, thực tiễn giải quyết một
số trường hợp thi hành phán quyết Trọng tài thương mại, công nhận và cho thi hành
phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam theo luật Trọng tài thương mại
2010 và các văn bản hướng dẫn, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015,
luật Thương mại 2005 và một số văn bản pháp luật khác liên quan đến quá trình giải
quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đối tượng thuộc phẩm quyền giải quyết
tranh chấp của Trọng tài theo luật Trọng tài thương mại 2010 quy định và dẫn chiếu
đến đối tượng. Đánh giá các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi xác định đối tượng
và đưa đưa hướng khắc phục.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả bài viết dựa trên cơ sở sử dụng các phương
pháp thu thập, liệt kê, lý luận thực tiễn cùng với so sánh, tổng hợp, thống kê và kế
thừa nghiên cứu khoa học của những tác giả đã nghiên cứu trước như: PGS.TS. Đỗ
Văn Đại trưởng khoa Luật Dân sự trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,
Ths.LS Nguyễn Minh Nhựt giảng viên Khoa luật trường Đại học Cơng Nghệ thành
phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thúy Hiền phó chánh án Tịa án nhân dân tối cao từ đó

tìm ra những điểm cịn hạn chế của Luật Trọng tài 2010 của Việt Nam trong việc áp
dụng vào thực tiễn.

2


5. Kết cấu của khố luận
Ngồi phần danh mục thuật ngữ viết tắt, mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu kham khảo và phụ lục, nội dung đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phán quyết trọng tài và luật Trọng tài thương mại
2010
Chương 2: Pháp luật thi hành phán quyết Trọng tài
Chương 3: Thực tiễn thi hành phán quyết Trọng tài thương mại tài Việt Nam
và kiến nghị hoàn thiện

3


NỘI DUNG CHÍNH ĐỀ TÀI KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI VÀ
LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010
1.1 Khái quát về phán quyết trọng tài
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của phán quyết trọng tài thương mại
a. Khái niệm phán quyết trọng tài thương mại
Xã hội luôn không ngừng thay đổi và phát triển cùng với sự xuất hiện của việc
tư hữu và sự ra đời của nhà nước đã làm cho nhu cầu trao đổi hàng hóa trên thế giới
ngày càng gia tăng. Sự trao đổi hàng hóa đã vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia
và hình thành hoạt động thương mại mang tính quốc tế ví dụ như các tàu bn của
Châu Âu tìm tịi các vùng đất mới, hay con đường tơ lụa nổi tiếng của Trung Quốc
nối với Châu Âu. Trong việc trao đổi mua bán đó, khơng thể khơng có những tranh

chấp phát sinh ngồi ý muốn của các bên do đó cần có một cơ quan do luật pháp
của các Quốc gia đứng ra giải quyết những xung đột đó.
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền
tệ... giữa hai hay nhiều đối tác và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thơng
qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng
đổi hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch
vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương
đương nào đó. Mặt khác theo quy định của WTO thì thương mại gồm các hoạt
động: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và trong lĩnh vực
đầu tư1. Và theo luật Thương mại 2005 quy định : hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác mà không
trái với luật pháp và các đạo đức xã hội.
Trong suốt quá trình hoạt động thương mại, các thương nhân không thể tránh
khỏi việc tranh chấp phát sinh, họ có thể sử dụng cơ chế Tài phán công để giải
quyết tranh chấp. Nhưng Tài phán công khơng thể có mặt mọi lúc, mọi nơi để giúp
1

/>
4


họ giải quyết được. Do đó, họ có thể chọn phương thức thương lượng, hịa giải để
giải quyết. Ngồi ra, họ có thể chọn Tài phán tư là Trọng tài. Trong tiếng Anh trọng
tài là Arbitration còn gọi là viên trung phán, người đứng giữa. Theo từ điển tiếng
Việt: Trọng tài là người được cử ra để phân xử, giải quyết những vụ tranh chấp 2.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản. Các bên trong tranh
chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của họ tới một chủ thể để giải quyết mà các bên tin
tưởng sự và chấp nhận phán xét của chủ thể đó3. Từ đó, ta có thể hiểu Trọng tài là
người trung lập (người đứng giữa), khơng đứng về phía bên nào và là người được

các bên tin tưởng cử ra để hòa giải, phân xử và giải quyết các tranh chấp theo sự
thiện chí cao nhất của tính trung thực trong lĩnh vực thương mại. Để giải quyết các
vấn đề mà các bên yêu cầu trong vụ tranh chấp, Trọng tài ra một quyết định gọi là
phán quyết. Phán quyết được hiểu là:
Theo từ điển tiếng Việt: Phán quyết là quyết định mọi người phải tuân theo4.
Phán quyết trọng tài phải được phân biệt theo hình thức phán quyết và tổ chức phán
quyết:
- Phán quyết theo hình thức gồm: phán quyết của Trọng tài quy chế và Trọng
tài vụ việc.
- Phán quyết theo tổ chức gồm: phán quyết trọng tài nước ngoài và phán
quyết trọng tài trong nước.
Theo Luật trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết trọng tài là quyết định của
Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng
trọng tài5. Hiệu lực của phán quyết này là chung thẩm (nghĩa là phán quyết sẽ
không bị kháng cáo, kháng nghị), phán quyết sẽ có hiệu lực ngay kể từ ngày được
Hội đồng trọng tài ban hành trừ trường hợp phán quyết bị một trong các bên tham
gia vào vụ tranh chấp (nguyên đơn, bị đơn và người có quyền, nghĩa vụ liên quan
thực hiện việc khiếu nại) và chưa có một quyết định từ phía Tịa án về việc có hay
có việc chấp nhận yêu cầu hủy phán quyết. Trong trường hợp Tịa án khơng hủy
2

3

Từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học tái bản 2010
/>
4

Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học tái bản 2010

5


Luật Trọng tài thương mại 2010 Điều 3 khoản 10

5


phán quyết đó thì phán quyết đó có hiệu lực ngay từ thời điểm Tòa án ra quyết định
bác yêu cầu hủy phán quyết của bên còn lại.
Việc xác định là phán quyết Trọng tài nước ngoài hay trong nước cần cân nhắc
kỹ vì theo Điều 1 Cơng ước New York 1958 phán quyết trọng tài nước ngoài là các:
"phán quyết trọng tài được ban hành trên lãnh thổ của quốc gia không phải là quốc
gia được yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài đó, xuất phát từ
các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân. Cơng ước cịn được áp dụng cho
những phán quyết trọng tài không được coi là phán quyết trong nước tại quốc gia
nơi việc công nhận và cho thi hành những phán quyết đó được yêu cầu". Nếu căn
cứ theo Cơng ước New York có một sự khó hiểu vì một Tổ chức trọng tài ban hành
một phán quyết có thể là phán quyết trọng tài trong nước hoặc nước ngoài. Phán
quyết của Trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp
do các bên thỏa thuận lựa chọn.
Như vậy, có thể hiểu: Phán quyết trọng tài có thể hiểu là quyết định cuối cùng
của Hội đồng trọng tài để giải quyết toàn bộ nội dung được yêu cầu từ một bên phát
sinh trong một vụ tranh chấp kinh doanh thương mại và chấm dứng tố tụng trọng
tài. Phán quyết trọng tài được các bên đảm bảo thực thi.
b. Đặc điểm của phán quyết trọng tài thương mại
Thứ nhất, Trọng tài thương mại mang bản chất Tài phán tư, do Nhà nước trao
quyền tài phán. Do đó, phán quyết của trọng tài không thể nhân danh Quốc gia nơi
mà tổ chức Trọng tài đăng ký thành lập ra phán quyết. Đặc điểm này là đặc điểm cơ
bản cho thấy sự khác biệt rõ rệt nhất với bản án của Tịa án mang bản chất Tài phán
cơng khi tham gia xét xử.

Thứ hai, phán quyết trọng tài có giá trị tuyệt tối với các bên nếu phán quyết
này khơng có sự vi phạm về thẩm quyền hoặc vi phạm trong quá trình tố tụng trong
khi giải quyết vụ tranh chấp.
Thứ ba, phán quyết của trọng tài phải được lập thành văn bản, giải quyết toàn
bộ nội dung của vụ tranh chấp được các bên tôn trọng và thực thi; được hỗ trợ từ
phía Tịa án và Cơ quan thi hành án dân sự. Việc bắt buộc lập phán quyết trọng tài
thành văn bản cũng giống như việc khi các bên giải quyết tranh chấp phải thể hiện ý
6


chí giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tố tụng Trọng tài bằng văn bản để đưa vụ
tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài.
Thứ tư, phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban
hành, khơng cịn một sự phản đối, kháng cáo nào nữa nếu phán quyết này không
thuộc các trường hợp được yêu cầu hủy phán quyết.
1.1.2 Thi hành phán quyết trọng tài
Theo từ điển tiếng Việt: Thi hành là làm cho thành có hiệu lực điều đã được
chính thức quyết định6.
Thi hành phán quyết trọng tài là việc hai bên yêu cầu giải quyết một tranh
chấp nào đó và một bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của
Trọng tài. Nếu họ khơng thi hành thì họ sẽ bị chế tài theo quy định của pháp luật.
Chế tài gồm: chế tài hình sự, chế hành chính và chế tài dân sự. Trong trường hợp
đưa vụ tranh chấp giải quyết tại Trọng tài thì sẽ là chế tài dân sự khơng phải là chế
tài hình sự hoặc chế tài hành chính. Chế tài dân sự là sẽ chế tài về vật chất đánh vào
tài sản của bên phải thi hành phán quyết gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản bao gồm cả động sản và bất động sản hiện có và bất động sản hình thành trong
tương lai.
Thi hành phán quyết trọng tài dựa trên sự tự nguyện thi hành của bên phải thi
hành và bên được thi hành phán quyết có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự
có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Nhà nước khuyến khích các bên tự

nguyện thi hành phán quyết trọng tài nhằm tiết kiệm thời gian, nhanh chóng, bảo
đảm mối quan hệ giữa các bên, bảo đảm thu hồi được tài sản và bảo đảm được vấn
đề trật tự xã hội. Nếu quá thời gian quy định mà bên phải thi hành khơng tự nguyện
thi hành phán quyết vì một lý do nào đó thì bên được thi hành có quyền làm đơn
yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Ví dụ 1: Công ty X và công ty Y giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa tại trung tâm trọng tài. Hội đồng trọng tài ra phán quyết buộc công ty Y phải
bồi thường thiệt hại do chậm thanh toán và lãi quá hạn theo yêu cầu của cộng ty X.
Sau khi hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà công ty Y vẫn không tự
6

Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học tái bản 2010

7


nguyện thi hành phán quyết trên. Công ty X đã làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành
án dân sự tại tỉnh D thi hành phán quyết trọng tài trên buộc công ty Y phải trả số
tiền trong phán quyết trọng tài cho công ty X.
Như vậy, thi hành phán quyết trọng tài là một cơ chế chế tài nhằm đảm bảo
cho phán quyết trọng tài được thực hiện một cách nghiêm túc nếu người phải thi
hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành sau khi hết thời gian tự nguyện
thi hành phán quyết. Quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền
nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được thi hành phán quyết. Khẳng định
phán quyết của Trọng tài có giá trị tương đương bản án của Tòa án để cho các bên
khi tranh chấp sẽ yên tâm hơn khi chọn Trung tâm trọng tài làm nơi giải quyết tranh
chấp.
1.2 Khái quát về luật Trọng tài thương mại 2010
1.2.1 Lịch sử phát triển của luật Trọng tài thương mại 2010
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có từ thời Babylon. Bộ luật Hammurabi

(năm 2100 trước công nguyên) quy định nghĩa vụ của Hồng đế phải thực thi cơng
lý thơng qua trọng tài. Trọng tài được sử dụng là phương thức giải quyết tranh chấp
tư ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Bằng chứng về việc
sử dụng trọng tài của người La Mã được thể hiện bằng việc đề cập đến trọng tài
trong Luật 12 Bảng (Twelve Tables) hình thành năm 450 trước cơng nguyên 7. Tại
Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ghi nhận lần đầu trong
Sắc lệnh số 29 ngày 12/3/1947 của Chủ tịch nước. Sau đó, đến ngày 14/11/1960
Thủ tướng mới ban hành Nghị định 20/TTg về Tổ chức trọng tài kinh tế Nhà nước.
Ngày 25/02/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài
thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH và ngày 17/6/2010, Quốc hội thông qua luật
Trọng tài thương mại 2010 số 54/2010/QH12 với nhiều quy định tiến bộ và đầy đủ
hơn, tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển của hình thức giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài tại Việt Nam. Từ khi luật Trọng tài thương mại 2010 có hiệu lực cho đến
hiện nay, đã giúp cho nền Tài phán tư của Việt Nam ngày càng tiến gần đến xu thế
của lĩnh vực Tài phán tư trên thế giới. Đó là một bước tiến rõ rệt khi Nhà nước trao
quyền tài phán cho một số tổ chức thực hiện quyền tài phán tư theo pháp luật. Việc
ủng hộ các bên khi giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tố tụng Trọng tài trong lĩnh
7

Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại trang 311

8


vực thương mại; thể hiện việc tơn trọng ý chí của các bên theo hướng cao nhất trong
việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp mang lại lợi ích tốt nhất của các bên.
Nhưng vẫn còn hạn chế, ở Việt Nam thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng
tài thương mại chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và những tranh chấp liên
quan đến kinh doanh thương mại do Chính phủ quy định. Vì thế, luật Trọng tài
thương mại ở nước ta chỉ được hiểu theo nghĩa Trọng tài thương mại. Nhưng tương

lai sắp tới, có thể Việt Nam ta sẽ theo xu hướng chung của thế giới là Trọng tài
thương mại sẽ được hiểu theo đúng bản chất của nó là Trọng tài.
1.2.2 Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo Luật trọng tài 2010
Khi các bên chọn Trọng tài là hình thức giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
kinh doanh thương mại. Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định giải quyết toàn bộ nội
dung được yêu cầu từ một bên và chấm dứt tố tụng trọng tài. Quyết định đó được
gọi là phán quyết Trọng tài.
"Phán quyết trọng tài là "chung thẩm" và có hiệu lực kể từ ngày ban hành"8.
Như vậy, điều kiện để đảm bảo cho phán quyết trọng tài là phải có hiệu lực
(hiệu lực của trọng tài có từ lúc ban hành) và không bị kháng cáo (hủy phán quyết).
Đây là đặc trưng của phán quyết trọng tài xuất phát từ bản chất của Trọng tài là linh
hoạt, tiết kiệm thời gian, nhanh gọn. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn Trọng tài
viên tiến hành giải quyết tranh chấp thể hiện sự tin tưởng vào uy tín và chấp nhận
quyết định của người đó. Nhưng Luật quy định như vậy là không rõ ràng, hiệu lực
của phán quyết sẽ bắt đầu từ lúc nào, sau khi ban hành bên được thi hành phán
quyết có quyền bỏ qua thời gian tự nguyện phải thi hành để yêu cầu Cơ quan thi
hành án dân sự có thẩm quyền cưỡng chế thi hành phán quyết đó ngay khơng! Nếu
sau khi nhận được phán quyết từ Trung tâm trọng tài một bên phát hiện các sai sót
về lỗi chính tả làm cho sai lệch nội dung phán quyết hay nội dung cụ thể nào trong
phán quyết đó mà một bên khơng hiểu cần phải được giải thích bằng văn bản hoặc
thiếu một số yêu cầu trong quá trình tố tụng trọng tài khơng được ghi nhận trong
phán quyết thì trong vịng 30 ngày kể từ ngày có thỏa thuận khác thì các bên có
quyền yêu cầu Trọng tài xem xét các vấn đề trên. Vì vậy, nếu thuộc các trường hợp
vừa nêu trên thì phán quyết có hiệu từ lúc nào. Nếu phán quyết trọng tài thuộc các
trường hợp hủy phán quyết dưới đây:
8

Luật Trọng tài thương mại Điều 61 khoản 5

9



- Khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu9.
- Thành phần hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với
thỏa thuận của các bên hoặc trái với quy định của luật Trọng tài thương mại
201010.
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, trường hợp
phán quyết trọng tài có nội dung khơng thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
thì nội dung đó bị hủy11.
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra
phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác của
một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, cơng bằng của phán quyết
trọng tài12.
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam .
13

Trong trường hợp một bên có làm đơn u cầu Tịa án xem xét hủy thì phán
quyết trọng tài đó chưa thể cưỡng chế thi hành được và đây là một nhược điểm cần
được cải thiện. Vì theo thực trạng hiện nay, đa số các vụ tranh chấp giải quyết theo
hướng tố tụng trọng tài thì giá trị tranh chấp tương đối lớn (vì chi phí giải quyết
tranh chấp ở Trọng tài cao hơn so với Tịa án nên tranh chấp nhỏ thường sẽ khơng
chọn Trọng tài giải quyết) nên việc trì hỗn, kéo dài nghĩa vụ thi hành án rất cao.
Tịa án chưa có quyết định về việc hủy hay không hủy phán quyết đó thì bên phải
thi hành phán quyết khơng thể bị cưỡng chế bởi Cơ quan thi hành án có thẩm
quyền. Và gây ảnh hưởng đến việc bảo lợi quyền lợi hợp pháp của bên thắng kiện
nếu bên phải thi hành phán quyết khơng có thiện chí. Ngồi ra, luật Trọng tài quy
định: "Trong thời hạn 30 ngày, kể từ này nhận phán quyết, nếu một bên có đủ căn

9


Luật Trọng tài thương mại 2010 điểm a khoản 2 Điều 68

10

Luật Trọng tài thương mại điểm b khoản 2 Điều 68

11

Luật Trọng tài thương mại 2010 điểm c khoản 2 Điều 68

12

Luật Trọng tài thương mại 2010 điểm d khoản 2 Điều 68

13

Luật Trọng tài thương mại 2010 điểm đ khoản 2 Điều 68

10


cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong
những trường hợp quy định tài khoản 2 Điều 68 Luật này, thì có quyền làm đơn gửi
Tịa án có thẩm quyền u cầu hủy phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài là có căn cứ hợp pháp. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện
bất khả kháng thì thời gian bất khả kháng khơng được tính vào thời hiệu khởi kiện
và thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài"14. Nếu trong trường hợp này, theo
Bộ Luật dân sự chỉ định nghĩa về sự kiện bất khả kháng: "Sự kiện bất khả kháng là

sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc
phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép" 15.
Như vậy, trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về các trường hợp cụ thể
được quy định về sự việc khách quan được xem là sự kiện bất khả kháng thì các bên
có nhiều cách hiểu khác nhau về một trường hợp được xem là sự kiện bất khả
kháng. Nếu hết thời hạn 30 ngày để yêu cầu Tòa án hủy phán quyết vậy bên có đơn
yêu cầu có thể được xem là mất quyền phản đối không!
Trên thế giới, nguyên tắc cơ bản về "Chung thẩm", một quyền lợi hay nghĩa
vụ pháp lý, hoặc bất kỳ tính tiết nào, được đưa ra xem xét và quyết định củ thể bởi
Tòa án hay Cơ quan tài phán có thẩm quyền sau đó khơng thể được xem xét lại giữa
cùng các bên đó. Mặc dù nhìn chung đã được cơng nhận, việc áp dụng nguyên tắc
chung thẩm vẫn có nhiều khác biệt tại những quốc gia khác nhau. Tại các quốc gia
theo hệ thống thông luật, nguyên tắc chung thẩm mở rộng hơn vào hai nhóm:
nguyên tắc dựa trên nguyên tắc khởi kiện - ngăn cản mỗi bên không được tái khởi
kiện chống lại bên kia dựa trên cùng một vụ việc; và nguyên tắc dựa trên các vấn
đề - ngăn cản một bên nghi ngờ hoặc từ chối một vấn đề đã được giải quyết trong
quá trình tố tụng giữa các bên. Nhiều quốc gia theo hệ thống dân luật đã áp dụng
theo nguyên tắc chung thẩm chỉ theo nguyên tắc dựa trên nguyên nhân khởi kiện, và
nguyên tắc đó được xem là chỉ đi liền với phần định đoạt của bản án/phán quyết,
chứ không liên quan tới các căn cứ lập luận. Điều này được áp dụng nghiêm ngặt
tại Thụy Sỹ, Đức và Thụy Điển nhưng ít chặt chẽ hơn tại Pháp, Bỉ, Hà Lan và Ý16.

14

Luật Trọng tài thương mại 2010 Điều 69

15

Bộ luật Dân sự 2015 khoản 1 Điều 156


16

Xem Trọng tài quốc tế ấn bản lần 6 trang 754 và 755

11


Nguyên tắc chung thẩm liên quan đến phán quyết của Trọng tài không nhất
thiết tương đương với hiệu lực chung thẩm của các bản án của Tòa án quốc gia và
do đó, có thể được đối xử khác so với nguyên tắc chung thẩm trong pháp luật quốc
gia. Điều này là sự khác biệt giữa giải quyết tranh chấp tại Trọng tài quốc tế và Tòa
án trong nước. Nguyên tắc chung thẩm có thể áp dụng trong Trọng tài quốc tế theo
nhiều cách khác nhau. Ở phạm vi mở rộng, có ba khía cạnh chung thẩm:
Thứ nhất, hiệu lực của một phán quyết lên những tranh chấp đang tồn tại giữa
các bên.
Thứ hai, hiệu lực của một phán quyết lên những tranh chấp sau đó giữa các
bên.
Thứ ba, hiệu lực của phán quyết lên các bên thứ ba17.
Việc trì hỗn phán quyết trọng tài cũng được quan tâm trong pháp luật nước
ngồi, ví dụ điển hình là pháp luật của Pháp. Pháp tiến hành sửa đổi pháp luật
Trọng tài vào năm 2011, đối với Trọng tài quốc nội, quy định này vẫn được duy trì
tại Điều 1496 Bộ luật Tố tụng dân sự. Đối với Trọng tài quốc tế, khoản 1 Điều 1526
Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp theo hướng "u cầu hủy phán quyết trọng tài khơng
có hệ quả hoãn thi hành". Với quy định này,"yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
khơng cịn hệ quả hỗn thi hành nữa" và người được thi hành "khơng cịn phải đợi
kết thúc thời hạn khiếu nại để có thể tiến hành các biện pháp cưỡng chế thi hành" 18.
Tuy nhiên, việc thi hành có thể gây những hệ quả xấu đối với người phải thi hành
phán quyết trong trường hợp sau này phán quyết trọng tài bị hủy nhưng phán quyết
này đã được thi hành. Do đó, để cân đối quyền lợi giữa các bên, khoản 2 Điều 1526
Bộ luật dân sự Pháp cịn quy định Tịa án có thể điều chỉnh việc thi hành phán

quyết nếu có cơ sở cho thấy việc thi hành phán quyết gây thiệt hại cho một trong
các bên cịn lại. Ngồi ra, ở Mỹ luật Trọng tài thương mại khơng có quy định về
hạn chế việc lạm dụng yêu cầu Hủy phán quyết Trọng tài. Tuy nhiên một bản án
vào năm 2006, Tòa án Liên bang khu vực 11 của Mỹ đã cho rằng "nếu một bên
trong thời gian ngắn kết thúc trọng tài phản đối phán quyết trọng tài tại Tịa án mà
khơng có một lý do thực tế hợp pháp để làm việc đó thì bên này có thể phải gánh
17

Xem Trọng tài quốc tế ấn bản lần 6 trang 754 và 756

18

Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam bản án và bình luận bản án trang 210 và 211

12


chịu những chế tài. Một đe dọa thực hiện bằng các chế tài có thể sẽ làm giảm
những tranh chấp thiếu cơ sở đối với phán quyết trọng tài" 19. Thực tế ở Việt Nam,
việc trì hỗn việc thi hành phán quyết của các bên thua trong tranh chấp là rất cao
nhằm làm chậm việc thực hiện nghĩa vụ để bên còn lại phải chịu những tốn thất về
kinh tế hoặc chiếm dụng nguồn vốn. Do đó, pháp luật Trọng tài thương mại Việt
Nam cần phải quy định chặt chẽ việc lạm dụng yêu cầu hủy phán quyết của một
bên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong suốt quá trình hoạt động thương mại, các thương nhân không thể tránh
khỏi việc tranh chấp phát sinh, họ có thể sử dụng Tài phán cơng nhưng Tài phán
cơng khơng thể có mặt mọi nơi, mọi lúc để giúp họ giải quyết được. Do đó, họ có
thể chọn phương thức thương lượng, hòa giải để giải quyết. Ngồi ra, họ có thể

chọn Tài phán tư là Trọng tài. Để giải quyết yêu cầu của các bên trong việc giải
quyết tranh chấp Hội đồng trọng tài ra một quyết định để giải quyết các yêu cầu đó.
Quyết định đó được gọi là phán quyết trọng tài, phán quyết trọng tài là quyết định
của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố
tụng trọng tài. Ở các Quốc gia phát triển trên thế giới, hình thức giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài là một xu thế được lựa chọn ưu tiên hơn so với Tịa án bởi vì
tính linh hoạt, nhanh gọn và bảo mật thông tin của Trọng tài. Trọng tài nước ngồi
hầu như có thẩm quyền giải quyết với mọi tranh chấp dân sự (theo nghĩa rộng) trừ
lĩnh vực hành chính và hình sự do cơ chế đặc thù liên quan đến lĩnh vực công. Tuy
nhiên, ở Việt Nam lại ngược lại, khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp phát
sinh từ hoạt động thương mại thì các bên tranh chấp lại ưu tiên chọn giải quyết tại
Tòa án nhiều hơn so với Trọng tài mặc dù các tổ chức Trọng tài đã xuất hiện từ rất
lâu. Thẩm quyền Trọng tài thương mại ở Việt Nam bị giới hạn trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại. Do đó, theo xu hướng chung trong tương lại Luật trọng tài
thương mại sẽ được hiểu theo đúng bản chất của nó là Trọng tài.

19

Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam bản án và bình luận bản án trang 213

13


Chương 2: PHÁP LUẬT THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
2.1 Thi hành phán quyết trọng tài trong nước
2.1.1 Điều kiện đảm bảo thi hành
Sau khi kết thúc quá trình tố tụng trọng tài, các bên đã nhận được phán quyết
trọng tài. Bên được thi hành muốn được bên phải thi hành thực hiện nghĩa vụ thi
hành phán quyết thì phán quyết đó phải đảm bảo điều kiện là có hiệu lực và không
bị kháng cáo. Đối với phán quyết của Hội đồng trọng tài quy chế, phán quyết trọng

tài mặc nhiên có hiệu lực nếu khơng bị một trong các bên liên quan (nguyên đơn, bị
đơn và người có quyền, nghĩa vụ liên quan khiếu nại) yêu cầu Tòa án hủy phán
quyết. Trong trường hợp, một bên có yêu cầu Tịa án hủy phán quyết thì phán quyết
khơng thể có hiệu lực kể từ ngày ban hành được mà hiệu lực của phán quyết phải
được dời lại theo quyết định của Tịa án về việc hủy hay khơng hủy phán đó. Và
quyết định của Tịa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
Đối với phán quyết của Hội đồng trọng tài vụ việc, thì phán quyết trọng tài
phải được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trước khi yêu cầu
Cơ quan khi hành án dân sự thi hành phán quyết đó trong thời hạn 01 năm (365
ngày theo quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu 20) kể từ ngày ban hành phán
quyết trọng tài và bên yêu cầu phải gửi đơn xin đăng ký phán quyết trọng tài với
Tịa án có thẩm quyền theo quy định. Trong trường hợp hết thời gian đăng ký phán
quyết trọng tài, bên có đơn đăng ký phán quyết chứng minh được do sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan sẽ khơng được tính vào thời gian được quyền đăng ký phán quyết của
Hội đồng trọng tài vụ việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được
đơn yêu cầu đăng phán quyết, Chánh án phải phân công một Thẩm phán xem xét
đơn đăng ký phán quyết. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phân cơng, Thẩm phán
được phân cơng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính xác thực của phán quyết, tài
liệu đã được cung cấp. Trong trường hợp từ chối việc đăng ký phán quyết , trả lại
đơn yêu cầu và các tài liệu thì Thẩm phán phải thơng báo ngay cho bên có yêu cầu
biết và nêu rõ lý do về việc không chấp nhận đăng ký hoặc trả lại đơn yêu cầu.
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thơng báo của Tịa án, bên làm đơn
yêu cầu đăng ký có quyền khiếu nại với Chánh án về việc từ chối đăng ký phán
20

Bộ luật Dân sự 2015 điểm a khoản 1 Điều 146

14



quyết, trả lại đơn yêu cầu của Thẩm phán. Chánh án có trách nhiệm xem xét và giải
quyết khiếu nại đó. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết
định cuối cùng. Trong trường hợp đăng ký phán quyết của Hội đồng trọng tài vụ
việc, thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Bên phải thi hành phán quyết khơng tự nguyện thi hành và cố tình kéo dài
hết thời gian đăng ký phán quyết thì bên được thi hành không thể yêu cầu Cơ quan
thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết được mặc dù phán quyết của
trọng tài vẫn có hiệu lực nhưng việc thi hành phán quyết sẽ không được đảm bảo.
Chú ý: Trong trường hợp hết thời hạn 01 năm (365 ngày) được đăng ký phán
quyết của Hội đồng trọng tài vụ việc, bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện
thi hành và cố tình kéo dài hết thời gian đăng ký phán quyết thì bên được thi hành
khơng thể yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết
được. Dẫn đến lợi ích hợp pháp của bên được thi hành phán quyết không được đảm
bảo. Trong trường hợp này, bên được thi hành phán quyết cũng không thể khởi kiện
lại bằng Trọng tài hoặc Tòa án một lần nữa theo nguyên tắc chung thẩm và nguyên
tắc được quy định tại Luật trọng tài thương mại: "Trong trường hợp các bên tranh
chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tài Tịa án thì Tịa án phải từ
chối thụ lý , trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được"21. Trong trường hợp này, mặc dù phán quyết vẫn có hiệu
lực nhưng phán quyết sẽ không được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án dân
sự có thẩm quyền. Do đó, để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, khi nhận được phán
quyết trọng tài thì bên được quyền thi hành phán quyết nên đi đăng ký phán quyết
với Tịa án có thẩm quyền ngay lập tức.
2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về các chủ thể
trong việc thi hành án dân sự:
"Người được thi hành án là cá nhận, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi
ích trong bản án, quyết định được thi hành."
"Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ

trong bản án, quyết định được thi hành."
21

Luật Trọng tài thương mại 2010 Điều 6

15


"Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của
đương sự."22
a. Quyền của bên phải thi hành phán quyết
Bên phải thi hành phán quyết có quyền được nhận phán quyết trọng tài sau khi
phán quyết được ban hành để kiểm tra nội dung có trùng khớp với nội dung hội
đồng trọng tài ra phán quyết trong phiên họp. Ngồi ra, nếu cần thiết có thể u cầu
Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết.
Nếu phán quyết trọng tài bị lỗi chính tả, nhầm lẫn số liệu, tính tốn sai số liệu
thì phải phải thơng báo cho bên kia và bên phải thi hành có quyền yêu cầu hội đồng
trọng tài sửa chữa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận phán quyết nếu các bên
khơng có thỏa thuận về thời hạn. Trong trường hợp không hiểu về điểm cụ thể hoặc
phần nội dung phán quyết thì bên phải thi hành có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài
giải thích về những nội dung này trong thời hạn 30 ngày nếu các bên khơng có thỏa
thuận khác. Nếu phán quyết ghi thiếu nội dung những yêu cầu được trình bày trong
q trình tố tụng nhưng khơng được ghi trong phán quyết thì phải thơng báo ngay
cho bên được thi hành biết và yêu cầu hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung với
những phần đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết.
Nếu không chấp nhận phán quyết của hội đồng trọng tài gây bất lợi cho mình.
Bên phải thi hành phán quyết trọng tài có quyền u cầu Tịa án hủy phán quyết
trọng tài đó và Tịa án có trách nhiệm xem xét việc hủy phán quyết trọng tài đó nếu
có đơn yêu cầu của bên phải thi hành. Phán quyết trọng tài được hủy khi thỏa mãn

một trong các căn cứ sau đây:
- Khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu23.
Các bên tranh chấp hợp đồng thương mại với nhau nhưng khơng có thỏa thuận
trọng tài trong hợp đồng kể cả phần phụ lục hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên
vẫn không thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp này bằng trọng tài thì Tòa án sẽ hủy
phán quyết trọng tài này.
22

Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 khoản 1, 2, 3 Điều 3

23

Luật Trọng tài thương mại 2010 điểm a khoản 2 Điều 68

16


Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu cũng là căn cứ để Tòa án xem xét hủy
phán quyết trọng tài. Tranh chấp phát sinh từ vụ tranh chấp không phải là kinh
doanh thương mại hoặc các đối tượng không thuộc thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của Trọng tài.
Ví dụ 2: Doanh Nghiệp M và N ký kết hợp đồng mua bán 50 khẩu súng ngắn
quân dụng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ giải
quyết tại trung tâm trọng tài thương mại. Tại Việt Nam hoạt động mua bán vũ khí
quân dụng là khơng được phép. Do đó, hợp đồng này vơ hiệu và thỏa thuận trọng
tài này cũng vô hiệu theo hợp đồng.
- Thành phần hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với
thỏa thuận của các bên hoặc trái với quy định của Luật này24.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, Hội đồng trọng tài
không tuân thủ các thủ tục tố tụng theo quy chế của Trung tâm trọng tài (hoặc của

Hội đồng trọng tài vụ việc) và luật Trọng tài thương mại dẫn đến một trong các bên
không được thực hiện các quyền và quyền vụ hợp pháp, chính đáng của mình trong
quá trình tố tụng như: được quyền thương lượng và hịa giải trong q trình giải
quyết, được lựa chọn ngơn ngữ, địa điểm giải quyết tranh chấp, quyền chọn Trọng
tài viên, nhận và gửi các thông báo, tài liệu, đơn khởi kiện, bản tự vệ, đơn khởi kiện
lại, rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại, sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại, bản
tự vệ... từ Hội đồng trọng tài hoặc từ các bên trong vụ tranh chấp. Thành phần
Trọng tài không phù hợp với luật định như: Trọng tài viên không đủ tiêu chuẩn
chuyên môn, đang làm việc cho Nhà nước, đang là bị can, bị cáo hoặc chưa được
xóa án tích, Trọng tài viên là người thân hoặc không đảm bảo công bằng, khách
quan khi giải quyết tranh chấp cho các bên trong vụ tranh chấp.
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, trường hợp
phán quyết trọng tài có nội dung khơng thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
thì nội dung đó bị hủy25.
Vụ tranh chấp được các bên tranh chấp yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết
nhưng theo luật định vụ tranh chấp này không thuộc thẩm quyền của Trọng tài mà
24

Luật Trọng tài thương mại điểm b khoản 2 Điều 68

25

Luật Trọng tài thương mại 2010 điểm c khoản 2 Điều 68

17


Hội đồng trọng tài vẫn cứ giải quyết và ra phán quyết thì phán quyết đó sẽ bị vơ
hiệu. Ngồi ra, Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp vượt quá yêu cầu của
các bên tranh chấp thì các nội dung đó của phán quyết sẽ bị vơ hiệu.

- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra
phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác của
một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, cơng bằng của phán quyết
trọng tài26.
Các bên trong vụ tranh chấp phải nộp chứng cứ hợp pháp cho Hội đồng trọng
tài để đảm bảo tính công bằng, khách quan của phán quyết. Trong trường hợp bên
phải thi hành phát hiện được một trong các chứng cứ mà bên được thi hành cung
cấp cho Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra bất lợi cho mình thì bên phải thi
hành có quyền u cầu Tịa án hủy phán quyết. Ngồi ra, Trọng tài viên trong Hội
đồng trọng tài ra phán quyết là người thân, người yêu, bạn bè của bên được thi hành
phán quyết hoặc đã nhận lợi ích vật chất hoặc tinh thần, lời hứa... mà nghiêng về
bên được thi hành dẫn đến không khách quan trong việc giải quyết tranh chấp. Việc
này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên phải thi hành do đó bên
phải thi hành có quyền u cầu Tịa án hủy phán quyết.
Đối với các căn cứ hủy phán quyết đã nêu trên27, bên có u cầu bắt buộc phải
chứng minh với Tịa án rằng bên được thi hành vi phạm trong việc cung cấp chứng
cứ hoặc Hội đồng trọng tài không khách quan trong việc đưa ra phán quyết gây bất
lợi cho bên phải thi hành. Nếu bên phải thi hành không chứng mình được thì Tịa án
sẽ bác bỏ u cầu hủy phán quyết.
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam28.
Đối với quy định này, khi giao kết hợp đồng giữa các bên phải chú ý đến quy
định cơ bản do Bộ luật Dân sự 2015 quy định29. Khi bên được thi hành yêu cầu thi
26

Luật Trọng tài thương mại 2010 điểm d khoản 2 Điều 68

27

Luật Trọng tài thương mại 2010 điểm a khoản 3 Điều 68


28

Luật Trọng tài thương mại 2010 điểm đ khoản 2 Điều 68

29

Bộ luật Dân sự 2015 Điều 3

18


hành phán quyết của trọng tài nước ngồi có thể vi phạm những nguyên tắc cơ bản
của Việt Nam nên người phải thi hành không thể thi hành được. Trong trường hợp
này, khi nhận được yêu cầu hủy phán quyết, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về Tòa
án nhằm ban hành một quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Để tránh
tăng thêm thiệt hại sau khi nhận được phán quyết trọng tài, bên phải thi hành có
quyền tự nguyện thi hành phán quyết trước khi bên được thi hành, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền buộc bên
phải thi hành thi hành phán quyết. Ngoài ra, bên phải thi hành phán quyết có quyền
thỏa thuận với người được thi hành phán quyết và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành phán quyết. Có quyền
tự mình thi hành phán quyết hoặc ủy quyền cho người mình tin tưởng và tính nhiệm
để thay mình thi hành phán quyết. Khi có yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài, bên
phải thi hành có quyền được nhận thơng báo yêu cầu về thi hành phán quyết của Cơ
quan thi hành án có thẩm quyền bằng hình thức trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác theo quy định của pháp luật, niêm yết công khai, thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Được quyền yêu cầu Tòa án xác định, phân chia
quyền sở hữu, sử dụng tài sản đối với tài sản chung nếu tài sản đó là tài sản đảm bảo
để thi hành phán quyết. Bên phải thi hành có quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên
quan đến thi hành phán quyết.
Người phải thi hành được quyền chuyển nghĩa vụ thi hành phán quyết cho
người khác nếu người đó đồng ý của bên được thi hành. Khi nhận được yêu cầu
phải thi hành phán quyết trọng tài của Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền,
bên phải thi hành có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng
họ không vô tư, khách quan khi làm nhiệm vụ như người được thi hành án là người
thân, người yêu, bạn bè, tổ chức đó có cổ phần, tài sản góp vốn… của Chấp hành
viên. Nếu bên phải thi hành thuộc các trường hợp miễn, giảm một phần hoặc toàn
bộ chi phí cưỡng chế thi hành phán quyết thì được miễn giảm theo pháp luật quy
định. Trong khi thi hành phán quyết, bên phải thi hành phán quyết có quyền khiếu
nại, tố cáo về việc thi hành phán quyết nếu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền thi hành phán quyết trọng tài không đúng thủ tục, nội dung phán quyết... với
cơ quan có thẩm quyền

19


×