Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy các học phần chuyên ngành kế toán tại đại học công nghệ TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.92 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Mã số: 2016/04-KT-TC-NH

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Tùng
Thành viên: ThS. Hồng Minh Trí

TP. HỒ CHÍ MINH – Tháng 7 năm 2017



LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin trân trọng gửi đến quý lãnh đạo Nhà trường; Phòng Quản lý KHCN
& ĐBCLcùng tất cả quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc vì đã giúp
chúng tơi hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động giảng
dạy các học phần Ngành Kế toán tại trường đại học Công nghệ Tp. HCM”
Mặc dù, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí cùng với việc kinh nghiệm trong
nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chắc chắn còn hạn chế và thiếu sót. Chúng tơi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý vị để đề tài của tơi được hồn
thiện hơn.
TP. Hồ Chí Minh,Ngày 22 tháng 07 năm 2017
Nhóm tác giả thực hiện đề tài


TS. Trần Văn Tùng – Trưởng Khoa KT-TC-NH – Đại học Cơng nghệ Tp.HCM.
ThS. Hồng Minh Trí – Giảng viên Khoa KT-TC-NH – Đại học Công nghệ Tp.HCM


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các học phần chuyên ngành Kế toán đào tạo

Trang 38

cho cử nhân kế toán của Đại học Oxford Brookes
Bảng 2.2. Các học phần chuyên ngành Kế toán đào tạo

Trang 39

cho cử nhân kế toán của Đại học KPU
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các yếu tố của nâng cao hiệu

Trang 51

quả hoạt động giảng dạy các học phẩn chuyên ngành Kế toán
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo các yếu tố

Trang 54

Bảng 4.3. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Trang 56

Bảng 4.4. Tổng phương sai được giải thích


Trang 57

Bảng 4.5. Ma trận nhân tố xoay

Trang 58

Bảng 4.6. Hệ số hồi quy

Trang 62

Bảng 4.7. Tóm tắt mơ hình

Trang 63

Bảng 4.8. Phân tích phương sai

Trang 64

Bảng 4.9. Kiểm định phương sai phần dư khơng đổi

Trang 64

Bảng 4.10. Vị trí quan trọng của các yếu tố

Trang 66


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1.Mơ hình quản lý chất lượng tổng thể


Trang 27

Hình 3.1. Khung nghiên cứu

Trang 42

Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu

Trang 43

Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu

Trang 46


MỤC LỤC
Phần mở đầu

..................................................................................................... 1

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ....................................................... 6
1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi.............................................................. 6
1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ............................................................. 7
1.3. Nhận xét các cơng trình nghiên cứu liên quan và xác định vận đề nghiên cứu 9
Chương 2: Cơ sở lý luận ...................................................................................... 10
2.1. Những vấn đề chung về hoạt động giảng dạy cao đẳng, đại học .................... 10
2.2. Các quan điểm về nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học ............................. 18
2.3. Các yếu tố tác động đến nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy các học phần
chuyên ngành Kế toán trong các trường đại học................................................. 30
2.4. Thực trạng hiệu quả hoạt động giảng dạy các học phần chuyên ngành Kế toán

trong các trường đại học trên thế giới và bài học kinh nghiệm .......................... 34
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu ......................... 42
3.1. Khung nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu ..................................................... 42
3.2. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 43
3.3. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 44
3.4. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 45
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận ...................................................... 53
4.1. Thống kê thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả giảng dạy các
học phần chuyên ngành Kế toán ........................................................................ 53
4.2. Kiểm định chất lượng thang đo ...................................................................... 54
4.3. Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................ 56
4.4. Phân tích hồi quy bội ....................................................................................... 61
4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 65


Chương 5: Kết luận và kiến nghị ........................................................................ 67
5.1. Kết luận

................................................................................................... 67

5.2. Kiến nghị

................................................................................................... 67

Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


-1-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền giáo dục Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, cùng với việc Việt
Nam gia nhập các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, WTO
đã tạo ra cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức cho giáo dục
Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và tồn tại, đặc biệt là giáo dục bậc đại học, cao
đẳng. Theo đó, đổi mới cơng tác tào đạo ngành kế tốn trong các trường đại học nói
chung và giảng dạy học phần kế tốn tài chính nói riêng theo hướng hội nhập là một
việc làm cần thiết.
Ở Việt Nam, Ngành Kế toán hiện nay là một trong những ngành học thu hút được
nhiều sinh viên theo học và được xã hội quan tâm. Sinh viên ra trường đòi hỏi phải
vững kiến thức mà cịn phải giỏi kỹ năng nghề nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu
công việc tại các tổ chức kinh tế khơng chỉ trong nước mà cịn ở tầm khu vực và thế
giới, đồng thời có được kiến thức nền tảng để có thể nghiên cứu, học tập chuyên sâu.
Trong chun Ngành Kế tốn ngồi những học phần thuộc khối kiến thức đại cương và
cơ sở Ngành thì chương trình đào tạo chứa đựng nhiều học phần mang tính chất chun
sâu cho Ngành kế tốn như Kế tốn tài chính, Kế tốn quản trị, Kế tốn chi phí, Kế tốn
Ngân hàng, Hệ thống thơng tin kế tốn, Kiểm tốn, ....Mặt khác, trong những năm gần
đây, ở lĩnh vực kế toán – kiểm toán, Việt Nam đã ban hành các chuẩn mực kế tốn,
kiểm tốn theo những thơng lệ của kế tốn quốc tế. Ở một khía cạnh khác, lĩnh vực kế
toán kiểm toán - một lĩnh vực dịch vụ đã nằm trong lộ trình cam kết mà chính phủ Việt
nam cho phép mở cửa tự do cạnh tranh.
Hơn nữa, chất lượng đào tạo của các Ngành nói chung và của Ngành Kế tốn nói
riêng tại các trường đại học Việt Nam là vấn đề lớn, đang được trường đại học Cơng
Nghệ Tp.HCM nói riêng và các cơ sở đào tạo đại học nói chung đặc biệt quan tâm,


-2-

trong đó cơng tác giảng dạy các mơn trong khối kiến thức chuyên Ngành bởi lẽ vẫn còn

nhiều bất cập như chương trình mơn học thiết kế chưa tồn diện còn nặng về lý thuyết
lý chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng thực hành cho người học; phương pháp giảng
dạy chưa phù hợp; phương thức kiểm tra chưa đánh giá được thực chất về trình độ
chun mơn và kỹ năng giải quyết tình huống thực tế của người học trong thực tiễn còn
hạn chế.
Những vấn đề trên đặt ra nhu cầu phải đổi mới công tác đào tạo kế tốn trong các
trường đại học nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy các học phần chuyên Ngành
Kế toán nói riêng nhằm đáp ứng được yêu cầu của người học và xã hội trong bối cảnh
tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới của đất nước. Căn cứ vào tình hình thực tế đó,
chúng tơi chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy các
học phần chuyên Ngành Kế toán tại trường đại học Công nghệ TP.HCM” nhằm
tổng kết, đánh giá thực trạng; xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả giảng dạy, qua
đó đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy này.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1.Mục tiêu chung:
Mục tiêu chủ yếu của đề tài là thông qua nghiên cứu lý thuyết và thực trạng, chúng
tơi xác định mơ hình nghiên cứu, xác lập các nhân tố tác động cũng như mức độ tác
động của từng nhân tố đến hiệu quả của hoạt động giảng dạy các học phần chuyên
Ngành Kế tốn tại trường đại học Cơng nghệ Tp.HCM hiện nay, qua đó đề xuất một số
kiến nghị mang tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy các học
phần chuyên Ngành Kế toán tại trường đại học Công nghệ Tp.HCM
2.2.Mục tiêu cụ thể:


-3-

Thứ nhất, tìm hiểu tổng quan về cơ sở lý thuyết về những vấn đề liên quan chất
lượng giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo Ngành Kế toán của nhà
trường;
Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng về hiệu quả, chất lượng của hoạt động giảng

dạy các học phần chuyên Ngành Kế toán tại trường đại học Cơng nghệ Tp.HCM; trên
cơ sở đó xác lập mơ hình nghiên cứu theo hướng đo lường mức độ tác động của các
nhân tố tác động đến hiệu quả công tác giảng này thơng qua thực hiện kiểm định mơ
hình nghiên cứu.
Thứ ba, căn cứ vào kết quả kiểm định, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính
chất định hướng theo thứ tự ưu tiên đối với từng nhân tố tác động nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy các học phần chuyên Ngành Kế tốn tại trường
đại học Cơng nghệ Tp.HCM
3.Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động cũng như mức độ tác động đến hiệu quả của hoạt động
giảng dạy các học phần chun Ngành Kế tốn tại trường đại học Cơng nghệ Tp.HCM.
4.Phạm vi nghiên cứu
4.1.Phạm vi về nội dung:
-

Tác giả chỉ nghiên cứu các nhân tố mang tính chất vi mơ tác động đến hiệu
quả của hoạt động giảng dạy các học phần chun Ngành Kế tốn tại trường
đại học Cơng nghệ Tp.HCM.

4.2.Phạm vi về không gian: tại trường đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh.
4.3.Phạm vi về thời gian : Số liệu được tác giả sử dụng để nghiên cứu là số liệu
khảo sát từ tháng tháng 11 năm 2016 đến tháng 06 năm 2017.


-4-

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu của đề tài như đã nêu ở trên, trong quá
trình thực hiện đề tài, Tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu thuộc nhóm
các phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp tổng hợp, phân tích, và các

phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh, đối chiếu, phỏng vấn, thống kê, suy luận, kết
hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể như sau:
- Chương 1 & 2: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận những vấn đề
liên quan đến hiệu quả của hoạt động giảng dạy các học phần chuyên Ngành Kế toán
tại trường đại học Công nghệ Tp.HCM. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập tài liệu,
tổng hợp, phân tích, suy luận, thống kê.
- Chương 3 & 4: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu; kết quả
nghiên cứu và bàn luận về hiệu quả của hoạt động giảng dạy các học phần chun
Ngành Kế tốn tại trường đại học Cơng nghệ Tp.HCM. Tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu chuyên gia (như phỏng vấn trực tiếp; gửi bảng câu hỏi qua Google
document ), thu thập số liệu, mô tả, quan sát; sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích, suy luận, thống kê; đồng thời sử dụng mơ hình nghiên cứu định lượng (nhân tố
khám phá) nhằm xác định tính phù hợp của mơ hình nghiên cứu; mức độ tác động của
các nhân tố đến hiệu quả của hoạt động giảng dạy các học phần chun Ngành Kế tốn
tại trường đại học Cơng nghệ Tp.HCM, đồng thời chỉ rõ mức độ giải thích của mơ hình
nghiên cứu.
-Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích, suy luận, thống kê.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1.Về lý luận:


-5-

Hệ thống hóa lý thuyết chung về những vấn đề liên quan đến hiệu quả, chất lượng
của hoạt động giảng dạy đối với các học phần trong chương trình đào tạo; đặc biệt là
nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả của hoạt động giảng dạy các học phần
chuyên Ngành Kế toán tại trường đại học ở Việt Nam
6.2.Về thực tiễn:
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực trạng, đề tài đã đưa ra được

những những nhận định mang tính khoa học về các yếu tố tác động đến hiệu quả của
hoạt động giảng dạy các học phần chuyên Ngành Kế toán tại trường đại học Cơng nghệ
Tp.HCM, từ đó đề xuất một số kiến nghị mang tính chất hệ thống và theo thứ tự ưu tiên
mức độ tác động của từng nhân tố nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài
được kết cấu gồm 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp mghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị


-6-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy nói chung và giảng dạy
chun Ngành Kế tốn nói riêng đã được rất nhiều tác giả thực hiện, điển hình như:
1.1.Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
[1]. Theo tác giả Sallis, Edward (1993) trong bài viết Total quality Management in
Education, để nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở đào tạo phải quan tâm và thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau như tổ chức và quản lý nhà trường; công tác
lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và đánh giá các hoạt động; tổ chức và đánh giá hoạt
động của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo; kiện toàn đội ngũ cán bộ, giảng viên và
đặc biệt là thực hiện tốt công tác giảng dạy đối với từng mơn học trong chương trình
đào tạo. Theo đó, tác giả cho rằng chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố
chính là chương trình mơn học; phương pháp giảng dạy và học tập.
[2]. Theo tác giả Lipp và Paul Schlueter (2005) trong bài viết Đổi mới phương
pháp giảng dạy, để đạt được hiệu quả cao và đạt được mục tiêu học tập chúng ta cần áp

dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy tích cực, theo đó sử dụng xen kẻ giữa phương
pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Theo đó, khi áp dụng các phương pháp
tích cực sẽ mang lại lợi ích cho cả người dạy và người học. Giờ giảng mỗi giáo viên trở
nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa, cịn người học thấy họ được học chứ không bị
học.
[3] Theo tác giả AliKara (2004), ĐH York Campusbang Pennsylvania và
OscarW. DeShields,Jr. , ĐH Northridge, bangCalifornia, có bài nghiên cứu “Business
Student Satisfaction, Intentionsand Retention in Higher Education: An Empirical
Investigation”. Nghiên cứu này tập trung nâng cao chất lượng giáo dục thông qua đánh
giá mục đích của sinh viên khi học tại một trường ĐH hay cao đẳng. Tác giả cho rằng


-7-

việc giảm số lượng của khóa học hay sinh viên bỏ học giữa chừng có liên quan đến chất
lượng giáo dục. Nghiên cứu này cung cấp một con số rất đáng quan tâm đó là hơn 40%
số sinh viên học ĐH nhưng không hề lấy được bằng cấp, trong số sinh viên này có 75%
bỏ học trong 2 năm đầu ĐH. Bằng một nghiên cứu thực nghiệm trên 160 sinh viên
ngành kinh doanh tại một trường ĐH ở phía nam trung tâm bang Pennsylvania, tác giả
đã chỉ ra rằng quá trình học ĐH của sinh viên liên quan đến chất lượng giảng dạy và ý
định tiếp tục theo học tại trường ĐH đó.
[4] Một nghiên cứu khác về sự hài lòng của sinh viên là Measuring
student satisfaction with their studies in an International and EuropeanStudies
Departerment- đ á n h giá sự hài lòng của sinh viên tại Khoa Quốc tế và Châu Âu học
được 2 tác giả G.V.Diamantis và V.K.Benos, trường ĐH Piraeus, Hy Lạp thực hiện
năm 2007. Tác giả cho rằng chất lượng giảng dạy môn học thông qua đánh giá sự hài
lịng của sinh viên về khóa học là rất quan trọng và sự hài lòng này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như chương trình đào tạo, các mơn học được giảng dạy, đội ngũ giảng
viên, giáo trình, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm trí tuệ mà cơ sở giáo dục cung cấp
cho sinh viên. Để đánh giá mức độ về chất lượng giảng dạy môn học thơng qua đánh

giá sự hài lịng của sinh viên tác giả sử dụng phương pháp đánh giá sự hài lòng khách
hàng MUSA (Multicriteria Satisfaction Analysis–phân tích sự hài lịng nhiều tiêu chí)
bao gồm các tiêu chí: hoạt động tổ chức giáo dục và đào tạo; chương trình đào tạo; đội
ngũ giảng viên; hoạt động hỗ trợ hành chính, hình ảnh và danh tiếng của khoa. Kết quả
cho thấy chất lượng giảng dạy thơng qua đánh giá sự hài lịng của sinh viên khoa Quốc
tế và Châu Âu học là 89.3%, cao hơn hẳn so với 8 khoa khác trong trường ĐH Piraeus.
1.2.Các cơng trình nghiên cứu trong nước
[1]. Theo giáo sư, tiến sĩ Đinh Văn Tiến (2011), trong tác phẩm “Cẩm nang
phương pháp sư phạm“, để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, chúng ta cần
chú trọng đến chất lượng đội ngũ giảng dạy; cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; phương


-8-

pháp kiểm tra và đánh giá môn học.
[2]. Theo PGS.TS Hà Xuân Thạch (2013), trong bài viết “Bàn luận về việc nâng
cao chất lượng giảng dạy“, thì hạt nhân chính trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
và giảng dạy là ở chất lượng hoạt động tổ bộ môn và đội ngũ giảng viên. Theo đó, đối
với bộ mơn cần phải thực hiện tốt các công việc như tổ chức giảng dạy; chuẩn bị
chương trình giảng dạy; cập nhật bài giảng cho phù hợp; soạn và công bố đề cương chi
tiết môn học; phân công giảng viên để giải đáp thắc mắc về chương trình, nội dung mơn
học cho sinh viên. Đối với giảng viên cần phải chuẩn bị bài giảng phù hợp với đối
tượng học; chọn phương pháp giảng dạy phù hợp; việc soạn bài tập, bài kiểm tra phải
phù hợp.
[3]. Theo tác giả Lê Khánh Bằng (1994) với tác phẩm Phương pháp giảng dạy đại
học, tài liệu dùng cho giảng viên đại học và cao học, tác giả đã tập trung trình bày, khai
thác các phương pháp cần thiết cho quá trình dạy học ở đại học và chỉ ra những ưu
nhược điểm của các phương pháp đó.
[4] Theo tác giả Đặng Thị Tâm Ngọc (2014) với bài viết báo cáo về phương pháp
giảng dạy và đánh giá, tham dự Hội thảo Khoa học cấp cơ sở, cho rằng để nâng cao

chất lượng giảng dạy mơn học thì trong q trình giảng bài, ln đặt ra các các câu hỏi
với SV theo hướng khuyến khích khả năng tư duy, tìm tịi, khám phá bản chất vấn đề.
Trên cơ sở các câu trả lời của SV, giảng giải các vấn đề mà SV hiểu chưa đúng. Mặt
khác, cần phát huy khả năng tự học trong SV bằng cách yêu cầu SV phải làm bài tập
trước khi đến lớp và kiên quyết chỉ sửa bài tập khi SV đã làm trước ở nhà và cho SV
làm bài tập lớn theo nhóm và trình bày trên lớp (mỗi nhóm một bài tập khác nhau).
[5] Theo tác giả Phạm Cẩm Hà (2013) trong bài viết một số kiến nghị giảng dạy
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ, thì giảng viên cần chú
trọng đến các khía cạnh như: người dạy cần phải (1) có kỹ năng tạo ấn tượng đầu tiên


-9-

với việc mở đầu một buổi học bằng một ấn tượng để thu hút các sinh viên của mình
bằng những công việc như giờ giấc, trang phục, lời chào; (2) phải trao dồi kỹ năng
thuyết trình với các kỹ năng như sự tập trung, phương pháp trình bày, giọng nói, tác
phong, thái độ, cách thức đặt câu hỏi và cuối cùng phải biết tổng kết vấn đề đã trình
bày; (3) phải có kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh một cách khéo léo và thông
minh; và (4) phải thực hiện kỹ năng đánh giá phù hợp như nên đo lường thông qua
những bài kiểm tra ngắn tại lớp, phải đánh giá trong cả quá trình học thay vì căn cứ vào
kết quả của một bài kiểm tra, nên khuyến khích sinh viên bằng cách cho điểm cộng thay
vì những điểm trừ, cộng điểm qua những bài nhận xét, thuyết trình, đồng thời đề thi
cũng là một nhân tố quan trọng trong q trình đó, để có thể phân loại được sinh viên.
Một đề thi được coi là“chuẩn” phải phản ánh được lực học của từng học sinh trong lớp,
nghĩa là người học giỏi có thể được điểm cao, người học bình thường được điểm trung
bình… đó là đề thi có “phổ điểm trải rộng”.
[6]. Tác giả Nguyễn Cảnh Tồn với bài viết “Quá trình Dạy – Tự học“ (1997) cũng
đã phân tích các đặc điểm của q trình dạy học và nhấn mạnh đến yếu tố tự học trong
quá trình dạy học để có thể truyền thụ tri thức tới người học một cách hiệu quả nhất.
1.3.Nhận xét về các nghiên cứu có liên quan và xác định vấn đề nghiên cứu

Với các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy, mỗi tác giả đều có cách nhìn nhận
khác nhau về nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy trong trường cao đẳng, đại học.
Tuy nhiên theo chúng tôi chưa có cơng trình nghiên cứu nào mang tính chất hệ thống và
toàn diện về các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động giảng dạy các học phần
chuyên Ngành Kế toán tại các trường đại học, cụ thể là tại đại học Công nghệ
Tp.HCM,. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu nhằm đề xuất
các kiến nghị mang tính chất định hướng và thứ tự ưu tiên tác động của từng yếu tố
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy các học phần chuyên Ngành Kế toán
tại trường đại học Công nghệ Tp.HCM.


- 10 -

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

Những vấn đề chung về hoạt động giảng dạy cao đẳng, đại học:

2.1.1

Tình hình giáo dục cao đẳng, đại học của Việt Nam từ 2009 đến nay:

Đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, nguồn nhân lực Việt Nam càng
trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất
nước. Giáo dục đóng một vai trị và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nguồn
nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này địi hỏi giáo
dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời
đại nhất là giáo dục ở bậc cao đẳng, đại học. Trong giai đoạn phát triển giáo dục cao
đẳng, đại học của Việt nam từ 2009 đến nay đạt được những kết quả:



Những thành tựu:

- Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu học tập của xã hội:
Năm học 2007-2008, cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng 1,03% so
với năm học 2000-2001; trong đó số sinh viên cao đẳng, đại học tăng 1,83 lần, nâng tỷ
lệ sinh viên cao đẳng, đại học trên một vạn dân tăng 1,6 lần, số học viên cao học và
nghiên cứu sinh tăng 2,48 lần.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo các trình độ khác nhau tăng từ 20% vào năm
2000 lên 31,5% vào năm 2007.
Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong toàn quốc. Các cơ sở đào
tạo nghề, cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cư lớn, các
vùng, các địa phương, đặc biệt ở vùng chậm phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên,


- 11 -

đồng bằng sơng Cửu Long và trong đó nhiều trường đại học triển khai các chương trình
đào tạo từ xa. Một xã hội học tập đã hình thành rõ nét ở Việt Nam.
-

Chất lượng và trình độ đào tạo đã có tiến bộ:

Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận sinh viên được
nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hồi bão lập thân, lập
nghiệp và có tinh thần tự lập và đại bộ phận đã có việc làm. Chất lượng đào tạo của
một số ngành đào tạo khoa học và công nghệ đã được nâng cao một bước.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú

trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng.
Ngồi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cấp trung ương được thành lập vào tháng
8/2004, 77 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường đại
học và cao đẳng. Tới tháng 12/2008, đã có 114/163 (70%) trường đại học tự đánh giá,
trong đó có 40 trường được đánh giá ngoài. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học
theo các chương trình tiên tiến quốc tế. Tới tháng 12/2008 có 23 chương trình đào tạo
tiên tiến quốc tế đang được thực hiện ở 17 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng
tiếng Anh. Đã tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động
đào tạo sau đại học, tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông
tin, công nghệ vật liệu, khoa học nông-lâm-ngư và khoa học giáo dục.
-

Công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt
được những kết quả bước đầu:

Các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập ngày càng phát triển. Vào năm học 2007-2008,
cả nước 64 trường cao đẳng, đại học là các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Số sinh viên
học tại các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập ngày càng tăng. Năm học 2007-2008, tỷ lệ
sinh viên cao đẳng, đại học ngồi cơng lập là 11,8%.


- 12 -

-

Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học
tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em
khuyết tật. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ
khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính
sách được học tập. Từ năm học 2007-2008, sinh viên cao đẳng, đại học có

hồn cảnh khó khăn được vay để chi trả cho việc học hành (752.000 người
được vay với mức tối đa 800.000 đồng/tháng).

Cơng tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến. Công tác quản lý chất lượng
đã được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng.
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc xây dựng đề án đổi mới cơ chế
tài chính trong giáo dục đào tạo, trong đó có đề án học phí. Cải cách hành chính trong
tồn ngành giáo dục được đẩy mạnh.
Những thành tựu của giáo dục nước ta đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo
dục trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Những thành tựu của giáo dục đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước trong hơn 20 năm đổi mới, tạo điều
kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.


Những yếu kém:

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu cơ bản nhưng giáo dục cao đẳng, đại học
nước ta vẫn cịn những bất cập và yếu kém:
Tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo chậm
được khắc phục, chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực của xã hội.
Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ
mới. Sự phát triển quy mô giáo dục, ngành nghề và trình độ đào tạo trong những năm


- 13 -

qua đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, nhưng chất lượng giáo dục chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cịn thấp so với trình độ
của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong giáo dục chưa giải quyết

được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm
gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường cao đẳng, đại học
tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà
trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được chất lượng đào tạo của các cơ sở này.
Nội dung, phương pháp giáo dục đại học đã được đổi mới nhưng còn bộc lộ nhiều
hạn chế; chương trình giáo dục đại học chậm đổi mới, chưa đáp ứng được mục tiêu
giáo dục. Còn có những nội dung trong chương trình giáo dục và trình độ đào tạo
khơng thiết thực, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa gắn với yêu cầu xã hội,
chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của sinh viên. Phương pháp dạy học về
cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, đòi hỏi người học phải ghi nhớ máy móc,
khơng phát huy được tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và tinh thần tự học ở người học.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo
dục trong thời kỳ mới. Còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo dẫn đến
tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu. Ở các
trường cao đẳng, đại học, số giảng viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ cịn q ít. Bên
cạnh sự nỗ lực của tuyệt đại bộ phận, một số nhà giáo còn có biểu hiện vi phạm đạo
đức lối sống, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của người thầy trong xã hội. Cơng tác bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu
quả. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực
phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy.
Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu. nhất là ở các trường
đại học trong việc thiếu thốn cơ sở vật chất kỹ thuật: thư viện, phịng thí nghiệm,
phịng học bộ mơn và các phương tiện dạy học cịn thiếu và lạc hậu.


- 14 -

2.1.2

Đặc điểm về hoạt động giảng dạy cao đẳng, đại học:


Phát triển sự nghiệp giáo dục cần dựa trên một hệ thống triết lý. Đó chính là một
hệ thống quan điểm giảng dạy ở bậc cao đẳng, đại học nhằm đạo tạo nguồn nhân lực
phù hợp với thực tiễn giai đoạn mới. Đó là:


Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển

tồn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh tồn
cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức,
có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ
năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong mơi trường
tồn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh.


Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển

của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học
tập.
Giáo dục phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, thơng qua việc thiết kế các
chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các ngành kinh tế đa
dạng. Các chương trình, giáo trình và các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn,
tạo cơ hội cho mỗi người học những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với
nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình.


Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và


phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn,
tiên tiến, hiện đại.


- 15 -

Tồn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội cùng với khơng ít thách thức. Vận dụng
những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giới để tiết kiệm thời
gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta và các nước trên
thế giới. Việc tiếp nhận những mơ hình giáo dục của nước ngoài phải được xem xét
thận trọng để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi. Vận
dụng những bài học kinh nghiệm của quốc tế phải được tiến hành đồng thời với việc
nhấn mạnh trong nội dung và phương pháp giáo dục, giúp người học hiểu biết.


Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ

thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục.
Phát triển những dịch vụ giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là cần thiết, nhằm thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện mở rộng
quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.
Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục và giữa các cá nhân tham gia giáo
dục là một trong những động lực phát triển giáo dục. Mỗi học sinh, giáo viên, nhà quản
lý và mỗi cơ sở giáo dục cần được tạo cơ hội để phấn đấu đạt kết quả cao trong các
nhiệm vụ của mình, từ đó tạo nên uy tín riêng, và ngược lại được đối xử bằng sự tôn
vinh, bằng các chính sách đãi ngộ, đầu tư tương xứng với những đóng góp, uy tín và
hiệu quả cơng việc.


Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí cịn


hạn hẹp.
Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của mọi nền giáo dục, nhưng chất lượng cũng
đòi hỏi những đầu tư thỏa đáng. Cần tận dụng sự đầu tư của nhà nước, những đóng góp
của xã hội với nguồn lực còn hạn hẹp để đạt đến chất lượng giáo dục tốt nhất, mặc dù
chất lượng này có thể chưa so sánh được với chất lượng giáo dục cao của nhiều nước
khác trên thế giới. Việc tận dụng các kinh nghiệm và mơ hình giáo dục của các nước


- 16 -

tiên tiến, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực
trong giáo dục, thu hút các nhà khoa học, nhà giáo giỏi trong và ngoài nước tham gia
giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học…là những giải pháp cần được chú trọng
nhằm sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư và hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục.
2.1.3

Định hướng giáo dục cao đẳng, đại học Việt Nam đến năm 2020:

Từ nay đến năm 2020, giáo dục Việt Nam phải đạt được các mục tiêu sau:


Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất

lượng cho đất nước thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơ hội học tập suốt
đời cho mỗi người dân.
Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Mở rộng quy mô
giáo dục đại học ngồi cơng lập, phấn đấu đến 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở
giáo dục đại học ngồi cơng lập chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên trong cả nước.
Đến năm 2020, có khoảng 15.000 sinh viên nước ngoài đăng ký vào học tại các trường

đại học Việt Nam.


Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất

lượng giáo dục của khu vực và quốc tế.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp
vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải
quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động,
có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt
nghiệp. Đến năm 2020 có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ
ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối
ASEAN, 80% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao
động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc.


- 17 -

Đồng thời, với việc nâng cao chất lượng toàn diện sinh viên diện đại trà, mở rộng
diện đào tạo, bồi dưỡng sinh viên tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ
cao, thạo ngoại ngữ, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới để đến năm 2020,
Việt nam đứng trong nhóm 50 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh về nhân lực.


Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có

hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.
Nguồn lực được đảm bảo để thực hiện giáo dục có chất lượng và trình độ đào tạo.
Đảm bảo duy trì tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước được là
20% trong giai đoạn 2009-2012, phấn đấu đạt 21% vào năm 2015, trong đó tập trung

ưu tiên cho hỗ trợ tài chính cho những học sinh, sinh viên thuộc các nhóm thiệt thịi và
các nhóm được hưởng chính sách ưu tiên.
Ngoài ngân sách nhà nước, nguồn lực cho giáo dục sẽ được huy động từ các tổ
chức kinh tế - xã hội, các đơn vị sử dụng nhân lực sau đào tạo, được chia sẻ với người
học và các hộ gia đình.
Việc phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo dục được thực hiện dựa trên nhu cầu
thực và kết quả hoạt động của từng cơ sở nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến
khích các cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Nguồn lực cho giáo dục được quản lý và sử dụng có hiệu quả trên cơ sở nâng cao
tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà
nước, người học và xã hội. Từ nay đến 2020, tất cả các cơ sở giáo dục đều được kiểm
tốn và cơng bố cơng khai kết quả kiểm toán.


- 18 -

2.2

Các quan điểm về nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học

2.2.1

Khái niệm hiệu quả trong giáo dục đại học

Cũng tương tự như khái niệm về “hiệu quả” trong nhiều lĩnh vực, khái niệm “hiệu
quả trong giáo dục đại học” hay “hiệu quả trong giáo dục đại học” đang được hiểu theo
nhiều cách khác nhau. Trong các định nghĩa khác nhau được đưa ra về thuật ngữ “hiệu
quả giáo dục đại học” của nhiều tác giả, định nghĩa của Green và Harvey (1993) có
tính khái qt và hệ thống hơn cả. Họ đề cập hiệu quả thông qua năm khía cạnh của
chất lượng giáo dục đại học: chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc); là sự hồn

hảo (kết quả hồn thiện, khơng sai sót); là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu
của khách hàng); là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu
tư); là sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác). Trong số
các định nghĩa trên, định nghĩa: “hiệu quả là sự phù hợp với mục tiêu” đang được sử
dụng bởi nhiều cơ quan bảo đảm chất lượng trên thế giới như: Hoa Kỳ, Anh.


Hiệu quả được đánh giá bằng “Đầu vào”

Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Hiệu quả của một trường đại
học phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này
được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là: Nguồn lực = hiệu quả và chất lượng.
Theo quan điểm này, một trường đại học tuyển được sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ
giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phịng thí nghiệm, giảng
đường, các thiết bị tốt nhất được xem là sẽ có chất lượng cao.
Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và
liên tục trong một thời gian dài trong trường đại học (3 đến 6 năm). Thực tế theo cách
đánh giá này quá trình đào tạo được xem là một “hộp đen”, chỉ dựa vào sự đánh giá
“đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra”. Sẽ khó giải thích trường hợp một trường
đại học có nguồn lực “đầu vào” dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn


×