Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đại diện thương nhân theo luật thương mại 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN THEO LUẬT THƯƠNG MẠI
2005

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THÀNH ĐỨC
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1511271071

: TRẦN THỊ MỸ HƯƠNG
Lớp: 15DLK12

TP. Hồ Chí Minh, <2019>


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN THEO LUẬT
THƯƠNG MẠI 2005


Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THÀNH ĐỨC
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ MỸ HƯƠNG
MSSV: 1511271071

Tp. Hồ Chí Minh - 2019

Lớp: 15DLK12


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập dưới mái trường Đại học Cơng Nghệ TP. Hồ Chí Minh,
được sự truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô Giảng viên là hành
trang quý báu cho sự nhận thức và hiểu biết của em ngày hôm nay. Em xin bày tỏ sự
biết ơn chân thành nhất đối với tất cả các Thầy Cô giảng viên và đặc biệt là Thầy Nguyễn
Thành Đức, người đã tận tình hướng dẫn em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế cịn nhiều bỡ ngỡ
chưa hồn hảo nên bài lận văn sẽ cịn nhiều thiếu sót, kính mong sự góp ý và giúp đỡ
từ Nhà trường và Qúy Thầy Cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

TRẦN THỊ MỸ HƯƠNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Trần Thị Mỹ Hương


MSSV: 1511271071

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt nghiệp
này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chun ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo
đúng qui định);
Nội dung trong khố luận KHƠNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và
pháp luật.

Sinh viên

TRẦN THỊ MỸ HƯƠNG


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài............................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Kết cấu của đề tài...................................................................................................... 2
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN THEO LUẬT
THƯƠNG MẠI 2005 .................................................................................................... 4
1.1

Khái niệm, đặc điểm đại diện thương nhân theo Luật Thương mại 2005 .... 4
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động trung gian thương mại theo Luật Thương
mại 2005 .................................................................................................................. 4
1.1.2 Khái niệm đại diện thương nhân theo Luật Thương mại 2005....................... 7

1.1.3 Đặc điểm của đại diện thương nhân ............................................................... 9

1.2 Bản chất, mục đích và vai trị của đại diện thương nhân theo pháp luật Việt
Nam 12
1.2.1 Bản chất của hoạt động đại diện thương nhân .............................................. 12
1.2.2 Mục đích của hoạt động đại diện thương nhân ............................................. 14
1.2.3 Vai trò của hoạt động đại diện thương nhân ................................................. 15
1.3 Phân biệt hoạt động đại diện thương nhân và các hoạt động trung gian
thương mại khác ......................................................................................................... 17
1.3.1 Phân biệt hoạt động đại diện thương nhân và đại diện theo ủy quyền trong
dân sự ..................................................................................................................... 17
1.3.2 Phân biệt hoạt động đại diện thương nhân và hoạt động môi giới thương mại
................................................................................................................................ 19


1.3.3 Phân biệt hoạt động đại diện thương mại với hoạt động ủy thác mua bán
hàng hóa ................................................................................................................. 21
1.3.4 Phân biệt hoạt động đại diện thương nhân và hoạt động đại lý thương mại 22
Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN
THƯƠNG NHÂN ...................................................................................................... 25
2.1 Hợp đồng đại diện thương nhân theo Luật thương mại Việt Nam ................. 25
2.1.1 Nguyên tắc xác lập hợp đồng đại diện thương nhân .................................... 25
2.1.2 Chủ thể, hình thức và phạm vi đại diện của hợp đồng đại diện thương nhân
................................................................................................................................ 27
2.1.3 Thời hạn đại diện, chấm dứt hoạt động đại diện và thù lao đại diện trong hợp
đồng đại diện thương nhân .................................................................................... 30
2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đại diện thương nhân ........................... 35
2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện trong hoạt động đại diện thương nhân 35
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện trong hoạt động đại diện thương
nhân ........................................................................................................................ 39

2.3 Hậu quả pháp lý của các vi phạm trong đại diện thương nhân theo Luật
thương mại Việt Nam 2005 ........................................................................................ 41
2.3.1 Hậu quả pháp lý khi bên đại diện vượt quá phạm vi đại diện trong hoạt động
đại diện thương nhân ............................................................................................. 41
2.3.2 Hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trong hoạt
động đại diện thương nhân .................................................................................... 43
2.3.3 Hậu quả pháp lý khi vi phạm quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trong hoạt
động đại diện thương nhân .................................................................................... 43
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN
TẠI VIỆT NAM - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẠI DIỆN
THƯƠNG NHÂN ....................................................................................................... 45
3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật đại diện thương nhân tại Việt Nam ................... 45
3.1.1 Thực trạng chung áp dụng pháp luật đại diện thương nhân theo pháp Luật
Thương mại 2005 ................................................................................................... 45


3.1.2 Thực trạng áp dụng pháp luật đại diện thương nhân khi xảy ra vấn đề đơn
phương chấm dứt hợp đồng của một trong hai bên. .............................................. 48
3.1.3 Thực trạng áp dụng pháp luật đại diện thương nhân trong vấn đề chịu trách
nhiệm khi thiệt hại xảy ra và khi phát sinh thêm các lợi ích khác. ........................ 49
3.2 Sự cần thiết hoàn thiện quy định pháp luật về đại diện thương nhân ............ 52
3.3 Các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về đại diện thương nhân ......... 55
3.2.2 Định hướng chung để hoàn thiện pháp luật về đại diện thương nhân .......... 55
3.2.3 Kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật về đại diện thương nhân.............. 56
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 64


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, để đứng vững trên thương trường đòi hỏi các nhà
kinh doanh phải nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường, về nhu cầu và thị
hiếu người tiêu dùng… Vấn đề đó khơng phải đơn giản đối với những thương nhân
lần đầu tiên tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế hoặc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ mới hoặc tại thị trường mới. Vì vậy các thương nhân có thể
lựa chọn nhiều phương thức khác nhau trong quá trình hoạt động thương mại của
mình để kịp thời nắm bắt cơ hơi kinh doanh và phù hợp với điều kiện kinh tế. Đặc
biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, địi hỏi các thương nhân
Việt Nam khơng chỉ hiểu biết về pháp luật của nước mình mà cần phải có tầm hiểu
biết pháp luật liên quan đến đối tác nước ngồi để tránh những rủi ro khơng đáng khi
giao dịch với họ. Trong bối cảnh của nền kinh tế quốc tế đã và đang tồn tại hai phương
thức giao dịch mà các thương nhân có thể lựa chọn khi thực hiện hoạt động thương
mại của mình đó là: phương thức giao dịch trực tiếp và giao dịch qua trung gian
thương mại. Trong đó phương thức qua trung gian thương mại nói chung cũng như
phương thức đại diện thương nhân nói riêng hiện tại đang được các thương nhân áp
dụng khá phổ biến. Để áp dụng phương thức này đòi hỏi các thương nhân phải nắm
bắt được những vấn đề liên quan đến chủ thể áp dụng, hình thức kí kết hợp đồng,
phạm vi đại diện, quyền và nghĩa vụ của các bên, vấn đề thù lao… Tất cả những vấn
đề liên quan đến hoạt động đại diện thương nhân được pháp luật quy định như thế
nào và áp dụng ra sao đòi hỏi những nhà kinh doanh – các thương nhân phải có sự
hiểu biết và nghiên cứu đầy đủ, cụ thể để tránh sự nhầm lẫn hoặc vi phạm không
đáng. Đây là lý do em chọn đề tài “Đại diện thương nhân theo Luật Thương mại
2005” để làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tập trung khai thác, làm rõ những
vấn đề lý luận và thực tiễn về đại diện thương nhân nói chung và hợp đồng đại diện
thương nhân nói riêng. Luận văn đề xuất định hướng các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về đại diện nói chung và đại diện thương nhân nói riêng, góp phần làm cho những
quy định pháp luật về đại diện thương nhân có tính thực tiễn cao hơn, góp phần giải
quyết và hạn chế các tranh chấp liên quan và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1


Nhiệm vụ của việc nghiên cứu là làm rõ những vấn đề lý luận về chế định đại
diện, phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại diện
cho thương nhân. Từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm, phương hướng và những
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quan hệ đại diện thương nhân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận khái quát về hoạt
động đại diện; những quy định cụ thể của pháp luật về hoạt động đại diện thương
nhân và hợp đồng đại diện thương nhân; tình hình thực tiễn hoạt động áp dụng pháp
luật về lĩnh vực này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu những khía cạnh pháp
lý của đại diện thương nhân và hợp đồng đại diện thương nhân trên cơ sở lý luận và
các quy định trong Luật Thương mại 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích,
tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn
được thực hiện trên cơ sở các quan điểm, đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản
về đại diện thương nhân.
- Phương pháp so sánh: Các quy định của pháp luật Việt Nam giữa các bộ luật
và với pháp luật quốc tế.
- Phương pháp phân tích đánh giá: Đánh giá pháp luật và tìm ra những hạn chế
của pháp luật quy định chưa phù hợp, nhằm đưa ra một số hướng giải quyết cụ thể.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về đại diện thương nhân theo Luật Thương mại Việt Nam
2


Chương 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động đại diện thương nhân
theo
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật đại diện thương nhân tại Việt Nam Kiến nghị hoàn thiện pháp luật đại diện thương nhân.

3


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN THEO LUẬT
THƯƠNG MẠI 2005
1.1 Khái niệm, đặc điểm đại diện thương nhân theo Luật Thương mại Việt
Nam 2005
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động trung gian thương mại theo Luật Thương mại
2005
Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động thương mại diễn ra ngày càng sôi
nổi. Bên cạnh phương thức truyền thống là gặp nhau trực tiếp để giao kết hợp đồng
giữa bên bán và bên mua, giữa bên cung ứng và bên thuê dịch vụ, thì các chủ thể kinh
doanh cũng cần đến một phương thức mới mẻ hơn giúp họ xâm nhập thị trường mới
một cách an toàn mặc dù chưa có hệ thống khách hàng, khơng am hiểu thị trường,
không biết rõ pháp luật và tập quán thương mại địa phương, không thông thạo nghiệp
vụ địa phương… và từ đó dịch vụ trung gian thương mại ra đời.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005: “Các hoạt động trung gian thương
mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một
hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương
nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”1.
Như vậy, giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức
giao dịch trong đó mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa

(người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ) và việc xác định các điều kiện
giao dịch phải thơng qua một người trung gian.
Hoạt động trung gian có các đặc điểm sau:
+ Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại
do chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao.
Đó là việc cung ứng các dịch vụ: đại diện thương nhân, môi giới thương mại,
ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. Giống với các hoạt động cung ứng
dịch vụ khác, bên thuê dịch vụ là bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ và phải có nghĩa
vụ trả thù lao cho bên thực hiện dịch vụ còn bên cung ứng dịch vụ là bên có nghĩa vụ
thực hiện dịch vụ cho bên thuê dịch vụ và nhận thù lao. Tuy nhiên, hoạt động trung
1

Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005

4


gian thương mại khác với các hoạt động cung ứng dịch vụ khác ở phương thức thực
hiện. Trong hoạt động trung gian thương mại có sự tham gia của 3 chủ thể là bên ủy
nhiệm, bên thực hiện dịch vụ và bên thứ ba. Bên được thuê làm dịch vụ (bên thực
hiện dịch vụ) là người trung gian nhận sự ủy nhiệm của bên thuê dịch vụ (bên ủy
nhiệm) và có thể thay mặt bên thuê dịch vụ thực hiện các hoạt động thương mại với
bên thứ ba. Bên trung gian có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, đối tác, đàm phán giao
dịch với bên thứ ba để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên
ủy nhiệm theo yêu cầu của họ.
Khi giao dịch với bên thứ ba, thương nhân trung gian có thể sử dụng danh
nghĩa của mình hoặc của bên thuê dịch vụ, tùy thuộc loại hình dịch vụ mà họ cung
ứng. Trong hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian có vai trò làm cầu nối
giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Bên trung gian thực hiện việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba khơng vì lợi ích của bản thân mình mà

vì lợi ích của bên th dịch vụ và bên trung gian được hưởng thù lao khi hoàn thành
nhiệm vụ mà bên ủy nhiệm giao phó. Do đó, mục đích của bên trung gian trong hoạt
động trung gian thương mại là nhằm tới thù lao mà bên thuê dịch vụ sẽ trả cho họ chứ
khơng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm lợi ích của bản thân họ.
+ Trong hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian phải là thương nhân,
có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba
Để thực hiện hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian phải có những
điều kiện nhất định để có thể được bên thuê dịch vụ tin tưởng ủy nhiệm thực hiện
công việc vì lợi ích của họ. Điều 6 Luật Thương mại 2005 đã quy định bên trung gian
phải là thương nhân. Đối với một số dịch vụ trung gian thương mại như: ủy thác mua
bán hàng hóa, dịch vụ đại lý thương mại ngoài điều kiện là thương nhân, bên trung
gian cịn phải có điều kiện khác như phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù
hợp với hàng hóa được ủy thác thì mới trở thành bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa.
Trong quan hệ với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, người trung gian thực hiện
các hoạt động thương mại với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập và tự do. Người trung
gian là những thương nhân độc lập, hành nghề cung ứng dịch vụ trung gian thương
mại một cách chuyên nghiệp. Điều này thể hiện qua việc chủ thể trung gian có trụ sở
riêng, có tư cách pháp lý độc lập, tự định đoạt thời gian làm việc, tự chịu trách nhiệm
về các hoạt động của mình. Đặc điểm này giúp ta phân biệt chủ thể trung gian trong
hoạt động thương mại với chi nhánh, văn phòng đại diện do thương nhân lập ra để
5


thực hiện hoạt động kinh doanh của thương nhân, những người lao động làm thuê cho
thương nhân, những người có chức năng đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp…
các chủ thể nói trên khơng có tư cách pháp lý độc lập và chỉ được thực hiện các hoạt
động trong phạm vi, quyền hạn theo quy định trong nội bộ thương nhân đó.
+ Dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng văn
bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Để thực hiện các hoạt động trung gian thương mại, trước tiên các bên có nhu

cầu sử dụng dịch vụ của người trung gian và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải
thiết lập được quan hệ với nhau. Bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm thỏa thuận nội
dung công việc mà bên được ủy nhiệm thực hiện thay mặt bên ủy nhiệm giao dịch
với bên thứ ba cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với nhau. Bởi vậy có thể
thấy trong hoạt động trung gian thương mại, quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được
ủy nhiệm thường có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ và phát sinh trên cơ sở hợp đồng.
Đó là hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới, hợp đồng ủy thác mua
bán hàng hóa và hợp đồng đại lý. Các hợp đồng này, đều có tính chất là hợp đồng
song vụ, ưng thuận và có tính đền bù. Hình thức của các hợp đồng này bắt buộc phải
thực hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với
văn bản.
Có bốn hình thức trung gian thương mại đó là: đại diện thương nhân, môi giới
thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại.
+ Đại diện thương nhân được cho là hình thức trung gian thương mại phổ biến
nhất trên thế giới. “Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm
(gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các
hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được
hưởng thù lao về việc đại diện”2.
+ Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm
trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi
là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa,
dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới3.

2
3

Điều 141 Luật Thương mại 2005
Điều 150 Luật Thương mại 2005

6



+ Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy
thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện
đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác4.
+ Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên
đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên
giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù
lao5.
Việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại có vai trị quan trọng đối với
sự phát triển kinh doanh của thương nhân cũng như nền kinh tế quốc dân, đặc biệt
trong bối cảnh tồn cầu hóa. Hoạt động trung gian thương mại mang lại hiệu quả lớn
cho các thương nhân trong quá trình tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ ở trong nước cũng như ở ngồi nước. Hoạt động trung gian thương mại góp
phần thúc đẩy sản xuất, lưu thơng hàng hóa và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.1.2 Khái niệm đại diện thương nhân theo Luật Thương mại 2005
Trong pháp luật Việt Nam, đại diện là một chế định pháp lý, theo đó người đại
diện độc lập thực hiện sự thể hiện ý chí làm phát sinh hậu quả pháp lý trực tiếp đối
với người được đại diện. Xét từ góc độ lí luận thì người thực hiện các hành vi pháp lí
đồng thời là người tiếp nhận kết quả của hành vi đó. Có thể thấy đại diện là một chế
định pháp luật thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong cách thức tham gia vào giao dịch
dân sự của các chủ thể.
Đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự. Chủ thể của quan hệ đại diện bao
gồm người đại diện và người được đại diện. Người đại diện là người nhân danh người
được đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba, vì lợi ích của người được đại diện.
Người được đại diện là người tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ quan hệ do người đại
diện xác lập, thực hiện đúng thẩm quyền đại diện. Quan hệ đại diện là căn cứ để phát
sinh thêm một quan hệ tiếp theo là quan hệ giữa người đại diện với người thứ ba theo
ý chí của người được đại diện. Mọi cá nhân đều được pháp luật bảo vệ quyền tham
gia xác lập và thực hiện giao dịch dân sự có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua

người khác. Tuy nhiên, cá nhân không được để người khác đại diện cho mình trong
trường hợp mà pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó
4
5

Điều 155 Luật Thương mại 2005
Điều 166 Luật Thương mại 2005

7


(thông thường, đây là những giao dịch liên quan đến quyền nhân thân – vốn có đặc
tính khơng thể chuyển giao cho người khác được).
Bộ Luật dân sự 2015 quy định “đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây
gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân
khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại
diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định
họ phải tự xác lập, thực hiện giao dịch đó. Trường hợp pháp luật quy định thì người
đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập, thực hiện.6”
Quan hệ đại diện có thể được thiết lập trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh
tế - xã hội và bao gồm hai loại: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy
định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định7; Đại diện theo ủy quyền là
đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện8.
Đại diện thương mại là hình thức hoạt động trung gian thương mại phổ biến
nhất trên thế giới và được pháp luật của hấu hết các nước ghi nhận. Ở Pháp, đại diện
thương mại được quy định từ Điều L134 -1 đến Điề 134 -17 Bộ luật thương mại9; ở
Đức được quy định từ Điều 84 đến Điều 92 Bộ luật thương mại; ở Nhật được quy
định từ Điều 46 đến Điều 51 Bộ luật thương mại; ở Thái Lan được quy định từ Điều

797 đến Điều 832 Bộ luật dân sự và thương mại. Để kết hợp luật của các quốc gia
thành viên liên quan đến những bên đại diện thương mại độc lập, Hội đồng châu Âu
đã ban hành chỉ thị số 86/653/EEC ngày 18/12/1986 về những bên đại diện thương
mại10.
Pháp luật Việt Nam khơng có khái niệm đại diện thương mại như pháp luật
của các nước khác trên thế giời, mà thay vào đó là khái niệm và các quy định về đại
diện thương nhân. Về bản chất đại diện thương nhân của pháp luật Việt Nam có bản
chất giống với đại diện thương mại, được xây dựng chủ yếu dựa trên khái niệm đại
diện thương mại theo pháp luật của các nước khác trên thế giới. Đây là hoạt động

Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 136, 137 Bộ luật Dân sự 2015
8
Điều 138 Bộ luật dân sự 2015
9
Tuyển tập các văn bản pháp luật cơ bản về thương mại của Cơng hịa Pháp, sđd, tr.58 đến tr.63
10
Nguyễn Thị Vân Anh (2006), Khái niệm, bản chất pháp lý của hoạt động trung gian thương mại, Tạp chí
luật học (số 1)
6
7

8


thương mại mà theo đó, một bên (người) độc lập tham gia hoạt động kinh doanh,
thường xuyên được ủy quyền để thay mặt và nhân danh một bên khác (bên ủy quyền)
thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho bên đó và được
hưởng thù lao về việc đại diện.
Theo Luật Thương mại quy định: “Đại diện cho thương nhân là việc một

thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên
giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ
dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”11.
Từ quy định của Bộ luật Dân sự và Luật thương mại hiện hành có thể khẳng
định đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện
trong hoạt động thương mại.
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động đại diện thương nhân
Đại diện thương nhân vừa là một hình thức của trung gian thương mại vừa
được hiểu là một dạng của ủy quyền nên đại diện thương nhân mang các đặc điểm
sau:
Thứ nhất, quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và
bên giao đại diện
Trong quan hệ này thì cả bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương
nhân. Bên giao đại diện là thương nhân có quyền thực hiện một hoạt động thương
mại nhất định nhưng lại muốn trao quyền đó cho thương nhân khác thay mình thực
hiện hoạt động thương mại. Bên đại diện cho thương nhân cũng phải là thương nhân
thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp. Hoạt động đại diện cho thương
nhân liên quan đến ba chủ thể: bên giao đại diện, bên đại diện và bên thứ ba. Bên đại
diện nhân danh chính mình trong quan hệ với bên giao đại diện và nhân danh bên
giao đại diện trong quan hệ với bên thứ ba. Bên đại diện được giao dịch với bên thứ
ba trong phạm vi ủy quyền, mọi hành vi do bên đại diện thực hiện đều mang lại hậu
quả pháp lý cho bên giao đại diện. Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các
cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Đây là điểm khác biệt cơ
bản của hoạt động đại diện cho thương nhân so với các hoạt động trung gian thương

11

Điều 141 Luật Thương mại 2005

9



mại khác. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, bên đại diện và bên giao đại diện
có sự ràng buộc khá chặt chẽ.
Chủ thể là thương nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật thương
mại 2005, đó là phải thành lập hợp pháp nếu là tổ chức kinh tế, cịn nếu là cá nhân thì
phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh12.
Có thể thấy, quy định chủ thể đại diện thương nhân kết hợp giữa Khoản 1 Điều
141 và Điều 6 Luật thương mại 2005 đã làm hạn chế quyền được làm đại diện của
nhiều đối tượng. Một số nước quy định bên đại diện là thương nhân, nhưng luật một
số nước khác không bắt buộc bên đại diện phải là thương nhân. Luật thương mại 2005
của Việt Nam quy định bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân13.
Điều đó có nghĩa là, không phải bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể được ủy
quyền tham gia hoạt động đại diện cho thương nhân theo pháp luật Việt Nam mà chỉ
những tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh mới được tham gia hoạt động
đại diện thương nhân.
Thứ hai, nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham
gia quan hệ thỏa thuận
Các bên có thể thỏa thuận về việc các bên đại diện được thực hiện một phần
hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại
diện. Hoạt động đại diện cho thương nhân thường bao gồm việc tìm kiếm các cơ hội
kinh doanh cho thương nhân giao đại diện và được tiến hành trong suốt thời gian đại
diện, không giới hạn vào một vụ việc cụ thể. Bên đại diện cho thương nhân có thể ủy
quyền tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, đàm phán,
giao kết hợp đồng với bên thứ ba trên danh nghĩa của bên giao đại diện. Cùng một
lúc bên đại diện có thể tiến hành hoạt động này cho nhiều thương nhân trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thứ ba, quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại

diện

12
13

Điều 6 Luật Thương mại 2005
Điều 141 Luật Thương mại 2005

10


Quan hệ đại diện thương nhân là một dạng riêng của quan hệ đại diện theo ủy
quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự, bởi vậy hợp đồng đại diện thương nhân
là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền. Khác với hợp đồng ủy quyền trong dân
sự chỉ mang tính chất đền bù khi được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định,
hợp đồng đại diện cho thương nhân ln mang tính chất đền bù.
Hợp đồng đại diện cho thương nhân được giao kết giữa các thương nhân với
nhau (giữa thương nhân giao đại diện và thương nhân đại diện), thương nhân giao đại
diện phải có quyền thực hiện hoạt động thương mại mà mình ủy quyền, thương nhân
đại diện phải có đăng kí kinh doanh dịch vụ đại diện.
Hợp đồng đại diện thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương14.
Thấy được rằng, đại diện thương nhân là một trong các loại hình dịch vụ trung
gian thương mại, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của các loại hình trung
gian thương mại. Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sẽ kinh doanh có hiệu
quả hơn nếu biết sử dụng dịch vụ trung gian thương mại nói chung và dịch vụ đại
diện cho thương nhân nói riêng một cách hợp lý. Các dịch vụ trung gian thương mại
thực tế đã mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế cũng như cho các chủ thể kinh
doanh.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ đại diện cho thương nhân và hạn chế tranh

chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng đại diện cho thương nhân, khi giao
kết hợp đồng này các bên có thể thỏa thuận về những điều khoản: Phạm vi đại diện;
thời hạn đại diện; mức thù lao trả cho bên đại diện; thời điểm phát sinh quyền được
hưởng thù lao, thời gian và phương thức thanh toán tiền thù lao cho việc đại diện;
quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; hình thức giải
quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng15.
Có thể hiểu đối tượng của hoạt động đại diện thương nhân giống với hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác16.

Điều 142 Luật Thương mại 2005
Được quy định cụ thể từ Điều 143 đến Điều 149 Luật Thương mại 2005
16
Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005
14
15

11


Công việc đại diện cho thương nhân là trực tiếp tham gia thương thảo, ký kết,
thực hiện hợp đồng giữa bên giao đại diện và các bên khác trong phạm vi đại diện;
Không nhân danh người thứ ba hoặc nhân danh chính mình trong phạm vi đại diện
đã giao kết với người giao đại diện.
1.2 Bản chất, mục đích và vai trò của hoạt động đại diện thương nhân theo
Luật Thương mại 2005
1.2.1 Bản chất của hoạt động đại diện thương nhân
Bản chất của đại diện thương nhân là một dạng của đại diện ủy quyền, bên
giao đại diện ủy quyền cho bên đại diện thay mặt và nhân danh bên giao đại diện thực

hiện một số giao dịch thương mại và bên đại diện sẽ được hưởng thù lao sau khi hồn
thành cơng việc được giao. Trong hoạt động đại diện thương nhân, sự đại diện là yếu
tố cơ bản, bên đại diện (bên được ủy quyền) không hành động cho mình, khơng nhân
danh mình mà nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền (bên giao đại diện). Trong
phạm vi được ủy quyền, bên đại diện hành động trên danh nghĩa, vị trí của bên giao
đại diện, vì vậy, khi bên đại diện giao dịch với bên thứ ba (trong phạm vi được ủy
quyền) thì về mặt pháp lý được xem như chính bên giao đại diện giao dịch với bên
thứ ba.
Trong hoạt động đại diện thương nhân, bên đại diện hoạt động hoàn toàn độc
lập, chủ động và tự do chứ không phải là người lao động làm thuê cho bên giao đại
diện hay là một thành viên, một người của bên giao đại diện. Bên đại diện tự do xác
định kế hoạch, tổ chức hoạt động và cơng việc kinh doanh của mình. Bởi vậy, khi
thực hiện các hoạt động thương mại mà bên giao đại diện yêu cầu, bên đại diện thương
nhân phải chịu mọi rủi ro về chi phí cũng như những khoản thanh tốn khơng hợp lí.
Bên giao đại diện chỉ phải thanh tốn các chi phí hợp lí mà bên đại diện phải bỏ ra để
thực hiện các công việc mà bên giao đại diện ủy quyền17. Điều kiện để thực hiện hoạt
động đại diện hai bên theo Luật Thương mại bắt buộc hai bên đều phải là thương
nhân, điều đó có nghĩa khơng phải bất cứ tổ chức cá nhân nào cũng có thể được ủy
quyền tham gia hoạt động đại diện cho thương nhân mà chỉ những tổ chức kinh tế
được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh18.

17
18

Điều 148 Luật Thương mại 2005
Điều 6 Luật Thương mại 2005

12



Thương nhân có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam19. Luật cũng không quy định thương nhân ở đây chia theo
trường hợp nào, nên có thể hiểu theo quy định thì chủ thể của đại diện thương nhân
bao gồm cả thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam. Trong thực tế, thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thể thuê
thương nhân Việt Nam làm đại diện cho mình. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có quy
định về trường hợp này.
Thay vào đó Luật Thương mại có một khái niệm khác có tính chất khá giống
với hoạt động đại diện thương nhân đó là văn phịng đại diện của thương nhân nước
ngồi tại Việt Nam. Văn phịng đại diện của thương nhân nước ngồi tại Việt Nam là
đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp
luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương
mại mà pháp luật Việt Nam cho phép20. Đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước
ngồi là điều kiện tiên quyết để một văn phịng được xác định là văn phòng đại diện
của thương nhân nước ngồi tại Việt Nam.
Có thể khẳng định văn phịng đại diện của thương nhân nước ngoài là đơn vị
phụ thuộc của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động trong phạm vi ủy
quyền của thương nhân. Với đặc điểm là một đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước
ngoài và do thương nhân nước ngoài thành lập, do đó, văn phịng đại diện phải được
tổ chức hoạt động theo điều lệ của thương nhân nước ngồi đó, chỉ được thực hiện
các hoạt động theo sự ủy quyền của thương nhân, khơng có tính độc lập về tài chính
và phải hoạch tốn phụ thuộc. Điều này có nghĩa là, văn phịng đại diện của thương
nhân nước ngồi là một đơn vị có hoạt động phụ thuộc vào thương nhân nước ngồi.
Như vậy, điều tất nhiên là văn phịng đại diện của thương nhân nước ngồi khơng có
tư cách pháp nhân. Tồn bộ hoạt động của văn phịng đại diện sẽ do thương nhân
nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam. Văn phịng đại diện
khơng thể nhân danh chính mình để tham gia các quan hệ pháp luật mà nhân danh
thương nhân nước ngoài. Nhiệm vụ thay mặt cho thương nhân nước ngoài giao dịch
với cá nhân, tổ chức kinh tế khác và cơ quan nhà nước Việt Nam, đồng thời tổ chức


19
20

Điều 16 Luật Thương mại 2005
Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005

13


thực hiện các hoạt động mà văn phòng đại diện được ủy quyền, sẽ được giao cho
người đứng đầu văn phịng đại diện21.
Từ những quy định trên, có thể thấy được bản chất của văn phòng đại diện là
đại diện theo ủy quyền. Các hoạt động của văn phòng đại diện được thực hiện dựa
trên nguyên tắc được ủy quyền của thương nhân nước ngồi. Có nghĩa là họ được
mặc định hoạt động trong một phạm vi được thương nhân nước ngồi khoanh vùng
và khơng thể tự mình thốt ra khỏi sự ủy quyền này. Khi văn phòng đại diện tiến hành
các giao dịch, họ phải có được sự ủy quyền cho từng giao dịch cụ thể và phải nhân
danh của thương nhân nước ngồi mà mình phụ thuộc để giao dịch.
Có thể thấy, đại diện thương nhân và văn phịng đại diện thương nhân có điểm
tương đồng là cùng thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của các chủ thể khác, thực
hiện nhiệm vụ nhân danh chủ thể ủy quyền và hoạt động trong phạm vi được giao
hoặc ủy quyền. Tuy nhiên, hai hoạt động này vẫn có nhiều điểm khác nhau như việc
thành lập một văn phòng đại diện đòi hỏi phải đăng ký, trong khi đại diện thương
nhân chỉ cần chỉ định một thương nhân là được. Và điểm khác nhau quan trọng nhất
là đại diện thương nhân được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong
phạm vi đại diện.
Các đặc điểm trên làm cho bên đại diện thương nhân có bản chất pháp lý khác
hẳn tư cách của các văn phòng đại diện, các chi nhánh của thương nhân. Quan hệ
giữa thương nhân và các văn phòng đại diện, các chi nhánh của mình cũng là quan

hệ đại diện theo ủy quyền nhưng các văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân
là đơn vị phụ thuộc của thương nhân, hoạt động theo sự phân cấp của thương nhân.
1.2.2 Mục đích của hoạt động đại diện thương nhân
Mục đích của việc thiết lập quan hệ đại diện thương mại là để bên đại diện
thay mặt và nhân danh bên giao đại diện tìm, xác lập quan hệ mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba. Bởi vậy, quan hệ đại diện thương mại thường
không thực hiện trong những thương vụ hợp tác nhanh chóng mà tồn tại trong quan
hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên. Hơn nữa, hoạt động đại diện rất có lợi cho cả bên
giao đại diện và bên thứ ba, ở chỗ, bên giao đại diện vẫn có thể mở rộng hoạt động
kinh doanh với bên thứ ba mà không cần quan hệ trực tiếp với họ, cịn bên thứ ba thì
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 quy định chi
tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
21

14


rất yên tâm tin tưởng rằng mình đã quan hệ với bên giao đại diện (thường là bên có
uy tín trong kinh doanh) thông qua bên đại diện (bên trung gian).
Đối tượng của hoạt động đại diện cho thương nhân: Đó là hoạt động thương
mại của thương nhân được đại diện “nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác”22.
Có thể thấy mục đích rõ ràng nhất của hoạt động đại diện thương nhân này
chính là để sinh ra lợi nhuận từ các giao dịch diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt
động đại diện thương nhân.
1.2.3 Vai trò của hoạt động đại diện thương nhân
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận của thương nhân khơng chỉ có được từ
phương thức kinh doanh trực tiếp mà cịn thơng qua các phương thức trung gian
thương mại. Tham gia vào quan hệ đại diện thương nhân là một phương thức kinh

doanh đang ngày càng trở nên phổ biến, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường,
định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò của hoạt động đại diện thương nhân
được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, đại diện thương nhân là cầu nối giữa người được đại diện và khách
hàng. Đại diện thương nhân là một trong số các hoạt động trung gian thương mại,
cùng với môi giới thương mại, ủy thác thương mại mua bán hàng hóa và đại lý thương
mại. Do đó, vai trị đầu tiên của hoạt động đại diện thương nhân cũng chính là đặc
trưng cơ bản của hoạt động này – là cầu nối giữa người được đại diện và khách hàng.
Điều này có nghĩa người được đại diện khơng trực tiếp giao dịch, làm việc với khách
hàng mà thông qua người đại diện. Đây là điểm khác với phương thức giao dịch trực
tiếp – phương thức kinh doanh truyền thống, theo đó bên sở hữu hàng hóa hay cung
cấp dịch vụ và khách hàng tự tìm kiếm cơ hội giao kết và thực hiện hợp đồng. Với
hoạt động đại diện thương nhân, cơ hội giao dịch của các bên được nhân lên gấp
nhiều lần thông qua người đại diện. Sở dĩ như vậy là do người đại diện thường có
nhiều thơng tin về thị trường, nguồn hàng hóa, các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực
họ nhận làm đại diện nên khả năng kết nối và kết nối thành công các doanh nghiệp

22

Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005

15


trong việc hợp tác sản xuất, kinh doanh sẽ cao hơn việc các doanh nghiệp tự tìm đến
với nhau.
Thứ hai, hoạt động đại diện thương nhân giúp mở rộng việc sản xuất, kinh
doanh của người được đại diện. Khi gia nhập vào thương trường, bất kì thương nhân
nào cũng có nhu cầu mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, khơng phải
thương nhân nào cũng có thể tự mình giải quyết hết tất cả các cơng việc kinh doanh

ở nhiều nơi cùng một lúc. Hoạt động đại diện thương nhân cho phép họ thông qua
những chủ đề khác để thực hiện các hoạt động thương mại vì lợi ích và nhân danh
chính họ. Những chủ thể này chính là người đại diện. Bên cạnh đó, nếu thương nhân
muốn tiếp cận một thị trường mới nhưng không đủ thông tin cần thiết, gặp bất tiện
trong việc đi lại, cản trở về mặt văn hóa hay cách biệt ngơn ngữ, … họ có thể sử dụng
người đại diện là người địa phương để tiến hành các giao dịch thương mại. Bên cạnh
vai trò gia tăng cơ hội kinh doanh, thu lợi nhuận, giải pháp này cịn góp phần hạn chế
bớt rủi ro cho thương nhân, đồng thời tiết kiệm chi phí rút khỏi thị trường nếu việc
kinh doanh khơng mang lại hiệu quả như mong muốn, nhất là khi thương nhân muốn
mở rộng việc sản xuất, kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Thứ ba, đại diện thương nhân giúp doanh nghiệp giải quyết tốt hơn các vấn
đề, lĩnh vực đòi hỏi chun mơn sâu. Trong q trình sản xuất kinh doanh, thương
nhân thường phải giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý, thuế, các giải pháp
công nghệ cao… Đây là những lĩnh vực mang tính chun mơn sâu mà khơng phải
thương nhân nào cũng có khả năng tài chính để thuê nhân viên phụ trách thường
xuyên. Do vậy, thương nhân có thể sử dụng chuyên gia trong từng lĩnh vực, chính là
người đại diện để tư vấn, thay mặt họ trong các vấn đề pháp lý khi ký kết hợp đồng,
giải quyết tranh chấp, liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Bằng cách này,
thương nhân có thể vừa tiết kiệm chi phí, vừa đạt được hiệu quả công việc như mong
muốn.
Thứ tư, hoạt động đại diện cho thương nhân góp phần hình thành chun mơn
hóa, chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực thương mại. Hoạt động đại diện ra đời xuất
phát từ việc thương nhân không đủ thời gian, điều kiện về năng lực… để thực hiện
nhiều công việc cùng một lúc. Họ thường xuyên sử dụng người đại diện thay mặt
mình tiến hành cơng việc ở một lĩnh vực nhất định như thực hiện các nghiệp vụ thị
trường, pháp luật, thuế, chứng khoán, bất động sản… Do vậy, người đại diện chỉ có
thể thực hiện có hiệu quả cơng việc của mình, thu được phí dịch vụ đại diện nếu am
hiểu các lĩnh vực chuyên sâu, thông thạo thị trường địa phương cũng như thị trường
16



sản phẩm. Nói cách khác, người đại diện phải thực sự là những chun gia trong lĩnh
vực của mình, có khả năng mang lại lợi ích cho người được đại diện. Bởi vậy, có thể
nói hoạt động đại diện cho thương nhân có vai trị tích cực trong việc chun mơn
hóa, chun nghiệp lĩnh vực thương mại.
1.3 Phân biệt hoạt động đại diện thương nhân và các hoạt động trung gian
thương mại khác
1.3.1 Phân biệt hoạt động đại diện thương nhân và đại diện theo ủy quyền trong dân
sự23
* Điểm giống nhau giữa đại diện thương nhân và đại diện theo ủy quyền trong
dân sự
Đều là hình thức đại diện, tức là việc một người (gọi là người đại diện) nhân
danh và vì lợi ích của người khác (người giao đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự trong phạm vi đại diện.
Đại diện thương nhân là một dạng đại diện theo ủy quyền nên có các đặc điểm
của đại diện theo ủy quyền.
* Điểm khác nhau giữa đại diện thương nhân và đại diện theo ủy quyền trong
dân sự
Căn cứ vào Luật thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015, có thể thấy sự khác
nhau giữa đại diện thương nhân và đại diện theo ủy quyền trong dân sự như sau:
Điểm khác biệt thứ nhất, là ở căn cứ pháp lý quy định hai trường hợp này. Đại
diện thương nhân được quy định trong Luật thương mại 2005; Đại diện theo ủy quyền
trong dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.
Điểm khác biệt thứ hai là về khái niệm,
Đại diện thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (bên đại diện)
của thương nhân khác (bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với
danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về đại diện.

23


So sánh căn cứ trên quy định của Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015

17


Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp
dụng quy định của Bộ luật Dân sự.
Đại diện theo ủy quyền trong dân sự là việc một người (được gọi là người đại
diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (được gọi là người giao đại diện) xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Quyền đại diện được xác lập
theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây được gọi là đại
diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều
lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây được gọi chung là đại
diện theo pháp luật).
Điểm khác biệt thứ ba là về chủ thể,
Đại diện thương nhân chủ thể bắt buộc phải là thương nhân, có đủ tư cách
thương nhân gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Đại diện theo ủy quyền trong dân sự chủ thể có thể là bất kì ai miễn là đáp ứng
các điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Điểm khác thứ tư là về mục đích hoạt động,
Quan hệ đại diện cho thương nhân là quan hệ dịch vụ thương mại, theo đó,
bên được ủy quyền thực hiện cơng việc như mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
cho bên ủy quyền và sẽ được hưởng thù lao khi thực hiện dịch vụ. Việc trả thù lao
cho bên đại diện trong dân sự không phải là bắt buộc trừ khi các bên có thỏa thuận
về điều này.
Đại diện thương nhân hoạt động vì mục đích sinh lời thì đại diện theo ủy quyền
trong dân sự hoạt động khơng nhất định phải có mục đích sinh lời.
Điểm khác thứ năm là về tính chất và hình thức hợp đồng,
Về tính chất của hợp đồng: hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng

ln có tính chất song vụ, đền bù còn hợp đồng ủy quyền theo Bộ luật Dân sự khơng
nhất thiết có yếu tố này. Bên đại diện trong hợp đồng ủy quyền dân sự chỉ phải trả
thù lao cho bên được ủy quyền nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

18


×