Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Kinh nghiệm sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - Sinh con tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.64 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Kinh nghiệm sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội</b>



<b>Bệnh viện phụ sản Hà Nội là nơi tiếp đón hàng nghìn lượt sản phụ tới sinh con mỗi</b>
<b>tháng. Tuy nhiên, có thể do là lần đầu, nên nhiều thai phụ và gia đình cịn bỡ ngỡ</b>
<b>khi sinh con và làm các thủ tục tại đây. Nếu sinh con tại bệnh viện này bạn cần biết</b>
<b>những kinh nghiệm dưới đây. </b>


Cần nắm một số lưu ý khi sinh con tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội
<b>1. Khác biệt giữa khu sinh thường và sinh dịch vụ </b>


<b>Khu sinh thường có bảo hiểm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Khu sinh dịch vụ </b>


Khu sinh dịch vụ mới được sửa sang lại vào năm 2013 nên hiện đại hơn rất nhiều, do đó
phí đăng ký sinh ở đây cũng tăng theo. Mẹ bầu nên cân nhắc khả năng tài chính nếu chọn
sinh tại khu dịch vụ. Bởi một ca sinh nở tại khu này sẽ tiêu tốn khoảng 12 triệu đồng. Tuy
nhiên, do chi phí cao nên chất lượng dịch vụ hơn hẳn khu bảo hiểm, phịng ốc đẹp,
thống, có điều hịa, nhà vệ sinh khép kín và được trang bị bình nước nóng.


<b>2. Đồ đạc cần mang theo khi đi sinh con </b>
<b>Đồ cho mẹ </b>


- Quần áo: Chỉ nên mang theo một bộ mặc vào ngày ra viện thôi. Khi nằm viện, hàng
ngày mẹ được cấp hai bộ quần áo nên không cần thiết phải mang nhiều.


- Bỉm quần và băng vệ sinh


- Giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm, tiền
- Điện thoại



- Nước uống


<b>Đồ cho bé </b>


- Quần áo, tã: Bé cũng chỉ cần một bộ quần áo mặc khi ra viện, vì bệnh viện cung cấp đủ
quần áo, tã vải cho bé dùng hàng ngày.


- Sữa cơng thức, bình sữa, dụng cụ cọ rửa bình sữa, nước rửa bình: Phịng trường hợp mẹ
chưa kịp về sữa, có thể cho bé ăn thay thế bằng sữa công thức.


- Đồ vệ sinh cho bé như nước muối sinh lý, gạc rơ lưỡi, thuốc đánh tưa lưỡi, tuyệt đối
không đánh lưỡi cho bé bằng mật ong vì đây là thực phẩm cấm kỵ đối với bé dưới 1 tuổi.
- Bỉm cho bé.


<b>3. Thủ tục nhập viện </b>


Khi có những dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên gọi người thân chở vào bệnh viện. Tới nơi,
hãy để chồng mang theo giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm của bạn đi làm thủ tục nhập viện.
Còn về phần bạn sẽ được các bác sĩ sản khoa tiến hành thăm khám, thay đồ cho sản phụ
chuẩn bị sinh, thụt rửa âm đạo và các thủ tục khác để chuẩn bị sinh con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Sau khi thủ tục nhập viện đã hồn tất, tùy theo tình trạng bạn sẽ được chuyển vào phòng
chờ đẻ hoặc phòng đẻ. Điều cần nhất lúc này là bạn phải thật bình tĩnh, hít thở sâu và cố
gắng đi lại nhẹ nhàng, massage núm vú để thúc sinh nhanh hơn.


<b>4. Đồ cần mang khi vào phòng chờ đẻ hoặc phòng đẻ </b>


- Bỉm quần để thay bất cứ lúc nào cần.


- Chai nước để bổ sung nước khi kiệt sức vì những cơn co.



- 1 chiếc điện thoại bình thường (khơng phải điện thoại xịn phịng trừ trường hợp mất
cắp) để gọi cho chồng, người nhà khi cần thiết.


<b>5. Kinh nghiệm khi vào phòng chờ đẻ hoặc phòng đẻ </b>
<b>Khi vào phòng chờ đẻ </b>


- Nếu sinh ở khu có bảo hiểm, bạn sẽ khơng được đưa người nhà vào cùng. Tuy nhiên,
khi cần tiếp tế nước hoặc đồ ăn bạn vẫn có thể gọi người nhà, hoặc y tá điều dưỡng sẽ
giúp bạn lấy đồ.


- Trong quá trình chờ đẻ các bác sĩ sẽ liên tục vào khám, kiểm tra tình trạng và đặt máy
nghe tim thai.


- Để rút ngắn thời gian đau và chuyển dạ, bác sỹ sẽ gợi ý bạn truyền thuốc kích thích các
cơn co tử cung. Nếu bạn và người nhà đồng ý, bạn được nằm trên giường và truyền loại
thuốc này. Nếu đáp ứng tốt với thuốc, bạn sẽ thấy nhiều cơn co xuất hiện với cường độ
nhanh, mạnh hơn.


- Truyền loại thuốc này mất khoảng 2 tiếng, trong thời gian đó, bạn được bác sỹ thăm
khám 15 phút/ lần. Nếu mở khoảng 8 phân, bạn sẽ được chuyển vào phịng đẻ ngay cạnh
đó.


- Khi vào đến phịng đẻ bạn đã cảm thấy rất đau và muốn rặn, nhưng hãy chỉ rặn khi có
hiệu lệnh từ bác sĩ thơi nhé.


<b>Khi vào phòng đẻ </b>
<b>Đối với đẻ thường </b>


- Tuân theo mọi hướng dẫn, chỉ đạo của bác sỹ, y tá, điều dưỡng.


- Tập thở khi cơn co đến, nghỉ ngơi khi cơn co qua đi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

con sẽ được vệ sinh sạch sẽ trong khi đó, mẹ sẽ được khâu tầng sinh môn.
- Bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đọc tên đã đặt trước cho bé, để ghi vào giấy chứng sinh.


<b>Đối với đẻ mổ </b>


Với các mẹ đã mở gần hết nhưng không thể đẻ thường, xin đẻ mổ hoặc tùy tình trạng mà
bác sỹ quyết định chuyển mổ, cần chú ý những điểm sau:


- Bạn gọi điện cho người nhà để làm thủ tục chuyển mổ.


- Ngay sau đó, rất nhanh chóng bạn sẽ được chuyển vào phịng mổ. Trước khi được
chuyển đi, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đọc tên cho bé (cả tên nam và tên nữ) để ghi vào giấy
chứng sinh.


- Vào phòng mổ, bạn sẽ nằm nghiêng, co hai đầu gối trước ngực để bác sỹ tiêm thuốc gây
tê màng cứng.


- Khoảng 3-5 phút sau, bạn sẽ có cảm giác tê tê ở chân. Lúc này bác sỹ tiến hành mổ lấy
thai.


- Quá trình mổ diễn ra rất nhanh. Em bé cất tiếng khóc chào đời, được đưa đi vệ sinh mắt,
mũi, họng. Sau đó hộ lý sẽ bế em bé cho mẹ nhìn mặt.


- Tiếp theo em bé được bế ra ngoài cho gia đình, người thân chụp ảnh lại. Bé được đưa
lên phịng kính chăm sóc riêng, cịn mẹ chuyển lên phòng hậu phẫu nằm 6 tiếng.


- Khi vào phòng hậu phẫu, bạn được các bác sỹ cho thuốc giảm đau, tiêm thuốc kháng
viêm. Lúc này bạn cũng sẽ dần cảm nhận được những tác dụng phụ của thuốc gây tê


màng cứng như lạnh cóng, răng cập vào nhau, buồn nôn, nôn… tùy từng cơ địa mỗi
người.


<b>6. Lưu ý khi chăm sóc mẹ và bé trong bệnh viện </b>


- Theo quy định của bệnh viện, buổi sáng từ khoảng 8h30 người nhà sẽ khơng được phép
ở trong phịng của sản phụ. Từ khoảng 11h mới người nhà mới được vào thăm. Đối với
những mẹ đẻ thường thì có thể tự chăm bé một mình, nhưng với mẹ đẻ mổ thì sẽ hơi khó
khăn một chút. Bé được đưa đi tắm, trong lúc đó mẹ được đưa đi vệ sinh, đặt thuốc (nếu
cần). Nếu bạn bị đau hoặc khó khăn trong đi lại, có thể xin phép bác sĩ cho người nhà vào
giúp đỡ việc vệ sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

sẵn sẽ dễ gây tiêu chảy. Mẹ có thể đổ sẵn nước nóng trong phích, chờ nguội bớt rồi mới
pha.


- Trong khoảng 3 ngày đầu tiên, em bé sẽ đại tiện ra phân sư màu đen xanh. Điều này là
hoàn toàn bình thường, mẹ khơng phải lo lắng.


- Dù đẻ mổ hay đẻ thường, mẹ cũng cần đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi nhiều một chỗ.
- Tâm lý thoải mái, cố gắng cho bé bú những giọt sữa non q giá của mình. Nếu mẹ ít
sữa, kiên trì cho bé bú nhiều, bé bú nhiều sẽ tự kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều hơn.
- Nếu em bé có vấn đề sức khỏe sẽ được chuyển lên phịng riêng biệt để chăm sóc. Mẹ
cần bình tĩnh và giữ suy nghĩ tích cực. Mẹ có thể nặn sữa mẹ và gửi lên cho con bú.
- Hàng ngày sẽ có giờ lấy nước nóng, giờ đổi quần áo, chăn gối cho mẹ và bé. Người nhà
chú ý đếm đủ số đồ mình nhận, nếu khơng sẽ phải đền tiền.


- Nếu mẹ đẻ thường khỏe mạnh, thông thường chỉ 2 ngày sẽ được ra viện. Nếu đẻ mổ thì
thời gian nằm viện sẽ lâu hơn một chút.


</div>


<!--links-->

×