Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tại sao hai quá trình tập hợp lực lượng của Mỹ và Tây Âu lại dần dần hoà nhập làm một?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.84 KB, 3 trang )

BÀI TẬP MÔN LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Câu hỏi: Tại sao hai quá trình tập hợp lực lượng của Mỹ và Tây Âu lại dần dần hoà
nhập làm một?
Bài làm
Để lý giải tại sao sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ và Tây Âu lại
có sự hịa nhập lực lượng, ta cần phải tìm hiểu các điều kiện khách quan như tình
hình thế giới trong, sau giai đoạn chiến tranh thế giới 2 và nhất là giai đoạn chiến
tranh lạnh, điều kiện chủ quan của bản thân Mỹ và Tây Âu, từ đó lý giải nguyên
nhân sự hòa nhập lực lượng của 2 quốc gia và khu vực này.
Trước khi chiến tranh lạnh bắt đầu, Mỹ và Tây Âu đã có sự hợp tác để chống
lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Phát xít trên thế giới. Như chúng ta đã biết, sau
chiến tranh thế giới lần thứ I chủ nghĩa phát xít nổi lên ở Nhật, Ý đặc biệt nòng cốt là
nước Đức sau khi Hitler lên nắm quyền. Quân Phát xít Đức với niềm tự hào là dân
tộc “thượng đẳng” đã lần lượt đánh chiếm các quốc gia lân cận với tham vọng trở
thành bá chủ thế giới. Vào ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh
và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tiếp theo, Đức
đánh chiếm Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Pháp. Lúc này dã tâm của Đức đã hiện rõ.
Mục tiêu đề ra lúc này là các nước cần hợp tác với nhau để chống lại sự bành
trướng của Đức Quốc xã.
Từ đầu năm 1939 đến giữa năm 1941, Anh, Pháp và Tây Âu gia nhập và hình thành
khối liên kết quân sự quân Đồng Minh với mục tiêu chống lại Chủ nghĩa Phát xít.
Ngày 22/6/1941, Liên Xơ gia nhập quân Đồng Minh. Tháng 11/1941, Mỹ tuyên bố sẽ
giúp Anh và Liên Xơ về trang bị vũ khí, tuy nhiên Mỹ sẽ không tham chiến. Nhưng
dù mang danh nghĩa trung lập, Mỹ ngày một gia tăng tham dự trong cuộc chiến. Vào
ngày 8/12/1941, Mỹ gia nhập phe Đồng Minh.
Như vậy, sự xuất hiện của Phát xít Đức đã gây ra một cục diện mới trong quan hệ
giữa các quốc gia trên thế giới. Do sự bành trướng của chủ nghĩa Phát xít, hàng loạt
các nước lớn nhỏ buộc phải bắt tay để hình thành nên một khối liên minh, trong đó
có Mỹ và Tây Âu – vốn là cái nơi của chủ nghĩa tư bản. Đây là sự hợp tác đầu tiên
của hai lực lượng trước khi thật sự hòa nhập và lập thành một trong 2 cực trong giai


đoạn chiến tranh lạnh.
Ngày 2/9/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh và ký văn kiện
đầu hàng không điều kiện, đánh dấu sự sụp đổ của Chủ nghĩa Phát xít. Sau sáu
năm kể từ ngày Đức đánh chiếm Ba Lan, chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc.
Sau chiến tranh, các nước Tây Âu bị thiệt hại nặng nề. Các nước dù thắng
trận hay bị đánh bại như Đức và Ý cũng phải chịu sự tàn phá kinh tế trầm trọng.
“Nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá nên sản xuất bị suy giảm. Mùa đông 19461947 vô cùng khắc nghiệt, các nước Tây Âu không đủ than đá, việc khai thác than ở


vùng Rura không đạt đựoc năng suất trước chiến tranh, cịn than đá từ vùng Silesia
của Ba Lan khơng được dùng cho phương Tây mà chỉ dùng cho Ba Lan và Liên Xô”
(Lịch sử Quan hệ quốc tế - Demosfenivich & Viktorovich). Tây Âu đã trải qua một
thời kỳ khó khăn, khắc nghiệt, là hệ quả sau cuộc chiến tranh kéo dài.
Trong lúc đó, mâu thuẫn giữa 2 quốc gia Mỹ và Liên Xơ đang dần dần nhen
nhóm. Một bên là nước XHCN lớn nhất, một bên là nước TBCN lớn nhất, sự mâu
thuẫn về ý thức hệ tư tưởng cùng mâu thuẫn tranh giành quyền lực đã dẫn đến tình
trạng xung đột, căng thẳng quân sự và kinh tế lan ra tồn Thế giới, cũng chính là
thời kỳ Chiến tranh lạnh (1947-1991)
Để gia tăng tầm ảnh hưởng cũng như quyền lực, cả Mỹ và Liên Xô bắt đầu quá trình
lơi kéo các nước nhỏ để thành lập phe cánh của mình.
Liên Xơ bắt đầu giúp đỡ các nước Đơng Âu như Rumani, Ba Lan…xây dựng chính
quyền dân chủ nhân dân, giúp đỡ q trình thành lập chính quyền của Đảng Cộng
sản Nam Tư và Anbania. Ngồi ra, Liên Xơ còn mở rộng tầm ảnh hưởng của Chủ
nghĩa Cộng sản xuống khu vực bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc đại lục. Những
quốc gia này trở thành vệ tinh của Liên Xô trong cuộc chiến giữa phe XHCN và phe
TBCN đứng đầu là Hoa Kỳ.
Còn Mỹ cũng ra sức lan tỏa tầm ảnh hưởng của mình đến những vùng đất đối chọi
với Liên Xô. Nhất là sau khi Roosevelt qua đời, Truman lên nắm quyền Tổng thống
và đã tỏ rõ tư tưởng chống Cộng, chống Xơ qua nhiều lời nói và chính sách. Học
thuyết của Truman thơng qua ngày 22/ 5/1947 khẳng định: "Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho

bất kỳ nước tự do nào đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa Cộng sản", như là Hy
Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hàn Quốc trong Chiến tranh
Triều Tiên, v.v
Với mục tiêu này, Mỹ cho thi hành kế hoạch Marshall, hay còn gọi là Kế
hoạch Phục hưng Châu Âu, trong đó viện trợ cho các nước Tây Âu hơn 17 tỷ đô la
với mục tiêu lôi kéo Tây Âu vào lực lượng chống lại phe Chủ nghĩa xã hội đang dần
hình thành. Giữa hồn cảnh kiệt quệ, sự trợ giúp của Mỹ đã vực dậy nền kinh tế Tây
Âu, từ đó kinh tế Tây Âu lệ thuộc vào Mỹ. Tây Âu trở thành đồng minh của Mỹ trong
cuộc chiến chống XHCN, là đối trọng của Đông Âu đang chịu sự ảnh hưởng của
Liên Xô. Như vậy đến đây, Mỹ và Tây Âu đã hòa nhập thành một khối để chống lại
phe chủ nghĩa xã hội đang hình thành.
Ngày 4/4/1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được hình
thành, với mục đích ngăn chặn sự ảnh hưởng và phát triển của CNXH và Liên Xô
đang ngày một bành trướng. Thành viên sáng lập của NATO chủ yếu bao gồm các
nước Tây Âu và Mỹ, vốn là các nước Tư bản chủ nghĩa lâu đời. Đây là Liên minh
đánh dấu chính thức sự hịa nhập của 2 lực lượng Mỹ và Tây Âu với cùng một mục
tiêu: chống lại CNXH.


Q trình hịa nhập lực lượng của Mỹ và Tây Âu xảy ra dưới sự chi phối của
hoàn cảnh lịch sử và nhiều điều kiện kinh tế liên quan. Tuy nhiên chủ yếu nhất vẫn
là yêu cầu cấp bách của việc chống Chủ nghĩa Cộng sản đứng đầu là Liên Xô sau
chiến tranh Thế giới thứ 2.
Mỹ và Liên Xô có xung đột bắt nguồn từ sự khác biệt về ý thức hệ tư tưởng, giữa
một bên là XHCN và một bên là TBCN, từ xung đột về lợi ích kinh tế, tranh giành
quyền lực giữa hai cường quốc. Sự xung đột giữa hai nước lớn này đã kéo theo sự
đối đầu của hàng loạt các nước nhỏ phụ thuộc, và khởi nguồn Chiến tranh lạnh trên
thế giới từ năm 1947-1991. Trong giai đoạn này, cả hai nước lôi kéo nước nhỏ để
gây dựng lực lượng, thành lập phe cánh của riêng mình. Liên Xơ lan tỏa tầm ảnh
hưởng xuống Đơng Âu, trước tình hình đó Mỹ cũng khơng kém cạnh và bắt đầu lôi

kéo các quốc gia Tây Âu. Bằng cách viện trợ cho Tây Âu thông qua kế hoạch
Marshall, Mỹ yêu cầu Tây Âu đổi lại phải trở thành đồng minh chống lại CNXH. Từ
đây hai lực lượng Mỹ và Tây Âu chính thức hịa nhập làm một.



×