Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.67 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
THEO LUẬT THƢƠNG MẠI 2005

Ngành : LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN CHÍ THẮNG
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411270909

: MAI TRẦN NIÊN THẢO
Lớp: 14DLK05

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có thành cơng nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp
đỡ, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cơ, bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Luật Trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học
tập tại trường cũng như tạo mọi điều kiện để bản thân em tiếp xúc với thực tiễn, tìm
hiểu về chuyên môn.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Chí Thắng,
người đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hồn thành khố luận tốt nghiệp một


cách hồn thiện nhất.
Trong q trình làm khố luận, bản thân em khó có thể tránh khỏi những sai
sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên bài làm cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cơ để em có thêm được nhiều
kinh nghiệm.
Kính chúc tồn thể q thầy cơ, cùng gia đình và bạn bè sức khoẻ dồi dào và
ln thành công trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn tất cả!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khố luận là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong khố luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định)
Nội dung trong khoá luận này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ q
trình nghiên cứu. Nếu sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của
nhà trường và pháp luật.
TPHCM, ngày tháng năm
Sinh viên

Mai Trần Niên Thảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ Luật Dân sự
CISG : United Nations Convention on Contracts for the International Sale of
Goods (Viena Convention 1980)
Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế (Cơng
ước viên 1980)

LTM

: Luật Thương mại

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CP

: Cổ phần


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Kết cấu khoá luận .......................................................................................... 3
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP
ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ .................................... 4
1.1. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam ........................... 4
1.1.1. Khái niệm chế tài vi phạm ................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại .......................... 5
1.1.3. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng ............................................................ 7
1.1.4. Điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm .............................................. 8
1.1.5. Mức phạt vi phạm ............................................................................. 14
1.2. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật quốc tế ............................. 18
1.2.1. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật Anh – Mỹ ................. 19
1.2.2. Chế tài phạt vi phạm theo pháp luật các nước theo hệ thống dân luật21

1.2.3. Chế tài phạt vi phạm theo quy định của Công ước viên 1980 ........... 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG I .................................................................................. 26
CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
THEO LUẬT THƢƠNG MẠI 2005 THƠNG QUA CÁC BẢN ÁN VÀ HỒN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ....................................................................... 27
2.1. Thực tiễn các bản án về phạt vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương
mại trong và ngoài nước ...................................................................................... 27
2.2. Một số nhận xét và hướng giải quyết hoàn thiện chế tài phạt vi phạm hợp
đồng theo pháp luật Việt Nam ............................................................................. 34
2.2.1.Ý kiến nhận xét chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại .............. 34


2.2.2. Đề xuất một số hướng giải quyết hoàn thiện chế tài phạt vi phạm theo
pháp luật Việt Nam.......................................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 42
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 44


1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển bình
đẳng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
của mình cùng với sự phát triển chung của xã hội, các thành phần kinh tế ngày một
đa dạng và phong phú làm cho các quan hệ kinh tế cũng thay đổi theo thì hợp đồng
thương mại là cơng cụ quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện các giao dịch
kinh doanh, thương mại và là công cụ pháp lý nhằm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp
của mình khi tham gia thị trường thương mại. Một trong những yếu tố duy trì sự ổn
định và thành cơng của các hoạt động kinh doanh hiện nay đó chính là tính chặt chẽ

của hợp đồng.
Hơn thế nữa, trong giai đoạn kinh tế thị trường phát triển, sự hội nhập kinh tế
giữa các nền kinh tế đi vào chiều sâu khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất hiện nhiều
cơ hội nhưng cũng lắm thách thức đối với doanh nghiệp thương mại Việt Nam thì
việc hồn thiện đối với pháp luật về hoạt động thương mại trong hoạt động kinh
doanh là một trong yêu cầu cấp bách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát
triển của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, theo thực tế thì dù đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng việc
vi phạm các cam kết trong hợp đồng trên thực tế xảy ra khơng phải ít, pháp luật về
hợp đồng của Việt Nam hiện hành đã nảy sinh những bất cập cần được giải quyết,
sửa đổi vì vậy việc áp dụng các chế tài hợp đồng hiện nay là một một trong những
vấn đề quan trọng, nhu cầu cấp thiết để ổn định trong kinh doanh, và những vấn đề
phát sinh bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên.
Nhiều quy định của pháp luật về hợp đồng trong đó có các quy định về chế tài
phạt vi phạm đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn lưu thông dân sự, thương mại
trong cơ chế thị trường nên dẫn đến những lúng túng và hiểu nhầm cho các thương
nhân khi áp dụng.
Để tìm hiểu cũng như qua đó đề xuất các ý kiến giải quyết những vấn đề giúp
một phần cho việc hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam nâng cao hiệu quả
thương mại và công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập ngày nay nên
em đã chọn “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại 2005” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp đại học của mình.


2
2. Tình hình nghiên cứu
Chế tài vi phạm hợp đồng là một đề tài rộng được nhiều ngành luật điều chỉnh
như luật thương mại, luật dân sự, luật xây dựng…Do vậy nghiên cứu về chế tài vi
phạm hợp đồng là vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học trong nước quan

tâm, nghiên cứu trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện
nay. Có thể thấy có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về chế tài vi phạm hợp
đồng đã được một số chuyên gia, học giả nghiên cứu như:
Lê Thành Tín (2013), Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt
Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ học, Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Thị Nhàn
2013, phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Thị Thuý (2013) Chế tài
trong thương mại theo pháp luật Thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật
học, Học viện khoa học xã hội; Ngô Văn Hiệp 2007 – Chế tài bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa
Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong các cơng trình nghiên cứu trên, có cơng trình đề cập khái quát về tất cả
các hình thức chế tài trong hợp đồng thương mại, một số cơng trình nghiên cứu
chun sâu về một hình thức chế tài cụ thể nhưng chưa có cơng trình nào nghiên
cứu chun sâu về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại theo Luật thương mại
2005. Đây là luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về vấn đề này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng và các quy định
pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng cũng như thực tiễn thực hiện các quy
định này trong những năm qua, so sánh đối chiếu với các quy định pháp luật về bồi
thường thiệt hại khác cũng như làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chế tài phạt
vi phạm hợp đồng.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật, tìm hiểu thực tiễn áp dụng quy định về
chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Từ đó đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm
hoàn thiện và thực hiện những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Chế tài trong thương mại là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều biện pháp
chế tài trong thương mại khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại. Hiện nay,
chế tài trong thương mại được quy định cụ thể ở Luật thương mại 2005.
Đề tài chỉ giới hạn tập trung phạm vi nghiên cứu là lý luận thực tiễn về quy
định áp dụng chế tài này trong pháp luật Việt Nam hiện hành phân tích và làm rõ
quy định về phạt vi phạm hợp đồng thương mại. Từ đó sẽ đánh giá và đề xuất áp
dụng các quy định trên trong quá trình thoả thuận, ký kết hợp đồng mua bán hàng
hoá của doanh nghiệp Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề đặt ra, em đã kết hợp nhiều phương pháp như phương
pháp thống kê để hệ thống hoá các quy định của pháp luật, hay thống kê lại các
hành vi chế tài phạt vi phạm hợp đồng, phương pháp tổng hợp để tổng hợp các quy
định, thông tin, dữ liệu liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó là sử dụng các biện pháp
phân tích để phân tích, làm rõ các quy định pháp luật và đặc biệt sử dụng biện pháp
so sánh để tìm ra những vấn đề khác nhau của những nội dung đã đặt ra giữa thực
tiễn và quy định của pháp luật.
5. Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khoá
luận bao gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Khái quát chung về chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam và quốc tế
Chương 2: Thực tiễn áp dụng phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại
2005 thông qua các bản án và hoàn thiện pháp luật Việt Nam.


4
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP
ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ
1.1. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
1.1.1. Khái niệm chế tài vi phạm

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật, là biện pháp tác động mà nhà
nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể nào không được thực hiện đúng
mệnh lệnh nhà nước đã nêu ở phần quy định của quy phạm pháp luật. Những biện
pháp này luôn mang lại hậu quả bất lợi cho chủ thể bị áp dụng, thể hiện thái độ của
nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chế tài là hình thức biểu
hiện của trách nhiệm vật chất, do đó việc áp dụng chúng ln mang lại hậu quả rất
bất lợi về mặt kinh tế cho bên áp dụng đặc biệt là với các chủ thể trong những hợp
đồng thương mại1.
Các hình thức chế tài rất đa dạng, có thể là những biện pháp cưỡng chế nhà
nước mang tính trừng phạt có liên quan tới trách nhiệm pháp lý bao gồm: chế tài
hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự, có thể là những biện pháp chỉ gây cho
chủ thể những hậu quả bất lợi như bãi bỏ, đình chỉ các văn bản sai trái của cơ quan
cấp dưới, tuyên bố hợp đồng vô hiệu và các biện pháp khác.
Chế tài vi phạm hợp đồng thương mại là một loại chế tài phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng thương mại. Pháp luật các nước không đưa ra định nghĩa
cụ thể thế nào là là chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại. Pháp luật cũng chỉ đưa
ra khái niệm “vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không
đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên theo quy
định của Luật này”2 và liệt kê các loại chế tài trong thương mại bao gồm: Buộc thực
hiện đúng hợp đồng, Phạt vi phạm; Bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp
đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng. Và các biện pháp khác do
các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Như vậy Luật thương mại năm 2005 tiếp cận khái niệm chế tài do vi phạm
hợp đồng thương mại theo nghĩa hẹp đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản
của bên có quyền lợi bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp
đồng thương mại, bao gồm các chế tài được quy định tại Điều 292 Luật thương mại
năm 2005. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là hình thức chế tài áp dụng

1


Giáo trình Luật thương mại Hutech tr.115

2

Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005


5
với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như quy định trong hợp
đồng, bên vi phạm phải chịu một hậu quả pháp lý bất lợi do chủ thể gây ra. Nhìn
chung chế tài trong thương mại có hai chức năng cơ bản đó là phịng ngừa và xử lý
vi phạm hợp đồng.
Dưới góc độ khác, chế tài còn được hiểu là một bộ phận của quy phạm pháp
luật chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần
quy định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh
chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
Luật thương mại 2005 quy định có 6 biện pháp chế tài3
-

Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Huỷ bỏ hợp đồng
Bồi thường thiệt hại
Phạt vi phạm
Và những chế tài khác do các bên thoả thuận theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Vai trò của chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại


Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là hình thức chế tài áp dụng đối với
các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết
theo hợp đồng, theo đó bên có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại phải gánh
chịu một hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Chế tài do vi
phạm hợp đồng thương mại có những ý nghĩa cơ bản như sau:
Thứ nhất, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng thương mại. Khi quyết
định tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại mục đích của các bên đều là lợi
nhuận hợp pháp nhận được từ việc các bên nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ đã
cam kết trong hợp đồng. Mỗi hành vi vi phạm hợp đồng đều gây ra những bất lợi,
những tổn thất khơng đáng có cho mỗi bên vì làm sụt giảm nghiêm trọng những
khoản lợi nhuận đáng lẽ được hưởng nếu như khơng có hành vi đó xảy ra. Để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, pháp luật cho phép bên bị vi phạm có
quyền quyết định áp dụng các hình thức chế tài hoặc yêu cầu cơ quan tài phán can
thiệp để áp dụng các hình thức chế tài đối với bên vi phạm. Việc áp dụng các biện

3

Giáo trình Luật thương mại Hutech, tr.117


6
pháp chế tài đảm bảo cho bên bị vi phạm không phải gánh chịu những hậu quả bất
lợi do hành vi vi phạm gây ra.
Thứ hai, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là cơ sở để phòng ngừa và
hạn chế vi phạm hợp đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ
hợp đồng. Trong mọi trường hợp (trừ trường hợp miễn trách nhiệm) bên vi phạm
ln phải chịu các hình thức chế tài do hành vi vi phạm hợp đồng của mình mà biểu
hiện rõ nét nhất chính là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Điều này
đã tác động mạnh mẽ vào ý thức của các bên trong việc thực hiện hợp đồng, thúc

đẩy họ phải nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết để tránh những hậu quả
bất lợi sẽ phải gánh chịu, từ đó ngăn ngừa và hạn chế được việc vi phạm hợp đồng.
Thứ ba, chế tài do vi phạm hợp đồng góp phần đảm bảo trật tự vận hành của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường,
các chủ thể kinh doanh được đảm bảo tự do thoả thuận, tự do giao kết hợp đồng…
Khi hợp đồng được ký kết, các bên vẫn có thể thoả thuận để sửa đổi, bổ sung nội
dung hợp đồng, vẫn có thể đình chỉ hay huỷ bỏ hợp đồng. Với việc linh hoạt trong
quan hệ hợp đồng này đã tạo ra một cơ chế vận hành theo trình tự trong hoạt động
kinh doanh, tự do nhưng vẫn nằm trong một khn khổ nhất định.
Chính vì vậy, khi có một bên có hành vi vi phạm hợp đồng, phá vỡ những
nguyên tắc trên sẽ dẫn đến trình tự đã được thiết lập trở nên rối loạn, không theo trật
tự làm rối loạn nền kinh tế thị trường. Việc áp dụng các hình thức chế tài là cần
thiết, đảm bảo cho quyền tự do hợp đồng được thực hiện và đảm bảo cho trật tự vận
hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa4.
Chế tài phạt vi phạm được quy định trong các văn bản Bộ luật dân sự 2015
(BLDS) và Luật thương mại 2005 được coi là một chế định quan trọng để bảo vệ
các bên trong quan hệ thương mại.
Mục đích chủ yếu của chế tài phạt hợp đồng theo luật Việt Nam là trừng phạt,
tác động vào ý thức của các chủ thể trong hợp đồng nhằm ngăn ngừa việc vi phạm
hợp đồng và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong quan hệ hợp
đồng thương mại5.

4

/>
5

Giáo trình Luật thương mại, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an nhân dân (2014), tr.55



7
1.1.3. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng
1.1.3.1. Khái niệm
Trước khi ban hành Luật thương mại 2005, có hai đạo luật cùng quy định về
chế tài phạt vi phạm với nội dung không thống nhất với nhau. Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế 1989 (Điều 29, Điều 39) coi phạt vi phạm hợp đồng là điều khoản “đương
nhiên” mà bên vi phạm phải gánh chịu ngay cả trong trường hợp các bên trong hợp
đồng khơng có thoả thuận về điều khoản này. Điều 226 Luật thương mại 1997 quy
định chế tài này chỉ được áp dụng khi có sự thoả thuận trong hợp đồng hoặc pháp
luật có quy định. Như vậy, sẽ xảy ra trường hợp cùng một hành vi vi phạm hợp
đồng nhưng khơng có sự thoả thuận của các bên thì có hai hệ thống pháp luật có thể
điều chỉnh. Bên vi phạm có thể dẫn chiếu Luật thương mại 1997 để từ chối việc áp
dụng hình thức vi phạm hợp đồng. Song ngược lại, bên bị vi phạm lại có thể viện
dẫn pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 để yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản
tiền phạt như một nghĩa vụ đương nhiên.
Khắc phục những bất cập nêu trên Luật thương mại 2005 đã quy định:
Theo Điều 300 Luật Thương mại 2005 chế tài phạt vi phạm hợp đồng: “Phạt vi
phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi
phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách
nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”
Phạt vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa là hình thức chế tài do vi
phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản
tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp
luật. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động
vào ý thức của các chủ thể nhằm giáo dục ý thức tơn trọng hợp đồng, phịng ngừa vi
phạm hợp đồng. Với mục đích như vậy, phạt vi phạm được áp dụng một cách phổ
biến đối với các vi phạm hợp đồng.
Phạt vi phạm là một chế tài tiền tệ được áp dụng phổ biến đối với tất cả các
hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng, khơng cần tính đến hành vi đó đã
gây ra thiệt hại hay chưa gây thiệt hại, chế tài phạt vi phạm hợp đồng có chức năng

chủ yếu là trừng phạt, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, đề cao ý thức tơn trọng pháp
luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng.
Với quy định như vậy, chế tài phạt vi phạm được áp dụng nhằm đồng thời hai
mục đích:


8
- Răn đe, ngăn chặn vi phạm hợp đồng (trong trường hợp có vi phạm thì bên
vi phạm sẽ phải nộp "phạt" không phụ thuộc vào việc thực tế vi phạm đó có gây ra
thiệt hại cho bên kia khơng);
- Bồi thường thiệt hại theo mức định trước (tức là nếu có vi phạm gây thiệt hại
thì bên bị thiệt hại khơng được quyền địi bồi thường thiệt hại theo mức thiệt hại
thực tế mà chỉ được đòi khoản tiền đã xác định trước mặc dù thực tế khơng có thiệt
hại hoặc thiệt hại có thể là thấp hơn hoặc cao hơn mức quy định này).
Phạt vi phạm không phải là điều khoản bắt buộc của hợp đồng. Để có thể thực
hiện việc phạt hợp đồng khi có sự vi phạm hợp đồng thì tại thời điểm kí kết hợp
đồng hoặc khi sửa đổi, bổ sung, phụ lục hợp đồng, các bên phải thỏa thuận về vấn
đề này.
Như vậy, để được coi là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng thì thỏa thuận này phải
nhằm răn đe với mục đích hướng tới việc thực hiện đúng nghĩa vụ. Do đó những
thỏa thuận không hướng tới việc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ khơng
phải là thỏa thuận phạt vi phạm.
Chủ thể có quyền địi phạt vi phạm là bên bị vi phạm, chủ thể có nghĩa vụ là
bên vi phạm, khách thể trong quan hệ này mà các bên hướng tới là một khoản tiền
phạt vi phạm.
Như vậy, phạt vi phạm là chế tài có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động
vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng,
phòng ngừa vi phạm hợp đồng.
1.1.4. Điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm
Luật thương mại 2005 quy định ba căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm: có

hành vi vi phạm hợp đồng, có lỗi của bên vi phạm và trong hợp đồng phải thoả
thuận áp dụng chế tài này.
Thứ nhất, hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất
cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng là xử sự
của các chủ thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp
đồng được hiểu là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của luật
này6, các bên không chỉ thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng mà
còn phải thực hiện cả những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

6

Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005


9
Trong thực tế, để xác định việc có hay khơng một hành vi vi phạm hợp đồng
phải chứng minh được đó là quan hệ hợp đồng giữa các bên và có hành vi khơng
thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Hợp đồng hợp pháp là cơ sở phát sinh nghĩa vụ giữa các bên và là căn cứ quan
trọng để xác định hành vi vi phạm. Tuy nhiên, với tư cách là căn cứ để áp dụng chế
tài phạt vi phạm nói chung và các chế tài thương mại khác thì cần phải xem xét vấn
đề hành vi vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản hay không cơ bản.
Khoản 3 Điều 13 Luật thương mại 2005 đưa ra khái niệm: “Vi phạm cơ bản là
sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên
kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Để chế định phạt vi
phạm hợp đồng có thể phát huy hết khả năng trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp
pháp của các bên thì trong hợp đồng khi tiến hành soạn thảo các thoả thuận thì các
bên cần có quy định về các trường hợp phạt vi phạm cũng như điều kiện tiến hành
phạt vi phạm một cách chi tiết và cụ thể nhất để khi có vi phạm xảy ra các bên

khơng phải lúng túng trong việc xác định tính đúng sai của sự việc cũng như xảy ra
các tranh chấp không đáng có trong quan hệ hợp tác dẫn đến những hậu quả không
mong muốn trong quan hệ làm ăn hiện tại và trong tương lai.
Thứ hai, trong quan hệ hợp đồng thương mại, bên vi phạm hợp đồng có thể là
cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, vấn đề xác định lỗi trong việc vi phạm hợp đồng
thương mại đối với chủ thể là tổ chức thì căn cứ vào lỗi của người đại diện cho tổ
chức đã giao kết và thực hiện hợp đồng. Đó là lỗi trong việc khơng thực hiện, thực
hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng với những thoả thuận trong hợp đồng
đều được suy đốn là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình
khơng có lỗi). Lỗi là yếu tố chủ quan, biểu thị thái độ tâm lý của con người đối với
hành vi vi phạm hậu quả do hành vi đó gây ra. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra khi có lỗi. Xuất phát từ đặc
thù về chủ thể, lỗi trong quan hệ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại là
lỗi suy đốn. Tính suy đốn thể hiện ở hai khía cạnh:
- Mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy
đốn là có lỗi. Điều này là phù hợp với quan hệ hợp đồng có chủ thể là thương nhân
và người đại diện ký kết, thực hiện hợp đồng là người khơng chỉ có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ mà còn hiểu biết về cơng việc kinh doanh. Pháp luật thương mại đã
nhìn nhận mọi hành vi trái pháp luật và có lỗi của bên vi phạm. Để áp dụng chế tài
thương mại, chỉ cần chứng minh việc có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã xảy
ra hành vi đó.
- Lỗi của thương nhân được suy đoán từ lỗi của người đại diện hợp pháp của
thương nhân và những người đang hành động danh nghĩa của thương nhân phù hợp


10
với nhiệm vụ được phân công của họ. Pháp luật của các nước cũng như Việt Nam
đều cho phép suy đoán: hành vi của người đại diện hợp pháp của thương nhân, nhân
danh thương nhân, là hành vi của thương nhân, thái độ đối với hành vi và hậu quả
của họ khi hoạt động nhân danh thương nhân biểu thị lỗi của thương nhân.

Khi áp dụng chế tài thương mại bên bị vi phạm khơng có nghĩa vụ chứng minh
lỗi của bên vi phạm. Bằng việc chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm phạt,
bên vi phạm hợp đồng tự chứng minh mình khơng có lỗi và khơng áp dụng chế tài
thương mại.
Căn cứ vào Luật thương mại 2005 thì có các trường hợp bên vi phạm hợp
đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:
- Xảy ra trường hợp trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết
hợp đồng
Và bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách
nhiệm, đặc biệt thông qua xác nhận của cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo điều 77
khoản 3, Điều 78 khoản 2 Luật thương mại 2005.
Khi bên vi phạm nếu muốn được miễn trách nhiệm thì phải có đầy đủ chứng
cứ để chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng theo quy định của
pháp luật. Ngoài ra khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi
phạm hợp đồng cịn phải thơng báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp
được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không
thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại7.
 Trường hợp miễn trách nhiệm do thoả thuận của các bên
Hợp đồng là một loại giao ước mà đặc điểm chung của chúng là sự thống nhất
ý chí. Vậy ý chí có vai trị cực kỳ quan trong đối với hợp đồng. Nó được xem là cực
kỳ quan trọng bởi nó là yếu tố cơ bản, không thể thiếu được để hình thành hợp
đồng, từ đó làm phát sinh ra các nghĩa vụ pháp lý. Vì vậy nên các bên được tự do
kết lập hợp đồng các bên được quyền tự thoả thuận có điều khoản và những trường
hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng. Việc thừa nhận giá trị pháp lý của các thỏa
thuận miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thể hiện sự tôn trọng tự do ý chí của
các bên tham gia ký kết hợp đồng.


7

Giáo trình Luật thương mại Hutech, tr.133


11
Và các thoả thuận này phải được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng hoặc trong
phụ kiện hợp đồng, với các trường hợp hợp đồng bằng lời nói hoặc hành vi thì thoả
thuận miễn trừ trách nhiệm cũng có thể bằng lời nói, hành vi.
Các thoả thuận miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có
hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Những thoả thuận miễn trừ
càng cụ thể, chi tiết thì càng dễ áp dụng nhưng cũng có trường hợp thoả thuận miễn
trách nhiệm được thiết lập sau khi xảy ra hành vi vi phạm trường hợp do các bên đã
thoả thuận.
 Trường hợp miễn trách nhiệm do luật định
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng
Luật thương mại 2005 không đưa ra quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả
kháng và điều kiện áp dụng, do đó sẽ xác định theo quy định bộ luật dân sự.
Theo Điều 156 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự
kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc
phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Là
trường hợp xảy ra sau khi giao kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất
thường ví dụ hoả hoạn, sóng thần, lũ lụt, động đất, chiến tranh…
Để chứng minh được đó là sự kiện bất khả kháng làm căn cứ để miễn trách
nhiệm thì bên bị vi phạm phải chứng minh được 3 vấn đề sau:
- Bên bị vi phạm phải chứng minh được đó là sự kiện khách quan xảy ra sau
khi ký kết hợp đồng, xảy ra một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí của
con người, đó có thể là những sự kiện nằm ngồi tầm kiểm sốt như bão, lụt…hay
chiến tranh, bạo loạn, hoả hoạn…

- Sự kiện đó là những sự kiện không thể lường trước được dù đã cân nhắc
nhưng vẫn khơng dự đốn trước được ở thời điểm giao kết hợp đồng hoặc cho đến
trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
- Sự kiện xảy ra những hậu quả không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên đều có quyền không thực hiện hợp
đồng và không bị áp dụng các biện pháp chế tài
 Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
Theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 294 Luật thương mại năm 2005. Theo
đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm đó khơng phải do lỗi của
bên vi phạm mà là do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được


12
miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó. Như vậy căn cứ miễn trách nhiệm trong
trường hợp này đòi hỏi nguyên nhân của hành vi vi phạm của bên vi phạm hợp
đồng phải là hành vi có lỗi của bên vi phạm. Lỗi này có thể là hành động hoặc
khơng hành động.
Ngồi ra, điều 80 Cơng ước viên 1980 cũng có quy định tương tự về hợp
đồng mua bán hàng hố quốc tế quy định như sau: “Một bên khơng được viện dẫn
sự không thực hiện được nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực
hiện nghĩa vụ đó do dành vi sơ suất của chính họ”
 Trường hợp miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
Điểm d khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005 quy định: trường hợp
hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết
hợp đồng là một căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại.
Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn giao kết thì trường hợp đó sẽ khơng
được miễn trách nhiệm.

Ví dụ: Ngày 01/02/2012, công ty TNHH A (thực hiện hoạt động xây dựng
công trình) có kí một hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với công ty CP B (công
ty cung ứng vật liệu xây dựng). Trong hợp đồng thoả thuận rằng công ty CP B sẽ
giao hàng cho công ty TNHH A vào ngày 15/03/2012 và công ty TNHH A sẽ thanh
tốn tiền vào ngày 20/03/2012. Trong hợp đồng khơng hề thoả thuận về vấn đề
miễn trách nhiệm. Ngày 18/03/2012, công ty TNHH A bị toà án nhân dân áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả tài sản ở ngân hàng do yêu cầu của nguyên
đơn là đại lý X khởi kiện cơng ty TNHH A ra tồ về tranh chấp trong hợp đồng đại
lý. Ngày 20/03/2012, do bị phong toả tài sản nên công ty TNHH A đã khơng thể
thanh tốn tiền cho cơng ty CP B và có yêu cầu khất lại sau khi quyết định của tồ
án hết hiệu lực. Cơng ty CP B khơng đồng ý và cho rằng công ty TNHH A đã vi
phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Việc công ty TNHH A khơng thanh tốn đúng hạn
cũng đã làm cơng ty CP B thiệt hại 200 triệu đồng. Trong trường hợp này, việc công
ty TNHH A gây thiệt hại cho công ty CP B là do thực hiện quyết định cấm chuyển
dịch tài sản của tồ án. Như vậy, cơng ty TNHH A có thể sẽ được miễn trách nhiệm
theo khoản 4 điều 294 LTM 2005 nếu chứng minh được sự kiện tài sản bị phong toả
là có thật trên thực tế. Như vậy, trong tình huống trên cơng ty A rõ ràng vi phạm
hợp đồng với công ty B do không thanh tốn đúng hạn nhưng thực tế cơng ty A
khơng thể thực hiện đúng hợp đồng vì bị rơi vào trường hợp bất khả kháng, do
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hai bên khơng thể biết vào lúc


13
giao kết hợp đồng. Nếu một trong các bên chứng minh được mình rơi vào trường
hợp bất khả kháng thì không phải chịu chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
Thứ ba, theo quy định của Luật thương mại 2005 phạt vi phạm chỉ có thể xảy
ra trong trường hợp các bên đã có thoả thuận cụ thể trong hợp đồng. Điều này có
nghĩa phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên nên một bên không thể yêu cầu
bên kia phải chịu phạt vi phạm nếu các bên không có sự thoả thuận trong hợp đồng.
Chế tài này chỉ được áp dụng khi thoả thuận được cụ thể hoá thành điều khoản

trong hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận với nhau về mức phạt vi phạm và thể
hiện chi tiết nội dung này trong hợp đồng – đây là căn cứ để yêu cầu bên vi phạm
trả khoản tiền phạt cho bên bị vi phạm.
Để có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm một cách chính xác nhất thì một vấn đề
được đặt ra là cần phải phân biệt giữa chế tài này với chế tài trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Vì khi một hợp đồng phát sinh tranh chấp, tuy các bên khơng có thoả
thuận phạt vi phạm nhưng các bên vẫn đòi phạt vi phạm do đã có sự nhầm lẫn với
chế tài bồi thường thiệt hại.
Theo quy định của Luật thương mại 2005 thì: “Bồi thường thiệt hại là việc bên
vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị
vi phạm”. Để có thể được bồi thường thiệt hại thì chủ thể bồi thường phải chứng
minh rằng có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi vi phạm
hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Đồng thời, bên yêu cầu bồi
thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Và tất nhiên
là chủ thể vi phạm không rơi vào các trường hợp miễn trách được quy định của
pháp luật thương mại.
Theo các quy định này thì để được bồi thường thiệt hại, chủ thể bị vi phạm
phải trải qua một quá trình chứng minh những tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi
vi phạm hợp đồng gây ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ điểm khác biệt
giữa hai biện pháp chế tài này. Theo đó, phạt vi phạm phải được thoả thuận trong
hợp đồng, cịn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng cần có sự thoả thuận, tự nó sẽ
phát sinh khi hội tụ đủ các điều kiện đã nêu trên. Mục đích của biện pháp này là
khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, vì thế thiệt hại bao nhiêu thì sẽ bồi
thường bấy nhiêu. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực
tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà
bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Do bản chất của
phạt vi phạm là phải có thoả thuận trong hợp đồng, nên khi có vi phạm xảy ra mà
các bên khơng thoả thuận phạt vi phạm thì các bên chỉ có thể yêu cầu bồi thường
thiệt hại mà thôi. Trong trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi



14
phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, quy
định này phù hợp với quan hệ thương mại đang phát triển không ngừng hiện nay.
(Điều 307 Luật thương mại 2005).
Phạt vi phạm được áp dụng ngay cả khi thiệt hại chưa xảy ra. Yếu tố thiệt hại
khơng có tính chất quyết định đến việc áp dụng chế tài phạt vi phạm. Tuy nhiên
trong quan hệ hợp đồng, mức độ vi phạm cũng có thể ảnh hưởng tới việc áp dụng
chế tài này. Đó là việc pháp luật cho phép áp dụng xác định khoản tiền phạt dựa
trên giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
1.1.5. Mức phạt vi phạm
Phạt vi phạm hay còn gọi là “phạt vi phạm hợp đồng” là sự thoả thuận giữa
các bên, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Ví dụ: Cơng ty A và cơng ty B thoả thuận (trong hợp đồng bán hàng) là công ty B
sẽ thanh toán tiền mua hàng vào ngày 10/03/2017 nhưng đến ngày đó cơng ty B
khơng thanh tốn, như vậy cơng ty B bị xem là “vi phạm hợp đồng”. Cụ thể hơn là
vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
“Phạt vi phạm” hay còn gọi là “phạt vi phạm hợp đồng” là sự thoả thuận giữa
các bên, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Chẳng hạn như ví dụ trên, trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên quy định “nếu
công ty B chậm thanh tốn tiền mua hàng thì sẽ bị phạt 1% giá trị lô hàng cho mỗi
ngày chậm”. Đây chính là thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng. Việc phạt vi phạm
hợp đồng khơng mang tính bắt buộc mà do các bên thoả thuận với nhau. Tuy nhiên
do thoả thuận này (nếu có) thì phải thể hiện rõ trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng
khơng có nội dung này thì xem như hai bên khơng thoả thuận, tuy nhiên không phải
các bên thoả thuận với nhau về mức phạt bao nhiêu cũng được mà do pháp luật quy
định
Trong hợp đồng thương mại, Điều 301 Luật thương mại 2005 quy định như
sau:
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với

nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật
này. Với quy định như trên cần lưu ý là mức phạt tính theo “giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm” chứ khơng phải là “giá trị hợp đồng”.
Ví dụ: Công ty A bán cho công ty B 500 chiếc xe gắn máy. Hai bên thoả thuận
trong hợp đồng là “bên vi phạm sẽ phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm”. Sau đó cơng ty A giao xe cho cơng ty B, và có 50 chiếc xe bị hư hỏng phần


15
yên xe. Như vậy, trị giá 50 chiếc yên xe bị hư hỏng chính là “phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm”.
Ngoài ra cần lưu ý là ngoài việc phạt vi phạm hợp đồng với mức tối đa là 8%
như đã nói ở trên, về nguyên tắc bên bị vi phạm cịn có quyền u cầu bồi thường
thiệt hại. Và để bảo đảm chắc chắn sẽ được quyền đòi bồi thường thiệt hại, các bên
cần ghi rõ về việc “bồi thường thiệt hại” vào trong hợp đồng thương mại cùng việc
ghi “phạt vi phạm hợp đồng”
Theo Điều 301 Luật thương mại 2005 quy định thì mức phạt vi phạm đối với
hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng giao kết do các bên thoả thuận trong hợp đồng
nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trường hợp các
bên chỉ quy định về việc phạt vi phạm mà không nếu mức cụ thể hoặc vượt quá
mức này thì trong trường hợp tranh chấp xảy ra mức phạt sẽ là 8%. Trong trường
hợp thấp hơn 8% sẽ áp dụng mức đó.
Biện pháp này ở Bộ Luật dân sự không được xem là một chế tài hợp đồng, nó
được xem là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, Bộ Luật dân
sự 2015 cho phép các bên trong giao dịch dân sự được thoả thuận về mức phạt vi
phạm; có thể thoả thuận vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt
hại, nếu khơng có thoả thuận trước về mức thiệt hại thì phải bồi thường tồn bộ thiệt
hại; nếu khơng có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ
phải nộp tiền phạt vi phạm.

Để có thể địi được tiền phạt các bên phải dựa trên căn cứ: có sự thoả thuận
trong hợp đồng và có sự vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng có thể là khơng thực
hiện hoặc thực hiện khơng đúng, khơng đầy đủ hợp đồng. Khơng thực hiện hợp
đồng có thể là không giao hàng, không nhận hàng, không thanh tốn tiền hàng..Cịn
thực hiện khơng đúng hợp đồng có thể là chậm giao hàng, giao hàng thiếu…
LTM 2005 không quy định rằng khi áp dụng chế tài phạt vi phạm, bên có
quyền lợi bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại và mức độ thiệt hại. Chỉ
cần bên bị vi phạm chứng minh được là bên kia vi phạm và vi phạm đó thuộc diện
áp dụng chế tài phạt vi phạm theo hợp đồng hoặc do pháp luật quy định thì hồn
tồn có thể u cầu bên vi phạm trả tiền phạt. Tuy nhiên, pháp luật cũng đã quy
định được miễn trách nhiệm hợp đồng khi bên vi phạm khơng có lỗi. Điều đó cho
thấy mặc dù khơng có quy định trong luật nhưng trên thực tế, lỗi vẫn là yếu tố cần
thiết để áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng cũng như các chế tài khác.
Tuy nhiên theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:


16
“1. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có
các quy định khác.
2. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt
vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thoả thuận
về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm
nghĩa vụ phải chịu phạt vi phạm.”
Qua quy định trên chúng ta thấy rằng: Khơng có giới hạn về mức phạt vi phạm
trong dân sự. Có thể thoả thuận chỉ bị phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt
hại. Nếu trong hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm nhưng không đề cập việc vẫn
phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm sẽ khơng phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Ơng A bán cho ông B một căn nhà. Trong hợp đồng mua bán nhà quy
định nếu ơng A chậm giao nhà thì bị phạt 5 triệu đồng/ngày chậm. Sau đó, ơng A đã

khơng giao nhà đúng hạn mà chậm tới 30 ngày. Do việc này, ông B phải đi thuê chổ
khác ở tạm mất 20 triệu đồng. Số tiền thuê nhà này có thể xem là thiệt hại. Nhưng
do trong hợp đồng chỉ nói đến việc phạt vi phạm mà khơng đề cập việc bồi thường
thiệt hại, nên ơng B khơng có quyền u cầu ơng A phải bồi thường thiệt hại cho
mình mà chỉ được nhận tiền phạt vi phạm.
Và trong Luật Xây dựng cũng quy định về vấn đề này, theo khoản 2 Điều 146
Luật Xây dựng 2014 có quy định về thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường
thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng: “Thưởng, phạt
hợp đồng xây dựng phải được các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng. Đối với
công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá
12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thoả thuận, bên vi
phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ 3 (nếu có) theo
quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác”
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 quy định mức tiền phạt vi phạm hợp đồng là
từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm (Điều 29), Luật thương
mại 1997 thì quy định mức phạt vi phạm sẽ do các bên tự thoả thuận cụ thể mức
phạt đối với từng vi phạm trong hợp đồng, nhưng tổng các các phạt vi phạm trên
một hợp đồng không vượt quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm (Điều 228 Luật
thươmg mại 1997)
Chủ thể có thẩm quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng là bên bị vi
phạm hoặc trong trường hợp có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Tồ


17
án, trọng tài) thì lúc này các cơ quan được yêu cầu sau khi xem xét tính hợp pháp
của đơn kiện, sẽ ra quyết định thực hiện hay không thực hiện chế tài này.
1.1.6. Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và các chế tài khác
Pháp luật Việt Nam nước ta có hai hình thức chế tài vật chất phổ biến đó là
chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại, đây là hai loại chế tài thường
xuyên được áp dụng khi các bên của quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã

thoả thuận trong lúc giao kết hợp đồng. Cơ sở để áp dụng hai loại chế tài này đó
chính là yếu tố có hành vi vi phạm của các bên trong hợp đồng.
Tuy nhiên, hai loại chế tài này có sự khác biệt nhau về căn cứ áp dụng, nội dung
và phương thức xử lý.
Về khái niệm, theo điều 302 Luật thương mại 2005 chế tài bồi thường thiệt hại là
việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra
cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực
tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà
bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm”8.
Khác với chế tài bồi thường thiệt hại, chế tài phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm
phải trả cho bên vi phạm một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng đã có thoả thuận
trước đó dù có xảy ra thiệt hại hay khơng.
Về mục đích, chế tài phạt vi phạm có mục đích chủ yếu là trừng phạt, răn đe và
nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm hợp đồng. Chế tài bồi thường thiệt hại là hình
thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chấp mà bên bị
vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu như khơng có hành vi vi phạm xảy ra.
Về bản chất, việc phạt vi phạm là phải có sự thoả thuận trong hợp đồng và mức
phạt thoả thuận khơng q 8% giá trị hợp đồng cịn mức vật chất bên vi phạm phải
thực hiện ở chế tài bồi thường thiệt lại là giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị
tổn thất thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu nếu khơng có hành vi vi phạm xảy ra.
Về việc áp dụng, chế tài phạt vi phạm có thể áp dụng dù chưa có thiệt hại xảy ra
hoặc thiệt hại có thể nhỏ hơn mức phạt vi phạm. Trong khi đó, chế tài bồi thường
thiệt hại thì chỉ nhằm bồi thường thiệt hại bằng với thiệt hại đã xảy ra hoặc có khi
nhỏ hơn thiệt hại đã xảy ra.
Chế tài phạt vi phạm có thể áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại
nếu trong thoả thuận hợp đồng có thoả thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng, nếu
như trong hợp đồng khơng có thoả thuận về phạt vi phạm hợp đồng thì chế tài phạt
8

Điều 302 Luật thương mại 2005



18
vi phạm sẽ không được áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại. Điều 307
Luật thương mại 2005 đã quy định về vấn đề này:
”Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại:
1. Trường hợp các bên khơng có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định
khác.
2. Trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền
áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
Luật này có quy định khác”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chế tài phạt vi phạm hợp đồng có thể
áp dụng đồng thời với các chế tài khác như chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
“Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và
bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm. Nếu
bên vi phạm không thực hiện chế tài thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà
bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm. Nếu bên vi phạm không
thực hiện chế tài thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định
thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm nếu trong hợp đồng có
thoả thuận”9
1.2. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật quốc tế
Các hệ thống pháp luật khác nhau cũng có nhưng cách nhìn nhận khác nhau về
hình thức trách nhiệm phạt vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên
bắt buộc phạt chứng minh được có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra cũng như có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.
Và “phạt vi phạm không chỉ đơn giản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
hay hình thức trách nhiệm hợp đồng, hơn thế nữa nó là cơng cụ pháp lí linh hoạt và

hữu hiệu đấu tranh cho việc thi hành đúng và đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng, là công cụ
có thể sử dụng ngay tức khắc mà khơng cần đợi đến khi có thiệt hại xảy ra. Điều đó
lí giải tại sao phạt vi phạm được áp dụng khá phổ biến trong hợp đồng thương mại
quốc tế10”

9

Hoàng Thị Thu Thuỷ, Luận văn Thạc sỹ học về Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua
bán hàng hoá theo pháp luật thương mại Việt Nam, tr.27
10

O.S.Ioffe: Luật trái vụ, NXB Pháp lí, Matxcơva, 1975, p160, 163, dẫn theo TS Nguyễn Ngọc Khánh


19
Các hệ thống pháp luật khác nhau có những cách nhìn nhận khơng giống nhau
về hình thức trách nhiệm phạt vi phạm.
1.2.1. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật Anh – Mỹ
Trong hệ thống pháp luật Anh-Mỹ không thừa nhận vấn đề này, và cho rằng:
“các biện pháp bảo vệ pháp lí trong lĩnh vực dân sự chỉ có thể mang tính chất đền
bù mà khơng có tính chất dự phạt hoặc trừng phạt bên vi phạm nghĩa vụ. Vì vậy,
những thỏa thuận của các bên về những khoản tiền mang tính chất dự phạt sẽ bị bác
bỏ hoặc sẽ khơng được cơng nhận. Nói cách khác, khi có vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng, bên có quyền khơng có quyền địi phạt vi phạm mà chỉ được bồi thường hoặc
những thiệt hại xảy ra hoặc những loại thiệt hại được ấn định trước hay được tính
trước với điều kiện những thiệt hại được ấn định trước hay được tính trước đó phải
hợp lí, tức là phải tương ứng với thiệt hại dự kiến hoặc thiệt hại thực tế xảy ra11.”
Vậy thiệt hại ước tính là gì? Thỏa thuận về thiệt hại ước tính thường là một
điều khoản trong hợp đồng mà trong đó các bên thỏa thuận một số tiền bồi thường
thỏa đáng đối với những thiệt hại mà một bên có thể nhận được nếu bên kia vi phạm

hợp đồng. Thông thường, điều khoản về thiệt hại ước tính sẽ có thể thi hành nếu tịa
án thấy rằng:
(i) Khó có thể tính tốn được cụ thể thiệt hại gây ra bởi sự vi phạm hợp đồng;
(ii) Khoản thiệt hại ước tính đấy phải là một sự bồi thường hợp lý và tương
xứng với thiệt hại thực tế hoặc thiệt hại có thể dự đốn được.
Theo thơng Luật Mỹ, thiệt hại được bồi thường theo nguyên tắc nhằm để bù
đắp tổn thất và nhằm đặt các bên vào vị trí của họ giả sử nếu hợp đồng được thực
hiện và được phân thành một số loại thiệt hại12
Tồ án Mỹ khơng chấp nhận những bồi thường mang tính trừng phạt (punitive
damages) trong vi phạm hợp đồng kể cả đối với cố ý vi phạm (deliberate breach of
contract) mà chỉ áp dụng đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng13
Trong trường hợp nếu các bên trong hợp đồng có thoả thuận điều khoản tổn
thất do vi phạm hợp đồng (liquidated damages) trong đó ấn định một khoản bồi
thường thiệt hại mà bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm, Tồ án sẽ
khơng chấp nhận điều khoản này nếu chỉ nhằm để trừng phạt hành vi vi phạm hợp
đồng hơn là việc ấn định một khoản bồi thường thiệt hại được ước đoán một cách
11

TS.Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong bộ luật dân sự Việt Nam, tr 481.
/>13
Charles Calleros, “Punitive damages, liquidated damages and Clauses Penale in contract actions: A comparative
analysis of the American common law and the French Code Civil”, BROOK. J. INT’L L. Vol 32, 2006, trang 71-72
12


×