Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.5 KB, 10 trang )

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ “Đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học” nhằm phát huy tính
tích cực, năng động học tập của học sinh. Một người nhớ tốt là họ đã có cơ
sở nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động tư duy và tưởng tượng, hình
thành nên nhân cách của một con người. Mỗi người dù bất kì một lĩnh vực
nào hay giai đoạn nào của cuộc đời điều mong muốn có một trí nhớ tốt và
linh hoạt. Với học sinh việc ghi nhớ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó giúp
các em nắm bắt thông tin, tái hiện chúng một cách nhanh chóng giúp việc
học tập đạt hiệu quả cao.
Ngày nay, chúng ta đều nhận thấy những hiểu biết về lịch sử và địa lí
có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tri thức cũng như tình cảm của
học sinh. Với mục tiêu cung cấp cho học sinh một kiến thức cơ bản, thiết
thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn
phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước và giữ nước tới nay,
các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam, hình
thành và rèn luyện ở học sinh các kỹ năng quan sát, nhận biết, vận dụng các
kiến thức đã học vào đời sống. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học
sinh những thái độ và thói quen: ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung
quanh, yêu thiên nhiên, con người, đất nước, có ý thức và hành động bảo
vệ thiên nhiên và các di sản văn hóa.
Gắn liền với những sự kiện lịch sử và địa lí, những địa danh, các
mốc thời gian, những số liệu định luợng, định tính. Phần lớn các kiến thức
này vừa khó nhớ lại vừa mau quên. Do đó, muốn học tốt môn học này học
sinh cần phải có các phương pháp, biện pháp học tập tích cực và phát huy
khả năng ghi nhớ của mình.
Học tập và ghi nhớ những gì đã học nói chung và ghi nhớ những
kiến thức Lịch sử-Địa lí nói riêng là vấn đề đặt ra cho cả người giáo dục và
học sinh. Chúng ta đã có nhiều cải cách về mặt nội dung phương pháp
nhằm phát huy tính tích cực, của học sinh chủ động, sáng tạo ở học sinh.
Nhưng hiệu quả mang lại còn nhiều hạn chế. Học sinh thường hay quên


một trong những nội dung Lịch sử-Địa lí được học sau vài ngày hay vài
tuần. Nếu không quên thì cũng thường hay nhằm lẫn giữa các sự kiện lịch
sử, hay các mốc thời gian. Với môn địa lí thì học sinh thường hay quên tên
những con sông, ngọn núi, những thành phố có giá trị kinh tế hoặc không
xác định được chính xác vị trí địa lí nào đó. Có cách nào để tăng cường khả
năng ghi nhớ cho học sinh không? Có cách nào giúp các em lưu tri thức
một cách bền lâu không? Phải căng ta chưa kích thích phát huy được khả
năng ghi nhớ vô hạn củ bộ não, khả năng ghi nhớ sáng tạo của học sinh?Đó
cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tăng cường trí nhớ
cho học sinh lớp 4/4 qua việc dạy môn lịch sử- địa lí ở trường tiểu học Phú
Điền 1”.
Tôi thực hiện đề tài này với mục đích là với việc phối hợp đồng bộ
và có hiệu quả các giải pháp sẽ giúp học sinh có thể tiếp thu bài học một
cách hứng thú hơn, tích cực hơn đồng thời giúp cho các em nhớ lâu hơn và
nhớ chính xác hơn.
Bài nghiên cứu này được thực hiện đồng thời trên hai nhóm đối
tương đương thuộc trường Tiểu học Phú Điền 1. Lớp 4/4 là lớp thực
nghiệm và lớp 4/3 là lớp đối chứng. Lớp 4/4 là lớp thực nghiệm được thực
hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài Lịch sử-Địa lí. Sau khi làm bài định
kì hằng tháng bằng cách cho học sinh kiểm tra viết, lớp 4/4 đã có số điểm
học sinh đạt từ khá trở lên cao hơn hẳn so với lớp đối chứng cụ thể là điểm
trung bình đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,65 ; điểm
bài kiểm ta đầu ra của lớp đối chứng là 7,586. Qua kết quả T- test thì p =
0,00085 < 0,0001 điều này thể hiện sự khác biệt nhau tương đối cao về
điểm trung bình của lớp đối chứng và điểm trung bình của lớp thực
nghiệm. Điều này cũng chứng minh được sử dụng một số biện pháp tăng
cường trí nhớ cho học sinh qua việc giảng dạy môn lịch sử và địa lí sẽ giúp
học sinh học phân môn này có hiệu quả hơn, nhớ lâu và chính xác hơn.
II. GIỚI THIỆU
Sự chú ý của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tâm lý, lứa

tuổi, điều kiện ngoại cành và một số yếu tố có liên quan. Đối với chương
trình giáo dục tiểu học hiện nay việc giúp cho các em có được một trí nhớ
lâu là hết sức quan trọng. Trong chương trình học các em phải tiếp nhận
rất nhiều kiến thức nên đôi khi khả năng ghi nhớ của các em có phần hạn
chế là không thể tránh khỏi. Học sinh lớp 4 của trường tiểu học Phú Điền 1
cũng không ngoại lệ. Vì vậy việc giúp cho các em có một trí nhớ lâu là hết
sức quan trọng.
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy cũng như giúp cho học
sinh có khả năng nhớ bài lâu hơn, khoa học hơn và hiệu quả hơn qua việc
học tập môn Lịch sử-Địa lí nên tôi đã nghiên cứu đề tài này.
Giải pháp thay thế: để học sinh tập trung chú ý cũng như nhớ bài
một cách lâu hơn, chính xác hơn trong việc học tập môn Lịch sử-Địa lí đòi
hỏi giáo viên phải có nhiều biện pháp tăng cường trí nhớ cho học sinh hơn
trong việc dạy học môn Lịch sử-Địa lí nhằm tạo hứng thú cũng như giúp
cho tiết học
thêm phần sinh động hơn, hấp dẫn hơn để cho các em có thể tập
trung vào tiết học một cách hăng say và đầy hứng thú.
Qua những nghiên cứu về tâm lí học thì chúng ta có thể cải thiện trí
nhớ nếu chúng ta có kỹ thuật, biện pháp ghi nhớ một cách hợp lí.
Trên thế giới các cuộc thi về ghi nhớ đã được tổ chức. cuộc thi đầu
tiên được tổ chức vào ngày 26/10/1991 do Tony Buzan phát động và ban tổ
chức là Ủy ban vận động trí óc thế giới. Tony Buzan còn là tác giả của
nhiều quyển sách viết về tư duy và trí nhớ. Gần đây là quyển “Sơ đồ tư duy
(the mind map)”được nhiều tác giả trên khắp thế giới tìm đọc.
Chúng ta cũng có nhiều quyển sách nói về việc rèn luyện cũng như
tăng cường trí nhớ như:
• Phương pháp rèn luyện trí nhớ của Trần Thị Thanh
Liêm , NXB Thanh Niên.
• Phương pháp trắc nghiệm trí nhớ của Nguyễn Khánh
Linh, NXB Hà Nội.

• Làm thế nào để tăng cường trí nhớ, NXB Văn hóa-
Thông Tin.
Tất cả đều xoay quanh vấn đề phát huy khả năng ghi nhớ của trí
não trước những nội dung không có tính khái quát hay những nội dung
có tính khái quát, có mối liên hệ logic giữa các bộ phân.
Phân môn Lịch sử-Địa lí cũng bao gồm những nội dung trên.
Chính vì vậy ta cần áp dụng những thành tựu về ghi nhớ để phát huy
hiệu quả ghi nhớ cho học sinh.
Vấn đề nghiên cứu: việc sử dụng một số biện pháp tăng cường trí
nhớ qua việc dạy học môn Lịch sử-Địa lí có giúp học sinh nhớ lâu hơn
chính xác hơn cũng như có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 4
trường Tiểu học Phú Điền 1 không ?
Giả thuyết nghiên cứu: nếu đề tài nghiên cứu thành công, trên cơ sở
phân tích kết quả khảo sát, tìm hiểu thiên hướng nhớ của học sinh và đề
xuất một số biện pháp tăng cường trí nhớ thì đề tài giúp cho giáo viên thực
hiện tốt công việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh tiểu học và có biện pháp
tác động tích cực đến quá trình ghi nhớ của học sinh, định hướng học sinh
lựa chọn, sử dụng một số biện pháp để ghi nhớ hiệu quả nội dung kiến thức
môn Lịch sử-Địa lí 4. Học sinh không chỉ học mà còn sáng tạo để học.
A. Khách thể nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu của tôi được thực hiện tại trường Tiểu học
Phú Điền 1 là trường mà tôi đang công tác để thuận lợi cho việc nghiên
cứu.
 Giáo viên:
Hai giáo viên của hai lớp đều có lòng nhiệt tình say mê công việc
luôn năng nổ và quan tâm hết mực đối với học sinh.
1. – Giáo viên dạy lớp 4/4 ( lớp thực nghiệm)
2. – Giáo viên dạy lớp 4/3 ( lớp đối chứng )
 Học sinh:
Chúng tôi chọn hai lớp này để nghiên cứu vì có những nét cơ bản

gần tương đương nhau về một số yếu tố khách quan. Cụ thể như:
Số học sinh của hai lớp Kết quả kiểm tra định kì tháng 9
Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu
Lớp 4/4 27 7 20 4 18 4 1
Lớp 4/3 31 17 14 3 17 10 1
- Tất cả học sinh lớp này đều ngoan, hiền lễ độ,biết lắng nghe.
- Trong năm học trước, cả hai lớp đều cóp kết quả học tập gần như
tương đồng với nhau về điểm số.
1. Thiết kế
Trong quá trình nghiên cứu, tôi chọn tron vẹn số học sinh của mỗi
lớp: lớp 4/4 là lớp thực nghiệm và lớp 4/3 là lớp đối chứng. Trong đó, tôi
lấy kết quả bài kiểm tra tháng 9 làm kiểm tra trước tác động vì điểm trung
bình của hai nhóm cũng có sự chênh lệch nên chúng tôi buộc phải kiểm
chứng T- test để kiểm chứng lại sự chênh lệch của hai nhóm trước khi tác
động.
2. Kết quả:
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 7.58 8.33
P = 0.75
P = 0.75 > 0.05 cho thấy sự chênh lệch số điểm trung bình của hai
nhóm là không có ý nghĩa vì thế hai nhóm này được xem là tương đương.
Sau đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra trước và sau tác động đối với
các nhóm tương đương ( được mô tả từ bảng 2)

×