1
Chuyên đề tốt nghiệp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK)
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của VPBank trong những
năm tới
- VPBank tiếp tục định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ hàng
đầu với chính sách đa dạng hoá các loại hình cho vay cũng như đối tượng cho
vay. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển của mình, với mục tiêu trở thành
một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam và tiến tới là trong khu
vực Đông Nam Á, VPBank cũng đặt cho mình đối tượng khách hàng chủ đạo
là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, chiếm tới 55% doanh số
cho vay của ngân hàng hiện nay.
- Tập trung mở rộng hoạt động tín dụng cùng với việc nâng cao chất lượng
tín dụng, không để nợ quá hạn khó thu phát sinh mới, hạn chế việc cơ cấu lại
nợ và phát triển các hoạt động kèm theo như bảo lãnh, phát hành thẻ…
- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro
- Tăng cường kiểm tra kiểm soát theo chuyên đề
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và thay đổi cơ cấu tổ chức
- Chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty đã cổ phần
hoá làm ăn có hiệu quả
- Triển khai mạnh việc cho vay ngoại tệ đối với khách hàng ở ngân hàng
quận để từ đó đẩy mạnh công tác thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ ở
ngân hàng quận.
- Phân loại nợ sát theo tình hình thực tế để có thể đánh giá đúng chất lượng
tín dụng.
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
1
11
2
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại VPBank
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, hoạt động tín dụng vẫn là
hoạt động chủ yếu đem lại phần lớn thu nhập cho VPBank, hay nói cách khác,
hoạt động tín dụng là hoạt động chính quyết định kết quả kinh doanh của
ngân hàng. Chính bởi tầm quan trọng của hoạt động này mà công tác phòng
ngừa rủi ro tín dụng luôn được VPBank quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, do
rủi ro tín dụng phát sinh muôn màu muôn vẻ nên mặc dù vậy, nợ quá hạn vẫn
luôn tồn tại, giải quyết được nợ quá hạn mới, nợ quá hạn cũ lại phát sinh.
Điều này đòi hỏi bên cạnh thực hiện tốt các nghiệp vụ đã có, VPBank luôn
phải nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp phòng ngừa mới để có thể phòng ngừa
tối đa rủi ro tín dụng phát sinh.
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác phân tích - thẩm định khách hàng và
phương án vay vốn.
Thực tế và lý luận đã chứng minh điều quan trọng nhất để đảm bảo an
toàn đồng vốn cho vay không phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của
phương án, dự án sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn. Như vậy một trong
những vấn đề có ý nghĩa quan trọng góp phần khai thông mối quan hệ tín
dụng giữa VPBank với các khách hàng là nâng cao trình độ thẩm định
phương án vay vốn của VPBank. Nếu làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài sản thế chấp nhưng có phưong án
sản xuất kinh doanh hiệu quả có thể vay được vốn ngân hàng, còn ngân hàng
thì có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án tồi và tài trợ cho những
dự án tốt một cách có hiệu quả. Nâng cao năng lực thẩm định dự án còn giúp
cho VPBank có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối
ngay từ đầu những ý tưởng đầu tư không khả thi, tiết kiệm chi phí cho cả chủ
đầu tư và ngân hàng.
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
2
22
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong quá trình thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề trọng tâm sau:
- Năng lực pháp lý của khách hàng
Căn cứ để đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng là các giấy tờ chứng
nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân như giấy phép thành lập, đăng ký
kinh doanh, điều lệ hoạt động, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp…
Các giấy tờ này phải đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ để đảm bảo doanh nghiệp
được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định trong các luật tổ chức
hoạt động của loại doanh nghiệp đó như: Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã,
Luật đầu tư nước ngoài…
- Năng lực tài chính của khách hàng
Dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và các thông tin thu
thập được từ các nguồn bên ngoài, trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính
chủ yếu, cán bộ tín dụng đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng.
- Hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ
Một điều kiện tiên quyết và không thể thiếu được về VPBank khi xem xét
cho vay là dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có tính khả thi. Một dự
án, kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính khả thi hay không sẽ quyết định sự
thành công hay thất bại của doanh nghiệp và ngân hàng bỏ vốn cho vay. Do
vậy, việc đánh giá hiệu quả của phương án vay vốn có thể nói là khâu quan
trọng nhất trong quá trình thẩm định.
- Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án
vay vốn - trả nợ của khách hàng
Mỗi dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh khi thực tế đi vào hoạt động sẽ chịu
rất nhiều nhân tố tác động từ bên ngoài nên có thể sẽ sai khác đi so với dự
tính ban đầu. Vì vậy, để làm tốt công việc này, cán bộ tín dụng phải tổng hợp
và phân tích các thông tin về:
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
3
33
4
Chuyên đề tốt nghiệp
+) Thực trạng đang diễn ra trong các ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh
doanh, dịch vụ mà ngân hàng cho vay.
+) Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nước trong thời gian đầu tư vốn
như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GNI, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay,
cán cân thanh toán và cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái…
+) Sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trong thời gian cho
vay.
Từ các thôn tin trên, cán bộ tín dụng rút ra nhận xét, đánh giá khả năng thích
ứng của khách hàng đối với những điều kiện nói trên, đặc biệt là sự cạnh
tranh kỹ thuật, công nghệ mới, sự biến đổi nhu cầu về sản phẩm và thị trường
khi môi trường kinh tế, chính tri, xã hội thay đổi.
- Đánh giá Tài sản đảm bảo
Các đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch
trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Nội dung thẩm định phải kiểm
tra hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo
lãnh, cơ sở định giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải đúng với các quy
định hiện hành. VPBank cũng cần chú ý cách thức đánh giá tài sản thế chấp,
đặc biệt là đất đai nên sát thực tế hơn vì đánh giá giá đất theo khung giá của
Nhà nước quá thấp trong khi giá đất ngoài thị trường cao gấp nhiều lần. Tuy
nhiên điều kiện doanh nghiệp phải có đủ tài sản thế chấp hợp pháp chỉ là biện
pháp bảo đảm vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp
khó khăn, rủi ro ngoài dự kiến, hoạt động không có hiệu quả. Vì vậy VPBank
không nên coi đây là yếu tố quan trọng nhất.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
4
44
5
Chuyên đề tốt nghiệp
VPBank cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường
được rủi ro trong tất cả các hoạt động nội và ngoại bảng cân đối tàn sản của
khách hàng. Hiệu quả của quy trình đo lường rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều
vào chất lượng của hệ thống thông tin quản lý. Việc đo lường rủi ro tín dụng
cần xét tới các yếu tố như: tính chất của khoản tín dụng, các điều kiện tài
chính trong hợp đồng như thời hạn, lãi suất tham chiếu, rủi ro có thể sảy ra do
biến động của thị trường, tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh…
3.2.3. Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ tương hỗ, tác
động qua lại và cùng phát triển. Hoạt động tín dụng của ngân hàng có quan hệ
chặt chẽ với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả thì khả năng thanh toán
các khoản vay cho ngân hàng sẽ cao hơn và ngân hàng tránh được rủi ro tín
dụng phát sinh.
Ngân hàng có quan hệ với rất nhiều khách hàng hoạt động trong nhiều
lĩnh vực kinh tế khác nhau. Vì vậy, ngân hàng có được nhiều hiểu biết, kinh
nghiệm, thông tin chi tiết về các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, xã hội mà khách
hàng khó tự tiếp cận được. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các lời khuyên cho
khách hàng về bạn hàng, về các lĩnh vực hiện đang đầu tư có hiệu quả.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng có thể thường xuyên liên lạc với khách
hàng để thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng,
qua đó có thể tư vấn cho khách hàng.
Nếu làm tốt công tác này, ngân hàng vừa có thể nắm bắt được đầy đủ
thông tin về khách hàng, vừa có thể giúp đỡ khách hàng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cho cả khách hàng vay vốn lẫn ngân hàng.
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
5
55
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Chấm điểm tín dụng hiện nay là phương pháp đánh giá định lượng khách
quan duy nhất trong xét duyệt cho vay tại VPBank. Hệ thống chấm điểm tín
dụng của ngân hàng tuy đã được xây dựng khá chi tiết và chính xác nhưng
cán bộ tín dụng vẫn gặp khó khăn khi áp dụng do nhiều nhân tố, trong đó chủ
yếu là do số liệu cung cấp bởi khách hàng là không chính xác. Với hệ thống
chấm điểm tín dụng dựa chủ yếu vào hệ thống sổ sách của khách hàng như
hiện nay, đây sẽ chưa thể là công cụ duy nhất trong khâu xét duyệt cho vay
của ngân hàng. Nhiệm vụ đặt ra cho VPBank nói riêng và hệ thống ngân hàng
nói chung lúc này là cần nghiên cứu một mô hình đánh giá tổng hợp hơn,
ngoài việc cho điểm những chỉ tiêu thể hiện trong sổ sách còn phải xét đến
một hệ thống đa dạng và chi tiết hơn các chỉ tiêu bên ngoài như uy tín của
doanh nghiệp, phong cách làm việc, trình độ học vấn của công nhân viên
trong doanh nghiệp, tình hình cở sở vật chất, điều kiện làm việc…có như vậy
mới đảm bảo một phướng pháp đánh giá là tổng hợp, là thước đo đúng đắn và
chính xác hơn để tiến tới trở thành một mô hình độc lập mang tính chất quyết
định trong xét duyệt cho vay.
3.2.5. Giám sát và kiểm tra sau vay
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định và hoàn thiện hệ
thống thông tin đánh giá khách hàng trước khi cho vay, ngay cả khi một dự án
rất có triển vọng đã đi vào hoạt động cũng không thể tránh được những rủi ro
không ngờ do khách quan hay chủ quan. Thực tế khả năng thanh toán của
khách hàng luôn thay đổi do biến động của môi trường kinh doanh ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Hiển nhiên sau khi cho vay ngân hàng
phải quản lý, khi có các dấu hiệu rui ro sảy ra ngân hàng phải kịp thời để có
những biện pháp thu hồi nợ.
Nguyễn Thu Hà –Tài chính doanh nghiệp 46C
6
66