Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CKH TRONG CÁC NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.79 KB, 23 trang )

CKH TRONG CÁC NHTM
I.LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CKH Ở NHTM:
1.Các nghiệp vụ của NHTM:
a.Nghiệp vụ nợ (Nghiệp vụ nguồn vốn): đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến
chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu: để bắt đầu hoạt động ngân hàng chủ ngân hàng phải có
một lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài,
hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành và
nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng.
Nguồn vốn hình thành ban đầu: Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà
nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu
Nhà nước, ngân sách nhà nước cấp (vốn của nhà nước). Nếu là ngân hàng cổ
phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng
liên doanh do các bên liên doanh góp; ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư
nhân.
Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: từ lợi nhuận, từ phát hành
thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…
Các quĩ: Ngân hàng có nhiều quĩ. Mỗi quỹ có mục đích riêng: quỹ dự
phòng tổn thất, quĩ bảo toàn vốn, quĩ thặng dư… Nguồn hình thành các quỹ này
là từ thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên khả năng sử dụng của các quĩ này vào
hoạt động của kinh doanh tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng quỹ.
Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: các khoản vay trung và
dài hạn của ngân hàng thương mại có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần.
Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi: là nguồn tài nguyên quan
trọng nhất của ngân hàng thương mại.
Tiền gửi thanh toán : Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào
ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho
phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và các nhân đều được ngân hàng
thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể
được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của khoản
tiền vay này rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó được hưởng các dịch vụ


ngân hàng với mức chi phí thấp.
Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều khoản
tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian
xác định. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền ngân hàng đã đưa ra
các hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hinh thức
thanh toán đối với hình thức tiền gửi thanh toán để áp dụng cho loại tiền gửi này
nhưng lại được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kì hạn.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và
sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút
ngày càng nhiều tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư
thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới
huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.
Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm cho
mỗi kỳhạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh
toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu ngân hàng cho
phép.
Tiền gửi của các ngân hàng khác: qui mô thường không lớn.
Nguồn đi vay và nghiệp vụ đi vay:
Vay NHNN (vay ngân hàng trung ương): Đây là khoản vay nhằm giải
quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của các ngân hàng thương mại. Hình thức
cho vay chủ yếu của ngân hàng trung ương là tái chiết khấu. Thông thường ngân
hàng nhà nước chỉ cho phép tái chiết khấu đối với những thương phiếu có chất
lượng và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ.
Trong điều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàng nhà nước cho ngân hàng
thương mại vay dưới hình thức hạn mức tín dụng nhất định.
Vay cuả các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn các nhân hàng vay mượn
lẫn nhau và vay mượn của các tổ chức tín dụng khác. Quá trình vay mượn rất
đơn giản, ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc
thông qua ngân hàng đại lý, khoản vay có thể không cần bảo đảm hoặc được
bảo đảm bằng các chứng khoán của Kho bạc.

Vay trên thị trường vốn: vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ
phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn.
Các nguồn khác:
Nguồn uỷ thác: Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ gây uỷ thác
như: uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu
hộ…Các hoạt động này hình thành nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng, làm tăng
nguồn vốn của ngân hàng.
Nguồn trong thanh toán: séc trong quá trình chi trả, tiền kí quĩ để mở
L/C…)
Nguồn khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…
b.Nghiệp vụ có ( Nghiệp vụ sử dụng vốn)
Ngân quĩ:
Tiền mặt trong két: có thể gồm ngoại tệ, nội tệ
Tiền gửi tại ngân hàng khác:
Ngân hàng với vai trò thủ quĩ của cho nền kinh tế, có trách nhiệm chi trả kịp
thời mọi nhu cầu của người gửi tiền dưới hình thức chuyển khoản và cả bằng
tiền mặt. Do vậy ngân hàng luôn phải giữ một lượng tiền mặt trong két và tiền
gửi tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nhìn chung ngân quĩ của
ngân hàng là không sinh lời (hoặc sinh lời thấp trong trường hợp tiền gửi tại
ngân hàng nhà nước và các ngân hàng khác được hưởng lãi)
Chứng khoán:
Ngân hàng nắm giữ chứng khoán hoá vì mục tiêu kinh doanh và đa dạng hoá tài
sản. Các loại chứng khoán ngân hàng nắm giữ: Chứng khoán chính phủ, chứng
khoán của các ngân hàng khác, Chứng khoán của các công ty…
Tín dụng: là loại tài sản chiếm tỷ trong lớn nhất ở phần lớn các ngân hàng
thương mại. Phân loại:
Tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn: phân chia tín dụng theo thời gian có ý
nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết tới tính an
toàn và sinh lời của tài sản. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn ở các ngân hàng thương
mại thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn : các ngân hàng chủ yếu tài trợ

cho các tài sản lưu động của khách hàng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởg đến tỷ kệ
này như kì hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lí thanh khoản
của ngân hàng, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trung và dài hạn…
Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia thành cho vay,bảo lãnh, cho thuê…
Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng (định lượng theo hai chỉ
tiêu: doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ). Bảo lãnh được ghi vào tài
sản ngoại bảng, đó là giá trị mà ngân hàng cam kết trả thay khách của mình…
Tín dụng được chia theo bảo đảm: Không có bảo đảm, có bảo đảm bằng tài
sản thế chấp cầm cố.
Tín dụng phân loại theo rủi ro: bao gồm các khoản mục có độ an toàn cao,
khá, trung bình và thấp. Để phân chia theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên
cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro.
Tín dụng theo ngành kinh tế (công, nông, …) hoặc theo đối tượng tài trợ (hàng
hóa hoặc bất động sản…) hoặc theo mục đích (tiêu dùng,sản xuất…)
Các tài sản khác
Tài sản uỷ thác: được hình thành theo sự uỷ thác của khách hàng. Ngân hàng
làm dịch vụ uỷ thác cho vay cho các ngân hàng khác, các tổ chức chính phủ, phi
chính phủ…
Phần hùn vốn liên kết: tham gia góp vốn với các tổ chức khác (không thể hiện
dưới hình thức chứng khoán)
Các tài sản khác: Nhà cửa và trang thiết bị của ngân hàng phục vụ cho quá
trình kinh doanh của ngân hàng và cho thuê
Các tài sản ngoại bảng: Ngân hàng đưa ra những cam kết cuả mình đối với
khách hàng hình thành nên một loại tài sản là hợp đồng cam kết.

2.Điều kiện để một NHTM tiến hành kỹ thuật CKH :
- Phải có các tài sản liên quan tương hợp về đặc tính và chất lượng:
Một yếu tố hiển nhiên đảm bảo sự thành công của kĩ thuật chứng khoán hoá là
các tài sản liên quan phải có sự tương hợp về đặc tính và chất lượng. Cho đến
nay hầu hết các tài khoản được thực hiện CKH đều cho những luồng ngân

khoản định kỳ theo các hợp đồng hay các thoả thuận xác định việc chi trả dần,
thời biểu chi trả và lợi suất liên quan.
- Các định chế tài chính thực hiện việc CKH phải thiết lập những hệ thống
phức tạp phù hợp và năng lực công nghệ thông tin:
Các định chế tài chính thực hiện việc CKH phải thiết lập những hệ thống phức
tạp phù hợp và năng lực công nghệ thông tin đủ để đảm bảo rằng danh mục tài
sản liên quan được quản lý và giám sát tại mọi thời điểm. Phân tích danh mục
tài sản là một trong những biện pháp đánh giá mức độ tín nhiệm cần thiết để có
thể thực hiện kỹ thuật này. Đồng thời, thông tin cũng là một yếu tố thiết yếu
phục vụ cho việc phân tích cũng như việc giám sát diễm biến của danh mục tài
sản và chứng khoán các khoản liên quan.
3. Các tài sản CKH trong NHTM:
Là các tài sản tài chính và thường được biểu hiện qua 3 hình thức:
a. MBSs: CKH dựa trên tài sản thế chấp cho vay
Mô hình này được thực hiện theo trình tự sau:
* Phương thức chứng khoán hoá qua chung gian thanh toán (Pay-
Through)
Các khoản nợ phải thu của định chế tài chính nói chung, đặc biệt là của
ngân hàng thương mại được đem bán hoặc giao phó cho một tổ chức gọi là
Special Purpose Vehicle (SPV) quản lý. Đây là một tổ chức đặc biệt, được thành
lập để thực hiện việc tổ chức, kinh doanh CKH .
SPV mua lại các khoản nợ phải thu của các tổ chức tài chính, sau đó phân
tách thành các lô chứng khoán căn cứ vào tính đồng nhất về lãi suất, về thời hạn
thanh toán, điều kiện thanh toán…rồi bán cho công chúng đầu tư nhằm mục
đích kiểm lời từ phần chênh lệch và thu phí.
Để an toàn và tăng tính hấp dẫn cho chứng khoán, SPV thường thuê thêm
một tổ chức thứ 3 có uy tín đứng ra đảm bảo cho các chứng khoán thông qua cơ
chế tăng cường tín nhiệm.
Khi đến hạn thanh toán SPV thu tiền từ người có trách nhiệm từ người
trách nhiệm phải trả nợ ban đầu thông qua tổ chức khởi tạo rồi thanh toán gốc

và lãi cho người đầu tư chứng khoán theo qui định.
Đề việc chứng khoán hoá vận động thông suốt thì cần có một cơ chế tăng
cường tín nhiệm. Cơ chế tăng cường tín nhiệm mang tính chất nội sinh hoặc
ngoại sinh nghĩa là có thể dưới hình thức thiết lập một quỹ dự trữ, phát hành ít
chứng khoán hơn các tài sản liên quan hoặc dưới hình thức có sự bảo lãnh từ
một bên thứ 3 có đủ uy tín, đặc biệt là chính phủ. Những phương tiện này được
kết hợp với nhau trong giao dịch đảm bảo rằng không có sự thiếu các luồng tiền
chi trả cho người đầu tư chứng khoán.
* Phương thức chứng khoán qua trung gian chuyển đổi (pass -through)
Về cơ bản hoạt động của mô hình chứng khoán qua trung gian chuyển đổi
giống mô hình qua trung gian thanh toán. Nhưng nó có một số điểm khác biệt
như sau:
Thứ nhất, tổ chức tài chính sau khi bán các khoản nợ của mình cho trung
gian đặc biệt SPV sẽ không tham gia vào quá trình thanh toán. Tổ chức
tài chính này không có trách nhiệm phải thanh toán cho chủ đầu tư chứng
khoán, mà chỉ tham gia với tư cách là trung gian chuyển tiền để thu phí dịch vụ.
Như vậy là sau khi bán các khoản nợ của mình tổ chức tài chính có thể xoá nợ
khỏi sổ sách kế toán của mình.
Thứ hai, trung gian đặc biệt SPV phải có trách nhiệm thanh toán gốc và
lãi cho nhà đầu tư chứng khoán.
Thứ ba, việc thanh toán gốc và lãi của khoản vay chưa được tách rời như
mô hình qua trung gian thanh toán mà thanh toán cả lãi và gốc theo hợp đồng
khá phức tạp. Vì vậy, người đầu tư chứng khoán khi đưa ra các quyết định đầu
tư thì phải biết cách tính toán để biết được số tiền mình có thể thu được khi đầu
tư vào mua các chứng khoán hoá qua trung gian chuyển đổi.
Để biết được số tiền mà mình nhận được hàng tháng thông qua việc đầu
tư vào một chứng khoán qua trung gian chuyển đổi, nhà đầu tư cần tính toán dư
nợ còn lại của tiền vay thế chấp bất động sản, số tiền thanh toán lãi và gốc hàng
tháng của trái phiếu. Công thức sau đây được sử dụng để tính toán phần nợ gốc
chưa trả tại một thời điểm nhất định đối với những khoản vay thế chấp bất động

sản:

M
I
I
D
m
t
*
1)1(
1)1(
1








−+
−+
−=
Trong đó:
D = Số nợ gốc chưa trả tính theo USD tại một thời điểm nào đó.
I = Lãi suất vay thế chấp, bất động sản tính theo tháng.
t = Số tháng đã thực hiện thanh toán nợ
m = Thời hạn vay tính theo tháng.
M = Tổng số tiền vay ban đầu.
Có thể tóm lược quá trình chứng khoán hoá tài sản của ngân hàng như sơ

đồ sau:
Bảo hiểm tín dụng thế chấp
Bảo hiểm thanh toán chứng khoán
1. Ngân h ng.à tạo tín dụng có thế chấp
5. Khoản thu từ phát h nh CK chuyà ển cho ngân h ngà
Phát h nh chà ứng khoán
Nh à đầu tư CK (bảo hiểm nhân thọ, quĩ hưu trí )…
2. Cty tín thác.
H.toán ngoại bảng khoán tín dụng thế chấp
b. Mô hình chứng khoán hoá trên cơ sở có tài sản cầm cố là các chứng
khoán loại MBS – Mortgage Backed Securities (Collater - Alised – Mortage
Obligations – CMO)
Trên thế giới, phương thức CKH thông qua trung gian vẫn là phương thức
cơ bản và phổ biến để CKH tài sản của ngân hàng, còn phương thức tạo chứng
khoán có tài sản cầm cố là các chứng khoán tái thế chấp (CMO) lại là một công
cụ mới đang được phát triển. Phương thức này được ra đời vào năm 1983 bởi
Công ty The Federal Home Loan Mortgage Corporation (FHLMC) và Fisrt
Boston đều là của Mỹ, CMO được sử dụng nhằm mục đích tạo ra sự hấp dẫn
hơn đối với các nhà đầu tư CKH tài sản ngân hàng. Để tạo được sự hấp dẫn hơn,
các chứng khoán CMO được phát hành thành nhiều dạng của các nhà đầu tư.
Trong khi theo phương thức CKH thông qua trung gian thì mỗi nhà đầu tư hàng
tháng nhận được khoản tiền là tỷ lệ với giá trị chứng khoán mà mình nắm giữ
đối với khoản tiền vay tín dụng hoàn trả cho ngân hàng (bao gồm khoản trả góp
cố định hàng tháng – gốc và lãi; và khoản tiền gốc hoàn trả trước hạn), thì
CMO lại là phương thức CKH đa hạng, nghĩa là những nhà đầu tư được phân
thành các thứ hạng khác nhau theo một số tiêu chí nhất định về chứng khoán.
Hai đặc điểm cơ bản của phương thức CKH CMO là:
- Có mức lãi xuất coupon của trái phiếu là cố định nhưng khác nhau giữa
các hạng trái phiếu khác nhau.
- Khoản tiền hoàn trả trước hạn được sử dụng để thanh toán phần gốc trái

phiếu chỉ cho một hạng trái phiếu nhất định, còn các trái phiếu của các hạng
khác vẫn được giữ nguyên.
Qui trình tạo trái phiếu CMO được tiến hành như sau:
Bước 1: Ngân hàng tạo khoản tín dụng có thế chấp, có bảo hiểm tín dụng.
Bước 2: Trên cơ sở có bảo hiểm, ngân hàng tiến hành chứng khoán hó các
khoản tín dụng vừa tạo thông qua công ty tín thác để tạo các chứng khoán tái
thế chấp – The Mortgage Backed Security (MBS). Các chứng khoán MBS là
các chứng khoán tái thế chấp là vì xét về mặt nguyên thuỷ, thì các bất động sản
được dùng để thế chấp trực tiếp cho các khoản vay tín dụng đã được CKH, thì
tài sản thế chấp này trở thành tài sản thế chấp của các chứng khoán MBS.
Bước 3: Những nhà đầu tư mua chứng khoán MBS, sau đó dùng nó làm
tài sản thế chấp cầm cố tại công ty tín thác để phát hành các chứng khoán đa
hạng CMO.
NH tạo tín dụng có thế chấp
NH phát h nh chà ứng khoán MBS
Nh à đầutư mua chứng khoán MBS
Cầm cố MBS tại công ty tín thác
Hạng 1
Hạng 2
Hạng 3
Bảo lãnh phát h nhà
Mô hình tạo các chứng khoán hoá CMO
Chúng ta thấy rằng quá trình phát hành chứng khoán đa hạng CMO tương tự
như quá trình chứng khoán hoá kép. Khoản tín dụng có thế chấp được khoanh
lại và được chuyển ra hạch toán ngoại bảng, trên cơ sở đó ngân hàng (thông qua
trung gian) phát hành chứng khoán MBS. Những nhà đầu tư chứng khoán MSB
như các ngân hàng đầu tư chứng khoán MBS như các ngân hàng đầu tư, các
ngân hàng thương mại có thể mua toàn bộ hay một phần lớn của đợt phát hành
chứng khoán MBS. Nhưng nhà này dùng các chứng khoán MBS làm tài sản
cầm cố tại công ty tín thác để phát hành các chứng khoán CMO. Kết quả là,

những nhà đầu tư vào chứng khoán đa hạng CMO được đảm bảo bằng các
chứng khoán MBS (Còn các chứng khoán MBS thì được bảo đảm bằng các tài
sản thế chấp là bất động sản). Thông qua phát hành chứng khoán CMO, ngân
hàng đầu tư và ngân hàng thương mại nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, bởi vì
các chứng khoán CMO rất hấp dẫn các nhà đầu tư thuộc các đối tượng khác
nhau. Tổng số tiền thu được từ việc bán 3 hạng trái phiếu CMO là lớn số tiền
để mua trái phiếu MBS.
c. Mô hình chứng khoán hoá có tài sản thế chấp không qua trung gian (The
Mortgage Backed Bond – MBB)
Mô hình phát hành MBB là mô hình thứ ba của công nghệ chứng khoán
hoá. Sự khác nhau giữa trái phiếu MBB so với hai loại chứng khoán thuộc hai
phương thức trước là MBS và CMO ở hai điểm sau đây:
- Trong khi MBS và CMO giúp ngân hàng chuyển các khoản cho vay có
thế chấp bằng bất động sản từ nội bảng ra ngoại bảng để hạch toán, thì phương
thức phát hành MBB thông thường vẫn duy trì các khoản cho vay này ở nội
bảng.
- Trong khi MBS và CMO có mối liên hệ trực tiếp giữa các luồng tiền của
khoản vay có thế chấp và các luồng tiền có thế chấp và các luồng tiền của các
chứng khoán, thì mối quan hệ này trong MBB chỉ là mối quan hệ cầm cố,
không trực tiếp giữa các luồng tiền của khoản vay có thế chấp và các luồng tiền
thanh toán lãi suất và gốc trái phiếu MBB.
Về bản chất khi một ngân hàng phát hành MBB và sau đó nếu ngân hàng
này bị phá sản, thì những người nắm giữ trái phiếu MBB là những người được
tiếp cận và có quyền được chia các tài sản để thế chấp phát hành MBB. Hay nói
cách khác, ngân hàng đã tách nhóm tài sản cho vay có thế chấp ở nội bảng
thành một nhóm (nhưng vẫn duy trì ở nội bảng) và dùng nó làm tài sản cầm cố
để phát hành trái phiếu MBB. Thong thường, có một công ty tín thác luôn giám
sát số tài sản đã được tách này. Do đó, các trái phiếu MBB do ngân hàng phát
hành luôn được bảo đảm bằng tài sản cầm cố có giá trị lớn hơn tổng mệnh giá
phát hành trái phiếu. Mô hình chứng khoán hoá thông qua MBB có đặc điểm

như sau:
- Giá trị tài sản cầm cố luôn lớn hơn tổng mệnh giá phát hành MBB.
- Người nắm giữ các trái phiếu MBB luôn là người có quyền đầu tiên
được phân chia tài sản cầm cố nếu như ngân hàng phá sản.
Cho nên, các trái phiếu MBB luôn được xếp hạng tín dụng rất cao, ví dụ
AAA, cho dù hệ số xếp hạng của toàn bộ hoạt động ngân hàng có thể là BBB
hoặc thậm chí thấp hơn. Do được xếp hạng tín dụng cao, cho nên các trái phiếu
MBB có mức lãi suất coupon thấp, đây là một lợi thế rất lớn đối với ngân hàng.
Tuy nhiên ở một số nước mà điển hình là Mỹ mô hình này không được
khuyến khích lắm và luôn đứng trước rủi ro bị can thiệp bất cứ lúc nào bởi các
cơ quan định chế nên đây chính là những nguyên nhân khiến cho các ngân hàng
không mặn mà với phương thức chứng khoán hoá thông qua phát hành MBB,
mà thường là ưu tiên phương thức phát hành các chứng khoán MBS và CMO.
Ngoài ra còn vì một số nguyên nhân khác như:
+ Việc phát hành trái phiếu MBB đã gắn chặt lâu dài khoản cho vay có
thế chấp trong nội bảng. Điều này làm tăng tính không thanh khoản của tài sản
có.
+ Phải tách số tài sản có thế chấp làm vật bảo đảm để phát hành MBB lớn
hơn tổng mệnh giá phát hành MBB.
+ Với việc duy trì các khoản cho vay thế chấp ở nội bảng, ngân hàng phải
trả thêm một loại thuế đó là thuế qui chế. Đó là yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có, yêu
cầu về tỷ lệ dự trữ tối thiểu không có lãi suất, yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bằng tài
sản cơ bản.
Do có những hạn chế này, nên MBB là phương thức chứng khoán hoá
được ít sử dụng nhất.
Ngày nay, kỹ thuật chứng khoán được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia
trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo,
Australia… Kỹ thuật này, ngày càng quan trọng vì nó không chỉ có ý nghĩa về
kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị và xã hội. Nhờ có kỹ thuật này mà nhiều
tổ chức tài chính, công ty vượt qua được những giai đoạn khó khăn do thiếu

vốn, giúp các tổ chức tài chính quản lý nguồn vốn linh hoạt và hiệu quả; tăng
tính thanh khoản cho các tài sản; giảm thời lượng của mỗi hạng mục đầu tư;
tăng các khoản thu từ phí… Vì vậy, thị trường tài chính ổn định hơn nhờ đó
cũng góp phần ổn định chính trị xã hội.
1. Vai trò CKH trong hoạt động của NHTM:
Công nghệ chứng khoán hoá tài sản hấp dẫn nhiều ngân hàng bởi vì thông qua
đó mà ngân hàng có thể:
- Giảm được thời lượng của danh mục đầu tư.
- Tăng khả năng thanh khoản của tài sản.
- Cung cấp một phương tiện tài trợ mới.
- Giảm được các chi phí có tính chất thuế qui chế.
- Tăng thu nhập từ phí.
Để có thể hiểu được cơ chế của qúa trình CKH và những lợi ích của nó, chúng
ta tiến hành nghiên cứu thông qua ví dụ sau:
Giả sử ngân hàng có 1000 món vay và các món vay đều có tài sản thế chấp. Tỷ
lệ vay vốn tối đa bằng 80% giá trị tài sản thế chấp. Giá trị trung bình của mỗi
món vay là $100.000. Do đó, tổng số tiền vay là 1000x $100.000= $100 triệu
Giả thiết rằng các khỏan tín dụng này đều có bảo hiểm tín dụng và chi phí bảo
hiểm là rất nhỏ đối với ngân hàng, có thể bỏ qua. Các món vay có kỳ hạn đến 30
năm, với mức lãi suất cố định là 12%/ năm, gọi là lãi suất các khỏan vay thế

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×