Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.51 KB, 17 trang )

GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
1.1 Tổng quan tình hình tài chính ngân hàng tại Việt Nam
1.1.1 Hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam năm vừa qua
Chính sách tiền tệ trong năm 2006 về cơ bản, đã đạt được mục tiêu là
ổn định tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiềm chế
lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này thể hiện qua
một số điểm:
- So với cuối năm 2005, lãi suất VND của các TCTD tăng nhẹ khoảng
0,25%/năm. Diễn biến này phù hợp với cung - cầu vốn thị trường, diễn biến
kinh tế - tiền tệ trong nước và lãi suất thị trường quốc tế.
- Tỷ giá VND so với USD tăng dưới 1,5%, phù hợp với mục tiêu khuyến
khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, cải thiện cán cân
thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào,
nên có thời điểm, tỷ giá bán ra của các NHTM ở dưới mức trần cho phép. Tỷ
giá trên thị trường tự do cũng biến động theo xu hướng của tỷ giá trên thị
trường chính thức với mức chênh lệch thấp (từ 3 - 20 đ/1USD), ngoại trừ việc
tăng đột biến trong một vài ngày đầu tháng 5/2006. Tính đến ngày
31/12/2006, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng tăng 1,36% so với
cuối năm 2005, trong khi tỷ giá bán ra của các NHTM tăng 0,88%.
- Dư nợ cho vay nền kinh tế đến ngày 31/12/2006 tăng 21,4% so với
cuối năm 2005, tương ứng với mức tăng của năm 2005, sát với mục tiêu đề ra
từ đầu năm.
Pháp lệnh Ngoại hối ra đời đã tạo cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho
công tác quản lý ngoại hối của NHNN trong điều kiện hội nhập quốc tế. Để
kịp thời cụ thể hóa các nội dung quan trọng của Pháp lệnh, NHNN đã khẩn
trương xây dựng, trình và được Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn
Pháp lệnh Ngoại hối. Đồng thời, NHNN tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa các quy
định liên quan nhằm thực hiện tự do hóa các giao dịch vãng lai, như: hướng
dẫn việc ủy quyền cho TCTD xem xét giải quyết nhu cầu mua, chuyển, mang
ngoại tệ ra nước ngoài của công dân Việt Nam thay cho cơ chế xem xét, cấp
phép của NHNN trước đây; huỷ bỏ việc báo cáo thu, chi ngoại tệ trong ngày


đối với các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối; cho phép triển khai thí
điểm cơ chế mua, bán ngoại tệ tiền mặt theo tỷ gá thỏa thuận tại các TCTD
được phép hoạt động ngoại hối.
Cùng với đổi mới các cơ chế chính sách khác, việc đổi mới, hoàn thiện
cơ chế, chính sách về quản lý ngoại hối theo hướng thông thoáng, đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế đã có tác động tích cực đến đâu tư của nước ngoài
vào Việt Nam (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp), kéo theo dòng
chảy của các luồng vốn và cải thiện đáng kể cung cầu ngoại tệ của Việt Nam.
Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, nên lượng ngoại tệ NHNN mua được
lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ NHNN bán ra, làm cho dự trữ ngoại hối
nhà nước tăng đều và tương đối ổn định, góp phần thực hiện tốt mục tiêu
chiến lược của ngành Ngân hàng từ nay đến năm 2010 là tăng nhanh dự trữ
ngoại hối nhà nước. Hiện nay, dự trữ ngoại hối nhà nước đã đáp ứng được nhu
cầu ngoại tệ tương đương 12 tuần nhập khẩu (đạt mức tối thiểu theo thông lệ
quốc tế), giúp nâng cao khả năng thanh toán quốc tế và hệ số tín nhiệm quốc
gia của Việt Nam. Khác với những năm trước, trong năm 2006, ngoài các
NHTM nhà nước, NHNN còn đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của nhiều
NHTM cổ phần.
Năm 2006, NHNN đã tổ chức đánh giá toàn diện mô hình tổ chức, hoạt
động, khung pháp lý, hạ tầng hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng, đồng thời
đánh giá mức độ tuân thủ của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng Việt
Nam theo các nguyên tắc của Uỷ ban giám sát ngân hàng quốc tế (BASEL).
Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề còn hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực,
hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tạo cơ sở cho việc xây dựng
Đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng phù hợp với định
hướng chiến lược phát triển thanh tra ngân hàng đến năm 2010; đến nay, việc
xây dựng Đề án này đã bước đầu được hoàn thành. Các nội dung quan trọng
khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra ngân hàng đang được
NHNN khẩn trương chỉ đạo xây dựng để triển khai trong thời gian tới.
NHNN đã ban hành các quy định liên quan đến việc đổi mới cơ chế

quản lý của các NHTM (công khai thông tin, kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát
nội bộ); tạo điều kiện để các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, kiểm
soát rủi ro và phát triển dịch vụ mới; cho phép một số NHTM cổ phần thí
điểm bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài để thu hút công nghệ,
trình độ quản lý và nâng cao uy tín của ngân hàng. Năm 2006, 3 NHTM cổ
phần đã được NHNN chấp thuận cho niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán (trong đó 2 ngân hàng đã niêm yết), 2 NHTM nhà nước cũng được
phép niêm yết trái phiếu tăng vốn. Để từng bước hình thành những ngân hàng
cổ phần có quy mô vốn lớn, NHNN đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại NHTM cổ
phần nông thôn. Đến nay, 5 NHTM cổ phần nông thôn đã được NHNN cho
phép chuyển đổi mô hình kinh doanh thành NHTM cổ phần đô thị, 3 ngân
hàng được chấp thuận về mặt nguyên tắc chuyển đổi mô hình kinh doanh.
NHNN tiếp tục quan tâm chỉ đạo, bảo đảm cho loại hình TCTD này
hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn nông thôn. Đến cuối năm 2006, hệ thống QTDND bao gồm
QTDND Trung ương với 24 chi nhánh hoạt động trên địa bàn 54 tỉnh, thành
phố và 940 QTDND cơ sở (tăng 15 quỹ so với cuối năm 2005). Hoạt động
của hệ thống QTDND tiếp tục có bước tăng trưởng bền vững; các QTDND
phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả, các chỉ tiêu cơ bản đều tăng trưởng khá
so với năm 2005, nhất là nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư. NHNN đã chỉ
đạo các đơn vị chức năng xử lý dứt điểm các tồn tại và sai phạm mới phát
sinh ở một số QTDND, trong đó, chú trọng đặc biệt đối với các QTDND yếu
kém thuộc diện phải thu hồi giấy phép hoạt động; tích cực đôn đốc đẩy nhanh
tiến độ thanh lý các QTDND đã bị giải thể và tăng cường kiểm tra, giám sát
thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với các QTDND thành lập mới.
Để đảm bảo cho các TCTD có đủ năng lực cạnh tranh trong bối cảnh
mới, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP
ngày 22/11/2006 về danh mục mức vốn pháp định của các TCTD (thay thế
Nghị định số 82/1998/NĐ-CP), trong đó, đã nâng mức vốn pháp định mà các
TCTD phải đáp ứng đến năm 2008 và năm 2010; trình và được Chính phủ

phê duyệt Đề án về chủ trương thành lập ngân hàng mới và Đề án các tiêu chí
thành lập ngân hàng mới tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
NHNN cũng đã ban hành kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy
định nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng; đồng thời,
khẩn trương chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ, xử lý
rủi ro trong hoạt động ngân hàng để tiếp tục tiến dần đến các chuẩn mực quốc
tế tiên tiến nhất.
Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 đang
được khẩn trương thực hiện theo đúng lộ trình và cơ bản đáp ứng tiến độ đã
cam kết với Ngân hàng thế giới (WB). Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng được mở rộng với 65 ngân hàng thành viên và 270 chi nhánh tham gia,
mỗi ngày thực hiện khoảng 12.000 - 13.000 giao dịch với giá trị giao dịch
bình quân 8.000 tỷ đồng/ngày. Trong năm 2006, NHNN đã triển khai thanh
toán bù trừ điện tử thêm ở 9 tỉnh, thành phố, nâng số lượng các tỉnh, thành
phố đã triển khai thanh toán bù trừ điện tử lên 33 tỉnh, thành phố.
Với nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh, nhiều ngân hàng đã chú trọng
phát triển, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào việc thực hiện các dịch vụ
của ngân hàng mình, một số ngân hàng đã nối mạng trực tuyến trong nội bộ
hệ thống nhằm phục vụ việc quản lý tập trung và giao dịch trực tuyến. Bên
cạnh dịch vụ thẻ, các nghiệp vụ mới đã được các TCTD chú trọng phát triển
như bao thanh toán, internet banking, sản phẩm tiền gửi bảo toàn vốn bằng
ngoại tệ gắn với biến động tỷ giá, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng và
hoán đổi rủi ro tín dụng…
NHNN đã trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm
2020, ban hành Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt và đang trình Nghị
định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng; đồng thời, ban hành nhiều
văn bản hướng dẫn các TCTD và khách hàng sử dụng các công cụ thanh toán,
như: Quy định về cung ứng và sử dụng séc, Quy định về nhờ thu hối phiếu
qua người thu hộ, dự thảo sửa đổi Quy chế thẻ ngân hàng…

Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ngày càng giảm
(ước cuối năm 2006 còn 18,8%, giảm so với tỷ lệ 21,4% của năm 2005). Dịch
vụ thẻ tiếp tục phát triển mạnh, trong năm 2006 tốc độ phát hành thẻ tăng
30% so với cuối năm 2005, nâng tổng số thẻ phát hành lên 3,5 triệu thẻ với
gần 60 thương hiệu, 17 ngân hàng phát hành và trên 20 ngân hàng làm đại lý
thanh toán. Toàn hệ thống ngân hàng hiện có khoảng 2.154 máy ATM (tăng
21% so với cuối năm 2005) và gần 17.000 thiết bị ngoại vi (tăng 17% so với
cuối năm 2005).
NHNN đã thành lập Ban soạn thảo Luật Ngân hàng gồm tiểu ban Luật
NHNN và tiểu ban Luật các TCTD, đồng thời xây dựng lộ trình cụ thể để
triển khai việc tổng kết 2 Luật Ngân hàng. Đến nay, Ban soạn thảo đã triển
khai việc tổng kết 2 Luật Ngân hàng trong toàn hệ thống; đồng thời, đang xúc
tiến việc xây dựng Đề cương của 2 Luật Ngân hàng mới với sự hỗ trợ của các
tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài.
Thực hiện lộ trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), trong năm 2006, NHNN đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành tham
gia đàm phán gia nhập WTO, xây dựng các phương án đàm phán, trả lời các
nội dung liên quan đến lĩnh vực ngân hàng do các nước thành viên đưa ra để
phục vụ cho việc cập nhật bản hiện trạng về chính sách thương mại thuộc lĩnh
vực ngân hàng của Việt Nam; chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan
trình Chủ tịch nước và Quốc hội phê chuẩn ngay khi Việt Nam kết thúc đàm
phán và phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động hậu WTO
cho ngành Ngân hàng.
Các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế như: IMF, WB, ADB, các cơ
quan và Chính phủ các nước Châu Âu, Châu á, Châu Mỹ… tiếp tục được
NHNN duy trì và mở rộng. Tốc độ giải ngân các dự án vay vốn của WB và
ADB nhìn chung diễn ra đúng kế hoạch và từng bước được cải thiện, các hoạt
động nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tài chính được tích cực triển khai.
1.1.2 Định hướng nhiệm vụ ngân hàng trong các năm tới
_ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân

hàng nhằm tạo điều kiện thông thoáng, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong hoạt động của các TCTD và phù hợp với các cam kết và chuẩn
mực quốc tế. Xây dựng 2 Luật Ngân hàng mới tạo cơ sở pháp lý cho mô hình
Ngân hàng Trung ương hiện đại và phát triển hệ thống TCTD trong giai đoạn
mới.
_ Điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, kiểm soát
lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bảo đảm mục tiêu ổn định
tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
_ Đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng
kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả và
phát triển bền vững của các TCTD.
_ Đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và
khả năng cạnh tranh của các TCTD, tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống
QTDND. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước (trừ Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam).
_Đẩy mạnh các hoạt động nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của
Thanh tra ngân hàng.
_Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống thanh toán, hệ
thống thông tin ngân hàng.
_Thực hiện tốt công tác điều hòa lưu thông tiền mặt, đáp ứng kịp thời
nhu cầu của nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá. Đẩy mạnh công tác
phòng chống tiền giả.

×