Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐẮC CƯỜNG

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------  -------

NGUYỄN ĐẮC CƯỜNG

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Mã số

: 60.62.01.16

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyên Thi Quynh Anh



HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung
thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đắc Cường


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành và tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy, cô giáo trong trường
đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã giảng dạy và
trang bị kiến thức, định hướng cho tôi trong học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tiến sĩ Nguyễn
Thị Quỳnh Anh - người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Bắc Ninh, Cục
Thống kê tỉnh Bắc Ninh; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lương Tài, Ban Chấp hành
Huyện Đoàn Lương Tài và các phòng ban chức năng huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh;

Đảng ủy, HĐND, UBND và Ban Chấp hành Đoàn các xã Trung Kênh, Trung Chính,
Tân Lãng, Trừng Xá huyện Lương Tài đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết
để tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình đã
động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đắc Cường

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
MỤC LỤC

iii

DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................ix

DANH MỤC HỘP...........................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN................................................................................................x
THESIS ABSTRACT.....................................................................................................xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................
1.2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................................
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...........................................................................................
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN............................
1.5.1. Những đóng góp mới.................................................................................................
1.5.2. Ý nghĩa khoa học......................................................................................................
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................................5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................
2.1.1. Chương trình nông thôn mới.....................................................................................
2.1.2. Vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới.......................................
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây
dựng nông thôn mới............................................................................................
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................................................................
2.2.1. Kinh nghiệm của Đoàn thanh niên một số địa phương tại Việt Nam........................

iii


2.2.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên tham gia xây
dựng nông thôn mới............................................................................................

2.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan...................................................
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................26
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI..........................................................
3.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................
Bảng 3.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2014 - 2016..............27
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Lương Tài giai đoạn 2014 - 2016........................29
3.1.3. Giới thiệu Đoàn thanh niên huyện Lương Tài..........................................................
3.1.4. Đánh giá chung.......................................................................................................
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................
3.2.1. Phương pháp tiếp cận..............................................................................................
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin...................................................................
Bảng 3.3. Bảng phân bổ mẫu nghiên cứu.......................................................................35
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu....................................................................
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................................
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................................38
4.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN
LƯƠNG TÀI......................................................................................................
4.1.1. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới.......................................
4.1.2. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới..........................................
Bảng 4.1. Kết quả công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Lương Tài......39
4.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.............................................................................
Bảng 4.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.......................................40
từ năm 2011 - 2016..........................................................................................................40
4.1.4. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân..............................................
4.1.5. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường...........................................
4.1.6. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật
tự xã hội.............................................................................................................
4.1.7. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.......................................


iv


Bảng 4.3. Kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Lương Tài giai đoạn 2011 - 2016..43
4.2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI...................................................
4.2.1. Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới của Đoàn thanh niên huyện
Lương Tài...........................................................................................................
Bảng 4.4. Một số kết quả của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới huyện
Lương Tài giai đoạn 5 năm (từ 2012 - 2017)..........................................45
4.2.2. Vai trò của Đoàn thanh niên trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới....................
Bảng 4.5. Đánh giá của chính quyền địa phương và người dân đối với hoạt động tham
gia xây dựng quy hoạch nông thôn mới của Đoàn thanh niên................47
4.2.3. Đoàn thanh niên với công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn
mới.....................................................................................................................
Bảng 4.6. Kết quả tổ chức các hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới của
Đoàn thanh niên.......................................................................................49
Bảng 4.7. Đánh giá kết quả hoạt động về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn
mới của Đoàn thanh niên.........................................................................50
4.2.4. Đóng góp của Đoàn thanh niên trong xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ
nông thôn mới....................................................................................................
Bảng 4.8. Kết quả tham gia xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nông thôn mới
của Đoàn thanh niên các xã khảo sát.......................................................51
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá đối với sự tham gia của Đoàn thanh niên
trong xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nông thôn mới............52
4.2.5. Vai trò của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất phục vụ
nông thôn mới....................................................................................................
Bảng 4.10. Thống kê số mô hình thanh niên tham gia phát triển kinh tế.......................53
Bảng 4.11. Đánh giá sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế và tổ

chức sản xuất phục vụ nông thôn mới.....................................................54
4.2.6. Sự tham gia của Đoàn thanh niên trong xây dựng văn hóa - xã hội - môi trường
phục vụ nông thôn mới.......................................................................................
Bảng 4.12. Kết quả hoạt động Đoàn thanh niên trong xây dựng văn hóa - xã hội - môi
trường phục vụ nông thôn mới................................................................59

v


Bảng 4.13. Đánh giá sự tham gia của Đoàn thanh niên trong xây dựng văn hóa - xã hội
- môi trường phục vụ nông thôn mới......................................................60
4.2.7. Vai trò của Đoàn thanh niên trong việc xây dựng hệ thống chính trị.........................
Bảng 4.14. Kết quả hoạt động Đoàn thanh niên tham gia xây dựng hệ thống chính trị
nông thôn, giai đoạn 2012 - 2017............................................................63
Bảng 4.15. Đánh giá kết quả hoạt động Đoàn thanh niên tham gia xây dựng hệ thống
chính trị nông thôn...................................................................................64
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN
THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI...............................
4.3.1. Yếu tố kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ....................................................
4.3.2. Yếu tố về cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ Đoàn.......................................
4.3.3. Sự tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương...............................
4.3.4. Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới..................................................
4.3.5. Tính minh bạch trong thực hiện chương trình nông thôn mới...................................
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH
NIÊN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LƯƠNG
TÀI.....................................................................................................................
4.4.1. Đánh giá chung kết quả trong xây dựng nông thôn mới của Đoàn thanh niên..........
4.4.2. Định hướng nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên...................................................
4.4.3. Giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
...........................................................................................................................

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................81
5.1. KẾT LUẬN...............................................................................................................
5.2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................
5.2.1. Đối với Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh...............................................................................
5.2.2. Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh...................................................................
5.2.3. Đối với huyện ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện Lương Tài................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................84
PHỤ LỤC

87

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

ATGT

An toàn giao thông

BCH

Ban chấp hành

BTV

Ban Thường vụ


CLB

Câu lạc bộ

ĐTN

Đoàn thanh niên

ĐVTN

Đoàn viên thanh niên

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT

Kinh tế

LHTN

Liên hiệp thanh niên

MTQG


Mục tiêu quốc gia

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

NTM

Nông thôn mới

THPT

Trung học phổ thông

TNCS

Thanh niên cộng sản

TNTP

Thiếu niên tiền phong

TTN

Thanh thiếu nhi


UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn ao chuồng

XH

Xã hội

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn
2014 - 2016..................................................................................27
vii


Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Lương Tài giai đoạn 2014 2016.............................................................................................29
Bảng 3.3. Bảng phân bổ mẫu nghiên cứu....................................35
Bảng 4.1. Kết quả công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
huyện Lương Tài.........................................................................39
Bảng 4.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới....40
từ năm 2011 - 2016......................................................................40
Bảng 4.3. Kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Lương Tài giai
đoạn 2011 - 2016.........................................................................43
Bảng 4.4. Một số kết quả của Đoàn thanh niên trong xây dựng
nông thôn mới huyện Lương Tài giai đoạn 5 năm (từ 2012 2017)............................................................................................45
Bảng 4.5. Đánh giá của chính quyền địa phương và người dân đối

với hoạt động tham gia xây dựng quy hoạch nông thôn mới của
Đoàn thanh niên...........................................................................47
Bảng 4.6. Kết quả tổ chức các hoạt động tuyên truyền xây dựng
nông thôn mới của Đoàn thanh niên............................................49
Bảng 4.7. Đánh giá kết quả hoạt động về công tác tuyên truyền
xây dựng nông thôn mới của Đoàn thanh niên............................50
Bảng 4.8. Kết quả tham gia xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội
phục vụ nông thôn mới của Đoàn thanh niên các xã khảo sát....51
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá đối với sự tham gia
của Đoàn thanh niên trong xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội phục
vụ nông thôn mới.........................................................................52
Bảng 4.10. Thống kê số mô hình thanh niên tham gia phát triển
kinh tế..........................................................................................53
Bảng 4.11. Đánh giá sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế và tổ chức sản xuất phục vụ nông thôn mới............54
Bảng 4.12. Kết quả hoạt động Đoàn thanh niên trong xây dựng
văn hóa - xã hội - môi trường phục vụ nông thôn mới................59
Bảng 4.13. Đánh giá sự tham gia của Đoàn thanh niên trong xây
dựng văn hóa - xã hội - môi trường phục vụ nông thôn mới.......60
Bảng 4.14. Kết quả hoạt động Đoàn thanh niên tham gia xây
dựng hệ thống chính trị nông thôn, giai đoạn 2012 - 2017.........63
Bảng 4.15. Đánh giá kết quả hoạt động Đoàn thanh niên tham gia
xây dựng hệ thống chính trị nông thôn........................................64

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ ý kiến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn thanh
niên trong xây dựng nông thôn mới.....Error: Reference source not found

Biểu đồ 4.2. Ý kiến đánh giá về sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn trong xây dựng nông thôn mới.....Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.3. Các kỹ năng cán bộ Đoàn cần nâng cao Error: Reference source not found7

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.............................26
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu chức năng, nhân sự Đoàn thanh niên huyện.................30
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn
thanh niên trong xây dựng nông thôn mới...........................................................65
Biểu đồ 4.2. Ý kiến đánh giá về sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn,
kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn trong xây dựng nông thôn mới...................67
Biểu đồ 4.3. Các kỹ năng cán bộ Đoàn cần nâng cao............................................68

6

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của Đoàn viên thanh niên về việc tạo điều kiện của cấp ủy,
chính quyền đối với hoạt động của Đoàn thanh niên.......................................70
Hộp 4.2. Ý kiến của Đoàn viên thanh niên về ảnh hưởng của tính minh bạch
trong xây dựng nông thôn mới đối với hoạt động của Đoàn thanh niên.........72

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đắc Cường
Tên luận văn: “Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Phát triển nông thôn


Mã số: 60.62.01.16

Tên cở sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn thanh niên
trong xây dựng nông thôn mới. Đánh giá thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên trong xây
dựng nông thôn mới tại Huyện Lương Tài trong những năm qua. Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.
Từ đó, đề xuất giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để thực hiện đề tài: Phương pháp tiếp cận;
Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp, sơ cấp; Phương pháp tổng hợp và xử lý
số liệu; Phương pháp phân tích số liệu; Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao vai trò của
Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài.
Đoàn Thanh niên đã tham gia vào các nội dung của chương trình xây dựng nông
thôn mới như: quy hoạch xây dựng NTM; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; tổ chức sản
xuất, chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi
trường nông thôn; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao chất lượng
tổ chức cơ sở Đoàn, tham gia xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
Quá trình tham gia của Đoàn Thanh niên vào xây dựng NTM chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố chủ yếu là: kỹ năng, trình độ chuyên môn của cán bộ
Đoàn; sự tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền; cơ chế, chính sách đãi ngộ cho
cán bộ Đoàn; công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tính minh bạch trong thực
hiện chương trình xây dựng NTM.

x



Trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn huyện Lương Tài đã có nhiều đóng góp
tích cực góp phần mang lại bộ mặt nông thôn mới đầy khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh đó
vẫn còn một bộ phận những thanh niên thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi xây dựng nông
thôn mới là việc của các cấp chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, trong quá trình xây
dựng NTM, vẫn còn một số khó khăn hạn chế trong việc phát huy vai trò của thanh
niên, trong đó có những khó khăn chung về cơ chế, chính sách, trình độ, năng lực cán
bộ Đoàn… Trong thời gian tới cần được khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả vai
trò của Đoàn thanh niên trong tham gia xây dựng nông thôn mới.
Đề tài đã đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên tham gia
xây dựng NTM tại huyện Lương Tài trên các mặt như: Công tác thông tin, tuyên truyền;
Xây dựng hạ tầng KT-XH; Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; Đảm bảo an ninh trật
tự và bảo vệ môi trường; Giữ gìn bản sắc văn hóa và tham gia xây dựng hệ thống chính
trị. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình
xây dựng nông thôn mới của huyện và phát huy hiệu quả vai trò xung kích của Đoàn
thanh niên trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Dac Cuong
Thesis title: Enhance the role of Communist Youth Union in the construction of new
countryside in Luong Tai district, Bac Ninh province".
Major: Rural development

Code: 60.62.01.16

Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Contribute to the systematization of theoretical and practical basis about the role
of Communist Youth Union in the construction of new countryside. To evaluate the role
of Communist Youth Union in the construction of new countryside in Luong Tai District
over the years. To analyze the factors that affect to role of Communist Youth Union in
the construction of new countryside at study sites. From there, propose major solutions
to enhance the role of Communist Youth Union in the construction of new countryside
in Luong Tai district in the coming time.
Materials and Methods
The methods were used to perform the topic: Method of approach; Method of
collection secondary, primary data information; Method of synthesis and processing data;
Method of data analysis; System of research indicator.
Main findings and conclusions
The topic has contributed the systematization of theoretical and practical basis
about the role of Communist Youth Union in the construction of new countryside in
Luong Tai district
Communist Youth Union has involved in the content of the construction of new
countryside program such as: the construction of new countryside projet, Socioeconomic infrastructure development, organization of production, restructuring,
production development, build cultural life, environmental protection in rural areas,
nsuring political security, order and safety social, improve the quality of organization of
Communist Youth Union, participating in building the political system in the area.
Participation process of Communist Youth Union in the construction of new
countryside are influenced by many factors including the major factors: skills and
qualifications of Communist Youth Union cadres, the creation of conditions of Party

xii


committees, government; Mechanisms and remuneration policies for Communist Youth
Union cadres, propaganda about the construction of new countryside, transparency in

implementation the construction of new countryside.
Over the years, Communist Youth Union cadres in Luong Tai district have had
many positive contributions to bring the new countryside full of prosperity. However,
there are still a part of the youth who are indifferent, irresponsible, consider the
construction of new countryside as the work of the local government. Besides, during
the constructing of new countryside, there are still some constraints in promoting the
role of youth, inside there are common difficulties in mechanisms and policies,
qualification, capacity of Communist Youth Union cadres… In the coming time, it
should be overcome to contribute enhancing the role of Communist Youth Union in the
construction of new countryside.
Topics have proposed solutions to enhance the role of Communist Youth Union
in the construction of new countryside in Luong Tai district such as: Information,
propaganda, construction of socio-economic infrastructure, economic development and
production organization, ensure security and order and protect the environment,
Preserve cultural identity and participate in building the political system. The topics also
have proposed solutions to perform successfully the object of the construction of new
countryside of the district and promote the shock role of Communist Youth Union in
performing missons assigned.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thanh niên luôn nêu cao tinh thần
yêu nước, không ngại gian khổ, hy sinh, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Được Đảng và Bác Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, 85
năm qua, Đoàn Thanh niên đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, làm tốt
nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp, giáo dục, vận động thanh niên tham gia các phong
trào cách mạng như: Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc;

Đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp. Dưới ngọn cờ vinh quang
của Đảng, thanh niên thời đại Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu, vượt qua
mọi khó khăn, thử thách, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân viết lên những trang sử hào hùng, giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì mục tiêu xây dựng
một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong
công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế hiện nay, đòi hỏi tổ chức Đoàn thanh niên phải tiếp tục xây dựng củng cố
và nâng cao chất lượng, vai trò hoạt động nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời
kỳ cách mạng mới. Với tinh thần xung kích, trách nhiệm đi đầu, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã tham gia, đảm nhận nhiều công trình, phần
việc, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, đặc biệt là tham gia tích cực
vào chương trình xây dựng nông thôn mới và đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng, góp phần vào thành công chung của phong trào “Cả nước chung tay xây
dựng nông thôn mới”.
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, đồng
thời cụ thể hóa nội dung phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới”, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã triển khai Phong trào “Tuổi trẻ
chung tay xây dựng nông thôn mới”; xây dựng Đề án “Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020” và được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 324/QĐ-TTg, ngày 18/02/2013.

1


Đây là đề án quan trọng, tạo cơ chế cho các cấp bộ Đoàn triển khai các hoạt động
tham gia xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng

nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các huyện, thị xã trong tỉnh Bắc Ninh, thu
hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội, trong đó
đoàn viên, thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu. Với phương châm hành động
“Mỗi thanh niên một việc tốt, mỗi cơ sở đoàn một hoạt động thiết thực tham gia
xây dựng nông thôn mới”, Đoàn Thanh niên tỉnh Bắc Ninh nói chung và Đoàn
thanh niên huyện Lương Tài nói riêng đã thực hiện những công trình, phần việc cụ
thể góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng,
văn minh. Thanh niên đã chủ động chọn lĩnh vực tham gia xây dựng nông thôn
mới, đảm nhận các hạng mục xây dựng hạ tầng, như: làm đường giao thông, xây
dựng nhà văn hóa, điểm vui chơi của thanh thiếu nhi, hỗ trợ chuyển giao khoa học
kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Có thể khẳng định
trong những năm qua, vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới là hết
sức quan trọng, được ghi nhận và đánh giá cao.
Trong thời gian tới cần nâng cao hơn nữa vai trò của thanh niên trong xây
dựng nông thôn mới và thể hiện bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Việc
nghiên cứu để nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
và đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên để
đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Nhằm thực hiện
những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nâng cao vai trò của
Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung luận văn nghiên cứu với mong muốn góp phần
cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng huyện Lương Tài
ngày càng phát triển.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Lương Tài, đề xuất giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của tổ chức
Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới của huyện trong thời gian tới.

2



1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn
thanh niên trong xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn
mới tại Huyện Lương Tài trong những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong xây
dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn thanh niên trong
xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng khảo sát: các cá nhân, đơn vị, cơ quan trong huyện Lương Tài
và các tổ chức có liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu về vai trò của Đoàn thanh niên trong việc tham gia xây dựng
nông thôn mới tại huyện Lương Tài từ năm 2012 - 2016 (trong nhiệm kỳ 2012 2017 của Đại hội Đoàn thanh niên tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIII và Đại hội Đoàn thanh
niên huyện Lương Tài lần thứ XX).
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc
Ninh có sự tham gia của đoàn thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới.
1.3.2.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu các nội dung về sự tham gia của Đoàn thanh niên trên địa
bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong việc xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
- Xây dựng đường giao thông nông thôn; đường điện chiếu sáng; bảo vệ
môi trường; phát triển kinh tế nông thôn và chuyển giao Khoa học kỹ thuật;

- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng; an sinh xã hội;
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
về xây dựng nông thôn mới; Tham gia phát triển kinh tế nông thôn;
3


1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương Tài, Đoàn thanh niên có vai
trò như thế nào?
- Đoàn thanh niên tham gia thực hiện nội dung nào trong 19 tiêu chí về xây
dựng nông thôn mới tại huyện Lương Tài?
- Những thuận lợi, khó khăn trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới của
Đoàn thanh niên tại huyện Lương Tài?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN
1.5.1. Những đóng góp mới
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được thực trạng và kết quả trong
việc tham gia xây dựng nông thôn mới của Đoàn thanh niên huyện Lương Tài.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề ra các giải pháp để
phát huy tốt vai trò của Đoàn thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới tại
huyện Lương Tài.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của
Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đề ra các giải pháp góp phần nâng
cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới của
huyện trong thời gian tới.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng nông thôn mới của Đoàn thanh
niên qua đó giúp tổ chức đoàn đề ra các giải pháp để nâng cao vai trò của Đoàn

thanh niên trong xây dựng nông thôn mới thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Chương trình nông thôn mới
2.1.1.1. Khái niệm Chương trình nông thôn mới
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện
nay là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn
theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện
nay: Kiểu nông thôn được xây dựng mới có tính tiên tiến về mọi mặt. Chương
trình xây dựng nông thôn mới của nước ta được triển khai từ năm 2009 theo
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Sau hơn 6 năm triển
khai, thực hiện với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống
chính quyền các cấp, Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta đã đạt
được nhiều kết quả, bộ mặt nông thôn ngày càng được thay đổi rõ rệt. Xây dựng
nông thôn mới ở nước ta có thể khái quát theo 5 nội dung cơ bản (Đảng cộng sản
Việt Nam, 2008).
Thứ nhất: Đó là làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại (Đảng cộng
sản Việt Nam, 2008).
Thứ hai: Sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa
(Đảng cộng sản Việt Nam, 2008).
Thứ ba: Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng
nâng cao (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008).
Thứ tư: Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn (Đảng cộng sản Việt Nam,
2008).

Thứ năm: Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ (Đảng cộng sản
Việt Nam, 2008).

5


2.1.1.2. Các tiêu chí đánh giá chương trình nông thôn mới
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm 19
tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng
kinh tế - xã hội; về kinh tế và tổ chức sản xuất; về văn hóa - xã hội - môi trường và
về hệ thống chính trị. Theo đó, để được công nhận là xã nông thôn mới theo Quyết
định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các phải đạt được 19 chỉ tiêu
cơ bản.Trong 19 tiêu chí, nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí (Quy hoạch); nhóm Hạ
tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí (Giao thông; Thủy lợi; Điện; Trường học; Cơ
sở vật chất văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Thông tin và truyền
thông; Nhà ở dân cư); nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí (Thu nhập;
Hộ nghèo; Lao động có việc làm; Tổ chức sản xuất); nhóm Văn hóa - Xã hội Môi trường có 6 tiêu chí (Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hóa; Môi trường và an
toàn thực phẩm; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng và an
ninh). Với mỗi tiêu chí, Quyết định quy định cụ thể chỉ tiêu chung cũng như chỉ
tiêu theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc
Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng
sông Cửu Long (Phụ lục) (Thủ tướng Chính phủ, 2016).
2.1.2. Vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Các khái niệm
Khái niệm tổ chức
Tổ chức là sự tập hợp những sự vật, con người thành nhóm theo những cơ
cấu và quy luật vận động nhất định vì tính chỉnh thể, tính hướng đích trong bản
thân nhóm đó cũng như trong quan hệ của nhóm với những nhóm khác, chỉnh thế
khác (Trần Thị Minh Châu, 2016).

Khái niệm hoạt động
Theo tâm lý học Mácxit, hoạt động là quá trình con người thực hiện các
quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Đó là quá trình chuyển hóa
năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành
thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của
thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể. Chúng
ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới
xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người
(Nguyễn Xuân Thức, 2007).
6


Khái niệm vai trò
Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi
và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Là sự kết hợp của
khuôn mẫu tác phong bên ngoài (hoạt động) và tác phong tinh thần bên trong
(suy nghĩ) (Võ Văn Việt, 2010).
* Vai trò của Đoàn thanh niên vùng nông thôn
Theo Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được Đại hội Đoàn
toàn quốc lần thứ X thông qua, quy định vai trò của Đoàn thanh niên cụ thể như sau:
- Đối với cấp ủy Đảng địa phương: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của Đảng (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2012).
- Đối với chính quyền địa phương: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của chính
quyền địa phương trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương. Đoàn phối hợp với
các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào
tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2012).
- Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên
khối nông thôn: giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và

hoạt động của các tổ chức thanh niên (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
2012).
- Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: giữ vai trò là người
phụ trách xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công
tác thiếu nhi; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội
(Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2012).
Khái niệm về tổ chức Đoàn thanh niên
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của
Thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiến tiến, tự nguyện
phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Được xây
dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã
tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến

7


xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc…(Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2012).
* Chức năng cơ bản của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Một là: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về xây
dựng nông thôn mới. Thông tin, tuyên truyền về chủ trương xây dựng nông thôn
mới, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc đề xuất các ý tưởng, sáng
kiến, giải pháp xây dựng nông thôn mới (Thủ tướng Chính phủ, 2013).
Hai là: Tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông
thôn. Thông qua việc đăng ký nhiều công trình, phần việc cụ thể góp phần xây
dựng hạ tầng, cảnh quan ở nông thôn (Thủ tướng Chính phủ, 2013).
Ba là: Tham gia phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn thông qua việc
hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế (Thủ tướng Chính phủ, 2013).

Bốn là: Tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn thông qua tổ
chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (Thủ tướng Chính phủ, 2013).
Năm là: Xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn, xây
dựng, củng cố tổ chức Đoàn và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở nông
thôn (Thủ tướng Chính phủ, 2013).
* Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Một là: Xây dựng các trang chuyên mục thông tin, chuyên mục về hoạt động
của đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới. Tập huấn nâng cao
năng lực đội ngũ tuyên truyền viên trẻ về xây dựng nông thôn mới (Thủ tướng
Chính phủ, 2013).
Hai là: Tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia thiết kế, thi công các
công trình hạ tầng nông thôn như: xây dựng đường giao thông nông thôn; hệ thống
thủy lợi; xây dựng hệ thống đường điện chiếu sáng nông thôn và các công trình
phúc lợi. Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tổ chức các hoạt động vệ sinh môi
trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm (Thủ tướng Chính phủ, 2013).
Ba là: Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đoàn viên, thanh
niên; tổ chức đào tạo nghề, tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh
niên; hỗ trợ các mô hình thanh niên phát triển kinh tế (Thủ tướng Chính phủ, 2013).

8


Bốn là: Tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia tu sửa, làm đẹp các
công trình, di tích lịch sử, văn hóa của địa phương; đi đầu bài trừ các hủ tục lạc
hậu, gương mẫu thực hiện các quy ước của cộng đồng, nhất là thực hiện tiết
kiệm, văn minh trong việc cưới, việc tang; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên
khai thác và sử dụng có hiệu quả các điểm Bưu điện văn hóa xã, Nhà văn hóa,
Nhà sinh hoạt cộng đồng (Thủ tướng Chính phủ, 2013).
Năm là: Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc

giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn. Củng cố tổ chức cơ sở đoàn, các
cấp bộ đoàn, phát huy tinh thần chủ động, tích cực trong công tác tham gia xây
dựng Đảng, chính quyền (Thủ tướng Chính phủ, 2013).
Từ chức năng, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn
mới có thể thấy đối với hoạt động xây dựng nông thôn mới Đoàn thanh niên có
những vai trò chủ yếu sau:
Vai trò trong việc thông tin, tuyên truyền về chủ trương xây dựng nông thôn
mới, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc đề xuất các ý tưởng, sáng
kiến, giải pháp xây dựng nông thôn mới. Vai trò trong tham gia xây dựng hạ tầng,
cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn, tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham
gia thiết kế, thi công các công trình hạ tầng nông thôn.Vai trò trong tham gia phát
triển kinh tế, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đoàn viên,
thanh niên; tổ chức đào tạo nghề, tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho
thanh niên; hỗ trợ các mô hình thanh niên phát triển kinh tế. Vai trò trong xây dựng
đời sống văn hóa nông thôn, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao cho thanh thiếu nhi. Phối hợp khai thác và sử dụng hiệu quả các điểm vui chơi,
các nhà văn hóa, hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức cho Đoàn
thanh niên đi đầu trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Vai trò trong việc xung
kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn, hỗ trợ thanh niên chậm tiến,
thanh niên hoàn lương về nghề nghiệp, việc làm và hòa nhập với cộng đồng. Vận
động đoàn viên thanh niên cam kết không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Vai trò
trong việc xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng
Đảng và chính quyền ở nông thôn (Thủ tướng Chính phủ, 2013).
Ngoài ra, có nhiều nội dung không nằm trong quyết định, Đoàn thanh niên
vẫn có thể tham gia theo hình thức tình nguyện, tự nguyện như: Các hoạt động xã
hội hóa để thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, hoạt động
từ thiện…
9



2.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây
dựng nông thôn mới
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, xây dựng nông thôn mới ở nước ta là
một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, để thực hiện được
nhiệm vụ này cần phải huy động sự vào cuộc tham gia của toàn hệ thống chính
trị, tất cả các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội. Trong đó, sự tham gia của thanh
niên có một vai trò rất quan trọng, vì thanh niên là lực lượng to lớn của xã hội, là
lực lượng có sức khỏe, trí tuệ, sự nhiệt huyết và thực tiễn đã chứng minh điều đó,
hoạt động nào, phong trào nào, chương trình nào mà thu hút được đông đảo
thanh niên tham gia thì đều đem lại hiệu quả tích cực. Nhận thấy rõ được tầm
quan trọng của thanh niên, ngay từ khi phát động chương trình xây dựng nông
thôn mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động giao cho tổ chức Đoàn thanh niên
đăng ký tham gia đảm nhiệm các công trình, phần việc thanh niên trong tham gia
xây dựng nông thôn mới. Trung ương Đoàn thanh niên đã xây dựng Đề án Đoàn
thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020 với nhiều nội
dung thiết thực và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Qua hơn 3 năm triển
khai, tổ chức Đoàn các cấp đã phát huy được vai trò của mình trong việc xây
dựng nông thôn mới thông qua việc đảm nhiệm nhiều công trình ý nghĩa như:
Làm tốt công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng
đường giao thông nông thôn; đường điện chiếu sáng; bảo vệ môi trường; tham
gia xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn và nhiều phần
việc ý nghĩa khác, các việc làm của Đoàn thanh niên đã được các cấp, các ngành
và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, việc tham gia của Đoàn thanh
niên trong xây dựng nông thôn mới vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tính hiệu quả
trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương
chưa cao; việc phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn
mới chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt
hiệu quả cao trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần thiết phải phát
huy và nâng cao hơn nữa vai trò của thanh niên trong tham gia xây dựng nông

thôn mới (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008).
2.1.2.3. Nội dung nghiên cứu vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng
nông thôn mới
* Vai trò của Đoàn thanh niên trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới

10


×