Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK R’LẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.72 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐĂK R’LẤP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY
DỰNG NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẮK R’LẤP

Họ và tên tác giả:
Đơn vị cơng tác: Phó Chủ tịch UBND huyện
Số điện thoại liên lạc:

Đăk R’lấp, tháng 11 năm 2020


MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề..........................................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến............................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề................................................................................3
2.3. Giải pháp thực hiện....................................................................................3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến...............................................................................4
3. Kết luận và kiến nghị, đề xuất...........................................................................9
3.1. Kết luận......................................................................................................9
3.2. Kiến nghị, đề xuất......................................................................................9


2
1. Đặt vấn đề
Căn cứ Quyết định số 800/Q Đ-TTg, ngày 4/9/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới


giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 498/ QĐ-TTg, ngày 21/3/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2010-2020. Căn cứ các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở ban ngành tỉnh. Xác định Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới có tầm quan trọng rất lớn
đến sự phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là phát triển kinh tế cho ngươi dân tại
các thôn vùng sâu, vùng xa. Từ những định hướng và bộ tiêu chí xây dựng nơng
thơn mới, Với cương vị là Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện,
Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo các CTMTQG giai đoạn 2016 – 2020.
Tôi xin đề xuất “Một số giải pháp giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Đắk
R’lấp” với mục đích phát huy hiệu quả những thuận lợi, khắc phục các khó khăn
và rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn đảm bảo đúng kế hoạch đã được các cấp có thẩm
quyền phê duyệt; góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện.
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận
Xác định xây dựng nơng thơn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa
phương và là chương trình tổng quát, bao hàm tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, quốc phòng, an ninh. Trong những năm qua, huyện Đăk R’Lấp đã đề ra
quan điểm phát triển đó là: Coi phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất tập
trung, hàng hóa và xây dựng nơng thơn mới là trọng tâm. Chương trình xây
dựng nơng thơn mới tuy đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ
và được nhân dân cơ bản đồng tình ủng hộ...


3
Để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới, huyện Đăk
R’lấp đã dựa trên những thành quả sẵn có, đồng thời huy động nội lực trong

nhân dân cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, tập trung phấn đấu thực hiện
các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy
Đăk R’lấp đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 14/7/2016, về việc thực
hiện Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2016-2020 trên
địa bàn huyện. HĐND huyện Đăk R’lấp đã ban hành Nghị quyết số 05/NQHĐND, ngày 24/7/2017 về việc thông qua Đề án chi tiết xây dựng nông thôn
mới huyện Đăk R’lấp giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trong những năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân
trên địa bàn, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ. Tính đến hết năm 2019, tổng số xã đã được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới tồn huyện là 08/10 xã (trong đó có 03 xã đạt chuẩn theo
Bộ tiêu chí giai đoạn 2011 - 2015). Số tiêu chí đạt chuẩn bình qn là 17,4 tiêu
chí/xã.
Nhờ có Chương trình Xây dựng nơng thơn mới, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân các xã trong huyện được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chỉ đạo,
điều hành từ huyện đến xã, thơn đã được kiện tồn và tiếp tục được củng cố để
chỉ đạo, triển khai, giám sát cụ thể việc thực hiện Chương trình ở các địa
phương; công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các phịng ban ngành, đồn thể và địa
phương hết sức chặt chẽ…
Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng
thơn trên địa bàn huyện vẫn cịn một số hạn chế, khó khăn, hiện nay vẫn cịn
02/10 xã chưa được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và 03 xã chưa được
công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016 – 2020. Cơng tác tuyên
truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới có đơi lúc
cịn hình thức, chưa thật sự chuyên sâu. Nhận thức của một bộ phận cán bộ các
cấp và người dân về xây dựng nông thôn mới cịn hạn chế. Các xã đã được cơng


4
nhận đạt chuẩn giai đoạn giai đoạn 2011-2015 đến nay đều khơng giữ vững

19/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí mới ban hành giai đoạn 2016 – 2020. Việc triển
khai rà soát và xây dựng kế hoạch để đạt đủ 19/19 tiêu chí theo chuẩn mới của
một số xã cịn chưa kịp thời...
2.3. Giải pháp thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới là một trong các
chương trình lớn của Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người dân vùng nông thôn. Xác định xây dựng nơng thơn mới là nhiệm vụ chính
trị trọng tâm của địa phương và là chương trình tổng quát, bao hàm tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thôn mới trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp hiện nay, cần tập trung thực hiện
một số phải pháp sau chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, vận động, và nâng cao nhận thức cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Trong đó, cần tiếp tục nâng cao chất
lượng cơng tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây
dựng nông thôn mới nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới. Cần đổi mới cách
thức tuyên truyền, vận động để đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân trên địa
bàn hiểu rõ hơn về mục đích, nội dung và ý nghĩa của Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Từ đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị và tồn thể nhân dân tham gia giữ gìn, duy trì và phát huy, nâng
cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới đã đạt được, hồn thành
mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo, giai đoạn 2021 2025. Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thông huyện cần tăng cường
thời lượng tuyên truyền cề xây dựng nông thôn mới; chú trọng giới thiệu, biểu
dương các gương điển hình tiên tiến, những sáng kiến, bài học kinh nghiệm


5

trong thực tiễn, động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân tích cực tự giác tham gia
cùng chính quyền địa phương trong việc xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy
mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nơng thơn mới”, phong
trào “Tồn dân đồn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “xây
dựng gia đình 5 khơng, 3 sạch”…
Thứ hai, chú trọng xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ
sở trong xây dựng nơng thơn mới. Tăng cường nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của đảng bộ và các tổ chức cơ sở đảng, thường xuyên đổi mới, chỉnh
đốn tổ chức đảng trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bên cạnh đó cần
phát huy vai trị của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội
trong tuyền truyền, vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế xã hội của địa phương, góp phần thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông
thôn mới.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp:
kiện tồn, củng cố hệ thống chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
và vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội. Phát huy vai trò giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở và giám
sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Thực
hiện tốt cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên
thơng”, dịch vụ công trực tuyến để cung cấp dịch vụ hành chính cơng ngày càng
tốt hơn cho nhân dân. Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện bộ máy, thi hành nghiêm luật
công chức, tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà
nước cấp huyện và cấp xã để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Kiên quyết
phòng và chống tham nhũng trên tất cả các phương diện, các địa bàn và lĩnh
vực.
Thứ ba, Tăng cường huy động các nguồn vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh nâng cao kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới cần
nguồn kinh phí rất lớn. Tuy nhiên nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các địa



6
phương trên địa bàn huyện hiện nay còn thấp, chưa kịp thời, dẫn đến tiến độ
thực hiện chậm. Cơ chế thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho xây
dựng nơng thơn mới cịn nhiều khó khăn nên chưa thu hút được nhiều doanh
nghiệp đầu tư vào xây dựng nơng thơn mới.
Để thực hiện tốt tiến trình xây dựng nơng thơn mới cần phải có biện pháp
huy động tích cực và linh hoạt, tranh thủ tất cả các nguồn vốn theo phương
châm, đa dạng hóa các nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ
bên ngoài là hết sức quan trọng. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng tỷ lệ tích lũy
từ nội bộ nền kinh tế của xã, huyện; khuyến khích tiết kiệm trong tiêu dùng dành
cho đầu tư phát triển. Rà soát, quản lý chặt chẽ việc thực hiện định mức, chế độ
chi tiêu; đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích có hiệu quả; tiết kiệm chi
thường xuyên; tăng cường ngân sách cho đầu tư phát triển. Chủ động đề xuất
các cơng trình xây dựng theo quy hoạch chi tiết, thực hiện xây dựng kế hoạch
vốn hàng năm và cho từng dự án cụ thể về mạng lưới giao thông, thủy lợi, nhà ở
dân cư, trường học, các cơng trình điện nước, thông tin liên lạc, cơ sở bảo vệ
môi trường, phát triển cây xanh.
Tăng cường huy động nguồn vốn doanh nghiệp cần có các biện pháp tháo
gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các điểm
nghẽn về đầu vào (mặt bằng sản xuất, nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và năng
lượng, khoa học công nghệ, chính sách thuế…) và đầu ra của sản xuất (thị
trường tiêu thụ, vận chuyển hàng hóa, thủ tục hành chính, thương hiệu và bảo vệ
quyền sáng chế…). Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực như y tế,
giáo dục, nhà ở… nhằm thu hút nguồn lực vào đầu tư phát triển. Tuyên truyền
vận động biểu dương khen thưởng các điển hình trong dân cư thực hành tiết
kiệm, bỏ vốn sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải xã hội, làm giàu cho bản thân
và gia đình. Đồng thời có biện pháp hỗ trợ về phương hướng sản xuất, kỹ thuật,
thị trường,… để người dân đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Một hình thức huy động vốn hiệu quả cần được linh hoạt vận dụng đó là

vận động sự đóng góp người dân địa phương. Chính quyền cơ sở, Ban Chỉ đạo


7
xây dựng nông thôn mới của các xã cần kêu gọi sự ủng hộ sức người, sức của
trong đông đảo quần chúng nhân dân đang công tác, sinh sống địa phương, đặc
biệt những người có điều kiện kinh tế, nhiệt tình muốn đóng góp cho sự nghiệp
xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh.
Thứ tư, tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân ứng dụng khoa học
kĩ thuật trong sản xuất
Cần định hướng cho nông dân phát huy thế mạnh về sản xuất, vốn đối
ứng và giống cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương. Trong đó
tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm, linh hoạt trong
xử lý về điều kiện thời tiết, cũng như dịch bệnh. Tập trung đầu tư và nhân rộng
mơ hình có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện của địa phương, ít chịu rủi ro
của thời tiết, dịch bệnh và triển khai sản xuất đúng thời vụ. Tăng cường công tác
tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Đồng thời tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Rút kinh nghiệm
và cải thiện những khó khăn, vướng mắc của Chương trình kịp thời.
Thứ năm, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham
gia chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và bồi dưỡng nâng
cao kiến thức cho người dân.
Để xây dựng được mơ hình nơng thơn mới có hiệu quả chất lượng cao cần
có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực, trách nhiệm cao, vì vậy cần tăng cường
bổ sung kiến thức kĩ thuật cho cán bộ cũng như chủ doanh nghiệp, trang trại, hộ
sản xuất, kinh doanh. Cán bộ xã cần thường xuyên làm việc hợp tác với bà con
nhân dân để nâng cao đời sống dân trí, tích cực tham gia vào các hoạt động xã
đề ra nhằm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như các vấn đề phát triển
kinh tế xã.
Tích cực vận động người dân tham gia hưởng ứng các phong trào đoàn

thể, những buổi tập huấn cho bà con hiểu biết thêm về kĩ năng sản xuất nơng
nghiệp. Bên cạnh việc tích cực sản xuất cần chú trọng đến phát triển toàn diện


8
về các mặt như giáo dục, văn hóa, mơi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
địa phương… Đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ
cấu lao động ở nông thôn.
Thứ sáu, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các
xã trên địa bàn.
Đảng ủy và chính quyền các địa phương cần tăng cường cơng tác kiểm
tra, giám sát để kịp thời phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm; xử lý nghiêm
những sai phạm nếu có trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng
nơng thôn mới.
Căn cứ vào quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê
duyệt, UBND huyện, Ban chỉ đạo huyện cần tập trung chỉ đạo các xã rà soát tiến
độ và kết quả thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2016 – 2020.
Cần quán triệt các xã nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình
thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới, những khó khăn, vướng mắc
để kịp thời giải quyết.
Đặc biệt, đối với các xã đã được công nhận xã nông thôn mới theo Bộ tiêu
chí giai đoạn 2011 – 2015 nhưng hiện nay khơng cịn giữ vững và đạt 19/19 tiêu
chí theo bộ tiêu chí mới cần tránh tư tưởng chủ quan, tự hài lòng với kết quả đã
đạt được; cần nỗ lực thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thiện các tiêu chí
chưa đạt, nâng cao hơn nữa các tiêu chí đã đạt, xứng đáng với danh hiệu đã được
công nhận.
Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, chính quyền và Ban chỉ
đạo các CTMTQG giai đoạn 2016 - 2020 cần tăng cường hơn nữa vai trò giám
sát, phản biện xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân. Với phương châm

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cần tuyên truyền cho đông đảo quần
chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên ý thức được trách nhiệm cá nhân của mình
trong các hoạt động từ tham gia hội họp, góp ý kiến tới hành động cụ thể cùng


9
chính quyền tích cực thực hiện Chương trình và giám sát quá trình thực hiện,
phát hiện những điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo để biểu dương và nhân
rộng mơ hình, đồng thời cũng thấy được những hạn chế, thiếu sót cần xử lý và
điều chỉnh để nâng cao hơn nữa kết quả xây dựng nông thôn mới của địa
phương.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua việc thực hiện sáng kiến, đến nay huyện Đắk R’lấp đã đạt 7/9 tiêu chí
của cấp huyện (Số 1 về Quy hoạch; Số 2 về Giao Thông; Số 3 về Thủy lợi; Số 4
về Điện; Số 6 về Sản xuất; Số 8 về An ninh, trật tự xã hội; Số 9 về Chỉ đạo xây
dựng nơng thơn mới) theo Bộ tiêu chí huyện nơng thôn mới tại Quyết định số
558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ; và dự kiến đến hết năm
2020, sẽ thẩm định, cơng nhận xã Hưng Bình, Đắk Sin đạt chuẩn và 03 xã Nhân
Cơ, Nhân Đạo, Đạo Nghĩa công nhận lại theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016 – 2020.
3. Kết luận và kiến nghị, đề xuất
3.1. Kết luận
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới,
cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân
thì bộ mặt vùng nông thôn huyện Đăk R’lấp ngày càng chuyển biến khang trang,
xanh - sạch - đẹp với nhiều hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng kiến cố, từng
bước đáp ứng được nhu cầu của người dân nông thôn; Sản xuất nông nghiệp tiếp
tục được phát triển theo hướng bền vững; trong thời gian qua trên toàn huyện
xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất, mơ hình liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao; Số hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống
vật chất, tinh thần và thu nhập của người dân từng bước được nâng cao. Xây

dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trong
tồn huyện, được cả hệ thống chính trị và đơng đảo nhân dân nhiệt tình hưởng
ứng tham gia.
3.2. Kiến nghị, đề xuất


10
Xây dựng nơng thơn mới là q trình lâu dài và liên tục. Để thực hiện
thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Đắk R’Lấp hiện nay địi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các cấp,
các ngành và tồn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân nhân cùng thực hiện
đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp đã nêu trên.
Đề nghị các Sở, ban, ngành của tỉnh nhận hỗ trợ, đỡ đầu cho các xã phải
tiếp tục triển khai thực hiện, hỗ trợ cho các xã trong việc giữ vững và nâng cao
chất lượng các tiêu chí xã đạt nhằm tiến tới xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn
mới nâng cao./.
Ý KIẾN XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đăk R’lấp, ngày 10 tháng 11 năm 2020

Người báo cáo



×