Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

NGHỆ THUẬT ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA QUA CHUYẾN THĂM VIỆT NAM THÁNG 5 NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.67 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
----------

TIỂU LUẬN
MÔN ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG QUỐC TẾ

Đề tài:
NGHỆ THUẬT ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG CỦA TỔNG THỐNG HOA
KỲ BARACK OBAMA QUA CHUYẾN THĂM VIỆT NAM THÁNG 5 NĂM
2016

Giảng viên hướng dẫn:
Phó GS, Tiến sĩ PHẠM MINH SƠN
Th.S NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN

Người thực hiện: TRỊNH HÀ PHƯƠNG

Hà Nội, tháng 12 – năm 2016


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH ĐỐI NGOẠI CÔNG
CHÚNG CỦA TỔNG THỐNG OBAMA..............................................................3
1. Giới thiệu chung về Barack Obama............................................................3
2. Phong cách đối ngoại công chúng của Tông thống Obama........................4
CHƯƠNG 2. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG CỦA TỔNG
THỐNG OBAMA TRONG CHUYẾN THĂM VIỆT NAM................................6
1. Mục tiêu và các kênh truyền thông của hoạt động......................................6
2. Các hoạt động nổi bật..................................................................................7


3. Ảnh hưởng tới truyền thông và giới trẻ.....................................................14
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT DÀNH CHO VIỆT NAM............................................16
KẾT LUẬN............................................................................................................ 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 19


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới với xu hướng tồn cầu hóa,
hội nhập và hướng ngoại. Các quốc gia liên kết với nhau trên mọi lĩnh vực: chính
trị, kinh tế, xã hội, giải trí…Quốc gia nào cũng cố gắng chứng minh thế mạnh và
tiềm lực của mình cho các nước bạn. Q trình đó gọi là quan hệ quốc tế. Theo
Wikipedia, Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại
giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống quốc tế, bao
gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO), và
các cơng ty đa quốc gia (MNC).
Trong quá trình hoạt động Quan hệ quốc tế, ta có một khái niệm gọi là Đối ngoại
cơng chúng. Đây là một khái niệm còn khá xa lạ với Việt Nam. Nhắc đến quan hệ
quốc tế là nhắc đến một loạt các thuật ngữ quen thuộc như ngoại giao, ngoại giao
văn hóa, đối ngoại nhân dân, quan hệ cơng chúng, ngoại giao văn hóa…Cịn đối
ngoại cơng chúng vẫn chưa được biết đến nhiều dù hoạt động đối ngoại công chúng
vẫn đang được thực hiện mỗi ngày. Đối ngoại công chúng, khác với các hoạt động
khác thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế, là một hoạt động đối ngoại chú trọng vào đối
tượng tiếp nhận hoạt động, ở đây là công chúng nhân dân và quần chúng quốc tế.
Đối ngoại công chúng được các quốc gia trên thế giới triển khai nhằm quảng bá để
được cơng chúng nước ngồi biết đến nhiều hơn, để chiếm được lòng tin, sự ủng hộ,
lòng thiện cảm của họ. Đây là một hoạt động cần được chú trọng, đơi khi cịn địi
hỏi chú trọng hơn cả các hoạt động đối ngoại chính thức. Hiện nay, rất nhiều quốc
gia phát triển trên thế giới có thực hiện đối ngoại công chúng và đầu tư đáng kể vào
lĩnh vực này. Tại Việt Nam, đối ngoại công chúng ở các nước lớn xuất hiện dưới
dạng các trung tâm văn hóa như Trung tâm Văn hóa Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Viện

Goethe của Đức….
1


Trong những địa điểm kể trên, Trung tâm Văn hóa Mỹ là nơi thành công nhất
trong việc thu hút sự chú ý và yêu mến của công chúng Việt. Mỹ là một đất nước
phát triển, qua nhiều cuộc chiến tranh, hình tượng của Mỹ trên thế giới có phần
phức tạp và mang tính tiêu cực. Tuy nhiên, nhờ phương thức thực hiện đối ngoại
công chúng xuất sắc, Mỹ vẫn chiếm được cảm tình của nhiều người dân trên thế
giới, đặc biệt là các bạn trẻ. Đó là do Mỹ ln biết cách thực hiện đối ngoại công
chúng một cách hiệu quả nhất.
Ngày 20/1/2009, Barack Obama lên nhậm chức và trở thành vị Tổng thống da màu
đầu tiên của Hoa Kỳ. Tổng thống là một người tài năng, có chun mơn và đặc biệt,
rất chú trọng đến đối ngoại công chúng. Ông đã nghiên cứu, kế thừa nền đối ngoại
công chúng kiểu Mỹ và thậm chí cịn nâng tầm nó thành một nghệ thuật. Khắp nơi
trên thế giới đều biết đến Obama không chỉ với tên gọi Tổng thống Mỹ mà cịn với
hình tượng một người đàn ơng bác ái, vì hịa bình, một người đàn ơng u thương
gia đình. Lý do nào khiến Obama thành công đến vậy trong hoạt động đối ngoại
cơng chúng là một điều cần tìm hiểu, cần học hỏi để áp dụng và cải thiện nền đối
ngoại công chúng của Việt Nam.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG
CỦA TỔNG THỐNG OBAMA
1.

Giới thiệu chung về Barack Obama
Barack Hussein Obama là vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Ông

sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961, tại Honolulu, Hawaii. Từ thuở thiếu thời, Obama đã

hấp thu được những nền văn hóa khác nhau trên thế giới dựa vào điều kiện sinh
sống, học tập và làm việc. Trong 10 năm đầu đời, ông sinh sống ở Indonesia và học
trường nói tiếng Indo. Vào năm 1979, Obama theo học tại trường Đại học
Occidental ở Los Angeles. Hai năm sau, ông chuyển đến thành phố New York để
học chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Columbia. Trong khoảng thời gian
này, Obama được nhận định là một thanh niên có thiên hướng tham gia các hoạt
đồng vì cộng đồng. Ông đã đảm nhận vai trò Giám đốc Đề án phát triển cộng đồng
trong một tổ chức hoạt động trên 8 khu vực giáo xứ của nước Mỹ trong vòng 3 năm.
Sau đó, vào năm 1988, Obama vào trường Luật Havard và từ đây bắt đầu theo đuổi
sự nghiệp ngành Luật của mình. Ơng trở về Chicago và giảng dạy môn Luật Hiến
pháp tại Đại học Chicago trong suốt 12 năm cho đến khi ông bắt đầu dấn thân vào
giới chính trị.
Sự nghiệp chính trị của Obama bắt đầu từ năm 1996 khi ơng đắc cử vào
Thượng viện Illinois. Ơng hoạt động tại bang Illinois một thời gian dài đến năm
2004 khi ông đắc cử vào Thượng viện Hoa Kỳ. 4 năm sau đó, ngày 16/11/2008,
Obama từ nhiệm tại Thượng viện Hoa Kỳ để tiếp nhận chức vị Tổng thống. Ông là
người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vị này.
Thời gian ở trên cương vị Tổng thống, Obama có nhiều thay đổi trong các chính
sách đối nội, đối ngoại, về phúc lợi cho trẻ em và phụ nữ. Về đối ngoại, Obama
quan tâm đến các vấn đề nổi cộm còn tồn tại như mối quan hệ với Nga, chiến tranh


Syria,…Tháng 12 năm 2014, Obama tun bố bình thường hóa quan hệ với Cuba,
đánh dấu một bước ngoặt trong mối quan hệ đã bị đóng băng từ lâu giữa hai nước.
Vào tháng 5 năm 2016, trong chuyến thăm đến Việt Nam, Obama dỡ bỏ lệnh cấm
vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam. Về xã hội, Obama chú trọng đến các
vấn đề nhạy cảm như phụ nữ, trẻ em. Đặc biệt, tháng 6 năm 2015, Mỹ chính thức
hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới trên 50 bang. Theo đó, cơng dân Mỹ được phép
kết hơn bất kể giới tính và xu hướng tình dục. Đây là một sự thay đổi đáng kể của hệ
thống luật pháp Mỹ dưới thời Tổng thống Obama.

2.

Phong cách đối ngoại công chúng của Tổng thống Obama
Tổng thống Obama có một phong cách đối ngoại cơng chúng thân thiện và

gần gũi. Hình tượng của ông trong mắt công chúng là một chính trị gia giỏi hùng
biện, là một người bác ái và một người đàn ơng của gia đình.
Cha của Obama là người Kenya, mẹ là người Mỹ gốc Âu, sinh ra ông là một người
Mỹ da màu. Vì vậy khi trở thành một vị Tổng thống, vấn đề sắc tộc trở thành điểm
nhạy cảm trong sự nghiệp của Obama. Tuy nhiên, ông rất khéo léo khi được phỏng
vấn và đề cập đến vấn đề này. Điều đó cho thấy ở ơng năng lực của một nhà hùng
biện xuất sắc. Trên thực tế, từ giai đoạn nhận chức và suốt nhiệm kỳ Tồng thống,
mỗi tuần ơng đều có một bài nói chuyện được đưa lên Internet. Phiên bản audio của
quyển Dreams from My Father của ơng được trao giải Grammy cho album nói hay
nhất vào tháng 2 năm 2006. Video của chiến dịch tranh cử Yes, We Can đạt 10 triệu
lượt xem trên Youtube ngay trong tháng đầu tiên và được nhận giải Daytime Emmy.
Trong cuộc sống thường ngày, Obama được xem như một hình tượng của
người đàn ơng bác ái u mến trẻ em. Các bài diễn văn Obama có sự kết nối giữa
các vấn đề chính trị với câu chuyện gia đình của bản thân ông làm nên một cảm giác
thân thiện và quen thuộc. Câu chuyện tình u của ơng và phu nhân Michelle đã
được toàn thế giới biết đến, gây cảm hứng cho các nhà làm phim để dựng lên bộ


phim “Southside with you” (Đi về phía Nam cùng em). Hình ảnh của Obama được
cả phe ủng hộ và đối lập xem như một hình ảnh trung tính mà ai cũng có thể tìm ra
những khát vọng và cảm xúc của mình trong đó.
Trong giao tiếp với người dân, Obama là một người thân thiện và vui tính. Ơng gần
như khơng có khoảng cách với nhân dân. Truyền thơng thường xuyên bắt gặp cảnh
tượng Obama cười đùa và bế ẵm trẻ nhỏ, thậm chí đơi khi cịn lè lưỡi, làm trị hề với
cơng chúng trước mắt báo giới. Cách thức xây dựng hình ảnh này của Obama đã

gây được hiệu quả khơng nhỏ trong sự nghiệp chính trị của ơng. Theo cuộc khảo sát
của Harris Interactive năm 2009, Obama được xem như nhà lãnh đạo thế giới nhiều
quyền lực nhất và được tơn trọng nhất. Ngồi ra, ơng cịn là nhà lãnh đạo được yêu
thích nhất, nhân vật được kỳ vọng có thể dẫn dắt thế giới ra khỏi cơn suy thoái kinh
tế. Cũng trong năm này, Obama đã đoạt Giải Nobel Hịa bình do “những nỗ lực phi
thường của ông nhằm củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân
tộc”. Ông là người thứ ba trong số các Tổng thống Mỹ được trao giải Nobel Hịa
bình khi vẫn cịn đang nhậm chức. Những kết quả trên cho thấy thái độ của người
dân Mỹ đối với Obama trên phương diện ngoại giao công chúng. Vị Tổng thống đã
vượt ra ngồi hình tượng cứng nhắc của một chính trị gia và truyền cảm hứng cho
nhiều các thế hệ dân chúng bất kể ở quốc gia nào. Obama trở thành một huyền thoại
thành công trong việc gây dựng hình tượng đối với cơng chúng.


CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG CỦA TỔNG
THỐNG OBAMA TRONG CHUYẾN THĂM VIỆT NAM (THÁNG 5/2016)
1. Mục tiêu và các kênh truyền thông của hoạt động
Tháng 5 năm 2016, Tổng thống Obama thực hiện chuyến cơng du chính thức
ba ngày đến Việt Nam. Ơng đã có nhiều hoạt động nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu
nghị giữa hai nước và giao lưu với các Quan chức Chính phủ cao cấp như hội đàm
với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, họp báo, tiệc chiêu đãi chính thức…Tuy nhiên,
những chi tiết gây ấn tượng của Tổng thống Obama lại không nằm ở đó, mà tại các
hoạt động giao tiếp với công chúng của ông. Tổng thống là một nhầ lãnh đạo nổi
tiếng trong các công tác đối ngoại công chúng với hình tượng giản dị, thân thiện.
Tại Việt Nam, ơng cũng giữ hình ảnh một nhà lãnh đạo tài năng, gần gũi với người
dân.
Các hoạt động đối ngoại công chúng của Tổng thống Obama trong chuyến
thăm Việt Nam đặc biệt bao gồm các buổi trò chuyện với sinh viên Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy trong thực hiện đối ngoại công chúng, Obama
đặc biệt chú trọng tới tầng lớp học sinh sinh viên, vốn sẽ là thế hệ kế tiếp của đất

nước. Việc này nhằm hướng tới gây dựng thiện cảm của đất nước đó đối với bản
thân Tổng thống, thơng qua hình tượng mà ơng theo đuổi. Do bởi thế hệ trẻ là thế
hệ sẽ tiếp bước quản lý đất nước, chiếm được lòng tin của thế hệ trẻ đồng nghĩa với
việc kéo được sự hợp tác lâu dài của đất nước đó trong tương lai. Ngồi ra, Tổng
thống cịn thực hiện một số hoạt động mang tính đời thường như thưởng thức các
món ăn địa phương đặc trưng, và nói chuyện, bắt tay với người dân Việt.
Tất cả những hoạt động trên được đưa tin trên thời sự, báo in và đặc biệt là
báo mạng điện tử. Trong khoảng thời gian này, những sự kiện liên quan đến chuyến
thăm của Tổng thống phủ sóng rộng rãi trên mọi phương tiện truyền thông Việt


Nam. Cái tên Obama được nhắc đến nhiều nhất trong các câu chuyện và được các
bạn trẻ rất quan tâm.
2. Các hoạt động nổi bật
2.1.

Ăn bún chả, uống bia Hà Nội

Theo lịch trình chuyến thăm, Tổng thống Obama sẽ ở lại Việt Nam ba
ngày. Ngày đầu tiên ông làm việc với các cán bộ cấp cao, ngày thứ hai thực hiện
buổi nói chuyện với các bạn trẻ Hà Nội, sau đó ra sân bay đến Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong ngày đầu tiên, sau khi tham gia hội đàm và họp báo, buổi tối Tổng
thống đã làm người dân Việt bất ngờ vì sự xuất hiện của ơng tại con phố Hai Bà
Trưng. Obama và người bạn của mình, chuyên gia ẩm thực Anthony Bourdain ghé
vào quán bún chả Hương Liên để thưởng thức hương vị bún chả đặc trưng của Hà
Nội. Ông tỏ ra thân thiện, dễ gần khi luôn nở nụ cười và vẫy chào người dân bên
đường

Tổng thống vẫy chào người dân khi vừa xuống xe



Ông và đầu bếp Anthony vào ăn trong quán bún bình dân, ngồi trên chiếc ghế nhựa
rất quen thuộc với người dân Việt Nam, uống bia và trò chuyện. Việc chọn quán
bún chả Hương Liên là đề xuất của đầu bếp Anthony, ngun nhân vì ơng u Việt
Nam, ơng có nhiều bạn bè, người quen, biết được nhà hàng nào có món ngon. Ơng
nghĩ rằng thật vơ vị khi tiếp tục ngồi trong một nhà hàng kiểu Tây có máy lạnh với
những món “quốc túy” quá quen thuộc với một vị Tổng thống như Obama. Vì vậy,
ơng chọn bún chả.

Hình ảnh đầu bếp Anthony đăng tải trên tài khoản Instagram của ông. Trong ảnh,
ông và Tổng thống uống bia như những người đàn ơng Việt.

Trong q trình ghé thăm qn ăn nhỏ, Tổng thống Obama rất giản dị và gần
gũi, ông chụp ảnh, bắt tay với mọi người trong quán, sau đó cịn mua bốn suất bún
mang về. Ơng nán lại khá lâu trước khi ra về để gặp mặt và bắt tay chào hỏi người
dân hiếu kỳ đã đến để chứng kiến “vị tổng thống ăn bún chả”.


Tổng thống Obama chào và bắt tay với người dân
Có một chi tiết đáng chú ý, trước khi bắt tay người dân, Tổng thống rút chiếc
nhẫn đang đeo trên tay đút vào túi quần. Hành động này đã gây nên làn sóng tranh
cãi trong cộng đồng mạng. Có ý kiến cho rằng đây là chiếc nhẫn cưới của Tổng
thống với phu nhân Michelle, ông cất chiếc nhẫn đi để thể hiện rằng, ơng khơng
muốn để gia đình và hơn nhân của mình liên quan khi đang làm cơng việc chính trị.
Tuy nhiên có lẽ Obama chỉ đơn thuần khơng muốn chiếc nhẫn của mình bị móp méo
khi thực hiện các động tác cầm nắm mạnh. Dù lý do là gì, một lần nữa Tổng thống
lại khẳng định được hình tượng một người trân trọng các giá trị gia đình trong mắt
cơng chúng nói chung và người dân Việt Nam nói riêng.
Kỷ niệm này đã được ông nhắc đến trong bài nói chuyện với các bạn trẻ ở Hà
Nội vào ngày hôm sau.

1.2

Buổi phát biểu với sinh viên và doanh nhân trẻ tại Hà Nội

Ngày 24/5/2016, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu trước hơn 2000 học
sinh sinh viên, các doanh nhân và trí thức trẻ Hà Nội tại Trung tâm Hội nghị Quốc


gia. Các phương tiện truyền thông cập nhật trực tiếp trong suốt thời gian diễn ra
buổi họp báo. Phong thái thân thiện, cởi mở của ông đã chiếm được thiện cảm của
đông đảo người nghe. Tuy nhiên, điều gây được ấn tượng mạnh và làm cho tất cả
người dân Việt Nam xôn xao là thái độ tự tin và sự thể hiện hiểu biết sâu rộng của
Tổng thống về Việt Nam.
Khi đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng thống Obama mở đầu bằng cách
liên tục nói “Xin chào,xin chào Việt Nam”, cám ơn các bạn trẻ đã đến nghe phát
biểu, và kể lại câu chuyện đi ăn bún chả nổi tiếng của ơng bằng những lời lẽ hết sức
bình dị và gần gũi. Ơng kể: Tối qua, tơi đã thử ăn bún chả và uống bia Hà Nội.
Nhưng phố phường Hà Nội đông như thế, tôi chưa từng thấy. Tơi chưa dám qua
đường. Có lẽ lần sau các bạn sẽ dạy tôi.
Giây phút làm các bạn trẻ Việt Nam trở nên ngạc nhiên và thích thú nhất là khi
Obama đề cập đến bài thơ Nam Quốc Sơn Hà mà không người Việt nào không biết:
Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời. Không chỉ dừng
lại ở đó, ơng cịn nhắc đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh với câu nói “Muốn đối thoại,
cả hai bên phải thay đổi”. Sau đó là đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhạc sĩ Văn Cao
với “Từ đây người biết yêu người, từ đây người biết thương người”, Trịnh Công
Sơn với “Nối vịng tay lớn”. Những câu nói kể trên cho thấy sự nghiên cứu kỹ
lưỡng của Tổng thống Obama về nền văn hóa Việt Nam.

Lẩy Kiều, nói về nhạc Trịnh, Obama như
một người dân Việt thực thụ đam mê

những giá trị văn hóa quen thuộc của đất
nước.

10


2.3

Dừng xe dưới mưa, ghé vào quán nước ở Mễ Trì

Chiều ngày 24/5, Tổng thống Obama lên xe rời Hà Nội để đến sân bay
Nội Bài vào Thành phố Hồ Chí Minh. Trên đường đi qua Mễ Trì Thượng, quận nam
Từ Liêm, chiếc xe chở Tổng thống bất ngờ dừng lại. Ông cùng đầu bếp Anthony
ghé vào quán trà đá ven đường của chị Nguyễn Thu Trà. Tại đây, Tổng thống thăm
quan một vịng và hỏi thăm cơng việc của chị Trà cùng quán nước của chị. Ông
cũng chào và bắt tay với người dân xung quanh. Cuộc gặp bất ngờ chỉ diễn ra
khoảng 30’ nhưng đã gây được nhiều thiện cảm với nhân dân nơi đây.

11


2.4 Buổi nói chuyện cùng các thành viên YSEALI Đơng Nam Á tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Sáng ngày 25/5, Tổng thống Obama tổ chức một buổi nói chuyện với các
thành viên của Sáng kiến trẻ Đông Nam Á tại GEM Center Thành phố Hồ Chí
Minh. Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) được Tổng thống Obama
thành lập năm 2013 nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo và kết nối trong ASEAN,
giúp các bạn trẻ gắn kết và có năng lực hơn trước các thách thức khu vực và tồn
cầu. Chương trình đưa các thủ lĩnh trẻ Đơng Nam Á tới các trường đại học Mỹ để
đào tạo thêm kiến thức. YSEALI dành 250 suất học bổng cho các thủ lĩnh trẻ

ASEAN trong năm 2015 và 2016.
Từ sáng sớm, các bạn trẻ tham gia đã đến và bày tỏ sự hồi hộp được gặp mặt
Tổng thống Mỹ. Tổng thống Obama đến và tiếp tục mở màn bằng lời chào bằng
tiếng Việt quen thuộc cùng lời cảm ơn đến các bạn trẻ. Trong buổi phát biểu, ông đã
đề cập đến việc ơng thích món ăn Việt Nam ra sao, nhắc đến Sơn Tùng là một hiện
tượng âm nhạc trong giới trẻ, thói quen thích selfie của người Việt Nam. Đây đều là
những điều thực tại trên đất nước của chúng ta, chứng tỏ sự nghiên cứu kỹ lưỡng về
Việt Nam của Obama và đội ngũ truyền thông đằng sau Tổng thống.


*Ngồi ra, Tổng thống Obama cịn gây chú ý với những câu nói hài hước và
thể hiện sự hiểu biết về Việt Nam trong các buổi nói chuyện như “Có thể tơi sẽ uống
cà phê sữa đá” hay nói “Xin chào” trong cuộc họp báo với Chủ tịch nước Trần Đại
Quang, gây thích thú cho người dân Việt. Trả lời phỏng vấn trong buổi họp báo,
Tổng thống nói có thể ông sẽ đưa vợ con tới nghỉ ngơi ở đây lâu hơn, thăm thú
nhiều nơi, thưởng thức các món ăn của Việt Nam

Tổng thống Obama phát biểu: “Có thể tơi sẽ thưởng thức món cà phê sữa đá”

Nụ cười thân thiện của Obama khi chụp ảnh cùng đoàn biểu diễn nghệ thuật trong
tiệc chiêu đãi


2. Ảnh hưởng tới truyền thông và giới trẻ
Chuyến thăm tới Việt Nam của Tổng thống Obama trước khi hết nhiệm kỳ là
một sự kiện lớn thu hút nhiều sự quan tâm của báo giới và công chúng cả trong và
ngồi nước. Tuy nhiên, điều được cơng chúng quan tâm nhất lại khơng phải là
những buổi gặp mặt chính thức hay tọa đàm về chính trị, quân sự mà lại là những
họat động bên ngồi của ơng.
Trước khi Tổng thống Obama tới thăm, báo đài và các phương tiện truyền

thông đều đồng loạt đưa tin về sự kiện này. Từ giây phút Tổng thống bước ra khỏi
máy bay và đặt chân lên Việt Nam, báo giới đã theo sát và tường thuật thông tin về
ông. Mọi hoạt động, từ cử chỉ, nụ cười, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất cũng được
đăng lên các diễn đàn trao đổi lớn. Chưa kể đến các buổi họp báo, tọa đàm, buổi nói
chuyện chính thức đều được cập nhật trực tiếp. Vào buổi tối đầu tiên ở Hà Nội khi
Tổng thống đến phố Hai Bà Trưng để ăn bún chả, hàng loạt fanpage lớn trên
facebook đình chỉ đăng tin để đưa tin về ông. Trên google, từ khóa “Obama ăn bún
chả” đạt số lượng truy cập lớn nhất trong một ngày với 796.000 kết quả. Chưa kể
đến những câu nói đề cập đến Kiều, đến nhạc Trịnh và hàng loạt các hành động gây
bất ngờ của ông trong thời gian tại Việt Nam. Những bài viết liên tục được tung ra
với những lời “có cánh” để ca ngợi vị Tổng thống “thân thiện và dễ gần”. Có thể
thấy, tất cả những cử chỉ lời nói của Obama đều “gây bão” tới truyền thơng và báo
giới, đặc biệt là báo mạng.
Đối với công chúng, thái độ rõ rệt nhất đối với Tổng thống là “hiếu kì” và
“u mến”. Mỗi khi đồn xe của Tổng thống ra ngoài, người dân đứng dày đặc hai
bên đường để đón ơng. Hình ảnh này ngập tràn trên các báo mạng.


Trên các trang mạng xã hội, công chúng quan tâm nhất là các tin tức về Tổng thống
Mỹ. Mỗi khi có một bài báo mới được cập nhật, người dân truy cập và các bình luận
tranh luận cũng tăng lên đột biến.
Về phần các bạn trẻ, bài nói chuyện của Obama tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh là cảm hứng, là định hướng để họ xem xét lại những giá trị mà bản thân đang
theo đuổi và có hướng đi cho tương lai. Kết thúc chuyến đi 3 ngày của Tổng thống,
các bạn trẻ nhận xét ông là một người đầy tài năng và nhiệt huyết, một người rất coi
trọng vai trị của thế hệ trẻ trong cơng cuộc phát triển đất nước.


CHƯƠNG 3. CÁC ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM
Những hành động của Tổng thống Obama trong chuyến thăm tới Việt Nam và

hiệu quả nó mang lại đã chứng tỏ ơng là một chuyên gia kiệt xuất trong lĩnh vực đối
ngoại công chúng. Đó là thành quả của một khoảng thời gian rèn luyện và học tập
nghiên cứu. Tại Việt Nam, lĩnh vực đối ngoại cơng chúng vẫn cịn xa lạ và chưa
được chú trọng đầu tư phát triển đúng mức. Trong thời kỳ hội nhập, chúng ta cần
đẩy mạnh hoạt động nhằm vào cơng dân trên tồn thế giới để được biết đến và ủng
hộ nhiều hơn nữa.
Trong thời gian Tổng thống Obama đến Việt Nam, ngoài các cơ quan báo chí
chính thống của Việt Nam đưa tin thì bộ phận truyền thông của Ngài Tổng thống
cũng làm việc độc lập để đưa tin. Như vậy, ta thấy cần phải có một đội ngũ riêng
biệt để đảm nhận chức vụ truyền thơng, đưa tiếng tăm của ta ra ngồi thế giới.
Tại buổi nói chuyện cùng sinh viên, Tổng thống đã liên tục đưa ra các ví dụ liên
quan đến văn hóa Việt Nam như nhạc Trịnh, truyện Kiều, hay thậm chí là Sơn
Tùng. Điều này chứng minh trước khi phát biểu, ơng đã có sự chuẩn bị kỹ càng về
nơi mình sắp đến.
Ngoài ra, khi ở Hà Nội, vốn là đất văn hiến lâu đời, Tổng thống chú trọng nói đến
các giá trị văn hóa từ thời trước. Cịn tại Thành phố Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế,
thành phố năng động của đất nước, ơng lại lấy các ví dụ mag tính chất năng động,
liên quan đến giới trẻ như tính thích selfie của người Việt, âm nhạc Sơn Tùng đang
thống lĩnh thị trường. Đó là điều khác nhau: cần nói gì tùy thuộc vào đặc tính và nền
văn hóa của nơi đối tượng nghe đang sinh sống.
Tuy nhiên, các bài phát biểu của Tổng thống Obama có sự trợ giúp của đội ngũ nhân
viên đằng sau ông. Trong trường hợp khơng phải chính Obama nghiên cứu ra những
bài nhạc Trịnh, nhạc Văn Cao, bài thơ Nam Quốc Sơn Hà…mà là bởi nhân viên của


ơng; thì bài diễn thuyết đó vẫn truyền cảm và đạt được thành cơng xuất sắc. Đó là
do thái độ chuyên nghiệp, tự tin và uyên bác mà Obama thể hiện. Phong thái phóng
khống cũng là một yếu tố quan trọng trong việc diễn thuyết. Bên cạnh đó, Tổng
thống cũng cần một đội ngũ giỏi, có năng lực để trợ giúp cho mình. Hiện nay ở Việt
Nam, khơng có nhiều cán bộ có được phong thái tự nhiên, truyền cảm khi thuyết

trình. Và đội ngũ truyền thơng của chúng ta vẫn còn yếu kém, chưa thực sự nổi bật.
Đây là những điều cần phải khắc phục.
Trên tất cả, Tổng thống Obama luôn tươi cười và tỏ ra thân thiện mọi lúc, mọi nơi.
Chi tiết này đóng góp rất lớn trong việc xây dựng hình tượng đối ngoại của ơng. Nụ
cười dễ mến của Obama đã trở thành thương hiệu, là biểu tượng của nhà chính trị
đầy tài năng. Hình ảnh này của ông không những gây được nhiều thiện cảm trong
lòng dân chúng Mỹ mà còn hiệu quả trong giao tiếp với cơng dân nước ngồi. Kinh
nghiệm này rất cần được học tập và áp dụng bởi những nhà đối ngoại cơng chúng tại
Việt Nam: xây dựng hình ảnh thân thiện, tin cẩn trong mắt dân chúng.


KẾT LUẬN
Đối ngoại công chúng rất cần được phát triển tại Việt Nam. Trong thế giới
hiện đại, một đất nước bên cạnh gia tăng năng lực chính trị, kinh tế, qn sự để có
chỗ đứng trên trường quốc tế thì cũng cần quảng bá hình ảnh tới các cơng dân nước
bạn. Để làm được việc đó ta cần dùng đến Đối ngoại công chúng. Mặc dù các hoạt
động đối ngoại công chúng đang diễn ra hàng ngày, nhưng khái niệm về nó lại rất
xa lạ, hầu như các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Việt Nam không hiểu rõ, hiểu
đúng về đối ngoại công chúng.
Tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thực hiện một chuyến
thăm chính thức 3 ngày tại Việt Nam. Ngoài sự kiện ngoại giao với Chính phủ,
những hoạt động đối ngoại cơng chúng của ơng đã “gây bão” trong giới truyền
thông và công chúng Việt Nam. Ngài Tổng thống vốn được biết đến là một nhà đối
ngoại cơng chúng kiệt xuất với hình tượng giản dị và dễ gần. Nhân dịp ông đến Việt
Nam, chúng ta cần nghiên cứu cách ông thực hiện các hoạt động ấy, xem xét lại nền
đối ngoại công chúng của ta để cùng học tập và phát triển.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo 2Sao

/>2. Bnews.vn
/>3. Chungta.com
/>4. Wikipedia: “Barack Obama”
/>5. Zing.vn

/>

/>


×