Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Pháp luật về tố tụng trọng tài thương mại tại ICC và công nhận cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.84 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI
ICC VÀ CÔNG NHẬN, CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT
TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : ThS – Ls Nguyễn Minh Nhựt
Sinh viên thực hiện
MSSV

: Đoàn Ngọc Đan Vy

: 1411270501

Lớp14DLK05

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho em gửi lòng biết ơn đến tất cả quý Thầy Cô Trường Đại Học
Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, các Thầy Cơ Khoa Luậtđã trang bị cho em những kiến
thức vô cùng quý báu và quan trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống.


Qua bài viết này, với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cám ơn
chân thành đến Thầy ThS - Ls Nguyễn Minh Nhựt giảng viên Khoa Luật đã trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề Khóa luận. Tại đây, em được
trao dồi những kiến thức, thông tin thực tế và rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ
ích.Thời gian thực hiện chun đề Khóa luận tuy ngắn nhưng vơ cùng q báu, được sự
dìu dắt của Thầy đã giúp đỡ cho em hoàn thành Bài viết này.
Bài viết được hoàn thành trong thời gian hạn chế đồng thời khả năng có giới hạn
của người viết, chắc chắn sẽ có những khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự đánh
giá, góp ý của Thầy ThS – Ls Nguyễn Minh Nhựt để bài viết của em đượchồn thiện
hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và luôn thành cơng
trong sự nghiệp giảng dạy của mình và trong cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên lớp 14DLK05.

Đoàn Ngọc Đan Vy


LỜI CAM ĐOAN

Tơi tên: ĐỒN NGỌC ĐAN VY

MSSV: 1411270501

Là sinh viên lớp 14DLK05, Khoa luật kinh tế, Trường Đại học Cơng nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan các số liệu, thơng tin sử dụng trong bài viết Khóa luận tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế và trên các sách báo khoa học chun ngành
(có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định)
Nội dung trong Bài viết này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá

trình nghiên cứu và quá trình tìm hiểu KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo
cáo khác.
Nếu sai sót, Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của Trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và quy định Pháp luật.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

ĐOÀN NGỌC ĐAN VY


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ICC

Internationl Chamber
Of Commerce

Phòng Thương Mại Quốc Tế

MNCs

Multinational corporation

Tập đoàn đa quốc gia

UCP

The Uniform Customs and Quy tắc và Thực hành thống
Practice for Documentary nhất Tín dụng chứng từ
Credits


NYC 1958

Công ước New York 1958

Công ước New York 1958

BLTTDS

Civil Procedure Law

Bộ luật Tố tụng dân sự

UNCITRAL United Nations Commission Ủy ban của Liên Hợp Quốc về
On Internationl Law
Luật Quốc tế
ICSID

Công ước ICSID về giải quyết Công ước ICSID về giải quyết
tranh chấp đầu tư quốc tế
tranh chấp đầu tư quốc tế

ASEAN

Association of
Asian Nations

VIAC

Vietnam
International Trung tâm Trọng tài Quốc tế

Arbitration Centre
Việt Nam

South

East Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………….1
1.Lý do chọn đề tài ….. ……………………………………………………………..1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………2
4. Phương pháp nghiên cứu ...……………………………………………………...2
5. Kết cấu khố luận ... ……………………………………………………………..2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỊA ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ, KHÁI
QUÁT THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGỒI VÀ QUY
TRÌNH TỐ TỤNG TẠI ICC …. ……………………………………………………...3
1.1Tổng quan về Toà án Trọng tài quốc tế .............................................................. 3
1.1.1 Sự ra đời của ICC và Toà án Trọng tài quốc tế ............................................... 3
1.1.2. Vai trị của Tồ án Trọng tài quốc tế............................................................... 4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Toà án Trọng tài quốc tế.................................................. 5
1.2.Khái quát thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
....................................................................................................................................... 6
1.3. Quy trình tố tụng tại ICC ................................................................................... 7
1.3.1.


Giai đoạn bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài .............................................. 7

1.3.2.

Giai đoạn thành lập Uỷ ban trọng tài .......................................................... 8

1.3.3.

Giai đoạn tố tụng trọng tài ........................................................................... 9

1.3.4.

Giai đoạn ra phán quyết............................................................................. 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………………….11
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý CỦA CHỦ THỂ VÀ PHÁN QUYẾT
TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM …12
2.1. Những vấn đề lưu ý của chủ thể yêu cầu giải quyết tranh chấp của ICC đối
với Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam ........................................................ 12
2.1.1.Thoả thuận trọng tài ....................................................................................... 12
2.1.2. Trao đổi tài liệu qua lại giữa các bên ........................................................... 15
2.1.3. Khiếu kiện mới ............................................................................................... 17
2.1.4. Thẩm quyền của Trọng tài ............................................................................. 18
2.1.5. Thay đổi trọng tài viên .................................................................................. 19


2.2. Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ............................................................................ 20
2.2.1. Khái niệm công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
.................................................................................................................................. 20

2.2.2. Phán quyết của trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam .................................................................................................... 22
2.3. Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại
Việt Nam ..................................................................................................................... 26
2.3.1. Chủ thể có quyền u cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài tại Việt Nam ..................................................................................... 26
2.3.2. Thẩm quyền công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
tại Việt Nam ............................................................................................................. 26
2.2.3. Các trường hợp không công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài tại Việt Nam ...................................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 35
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN VIỆC CÔNG NHẬN, CHO THI HÀNH PHÁN
QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CÔNG NHẬN, CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT
TRỌNG TÀI NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM…… ………………………………36
3.1. Thực tiễn việc cơng nhận, cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại
Việt Nam ..................................................................................................................... 36
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện cơ chế công nhận, cho thi hành phán quyết
trọng tài nước ngoàitại Việt Nam ............................................................................ 38
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam ................... 38
3.2.2. Kiến nghị đối với các trung tâm trọng tài ở Việt Nam .................................. 40
3.2.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
.................................................................................................................................. 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 44
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...…45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới, tại
Việt Nam xu hướng toàn cầu hóa đã thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngồi vào
Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong bối cảnh ấy, ngày càng nhiều hợp đồng trên
các lĩnh vực khác nhau được lập và ký kết. Các nhà đầu tư nước ngồi gia nhập vào
mơi trường đầu tư mới không chỉ quan tâm đến năng lực hợp tác của các đối tác Việt
Nam trong giai đoạn thực hiện hợp đồng mà còn đặc biệt quan tâm đến phương thức
giải quyết các tranh chấp phát sinh hậu hợp đồng. Một trong những phương thức giải
quyết tranh chấp được các thương nhân thường sử dụng hiện nay bởi những ưu điểm
của chúng bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tịa án đó chính là giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Thành lập từ những năm 1923, Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng thương mại
quốc tế (ICC) duy trì vị trí là trung tâm trọng tài có tầm ảnh hưởng trên tồn cầu. Theo
trang web chính thức của ICC, có 791 vụ việc được nộp lên ICC chỉ trong năm 2014.
Sức ảnh hưởng này được minh chứng thông qua việc 791 vụ thụ lý này liên quan đến
các bên đến từ 140 nước và vùng lãnh thổ độc lập và địa điểm trọng tài đặt ở 57 quốc
gia trên thế giới1. Tòa án trọng tài quốc tế trở thành một trong những tổ chức giải quyết
tranh chấp bằng cơ chế trọng tài được các thương nhân trên thế giới áp dụng một cách
phổ biến, tuy vậy hiện nay các thương nhân Việt Nam vẫn còn rất hạn chế trong việc
tiếp cận và áp dụng với quy tắc tố tụng này. Tạo ra những hiểu biết cơ bản về quy trình
tố tụng trọng tài tại ICC và đặc biệt là những lưu ý cho các thương nhân Việt Nam khi
lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài tại ICC để giải quyết tranh chấp dù ở vị thế là
Ngun đơn hay Bị đơn chính là lý do thơi thúc tác giả lựa chọn Đề tài: “Pháp luật về
Tố tụng Trọng tài thương mại tại ICC và Công nhận, cho thi hành phán quyết Trọng tài
nước ngoài tại Việt Nam”
2. Tình hình nghiên cứu
Bài viế t chuyên sâu về hoạt động tố tụng trọng tài tại ICC trong liñ h vực pháp lý
ta ̣i Viê ̣t Nam còn khá ha ̣n chế , chủ yế u là các bài viế t trên các diễn đàn thông tin chia sẻ
của các cá nhân quan tâm liñ h vực này. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiể u, tác giả may
mắ n đươ ̣c tiế p câ ̣n mô ̣t số bài viế t liên quan đến lĩnh vực tố tụng trọng tài tại ICC như:

- Bài viết của tác giả Châu Huy Quang về “Tố tụng trọng tài tại Tòa án trọng tài
quốc tế ICC” được đăng trên trang của Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương,
ngày 5/3/2015
- Một đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại
thương vào năm 2012 với chủ đề “Quy tắc tố tụng trọng tài ICC 2012”.
1

Châu Huy Quang. Tố tụng trọng tài tại tòa án trọng tài quốc tế ICC, Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình
Dương, ngày 5/3/2015.

1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tố tụng trọng tài tại Toà án trọng tài quốc tế và Công nhận, cho thi hành phán
quyết Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về lĩnh vực nghiên cứu, đề tài tập trung vào việc tìm hiểu các quy định về tố tụng
trọng tài tại ICC, khái quát về phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Ngồi ra
đề tài có sử dụng những diễn giải của Công ước New York 1958 đối với các vấn đề liên
quan đến tố tụng trọng tài nói chung và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật trọng tài
thương mại 2010 nói riêng. Từ đó, đưa ra những lưu ý cho các bên, đặc biệt là các
thương nhân Việt Nam khi tham gia tố tụng trọng tài tại ICC và việc công nhận, cho thi
hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yế u áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua viê ̣c phân
tích, kế thừa, nguồn pháp luật, diễn giải và tổng hợp. Từ đó đưa ra các nhâ ̣n đinh,
̣ quan
điể m của tác giả thông qua các thông tin và tài liệu mà tác giả tìm được.

5.Kết cấu khố luận
Đề tài “Pháp luật về Tố tụng Trọng tài thương mại tại ICC và Cơng nhận, cho thi
hành phán quyết Trọng tài nước ngồi tại Việt Nam” phần nào cung cấp được những
thông tin về quy trình tố tụng trọng tài tại ICC và những phân tích, đánh giá về những
tình huống mà các bên tham gia tố tụng có thể gặp phải trong giai đoạn tiền tố tụng
cũng như khi quy trình tố tụng bắt đầu diễn ra.
Nội dung đề tài đươ ̣c phân thành ba chương:
Chương 1. Tổng quan về tòa án trọng tài quốc tế, khái quát thi hành phán quyết
trọng tài nước ngồi tại Việt Nam và quy trình tố tụng tại ICC
Chương 2. Những vấn đề lưu ý của chủ thể và phán quyết trọng tài theo Pháp luật
trọng tài thương mại Việt Nam.
Chương 3. Thực tiễn việc công nhận, cho thi hành phán quyết trọng tài nước
ngoài tại Việt Nam và những kiến nghị hoàn thiện cơ chế cơng nhận, cho thi hành phán
quyết trọng tài nước ngồi tại Việt Nam.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ, KHÁI QUÁT THI
HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI VÀ QUY TRÌNH TỐ
TỤNG TẠI ICC
1.1Tổng quan về Tồ án Trọng tài quốc tế
1.1.1 Sự ra đời của ICC và Toà án Trọng tài quốc tế
Phòng Thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce, viết tắt là
ICC) là một tổ chức kinh doanh quốc tế được thành lập với mục tiêu là giảm bớt các rào
cản trong kinh doanh và giải quyết các tranh chấp thương mại thơng qua Tịa án Trọng
tài, ICC hướng đến việc lợi ích của các doanh nhân sẽ được đảm bảo bởi bất kỳ hệ
thống chính trị nào trên toàn cầu.
Trụ sở của ICC đặt tại Paris - nơi xuất bản những thủ tục và báo cáo thương mại

được áp dụng một cách rộng rãi trong các giao dịch quốc tế của các thương nhân. Các
cuộc họp của ICC được tổ chức hai năm một lần tại thành phố của các quốc gia thành
viên trên khắp thế giới. Những cuộc họp này thường có sự tham gia của các đại diện
đến từ các tập đoàn đa quốc gia (MNCs), đại diện của các phòng thương mại quốc gia,
các ngân hàng, các nhà kinh tế, nhà ngoại giao, và đôi khi là các thành viên của giới
học viện. Ngày nay, tổ chức này tự hào là thành viên của 6,5 triệu công ty và hơn một
trăm ba mươi quốc gia.2
Việc quốc hữu hóa các ngành cơng nghiệp đã hạn chế sự phát triển của các công
ty tư nhân trong việc giao thương quốc tế. Do vậy, sau chiến tranh, nhiều doanh nhân
đã gặp nhau tại thành phố Atlantic từ ngày 20 đến 24 tháng 10 năm 1919 để thảo luận
về việc thành lập một tổ chức kinh doanh quốc tế có thể giúp khơi phục lại các ngành
cơng nghiệp vốn bị hạn chế bởi tình trạng quốc hữu hóa và khởi động lại hệ thống
thương mại quốc tế trên toàn cầu3. Bằng cách tạo cơ hội cho các doanh nhân trên khắp
thế giới hợp tác và thảo luận các ý tưởng tại các diễn đàn được tổ chức theo lịch trình
nhất định, tổ chức sẽ được thành lập để duy trì sự độc lập của các MNCs và đưa ra các
nghị quyết để trình các chính phủ loại bỏ dần những hàng rào thuế quan nhằm phát
triển nền kinh tế thế giới mở và mang lại sự thịnh vượng, hịa bình cho các quốc gia
trên thế giới4. ICC – tổ chức kinh doanh quốc tế mà các doanh nhân muốn thành lập đã
được hình thành trong bối cảnh như vậy.
Các diễn đàn được tổ chức hai năm một lần của ICC đã tập hợp được nhiều ý
tưởng tiến bộ có thể giúp mở rộng và phát triển thương mại quốc tế. Do đó, ICC đã có
International Chamber of Commerce, “International Chamber of Commerce: ICC Global Headquarters,”
/>3
George Ridgeway, Merchants of Peace. Little, Brown and Company, 1959, p. 30.
4
Tomashot, Shane R., Selling Peace: The History of the International Chamber of Commerce1919-1925.
Dissertation, Georgia State University, 2015, p.03.
2

3



cơ hội để xuất bản nhiều ấn phẩm có khả năng chi phối được các quy tắc giao dịch trên
thị trường quốc tế như Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The
Uniform Custom and Practice for Documentary Credit, được viết tắt là UCP) và Các
điều khoản thương mại quốc tế (International Commerce Terms, viết tắt là Incoterms).
Các quy tắc trong thương mại có thể được chuẩn hóa thơng qua hệ thống luật quốc tế
được ban hành bởi ICC, một tổ chức được cho là độc lập với luật lệ quốc gia. Theo thời
gian, luật quốc tế có những ảnh hưởng sâu sắc đến luật của các quốc gia. Để tạo sự
công bằng cho các thương nhân trong vấn đề giao thương quốc tế và tách các thương
nhân khỏi tình trạng quốc hữu hóa các ngành cơng nghiệp, ngay cả trong vấn đề giải
quyết tranh chấp, các thương nhân cũng có thể tự giải quyết theo quy tắc riêng của
mình mà khơng cần đến sự can thiệp của quyền lực nhà nước, với mục tiêu như vậy,
một trong những Hội nghị của ICC được tổ chức vào năm 1921 đã tạo điều kiện cho
các thương nhân của các quốc gia thảo luận về các quy tắc cho Tịa án Trọng tài ICC.
ICC đã tìm ra phương pháp tốt nhất để kiềm chế sự cạnh tranh không lành mạnh, theo
đó, các doanh nhân chứ khơng phải là các chính phủ sẽ là người lựa chọn cách giải
quyết riêng cho các vấn đề của cơng ty mình. Cuộc thảo luận về quy tắc của Tòa án
Trọng tài ICC vào năm 1921 đã tạo tiền đề cho sự thành lập của Tòa án Trọng tài quốc
tế vào năm 1923. Tòa án Trọng tài quốc tế sẽ giải quyết các tranh chấp thương mại phát
sinh giữa các thương nhân trong thời gian ngắn và chi phí thấp hơn. Đây là một trong
những cơ chế được xây dựng dựa trên những ý tưởng tiến bộ của nhiều cá nhân, tổ chức
trên khắp thế giới với mục tiêu tạo ra một môi trường kinh doanh thương mại tự do
hơn, công bằng hơn và thống nhất hơn ngay cả trong vấn đề giải quyết những tranh
chấp phát sinh trong hoặc sau quá trình các thương nhân hợp tác với nhau.
1.1.2. Vai trị của Tồ án Trọng tài quốc tế
Một điều đặc biệt của Tòa án Trọng tài quốc tế so với các Trung tâm trọng tài ở
Việt Nam là có sự xuất hiện song song của Tòa án cùng với cơ chế giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài. Trong khi theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam thì Tịa án là
cơ quan tư pháp của nhà nước, sẽ chỉ có một số vai trị nhất định trong q trình tố tụng

Trọng tài nếu pháp luật có quy định và thuộc thẩm quyền của mình. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 1, Quy tắc trọng tài của Phịng thương mại quốc tế thì Tịa án trọng tài
quốc tế là cơ quan trọng tài bên cạnh ICC, Tòa án quy định việc giải quyết các tranh
chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng
thương mại quốc tế. Tịa án sẽ khơng giải quyết các tranh chấp mà sẽ đảm bảo việc áp
dụng các Quy tắc của ICC thông qua việc giám sát và phê duyệt các phán quyết của
trọng tài cho phù hợp. Tòa án cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền để quản lý trọng
tài theo Quy tắc. Cơ chế này của Tòa án Trọng tài quốc tế đã kết hợp được mơ hình giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng vẫn có sự giám sát của Tịa án, dù cho tựu chung
lại mơ hình này vẫn hoạt động một cách độc lập so với các tịa an cơng của nhà nước.
4


Giúp cho các thương nhân có thể tin tưởng tuyệt đối vào quá trình tố tụng trọng tài tại
ICC.
Trải qua thời gian dài hoạt động, Tòa án Trọng tài quốc tế của ICC đã giúp giải
quyết tranh chấp và cung cấp tham vấn cho nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động kinh
doanh thương mại trên khắp thế giới với khoảng 22.000 vụ việc đến từ 137 quốc gia và
vùng lãnh thổ được tiếp nhận và giải quyết từ năm 1923 cho tới nay5. Cơ chế giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thơng qua Tịa án trọng tài quốc tế đã giúp các thương nhân
giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế một cách nhanh chóng và ít tốn kém chi
phí hơn bởi họ có thể linh hoạt thời gian của mình cho phù hợp với lịch trình tố tụng.
Đồng thời tố tụng trọng tài của Tòa án trọng tài quốc tế được đánh giá cao bởi cơ chế
giám sát song song của Tòa án và đội ngũ các trọng tài viên là các chuyên gia hàng đầu
trong các lĩnh vực khác nhau và được lựa chọn kỹ lưỡng để tham gia tố tụng trên cơ sở
không bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào liên quan hoặc có thể liên quan đến quyền lợi
của các bên tranh chấp.
Như vậy, Tịa án trọng tài quốc tế của ICC có vai trò quan trọng trong việc giúp
cho các thương nhân có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh một cách công bằng và
chuyên nghiệp, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho tòa án của các quốc gia đối với

những vụ kiện thương mại quốc tế mang tính chất phức tạp, địi hỏi nhiều thời gian, chi
phí và cơng sức.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Toà án Trọng tài quốc tế
Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế trong hai phiên bản gần đây
nhất gồm phiên bản có hiệu lực năm 1998 và phiên bản có hiệu lực vào năm 2012 vẫn
giữ nguyên cơ cấu tổ chức của Tòa án trọng tài quốc tế. Cơ cấu này được quy định tại
Điều lệ Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế trong Phụ lục 1 của Quy
tắc ICC. Theo đó, cơ cấu của Tịa án trọng tài quốc tế bao gồm: một Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch, các thành viên thay thế (được chỉ định theo phương thức tập thể bởi các thành
viên). Công việc của Tòa sẽ được hỗ trợ bởi Ban Thư ký, đứng đầu Ban Thư ký là Tổng
Thư ký.6
Chủ tịch Tòa án trọng tài quốc tế được bầu bởi Hội đồng ICC căn cứ vào sự giới
thiệu của Hội đồng Thừa hành ICC. Phó Chủ tịch Tịa án được chỉ định bởi Hội đồng
ICC từ trong số các thành viên của Tòa án. Các thành viên của Tòa án được Hội đồng
ICC chỉ định trên cơ sở đề xuất của Uỷ ban quốc gia, mỗi Uỷ ban sẽ được đề xuất một
thành viên. Các thành viên thay thế của Tòa án sẽ được Hội đồng ICC chỉ định trên cơ
sở đề nghị của Chủ tịch Tòa án. Nhiệm kỳ của các thành viên tại Tòa án trọng tài quốc
tế bao gồm cả các Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên thay thế là 3 năm, nếu một thành

International Chamber of Commerce, “The world's leading arbitration institution”, />Điều lệ Tòa án Trọng tài quốc tế 2012: Điều 2

5
6

5


viên khơng thể tiếp tục làm việc tại vị trí của mình thì một thành viên thay thế sẽ được
Hội đồng ICC chỉ định cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó.7
Từ cơ cấu của Tịa án trọng tài quốc tế có thể thấy được Tịa án được xây dựng

bởi Phịng thương mại quốc tế thơng qua việc các thành viên của Tòa án đều được sắp
xếp dựa trên sự chỉ định của Hội đồng ICC. Tuy vậy, Tòa án trọng tài quốc tế là một cơ
quan tự quản, Tóa án thực hiện các chức năng một cách độc lập hoàn toàn với ICC và
các bộ phận của ICC, các thành viên của Tòa cũng độc lập với các Uỷ ban quốc gia của
ICC. Với cơ chế và tính chất như vậy, Tòa án trọng tài quốc tế vừa có thể tận dụng
được những sản phẩm chất lượng của ICC như các quy tắc, thông lệ được áp dụng
chung cho hoạt động thương mại quốc tế của các quốc gia đồng thời cơ cấu tổ chức và
hoạt động một cách độc lập giúp Tòa án trọng tài quốc tế có thể giải quyết các tranh
chấp thương mại quốc tế một cách công bằng và không bị lệ thuộc.
1.2. Khái quát thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
“Phán quyết trọng tài nước ngoài” theo NYC 1958 là nội dung chính cho việc
cơng nhận và cho thi hành theo tinh thần của NYC. Ngay tại điều 1 (NYC) đã nêu ra
hai đặc điểm cơ bản để xác nhận như thế nào là “Phán quyết trọng tài nước ngồiForeign arbitral arward”
+ “Cơng ước này áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các quyết định
trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có u
cầu cơng nhận và thi hành”
Quy định trên của NYC có thể hiểu là bất kỳ một phán quyết nào khi được tuyên
tại một quốc gia khác với quốc gia được yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết
dù không phải là thành viên Công ước cũng đều được xem là “phán quyết trọng tài
nước ngoài”. Ở đây nguyên tắc lãnh thổ được xem trọng và không phụ thuộc vào các
yếu tố khác như: quốc tịch, trụ sở, nơi cư trú. Tiêu chí lãnh thổ được các nước thành
viên vận dụng một cách triệt để.
+ “Cơng ước cịn được áp dụng cho những quyết định trọng tài không được coi
là quyết định trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu
cầu”
Quy định thứ hai đã để ngỏ, cho phép Tòa án một Quốc gia căn cứ vào quy định
pháp luật của quốc gia mình để xác định như thế nào là “phán quyết trọng tài nước
ngoài”. Tiêu chí này thể hiện sự tơn trọng chủ quyền của quốc gia trên vấn đề lập pháp
và hành pháp, khơng thể có một quy tắc nào có thể áp đặt đối với một quốc gia bất kỳ
và việc tham gia Công ước dựa trên tinh thần sự tự nguyện và lợi ích của chính chủ thể

tham gia ký kết.
“Phán quyết trọng tài nước ngoài” theo quy định pháp luật Việt Nam được dẫn
chiếu tạị khoản 3, điều 424 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015)8 đến quy định
7

Điều lệ Tòa án Trọng tài quốc tế 2012: Điều 3

6


tại khoản 11, khoản 12, điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 20109, theo đó được hiểu
là phán quyết do trọng tài được thành lập theo pháp luật nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh
thổ Việt Nam hoặc tuyên trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên
tự thỏa thuận lựa chọn.
Khi so sánh sự khác biệt về quy định “phán quyết trọng tài nước ngoài” giữa
Công ước (NYC 1958) và Luật Trọng tài thương mại 2010, thực tế đã có xuất hiện tình
huống là một phán quyết nhưng lại có đến hai cách giải thích:
+ Trường hợp phán quyết của trọng tài Việt Nam dù được tun ở nước ngồi
đương nhiên khơng phải là phán quyết trọng tài nước nước ngồi, trong khi đó cũng
chính phán quyết này nếu xét theo quy định của NYC 1958 thì lại là phán quyết trọng
tài nước ngồi.10
+ Ngồi ra theo quy định của pháp luật Việt Nam thì phán quyết do trọng tài
thành lập ở nước ngoài được tuyên trên lãnh thổ Việt Nam thì đương nhiên là phán
quyết trọng tài nước ngồi và áp dụng tiêu chí thứ hai của điều 1 NYC 1958 cũng công
nhận như vậy. Nhưng vấn đề là nếu như Quốc gia nơi tổ chức trọng tài được thành lập
lại áp dụng tiêu chí thứ nhất thì đối với họ phán quyết này cũng là phán quyết trọng tài
nước ngoài. Điều này sẽ thật sự ảnh hưởng nếu như có yêu cầu hủy phán quyết.
1.3. Quy trình tố tụng tại ICC
Một trong những vấn đề quan trọng khi thực hiện tố tụng trọng tài tại ICC là
nắm rõ quy trình tố tụng đó, có như vậy các bên tranh chấp mới có thể chủ động đề ra

các phương án, phân bổ thời gian để nắm chắc mọi diễn biến đang và sẽ diễn ra để kịp
thời đưa ra các đề xuất, giải pháp và quyết định.
Quy tắc trọng tài ICC tại hai phiên bản năm 1998 và năm 2012 có một số khác
biệt, trong đó có sự khác biệt về số lượng điều khoản trong Quy tắc này. Phiên bản
2012 gồm có 41 điều khoản trong khi phiên bản năm 1998 chỉ có 35 điều, có thể thấy
phiên bản năm 2012 đã có sự bổ sung một số nội dung trong quy trình tố tụng, tuy vậy,
về cơ bản quy trình tố tụng tại ICC sẽ diễn ra như sau:
1.3.1. Giai đoạn bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài
Trong giai đoạn này, Nguyên đơn sẽ gửi Đơn khởi kiện cho Ban thư ký của Tòa
án trọng tài quốc tế. Đơn khởi kiện sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như: Tên, địa chỉ
của từng bên, bản dẫn giải hoàn cảnh và bản chất sự việc dẫn đến sự tranh chấp, bản
BLTTDS 2015, khoản 3, điều 424: Trọng tài nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại
khoản 1 Điều này được xác định theo quy định của Luật trọng tài thương mại của Việt Nam
9
Luật Trọng tài thương mại 2010: Khoản 11 và Khoản 12, điều 3
Khoản 11, điều 3: Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước
ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong
lãnh thổ Việt Nam.
Khoản 12, điều 3: Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh
thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.
10
Vũ Thị Phương Lan .Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự hiện hành (năm 2015), NXB Chính trị quốc gia sự thật 2017, trang 80.
8

7


giải trình các yêu cầu về bồi thường , thỏa thuận trọng tài, các ý kiến liên quan đến nơi
xét xử, luật áp dụng, ngôn ngữ áp dụng,… cùng với đơn khởi kiện, Nguyên đơn phải

nộp thêm các tài liệu liên quan đến tranh chấp, bao gồm những không giới hạn các tài
liệu giao dịch, trao đổi qua lại giữa các bên. “Vào ngày gửi Đơn khởi kiện Nguyên đơn
đồng thời phải hồn thành các nghĩa vụ tài chính bằng hình thức ứng trước các chi phí
hành chính theo quy định”11của Quy tắc về Phí tổn và Chi phí trọng tài. Theo đó, chi
phí hành chính sẽ được tính theo phần trăm giá trị của tranh chấp.
Ngày mà Ban thư ký nhận được Đơn khởi kiện từ Nguyên đơn được xem là ngày
bắt đầu tố tụng trọng tài. Sau khi Nguyên đơn đã nộp đủ tài liệu khởi kiện như trên và
ứng trước chi phí hành chính thì Ban thư ký sẽ gửi thông báo cho Nguyên đơn và Bị
đơn về việc nhận được đơn khởi kiện và ngày nhân đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Bị
đơn Đơn khởi kiện và các Tài liệu kèm theo của Nguyên đơn.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Đơn kiện từ Ban thư ký, Bị đơn sẽ
phải chuẩn bị 2 văn bản bao gồm: Bản trả lời và Đơn kiện lại.
(i)
Bản trả lời của Bị đơn sẽ tập trung vào việc thể hiện quan điểm của mình đối với
các vấn đề mà Nguyên đơn đã trình bày trong Đơn khởi kiện. Theo đó, Bị đơn sẽ
nêu ý kiến của mình về bản chất và hoàn cảnh dẫn đến tranh chấp, đồng thời trả
lời về các vấn đề bồi thường mà Nguyên đơn yêu cầu. Ngoài ra Bị đơn cũng phải
nêu các ý kiến liên quan đến số lượng trọng tài và sự lựa chọn trọng tài viên của
Bị đơn theo đề nghị của Nguyên đơn.
(ii)
Đơn kiện lại của Bị đơn sẽ tương tự như Đơn khởi kiện của Nguyên đơn và được
gửi cùng lúc với Bản trả lời.
Bị đơn có thể xin gia hạn thời gian gửi Bản trả lời nhưng phải thể hiện trước
được cho Tòa án trọng tài quốc tế biết về quan điểm của Bị đơn liên quan số lượng
trọng tài viên và sự lựa chọn, chỉ định trọng tài viên của Bị đơn trong Đơn xin gia hạn.
Nếu Bị đơn khơng trình bày những quan điểm trên thì Tịa án sẽ tiến hành theo quy
định của Quy tắc sẽ được trình bày ở phần 1.2.2 dưới đây.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Đơn kiện lại của Bị đơn, Nguyên đơn
phải gửi đến Ban thư ký Bản trả lời Đơn kiện lại đó. Thời gian gửi Bản trả lời của
Nguyên đơn vẫn có thể được xin gia hạn như trường hợp của Bị đơn.

1.3.2.Giai đoạn thành lập Uỷ ban trọng tài
Uỷ ban trọng tài có thể bao gồm 1 trọng tài viên hoặc 3 trọng tài viên. Nếu các
bên đã có thỏa thuận về số lượng trọng tài viên thì sẽ tiến hành chỉ định trọng tài viên
ngay trong các văn bản trao đổi qua lại tại giai đoạn bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài.
Theo đó, trường hợp
(i)
Các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng 1 trọng tài viên duy
nhất thì trọng tài viên này phải được các bên thống nhất chỉ định
11

Phụ lục III Quy tắc về Phí tổn và Chi phí trọng tài

8


trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bị đơn nhận được Đơn khởi kiện
của Nguyên đơn. Nếu các bên không thỏa thuận được việc chỉ định
trọng tài viên duy nhất trong thời hạn trên thì Tịa án sẽ tiến hành chỉ
định trọng tài viên duy nhất đó.
(ii)
Các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bởi 3 trọng tài viên thì qua
các văn bản trao đổi qua lại giữa các bên trong giai đoạn bắt đầu quá
trình tố tụng, mỗi bên sẽ được chỉ định 1 trọng tài viên, trọng tài viên
thứ 3 sẽ do Tòa án chỉ định và sẽ làm việc với tư cách là Chủ tịch Uỷ
ban trọng tài. Bất kỳ bên nào không chỉ định được trọng tài viên thì
Tịa án sẽ tiến hành chỉ định trọng tài viên.
Nếu các bên khơng có thỏa thuận về số lượng trọng tài thì Tịa án sẽ căn cứ vào
tính chất phức tạp của vụ tranh chấp để xác định số lượng trọng tài viên phù hợp. Nếu
Tòa án xác định vụ việc sẽ được giải quyết bởi 1 trọng tài viên duy nhất thì trọng tài
viên đó sẽ do Tòa án chỉ định. Trường hợp Tòa án xác định cần có 3 trọng tài viên giải

quyết tranh chấp thì mỗi bên sẽ được quyền chỉ định 1 trọng tài viên trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được thơng báo về quyết định của Tịa án (đối với Nguyên đơn)
và ngày nhận được thông báo chỉ định của Nguyên đơn (đối với Bị đơn).
Mọi quyết định chỉ định trọng tài viên của các bên hoặc của Tòa án đều phải
được xác nhận trước trên cơ sở xem xét tính độc lập của các trọng tài viên đối với vụ
việc đang tranh chấp. Và các quyết định của Tòa án về việc chỉ định, xác nhận, khước
từ hay thay thế bất kỳ một trọng tài viên nào sẽ là quyết định chung thẩm và không cần
phải nêu các lý do để đưa ra quyết định đó.
1.3.3.Giai đoạn tố tụng trọng tài
Đây là giai đoạn mà Uỷ ban trọng tài sẽ chính thức làm việc với các bên để giải
quyết vụ việc đang tranh chấp. Theo đó, Ban thư ký sẽ chuyển hồ sơ cho Uỷ ban trọng
tài ngay sau khi Uỷ ban trọng tài được thành lập theo quy định tại mục 1.3.2. trên.
Sau khi nhận được hồ sơ từ Ban thư ký, Uỷ ban trọng tài sẽ phải chuẩn bị 2 tài
liệu chính gồm: Bản điều khoản tham chiếu và Lịch trình tố tụng. Lịch trình tố tụng có
thể được chuẩn bị trong khi Uỷ ban trọng tài soạn thảo Bản điều khoản tham chiếu hoặc
sau khi ký Bản điều khoản tham chiếu với các bên. Lịch trình tố tụng sẽ được gửi cho
Tịa án và các bên nắm rõ.
Bản điều khoản tham chiếu là cơ sở để Uỷ ban trọng tài giải quyết vụ tranh chấp
trong suốt quá trình tố tụng trọng tài. Những vấn đề khơng được trình bày trong Bản
điều khoản tham chiếu sẽ không được trọng tài giải quyết. Do vậy, Bản điều khoản
tham chiếu này phải được thống nhất ký kết giữa các bên và Uỷ ban trọng tài. Trường
hợp có bất kỳ bên nào không ký vào Bản điều khoản tham chiếu thì Bản này sẽ được
gửi cho Tịa án để Tòa án phê chuẩn. Sau khi Bản điều khoản tham chiếu được ký hoặc
được phê chuẩn bởi Tịa án thì quá trình tố tụng trọng tài sẽ bắt đầu.
9


Sau khi ký kết Bản điều khoản tham chiếu hoặc Tòa án đã phê chuẩn Bản điều
khoản tham chiếu này thì Uỷ ban trọng tài sẽ tiến hành xác minh các sự kiện của vụ
việc. Việc xác minh có thể được thực hiện bằng các yêu cầu giải trình bằng văn bản của

các bên, thuê giám định, hỏi ý kiến chuyên gia, triệu tập các bên làm rõ vấn đề bằng các
phiên họp xét xử. Tịa án có thể tự ra quyết định dựa trên các tài liệu sẵn có mà khơng
cần mở phiên họp xét xử nếu khơng có yêu cầu của một trong các bên.
Sau khi xác định được rằng các bên đã có cơ hội để trình bày mọi quan điểm của
mình liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp thì Uỷ ban trọng tài có thể tuyên bố kết
thúc tố tụng. Sau tuyên bố này thì khơng một văn bản nào để biện luận hoặc giải trình
cho vụ tranh chấp được gửi đến Uỷ ban trọng tài trừ khi được Uỷ ban trọng tài yêu cầu.
Sau khi kết thúc tố tụng, Uỷ ban trọng tài sẽ soạn thảo phán quyết dự thảo và gửi
cho Tòa án phê chuẩn. Tịa án chỉ có trách nhiệm phê chuẩn về hình thức, khơng có
trách nhiệm phê chuẩn về nội dung của việc giải quyết tranh chấp.
1.3.4.Giai đoạn ra phán quyết
Về nguyên tắc, phán quyết của trọng tài sẽ được ban hành trong vòng 6 tháng kể
từ ngày các bên và Uỷ ban trọng tài ký vào Bản điều khoản tham chiếu hoặc có thơng
báo của Ban thư ký về quyết định phê chuẩn của Tòa án đối với Bản điều khoản tham
chiếu. Tuy nhiên, thời hạn ra phán quyết có thể được Uỷ ban trọng tài xin phép gia hạn
tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc tranh chấp.
Phán quyết của trọng tài sẽ được xác định theo nguyên tắc biểu quyết đa số. Nếu
phán quyết khơng được đa số chấp nhận thì phán quyết cuối cùng sẽ do Chủ tịch Uỷ
ban trọng tài quyết định. Phán quyết của trọng tài chỉ được ra khi đã có sự phê chuẩn về
hình thức của phán quyết bởi Tịa án. Và phán quyết chỉ được cơng bố cho các bên chỉ
khi mọi phí tổn trọng tài đã được các bên hoặc một trong các bên nộp đủ cho ICC.

10


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cùng với việc phân tích các quá trình tố tụng trọng tài trên ta có thể thấy rằng,
mọi hoạt động tố tụng của các bên từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn ra phán quyết
đều có sự tham gia và giám sát chặt chẽ của Tòa án. Và các Quy tắc tố tụng của ICC
cũng chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên, do vậy mà các bên có

thể chủ động và tự do hơn trong việc giải quyết tranh chấp khi đưa tranh chấp ra giải
quyết tại Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế ICC.
Quá trình tố tụng có thể được tóm tắt ngắn gọn như nội dung ở trên tuy nhiên
trên thực tế, đối với các Nguyên đơn hoặc Bị đơn lần đầu tham dự vào các vụ kiện quốc
tế hoặc trong quá trình thực hiện Hợp đồng chưa lường trước được tầm quan trọng của
việc giải quyết các vấn đề phát sinh hậu Hợp đồng thì quy trình tố tụng trọng tài ICC có
thể trở nên phức tạp và khó nắm bắt hơn bao giờ hết. Do vậy, Chương dưới đây sẽ trình
bày một số vấn đề đáng lưu ý về tố tụng trọng tài tại ICC phục vụ cho các bên trong
quá trình soạn thảo và thực hiện Hợp đồng cũng như quá trình tham gia tố tụng.

11


CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý CỦA CHỦ THỂ VÀ PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI THEO PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Những vấn đề lưu ý của chủ thể yêu cầu giải quyết tranh chấp của ICC đối với
Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam
2.1.1.Thoả thuận trọng tài
Trọng tài là một quy trình đồng thuận. Trọng tài chỉ có thể tiến hành khi các bên
thống nhất đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận để đưa tranh chấp ra
trọng tài gọi là thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài phải bằng văn bản và có thể
bao gồm điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thoả thuận trọng tài được
các bên ký kết hoặc được ghi nhận trong thư tín trao đổi. Trong thực tế, hầu hết các
thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới dạng điều khoản trọng tài.
Điều khoản trọng tài là một trong những điều khoản quan trọng của Hợp đồng
quy định về phương thức giải quyết khi phát sinh tranh chấp Hợp đồng giữa các bên.
Các bên cũng cần lưu ý nguyên tắc về tính độc lập của điều khoản trọng tài đối với hợp
đồng chính (hay cịn được gọi là “tính có thể tách rời” hoặc “tính tự chủ của điều khoản
trọng tài”). Nguyên tắc này hàm ý rằng, trước tiên, hiệu lực của hợp đồng chính về

nguyên tắc không ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài trong hợp đồng đó;
và thứ hai, hợp đồng chính và thỏa thuận trọng tài có thể chịu sự điều chỉnh của các luật
khác nhau.
Trong thực tiễn giao kết Hợp đồng hiện nay, hầu hết các điều khoản về trọng tài
được quy định trong Hợp đồng tại Điều khoản về giải quyết tranh chấp. Có những điều
khoản quy định rất chi tiết về phương thức giải quyết tranh chấp này, trong đó có liệt kê
đầy đủ các trường hợp sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, Quy
tắc áp dụng, nơi tiến hành trọng tài, luật áp dụng, số lượng trọng tài, ngôn ngữ trọng
tài,… tuy nhiên có những điều khoản tuy có nhắc đến việc sử dụng phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng lại không nêu rõ Trung tâm trọng tài nào sẽ có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên. Đặc biệt là đối với những Hợp đồng có
điều khoản về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án trọng tài quốc tế, việc quy định điều
khoản trọng tài không rõ ràng sẽ làm phát sinh các vấn đề về hiệu lực của thỏa thuận và
thẩm quyền của Trọng tài, tạo cơ hội cho một trong các bên trì hỗn việc giải quyết
tranh chấp do tuyên bố trọng tài mà bên cịn lại u cầu giải quyết tranh chấp khơng có
thẩm quyền hoặc thỏa thuận trọng tài khơng có hiệu lực.
Ngoài ra, trong thực tiễn giao kết hợp đồng thương mại quốc tế, có những điều
khoản về trọng tài được thể hiện dưới hình thức dẫn chiếu đến một văn bản khác, có thể
là điều khoản trọng tài mẫu hoặc một tài liệu mà trong đó có quy định về điều khoản
trọng tài. Những trường hợp này, khi được đưa ra xét xử ở các trung tâm trọng tài nói
chung và Tịa án trọng tài quốc tế nói riêng thì một trong các bên rất dễ bị bên còn lại
12


khởi kiện ra Tịa án u cầu khơng cơng nhận hiệu lực của thỏa thuận trọng tài bởi thỏa
thuận này vi phạm quy định về hình thức văn bản của một thỏa thuận trọng tài.
Trên thực tế, trường hợp hợp đồng chính tham chiếu đến điều khoản và điều kiện
mẫu hoặc mẫu hợp đồng khác, trong đó có thể có điều khoản trọng tài rất phổ biến.
Trường hợp bị đưa ra Tòa án khởi kiện về những vấn đề như vậy, thơng thường Tịa án
bên cạnh việc xem xét hồn cảnh của các bên, ví dụ thương nhân có kinh nghiệm và tập

quán của từng ngành cụ thể, những trường hợp mà văn bản chính tham chiếu rõ ràng
đến điều khoản trọng tài trong điều khoản và điều kiện mẫu sẽ dễ được xem là tuân thủ
yêu cầu về hình thức của thỏa thuận trọng tài hơn so với những trường hợp trong đó
hợp đồng chính đơn giản chỉ đề cập đến việc áp dụng một mẫu hợp đồng mà khơng có
dẫn chiếu rõ ràng đến điều khoản trọng tài. Tiêu chí để xác định hiệu lực về hình thức
của thỏa thuận trọng tài nên bao gồm việc thông báo cho bên kia về tài liệu được tham
chiếu có điều khoản trọng tài mà bên đó có phản đối trước hoặc tại thời điểm ký kết
hoặc tham gia hợp đồng. Nếu cung cấp được bằng chứng về việc các bên đã nhận thức
được hoặc lẽ ra đã phải nhận thức được về sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài được tham
chiếu, tịa án thường có xu hướng cơng nhận hiệu lực về hình thức của thảo thuận trọng
tài. Bởi xuất phát từ cơ sở lý luận rằng luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài của các bên
là luật điều chỉnh hiệu lực của thảo thuận trọng tài, trên thực tế các bên ít khi chọn
trước luật điều chỉnh hiệu hình thức và hiệu lực nội dung của thảo thuận trọng tài. Do
vậy, việc xác định này sẽ do tòa án được yêu cầu xem xét phản đối về hiệu lực đó thực
hiện. Một số quốc gia cũng chấp thuận hiệu lực của thảo thuận trọng tài mà không tham
chiếu đến bất kỳ luật quốc gia nào mà thay vào đó chỉ tham chiếu đến mục đích chung
của các bên. Nói chung, lý do cơ bản đằng sau việc lựa chọn luật điều chỉnh nội dung
thỏa thuận trọng tài là để chọn luật có lợi hơn khi xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng
tài12
Khi các bên xác định sẽ giải quyết tranh chấp bằng cơ chế trọng tài của ICC
cũng cần nên lưu ý các vấn đề về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Bởi nếu thỏa thuận
trọng tài khơng có hiệu lực, dù là về hình thức hay nội dung cũng đều có thể bị tuyên
thỏa thuận vô hiệu, thảo thuận không thực hiện được hoặc thảo thuận khơng cịn hiệu
lực.
Theo Hướng dẫn của ICCA về Cơng ước New York 1958 đối với trọng tài
thương mại thì thảo thuận trọng tài vơ hiệu có thể được giải thích là các trường hợp
trong đó thỏa thuận trọng tài chịu ảnh hưởng của tình trạng mất hiệu lực ngay từ ban
đầu. Ví dụ phổ biến về các lập luận phản đối thuộc nhóm này bao gồm gian lận hoặc
hối lộ, cưỡng ép, phạm pháp hoặc sai lầm. Các sai sót trong q trình lập thỏa thuận
trọng tài như khơng đủ năng lực hoặc thẩm quyền cũng thuộc nhóm này. Nếu tịa án

chấp thuận ngun tắc tính độc lập của thảo thuận trọng tài, chỉ có sự vơ hiệu của thỏa
Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế, Hướng dẫn của ICCA về Công ước New york 1958 đối với trọng tài
thương mại, xuất bản năm 2011, Trang 50
12

13


thuận trọng tài, chứ không phải sự vô hiệu của hợp đồng chính mới ngăn cản tịa án
khơng u cầu các bên khởi kiện ra trọng tài.
Trường hợp thỏa thuận trọng tài khơng cịn hiệu lực là thỏa thuận trọng tài đã
từng có hiệu lực nhưng hiệu lực đó đã khơng cịn. Thỏa thuận trọng tài khơng cịn hiệu
lực bao gồm các trường hợp từ chối quyền, hủy, không thừa nhận hoặc chấm dứt thảo
thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài cũng nên được coi là khơng cịn hiệu lực nếu cùng
một tranh chấp giữa cùng các bên đã được tòa án hoặc hội đồng trọng tài quyết định.
Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được bao gồm các trường hợp trọng tài
không thể tiến hành được do các cản trở về vật lý hoặc pháp lý. Cản trở về vật lý đối
với tố tụng trọng tài chỉ bao gồm rất ít tình huống như trường hợp trọng tài viên có tên
trong thảo thuận trọng tài chết hoặc trọng tài viên từ chối việc chỉ định, khi việc thay
thế trọng tài viên bị các bên loại trừ rõ ràng. Tùy thuộc vào quy định cụ thể của luật áp
dụng, những trường hợp này có thể dẫn tới việc khơng thể thực hiện thỏa thuận trọng
tài. Trên thực tế, các điều khoản trọng tài cũng có thể được soạn thảo với nhiều sai sót
đến nỗi chính điều khoản đó lại cản trở về pháp lý việc bắt đầu thủ tục tố tụng trọng tài.
Những điều khoản này thường được gọi là điều khoản lỗi. Nói một cách khác, những
thỏa thuận trọng tài đó thực ra vơ hiệu và căn cứ này thường được nêu tại tịa án.
Những điều khoản đó cần được giải thích theo luật điều chỉnh hiệu lực về hình thức và
nội dung của thỏa thuận trọng tài. Những trường hợp sau đây thường được gặp trên
thực tế:
Thứ nhất là trường hợp thảo thuận trọng tài thể hiện việc khởi kiện ra trọng tài là
tùy chọn. Một số thỏa thuận trọng tài quy định rằng các bên “có thể” hoặc “được phép”

giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Những từ ngữ khơng mang tính bắt buộc như vậy
khiến cho việc các bên có dự định giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay không trở
nên không rõ ràng. Tuy nhiên, những điều khoản trọng tài như vậy vẫn được chấp nhận,
phù hợp với nguyên tắc giải thích chung. Theo đó, các điều khoản hợp đồng sẽ được
giải thích sao cho mọi điều khoản đều có hiệu lực thay vì loại bỏ hiệu lực của một số
điều khoản.
Thứ hai là trường hợp hợp đồng quy định về thẩm quyền của cả trọng tài cũng
như tòa án. Trong những trường hợp này, đơi khi có thể dung hịa cả hai quy định và
chấp nhận thỏa thuận trọng tài. Để đạt được điều này, tòa án phải xác định được ý định
thực sự của các bên. Cụ thể, các bên chỉ nên được yêu cầu khởi kiện ra trọng tài chỉ khi
họ thực sự muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức đó dù có hay khơng kết hợp
với một phương thức giải quyết tranh chấp khác. Cách giải thích như vậy tuân thủ
nguyên tắc chung theo đó các điều khoản hợp đồng sẽ được giải thích theo cách khiến
cho các điều khoản đó có hiệu lực.
Thứ ba là trường hợp các quy tắc tố tụng trọng tài hoặc tổ chức trọng tài được
chỉ định khơng chính xác. Trong một số trường hợp, sự thiếu chính xác xủa một số điều
khoản khiến tịa án khơng thể xác định được tổ chức trọng tài mà các bên đã chọn. Tố
14


tụng trọng tài không thể tiến hành được và khi đó tịa án phải có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, sự thiếu chính xác có thể được
giải quyết bằng cách giải quyết điều khoản đó một cách hợp lý. Trong những trường
hợp khác, tịa án có thể sửa chữa một điều khoản lỗi bằng cách tách riêng những quy
định khiến cho điều khoản đó khơng thi hành được, trong khi vẫn duy trì thỏa thuận đủ
để khiến trọng tài có thể vận dụng được.
Thứ tư là trường hợp khơng có bất kỳ quy định nào về cách chỉ định trọng tài
viên. Nhìn chung, một số điều khoản như vậy chỉ nên được duy trì hiệu lực trong chừng
mực điều khoản đó có một chi tiết có khả năng kết nối với một quốc gia mà tịa án của
quốc gia đó có thể hỗ trợ để tố tụng trọng tài có thể bắt đầu. Khi khơng có “chi tiết kết

nối”, các điều khoản như vậy sẽ khơng được chấp thuận và Tịa án sẽ có thẩm quyền để
giải quyết vụ tranh chấp và như vậy ý muốn ban đầu của các bên hoặc ít nhất một bên
sẽ khơng cịn nữa.
Để hạn chế những tình huống trên, ICC đã khuyến nghị tất cả các bên có ýđịnh
chọn trọng tài ICC để giải quyết tranh chấp thì nên đưa vào hợp đồng điều khoản trọng
tài mẫu của ICC. Theo đó, các bên được lưu ý là tốt hơn nên quy định ngay trong điều
khoản trọng tài của hợp đồng các nội dung về luật điều chỉnh hợp đồng, số lượng trọng
tài viên, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài bởi quyền tự do lựa chọn của các bên về luật
điều chỉnh hợp đồng, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài không bị giới hạn bởi Quy tắc
trọng tài của ICC. Đồng thời các bên cũng cần lưu ý tới vấn đề rằng luật của một số các
nước nhất định yêu cầu các bên tham gia hợp đồng phải thể hiện được rõ việc chấp
thuận các thỏa thuận trọng tài theo một cách thức cụ thể và rõ ràng. Một trong những
quy định về điều khoản trọng tài mẫu của ICC như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ
hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm theo Quy tắc tố tụng
trọng tài của Phường Thương mại quốc tế bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ
định theo Quy tắc nêu trên”13
Như vậy, khi các bên đã lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài nói chung và lựa chọn Tịa án trọng tài quốc tế nói riêng thì ngay từ khi soạn thảo
Hợp đồng, các bên cần chú ý đến việc quy định càng chi tiết, càng rõ ràng các vấn đề
liên quan đến trọng tài thì rủi ro về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cũng như vấn đề về
thẩm quyền của trọng tài sẽ được giảm thiểu và hạn chế được trường hợp bất kỳ bên
nào của hợp đồng lợi dụng những sơ sót này trong hợp đồng để trì hỗn, kéo dài việc
giải quyết tranh chấp.
2.1.2. Trao đổi tài liệu qua lại giữa các bên
Trong suốt quá trình tố tụng trọng tài tại ICC, việc trao đổi tài liệu qua lại của
các bên là hoạt động diễn ra liên tục. Ngay từ giai đoạn bắt đầu tố tụng, khi các bên gửi
Đơn khởi kiện, Đơn trả lời, Đơn kiện lại đã diễn ra sự trao đổi tài liệu giữa các bên.
13

Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế phiên bản 1998


15


Giai đoạn này vô cùng quan trọng bởi Uỷ ban trọng tài sẽ dựa trên những tài liệu này để
soạn thảo Bản điều khoản tham chiếu vốn là văn bản cột sống để các bên chuẩn bị các
luận điểm, luận cứ nhằm bảo vệ cho các quan điểm, yêu cầu của mình đã được Uỷ ban
trọng tài tổng hợp và trình bày trong Bản điều khoản tham chiếu. Việc gửi thêm tài liệu
mới để phục vụ cho yêu cầu mới của các bên khơng có trong Bản điều khoản tham
chiếu sẽ không được chấp thuận nếu đang ở giai đoạn mà Uỷ ban trọng tài thấy rằng
việc giải quyết những yêu cầu mới này là không khả thi.
Không chỉ ở giai đoạn bắt đầu tố tụng trọng tài, việc trao đổi tài liệu qua lại cũng
diễn ra liên tục trong giai đoạn tố tụng trọng tài theo lịch trình tố tụng đã được lên sẵn
bởi Uỷ ban trọng tài. Đây được xem là giai đoạn chạy đua của các bên bởi tại giai đoạn
này, Uỷ ban trọng tài sẽ tạo điều kiện để các bên giải trình, làm rõ các sự kiện liên quan
đến tranh chấp. Uỷ ban trọng tài sẽ căn cứ vào những tài liệu được cung cấp của các
bên để phân tích, xem xét và đưa ra phán quyết. Đặc biệt, trong những vụ việc phức
tạp, các bên Nguyên đơn và Bị đơn sẽ bố trí các chuyên gia làm cố vấn chuyên môn
cho vụ việc. Các chuyên gia sẽ chuẩn bị các báo cáo chuyên sâu để phân tích và bảo vệ
quan điểm của Nguyên đơn hoặc Bị đơn. Bên còn lại cần thiết phải dự đốn được
những luận điểm mà đối thủ có thể sử dụng để gây bất lợi cho bên mình nhằm rút ngắn
thời gian chuẩn bị tài liệu trả lời khi đến lượt bên mình gửi tài liệu giải trình lên Uỷ ban
trọng tài và cũng để tránh rơi vào tình huống bị động khi bên đối thủ có những luận
điểm sâu khó có thể bị phản biện lại.
Các bên cũng lưu ý rằng việc trao đổi tài liệu qua lại luôn diễn ra trong một thời
gian hạn định. Đồng thời các yêu cầu về cách thức gửi tài liệu cũng ảnh hưởng nhiều
đến hiệu lực của tài liệu đó. Theo đó, Quy tắc trọng tài của ICC quy định mọi văn thư
bào chữa, văn thư giao dịch do bất cứ bên nào gửi đến cũng như bất cứ tài liệu đính
kèm nào cũng sẽ được lập thành một số bản đủ để gửi cho mỗi bên, các trọng tài viên
và ban thư ký mỗi người một bản. Do vậy, có thể thấy rằng, nghĩa vụ cung cấp tài liệu

và đảm bảo tính đầy đủ và trung thực của tài liệu đó sẽ thuộc về trách nhiệm của các
bên.
Những văn thư, thông báo do Ủy ban trọng tài soạn thảo sẽ được gửi cho các bên
thơng qua Ban thư ký của Tịa án trọng tài quốc tế. Những thông báo, văn thư này sẽ
được gửi đến địa chỉ cuối cùng của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo
đúng địa chỉ do các bên hoặc bên đại diện thông báo. Các thơng báo như vậy có thể
được gửi theo phương thức có giấy ký nhận, thư bảo đảm, bưu điện, fax, telex, telegram
hoặc bất kì phương tiện truyền thơng nào có ghi nhận việc gửi thơng báo. Thơng
thường, những vụ kiện được giải quyết tranh chấp tại ICC hầu hết là những vụ kiện
giữa các đối thủ lớn và vụ việc phát sinh từ các hợp đồng có tính chất phức tạp với khối
lượng công việc lớn và trong thời gian dài. Những vụ việc như vậy rất khó có thể để
pháp lý nội bộ trong doanh nghiệp tự xử lý mà thường thuê các đơn vị tư vấn như
những hãng luật lớn và uy tín từ bên ngồi để giải quyết vụ tranh chấp. Những công ty
16


này nên là người trực tiếp và tiếp nhận sớm nhận các thông báo, văn thư từ Ủy ban
trọng tài để nắm được diễn biến của vụ việc. Do vậy, cần thiết trong các văn bản như
đơn khởi kiện, đơn trả lời, đơn kiện lại cần nêu rõ tên và địa chỉ của các bên, bao gồm
cả bên đại diện.
Mọi thông báo được coi là đã được gửi tới vào ngày mà các bên hoặc đại diện
của các bên nhận được thơng báo đó bằng các phương thức như đã được trình bày ở
trên. Những thời hạn được quy định trong Quy tắc này sẽ được tính từ ngày tiếp theo
ngày mà một thông báo, văn thư được coi là đã được gửi tới các bên. Trường hợp ngày
tiếp theo của ngày được coi là đã gửi tới là ngày nghỉ hoặc ngày lễ ở nước được gửi tới
thì ngày tính thời hạn sẽ được tính từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày lễ, ngày
nghỉ đó. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ của quốc
gia được gửi thông báo đến thì cũng tương tự như ngày bắt đầu tính thời hạn, ngày cuối
cùng của thời hạn sẽ được lùi về ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngày lễ, ngày nghỉ
đó. Tuy nhiên, trong q trình tính thời hạn thì những ngày lễ, ngày nghỉ như vậy sẽ

khơng bị loại trừ.
Do vậy có thể thấy rằng, theo Quy tắc trọng tài ICC trong vấn đề trao đổi tài liệu
thì các bên đã được tạo điều kiện để có thời gian chuẩn bị tài liệu một cách hợp lý đồng
thời Quy tắc cũng thúc đẩy các bên nỗ lực nhanh chóng hồn thiện các tài liệu để giải
quyết tranh chấp trong thời gian ngắn nhất có thể.
2.1.3. Khiếu kiện mới
Như đã trình bày ở trên, Bản điều khoản tham chiếu được coi là cột sống của quá
trình tố tụng. Sau khi Bản điều khoản tham chiếu được các bên ký và được Tịa án phê
duyệt thì khơng một bên nào được đưa ra khiếu kiện mới hoặc đơn kiện lại nằm ngoài
phạm vi của điều khoản tham chiếu. Về nguyên tắc là như vậy, tuy nhiên các bên vẫn
có thể thực hiện khiếu kiện mới hoặc gửi đơn kiện lại nếu được Uỷ ban trọng tài đồng
ý. Quyết định được tiếp tục có những khiếu kiện mới của Uỷ ban trọng tài sẽ dựa trên
nội dung của các khiếu kiện mới hoặc đơn kiện lại và giai đoạn của quá trình trọng tài
cũng như các hồn cảnh liên quan khác. Thông thường, Uỷ ban trọng tài chỉ đồng ý tiếp
nhận các khiếu kiện mới hoặc đơn kiện lại nếu nội dung của chúng có liên quan mật
thiết đến một hạng mục nào đó đang được giải quyết theo điều khoản tham chiếu,
những khiếu kiện mới, đơn kiện lại có thể được giải quyết chung với những hạng mục
hiện tại mà khơng q làm ảnh hưởng đến tiến trình tố tụng như thay thế trọng tài khác
phù hợp với nội dung khiếu kiện mới, tìm thêm chuyên gia, đơn vị thẩm định, mất thêm
nhiều thời gian để xác minh, làm rõ,..
Tóm lại, việc để một khiếu kiện mới hoặc đơn kiện lại được Uỷ ban trọng tài
chấp thuận không phải là một vấn đề đơn giản và đây cũng là trường hợp mà không
một bên nào muốn xảy ra, những trường hợp đệ trình một bản khiếu kiện mới hay đơn
kiện lại sẽ không phải là một phương án tối ưu của bất kỳ bên nào nhằm kéo dài thời
gian giải quyết vụ việc tạo điều kiện cho bên đó có thêm thời gian chuẩn bị cho các yêu
17


cầu trong đơn kiện trước đó. Bởi việc xem xét khiếu kiện mới hay đơn kiện lại sẽ
không làm ảnh hưởng đến lịch trình tố tụng hiện tại đang diễn ra.

2.1.4. Thẩm quyền của Trọng tài
Thẩm quyền của trọng tài ICC gắn liền với hiệu lực của thỏa thuận trọng tài như
đã trình bày ở mục 2.1.1.trên. Theo đó, thẩm quyền của trọng tài theo Quy tắc ICC
cũng dựa trên nguyên tắc “tự xem xét thẩm quyền”. Nguyên tắc này cho phép trọng tài
viên xem xét những phản đối về thẩm quyền xét xử của chính mình và thậm chý đưa ra
kết luận rằng họ không đủ thẩm quyền. Quyền này thực sự quan trọng nếu trọng tài
viên thực hiện nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn. Nhưng quyền đó sẽ là một trở
ngại lớn đối với q trình tiến hành tố tụng trọng tài nếu một tranh chấp bị gửi trả về
tịa án chỉ vì sự tồn tại hoặc hiệu lực của thoả thuận trọng tài bị nghi ngờ.
Quy tắc trọng tài của ICC quy định rằng nếu bất kỳ bên nào đưa ra một hoặc
nhiều nguyên nhân liên quan đến sự tồn tại, giá trị pháp lý hoặc phạm vi của thỏa thuận
trọng tài thì Tịa án có thể quyết định, khơng ảnh hưởng đến việc có chấp nhận hay
khơng nội dung của ngun nhân thì trọng tài sẽ được tiếp tục tiến hành nếu xét thấy
những tài liệu hiện có chứng minh rằng một thỏa thuận trọng tài theo Quy tắc này có
thể tồn tại. Trong trường hợp đó, bất cứ quyết định nào về thẩm quyền giải quyết của
Uỷ ban trọng tài sẽ do chính Uỷ ban trọng tài quyết định. Nếu Tịa án khơng thỏa đáng
với quyết định của Uỷ ban trọng tài thì sẽ thơng báo cho các bên rằng q trình trọng
tài khơng thể tiếp tục được. Trong trường hợp đó thì bất kỳ bên nào vẫn có quyền yêu
cầu bất kỳ Tịa án có thẩm quyền nào giải quyết cho dù có hay khơng thỏa thuận trọng
tài ràng buộc.
Như vậy, theo Quy tắc trọng tài của ICC thì Uỷ ban trọng tài vẫn có quyền tự
xem xét và quyết định thẩm quyền của mình, do vậy các bên, đặc biệt là những bên
mong muốn được giải quyết tranh chấp tại Trọng tài có thể yên tâm với khả năng này
của Uỷ ban trọng tài. Tuy vậy, quyết định của Tòa án mới là quyết định cuối cùng bởi
cơ chế tòa án giám chặt chẽ quá trình tố tụng trọng tài của Tòa án trọng tài quốc tế.
Trên thực tế các vụ kiện ở ICC, hầu hết Uỷ ban trọng tài đều có thể tự xem xét được
thẩm quyền xét xử của mình mà khơng cần một quyết định nào khác của Tòa án. Bởi
Uỷ ban trọng tài nhận thấy rằng, bản chất của tố tụng trọng tài là khi các bên (hoặc một
trong các bên) thực sự có nhu cầu muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, do vậy, dù
cho các bên đã từng tồn tại một thỏa thuận trọng tài nhưng thời điểm giải quyết tranh

chấp các bên muốn giải quyết tại Tịa án thì Uỷ ban trọng tài khơng có lý do gì để có
thể tiếp tục q trình tố tụng. Đó là trường hợp mà khi dù Uỷ ban trọng tài đã nhận thấy
được các bên không có nhu cầu sử dụng trọng tài làm phương thức giải quyết tranh
chấp dù thực sự đã tồn tại một thỏa thuận trọng tài nhưng vẫn quyết định mình vẫn có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì những quyết định như vậy sẽ bị bác bỏ bởi Tòa án
và hoạt động tố tụng trọng tài sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nếu Uỷ ban trọng tài đã xác định
vụ việc thuộc thẩm quyền của mình thì nếu bất kỳ bên nào từ chối hoặc không tham gia
18


trọng tài hoặc trong bất kỳ giai đoạn nào của trọng tài thì tố tụng trọng tài vẫn được tiến
hành bất kể sự không tham gia hoặc từ chối tham gia của các bên.
Quy tắc trọng tài ICC cũng quy định trừ khi có thỏa thuận khác thì thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của Uỷ ban trọng tài sẽ không bị mất đi vì bất kỳ khiếu nại nào
cho rằng hợp đồng vơ hiệu và khơng có giá trị pháp lý hoặc cho rằng hợp đồng không
tồn tại với điều kiện là Uỷ ban trọng tài xác nhận được giá trị pháp lý của thỏa thuận
trọng tài. Uỷ ban trọng tài sẽ tiếp tục có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp của các
bên cho dù bản thân hợp đồng có thể khơng tồn tại hoặc vơ hiệu.
2.1.5. Thay đổi trọng tài viên
Theo đề nghị của bất kỳ một bên nào về sự kiện hoặc hoàn cảnh phát sinh trong
quá trình tố tụng có thể gây nghi ngờ về tính vơ tư của trọng tài viên thì trọng tài viên
phải từ chối giải quyết tranh chấp hoặc Trung tâm trọng tài có thể ra quyết định khước
từ trọng tài viên. Trên thực tế, quyết định này chỉ mang tính chất hành chính, các bên
có thể chống lại quyết định này của trung tâm trọng tài tại một tòa án quốc gia. Tuy
nhiên, trên thực tế tòa án quốc gia thường khơng can thiệp vào tố tụng trọng tài (ngoại
trừ có sự vi phạm về đạo đức trọng tài viên) mà tòa án chỉ xem xét lại quyết định của
Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về thẩm
quyền của trọng tài. Theo khoản 1, Điều 27 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 có
đưa ra một danh sách những trường hợp thay đổi Trọng tài viên. Đó là trường hợp “a)
Trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó; b) Trọng tài

viên có lợi ích trong vụ tranh chấp; c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không
vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ”. Những trường hợp trên vẫn được duy trì
trong Luật Trọng tài thương mại 2010, các bên trong vụ tranh chấp có quyền yêu cầu
thay đổi trọng tài viên khi có cơ sở để chứng minh rằng trọng tài viên do mình chọn
thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 42 đó là: “Trọng tài
viên là người thân thích hoặc người đại diện của một bên. Trọng tài viên có lợi ích liên
quan trong vụ tranh chấp. Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư,
khách quan”. So với Pháp lệnh Trọng tài thương mại thì Luật trọng tài thương mại còn
bổ sung một trường hợp thay đổi Trọng tài viên và đó là trường hợp “đã là hòa giải
viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải
quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản”.
Việc thay đổi Trọng tài viên đối với vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ
chức giải quyết nếu: (i) Hội đồng trọng tài chưa được thành lập thì do Chủ tịch Trung
tâm trọng tài quyết định; (ii) Nếu Hội đồng trọng tài đã được thành lập thì do các trọng
tài viên khác trong Hội đồng trọng tài quyết định, trong trường hợp các thành viên cịn
lại của Hội đồng trọng tài khơng quyết định được thì Chủ tịch trung tâm trọng tài quyết
định và quyết định này là quyết định cuối cùng. Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng
trọng tài được các bên thành lập giải quyết (trọng tài ad - hoc) thì Chánh án Tịa án có
19


×