Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tải Bệnh suy tim - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Tìm hiểu về bệnh suy tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.25 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bệnh suy tim - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều</b>


<b>trị</b>



Suy tim là một trạng thái bệnh lý làm cho tim mất khả năng bảo đảm cung lượng
tim theo nhu cầu oxy của cơ thể, lúc đầu khi gắng sức và sau đó cả lúc nghỉ
ngơi, tổn thương trung tâm trong suy tim là suy yếu sự co bóp tim. Bài viết dưới
đây xin trình bày chi tiết các nguyên nhân, triệu chứng, phân loại cấp độ và cách
điều trị bệnh suy tim.


<b>1.</b>



<b>Nguyên nhân suy tim</b>



<b>Nguyên nhân suy tim trái:</b>


– Tăng huyết áp động mạch


– Bệnh van tim: Hở van 2 lá, hở hoặc hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc
phối hợp.


– Viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim.
– Rối loạn nhịp tim


– Bệnh tim bẩm sinh.


<b>Nguyên nhân suy tim phải:</b>


– Bệnh phổi mãn tính (hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn
phế quản, xơ phổi), nhồi máu phổi, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

– Hẹp van 2 lá.



– Bệnh tim bẩm sinh: Hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thơng liên thất.


<b>Ngun nhân suy tim tồn bộ</b>


– Suy tim trái phát triển thành suy tim toàn bộ.
– Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim
– Bệnh cơ tim giãn.


– Nguyên nhân khác: Cường giáp trạng, thiếu vitamin B1, thiếu máu nặng, dò
động mạch - tĩnh mạch.


Dựa trên mức độ hoạt động thể lực và triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.
2.

<b>Phân độ suy tim</b>



Thường áp dụng cách phân loại dựa vào trạng thái chức năng do hội Tim Mạch
New York đề ra:


<b>* Độ I</b>


Chỉ khó thở khi gắng sức nhiều.


Tim chưa to trên lâm sàng và X quang.


Điện tim: bình thường hoặc tăng gánh thất phải hoặc trái mức độ nhẹ.
Điều trị hồi phục dễ dàng bằng tráng gắng sức, hạn chế ăn muối.


<b>* Độ II</b>


Suy tim rõ rệt khơng tồn bộ.


Khó thở khi gắng sức nhẹ.
Khó thở khi gắng sức nhẹ.
Tim to ra.


Có ứ trệ ở một trong 2 vịng tuần hồn: tiểu tuần hoàn và ngoại.
Điện tim: dày 1 thất, lệch trục rõ.


Điều trị: chịu tác dụng của thuốc điều trị đặc hiệu, phục hồi nhanh.


<b>* Độ III</b>


Suy tim tồn bộ, có khả năng hồi phục.
Khó thở thường xuyên.


Mạch nhanh thường xuyên.
X quang: tim to toàn bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Điện tim: dầy 2 thất có thể có loạn nhịp.


Điều trị: tích cực đúng quy cách suy tim còn khả năng hồi phục.


<b>* Độ IV</b>


Suy tim khó hồi phục, suy tim giai đoạn cuối.
Khó thở cả khi nằm phải ngồi để thở.


Phù to toàn thân, dịch màng phổi, dịch màng bụng.


Gan to cứng, tim to, buồng thất giãn, hở van 2 lá, 3 lá chức năng.



<b>3. Triệu chứng suy tim</b>



<b>Triệu chứng suy tim trái</b>


Triệu chứng lâm sàng suy tim trái:


– Khó thở: Khó thở tăng dần, có khi khó thở đến đột ngột.
– Ho


– Nhìn và sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái.
– Nhịp tim nhanh, có thể thấy tiếng ngựa phi.
– Nghe phổi: râm ran rải rác ở hai đáy phổi.


– Cơn hen tim: Cơn khó thở đột ngột xảy ra về đêm, nghe phổi có nhiều ran ẩm
và rải rác ran rít ở 2 phổi.


– Cơn phù phổi cấp: Cơn khó thở đột ngột xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, nghe
phổi có nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng nhanh từ 2 đáy phổi lên khắp 2 phổi như
thủy triều dâng, ho khạc ra nhiều đờm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

– Xquang: Tim to ra nhất là các buồng tim bên trái, trên phim thẳng thấy cung
dưới trái phồng lên và kéo dài ra. Kèm theo mờ hai phổi, nhất là vùng rốn phổi.
– Điện tâm đồ: Dấu hiệu tăng gánh tim trái: trục trái, dày nhĩ trái, dày thất trái.
– Siêu âm tim: Thấy kích thước các buồng tim trái giãn to, ngồi ra cịn có thể
khẳng định một số nguyên nhân đã gay ra suy tim trái.


<b>Triệu chứng suy tim phải</b>


Triệu chứng lâm sàng suy tim phải:



– Khó thở: Khó thở thường xun, tăng dần, khơng có cơn khó thở kịch phát
như suy tim trái.


– Gan to: Cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải, sờ thấy gan to đều, mặt nhẵn,
bờ tù đau.


– Tĩnh mạch cổ nổi to, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính


– Áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao.
– Tím da và niêm mạc tùy theo mức độ suy tim mà tím nhiều hay ít.


– Phù: phù mềm ở cả hai chi dưới hoặc phù tồn thân, có thể kèm theo tràn dịch
các màng (tràn dịch màng phổi, cổ chướng).


– Đái ít, nước tiểu sẫm màu.


– Huyết áp tối đa bình thường nhưng huyết áp tối thiểu tăng lên
Triệu chứng cận lâm sàng suy tim phải


– Xquang: trên phim phổi thẳng thấy cung dưới phải giãn, mỏm tim nâng cao
trên vịm hồnh trái, cung động mạch phổi giãn, phổi mờ nhiều do ứ máu phổi.
Trên phim nghiêng thấy khoảng sáng sau xương ức hẹp lại (do thất phải giãn to).
– Điện tâm đồ: Có các dấu hiệu trục phải, dày nhĩ phải, dày thất phải.


– Siêu âm tim: Thất phải giãn to.


– Thông tim: Tăng áp lực động mạch phổi, tăng áp lực cuối kỳ tâm trương thất
phải.


<b>Triệu chứng suy tim toàn bộ</b>



Triệu chứng suy tim phải ở mức độ nặng.
– Khó thở thường xuyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

– Gan to nhiều, tĩnh mạch cổ nổi to.


– Huyết áp kẹt: huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng.
– Xquang: tim to toàn bộ.


– Điện tâm đồ: biểu hiện dày 2 thất.


<b>4. Điều trị suy tim</b>



Các


nguyên nhân có thể được điều trị: bệnh van tim, nhiễm độc giáp, suy giáp, rối
loạn nhịp tim, ức chế cơ tim do thuốc, viêm tim cấp, nhồi máu cơ tim, bệnh màng
ngồi tim và phì đại thất do tăng huyết áp. Khi điều trị được các nguyên nhân
này thì tình trạng suy tim sẽ giảm hoặc mất đi.


Khi đã xác định được suy tim khơng có ngun nhân có thể điều trị được thì phải
áp dụng các biện pháp điều trị khác.


Chế độ ăn và sinh hoạt


– Chế độ ăn hạn chế muối<2g/ngày.


– Suy tim nặng: hạn chế hoạt động thể lực, cần thiết nghỉ ngơi tại giường, thở
oxy.



– Loại bỏ yếu tố nguy cơ: rượu, thuốc lá, cafe, giảm cân ở người béo, tránh
stress.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thuốc điều trị suy tim được sử dụng với các mục đích sau:
– Tăng sức co bóp cơ tim


– Tăng đào thải muối và nước


– Giảm gánh và hậu gánh: thuốc ức chế men chuyển (làm giãn mạch – giảm hậu
gánh), hydrazin (làm giãn cơ trơn động mạch-giảm hậu gánh)


</div>

<!--links-->

×