Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NHOM8 TINNGUONGTHOMAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 23 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIÊT CỦA TIN NGƯỠNG
THỜ MẪU Ở BẮC BỘ, TRUNG BỘ, NAM BỘ

MÔN HỌC: TÍN NGƯỠNG VÀ CÁC TƠN GIÁO Ở VIỆT NAM
GVHD: TS LÊ THỊ THU HIỀN
LỚP: 18CVNH03
NHÓM: 8

Đà Nẵng – Năm 2020

1


THÀNH VIÊN NHÓM 8
1. Trần Thị Thiên Chi
2. Phan Thị Diệu Kỳ
3. Lê Thị Mỹ Dung
4. Võ Bá Đạt
5. Nguyễn Xuân Vũ

2


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU


Phong tục tập quán lễ hội là một bộ phận cấu thành nên văn hóa xã h ội, nó gắn bó
mật thiết, sâu sắc với mọi tầng lớp trong xã hội. Nước ta với nền văn minh lúa n ước
rất đặc trung thì phong tục, tập quán, tin ngưỡng đã tr ở thành m ột b ộ ph ận trong đ ời
sống tinh thần. Hàng ngàn năm xa, từ thời nguyên thủy đã hình thành nên các phong
tục tập quán đó và phát triển đến ngày nay và chúng ta có th ể kh ẳng đ ịnh r ằng khơng
một gia đình người Việt nào lại khơng có bàn th ờ cúng tổ tiên, khơng m ột làng xã nào
lại khơng có một ngơi đình, đền, miếu thờ các vị Hoàng Làng, các anh hùng dân t ộc
hay thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt
“Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Nền văn minh lúa nước rất coi trọng bàn tay
khéo léo của người phụ nữ, và từ xa xưa người mẹ đã trở thành thân thu ộc nh ất v ới
con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh thờ phụng găn liền v ới các hi ện t ượng
3


tự nhiên, vũ trụ như: trời, đất, mưa, gió. Ngồi ra còn th ờ ph ụng nh ững v ị anh hùng
dân tộc.

NỘI DUNG
I. Khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
1. Sự ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trên
lãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ tứ phủ là
hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy t ất c ả đ ều là s ự
tơn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ, tứ phủ
khơng hồn tồn đồng nhất.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng v ới những ảnh
hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tơn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng
4



với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che ch ở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã
được giới tính hố mang khn hình của người Mẹ, là n ơi mà ở đó người ph ụ n ữ Vi ệt
Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thốt của mình khỏi những thành ki ến, ràng
buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam

2. Một số đặc trưng cơ bản trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thứ nhất, tín ngưỡng thờ Mẫu là loại hình tín ngưỡng dân gian bản địa, mang
đặc trưng của cư dân vùng nơng nghiệp, được hình thành trên tín ngưỡng th ờ N ữ
thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu đề cao yếu tố tính nữ thơng qua hình tượng người ph ụ nữ
có sức mạnh và quyền năng sinh sơi, nảy nở, phát tri ển, tạo ra vạn v ật, mn lồi,
trong đó có con người. Việc tơn thờ và đề cao vai trị của người phụ nữ chính là căn
ngun đầu tiên cho sự hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ hiện th ực cu ộc s ống c ủa
cư dân nông nghiệp, với khát vọng vươn tới những điều tốt lành, từ thu ở h ồng hoang,
người Việt đã tôn vinh người phụ nữ, người mẹ. Ban đầu, tín ngưỡng thờ Mẫu v ốn
tản mạn, rời rạc. Trong q trình phát tri ển, nó có một hệ th ống tương đ ối nh ất quán
về điện thần (với các phủ như Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ, Nhạc Phủ và với các
thần như Ngọc Hoàng - Mẫu - Quan - Chầu - ơng Hồng, Cơ, C ậu...). M ột đi ện th ần v ới
5


trên 50 vị thần lớn nhỏ đều quy về vị thần chủ cao nhất là Thánh Mẫu. Đi ều này
chứng minh rằng, tín ngưỡng thờ M ẫu tuy hình thành từ trí tưởng tượng và tâm linh
của cư dân nơng nghiệp, nhưng có cấu trúc tổ chức khá ch ặt chẽ. Đi ều đó địi h ỏi
những người theo Đạo Mẫu dần phải thành thạo và mang tính chuyên nghi ệp cao
hơn.
Thứ hai, các hình thức thờ Mẫu ở Việt Nam rất phong phú, trong đó th ờ Mẫu
Tam phủ - Tứ phủ là điển hình nhất, tập trung bản sắc văn hóa người Vi ệt. Nhi ều giai

thoại, thần tích về các Mẫu in đậm dấu ấn l ịch s ử dân t ộc và g ắn v ới t ổ tiên c ủa
người Việt. “Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tơn giáo đồng nh ất, mà
nó là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao g ồm ba l ớp th ờ khác nhau,
nhưng có quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là l ớp tín ngưỡng th ờ N ữ th ần, l ớp
thờ Mẫu thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ”. Trong tín ngưỡng th ờ M ẫu Tam phủ
- Tứ phủ có bốn thánh Mẫu cai quản 4 miền, đó là Mẫu Thượng Thiên, M ẫu Đ ịa, M ẫu
Thượng Ngàn, Mẫu Thoải.
Thứ ba, tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng đa thần. Trong tín ngưỡng thờ
Mẫu cịn có sự đan xen, hòa đồng với các yếu tố khác của h ệ th ống tín ngưỡng, tơn
giáo ở nước ta; đó là tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. Nữ thần cũng đa dạng. Đó là các
vị nữ anh hùng hào kiệt (như Hai Bà Trưng và các nữ tướng của Hai Bà, Bà Tri ệu,
Nguyên phi Ỷ Lan...), là các bà mẹ, người vợ của các anh hùng dân tộc (vì h ọ đã có cơng
lao giúp chồng, con lập nên sự nghiệp). Ngoài ra, trong các đi ện th ờ M ẫu cịn có c ả
Đức Thánh Trần, Phật. Tượng Mẫu được thờ trong khuôn viên của nhiều đền, chùa
với một nhà hoặc một gian thờ theo cấu trúc “ti ền Ph ật hậu Thánh”. Ngoài thánh
Mẫu, ở các địa phương khác người dân còn thờ các vị thần có tính đ ịa ph ương riêng và
các lồi vật thiêng được nhân hóa đem th ờ trong phủ Mẫu như ông L ốt (th ần R ắn),
ông Hổ...
Thứ tư, tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng triết lý nhân sinh; có ý th ức h ướng về
cội nguồn dân tộc, đất nước; thể hiện một khía cạnh căn bản trong đ ạo lý “u ống
nước nhớ nguồn” của người Việt (biết ơn những người phụ nữ có cơng giúp dân, giúp
nước vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống). Tín ngưỡng thờ Mẫu h ướng đến
cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn… Đó là một
6


nhu cầu tâm linh của người Việt. Nó mang lại cho h ọ s ức m ạnh. Mẫu d ạy con ng ười
sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, bi ết đ ối nhân xử th ế, th ờ ph ụng ông bà t ổ
tiên và biết ơn những người có cơng với dân và nước. Trong q trình phát tri ển từ
thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ - Tứ phủ, từ giai đoạn thế kỷ XVI tr ở đi v ới s ự xu ất hi ện

Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ đã được “thần hóa”, tín ngưỡng thờ M ẫu đáp ứng được
khát vọng của con người, nhất là của người phụ nữ. Họ cầu nguyện thần linh cứu
giúp ho kh ỏi rủi ro, bệnh tật, giúp ho đ ạt tới phúc, l ộc, th ọ. Chính từ đây, M ẫu Tam
phủ - Tứ phủ đã phát triển nhanh chóng, lan tỏa khắp mọi mi ền đất n ước v ới các
trung tâm thờ Mẫu lớn như Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Đi ện Hòn Chén
(Huế). “Ở Việt Nam việc thờ Mẫu (các loại) mạnh đến n ỗi có th ể xem nó nh ư m ột th ứ
tôn giáo dân tộc đặc biệt - Đạo Mẫu”. Hiện nay, tín ngưỡng th ờ M ẫu đã hình thành
một cộng đồng các tín đồ trong những phạm vi rộng hẹp khác nhau (như đ ồng đ ền,
ông đồng, bà đồng, con nhang, đệ tử...). Có th ể thấy rằng, tín ng ưỡng th ờ M ẫu trong
quá trình phát triển đã vượt lên trên tính phân tán, tùy ti ện và đang chuy ển hóa t ừ tín
ngưỡng ngun thủy để trở thành một tôn giáo sơ khai.
Thứ năm, thờ Mẫu không chỉ là một tín ngưỡng tơn giáo, mà cịn là văn hóa. Nghi
lễ lên đồng và lễ hội, trang phục, phong tục gắn li ền v ới th ờ M ẫu ph ản ánh l ối s ống,
quan niệm, ước vọng của người Việt xưa và nay. Ở thờ Mẫu, người đi lễ cầu mong
những điều thiết thực trong cuộc sống này; họ cầu tài, l ộc, s ức kh ỏe, may m ắn... Vì
thế, sau nghi lễ hầu đồng, người đi lễ sẽ được thụ lộc, được phát l ộc. Đến v ới tín
ngưỡng thờ Mẫu, mọi người có quyền bình đẳng như nhau, không phân bi ệt giàu
nghèo, không phân biệt tầng lớp xã hội. Điều này có đi ểm tương đ ồng v ới l ễ chùa xin
lộc của Phật giáo trong đời sống người Việt.
Âm nhạc trong hầu đồng, hát chầu văn, hát bóng, múa bóng là hình th ức di ễn
xướng dân gian, diễn xướng Đạo Mẫu và đươc ví nh ư một sân khấu tâm linh. Ch ầu
văn là một trong những nét nổi bật của hoạt động tín ngưỡng th ờ M ẫu, ở đó ẩn ch ứa
những giá trị văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần quan
trọng vào việc lưu giữ và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa c ủa dân t ộc m ột
cách sinh động và ấn tượng. “Ở tín ngưỡng th ờ Mẫu, tính dân tộc đ ược th ể hi ện m ột
cách tập trung với những nét khá đ ộc đáo”. Không ch ỉ d ừng l ại ở vi ệc đáp ứng nh ững
nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu cịn là một hi ện tượng sinh ho ạt văn
7



hóa dân gian phong phú, hấp dẫn, có sức lơi cuốn con người một cách không t ự giác.
“Người ta đến với Mẫu khơng chỉ có sự đồng cảm trong nhu cầu tâm linh mà cịn có s ự
đồng cảm về các giá trị văn hóa, xét cho cùng sinh hoạt tín ngưỡng th ờ M ẫu góp ph ần
củng cố ý thức cộng đồng của dân tộc Việt”.
Hiện nay tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta phát triển khá r ộng, tập trung chính ở
Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với ba dạng thức th ờ Mẫu. Tín ngưỡng th ờ M ẫu đang có
ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tâm linh của người Việt. Hàng năm, vào ngày mùng
một, ngày rằm, ngày lễ, ngày tết, nhiều người đến những nơi th ờ Mẫu tổ chức cúng
lễ, lên đồng, hầu bóng... Vào những dịp này, người dâng các lễ vật cúng sẽ trực ti ếp xin
thần thánh che chở, trợ giúp vượt qua rủi ro và đạt được thành cơng trong cu ộc s ống.
Sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng này đã trở thành một nhu cầu không th ể
thiếu trong đời sống tâm linh, văn hóa của người Việt.
3. Các dạng thức thờ Mẫu
*Thờ Mẫu ở Bắc bộ
Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ th ời ti ền sử, tới th ời phong
kiến một số Nữ thần đã được cung đình hố và lịch sử hố để thành các M ẫu th ần
tương ứng thời kỷ từ thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong
kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh
Mẫu như hiện tượng thờ Âu Cơ, Ỷ Lan, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương,...
Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình và
phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân v ật như Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,... với các nghi thức ảnh
hưởng từ Đạo giáo.

8


*Thờ Mẫu ở Trung Bộ
Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực Nam Trung bộ, đặc trưng cơ bản của
dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu khơng có sự hiện diện của mẫu Tam

phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức th ờ Nữ thần
như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên
Y A Na, Po Nagar.

Thiên Y A Na

Bà Ngũ Hành

*Thờ Mẫu ở Nam bộ

9


So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân bi ệt nh ất đ ịnh v ới bi ểu
hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị th ần thì ở Nam B ộ s ự phân
biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ r ệt h ơn, hi ện tượng này đ ược gi ải
thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây h ọ
vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa ti ếp nh ận những giao l ưu ảnh
hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không ch ỉ đa d ạng trong văn
hố mà cịn cả trong tín ngưỡng.
Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh
nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ phụng
như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...

Bà Chúa Xứ

T ứ v ị Thánh N ương

II. Điểm tương đồng và khác biệt trong tín ngưỡng thờ M ẫu ở Bắc Bộ, Trung B ộ
và Nam Bộ

Cùng với sự mở mang bờ cõi, theo chân của những người khai kh ẩn, tín ng ưỡng th ờ
Mẫu đã có sự thay đổi, thích ứng với những vùng đất mới. Tuy nhiên, những giá tr ị c ốt
lõi vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho tới tận ngày hôm nay.

10


1. Điểm tương đồng
* Tính âm và thuyết ưu thế của phụ nữ
Sự tín vọng các Mẫu đã chứng tỏ thuyết ưu thế của phụ nữ so với nam gi ới của
người Việt. Phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước mang nặng y ếu tố âm tính,
cho nên nữ giới được gắn với quyền năng sáng tạo, sinh sản, làm tăng tr ưởng các lo ại
cây trồng… Người Việt cũng như các tộc người khác coi lực lượng tự nhiên là m ẹ và
đề cao vai trò nữ giới trong đời sống xã hội.
Thông qua hiện tượng thờ Mẫu Tam phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng
Ngàn và Mẫu Thoải), Tứ phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và
Mẫu Địa), thờ Mẫu Liễu Hạnh của người Việt chính là sự thần thánh hóa các yếu t ố
tự nhiên, tơn kính và sùng bái tự nhiên của người Việt. Việc th ờ n ữ th ần Pô In ư Nagar
của người Chăm xưa, hay Thiên Yana Thánh Mẫu của người Vi ệt ở mi ền Trung, ho ặc
thờ Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ chính là biểu hiện của tín ngưỡng sùng bái t ự nhiên trong
đời sống văn hóa của các cộng đồng cư dân. Thờ cúng nữ thần, Mẫu th ần chính là
phương thức ứng xử của con người với tự nhiên, nhân cách hóa tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên.
Ở đây, Mẫu là một hình tượng được trừu tượng hóa từ bà mẹ cụ th ể trong ch ế
độ mẫu hệ. Người mẹ mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng con cái; quyết định đến sự sinh
tồn của con cái. Người mẹ cụ thể có những điểm tương đồng với tr ời, đất, núi, r ừng,
sông nước, những nguồn sống đã và đang nuôi dưỡng con người. Những hiện tượng
này vượt ra ngoài tầm hiểu biết của con người, nhất là đối v ới người Vi ệt th ời c ổ và
thậm chí trong suốt thời kỳ Bắc thuộc. Từ đó, dẫn đến sự ngưỡng v ọng và xu ất hi ện
các hành vi sùng bái, tôn thờ hiện tượng tự nhiên; th ần thánh hóa tr ời, đ ất, núi, r ừng,

sông nước thành những Thánh Mẫu có nhiều quyền năng, phép thu ật, đó là: M ẫu
Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoải; rồi lập ra Tam phủ, Tứ phủ đ ể th ờ
phụng.

11


Thánh Mẫu Thượng Ngàn

Thánh M ẫu Li ễu H ạnh

Kể từ khi Nho giáo vào Việt Nam, với việc nhấn mạnh vai trị của nam gi ới thì
phụ nữ bị đẩy ra khỏi hệ thống quyền lực, đẩy ra khỏi văn học chính th ống. Gi ới ch ức
cầm quyền và tầng lớp trên của xã hội khơng cịn coi trọng ph ụ n ữ nữa. Nh ưng th ực
tế, trong đời sống của lớp người Việt bình dân thì vai trò của người phụ nữ v ẫn gi ữ
một vị trí đặc biệt. Trong tâm thức của lớp người bình dân, người mẹ (Mẫu) v ẫn
được coi là có quyền lực bất khả kháng. Mẹ trở thành bi ểu tượng th ường tr ực trong
mọi cách ứng xử của người Việt. Vì vậy, ở Việt Nam người mẹ được tơn vinh thành
riêng một tín ngưỡng, đó là tín ngưỡng thờ mẹ (Mẫu).
* Hầu đồng
Hầu bóng (hầu đồng) là một nét đặc trưng của tín ngưỡng th ờ M ẫu, xu ất hi ện
ở tất cả các trung tâm thờ tự của tín ngưỡng này và đ ược tr ải đ ều ở c ả ba mi ền B ắc,
Trung, Nam. “Đồng theo chữ Hán là chỉ những em trai dưới 10 tu ổi (nhi đ ồng) còn
ngây thơ trong trắng. Chữ đồng cịn có nghĩa là cùng, người cùng v ới thần, tiên, thánh,
mẫu hòa nhập vào làm một. Đồng gắn liền với bóng, có nghĩa là ng ười đang ng ồi
đồng, lên đồng là cái bóng của thần linh đang nhập vào người đó, nên đồng bóng đi
liền với nhau.”
Như vậy, lúc đầu người được chọn hầu đồng là các bé trai, d ần d ần v ề sau các
em gái, các bà, các cô cũng ngồi đồng, thậm chí nhi ều người đàn ơng cũng ng ồi đ ồng.
12



Cho nên, người ta gọi những người đàn ông lên đồng đó là “đồng cơ”, “bóng c ậu” là
như thế. Khi một người lên đồng sẽ có rất nhi ều người phục vụ, người ta g ọi là h ầu
đồng, chầu đồng. Khơng phải bất kỳ ai cũng có th ể ti ếp xúc v ới thánh, th ần, tiên, M ẫu
mà chỉ có những người đặc biệt mới có thể tiếp xúc được họ. Người ta nói, những
người đó là những người có “căn”, tức là cái “rễ” gắn bó v ới th ần linh. Sau đó, h ọ ph ải
được thần linh chọn, thử thách, tập dượt để trở thành một người đặc biệt, khác v ới
mọi người xung quanh.

Đồng cô

H ầu đ ồng

Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đ ồng,
bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban l ộc cho các con
nhang đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ơng đ ồng, bà đ ồng khơng cịn
là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Hầu đồng thường được diễn ra ở khơng gian thờ tự của Mẫu, có th ể ở chính
điện hoặc ở sân chầu. Cùng với khơng gian, hầu đồng cịn gắn với thời gian và hình
thức tổ chức lễ chầu. Hai yếu tố này khá phong phú và đa d ạng, th ậm chí là ph ức t ạp
nhưng có tính thống nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu từ Bắc xuống Nam.
* Hình thức ca, diễn
Một điểm đặc biệt của hình thức lên đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu là phải có
âm nhạc, lời ca phục vụ cho hiện tượng đó gọi là hát ch ầu văn. Hình th ức di ễn x ướng
này được thể hiện nhất quán trong tín ngưỡng thờ Mẫu, và là yêu cầu bắt bu ộc trong
một buổi hầu đồng.
13



Âm nhạc hát chầu văn là những điệu ví, đờn, đọc phú, nh ị, đàn tỳ bà, đàn
nguyệt… Âm nhạc hát chầu văn nằm ở trong thang âm nhạc truy ền th ống, đ ược tích
gộp từ nhiều làn điệu dân ca của nhiều vùng miền thành m ột điệu dân ca ch ầu văn
với nhiều luyến láy, nốt giật, kích thích hưng phấn, nhún nh ẩy, u ốn éo c ơ th ể khi say
hương khói, kết hợp với những lời ca lục bát, song thất lục bát gi ản d ị, m ộc m ạc. S ố
lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới ba mươi sáu giá. Chúng ta có th ể b ắt
gặp một số văn chầu phục vụ các buổi hầu bóng.
Văn chầu đệ nhị Thượng Ngàn
Khi chơi ngàn núi ngàn me
Ngàn giang ngàn nứa, trúc tre ngàn vầu
Hay:
Đứng trên ngàn rừng cao chất ngất
Trơng bóng bà phát phất quỳnh lâm
Ta đàn miệng lại hát ngâm
Thánh tha thánh thót huyền cầm nhặt khoan.
Văn chầu Mẫu Liễu
Làng Vân Cát giáng sinh thần nữ
Cõi trời Nam bất tử hòa thân
Vốn xưa đệ nhị cung tiên
Phong lưu cơng chúa ở trên Thiên đình.
Văn chầu ơng Hoàng Bảy
Bao phen chiến lược tung hoành
14


Định an xã tắc đế binh cõi ngoài
Đất Lào Cai là nơi dụng võ
Quyết ra tay đội ngũ tiến công…
Văn chầu ơng Hồng Mười
Trời Nam có đức Hồng Mười

Phong tư nhất mực tuyệt vời không hai,
Nên chi cũng bậc anh tài
Văn thao võ lược tư trời thơng minh.
Sự tích Thiên Yana
Gốc Nha Trang Kỳ Nam một cội
Tiếng thơm đầy Nam Hải yên kinh
Vốn xưa Chúa ở thiên đình
Đại Ân núi ấy, giáng linh cõi này
Kể từ thể no mây trăng rạng
Dưới vườn dưa thấp thống bóng tiên
Tiều phu phụ người nhân hiền
Xui lên gặp đặp Chúa tiên về nhà
Trên nền ca nhạc, người lên đồng thường múa quạt, chèo đò, múa bắn cung, phi
ngựa… để biểu hiện tính cách, cơng lao của các vị Thánh M ẫu trong đánh gi ặc, trong
khai phá thiên nhiên, giúp dân lập ấp, mở mang xóm làng, dạy dân tr ồng dâu, ni
tằm, dệt vải… Múa diễn ra theo nhịp âm nhạc và lời hát, tạo ra s ự ph ấn khích, th ần
15


linh hóa ở người lên đồng. Hình ảnh người lên đồng, khăn áo điệu đà, múa trong
không gian trước cửa điện, trong tiếng âm nhạc hát văn ngọt dịu, ánh sáng m ờ ảo,
hương khói mơ màng khiến con người phấn khích, say đắm với thần linh và lúc đó ch ỉ
cịn có thần linh ở trên trời…
Âm thanh, ngơn từ và nghệ thuật trình diễn của một buổi lên đ ồng có quan h ệ
hữu cơ và tương tác với nhau, hình thành một chỉnh thể nghệ thuật, một loại hình văn
hóa nghệ thuật tâm linh. Đây là một loại hình nghệ thuật bản địa của ng ười Vi ệt,
phản ánh hiện thực đời sống nông nghiệp trong mối quan hệ với núi, rừng, đất, nước;
đồng thời chứa đựng những ước mơ, những ngưỡng vọng thiêng liêng, tốt đẹp từ
người mẹ (Mẫu) của mình. Loại hình nghệ thuật này đã biểu hiện những đặc đi ểm
thẩm mỹ vừa hiện thực, vừa huyền ảo, phản ánh một nét đẹp đ ộc đáo có tính ngun

hợp của bản sắc văn hóa Việt.
2. Điểm khác biệt
* Chủ thần trong hệ thống thờ tự của Mẫu
Ở Bắc Bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu là thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tứ phủ bao gồm:
Thánh Mẫu Thượng Thiên, tức bà trời cai trị Thiên phủ (mi ền tr ời), làm chủ mây,
mưa, sấm, chớp, mặc đồ đỏ; Thánh Mẫu Thoải, thoải là thủy, nghĩa là m ẹ n ước cai tr ị
Thủy phủ (miền sông nước) làm chủ sông, biển, rất quan tr ọng với ngh ề nông, m ặc
đồ trắng; Thánh Mẫu Thượng Ngàn cai trị rừng núi, cây cối, thực vật, mặc đồ lam. Sau
này có Thánh Mẫu thứ tư là Thánh Mẫu Địa phủ (miền đất), cai qu ản đ ất đai, sinh
vật, mặc áo vàng; sau này có thêm Mẫu Liễu Hạnh.
Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện đã hoàn thiện tri ết lý th ờ M ẫu trong tín ngưỡng th ờ
cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ thần của người Việt. Mẫu Li ễu Hạnh là Mẫu có quy ền
uy lớn nhất trong tín ngưỡng Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, được nhân dân xây dựng thêm
bằng những truyền thuyết gắn liền với những thời kỳ lịch sử của dân tộc.
Ở Trung Bộ và Nam Bộ, thờ Mẫu là thờ mẹ xứ sở. Mẫu vào mi ền Trung, tiếp thu
thêm việc thờ nữ thần xứ sở Pô Inư Nagar của người Chăm, tín ngưỡng này pha chút
Đạo giáo thần tiên, trở thành thờ Thiên Yana, bà mẹ y theo m ệnh tr ời. Riêng ở Hu ế,
16


ngày xưa cũng có điện thờ mẹ xứ sở Pơ Inư Nagar của người Chăm. Khi ng ười Vi ệt ở
miền Trung tiếp xúc với huyền tích mẹ xứ sở Pơ Inư Nagar của người Chăm th ấy có
nhiều điểm tương đồng với Thánh Mẫu của người Việt, nên đã Việt hóa mẹ xứ sở
Chăm thành Thánh Mẫu Thiên Yana. Do vậy, tại đi ện Hòn Chén ở Hu ế đ ược coi là tâm
điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung, và có hệ thống thờ Mẫu như ở miền
Bắc. Tuy vậy, có điểm khác biệt đó là trong nội cung chánh đi ện, Thiên Yana đ ược đ ặt
ở ngôi vị trung tâm, hai bên tả – hữu là Mẫu Thoải và M ẫu Th ượng Ngàn, còn M ẫu
Liễu Hạnh lại được đặt ở hàng dưới. Từ huyền tích đến cách bài trí th ờ cúng và nghi
lễ thì Thiên Yana như là đại diện cho hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung.
Ở Nam Bộ, Mẫu kết hợp với nữ thần Đất của người Khmer Nam Bộ thành Bà

Chúa Xứ được ở khắp các làng ấp, điển hình là thờ Bà Chúa Xứ ở Châu Đ ốc, An Giang.
Hệ thống thần gồm hai lớp: lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ v ới tượng Bà bằng
đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng bi ểu tượng cốt cách tiên thánh c ủa
Bà. Bên phải tượng Bà là một linga cũng bằng đá đặt trên m ột hương án th ờ, g ọi là
bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, g ọi là
bàn thờ Cơ. Lớp thứ hai là bàn th ờ Hội đ ồng, sát li ền hai t ượng chim ph ượng. Hai bên
trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai kh ẩn (ở bên trái) và bàn th ờ
Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).
Chủ thần trong bàn thờ Mẫu ở núi Bà Đen chính là Bà Đen. Sở dĩ gọi là Bà Đen vì
Bà có khn mặt đen. Hình tượng Bà Đen thường đi liền v ới hình tượng Bà Tr ắng, hai
vị nữ thần này trong văn hóa của Khmer được biết đến dưới tên gọi l ần l ượt là Neang
Khmau và Mé Sar. Khi di cư vào Nam Bộ, với tâm th ức th ờ Mẫu có s ẵn từ mi ền B ắc,
tương tự như Bà Chúa Xứ, người ta dễ dàng tiếp nhận nữ thần Neang Khmau và
nhanh chóng Việt hóa vị nữ thần này. Đến đây thì một vấn đề phát sinh, đó là trong
văn hóa Khmer tồn tại cả hai vị nữ thần là Neang Khmau và Mé Sar, nh ưng khi ti ếp
nhận thì những lưu dân Việt chỉ chấp nhận Neang Khmau. V ậy t ại sao Mé Sar l ại
không được tiếp nhận?
Để lý giải nguyên nhân này, chúng ta cần truy ngược l ại chức năng c ủa các v ị
Mẫu ở Nam bộ. Khơng giống như tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ở Bắc Bộ, mỗi
vị Mẫu phụ trách từng phủ (miền) khác nhau; tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam b ộ v ề b ản
17


chất chính có sự tương đồng với Mẫu Thoải hoặc Mẫu Địa trong tín ngưỡng Tam ph ủ,
Tứ phủ. Với điều kiện sông nước nhiều, yếu tố “nước” rất quan trọng trong vi ệc phát
triển đời sống của người dân. Do đó, việc phụng thờ thêm vị nữ thần Mé Sar là không
cần thiết. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định, hình tượng Bà Đen chính là k ết
quả của sự hỗn dung văn hóa Chăm – Khmer – Việt. Cụ th ể h ơn, trong văn hóa Chăm,
vị nữ thần xứ sở của họ chính là Pơ Inư Nagar còn được bi ết đến v ới tục danh là Muk
Juk. Chính hình tượng này đã kết hợp với vị nữ thần Neang Khmau của ng ười Khmer

đã tạo nên hình tượng Bà Đen hiện nay.
*Các nghi lễ cầu cúng
Cũng từ cội nguồn và nguyên lý thờ Mẫu của người Vi ệt, nhưng trên bước
đường tiến về phương Nam, ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, tín ngưỡng thờ Mẫu
cịn tiếp biến với văn hóa, tín ngưỡng bản địa của từng vùng, từng mi ền. Do đó, trong
cái chung nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu thì mỗi miền l ại có những nét khác nhau v ề
thời gian và hình thức tổ chức lễ hội. Bên cạnh những sự khác nhau về danh x ưng,
thần linh, ngày tháng tổ chức lễ hội, nghi lễ, sắc phục… thì ngay trong nghi l ễ múa
bóng, hầu đồng cũng có sự khác nhau.
Nếu nghi thức múa bóng và đặc biệt là hầu đồng của người Việt Bắc Bộ
thường được diễn ra theo một trình tự nghiêm ngặt, nhiều nghi l ễ cùng v ới âm nh ạc
chầu văn tạo nên một một tổng thể diễn xướng dân gian ở trong các ph ủ, đi ện, đ ền
thờ Mẫu, thì nghi thức múa bóng, hầu đồng trong tín ngưỡng th ờ M ẫu ở mi ền Trung
(Huế, Khánh Hòa), miền Nam (An Giang, Tây Ninh) thường đ ơn giản hơn, có s ự pha
trộn giữa văn hóa Việt với với văn hóa Chăm, văn hóa Khmer.
Trên thực tế, một số ngơi đền, miếu, am và nghi lễ hầu bóng ở mi ền Trung đ ều
có nguồn gốc từ người Việt ở Bắc Bộ mang vào. Tuy nhiên, khi mang vào vùng đ ất
mới, tín ngưỡng thờ Mẫu và hầu bóng, hầu đồng ở miền Trung và mi ền Nam có
những sắc thái văn hóa riêng, thể hiện trong điện thờ Mẫu xuất hi ện thêm các v ị
thần địa phương, như Thiên Yana, Quan Cơng, Ơng Nam Hải (mi ền Trung), Bà Chúa
Xứ, Bà Đen (miền Nam), cùng các vở tu ồng, hát bá tr ạo, múa chèo thuy ền, âm nh ạc
Chăm, Khmer… đan xen trong các nghi lễ hầu bóng. Trong lễ h ội tháp Bà, am Chúa,
18


đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên (miền Trung); lễ hội Bà Chúa Xứ, Bà Đen
(miền Nam)…, nghi thức múa bóng, hầu bóng đều được cắt b ớt ph ần quy chu ẩn nghi
lễ so với tập tục của người Việt Bắc Bộ.
III. Giá trị và hạn chế cùa tín ngưỡng thờ Mẫu
1. Giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều giá trị trong đời sống tinh thần, tâm linh
của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu là động lực tinh thần trong đời s ống tinh thần
của một bộ phận khơng nhỏ cư dân.
Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng những quan niệm về con người và tự nhiên, về
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người trong đời
sống xã hội, ở đó hình tượng Mẫu giữ vai trò chủ đạo. Với niềm tin rằng các Thánh
Mẫu có sự yêu thương, che chở và bảo vệ, phù hộ cho những đứa con c ủa mình tránh
được những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống, người ta tìm thấy được sự cân bằng
trong tâm hồn của mình sau những bộn bề của cuộc sống thường nhật. Họ tin rằng,
người mẹ tinh thần ấy cũng sẵn sàng quở phạt những ai xúc phạm, có hành vi b ất
kính với Người. Vì vậy, người ta đến với Mẫu, đứng trước Mẫu đ ể xin quy ền năng c ủa
Người bằng cả lịng thành, sự chân thật và mang tính trang nghiêm. Các Thánh M ẫu là
chỗ dựa tinh thần cho họ. Họ gửi gắm cuộc đời, số phận và sự nghiệp của mình đ ến
các Mẫu để tìm kiếm sự bình yên và tạo lại sự cân bằng trong tâm lý khi ph ải đ ương
đầu với những khó khăn. Điều quan trọng là, tín ngưỡng th ờ Mẫu hướng con ng ười
vào cuộc sống thực tại chứ không phải vào cuộc s ống sau khi ch ết. V ới s ự th ực tâm,
cầu xin, họ dễ được ban phát, đạt được ước mong ở hiện tại.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một sự giải phóng người phụ nữ ra khỏi vịng kìm hãm
của xã hội phong kiến, đề cao vai trò của họ trong cuộc sống, trong lao động. Đây cũng
chính là một trong những giá trị nhân văn sâu sắc ch ứa đ ựng y ếu tố h ướng thi ện
trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng đó hướng con người đến giá trị chân - thi ện mỹ để ho s ống tốt hơn, đẹp hơn, biết đối nhân xử thế, có tấm lịng bao dung đ ộ
lượng, biết thờ phụng ông bà tổ tiên, biết ơn những người anh hùng, những người có
19


công với đất nước. Những vị Thánh Mẫu được tôn thờ đã được l ịch sử hóa g ắn v ới
danh tiếng và những công trạng. Ở các Mẫu chứa đựng một tinh thần u nước, u
chuộng hịa bình và công lý, đấu tranh bảo vệ những người yếu đuối, l ương thi ện, tr ừ
gian diệt ác.
Tín ngưỡng thờ Mẫu có chức năng giáo dục đạo đức, định h ướng cho th ế h ệ

sau một nhân cách sống cao đẹp. Xuất phát từ đi ểm này mà tín đ ồ đ ến v ới nh ững c ơ
sở thờ Mẫu sẽ luôn nhớ và tự hào về những công lao, sự cống hi ến của nh ững vị th ần
đã “sống khôn, thác thiêng”, cho đến những nhân vật đã được l ịch s ử hóa, tín ng ưỡng
hóa. Đinh Gia Khánh nhận định: “Tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ng ưỡng th ờ
Mẫu nói riêng đã tăng cường sự gắn bó tồn thể các thành viên của cộng đ ồng, toàn
thể dân làng với nhau trong một nhãn quan về thế gi ới, v ề xã h ội, trong m ột ni ềm t ự
hào về quá khứ và niềm tin tưởng vào tương lai, trong lòng yêu quê h ương, yêu đ ồng
bào, yêu Tổ quốc”
Tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính nhân văn ở chỗ, những người đến cúng mẫu
khơng có phân biệt giàu sang, nghèo hèn, không phân bi ệt tầng l ớp, giai c ấp, đ ịa v ị
trong xã hội. Tất cả mọi người đến với Mẫu đều bằng cái tâm trong sáng, v ới c ầu
mong Mẫu thần ban phúc, che chở, giúp cho tâm được bình an. Tín ng ưỡng th ờ Mẫu
với tư cách là một bộ phận của tín ngưỡng dân gian đã góp phần tạo nên sắc thái tâm
linh, một diện mạo văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt.
2. Hạn chế của tín ngưỡng thờ Mẫu
Bên cạnh những giá trị tích cực, thì hiện nay tín ngưỡng th ờ Mẫu đang bộc l ộ
những hạn chế. Nếu trước đây thờ Mẫu là sự thần thánh hóa những người phụ nữ
đẹp với ý nghĩa sản sinh ra giống nịi, mang tính thuần túy về tâm linh, thì hi ện nay,
mơt số ng ười lợi dụng niềm tin của người khác để “buôn thần, bán thánh”. M ột s ố
người đến với Mẫu không phải để cầu mong sức khỏe, bình an, mà đ ể c ầu mong làm
giàu, xin lộc, vay mượn.
Nhiều hoạt động mê tín, dị đoan lợi dụng lịng tin, s ự nh ẹ d ạ của con ng ười đã
thâm nhập vào các lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu. Những kẻ “buôn thần bán thánh” đã
20


biến những vị thần thánh, những người có cơng đức, thành đối tượng để trục l ợi.
Nhiều tín đồ đến với các Mẫu không phải đến với cái tâm trong sáng mà v ới mục đích
rửa sạch tội lỗi, được các thần Mẫu che chở cho những hành động sai trái của mình
trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, bên cạnh những giá tr ị to l ớn, ho ạt đ ộng tín

ngưỡng thờ Mẫu cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.

KẾT LUẬN
Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời và phát triển trong lịng dân tộc; có nhi ều giá tr ị tốt
đẹp, nói lên được vai trị của người phụ nữ Việt Nam, khẳng định và tôn vinh người
phụ nữ. Trải qua biến thiên của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ Mẫu khơng ngừng
khẳng định vai trị của mình trong đời sống tâm linh của người Vi ệt, th ể hi ện khát
vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong thế giới thực tại.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tự biến đổi mình bằng cách dung hợp và ti ếp bi ến
những giá trị của các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác (như Phật giáo, Nho giáo, Đ ạo
giáo, Hồi giáo...). Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện ước mơ của người dân về s ự sinh sôi
nảy nở đem lại cuộc sống ấm no. Đồng thời, nó cũng chính là lịng tin c ủa con ng ười
vào sự linh thiêng của các vị Thánh Mẫu và thể hiện đạo lý “uống n ước nhớ ngu ồn”
21


trong tâm thức của người Việt. Đây cũng chính là giá trị nhân văn và đ ạo đ ức truy ền
thống của dân tộc Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Internet
1. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
/>guyen%20thi%20tho.pdf?fbclid=IwAR2sPqwr3iaCUVO7FMh1RBRzvnVLuo_nj_egWDrU1zfHP69IXPyN9__Ffc

22


2. Giá trị tinh thần truyền thống trong tín ngưỡng thờ mẫu ở Nam Bộ (Nghiên cứu so
sánh với Bắc và Trung bộ) />3. Các hình thái của tín ngưỡng thờ Mẫu
/>4. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam />%C6%B0%E1%BB%A1ng_th%E1%BB%9D_M%E1%BA%ABu_Vi%E1%BB%87t_Nam

5. Ba dạng thức thờ tượng Mẫu của người Việt />Tài liệu sách
Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam
TS. Vũ Hồng Vận - TS. Phạm Duy Hoàng

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×